Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ sử DỤNG nợ CÔNG tại VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.11 KB, 23 trang )

Đề án môn học GVHD: TS. Đặng Anh Tuấn
Đề tài:
TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
NỢ CÔNG TẠI VIỆT NAM
Họ tên SV: Nguyễn Thị Xuân Quỳnh
Mã số SV: CQ502185
Ngày sinh: 26/11/1990
SĐT: 0988.358.992
Email:
Lớp CN: Ngân hàng C-K50
SV: Đặng Xuân Quỳnh Lớp: Ngân hàng 50C
Đề án môn học GVHD: TS. Đặng Anh Tuấn
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
SV: Đặng Xuân Quỳnh Lớp: Ngân hàng 50C
Đề án môn học GVHD: TS. Đặng Anh Tuấn
LỜI MỞ ĐẦ
Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đưa đất nước đến
mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong quá trình đó, chúng ta cần quan
tâm đến những nguồn lực quan trọng góp phần đẩy mạnh quá trình này. Bên cạnh
nguồn nhân lực dồi dào và những chính sách phù hợp thì nguồn lực về vốn cũng
quan trọng không kém. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động trong nước không thể đáp
ứng đủ nhu cầu tài chính quốc gia, cho dù đó là một nước nghèo khó ở châu Phi,
những nước đang phát triển như Việt Nam, hay là những nước đang phát triển như
Mỹ, Nhật, EU. Do đó, các quốc gia rất cần đến những nguồn vay nợ để đầu tư cơ
sở vật chất cho đất nước.
Nợ công là rất quan trọng, nó là một phần không thể thiếu trong tài chính
của mỗi quốc gia. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển đất nước. Vì
thế, nợ công cần được sử dụng hợp lý, hiệu quả, cần phải được quản lý chặt chẽ,
nếu không thì khủng hoảng nợ công có thể xảy ra tại bất cứ quốc gia nào vào bất
lỳ thời điểm nào


Đối với một nước đang phát triển như nước ta hiện nay thì việc quản lý và
sử dụng nợ công sao cho phù hợp vẫn luôn là một vấn đề được nhân dân và Nhà
nước hết sức quan tâm. Theo chủ đề này, em xin trình bày một số hiểu biết về nợ
công, thực trạng nợ công tại Việt Nam và xin đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu
quả sử dụng nợ công ở nước ta hiện nay
SV: Đặng Xuân Quỳnh Lớp: Ngân hàng 50C
1
Đề án môn học GVHD: TS. Đặng Anh Tuấn
I. LÝ THUYẾT CHUN
1. Một số hỏi niệm về Nợ côn
Trong quá khứ, khủng hoảng nợ công cũng đã được biết đến vào đầu thập
kỷ 80 của Thế kỷ XX. Năm 1982, Mê-hi-cơ là quốc gia đầu tiên tuyên bố không
trả được nợ vay IMF. Đến tháng 10/1983, 27 quốc gia với tổng số nợ lên tới 240
tỷ USD đã tuyên bố hoặc chuẩn bị tuyên bố hỗn trả nợ. Tuy nhiên, đến nay xung
quanh khái niệm và nội hàm của nợ công vẫn còn nhiều quan điểm chưa thống
nhất
Theo Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thì nợ công
(hay còn gọi là Nợ chính phủ, Nợ quốc gia) theo nghĩa rộng là nghĩa vụ nợ của
khu vực công, bao gồm các nghĩa vụ nợ của chính phủ trung ương, các cấp
chính quyền địa phương, ngân hàng trung ương và các tổ chức độc lập (nguồn
vốn hoạt động do ngân sách Nhà nước quyết định hay trên 50% vốn thuộc sở
hữu nhà nước, và trong trường hợp vỡ nợ nhà nước phải trả nợ thay).
Theo nghĩa hẹp, nợ công bao gồm nghĩa vụ nợ của chính phủ trung ương,
các cấp chính quyền địa phương và nợ của các tổ chức độc lập được chính phủ
bảo lãnh thanh toán.
Tùy thuộc thể chế kinh tế và chính trị, quan niệm về nợ công ở mỗi quốc
gia cũng có sự khác biệt. Tại hầu hết các nước trên thế giới, Luật Quản lý nợ
SV: Đặng Xuân Quỳnh Lớp: Ngân hàng 50C
2
Đề án môn học GVHD: TS. Đặng Anh Tuấn

công đều xác định nợ công gồm nợ của chính phủ và nợ được chính phủ bảo
lãnh. Một số nước, nợ công còn bao gồm nợ của chính quyền địa phương
(Bungari, Rumani…), nợ của doanh nghiệp nhà nước phi lợi nhuận (Thái Lan,
Macedonia…).
Ở Việt Nam, Luật Quản lý nợ công năm 2009 quy định, nợ công bao gồm
nợ chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Theo
đó, nợ chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước
ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc
các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền phát hành theo
quy định của pháp luật. Nợ chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời
kỳ. Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài
chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh. Nợ chính
quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương ký kết, phát hành hoặc uỷ quyền phát hành.
Nợ công xuất phát từ nhu cầu chi tiêu của chính phủ; khi chi tiêu của
chính phủ lớn hơn số thuế, phí, lệ phí thu được, Nhà nước phải đi vay (trong
hoặc ngoài nước) để trang trải thâm hụt ngân sách. Các khoản vay này sẽ phải
hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn, Nhà nước sẽ phải thu thuế tăng lên để bù đắp.
Vì vậy, xét cho cùng nợ công chỉ là sự lựa chọn thời gian đánh thuế. Vay nợ
thực chất là cách đánh thuế dần dần, được hầu hết chính phủ các nước sử dụng
để tài trợ cho các hoạt động chi ngân sách. Nợ chính phủ thể hiện sự chuyển
giao của cải từ thế hệ sau (thế hệ phải trả thuế cao) cho thế hệ hiện tại (thế hệ
được giảm thuế). Theo khía cạnh này có hai quan điểm cơ bản về nợ công.
Theo quan điểm truyền thống về nợ công, đại diện là Keynes, cho rằng,
việc vay nợ của chính phủ làm giảm tiết kiệm của quốc gia và mức tích luỹ vốn,
vì số thuế cắt giảm được bù đắp bằng cách vay nợ nên khuyến khích thế hệ hiện
SV: Đặng Xuân Quỳnh Lớp: Ngân hàng 50C
3
Đề án môn học GVHD: TS. Đặng Anh Tuấn

tại tiêu dùng nhiều hơn, số người thất nghiệp giảm đi mặc dù lạm phát có thể
cao hơn. Tuy nhiên, vay nợ để lại gánh nặng nợ cho thế hệ tương lai.
Trái ngược với quan điểm trên, những người theo quan điểm kinh tế học
vĩ mô cổ điển (hình thành từ thập niên 1970), đứng đầu là Ricardo-Barro cho
rằng, biện pháp cắt giảm thuế được bù đắp bằng nợ chính phủ không kích thích
chi tiêu trong ngắn hạn, vì không làm tăng thu nhập thường xuyên của các cá
nhân mà chỉ làm dịch chuyển thuế từ hiện tại sang tương lai. Việc cắt giảm thuế
và vay nợ sẽ không gây ra những tác động thực sự đối với nền kinh tế. Việc
chấp nhận thâm hụt giảm thu trong thời kỳ suy thoái, tăng thu trong giai đoạn
hưng thịnh và vay nợ cũng là cách “lưu thông thuế” để giảm thiểu những tác
động tiêu cực của thuế đối với chu trình kinh doanh.
2. Phân loại nợ công
Cho đến nay có nhiều cách phân loại nợ công khác nhau, trong đó có 3 cách
phân loại chính sau:
 Theo đối tượng cho vay: Nợ công gồm vay nợ trong nước và vay nợ nước
ngoài, căn cứ vào người cho vay ở trong nước hay ở nước ngoài.
 Theo thời hạn vay: Căn cứ vào thời gian vay nợ dài hay ngắn, người ta còn
chia nợ công làm: Nợ ngắn hạn (dưới 1 năm), Nợ trung hạn (từ 1 đến 10
năm) và Nợ dài hạn (trên 10 năm).
 Theo hình thức vay: Chính phủ có thể vay nợ theo 2 cách chủ yếu:
- Huy động từ việc phát hành trái phiếu Chính phủ
- Vay trực tiếp từ các nguồn như: vay ưu đãi từ các nước và các thế chế kinh tế
khác (ODA), vay từ ngân hàng thương mại hay 1 số hình thức vay nợ khác
3. Các hình thức vay nợ của Chính phủ
3.1. Phát hành trái phiếu Chính phủ
SV: Đặng Xuân Quỳnh Lớp: Ngân hàng 50C
4
Đề án môn học GVHD: TS. Đặng Anh Tuấn
Trái phiếu: Trái phiếu là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của
người phát hành (người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ chứng khoán

(người cho vay) một khoản tiền xác định, thường là trong những khoảng thời
gian cụ thể, và phải hoàn trả khoản cho vay ban đầu khi nó đáo hạn.
Trái phiếu chính phủ là loại trái phiếu do bộ tài chính phát hành nhằm
huy động vốn cho NSNN hoặc huy động vốn cho chương trình, dự án đầu tư cụ
thể thuộc phạm vi đầu tư của nhà nước. Chính phủ phải trả gục và lãi trong thời
gian xác định.
Trái phiếu chính phủ là loại chứng khoán không có rủi ro thanh toán và cũng
là loại trái phiếu có tính thanh khoản cao. (Do có nguồn ngân sách Nhà nước đảm
bảo).
Chính phủcó thể phát hànhTrái phiếu chính phủđể vay từ các tổ chức, cá
nhân. Trái phiếu chính phủphát hành bằng nội tệ được coi là không có rủi rotín
dụngvìChính phủcó thể tăngthuếthậm chí in thêmtiềnđể thanh toán cả gốc lẫn lãi
khi đáo hạn. Trái phiếu chính phủphát hành bằng ngoại tệ (thường là các ngoại tệ
mạnh có cầu lớn) có rủi ro tín dụng cao hơn so với khi phát hành bằng nội tệ vì
chính phủ có thể không có đủ ngoại tệ để thanh toán và ngoài ra còn có rủi ro vềtỷ
giá hối đoái.
3.2. Vay trực tiếp
Để sử dụng vốn cho chi tiêu Chính phủ, các quốc gia còn sử dụng nguồn vốn
viện trợ từ các quốc gia, thể chế tài chính khác trên thế giới (ODA) hoặc vay từ các
ngân hàng thương mại hay từ một số nguồn khác.
3.2.1. Vay ODA
Trong cơ cấu nợ công của Việt Nam, nguồn vốn chiếm tỷ lệ lớn là thông qua
hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Hỗ trợ phát triển chính thức ODA là hoạt
động hợp tác phát triển giữa Nhà Nước hoặc Chính phủ một nước với các Chính
Phủ nước ngoài, các tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia.
SV: Đặng Xuân Quỳnh Lớp: Ngân hàng 50C
5
Đề án môn học GVHD: TS. Đặng Anh Tuấn
Đặc điểm của nguồn vốn này là:
- Lãi suất cho vay rất thấp khoảng từ 0.25-2%/năm, thời gian cho vay cũng

như thời gian ân hạn dài (25-40 năm mới phải hoàn trả, ân hạn từ 8-10năm)
- Trong nguồn vốn ODA luôn có một phần viện trợ không hoàn lại thấp
nhất là 25% của tổng số vốn ODA
- Mục tiêu chính là giúp các nước tiếp nhận phát triển kinh tế, nâng cao
phúc lợi xã hội.
Ở nước ta, các lĩnh vực được ưu tiên sử dụng vốn ODA bao gồm:
- Xoá đói, giảm nghèo, nông nghiệp và phát triển nông thôn; cơ sở hạ tầng
kinh tế kỹ thuật như giao thông vận tải, thông tin liên lạc…
- Phát triển nông nghiệp và nông thôn (bao gồm nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm
nghiệp, thuỷ sản kết hợp xóa đói, giảm nghèo).
- Xây dựng hạ tầng kinh tế theo hướng hiện đại.
- Xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục và đào tạo, dân số và phát
triển và một số lĩnh vực khác).
- Bảo vệ môi truờng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Tăng cường năng lực thể chế và phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công
nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu và triển khai
Phân loại
Căn cứ vào tính chất tài trợ:
ODA không hoàn lại: Là hình thức cung cấp ODA mà nước tiếp nhận
không phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ.
ODA vay ưu đãi (hay còn gọi là tín dụng ưu đãi): Là khoản vay với các
điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ bảo đảm “yếu tố
SV: Đặng Xuân Quỳnh Lớp: Ngân hàng 50C
6
Đề án môn học GVHD: TS. Đặng Anh Tuấn
không hoàn lại” đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối
với các khoản vay không ràng buộc.
ODA vay hỗn hợp: Là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các khoản
vay ưu đãi được cung cấp đồng thời với các khoản tín dụng thương mại nhưng
tính chung lại có “yếu tố không hoàn lại” đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay

có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc.
 Căn cứ vào mục đích sử dụng:
Hỗ trợ cơ bản: Là loại ODA dành cho việc thực hiện nhiệm vụ chính của
các chương trình, dự án đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội như
đường sá, cầu, cảng,…. Loại ODA này thường là các khoản vay ưu đãi.
Hỗ trợ kỹ thuật: Là loại ODA được thực hiện nhằm chuyển giao tri thức,
chuyển giao công nghệ, phát triển năng lực, phát triển thể chế, nghiên cứu tiền
đầu tư các chương trình dự án, phát triển nguồn nhân lực,… Loại ODA này
thường là ODA không hoàn lại.
 Căn cứ vào nhà tài trợ:
ODA song phương: Là loại ODA được Chính phủ một nước tài trợ trực
tiếp cho Chính phủ nước khác.
ODA đa phương: Là loại ODA do các tổ chức quốc tế, các tổ chức liên
chính phủ tài trợ cho Chính phủ của một nước.
ODA của các tổ chức phi chính phủ: Là loại ODA do các tổ chức phi
chính phủ cung cấp.
Tính cho đến nay, Việt Nam có 51 nhà tài trợ, bao gồm 28 nhà tài trợ
song phương và 23 nhà tài trợ đa phương. Trong đó:
SV: Đặng Xuân Quỳnh Lớp: Ngân hàng 50C
7
Đề án môn học GVHD: TS. Đặng Anh Tuấn
- Các nhà tài trợ song phương: Ai-xơ-len, Anh, Áo, Ba Lan, Bỉ, Ca-na-đa,
Cơ-oét, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Hungari, I-ta-lia, Lúc-xem-bua, Mỹ,
Na-uy, Nhật Bản, Niu-di-lân, Ôt-xtrây-lia, Phần Lan, Pháp, Séc, Tây Ban Nha,
Thái Lan, Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ, Trung Quốc, Xin-ga-po.
- Các nhà tài trợ đa phương gồm:
• Các định chế tài chính quốc tế và các quỹ: nhóm Ngân hàng Thế
giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB),
Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu (NIB), Quỹ Phát triển Bắc Âu (NDF), Quỹ Phát triển
quốc tế của các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC (OFID - trước đây là Quỹ

OPEC), Quỹ Kuwait;
• Các tổ chức quốc tế và liên chính phủ: Ủy ban châu Âu (EC), Cao
uỷ Liên hợp quốc về người tỵ nạn (UNHCR), Quỹ Dân số của Liên hợp quốc
(UNFPA), Chương trình Phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO),
Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), Chương trình phối hợp của
Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS), Cơ quan Phòng chống ma tuý và tội
phạm của Liên hợp quốc (UNODC), Quỹ Đầu tư Phát triển của Liên hợp quốc
(UNCDF), Quỹ môi trường toàn cầu (GEF), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc
(UNICEF), Quỹ Quốc tế và Phát triển nông nghiệp (IFAD), Tổ chức Giáo dục,
Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO), Tổ chức Lao động quốc tế
(ILO), Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực (FAO), Tổ chức Y tế thế giới
(WHO).
3.2.2. Vay từ các ngân hàng thương mại
Ngoài nguồn vay phổ biến nhất là ODA, thì chính phủ các nước cũng có
thế huy động vốn từ các nguồn như NHTM trong các trường hợp cần thiết
4. Các tác động của Nợ công đối với nền kinh tế
SV: Đặng Xuân Quỳnh Lớp: Ngân hàng 50C
8
Đề án môn học GVHD: TS. Đặng Anh Tuấn
4.1. Các tác động đến tăng trưởng kinh tế
Trong những năm gần đây, hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng trong dài
hạn một khoản nợ chính phủ lớn (tỷ lệ của nó so với GDP cao) làm cho sự tăng
trưởng của sản lượng tiềm năng chậm lại vì những lý do sau:
- Nếu một quốc gia có nợ nước ngoài lớn thì quốc gia đó buộc phải tăng
cường xuất khẩu để trả nợ nước ngoài và do đó khả năng tiêu dùng giảm sút.
- Một khoản nợ công cộng lớn gây ra hiệu ứng thế chỗ cho vốn tư nhân:
thay vì sở hữu cổ phiếu, trái phiếu công ty, dân chúng sở hữu nợ chính phủ (trái
phiếu chính phủ). Điều này làm cho cung về vốn cạn kiệt vì tiết kiệm của dân cư
đã chuyển thành nợ chính phủ dẫn đến lãi suất tăng và các doanh nghiệp hạn chế
đầu tư.

- Nợ trong nước tuy được coi là ít tác động hơn vì trên góc độ nền kinh tế
là một tổng thể thì chính chủ chỉ nợ công dân của chính nước mình, tuy vậy nếu
nợ trong nước lớn thì chính phủ buộc phải tăng thuế để trả lãi nợ vay. Thuế làm
méo mó nền kinh tế, gây ra tổn thất vô ích về phúc lợi xã hội.
- Ngoài ra, còn có một số quan điểm cho rằng việc chính phủ sử dụng công
cụ nợ để điều tiết kinh tế vĩ mô sẽ không có hiệu suất cao vì có hiện tượng
crowding out (đầu tư cho chi tiêu của chính phủ tăng lên).
- Chính phủ muốn tăng chi tiêu công cộng để kích cầu thì phát hành trái
phiếu chính phủ. Phát hành thêm trái phiếu chính phủ thì giá trái phiếu chính
phủ giảm, thể hiện qua việc chính phủ phải nâng lãi suất trái phiếu thì mới huy
động được người mua. Lãi suất trái phiếu tăng thì lãi suất chung của nền kinh tế
cũng tăng. Điều này tác động tiêu cực đến động cơ đầu tư của khu vực tư nhân,
khiến họ giảm đầu tư. Nó còn tác động tích cực đến động cơ tiết kiệm của người
tiêu dùng, dẫn tới giảm tiêu dùng. Nó còn làm cho lãi suất trong nước tăng
tương đối so với lãi suất nước ngoài, dẫn tới luồng tiền từ nước ngoài đổ vào
trong nước khiến cho tỷ giá hối đoái tăng làm giảm xuất khẩu ròng. Tóm lại,
SV: Đặng Xuân Quỳnh Lớp: Ngân hàng 50C
9
Đề án môn học GVHD: TS. Đặng Anh Tuấn
phát hành trái phiếu tuy có làm tăng tổng cầu, song mức tăng không lớn vì có
những tác động phụ làm giảm tổng cầu.
- Nếu coi việc nắm giữ trái phiếu chính phủ là một hình thức nắm giữ tài
sản thì khi chính phủ tăng phát hành trái phiếu sẽ đồng thời phải tăng lãi suất,
người nắm giữ tài sản thấy mình trở nên giàu có hơn và tiêu dùng nhiều hơn.
Tổng cầu nhận được tác động tích cực từ việc tăng chi tiêu chính phủ (nhờ phát
hành công trái) và tăng tiêu dùng nói trên. Tuy nhiên, tăng tiêu dùng dẫn tới
tăng lượng cầu tiền. Điều này gây ra áp lực lạm phát, vì thế tác động tiêu cực tới
tốc độ tăng trưởng thực (bằng tốc độ tăng trưởng danh nghĩa trừ tỷ lệ lạm phát).
4.2. Lạm phát
Chỉ tiêu thâm hụt ngân sách khi tính toán thường không điều chỉnh ảnh

hưởng của lạm phát vì trong tính toán chi tiêu củaChính phủ, người ta tính toán
các khoản trả lãi vay theolãi suất danh nghĩatrong khi đáng lẽ chỉ tiêu này chỉ
nên tính theolãi suất thực tế. Do lãi suất danh nghĩabằnglãi suất thực tếcộng
vớitỷ lệ lạm phát, nên thâm hụt ngân sách đã bị phóng đại. Trong những thời kỳ
lạm phát ở mức cao và nợ chính phủ lớn thì ảnh hưởng của yếu tố này rất lớn.
4.3. Các khoản nợ tiềm tàng
Nhiều nhà kinh tế lập luận rằng tính toán nợ chính phủ đã bỏ qua các
khoản nợ tiềm tàng như tiền trợ cấp hưu trí, các khoảnbảo hiểm xã hộimà chính
phủ sẽ phải chi trả cho người lao động hay các khoản mà chính phủ sẽ phải chi
trả khi đứng ra bảo đảm cho các khoản vay của người có thu nhập thấp mà trong
tương lai họ không có khả năng thanh toán
4.4. Một số hạn chế khi vay nợ nước ngoài
Khi cơ cấu nợ công của một nước phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn vay
nước ngoài, đất nước đó sẽ gặp phải nhiều rủi ro về nhiều mặt:
SV: Đặng Xuân Quỳnh Lớp: Ngân hàng 50C
10
Đề án môn học GVHD: TS. Đặng Anh Tuấn
- Chịu ảnh hưởng, sức ép từ nước viện trợ về mặt kinh tế-chính trị, quốc
phòng…: Các nước giàu khi viện trợ ODA đều gắn với những lợi ích và chiến
lược như mở rộng thị trường, mở rộng hợp tác có lợi cho họ, đảm bảo mục tiêu
về an ninh - quốc phòng hoặc theo đuổi mục tiêu chính trị Vì vậy, họ đều có
chính sách riêng hướng vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay họ có lợi thế
(những mục tiêu ưu tiên này thay đổi cùng với tình hình phát triển kinh tế -
chính trị - xã hội trong nước, khu vực và trên thế giới).
- Nước tiếp nhận đầu tư dễ rơi vào tình trạng nợ nước ngoài thậm chí
không có khả năng trả nợ nếu không có chính sách sử dụng và phân bổ hợp lý.
- Ngoài ra, tình trạng thất thoát, lãng phí; xây dựng chiến lược, quy hoạch
thu hút và sử dụng vốn ODA vào các lĩnh vực chưa hợp lý; trình độ quản lý
thấp, thiếu kinh nghiệm trong quá trình tiếp nhận cũng như xử lý, điều hành dự
án… khiến cho hiệu quả và chất lượng các công trình đầu tư bằng nguồn vốn

này còn thấp có thể đẩy nước tiếp nhận ODA vào tình trạng nợ nần.
Bên cạnh những hậu quả về mặt kinh tế, quốc gia còn phải đối mặt với nguy
cơ suy giảm chủ quyền , khi phải chịu những áp lực to lớn từ phía các chủ nợ và
các tổ chức tài chính quốc tế. Thông thường, đó là những sức ép về việc thắt
chặt chi tiêu, tăng thuế , giảm trợ cấp xã hội, và xa hơn nữa là những yêu cầu về
cải cách thể chế, thay đổi bộ máy quản lý, thay đổi các định hướng kinh tế theo
hướng tự do hoá nhiều hơn. Ngoài ra, việc lệ thuộc quá nhiều vào các khoản vay
nợ nước ngoài cũng sẽ làm giảm vị thế của quốc gia trong các mối quan hệ
song phương cũng như đa phương với các đối tác là các nước chủ nợ.
II. THỰC TRẠNG NỢ CÔNG VÀ SỬ DỤNG NỢ CÔNG TẠI MỘT SỐ
NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM
1. Thực trạng nợ công và sử dụng nợ công tại một số nước trên thế giới
SV: Đặng Xuân Quỳnh Lớp: Ngân hàng 50C
11
Đề án môn học GVHD: TS. Đặng Anh Tuấn
Từ khi bắt đầu nổ ra cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu, các nhà
hoạch định chính sách khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã lo ngại
rằng cuộc khủng hoảng nợ công bắt đầu từ Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha rồi
sẽ nhấn chìm các nền kinh tế lớn khác trong khu vực.
Hy Lạp đang đối mặt với 2 vấn đề cùng một lúc: thâm hụt ngân sách và
thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai. Theo số liệu nghiên cứu, nợ trong hạn của
nước này lên tới gần 400 tỷ USD, lãi suất nước này phải trả cũng lên mức cao
kỷ lục, trên 9% đối với các khoản vay có kỳ hạn. Nước này đã chính thức kêu
gọi hỗ trợ từ Quỹ tiền tệ quốc tế IMF và các quốc gia thành viên của EU. Sau
khi nhận được khoản hỗ trợ ưu đãi 110 tỷ Euro của EU, Hy Lạp vẫn trong nguy
cơ vỡ nợ. IMF ước tính, nợ quốc gia của Hy Lạp có thể lên đến 172% GDP (so
với thời kỳ bắt đầu rơi vào khủng hoảng là 120% GDP). Tuy nhiên tình hình
đang đi theo chiều hướng khới sắc hơn cho Hy Lạp khi trong cuộc họp khẩn cấp
ngày 21/07/2011, IMF và lãnh đạo 17 nước thuộc Eurozone đồng ý cấp 159 tỷ
Euro (tương đương 229 tỷ USD) cho nước này. Khoản vay này chỉ có lãi suất

3,5%, thời gian đáo hạn lên tới 30 năm và có thể gia hạn thêm 10 năm.
Tại Ireland, dấu hiệu đầu tiên của cuộc khủng hoảng là một thị trường
bất động sản bong bóng. Trong một thập niên tính đến 2010, giá nhà của Ireland
tăng lên đến 4 lần, thậm chí còn đắt hơn tại các thành phố xa hoa trên thế giới
như Los Angeles. Khi bong bóng bất động sản vỡ tung kéo theo sự sụp đổ của
hệ thống ngân hàng, khiến chính phủ phải ra tay hỗ trợ, và nợ công trở thành
gánh nặng quốc gia. Ireland lúc này theo chân Hy Lạp, buộc phải dựng các biện
pháp thắt chặt kinh tế để đổi lấy các khoản cứu trợ khẩn cấp từ IMF và EU, với
hy vọng sẽ giải quyết triệt để cuộc khủng hoảng nợ công, giảm mức thâm hụt
ngân sách từ con số kỷ lục 32% GDP xuống còn 3% GDP và giảm mức tỷ lệ
thất nghiệp từ trên 13% xuống còn 10% vào năm 2014.
Italia hiện nay được coi là một trong những nước có tình hình khủng
hoảng nợ công nghiêm trọng nhất. Trong cấu trúc nợ khoảng 1.600 tỷ Euro của
SV: Đặng Xuân Quỳnh Lớp: Ngân hàng 50C
12
Đề án môn học GVHD: TS. Đặng Anh Tuấn
Italia, có tới hơn 800 tỷ là các khoản nợ sẽ đáo hạn trong vòng 5 năm và hơn 25
tỷ thuộc về các khoản nợ sẽ đáo hạn trong vòng 1 năm tới. Trong tháng 7/2011,
việc bán tháo trái phiếu của các nhà đầu tư đã khiến giá trái phiếu của Italia
giảm mạnh. Nguyên nhân của sự kiện này bắt nguồn từ chính nền kinh tế trong
nước. Nợ chính phủ của Italia trong 6 tháng cuối năm 2011 đột nhiên tăng mạnh
lên tới 175 tỷ Euro, bằng 11% tổng nợ thị trường, đồng thời, chính sách cắt giảm
thâm hụt ngân sách của Chính phủ nước này cũng tỏ ra chưa thực sự hiệu quả,
cộng với những biến động chính trị trong nước càng làm cho khủng hoảng thâm
trầm trọng. Nếu Italia bị đóng băng thị trường trái phiếu, tác hại của nó sẽ vô
cùng lớn. Tổng số nợ của Italia chiếm tới ¼ tổng nợ của toàn EU. Nhiều ngân
hàng và các hãng bảo hiểm trên toàn Eurozone đang nắm giữ trái phiếu của quốc
gia này. Nếu trái phiếu của nó tiếp tục mất giá, rất có thể sẽ gây ra sự đổ vỡ
hàng loạt của hệ thống ngân hàng châu Âu.
Ở Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, thực trạng nợ công cũng không hề dễ

chịu hơn. Thậm chí, Mỹ còn được coi là nước có số nợ lớn nhất. Có thể kể ra
một số nguyên nhân dẫn đến điều này như sau:
Thứ nhất, dưới thời tổng thống George W.Bush, nợ của Mỹ đã tăng tới
4.360 tỷ USD do cuộc chiến tranh Iraq và Afghanistan.
Thứ hai, đến thời Obama, nợ của Mỹ tăng thêm 3.900 tỷ USD do chương
trình kích thích kinh tế và giảm thuế trong giai đoạn suy thoái kinh tế toàn cầu.
Thực tế, mỗi tháng chính phủ Mỹ chi nhiều hơn thu 120 tỷ USD và chỉ có
1 tài khoản tại Cục dự trữ liên bang FED hơn 100 tỷ USD.
Theo số liệu nghiên cứu, hơn 70% trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ do các nhà
đầu tư tư nhân bên ngoài nắm giữ sẽ đáo hạn trong 5 năm tới. Khi các nhà đầu
tư kém tin tưởng vào nước Mỹ sẽ khiến chi phí lãi vay nước này tăng lên. Theo
thông báo của Bộ Tài chính Mỹ, 3 tháng liên tiếp cuối năm 2010, đầu 2011,
SV: Đặng Xuân Quỳnh Lớp: Ngân hàng 50C
13
Đề án môn học GVHD: TS. Đặng Anh Tuấn
Trung Quốc đã bán ròng trái phiếu chính phủ Mỹ. Hàng loạt các quỹ đầu tư lớn
về trái phiếu chính phủ Mỹ cũng bắt đầu bán tháo.
Những quyết định nói trên có thể khiến cho trái phiếu chính phủ Mỹ mất
giá mạnh, làm tăng thêm khối lượng nợ ngân sách vốn đã rất khổng lồ (năm
2009: 1.420 tỷ USD, 2010: 1.290 tỷ USD). Tính đến ngày 16/5/2011, tổng nợ
công của Mỹ đã chạm mức tối đa 14.294 tỷ USD, tương đương gần 100% GDP.
Bộ Tài chính Mỹ đã phải thực hiện các biện pháp đặc biệt để giúp chính quyền
của Tổng thống Barack Obama cầm cự đến ngày 2/8. Giới kinh tế cho rằng, Mỹ
cần 700 tỷ USD để thanh toán các khoản chi tiêu đến cuối năm 2011, nhưng
thâm hụt ngân sách đã lên tới 1.500 tỷ USD, tương đương 9,8% GDP. Nhiều
chuyên gia nhận định, vấn đề nợ công đang trở thành "trò chơi" của giới chức
lãnh đạo Mỹ Giới phân tích cho rằng, chính quyền của Obama cần có chính
sách giải quyết vấn đề thâm hụt ngân sách khổng lồ này, tránh việc các nhà đầu
tư bán phá giá trái phiếu gây ra khủng hoảng nợ công.
2. Thực trạng nợ công tại Việt Nam

2.1. Nợ công Việt Nam liên tục gia tăng về giá trị tuyệt đối
Từ 2001 tới nay, nợ công của Việt Nam liên tục tăng về giá trị tuyệt đối,
mức nợ bình quân đầu người và tỷ lệ nợ công trên GDP. Mới đây Tạp chí kinh
tế The Economist đã thiết lập một đồng hồ đo nợ công của toàn thế giới. Tính
tới thời điểm 16h40 ngày 12/10/2010 theo giờ Việt Nam, số nợ công toàn cầu
được hiển thị trên đồng hồ nợ công trên The Economist đạt mức
39.942.437.066.497 USD (gần 40 nghìn tỷ USD).
Biều đồ 1: Tình hình nợ công của Việt Nam từ 2001-2010
SV: Đặng Xuân Quỳnh Lớp: Ngân hàng 50C
14
Đề án môn học GVHD: TS. Đặng Anh Tuấn
Nguồn: The Economist Intelligence Unit
2.2. Tỷ lệ nợ công trên GDP ở trên mức trung bình
Xét ở tiêu chí tỷ lệ nợ công trên GDP, Việt Nam đang được xếp vào
nhóm nước có mức nợ trên trung bình. Theo số liệu của The Economist, tổng nợ
công của Việt Nam hiện là 50,935 tỷ USD, tương đương 51,6% GDP.
Một số nước trong khu vực có mức nợ thấp hơn Việt Nam xét ở tiêu chí
này, như Trung Quốc là 17,4% hay Indonesia là 26,5%. Những nước trong khu
vực có tỷ lệ nợ công so với GDP xấp xỉ Việt Nam là Thái Lan (48,6%),
Malaysia (52,1%), Philippines (55,8%). Nga và các nước Liên Xô cũ là nhóm
nước có tỷ lệ nợ công so với GDP vào thấp nhất trên thế giới (Nga - là 8,5%).
Từ năm 2001 tới nay, nợ công của Việt Nam liên tục tăng về giá trị tuyệt
đối, mức nợ bình quân đầu người và tỷ lệ nợ công trên GDP. Theo số liệu của
The Economist, vào năm 2001, nợ công của Việt Nam mới là chưa đầy 9 tỷ
USD, bình quân mỗi người gánh số nợ công xấp xỉ 112 USD, và nợ công mới
tương đương 28% GDP.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, ước tính đến
ngày 31/12/2010 nợ công là 56,7% GDP; nợ chính phủ là 44,5% GDP và nợ
SV: Đặng Xuân Quỳnh Lớp: Ngân hàng 50C
15

Đề án môn học GVHD: TS. Đặng Anh Tuấn
nước ngoài của quốc gia là 42,2% GDP. Nhìn vào những con số trên, trong bối
cảnh khủng hoảng nợ công đang có nguy cơ lan rộng ở Châu Âu, nhiều nhận
định cho rằng, kinh tế Việt Nam đang đứng trước những rủi ro. Tuy nhiên, mặc
dù nợ công đang ở mức cao nhưng với các khoản vay nước ngoài phần lớn đều
là vay dài hạn, với lãi suất ưu đãi, hiện tại nợ công không gây sức ép cho ngân
sách nhà nước về nghĩa vụ trả nợ đến
ạn.
Theo Bộ Tài chính hiện các chỉ số nợ của Việt Nam đang ở mức an toàn
và nợ công đang được quản lý chặt chẽ theo quy định của Luật Quản lý nợ công,
các khoản nợ trong nước và nước ngoài đều được thanh toán đầy đủ, không có
nợ xấu. Hàng năm ngân sách nhà nước bố trí trả nợ từ 14 -16% tổng số thu ngân
sách (giới hạn cảnh báo là dưới 30%), bằng khoảng 4,5% xuất khẩu (giới hạn
cảnh báo là dưới 15%). So với các nước đang phát triển có cùng hệ số tín nhiệm
thì chỉ số nợ công và nợ nước ngoài của Việt Nam ở mức
rung bình.
2.3. Vấn đề sử dụng vốn vay chưa hiệu quả
minh bạch
Thông qua các chương trình đầu tư công, nợ công của Việt Nam được chuyển
tải vào các dự án đầu tư nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng, tạo nền tảng cho sự phát
triển kinh tế bền vững. Tuy nhiên, việc sử dụng nợ công ở Việt Nam chưa đạt
hiệu quả cao, thể hiện ở 2 kh
cạnh sau:
Thứ nhất, tình trạng giải ngân vốn chậm trễ. Tình trạng chậm trễ trong giải ngân
vốn từ ngân sách Nhà nước và từ trái phiếu chính phủ diễn ra khá thường xuyên.
Theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước, hết tháng 10 năm 2009 mới giải ngân
được 26.586 trong số 64.000 tỷ đồng vốn trái phiếu chính phủ, bằng 47.5% kế
hoạch năm. Tình trạng dự án, công trình thi công dở dang, chuyển tiếp, kéo dài,
SV: Đặng Xuân Quỳnh Lớp: Ngân hàng 50C
16

Đề án môn học GVHD: TS. Đặng Anh Tuấn
chậm tiến độ vẫn chậm được khắc phục. Điều này cùng với sự thiếu kỷ luật tài
chính trong đầu tư công và trong các doanh nghiệp nhà nước dẫn đến sự dàn
trải, lãng phí, thất thoát vốn đầu tư ở tất cả các khâu của quá trình quản lý
án đầu tư.
Thứ hai, hiệu quả đầu tư thấp, thể hiện ở hệ số ICOR
iểu đồ 2).
Biểu đồ 2: Hệ số ICOR của Việt Na
a cácnăm
nguồn : TCT
và Bộ KH&ĐT
Chỉ số INamCOR của Việt tăng trưởng đều từ 3,5 trong thời kỳ 1991-
1995 lên đến 7,14 lần trong hai năm 2009, 2010. So với tỉ lệ 2,7 của Đài Loan
trong thời kỳ 1961-1980, 3 là của Hàn Quốc trong thời kỳ 1961- 1980, của
Indonesia trong thời kỳ 1981-1995 là 3,7 và của Trung Quốc trong giai đoạn 20
-2006 là 4.
ICOR xác định mức độ sử dụng vốn trong nền kinh tế. Những quốc gia
thiết bị máy móc cho nền công nghệ tân tiến sử dụng nhiều vốn thì ICOR trong
giai đoạn đầu tư cao. Những nước sử dụng nhiều lao động không cần nhiều
Namvốn như Việt thì ICOR thấp. Câu hỏi đặt ra làNam tại saoViệt không trang
bị máy móc công nghệ tân tiến mà phải cần quá nhiều vốn đ
SV: Đặng Xuân Quỳnh Lớp: Ngân hàng 50C
17
Đề án môn học GVHD: TS. Đặng Anh Tuấn
ư như vậy?
III. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NỢ
NAM
NG TẠI VIỆT
Trên thực tế, trong những năm qua nợ công đã góp phần thúc đẩy nhanh
sự phát triển kinh tế- xã hội. Những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam luôn có

tốc độ tăng trưởng khá, ngay cả năm 2009 khi kinh tế thế giới đang ở đà suy
thoái, nhiều nền kinh tế lớn tăng trưởng âm thì tốc độ tăng GDP của Việt Nam
vẫn đạt 5,3%. Những năm tới, đối với Việt Nam nợ công vẫn là nguồn tài chính
quan trọng bù đắp thâm hụt ngân sách để chi đầu tư cho các mục tiêu tăng
trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc gia tăng liên tục vay nợ
công cũng tạo ra rủi ro tiềm ẩn đối với ngân sách nhà nước, nhất là các rủi ro tài
khó. Để nợ công được quản lý chặt chẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng, giữ vững uy
tín quốc gia, đảm bảo an ninh tài chính, hạn chế rủi ro, một số nội dung sau cần
được ngh
n cứu tực hiện:
Một là, Chính phủ cần xây dựng kế hoạch vay nợ công phù hợp với chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch thu, chi ngân sách nhà nước trong từng
giai đoạn, thời kỳ. Cần xác định rõ mục đích vay (để tài trợ thâm hụt ngân sách,
tái cơ cấu nợ và cho vay lại, tài trợ cho các chương trình, dự án đầu tư quan
trọng, hay nhằm đảm bảo an ninh tài chính quốc gia), mức huy động vốn ngắn
hạn, trung hạn và dài hạn theo từng đối tượng vay với hình thức huy động vốn
và lãi suất thích hợp. Kế hoạch về vay nợ công cũng cần quy định rõ đối tượng
sử dụng các khoản vay, hiệu quả dự kiến; xác định thời điểm vay, số vốn vay
từng giai đoạn, tránh tình trạng tiền vay không được sử dụng trong thời gian dài
hoặc chưa thực sự c
nhu cầ sử dụng.
SV: Đặng Xuân Quỳnh Lớp: Ngân hàng 50C
18
Đề án môn học GVHD: TS. Đặng Anh Tuấn
Hai là , đảm bảo tính bền vững về quy mô và tốc độ tăng trưởng của nợ
công, có khả năng thanh toán trong nhiều tình huống khác nhau và hạn chế rủi
ro, chi phí. Muốn vậy, cần thiết lập ngưỡng an toàn nợ công; đồng thời thường
xuyên đánh giá các rủi ro phát sinh từ các khoản vay nợ Chính phủ trong mối
liên hệ với GDP, thu ngân sách nhà nước, tổng kim ngạch xuất khẩu, cán cân
thương mại, dự trữ ngoại hối, dự trữ tài chính, quỹ

ích ly để trả nợ…
Ba là , kiểm soát chặt chẽ các khoản vay để cho vay lại và các khoản vay
được Chính phủ bảo lãnh. Chính phủ vay để cho vay lại và bảo lãnh vay thường
phát sinh khi doanh nghiệp cần huy động một lượng vốn lớn trên thị trường vốn
quốc tế, nhưng không đủ uy tín để tự mình đứng ra vay nợ. Khi đó, Chính phủ
có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận được với các nguồn vốn quốc tế với quy mô
lớn, lãi suất thấp. Các khoản vay và bảo lãnh này thực chất là nghĩa vụ ngân
sách dự phòng, làm nảy sinh nguy cơ ngân sách nhà nước phải trang trải các
khoản nợ khi doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc mất khả năng thanh toán. Do đó,
việc vay về cho vay lại và bảo lãnh vay cần hết sức thận trọng, chỉ nên ưu tiên
cho các chương trình, dự án trọng điểm của Nhà nước hoặc thuộc các lĩnh vực
ưu tiên cao của quốc gia. Kiểm soát chặt chẽ các khoản vay nợ nước ngoài được
Chính phủ bảo lãnh và việc cấp bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay nợ trong
nước; khuyến khích phát triển mô hình
ợp táccông - tư (PPP).
Bốn là , nâng cao hiệu quả và tăng cường kiểm soát việc sử dụng vốn vay,
vốn được Chính phủ bảo lãnh. Đây là vấn đề cốt yếu đảm bảo cho khả năng trả
nợ và tính bền vững của nợ công. Chính phủ là người đứng ra vay nợ, nhưng
không phải là người sử dụng cuối cùng các khoản vốn vay, mà là các chủ dự án,
các đơn vị thụ hưởng ngân sách, các doanh nghiệp ; trong mọi trường hợp,
ngân sách nhà nước phải gánh chịu hậu quả, rủi ro trong toàn bộ quá trình vay
nợ. Để bảo đảm hiệu quả trong việc vay vốn và sử dụng vốn vay cần phải tuân
thủ 2 nguyên tắc cơ bản là: không vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn, vay thương
SV: Đặng Xuân Quỳnh Lớp: Ngân hàng 50C
19
Đề án môn học GVHD: TS. Đặng Anh Tuấn
mại nước ngoài chỉ sử dụng cho các chương trình, dự án có khả năng thu hồi
vốn trực tiếp và bảo đảm khả năng trả nợ; đồng thời kiểm tra, giám sát chặt chẽ,
thường xuyên quá trình sử dụng các khoản vay nợ, các khoản vay được Chính
phủ bảo lãnh, nhất là tại các đơn vị sử dụng trực tiếp vốn vay như: tập đoàn kinh

tế, tổng công ty nhà nước, ngân hàng thương mại,
c dự ánđầu tư cơ sở hạ tầng.
Năm là, công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản lý nợ
công. Việc công khai, minh bạch nhằm tăng cường trách nhiệm trong quản lý,
sử dụng các khoản nợ công và trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý nợ
công. Để thực hiện tốt nguyên tắc quan trọng đó, nợ công cần phải được tính
toán, xác định đầy đủ trong quyết toán ngân sách nhà nước và phải đ
SV: Đặng Xuân Quỳnh Lớp: Ngân hàng 50C
20
Đề án môn học GVHD: TS. Đặng Anh Tuấn
ơ quan chuyên môn
1. ác nhận.
TÀI LIỆU T
2. M KHẢO
Luật Ngân sách Nh
3. nước
Luật quản lý nợ công 2009
The Economist Intelligenc
4. Unit’s global publicdelock
Wikipedia tiếng V
5. :

Cổng thông tin Tu
o: Tạp chí Tuyên giáo s

6. Cổng thNamônn Ngân hàng Nhà nước
SV: Đặng Xuân Quỳnh Lớp: Ngân hàng 50C
21

×