Cao Đẳng Thực Hành FPT
Thanh Hóa
ASSIGNMENT SOF101
LẬP TRÌNH CƠ BẢN
Lớp : PT0901
Sinh Viên Thực Hiện: Lê Huy Vũ-Pa00002
Giáo viên hướng dẫn: Lê Minh Hải
Để Tài: Xây Dựng Ứng Dụng Trắc Nghiệm
Giai Đoạn I:
Trình bày và phân tích chức năng bài toán.
Hiện này ngành công nghệ thông tin đang từng bước phát triển ngày một
lớn mạnh. Không dừng lại ở một lĩnh vực cụ thể nào mà CNTT( Công
Nghệ Thông Tin) có mặt hầu hết ở các lĩnh vực khác nhau như : Kinh
Tế,Văn Hóa,Chính Trị nói chung và Giáo Dục nói riêng
CNTT phát triển toàn cầu toàn lĩnh vực
Ở lĩnh vực Giáo Dục của nước ta hiện nay thì việc kiểm tra học sinh, sinh
viên vẫn chủ yếu thực hiện với hình thức làm trên giấy và thầy cô,giáo
chấm tay. Với hình thức kiểm tra như trên thì sẽ có rất nhiều mặt hạn chế
cho cả học sinh làm bài cũng như giáo viên chấm bài ví như: Học sinh có
thể gian lận ( chép bài, quay bài…). Giáo viên thì mệt mỏi vì số lượng bài
chấm nhiều….
Để khắc phục những hạn chế nếu trên và cải thiện thêm nhiều tính năng
mới thì đã có một số trường Đại Học, Cao Đẳng áp dụng phương thức
kiểm tra bằng phần mềm trắc nghiệm ( ĐH FPT, CĐ FPT )
Vậy phần mềm này có những ưu và nhược điểm gì thì chúng ta sẽ cùng
tìm hiểu về chức năng của nó.
Phần I: Ưu Điểm Của Phần Mềm
Như đã nêu phía trên thì phần mềm thi trắc nghiệm hiện nay đã được một
số trường ĐH, CĐ áp dụng và tại sao lại áp dụng phần mềm này vào các
bài kiểm tra? Bởi vì phần mềm này giải quyết được hầu hết các hạn chế
mà với cách làm bài truyền thống trên giấy ngày xưa gặp phải
I. Nhanh, chính xác.
Nếu như làm bài trên giấy thì thông thường sẽ mất khoảng 1 tiết học
(45 phút) cho khoảng 3 đến 4 câu hỏi và thường sẽ mất 10 phút để
đọc đề ( phát đề hoặc ghi đề lên bảng). Như vậy sẽ chỉ còn 35 phút
cho học sinh làm bài ( chưa kể thời gian thu bài). Sau đó giáo viên
phải để bài về nhà mới có thể chấm điểm từng bài.
Thi trên giấy truyền thống
Nhưng với phần mềm trắc nghiệm thì hoàn toàn có thể khắc phục tối
đa nhược điểm trên khi :
Thời gian kiểm tra : 10~15 phút
Số lượng câu hỏi: 20~30 câu
Không mất thời gian thu bài: vì tự động đóng lại sau khi hết thời gian
Hiện kết quả kiểm tra ngay khi kết thúc nên giao viên có thể có thêm
thời gian chuẩn bị bài mới cũng như tiết kiệm tối đa thời gian trên lớp
II. Đảm bảo tốt kiến thức cần kiểm tra
Với kiểm tra bằng giấy thì lượng câu hỏi đưa ra ít dẫn tới việc kiểm
tra kiến thức học sinh cũng rất hạn chế ( trong khi lượng kiến thức
mỗi bài học khá là nhiều). Nhưng hoàn toàn có thể với phần mềm
trắc nghiệm khi số lượng câu hỏi được đưa ra khá phú hợp. Điều này
khiến giáo viên có thể nắm rõ lực học của từng học sinh mà đưa ra
phương pháp giảng dậy tốt hơn
III. Công bằng, chống gian lận.
Nếu việc kiểm tra bằng giấy khiến giáo viên có thể khó khăn trong
việc chấm điểm vì có thể có học sinh gian lận thì ở phần mềm trắc
nghiệm này đã có thể giải quyết tốt vấn đề gian lận trong thi cử.
Khi thời gian làm bài ngắn (10~10p) và số lượng câu hỏi nhiều dẫn
tới học sinh sẽ không có thời gian để quay cop ( hệ thống sẽ tự động
đóng khi hết thời gian làm bài). Cộng với khả năng hoán đổi vị trí câu
hỏi cho từng học sinh thì việc nhìn bài nhau cũng rất khó khăn. Điều
này dẫn tới việc kết thúc bài kiểm tra sẽ biết được những học sinh
thực sự làm bài bằng thực lực và những học sinh chưa thuộc bài.
Gian lận trong thi cử
Với những ưu điểm nêu trên thì phần mềm trắc nghiệm đã giải quyết
được hầu hết những hạn chế của kiểu kiểm tra truyền thống.
Phần II. Người sử dụng
Phần mềm trắc nghiệm thay thế cho việc kiểm tra truyền thống trong
các trường THPT hay ĐH, CĐ nên đối tượng sử dụng là học sinh, sinh viên
và giáo viên.
I. Đối với học sinh, sinh viên sử dụng
Với đối tượng là học sinh, sinh viên thì phần mềm cung cấp câu
hỏi tương ứng với những kiến thức đã học nhằm kiểm tra và đánh
giá. Giao diện tương đối dễ dàng sử dụng đối với những người
chưa quen với máy tính.
Cụ thể sẽ có câu hỏi được đưa ra và sau đó là những đáp án,
trong những đáp án sẽ có duy nhất một đáp án đúng.
Như vậy học sinh, sinh viên có thể trả lời nhanh chóng không cần
phải ghi
II. Đối với giáo viên, giảng viên
Với đối tượng là giáo viên và giảng viên thì sẽ được cấp những
quyền hạn nhất định ví dụ như: Thêm câu hỏi, thêm bài kiểm tra
Phần III. Tổng quan về phần mềm trắc nghiệp
Với việc đưa phần mềm trắc nghiệp vào phục vụ công tác giảng dạy
ở nhà trường đang được các trường tổ chức thực hiện. Với những ưu
điểm vượt trội cùng với giải quyết những hạn chế khi thi cử với kiểu truyền
thống khi xưa đang góp phần biến nó thành một trong những phần mềm
không thể thiếu trong các trường học sắp tới.
Với giao diện người sử dụng cũng như người quản trị được thiết kế cũng
như lập trình đơn giản mà hiểu quả càng làm tăng tính thực tiễn của phần
mềm.
I) Sơ đồ Form, Luồng thực hiện các form
1) Sơ đồ Form:
Ở sơ đồ Form cũng như các luồng thực hiện phía dưới đã cho ta cái
nhìn khái quát về cách hoạt động cũng như công dụng của từng form
Admin
(Thêm Quiz)
Xem Quiz
Kết Quả
User
Quản Lý Quiz
Đăng Nhập
Với Form Đăng Nhập
Khởi động phần mềm chúng ta sẽ gặp form Đăng Nhập để lựa chọn là
người quản trị hay sinh viên.
Giao diện Form Đăng Nhập
Tại form này người dùng sẽ đăng nhập vào với tài khoản được cấp trước
đó. Tùy vào loại tài khoản sử dụng mà chuyển tới form đã được xác lập với
tài khoản đó.
Với loại tài khoản quản trị ( Admin) thì sau khi đăng nhập sẽ được đưa tới
form quản lý quiz còn với tài khoản sinh viên ( User) thì sẽ được chuyển tới
form để làm quiz.
Câu lệnh Visua Basic như sau:
Với tài khoản đăng nhập là Admin thì sẽ được chuyển tới form đã được xác lập với tài khoản đó
Sau khi đăng nhập với tài khoản quản trị sẽ được chuyển tới form Quản Lý
Quiz:
Giao diện Form Quản Lý Quiz
Với Form Quản Lý Quiz
Tại đây, người quản trị có thể thao tác thêm câu hỏi vào bài quiz hoặc xem
có bao nhiêu câu hỏi trong bài quiz cũng như test thử quiz trước xem có
phát sinh lỗi để có thể xử lý kịp thời trước khi đưa cho sinh viên sử dụng:
Khi click vào Thêm Quiz thì tại sự kiện click này sẽ đưa người quản trị tới
một form khác với chức năng thêm câu hỏi vào bài quiz.
Câu lệnh Visuabasic:
Giao diện Form Admin
Nếu người quản trị khi click vào Test Quiz thì sẽ chuyển tới form User
( người dùng) để kiểm tra bài Quiz có lỗi hay không:
Câu lệnh Visua Basic như sau
Giao diện Form User
Nếu người quản trị click vào Xem Quiz thì sẽ chuyển tới form hiện câu hỏi
cũng như đáp án của Quiz cũng như xem tổng số câu hỏi để có thể thêm
hoặc bớt Quiz tại form Admin:
Câu lệnh Visua Basic:
Với Form Admin ( Thêm Quiz)
Giao diện Form Admin
Ở form này chúng ta có thể thêm câu hỏi vào Quiz.
Quy trình thao tác thêm câu hỏi vào như sau:
Tại hộp thoại textbox người quản trị sẽ ghi câu hỏi vào hộp thoại
Ở hộp thoại này có thể nhập được các câu hỏi ở hầu hết các lĩnh vực
(dưới định dạng text)
Tương tự ở các textbox như Đáp án A,B,C,D người quản trị sẽ ghi những
Đáp án để lựa chọn:
Ở combobox người quản trị sẽ lựa chọn ra 1 đáp án đúng cho câu hỏi vừa
ghi ở textbox trên trong số những câu hỏi đã ghi ở các textbox đáp án:
Ở button Thêm là button có nhiệm vụ lưu lại câu hỏi,đáp án, đáp án đúng
mà người quản trị vừa mới thực hiện trước đó vào một file text để có thể
sử dụng sau.
Câu lệnh visua basic cho form Admin để thực hiện việc ghi câu hỏi như
sau:
khai báo Namespace là System.IO có chức năng “đọc” và “viết” files và các
datastreams khác, classes điển hình của namespace này là FileStream, Path,
StreamReader, StreamWriter
Khai báo hàm kiểm tra xem textbox được nhập vào có chưa khoảng trống
hay không
Ở button Tiếp theo câu lệnh visuabasic như sau
Với Form User( người sử dụng)
Sau khi đăng nhập với tài khoản User thì người dùng sẽ được chuyển tới
form để làm quiz:
Khi được chuyển tới form làm quiz này. Người sử dụng có thể click vào
button Bắt Đầu đề có thể bắt đầu làm bài Quiz
Câu lệnh visua basic:
Khai báo biến:
Khai báo hàm
Khai báo thủ tục hiển thị
Sự kiện Form load
Câu lệnh ở button Tiếp theo
Câu lệnh ở button Quay Lại
Câu lệnh ở button Kết thúc
Câu lệnh ở timertick
Với Form Xem Quiz
Sau khi click ở Form Quản lý vào xem quiz thì người quản trị sẽ được
chuyển tới form xem quiz
Giao diện Form Xemquiz
Câu lệnh Visua Basic
Với form Kết Quả
Giao diện Form Kết Quả
Là form hiển thị kết quả làm bài của người dùng.
Câu lệnh visua basic được viết tại form User.
Với lớp luuquiz
Câu lệnh Visua Basic:
Như vậy chúng ta đã sơ lược qua về phần mềm trắc nghiệm sử dụng trong
hệ thống kiểm tra học tập.
Với những thông tin khái quát như trên, người dùng hay người quản trị đều
có thể hiểu rõ về cách thức hoạt động cũng như sử dụng phần mềm một
cách rõ ràng
Tuy vẫn còn một số nhược điểm,hạn chế ở các khâu chấm điểm, cũng như
tính linh hoạt nhưng phần mềm trắc nghiệm vẫn là giải pháp tối ưu để thay
thế phương pháp kiểm tra truyền thống bằng giấy hiện tại.