Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Xây dựng đơn vị bản đồ đất đai và đề xuất một số loại hình sử dụng đất thích ứng với kịch bản biến đổi khí hậu vùng đầm phá Tam Giang: Trường hợp nghiên cứu ở xã Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (479.67 KB, 52 trang )

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình
và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập
kỷ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các
tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí
quyển bao gồm cả trong khai thác sử dụng đất.
Các nước đang phát triển sẽ phải gánh nặng chủ yếu từ các hậu quả của biến đổi khí
hậu, kể cả khi họ gắng sức xóa đói giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế. Với những nước
này, biến đổi khí hậu đe dọa làm tăng khả năng tổn thương, tàn phá những thành tựu phải
mất bao nhiêu khó khăn mới đạt được và phá hoại nghiêm trọng những tiềm năng phát
triển. Thậm chí việc thực hiện các mục tiêu phát triển thiên nhiên kỷ và đảm bảo một
tương lai an toàn và bền vững sau năm 2015 trở đi sẽ còn khó khăn hơn nữa.
Việt Nam là một trong năm quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí
hậu và nước biển dâng. Trong 50 năm qua (1951 – 2000) nhiệt độ trung bình năm đã tăng
0,7
0
C. Mực nước biển trung bình nước ta đã tăng lên 20 cm (BTNMT 2008). Đến cuối
thế kỷ 21 mực nước biển có thể tăng lên 75 cm so với thời kỳ 1980 – 1999 (BTNMT
2009 ). Nếu mực nước biển tăng 1m thì 5% diện tích Việt Nam bị ngập, 11% dân số bị
ảnh hưởng và GDP có thể giảm 10%.
Xã Hải Dương là một xã ven biển thuộc huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế
nằm trong vùng đầm phá Tam Giang có điều kiện tự nhiên và khí hậu phức tạp. Theo dự
báo, đây là một trong những xã sẽ chịu tác động năng nề của biến đổi khí hậu đặc biệt là
vùng cát ven biển. Để làm rõ vấn đề trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Xây
dựng đơn vị bản đồ đất đai và đề xuất một số loại hình sử dụng đất thích ứng với kịch
bản biến đổi khí hậu vùng đầm phá Tam Giang: Trường hợp nghiên cứu ở xã Hải
Dương”.
1
2. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu


Mục đích nghiên cứu tài liệu là tìm hiểu lịch sử nghiên cứu về ảnh hưởng của biến
đổi khí hậu đến hiệu quả sử dụng đất, từ đó nắm bắt những nội dung đồng nghiệp đi trước
đã làm, không mất thời gian lặp lại những công việc mà đồng nghiệp đi trước đã thực
hiện. Nội dung phân tích có thể bao gồm phân tích nguồn, phân tích tác giả, phân tích nội
dung và tổng hợp tài liệu.
2.1.2. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến của cán bộ địa chính, cán bộ phòng tài nguyên, thầy giáo, cô giáo
chuyên sâu về các lĩnh vực đề tài nghiên cứu, các chủ hộ sản xuất nông nghiệp, các hộ
phi nông nghiệp, dịch vụ và đánh bắt hải sản. Các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về
nghiên cứu về biến đổi khí hậu.
2.1.3. Phương pháp điều tra, thu thập thông tin
+ Phương pháp điều tra khảo sát, thu thập thông tin: Báo cáo về tình hình phát
triển kinh tế, xã hội xã Hải Dương báo cáo hoạt động các hợp tác xã, báo cáo tổng kết
hoạt động xây dựng làng văn hóa thống kê của địa phương về để phục vụ cho quá
trình thực hiện đề tài.
+ Phương pháp điều tra phỏng vấn hộ nông dân: Tiến hành bằng cách sử dụng các
bảng hỏi với các câu hỏi đóng, mở điều tra ngẫu nhiên trên các hộ dân của xã nhằm đảm
bảo tính khách quan của số liệu thu thập. Phỏng vấn người am hiểu: các cán bộ xã, các
tổ trưởng, trưởng thôn, các phòng ban, phỏng vấn cấu trúc, bán cấu trúc, quan sát, ghi
chép, tìm hiểu trên sách, báo, internet.
+ Loại thông tin: Đánh giá của hoạt động trong các lĩnh vực sản suất nông nghiệp,
phi nông nghiệp, dịch vụ và các hoạt động khai thác biển. Đặc điểm kinh tế - xã hội và
sinh kế của người dân, nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu và thực trạng và xu
thế chuyển đổi ngành nghề ở địa phương.
2.1.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu điều tra phỏng vấn, số liệu thô đã thu
thập, phân tích và xử lý từ đó đưa ra các bảng biểu để so sánh tìm ra nguyên nhân vấn
đề cần quan tâm.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2

- Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội xã Hải Dương
- Hiện trạng sử dụng đất xã Hải Dương
- Nghiên cứu một số kịch bản biến đổi khí hậu của Việt Nam và Thừa Thiên Huế
- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai và đề xuất một số loại hình sử dụng đất thích ứng
với biến đổi khí hậu.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội
3.1.1. Vị trí địa lý
Xã Hải Dương là một xã vùng biển ở về phía Đông của huyện Hương Trà tỉnh Thừa
Thiên Huế, cách trung tâm tỉnh theo đường bộ hơn 20 km, đường thủy 18 km. Địa bàn
của xã dài 7 km:
- Phía Đông giáp Biển Đông
- Phía Tây giáp phá Tam Giang
- Phía Nam giáp Cửa Thuận An
- Phía Bắc giáp xã Quảng Công (huyện Quảng Điền).
3.1.2. Điều kiện tự nhiên
3.1.2.1. Về địa hình
Địa hình xã Hải Dương phân thành 2 dạng rõ rệt:
- Phía biển là cồn cát với địa hình không bằng phẳng thoải dần ra biển.
- Phía đầm phá địa hình tương đối bằng phẳng.
Đất đai kém phì nhiêu. Chủ yếu là đất cát nghèo dinh dưỡng.
3.1.2.2. Về khí hậu, thủy văn
a. Khí hậu, thời tiết:
Xã Hải Dương nằm trong vùng khí hậu Duyên hải Bắc Trung Bộ, có 2 mùa rõ rệt
(mùa khô và mùa mưa), vừa chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa
chịu ảnh hưởng trực tiếp của biển nên mát mẻ hơn. Nói chung, khí hậu xã Hải Dương
tương đối ôn hòa.
3
- Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12 hằng năm, 4 tháng này chiếm khoảng 70%
lượng mưa của cả năm. Khí hậu mát mẻ, hướng gió chủ yếu là Đông, Đông Bắc, Bắc,

Tây Bắc mưa nhiều và thường có áp thấp nhiệt đới, bão lụt.
- Mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8, lượng mưa trong mùa này chiếm khoảng
29,6%. Vào mùa này khí hậu ngày nóng, đêm mát. Hướng gió chủ yếu là gió Đông,
lượng bốc hơi nước nhiều. Trời quang mây.
- Nhiệt độ không khí (
o
C)
+ Trung bình năm: 21,9
o
C
+ Cao nhất tuyệt đối: 34,6
o
C
+ Thấp nhất tuyệt đối: 12,6
o
C
- Độ ẩm không khí (%)
+ Trung bình năm: 88,3%
+ Cao nhất tuyệt đối: 95%
+ Thấp nhất tuyệt đối: 84%
- Lượng mưa
+ Lượng mưa trung bình năm: 3.760 mm
+ Số ngày mưa trung bình năm: 205 ngày
+ Tháng có số ngày mưa trung bình nhiều nhất: tháng 12 hằng năm
- Nắng
+ Số giờ nắng tung bình: 1.770 giờ/năm
+ Số giờ chiếu nắng trung bình tháng nhiều nhất: 225 giờ/tháng
+ Số giờ chiếu nắng trung bình tháng ít nhất: 43giờ/tháng
- Gió: Gió thổi theo chu kỳ nhiệt đới gió mùa với gió mùa Đông Bắc về mùa đông,
thổi từ tháng 10 đến tháng 4 và gió Tây Nam về mùa hè, thổi từ tháng 5 đến tháng 10.

Tốc độ gió trung bình 29,6 m/s. Ngoài ra, xã Hải Dương còn chịu tác động của gió biển
và gió liền theo chu kỳ ngày đêm.
- Bão: xã Hải Dương nằm ven biển nên chịu ảnh hưởng của khí hậu biển, chịu gió
mạnh, lượng mưa lớn, các cơn bão thường xuất hiện vào tháng 8 đến tháng 11 hàng năm.
b. Thủy văn
4
- Thủy triều mang tính chất bán nhật triều, biên độ thủy triều trung bình khoảng 0,4 –
0,6 m.
- Tình trạng ngập lụt có nhưng không thường xuyên. Mực nước lũ năm 1999 là 2,4 m.
- Đây là khu vực ven biển, tình trạng xâm thực đang diễn ra ngà một nghiêm trọng.
- Mực nước ngầm xuất hiện ở độ sâu từ -3,5 đến 6m.
c. Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất 1.029 ha chủ yếu là đất cát (thịt nhẹ và cát pha)
nghèo dinh dưỡng, địa chất yếu và không ổn định.
- Tài nguyên rừng: Diện tích rừng dương liễu phòng hộ: 197,7 ha. Trong đó, rừng do
hợp tác xã quản lý là 156,7 ha; rừng do tư nhân quản lý là 35,0 ha.
- Mặt nước: 439 ha mặt nước thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi trồng thủy hải
sản.
- Với 7 km bờ biển có nhiều cảnh đẹp: thuận lợi cho việc phát triển các khu du lịch
nghỉ dưỡng, tạo điều kiện việc làm cho nhân dân trong vùng.
- Khoáng sản: nghèo.
d. Đặc điểm dân cư và nguồn lao động:
Dân cư sống trải dải trên 7 km với 1526 hộ, 6.750 nhân khẩu trong đó, số người trong
độ tuổi lao động là 3.083 người.
Với lợi thế là một xã vùng biển, có diện tích mặt nước lớn và có truyền thống văn hóa
lâu đời với các lễ hội truyền thống vẫn được duy trì, xã Hải Dương có điều kiện để phát
triển ngành mũi nhọn là nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và phát triển du lịch dịch vụ,
tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương.
Bảng 1: Tổng hợp dân cư phân theo ngành nghề lao động
STT NGÀNH NGHỀ

LAO ĐỘNG
(người)
TỶ LỆ
(%)
1 Nông nghiệp 1.210 39,25
2 Công nghiệp 975 31,63
3 Thương nghiệp, dịch vụ 898 29,12
TỔNG CỘNG 3.083 100,00
e. Cảnh quan, môi trường:
5
Nhìn chung, môi trường tại xã Hải Dương tương đối trong lành, ít bị ô nhiễm. Hệ sinh
thái ngập mặn ven biển của xã (rừng ngập mặn, rừng phòng hộ, đầm phá,…) đang được
các tổ chức chính phủ và phi chính phủ quan tâm, bảo tồn. Tuy nhiên trong những năm
gần đây, dưới ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu trên trái đất, tình trạng biển xâm thực
đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Đặc biệt từ sau đợt lũ lịch sử 1999.
3.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội
3.1.3.1. Hiện trạng phát triển kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân ước đạt 12,05%. Cơ cấu nền kinh tế Nông
nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp – Dịch vụ, tiếp tục chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH.
Năm 2011, tỷ trọng giá trị các ngành trong cơ cấu nền kinh tế: Nông nghiệp: 60%; Tiểu
thủ công nghiệp 13%; dịch vụ 27%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội: 275,06 tỷ đồng.
a. Về sản xuất Nông nghiệp
* Thủy sản
- Nuôi trồng thủy sản tiếp tục duy trì diện tích 76 ha qua các năm. Nghề nuôi cá lồng
phát triển mạnh ở vùng ven đầm phá. Sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2010 ước đạt
135 tấn. Trong đó, cá lồng có 550 lồng tăng 409 lồng so với năm 2005, sản lượng cá 95
tấn.
- Chế biến thủy, hải sản: sản lượng hàng năm từ 200 – 250 tấn, cung cấp cho thị
trường một lượng lớn mắm, ruốc có chất lượng.
* Trồng trọt – chăn nuôi – trồng rừng

Việc trồng trọt – chăn nuôi – trồng rừng đang chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi
nâng cao chất lượng sản phẩm.
Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật được người dân chú trọng, nhất là đưa giống
lúa xác nhận vào sản xuất đạt 80% tổng diện tích; năng suất lúa bình quân tăng từ 45,2
tạ/ha năm 2005 lên 53 tạ/ha năm 2011.
Năm 2011, tổng đàn lợn toàn xã là 742 con, trâu bò đạt 197 con, gia cầm 19.500 con.
Hàng năm, xã vẫn làm tốt công tác thú y nên dịch bệnh ít xảy ra.
6
Hằng năm, xã trồng dặm đất bãi bồi ven biển từ 3 – 5 ha rừng phòng hộ, đồng thời
làm tốt công tác bảo vệ rừng có hiệu quả, chống xâm thực, bảo vệ môi trường. Diện tích
rừng hiện tại là 198,3 ha.
Tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2011 đạt 33.916 triệu đồng.
b. Tình hình phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp
Tiểu thủ công nghiệp – dịch vụ: Ngành này có bước phát triển đáng kể, nhiều ngành
nghề dịch vụ được duy trì như dịch vụ internet, phương tiện vận tải, kinh doanh – buôn
bán, bưu chính viễn thông, có điểm bưu điện văn hóa. Mật độ điện thoại cố định đạt 24
máy/100 hộ dân, đảm bảo thông tin liên lạc đến các thôn, cụm dân cư trong toàn xã. Đặc
biệt là chợ Hải Dương được đâu tư xây dựng, sắp xếp ổn định kinh doanh buôn bán. Ở
Hải Dương giao thông đi lại của nhân dân đều bằng đường thủy nên việc đi lại, giao lưu
hàng hóa phục vụ nhân dân hết sức khó khăn, vất vả; vì vậy, ở đây còn có nghề vận tải
hành khách bằng đường thủy, cơ khí sửa chữa, chằm nón, mộc nề, may mặc, kinh doanh
hàng tạp hóa, sản xuất thủ công nhỏ lẻ.
Tổng giá trị Tiểu thủ công nghiệp – dịch vụ năm 2010 đạt 29.600 triệu đồng.
c. Tình hình phát triển các hình thức tổ chức sản xuất
Ở Hải Dương có 2 mô hình kinh tế Hợp tác xã đó là HTX Vĩnh Trị và HTX Thái
Dương Thượng hoạt động trong lĩnh vực nông – lâm – thủy sản, chủ yếu là dịch vụ phục
vụ sản xuất của xã viên.
3.1.3.2. Hiện trạng văn hóa, xã hội
a. Giáo dục và đào tạo
Về giáo dục và đào tạo có nhiều chuyển biến tích cực, quy mô và chất lượng học tập

được nâng lên, cơ sở vật chất được tăng cường. Đội ngũ giáo viên cơ bản đủ về số lượng
và được chuẩn hóa. Tỷ lệ học sinh đến trường hăng năm: tiểu học đạt 100%; THCS đạt
trên 98%; mầm non đạt 95%, chất lượng giáo dục của các cấp học được nâng lên. Giữ
vững kết quả phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và giáo dục THCS, đã thành lập các cấp Hội
khuyến học và xây dựng quỹ trên 295 triệu đồng, công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy
mạnh.
b. Công tác Dân số - Gia đình – Trẻ em và Y tế
7
Có tiến bộ. Công tác y tế làm tốt công tác chăm sóc, sức khỏe nhân dân. Các chương
trình mục tiêu quốc gia về y tế triển khai có hiệu quả. Trạm y tế đã được tầng hóa, trang
thiết bị y tế và y bác sĩ được tăng cường. Bảo hiểm y tế tự nguyện ngày càng được nhân
dân tham gia đạt 45% dân số. Xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế. Xã thực
hiện tốt công tác truyền thông dân số và dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch
hóa gia đình. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2011 ước tính 0,8% đạt chỉ tiêu so với kế
hoạch. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng năm 2011 là 9,2%.
c. Hoạt động Văn hóa – Thông tin – Thể thao
Hoạt động văn hóa – thông tin – thể thao ngày càng có chất lượng và thu hút đông đảo
tầng lớp nhân dân tham gia. Thực hiện tốt chính sách an ninh xã hội và các chính sách ưu
đãi cho người có công với cách mạng. Công tác xóa đói giảm nghèo được triển khai tích
cực, đồng bộ. Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị tham gia, lồng ghép với các
chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn
9,95%, thu nhập bình quân đầu người khoảng 8,44 triệu đồng/ năm.
3.1.3.3. Hiện trạng phát triển kết cấu hạ tầng
a. Hạ tầng xã hội:
Trường học có 1 trường Mầm non, 2 trường Tiểu học và một trường Trung học cơ sở.
Tổng số phòng học 42 và 2 phòng chức năng.
Hải Dương vẫn chưa có Nhà văn hóa và Khu thể thao xã. Toàn xã chỉ có 1 chợ trung
tâm xã với diện tích 1.496 m
2
.

Bưu chính viễn thông: cả xã có 1 điểm bưu điện văn hóa xã, 1 điểm truy cập dịch vụ
bưu chính viễn thông.
Nhà ở chung cư: toàn xã có 1.588 ngôi nhà, 4 nhà tạm theo diện 167 sẽ được xây
dựng trong năm 2012.
Trạm y tế có diện tích đất 1.045 m
2
, diện tích xây dựng là 280 m
2
với 6 giường bệnh.
Công trình tôn giáo: nhà thờ và khuôn hội phật giáo.
b. Hạ tầng kỹ thuật
8
Giao thông: Tuyến giao thông chính dài 6,5 km, trong đó đường quốc lộ 49B chạy
qua xã dài 3 km, các đường liên thôn liên xóm hầu hết đã được bêtông với lòng đường
dài từ 1,5 – 2m.
Hoàn thành và đưa vào sử dụng khu tái định cư thủy điện cho 30 hộ, khu định cư
vùng sạt lỡ xóm Gành gồm 53 hộ.
Đê kè phá dài 5.2 km có tác dụng ngăn mặn ven biển đầm phá, chống sạt lỡ nhưng
đang xuống cấp, cần được kiên cố hóa để phục vụ sản xuất.
Toàn xã có 2 km kênh mương đã kiên cố được 0,8 km (40%) còn 1,2 km chưa được
bê tông hóa nên dễ bị bồi lấp, cần phải nạo vét thường xuyên.
Hệ thống cấp điện: Nguồn điện toàn xã được nối với hệ thống điện cao thế xã Quãng
Công theo tuyến đường quốc lộ 49b.
Cấp nước: chưa có hệ thống cấp nước máy, chủ yếu sử dụng giếng bơm cấp nước sinh
hoạt.
Thoát nước: chủ yếu thoát nước tự nhiên.
Vệ sinh môi trường: có 880 hộ có đủ 3 công trình sinh hoạt đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Xã
có đất nghĩa trang, nghĩa địa nhưng tất cả đều hình thành tự phát, chưa có quy hoạch và
quy chế quản lý. Công tác thu gom rác thải đã có sự quan tâm của người dân, có đội thu
gom rác thải để xử lý.

3.1.4. Đánh giá tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đến việc sử dụng đất
3.1.4.1. Thuận lợi
Xã Hải Dương là một xã vùng biển ở về phía Đông của huyện Hương Trà tỉnh Thừa
Thiên Huế, cách trung tâm tỉnh theo đường bộ hơn 20 km, đường thủy 18 km.
Tài nguyên rừng: Diện tích rừng Dương liễu phòng hộ: 197,7 ha. Trong đó, rừng do
hợp tác xã quản lý là 156,7 ha; rừng do tư nhân quản lý là 35,0 ha.Tận dụng vùng đất đồi
nghèo dinh dưỡng, tạo vành đai ngăn chặn gió biển, bão cát và sạt lở đất đối với các vùng
đất khác.
Mặt nước: 439 ha mặt nước thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi trồng thủy hải sản.
Với 7 km bờ biển có nhiều cảnh đẹp: thuận lợi cho việc phát triển các khu du lịch
nghỉ dưỡng, tạo điều kiện việc làm cho nhân dân trong vùng.
9
Với lợi thế là một xã vùng biển, có diện tích mặt nước lớn và có truyền thống văn hóa
lâu đời với các lễ hội truyền thống vẫn được duy trì, xã Hải Dương có điều kiện để phát
triển ngành mũi nhọn là nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và phát triển du lịch dịch vụ,
tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân ước đạt 12,05%. Cơ cấu nền kinh tế Nông
nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp – Dịch vụ, tiếp tục chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH.
Năm 2011, tỷ trọng giá trị các ngành trong cơ cấu nền kinh tế: Nông nghiệp: 60%; Tiểu
thủ công nghiệp 13%; dịch vụ 27%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội: 275,06 tỷ đồng. Tạo
điều kiện khai thác các vùng đất chưa sử dụng, ngập mặn vào nuôi trồng thủy sản.
Nghề nuôi cá lồng phát triển mạnh ở vùng ven đầm phá. Sản lượng nuôi trồng thủy
sản năm 2010 ước đạt 135 tấn. Trong đó, cá lồng có 550 lồng tăng 409 lồng so với năm
2005, sản lượng cá 95 tấn. Điều kiện này thuận lợi cho việc sử dụng tốt các vùng đất bị
sạt lở ven đầm phá.
Việc trồng trọt – chăn nuôi – trồng rừng đang chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi
nâng cao chất lượng sản phẩm.
Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật được người dân chú trọng, nhất là đưa giống
lúa xác nhận vào sản xuất đạt 80% tổng diện tích; năng suất lúa bình quân tăng từ 45,2 tạ/
ha năm 2005 lên 53 tạ/ ha năm 2011.

Hằng năm, xã trồng dặm đất bãi bồi ven biển từ 3 – 5 ha rừng phòng hộ, đồng thời
làm tốt công tác bảo vệ rừng có hiệu quả, chống xâm thực, bảo vệ môi trường.
3.1.4.2. Khó khăn
Địa hình xã Hải Dương phân thành 2 dạng rõ rệt: phía biển là cồn cát với địa hình
không bằng phẳng thoải dần ra biển, về phía đầm phá địa hình tương đối bằng phẳng.
Tổng diện tích đất 1.029 ha chủ yếu là đất cát (thịt nhẹ và cát pha) nghèo dinh dưỡng,
kém phì nhiêu, địa chất yếu và không ổn định gây nhiều khó khăn cho việc khai thác đất
để trồng trọt, năng suất thu được không cao.
Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12 hằng năm, 4 tháng nầy chiếm khoảng 70%
lượng mưa của cả năm. Hướng gió chủ yếu là Đông, Đông Bắc, Bắc, Tây Bắc mưa nhiều
và thường có áp thấp nhiệt đới, bão lụt. Các cơn bão thường xuất hiện vào tháng 8 đến
10
tháng 11 hàng năm gây ảnh hưởng lớn đến việc nuôi trồng thủy sản, các loại cây trồng và
làm sạt lở đất nghiêm trọng đặc biệt là những vùng ven biển.
Đây là khu vực ven biển, tình trạng xâm thực đang diễn ra ngày một nghiêm trọng
làm mất đi một phần lớn diện tích đất ven biển và đất ở của người dân. Ngoài ra một số
đất trồng trọt và đất ở của người dân gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người
dân và đặc tính sinh học của đất.
3.2. Hiện trạng sử dụng đất tại xã Hải Dương
3.2.1. Hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất
Địa hình phân thành hai dạng rõ rệt: phía biển là cồn cát, với địa hình không bằng
phẳng thoải dần ra biển, về phía đầm địa hình tương đối bằng phẳng. Các khu dân cư chủ
yếu tập trung ở hai đầu xã là Thôn Vĩnh Trị và Thôn Thái Dương. Đất canh tác hàng năm
nằm giữa hai thôn Vĩnh Trị và Thái Dương Thượng Đông, về phía đầm đa số là các hồ
nuôi thuỷ sản.
Bảng 2: Bảng đánh giá hiện trạng sử dụng đất của xã Hải Dương năm 2011
Stt
Loại đất Ký hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 1029 100
1 Đất nông nghiệp NNP 345.76 33.6

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 66.36 6.449
1.1.1 Đất trồng lúa LUN 57.5 5.588
1.1.2 Đất trồng cây hằng năm khác HNK 8.86 0.861
1.2 Đất lâm nghiệp DLN 189.7 18.44
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 89.7 8.717
2 Đất phi nông nghiệp PNN 551.81 53.63
2.1 Đất ở ONT 57.73 5.61
2.2 Đất chuyên dùng NNP 26.33 2.559
2.2.1
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự
nghiệp
DNN 0.11 0.011
2.2.2 Đất có mục đích công cộng TTC 25.36 2.465
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 4.12 0.4
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 24.86 2.416
2.5
Đất sông suối và mặt nước
chuyên dùng
MNC 438.77 42.64
3 Đất chưa sử dụng CSD 131.43 12.77
Cơ cấu loại đất: chủ yếu 2 loại đất là đất cát pha và đất thịt nhẹ bị nhiễm mặn, nghèo
dinh dưỡng không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
11
Biểu đồ 1: Cơ cấu sử dụng đất của xã Hải Dương Năm 2011
3.2.2. Sử dụng đất nông nghiệp
Bảng 3: Bảng so sánh biến động đất nông nghiệp năm 2005 và 2010 của xã Hải Dương
Đơn vị tính: ha
Stt
Loại đất Ký hiệu
Hiện trạng

2010
Thống

2005
Biến động
sử dụng
đất
(tăng,
giảm)
Tổng diện tích đất tự nhiên 1029.00 1029.17 -0.17
1 Đất nông nghiệp NNP 346.47 349.43 -2.96
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 67.07 68.81 -1.74
1.1.1 Đất trồng cây hằng năm CHN 67.07 68.81 -1.74
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 58.21 59.95 -1.74
1.1.1.2 Đất trồng cây hằng năm khác HNC 8.86 8.86
1.2 Đất trồng cây lâm nghiệp LNP 189.70 189.70
1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 189.70 189.70
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 89.70 90.92 -1.22
1.5 Đất nông nghiệp khác NKH
3.3. Nghiên cứu một số kịch bản biến đổi khí hậu
3.3.1. Biến đổi khí hậu là gì?
- Biến đổi khí hậu là sự thay đổi đáng kể, lâu dài các thành phần khí hậu, “khung”
thời tiết từ bình thường vốn có lâu đời nay của một vùng cụ thể, sang một trạng thái thời
12
tiết mới, đạt các tiêu chí sinh thái khí hậu mới một các khác hẳn, để rồi sau đó, dần dần đi
vào ổn định mới.
- Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng trái của khí hậu so với trung bình và dao động
của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn.
Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên hoặc do hoạt động của con người làm
thay đổi thành phần của khí quyền. Biểu hiện rõ rệt nhất của biến đổi khí hậu là nhiệt độ

tăng, lượng mưa thay đổi và mực nước biển dâng. Ngoài ra, một số hiện tượng thời tiết
cực đoan gia tăng về tần suất và cường độ.
- Biến đổi khí hậu, theo cách sử dụng của IPCC, chỉ sự biến đổi trong trạng thái khí
hậu nhận biết được thông qua những thay đổi về giá trị trung bình hoặc tính chất của nó
diễn ra trong một thời đoạn dài hàng thập kỷ hoặc hơn thế. Nó chỉ ra bất cứ thay đổi nào
của khí hậu theo thời gian cho dù là do biến đổi tự nhiên hay do tác động của con người.
Trong thời gian gần đây, đặc biệt là trong bối cảnh của chính sách môi trường, biến
đổi khí hậu thường được đề cập đến những thay đổi về khí hậu hiện đại (như sự ấm lên
của trái đất).
Chúng ta có thể nhận biết sự biến đổi khí hậu một cách đơn giản trong cuộc sống đời
thường là tại sao năm nay mùa Đông lại ngắn lại, hạn hán, mưa lũ thất thường không
giống quy luật mấy chục năm về trước. Cây trồng có sự thay đổi về năng suất, dịch bệnh
nhiều hơn, bệnh mới xuất hiện. Đặc biệt là cảm giác mùa Đông và mùa Hè, cảm nhận
được nhiệt độ của mùa Hè với các đợt nóng tăng lên và kéo dài, mùa Đông ngắn lại…
Tuy đây là hệ quả của rất nhiều yếu tố môi trường khác nhau nhưng việc đánh giá đúng
mức những nguy hại cho cuộc sống do biến đổi khí hậu gây ra là một việc thực sự cần
thiết. Cho dù đã thừa nhận hay chưa thừa nhận thì con người cũng đang chứng kiến và
thậm chí hứng chịu những bất thường của khí hậu, thời tiết, những hậu quả không mong
muốn từ việc hủy hoại thiên nhiên một cách quá mức như hiện nay.
3.3.2. Kịch bản biến đổi khí hậu của Việt Nam
Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế
kỷ 21. Biến đổi khí hậu sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường
trên phạm vi toàn thế giới. Nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng gây ngập lụt, gây nhiễm
13
mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp,gây rủi ro lớn đối với công nghiệp và các
hệ thống kinh tế - xã hội trong tương lai.
Ở Việt Nam trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,5 -
0,7
o
C, mực nước biển đã dâng khoảng 20cm. Biến đổi khí hậu đã làm cho các thiên tai,

đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng ác liệt. Hậu quả của biến đổi khí hậu đối với Việt
Nam là nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo, cho
việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước.
Nhận thức rõ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt
Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. Một trong những nội dung
quan trọng của Chương trình là xây dựng và cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu. Đây là
định hướng để các Bộ, ngành, địa phương đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, xây
dựng và triển khai kế hoạch hành động ứng phó.
Bộ Tài nguyên và Môi trường được Chính phủ giao: “Dựa trên cơ sở các nghiên cứu
đã có trong và ngoài nước, đầu năm 2009 hoàn thành việc xây dựng các kịch bản biến đổi
khí hậu ở Việt Nam, đặc biệt là nước biển dâng… Cuối năm 2010, hoàn thành việc cập
nhật các kịch bản biến đổi khí hậu và đến năm 2015, tiếp tục cập nhật các kịch bản biến
đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển dâng cho các giai đoạn đến năm 2100”.
Các tiêu chí để lựa chọn phương pháp tính toán xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu,
nước biển dâng cho Việt Nam bao gồm:
(1) Mức độ tin cậy của kịch bản biến đổi khí hậu toàn cầu;
(2) Độ chi tiết của kịch bản biến đổi khí hậu;
(3) Tính kế thừa;
(4) Tính thời sựcủa kịch bản;
(5) Tính phù hợp địa phương;
(6) Tính đầy đủ của các kịch bản;
(7) Khả năng chủ động cập nhật.
Các kịch bản phát thải khí nhà kính được chọn để tính toán xây dựng kịch bản biến
đổi khí hậu cho Việt Nam là kịch bản phát thải thấp (kịch bản B1), kịch bản phát thải
14
trung bình của nhóm các kịch bản phát thải trung bình (kịch bản B2) và kịch bản phát
thải trung bình của nhóm các kịch bản phát thải cao (kịch bản A2).
Các kịch bản biến đổi khí hậu đối với nhiệt độ và lượng mưa được xây dựng cho bảy
vùng khí hậu của Việt Nam: Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ,
Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Thời kỳ dùng làm cơ sở để so sánh là 1980

-1999 (cũng là thời kỳ được chọn trong Báo cáo đánh giá lần thứ 4 của IPCC).
Các kịch bản biến đổi khí hậu cho các vùng khí hậu của Việt Nam trong thế kỷ 21
(các bảng 4 đến 10) có thể được tóm tắt như sau:
a. Về nhiệt độ
Nhiệt độ mùa đông có thể tăng nhanh hơn so với nhiệt độ mùa hè ở tất cả các vùng
khí hậu của nước ta. Nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng nhanh hơn so với
các vùng khí hậu phía Nam.
- Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở
các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng so với trung bình thời kỳ 1980-1999 khoảng từ 1,6
đến 1,9
o
C và ở các vùng khí hậu phía Nam tăng ít hơn, chỉ khoảng từ 1,1 đến 1,4
o
C.
Bảng 4. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (
o
C) so với thời kỳ 1980-1999
theo kịch bản phát thải thấp (B1)
Vùng
Các mốc thời gian của thế kỷ 21
2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100
Tây Bắc 0,5 0,7 1,0 1,2 1,4 1,6 1,6 1,7 1,7
Đông Bắc 0,5 0,7 1,0 1,2 1,4 1,5 1,6 1,7 1,7
Đồng bằng Bắc Bộ 0,5 0,7 0,9 1,2 1,4 1,5 1,5 1,6 1,6
Bắc Trung Bộ 0,6 0,8 1,1 1,4 1,6 1,7 1,8 1,9 1,9
Nam Trung Bộ 0,4 0,6 0,7 0,9 1,0 1,2 1,2 1,2 1,2
Tây Nguyên 0,3 0,5 0,6 0,8 0,9 1,0 1,0 1,1 1,1
Nam Bộ 0,4 0,6 0,8 1,0 1,1 1,3 1,3 1,4 1,4
- Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình
năm có thể tăng lên ở các năm so với trung bình thời kỳ 1980 – 1999 như bảng 5 dưới

đây.
Bảng 5. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (
o
C) so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch
bản phát thải trung bình (B2)
15
Vùng Các mốc thời gian của thế kỷ 21
2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100
Tây Bắc 0,5 0,7 1,0 1,3 1,6 1,9 2,1 2,4 2,6
Đông Bắc 0,5 0,7 1,0 1,2 1,6 1,8 2,1 2,3 2,5
Đồng bằng Bắc Bộ 0,5 0,7 0,9 1,2 1,5 1,8 2,0 2,2 2,4
Bắc Trung Bộ 0,5 0,8 1,1 1,5 1,8 2,1 2,4 2,6 1,8
Nam Trung Bộ 0,4 0,5 0,7 0,9 1,2 1,4 1,6 1,8 1,9
Tây Nguyên 0,3 0,5 0,6 0,8 1,0 1,2 1,4 1,5 1,6
Nam Bộ 0,4 0,6 0,8 1,0 1,3 1,6 1,8 1,9 2,0
- Theo kịch bản phát thải cao (A2): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở
các vùng khí hậu có thể tăng so với trung bình thời kỳ 1980 – 1999 như bảng 6.
Bảng 6. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (
o
C) so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch
bản phát thải cao (A2)
Vùng
Các mốc thời gian của thế kỷ 21
2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100
Tây Bắc 0,5 0,8 1,0 1,3 1,7 2,0 2,4 2,8 3,3
Đông Bắc 0,5 0,7 1,0 1,3 1,6 1,9 2,3 2,7 3,2
Đồng bằng Bắc Bộ 0,5 0,7 1,0 1,3 1,6 1,9 2,3 2,6 3,1
Bắc Trung Bộ 0,6 0,9 1,2 1,5 1,8 2,2 2,6 3,1 3,6
Nam Trung Bộ 0,4 0,5 0,8 1,0 1,2 1,5 1,8 2,1 2,4
Tây Nguyên 0,3 0,5 0,7 0,8 1,0 1,3 1,5 1,8 2,1

Nam Bộ 0,4 0,6 0,8 1,0 1,3 1,6 1,9 2,3 2,6
b. Về lượng mưa
Lượng mưa mùa khô có thể giảm ở hầu hết các vùng khí hậu của nước ta, đặc biệt là
các vùng khí hậu phía Nam.
Lượng mưa mùa mưa và tổng lượng mưa năm có thể tăng ở tất cả các vùng khí hậu.
- Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa cả năm có thể
tăng khoảng 5% ở Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và từ 1 - 2% ở
Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ so với trung bình thời kỳ Kịch bản biến đổi khí
hậu, nước biển dâng 1980 – 1999. Mức tăng lượng mưa trung bình hàng năm được thể
hiện thông qua bảng 7.
Lượng mưa các tháng cao điểm của mùa mưa sẽ tăng từ 6 đến 10% ở cả bốn vùng khí
hậu phía Bắc và Nam Trung Bộ, còn ở Tây Nguyên và Nam Bộ chỉ tăng khoảng 1% so
với thời kỳ 1980 - 1999.
16
Bảng 7. Mức thay đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản
phát thải thấp (B1)
Vùng
Các mốc thời gian của thế kỷ 21
2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100
Tây Bắc 1,4 2,1 3,0 3,6 4,1 4,4 4,6 4,8 4,8
Đông Bắc 1,4 2,1 3,0 3,6 4,1 4,5 4,7 4,8 4,8
Đồng bằng Bắc Bộ 1,6 2,3 3,2 3,9 4,5 4,8 5,1 5,2 5,2
Bắc Trung Bộ 1,5 2,2 3,1 3,8 4,3 4,7 4,9 5,0 5,0
Nam Trung Bộ 0,7 1,0 1,3 1,6 1,8 2,0 2,1 2,2 2,2
Tây Nguyên 0,3 0,4 0,5 0,7 0,7 0,9 0,9 1,0 1,0
Nam Bộ 0,3 0,5 0,6 0,7 0,8 0,9 1,0 1,0 1,0
Vào mùa khô, lượng mưa giữa mùa khô ở các vùng khí hậu phía Nam có thể giảm tới
7-10% và ở các vùng khí hậu phía Bắc lượng mưa trong các tháng từ tháng III đến tháng
V sẽ giảm từ 3 - 6% so với thời kỳ 1980-1999.
- Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm có

thể tăng khoảng 7 - 8% ở Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và từ 2
- 3% ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999
(bảng 8).
Lượng mưa các tháng cao điểm của mùa mưa sẽ tăng từ 10 đến 15% ở cả bốn vùng
khí hậu phía Bắc và Nam Trung Bộ, còn ở Tây Nguyên và Nam Bộ chỉ tăng trên dưới 1%
Bảng 8. Mức thay đổi lượng mưa (%) so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát
thải trung bình (B2)
Vùng
Các mốc thời gian của thế kỷ 21
2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100
Tây Bắc 1,4 2,1 3,0 3,8 4,6 5,4 6,1 6,7 7,4
Đông Bắc 1,4 2,1 3,0 3,8 4,7 5,4 6,1 6,8 7,3
Đồng bằng Bắc Bộ 1,6 2,3 3,2 4,1 5,0 5,9 6,6 7,3 7,9
Bắc Trung Bộ 1,5 2,2 3,1 4,0 4,9 5,7 6,4 7,1 7,7
Nam Trung Bộ 0,7 1,0 1,3 1,7 2,1 2,4 2,7 3,0 3,2
Tây Nguyên 0,3 0,4 0,5 0,7 0,9 1,0 1,2 1,3 1,4
Nam Bộ 0,3 0,4 0,6 0,8 1,0 1,1 1,2 1,4 1,5
Lượng mưa thời kỳ từ tháng III đến tháng V sẽ giảm từ 4 - 7% ở Tây Bắc, Đông Bắc
và Đồng bằng Bắc Bộ, khoảng 10% ở Bắc Trung Bộ, lượng mưa vào giữa mùa khô ở các
vùng khí hậu phía Nam có thể giảm tới 10 - 15% so với thời kỳ 1980-1999.
17
- Theo kịch bản phát thải cao (A2): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa cả năm có thể
tăng so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999, khoảng 9 - 10% ở Tây Bắc, Kịch bản biến đổi
khí hậu, nước biển dâng Đông Bắc, 10% ở Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, 4 - 5% ở
Nam Trung Bộ và khoảng 2% ở Tây Nguyên, Nam Bộ (Bảng 9).
Lượng mưa các tháng cao điểm của mùa mưa sẽ tăng từ 12 đến 19% ở cả bốn vùng
khí hậu phía Bắc và Nam Trung Bộ, còn ở Tây Nguyên và Nam Bộ chỉ vào khoảng 1-
2%.
Bảng 9. Mức thay đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản
phát thải cao (A2)

Vùng
Các mốc thời gian của thế kỷ 21
2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100
Tây Bắc 1,6 2,1 2,8 3,7 4,5 5,6 6,8 8,0 9,3
Đông Bắc 1,7 2,2 2,8 2,8 4,6 5,7 6,8 8,0 9,3
Đồng bằng Bắc Bộ 1,6 2,3 3,0 3,8 5,0 6,1 7,4 8,7 10,1
Bắc Trung Bộ 1,8 2,3 3,0 3,7 4,8 5,9 7,1 8,4 9,7
Nam Trung Bộ 0,7 1,0 1,2 1,7 2,1 2,5 3,0 3,6 4,1
Tây Nguyên 0,3 0,4 0,5 0,7 0,9 1,1 1,3 1,5 1,8
Nam Bộ 0,3 0,4 0,6 0,8 1,0 1,4 1,4 1,6 1,9
Lượng mưa thời kỳ từ tháng III đến tháng V sẽ giảm từ 6 - 9% ở Tây Bắc, Đông Bắc
và Đồng bằng Bắc Bộ, khoảng 13% ở Bắc Trung Bộ, lượng mưa vào giữa mùa khô ở
Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ có thể giảm tới 13-22% so với thời kỳ 1980
-1999.
c. Kịch bản nước biển dâng
Báo cáo lần thứ tư của IPCC ước tính mực nước biển dâng khoảng 26 - 59cm vào
năm 2100, tuy nhiên không loại trừ khả năng tốc độ cao hơn. Nhiều nhà khoa học đã
đánh giá rằng các tính toán của IPCC về thay đổi nhiệt độ toàn cầu là tương đối phù hợp
với số liệu nhiệt độ thực đo. Tuy nhiên, tính toán của IPCC về nước biển dâng là thiên
thấp so với số liệu thực đo tại các trạm và bằng vệ tinh. Nguyên nhân chính dẫn đến sự
thiên thấp này là do các mô hình tính toán mà IPCC sử dụng để phân tích đã chưa đánh
giá đầy đủ các quá trình tan băng.
Một số nghiên cứu gần đây cho rằng mực nước biển toàn cầu có thể tăng 50 - 140cm
vào năm 2100. Các kịch bản nước biển dâng cho Việt Nam được tính toán theo kịch bản
18
phát thải thấp nhất (B1), kịch bản phát thải trung bình (B2) và kịch bản phát thải cao nhất
(A1FI).
Kết quả tính toán theo các kịch bản phát thải thấp, trung bình và cao cho thấy vào
giữa thế kỷ 21 mực nước biển có thể dâng thêm 28 đến 33cm và đến cuối thế kỷ 21 mực
nước biển dâng thêm từ 65 đến 100cm so với thời kỳ 1980 - 1999 (Bảng 10).

Bảng 10. Mực nước biển dâng (cm) so với thời kỳ 1980 - 1999
Kịch bản Các mốc thời gian của thế kỷ 21
2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100
Thấp (B1)
11 17 23 28 35 42 50 57 65
Trung bình (B2)
12 17 23 30 37 46 54 64 75
Cao (A1F1)
12 17 24 33 44 57 71 86 100
Dựa trên các kịch bản nước biển dâng, bản đồ ngập đã được xây dựng, bước đầu là
cho khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực đồng bằng sông Cửu Long dựa trên các
bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2000 và 1/5000 đối với khu vực Thành phố Hồ Chí Minh; tỷ lệ
1/5000 và mô hình số độ cao độ phân giải 5 x 5m đối với khu vực đồng bằng sông Cửu
Long (Bộ TN MT, 2009).
Mực nước biển bình quân của khu vực được tính toán dựa trên số liệu mực nước triều
thực đo tại Vũng Tàu (giai đoạn 1979-2007). Trong tính toán chưa xét đến các yếu tố tác
động của sóng, thủy triều, nước dâng do bão, lũ và các cơ chế thuỷ động lực khác.
3.3.3. Kịch bản biến đổi khí hậu của Thừa Thiên Huế
3.4.1. Hiện tượng biến đổi khí hậu
Là khu vực đồng bằng của tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều hiện tượng thời tiết đặc
biệt như bão, áp thấp nhiệt đới, hội tụ nhiệt đới, gió mùa Đông Bắc, gió mùa hè Tây
Nam khô nóng, dông, lốc, tố, sương mù, mưa phùn, mưa đá. Thêm vào đó, Thừa Thiên
Huế có địa hình khá phức tạp. Do đó, thị xã Hương Thủy là một huyện đồng bằng của
tỉnh Thừa Thiên Huế những biểu hiện về BĐKH khá đa dạng và phức tạp.
3.4.1.1. Về nhiệt độ
a. Đặc điểm của nhiệt độ không khí
Xã Hải Dương thuộc khu vực đồng bằng thuộc nằm ở phía nam của Thừa Thiên
Huế có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 2 – 5m. Về mùa đông, nhiệt
19
độ trung bình tháng 1 ở vùng đồng bằng ven biển khoảng 20

0
C. Về mùa hè, tháng 6,
tháng 7 là tháng nóng nhất, nhiệt độ trung bình tháng ở vùng đồng bằng ven biển dao
động trong khoảng 28 - 39
0
C.
Nhiệt độ biến động từ tháng này qua tháng khác và năm này qua năm khác, nhưng
luôn luôn xoay quanh giá trị trung bình nhiều năm. Nhiệt độ trung bình tháng sai lệch so
với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ từ 0,5 - 1,5
0
C, tương đương với hệ số biến thiên
trong mùa hè từ 2 - 5% và mùa đông từ 5 - 7%.
b. Xu thế biến đổi của nhiệt độ
Xu thế biến đổi của nhiệt độ ở Thừa Thiên Huế nói chung là không đồng nhất trong
các thời kỳ. Điều này dẫn đến tình hình biến thiên tại khu vực nghiên cứu cũng không
đồng nhất. Biến đổi nhiệt độ trung bình tháng 1 không biểu hiện rõ rệt: từ thập kỷ 1931-
1940 đến nay trung bình tháng 1 lần lượt tăng, giảm thay phiên nhau từ 0,1-0,3
0
C, riêng
thập kỷ 1941-1950 tăng mạnh nhất so với thời kỳ 1931-1940 là 1,0
0
C (20,8
0
C so với
19,8
0
C). Từ thập kỷ 1961-1970, nhiệt độ trung bình tháng 7 giảm đều đặn. Mỗi thập kỷ
giảm từ 0,1-0,4
0
C cho đến thập kỷ 2001-2010 đã giảm 0,9

0
C so với thập kỷ 1961-1970.
So với các thập kỷ trước đó, hai thập kỷ gần đây nhiệt độ trung bình năm tại Huế giảm
từ 0,1-0,2
0
C. Đây là xu thế ngược lại với xu thế chung của cả nước và toàn cầu.
Bảng 5. Nhiệt độ nhiệt độ trung bình năm trong các thập kỷ gần đây (
0
C)
Thập kỷ Tháng 1 Tháng 7 Cả năm
1931-1940 19,8 29,0 25,1
1941-1950 20,8 29,3 25,3
1951-1960 20,1 29,3 25,2
1961-1970 19,9 29,8 25,3
1971-1980 20,0 29,4 25,3
1981-1990 19,8 29,3 25,1
1991-2000 20,2 29,1 25,0
2001-2010 19,9 28,9 25,0
20
T
o
C
Hình 2. Biến trình nhiều năm và xu thế biến đổi nhiệt độ tháng 1 và tháng 7
3.4.1.2. Lượng mưa
Là một trong khu vực đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế cũng là một trong các khu
vực có lượng mưa nhiều nhất nước ta. Lượng mưa trung bình năm ở khu vực nghiên
cứu được xem là lớn nhất. Lượng mưa có sự biến động mạnh mẽ trong vòng 100 năm
nay; có thập kỷ mưa nhiều đó là thập kỷ 20, 40, 90 và thập kỷ mưa ít như thập kỷ 30, 70,
80 của thế kỷ 20. Nhìn chung, có xu hướng giảm rõ rệt về lượng mưa năm trong vòng 30
năm qua so với 30 năm trước đó, mặc dù năm 1999 lại là năm mưa lớn – đó là hiện

tượng đột biến. Tuy lượng mưa năm giảm nhưng lại xuất hiện các kỷ lục về lượng mưa
ngày. Kết quả quan trắc cũng cho thấy, lượng mưa tháng biến động hơn lượng mưa
năm, lượng mưa mùa ít mưa biến động hơn lượng mưa mùa nhiều mưa, lượng mưa ở
vùng đồng bằng duyên hải biến động hơn lượng mưa trên vùng núi. Nói chung chế độ
mưa biến động mạnh đã có ảnh hưởng nhất định đến môi trường, sản xuất, đời sống.
Trong mùa ít mưa, nước không đủ cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất thì khi mùa mưa
đến với lượng mưa chiếm 68 - 75% lượng mưa năm lại phát sinh lũ lụt lớn, gây thiệt hại
sản xuất, tài sản, tính mạng cư dân cũng như tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái
Kết quả trong bảng 1 cho thấy trong 50 năm qua lượng mưa trung bình có sự biến
động lớn qua các thập kỷ. Sự biến đổi này không nhất quán giữa các vùng và thời kỳ
trong năm. Tuy nhiên có thể thấy điểm chung là lượng mưa trung bình năm trong những
năm gần đây có xu hướng tăng và thập kỷ 1991-2000 có lượng mưa trung bình lớn nhất.
Sau đây sẽ phân tích chi tiết cho từng trạm.
Bảng 6. Lượng mưa trung bình tháng 1, tháng 7 và trung bình năm trong các thập
kỷ gần đây (mm)
Thập kỷ
Lượng mưa
trung bình tháng 1
Lượng mưa
trung bình tháng 7
Lượng mưa
trung bình năm
1961-1970 191,8 55,0 2824
1971-1980 89,5 155,3 2666
1981-1990 95,7 106,5 2575
1991-2000 131,1 50,0 3093
2001-2010 124,1 81,8 3273
21
Lượng mưa trung bình tháng 1 của Huế trong thập kỷ 2001-2010 so với lượng mưa
trong thời kỳ chuẩn khí hậu 1961-1990 không thay đổi đáng kể, chỉ tăng 1%. So với

lượng mưa thời kỳ chuẩn 1961-1990 thì lượng mưa tháng 7 ở Huế giảm 23%, lượng
mưa tháng 10 tăng 27% và lượng mưa trung bình năm tăng 22%. Biến trình nhiều năm
và xu thế biến đổi của lượng mưa trung bình tại Huế được trình bày trong hình sau.
Hình 3. Biến trình nhiều năm và xu thế biến đổi của lượng mưa trung bình năm tại Huế
Hơn 100 năm qua ở Huế ngày càng có những trận mưa lớn với cường độ ngày càng
gia tăng gây ra nhiều trận lũ lớn, điển hình là trận lũ lịch sử đầu tháng 11 năm 1999.
Bảng 2 trình bày lượng mưa trung bình năm, lượng mưa tháng lớn nhất, lượng mưa
ngày lớn nhất trong 100 năm qua tại Huế.
Bảng 7. Lượng mưa trung bình năm, tháng lớn nhất và ngày lớn tại Huế (mm)
Thập kỷ
Trung bình
năm
Tháng
lớn nhất
Thời gian
xảy ra
Ngày
lớn nhất
Thời gian
xảy ra
1911-1920 2817 1568 11.1917 283 13.10.1916
22
: Trung bình năm; : Trung bình trượt
mm
1921-1630 3008 1241 11.1930 360 13.11.1930
1931-1940 2631 1166 10.1932 433 25.10.1939
1941-1950 3230 1547 10.1949 440 23.10.1949
1951-1960 2751 1078 10.1960 277 27.111960
1961-1970 2824 1792 10.1969 550 05.10.1969
1971-1980 2666 1564 10.1973 470 23.10.1973

1981-1990 2575 1527 10.1983 582 10.10.1981
1991-2000 3093 2452 11.1999 978 02.11.1999
2001-2010 3273 1543 10.2007 682 26.11.2004
Hình 4. Lượng mưa ngày lớn nhất tại Huế qua 10 thập kỷ
3.4.1.3. Bão và áp thấp nhiệt đới
Bão là loại thiên tai đặc biệt nguy hiểm với vùng ven biển Thừa Thiên Huế. Là một
trong những khu vực đồng bằng nên số cơn bão đổ bộ vào Thừa Thiên Huế cũng là ảnh
hưởng đến khu vực nghiên cứu. Trong những thập kỷ 70 và 80 của thế kỷ 20 số cơn bão
tăng mạnh, nhưng trong thập kỷ 90 thì có xu thế giảm. Trong thời kỳ 1891-2000 (110
năm), trung bình mỗi năm có 4,74 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Việt
Nam; 0,79 cơn ảnh hưởng đến Thừa Thiên Huế, nhưng nếu lấy trung bình từ 1954 đến
2002 thì số cơn ảnh hưởng đến Việt Nam tăng lên 6,1 cơn và ảnh hưởng đến Thừa Thiên
23
Huế là 0,87 cơn trong một năm và đây cũng là số cơn bão ảnh hưởng đến vùng nghiên
cứu.
3.4.1.4. Xói lở
Ở vùng nghiên cứu, hiện tượng sạt lở diễn ra thường xuyên trong nhiều năm gần
đây, liên quan đến sự tàn phá do gia tăng bão, sóng lớn ở 2 bên lòng sông Đại Giang.
Hiện tượng hình thành các bãi bồi lấp luồng vào các cửa sông, gây trở ngại lớn cho hoạt
động vận tải ra vào các cảng biển, khiến cho những công trình nạo vét rất tốn kém đều
nhanh chóng bị vô hiệu hóa.
3.4.1.5. Hạn, xâm nhập mặn.
Hạn, xâm nhập mặn là những hiện tượng thường xảy ra hàng năm, nhất là trong
những năm có hiện tượng El Nino ở Thừa Thiên Huế. Hạn, xâm nhập mặn làm ảnh
hưởng nghiêm trọng tới dân sinh, nông nghiệp, công nghiệp, môi trường và sức khoẻ.
Khoảng cách lớn nhất mà độ mặn có thể xâm nhập quan trắc được là khoảng 30km.
3.4.2. Một số kịch bản biến đổi khí hậu ở Thừa Thiên Huế
3.4.2.1. Nhiệt độ
Theo tính toán các nhà khoa học cho tỉnh Thừa Thiên Huế với mô hình phát thải khí
nhà kính cao A1F và A2 (hiệu ứng nhà kính lớn nhất), cho thấy những BĐKH có khả năng

làm gia tăng sự khắc nghiệt của chế độ khí hậu khu vực.
Nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,1
0
C/ thập kỷ. Một số tháng mùa hè, nhiệt
độ tăng khoảng 0,1 - 0,3
0
C/thập kỷ. Về mùa đông, nhiệt độ giảm đi trong các tháng đầu
mùa, tăng lên trong các tháng cuối mùa
Bảng 8. Mức tăng nhiệt độ trung bình (
0
C) qua các thập kỷ so với năm 1990
của Thừa Thiên Huế ứng với hai kịch bản phát thải cao
Kịch
bản
Thời
kỳ
201
0
202
0
203
0
204
0
205
0
206
0
207
0

208
0
209
0
2010
A1F1 Năm 0.2 0.3 0.6 0.9 1.4 2.0 2.6 3.1 3.5 3.9
12-2 0.2 0.3 0.6 0.9 1.5 2.1 2.7 3.2 3.7 4.0
3-5 0.2 0.4 0.7 1.1 1.7 2.4 3.1 3.7 4.3 4.7
24
6-8 0.2 0.3 0.6 0.9 1.5 2.1 2.7 3.2 3.7 4.1
9-11 0.2 0.3 0.6 0.9 1.4 2.0 2.6 3.2 3.6 4.0
A2 Năm 0.2 0.3 0.4 0.6 0.8 1.0 1.2 1.6 2.1 2.6
12-2 0.2 0.3 0.4 0.6 0.8 1.0 1.2 1.5 2.0 2.5
3-5 0.2 0.4 0.5 0.7 0.9 1.2 1.4 1.8 2.4 3.0
6-8 0.2 0.3 0.4 0.6 0.8 1.0 1.2 1.6 2.1 2.6
9-11 0.2 0.3 0.4 0.6 0.8 1.0 1.2 1.5 2.0 2.5
A1B Năm 0.3 0.5 0.8 1.1 1.4 1.8 2.1 2.3 2.5 2.6
12-2 0.3 0.5 0.7 1.1 1.4 1.7 2.0 2.2 2.4 2.5
3-5 0.3 0.5 0.8 1.2 1.5 1.9 2.2 2.5 2.7 2.8
6-8 0.3 0.5 0.8 1.1 1.4 1.7 2.0 2.2 2.4 2.5
9-11 0.25 0.4 0.7 1.1 1.4 1.7 2.0 2.2 2.4 2.6
B2 Năm 0.3 0.5 0.8 1.1 1.4 1.7 2.0 2.2 2.4 2.6
12-2 0.3 0.5 0.8 1.1 1.4 1.6 1.9 2.1 2.3 2.5
3-5 0.3 0.6 0.9 1.2 1.5 1.8 2.1 2.4 2.6 2.8
6-8 0.3 0.5 0.8 1.1 1.4 1.7 1.9 2.1 2.3 2.5
9-11 0.3 0.5 0.7 1.1 1.4 1.6 1.9 2.1 2.3 2.5
3.4.2.2. Lượng mưa
Sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa trung bình năm, trung bình của 4 thời kỳ:
tháng 12-2; 3-5; 6-8 và 9-11 trong mỗi thập kỷ từ 2010-2100 so với điều kiện năm 1990
được tính toán theo 4 kịch bản: A1F1, A2, A1B, B2.

Bảng 10. Sự thay đổi lượng mưa hàng năm và mùa (%) ở Thừa Thiên Huế trong
thời kỳ 2010-2100, so với năm 1990.
Kịch Thời 2010 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100
25

×