Thành phần thiên địch (côn trùng và nhện lớn bắt mồi) của sâu hại chính trên đậu đũa và biện pháp phòng chống bằng thuốc hoá học đối với sâu đục quả (Marucca testulalis Geyer) và ruồi đục lá (Liriomyza sativa Blanch.) vụ hè thu 2007 tại Gia Lâm – Hà Nội”
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (716.08 KB, 69 trang )
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nguyễn Hoàng Diệu_ Lớp BVTV 49A
- 1 -
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây đậu đũa Vigna unguiculata spp sespuipedalis, L. thuộc họ đậu
(Fabaceae).
Cây đậu đũa đã được con người biết đến rất sớm cách đây khoảng gần 5000
năm và được trồng vào khoảng thế kỷ XI trước công nguyên. Trong các loại đậu
thuộc đậu rau thì đậu đũa là loại cây được trồng phổ biến và quan trọng nhất.
Đậu đũa là loại rau ăn quả giàu protein, trồng vụ hè cho năng suất cao nhất.
Cây đậu đũa ưa ánh sang mạnh, chịu được nhiệt độ cao (30
0
C). Đậu đũa không
kén đất nhưng thích hợp với các loại đất tơi xốp, dễ thoát nước, nhất là thời kỳ
tháng 9, tháng 10 mưa nhiều, tốt nhất nên chọn đất thịt nhẹ có pH từ 6 đến 7. Đất
trồng đậu đũa nên trồng luân canh với các cây trồng khác, đặc biệt là lúa nước.
Đậu đũa có 2 nhóm giống: giống quả ngắn, chiều dài quả 20 – 25cm, hạt dày, thịt
quả chắc, ăn ngon; giống quả dài, chiều dài quả >30cm, hạt thưa, thịt quả xốp,
lóng dài, ăn nhạt, giống quả dài cho năng suất cao hơn giống quả ngắn.
Thành phần dinh dưỡng của đậu đũa: Trong 100g quả đậu đũa có 47mg
Canxi; 8,3g đường tổng số; 3,2g protein; 0,5g chất béo; 0,2g chất xơ; 1,6 mg sắt;
22mg Vitamin C và 1,8mg Vitamin PP (Rubatzky, 1997) [40].
Ngoài việc sử dụng làm rau, đậu đũa còn là vị thuốc. Theo đông y cổ
truyền, đậu đũa (chủ yếu là hạt), có vị ngọt hơi mặn, tính bình, có tác dụng bổ tỳ,
vị, điều hoà ngũ tạng, bổ thận và sinh tuỷ. Tại Ấn Độ, đậu đũa được dùng nấu ăn
để trị giun sán, bồi bổ dạ dày, nước ép từ lá có thể sử dụng cho mục đích y học
(Xu, 1993) [54]. Lá non và giá của đậu đũa có thể sử dụng làm rau.
Việt nam có lịch sử trồng đậu đũa lâu đời, thống kê cho thấy đậu đũa được
dùng làm thức ăn cách đây khoảng 5 – 6 ngàn năm. Hiện nay đang được trồng ở
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nguyễn Hoàng Diệu_ Lớp BVTV 49A
- 2 -
hầu hết các vùng ở nước ta. Cây đậu đũa sinh trưởng và phát triển thích hợp
trong điều kiện nhiệt độ 20 – 30
0
C, độ ẩm >70%. Trong điều kiện này cây đậu
đũa là đối tượng cho nhiều loại côn trùng và bệnh gây hại. Theo đánh giá của các
nước trên thế giới năng suất đậu có thể bị giảm từ 10 – 60% do sâu hại gây nên
(Kay,1079). Cây đậu đũa có tác dụng cải tạo và nâng độ phì nhiêu đất, do bộ rễ
có khả năng cộng sinh với vi khuẩn nốt sần để cố định đạm từ nitơ không khí tạo
thành đạm mà cây có thể sử dụng được, hàng năm có thể để lại cho đất từ 200 –
300 kg N/ha (Lê Văn Cẩn, 1976) [2 ]. Hiện nay để phòng trừ sâu hại chính trên
cây đậu đũa trên thế giới cũng như ở nước ta chủ yếu là dung thuốc hoá học. Ở
nước ta trong một vụ phải phun thuốc từ 4 – 12 lần, lượng thuốc dùng cho một
ha thường tăng gấp đôi so với lượng thuốc sử dụng trên rau thập tự, do vậy trong
20 mẫu đậu đũa phân tích thì 14 mẫu có dư lượng vượt mức cho phép của FAO-
WHO (trung tâm kiểm định thuốc BVTV phía Bắc, 1994).
Vì vậy muốn có sản phẩm đậu đũa an toàn đòi hỏi phải sử dụng thuốc hoá
học hợp lý. Cơ sở của việc dùng thuốc hoá học hợp lý phải hiểu biết về thành
phần sâu hại, đặc điểm sinh học, sinh thái học, quy luật phát sinh của sâu hại và
ý nghĩa của biện pháp phi hoá học trong phòng trừ chúng trên cây đậu đũa. Với
yêu cầu thực tế trên và để đáp ứng sản xuất đậu đũa an toàn. Được sự đồng ý của
bộ môn Côn trùng – khoa Nông hoc, với sự hướng dẫn trục tiếp của T.S. Trần
Đình Chiến và Th.s. Nguyễn Đức Khánh chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Thành
phần thiên địch (côn trùng và nhện lớn bắt mồi) của sâu hại chính trên đậu
đũa và biện pháp phòng chống bằng thuốc hoá học đối với sâu đục quả
(Marucca testulalis Geyer) và ruồi đục lá (Liriomyza sativa Blanch.) vụ hè thu
2007 tại Gia Lâm – Hà Nội” .
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nguyễn Hoàng Diệu_ Lớp BVTV 49A
- 3 -
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Trên cơ sở điều tra thu thập thành phần côn trùng và thiên địch của sâu
hại chính trên đậu đũa vụ hè thu, đồng thời xác định mối quan hệ giữa một số
loài bắt mồi quan trọng với sâu hại. Từ đó, đề xuất các biện pháp phòng chống
sâu hại đậu đũa đạt hiệu quả kinh tế và môi trường.
1.2.2. Yêu cầu
- Xác định thành phần các loài sâu hại trên đậu đũa vụ hè thu 2007 tại Gia
Lâm – Hà Nội.
- Xác định thành phần côn trùng và nhện lớn bắt mồi trên cây đậu đũa
(thuộc đậu rau).
- Theo dõi diễn biến mật độ của sâu sâu đục quả Maruca testulalis Geyer,
ruồi đục lá Liriomyza sativa Blanch.
- Nuôi sinh học sâu đục quả đậu (Maruca testulalis Geyer.) trong phòng
thí nghiệm để tìm một số đặc điểm sinh vật học của chúng.
- Xác định hiệu quả của biện pháp hoá học trong việc phòng trừ sâu hại
trên cây đậu đũa.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nguyễn Hoàng Diệu_ Lớp BVTV 49A
- 4 -
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Tình hình sản xuất cây đậu đũa
Cây đậu đũa Vigna unguiculata ssp. sesquipedalis L. là cây chiếm một
vị trí khá quan trọng trong đời sống con người. về nguồn gốc đậu đũa có
nhiều ý kiến trái ngược nhau. Có ý kiến cho rằng có nguồn gốc từ Trung và
Đông châu Phi (Tạ Thu Cúc, 2005; Maghirany,1991) [3], nhưng theo
(www.echotech. Org) [65] lại cho rằng đậu đũa có nguồn gốc từ miền nam
Trung Quốc. Còn (www.ngb. Org/gardening/fact) [66] thì cho rằng đậu đũa
có nguồn gốc từ Đông Nam Á và hiện nay được trồng rộng rãi ở châu Á,
châu Âu và gần đây nhất đây là châu Mỹ. Quá trình trồng cây đậu đũa gắn
liền với lịch sử trồng cây lúa miến và cây kê. ở trên thế giới người ta trồng
đậu đũa với nhiều giống khác nhau và cho năng suất khác nhau.
Khu vực Đông Nam Á: Ở Indonesia, có 7 giống được đánh giá là nổi
bật nhất có năng suất hơn 19 tấn/ha (Piluek và cộng sự, 1996) [34]; Ở
Malaysia cho thấy có 6 giống cho năng suất quả trung bình hơn 17 tấn/ha; Ở
Philippines có 4 giống cho năng suất cao và ổn định trong cả hai mùa, năng
suất quả tươi trung bình vào mùa khô là 1,16 tấn/ha, vào mùa mưa là 4,41
tấn/ha. Mặc dù cho năng suất thấp hơn các giống của 3 nước trên nhưng đều
cho năng suất cao hơn những giống được trồng ở nước ta.
Ngày nay, ở Việt Nam đậu đũa giữ một vai trò nhất định trong hệ
thống luân canh cây trồng và có ý nghĩa hơn đối vùng chuyên canh cây rau
màu. Do nhu cầu sử dụng rau xanh của người dân ngày càng tăng lên cùng
với sự phát triển của xã hội, có ý nghĩa trong việc đáp ứng nhu cầu rau ở các
thời kỳ rau giáp vụ.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nguyễn Hoàng Diệu_ Lớp BVTV 49A
- 5 -
Đậu đũa được trồng ở khắp các khu vực trên đất nước ta, và có lịch sử
lâu đời. Nhưng chúng được trồng ở khu vực Bắc Bộ là nhiều nhất và cho
năng suất cao nhất.
Ở Việt Nam, số lượng giống còn ít mới chỉ chọn lọc ra được giống HA05
do Viện Nghiên cứu Rau quả chọn ra từ 30 giống có nguồn gốc địa phương và
nhập nội từ Trung tâm Nghiên cứu và phát triển châu Á. Nhưng chủ yếu được
trồng là các giống nhập ngoại, trong đó giống YP5 có nguồn gốc từ Đài Loan
được nhập vào nước ta từ năm 1992. Vũ Tuyên Hoàng và CTV (1997) [7] đã phân
lập và chọn ra dòng đậu đũa S5 ổn định về cả đặc tính sinh học cũng như các đặc
tính kinh tế, cho năng suất cao nhất vào vụ xuân hè khoảng 15 – 20 tấn/ha, quả dài
(>60), quả xanh hấp dẫn, ăn giòn và ngọt.
2.2. Tình hình nghiên cứu sâu hại đậu đũa
Cây đậu đũa là cây trồng quan trọng ở nhiều nước trên thế giới, có tác
dụng cung cấp một lượng thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cho con người,
được coi là nguồn cung cấp protein cho các quốc gia đang phát triển (Gethi
và Khaemba, 1985; Alghli, 1991) [19] và có tác dụng cải tạo đất rất tốt cho
cây trồng vụ kế tiếp như lúa, ngô…Tuy nhiên, việc trồng đậu đũa cũng gặp
không ít khó khăn, trong đó phải kể đến sự có mặt và gây hại của nhiều loài
dịch hại ( chủ yếu là côn trùng gây hại).
Số lượng sâu hại chính trên đậu đũa khá đa dạng và phong phú.
Nghiên cứu của Eruch cho thấy ở Nam Nigeria, loài rầy xanh (Empoasca
colichi Paoli) và sâu đục quả (Cydia plychora Meyr) là những loài sâu hại
phổ biến. Còn ở vùng Đông Uttar Paradesh (Ấn Độ) đã xác định được 8 loài
sâu hại chính, đó là Madurasia obscurella Jac, rầy xanh (Empoasca kerri
Pruthi), ruồi đục thân (O. phaseoli), rệp đậu (Aphis craccivora Koch),
Acrocercops spp., sâu đục quả đậu (Euchrysops cnejus F.), bọ trĩ hại hoa
(Megalurothrips distalis Karny.) và bọ xít (Ripturtus sp.).
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nguyễn Hoàng Diệu_ Lớp BVTV 49A
- 6 -
Ở vùng Bắc Kinh (Trung Quốc), sâu đục quả đậu (Maruca vitrata
Geyer.) và sâu đục quả (Lampides boeticus L.) được coi là những loài sâu
hại quan trọng trên đậu đũa (Luo và CTV, 1992) [25]. Còn bọ trĩ hại hoa
(Megalurothrips usitatus (Bagn.) là loài sâu hại quan trọng trên đậu đũa ở
Đài Loan (Niann, 1990) [28].
Theo thống kê chung của các nước trên thế giới năng suất của đậu đũa
có thể bị giảm từ 10 – 60% do sâu hại gây nên (Kay,1979) [20]. Các nghiên
cứu cho thấy ở Ghana đã xác định được 7 loài gây hại chính trên đậu đũa
trong 150 loài côn trùng gây hại. Theo Campell và W.Reed (1986) [14], ở Ấn
độ có trên 200 loài sâu hại đậu đũa, ở giai đoạn cây con chúng cắn chết cây,
làm khuyết và giảm mật độ cây. Ở vùng Đông Nam Á và Nam Á trên đậu
đũa có 10 loài sâu hại chính. Theo Waterhouse (1998) [59], ở vùng Đông
Nam Á đã ghi nhận có 30 loài gây hại trên đậu đũa thuộc 6 bộ côn trùng và
lượng này ở từng nước này như sau: Campuchia và Myanma mỗi nước có 11
loài, Indonesia có 15 loài, Brunei 5 loài (ít nhất), Malaysia 26 loài, Lào 10
loài, Singapore 17 loài và Thái Lan 20 loài. Theo Waterhouse (1974) [60], ở
Myanmar và Thái Lan tương ứng có 4 và 9 loài sâu hại chính nhưng chỉ có
loài Helicoverpa armigera Hubn là loại sâu hại quan trọng. Nghiên khác của
Porn Suddhiyam và Somjai Kowsurat cũng chỉ ra rằng trên cây đậu đũa ở
Thái Lan có 4 loài sâu hại chính là: bọ phấn, rệp đậu, sâu đục quả đậu và sâu
xám. Theo Wanchai Thanomsub và Anat Watanasit [61] có 3 loài sâu hại
chính trên cây đậu đũa: Heliothis armigera, Etiella zinckenella và maruca
testulalis. Ở Campuchia và Brunei đều có loài Helicoverpa armigera (Hubn)
và Maruca testulalis (Geyer) là sâu hại quan trọng, ở Lào có 4 loài sâu hại
chính được phát hiện thì loài Helicoverpa armigera và Ophiomyia phaseoli
(Tryon) là 2 loài quan trọng. Tại Malaysia đã xác định được 11 loài sâu hại
chính, trong đó có 6 loài quan trọng là: Heliothis armigera Gour, Maruca
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nguyễn Hoàng Diệu_ Lớp BVTV 49A
- 7 -
testulalis Geyer, Ophyonyia phaseoli, Chromatomyia horticola Gour,
Anomis flava Fabr. và Callosubsuchos chinensis L. Gần đây bọ trỹ đã trở
thành loài gây hại phổ biến và quan trọng trên đậu đũa. Theo Spencer
(1973), hiện nay có nhiều cây thực phẩm (kể cả đậu đũa, đậu trạch, đậu
cove) bị ruồi đục lá hại rất nặng phần lớn là các loài ruồi đục lá thuộc giống
Liriomyza, Phytomyza, Chronyatomyia (Diptera: Agromyzidae).
Các loài sâu hại đậu đũa gây ra những tổn thất đáng kể cả về mặt năng
suất và chất lượng quả. Theo ước tính của Saxenna và CTV (1978) [42], con
số này dao động từ 53 – 98% nếu không tiến hành các biện pháp phòng trừ.
Theo Rejesus (1978) [40], thiệt hại năng suất trên cây đậu đũa là 66 – 100%.
Theo Liao C.T.j- và Lin C.S.(2000) [25]. Theo Sing và Allen (1980) [45], sâu
đục quả Maruca testulalis có thể làm giảm năng suất hạt đậu đũa từ 20 –
60% nếu không phòng trừ. Ở Băngladesh, Ohno và Alam (1989) [32] cho
biết, sâu đục quả có thể gây hại tới 54,4% quả đậu đũa khi thu hoạch và làm
giảm năng suất khoảng 20%. Theo Ogunwolu (1990) [31], ở Nigieria năng
suất đậu đũa giảm từ 48 – 72% do sâu hại, còn theo Bal (1991), nếu không
phòng trừ bọ trĩ thì năng suất đậu đũa giảm đi từ 30 – 90%. Theo Singh và
Van Emden (1979) [52]; Taylor (1964) [47] (dẫn theo Nguyễn Quý Dương,
1997) [6]. Năng suất cây đậu đũa giảm tới 60% do sự gây hại của loài M.
testulalis và nó còn kết hợp với loài bọ trĩ Megalurothrip sjostedti làm mất
khả năng sinh sản của hoa.
Có một số lượng lớn các loài sâu hại gây ra các tác hại khác nhau cho
cây đậu đũa. Trong số 85 loài tấn công trên đậu đũa, loài M. testulalis được
coi là loài sâu hại chính (Atachi và Ahohoendo,1989; Singh, 1980) [11].
Theo Reed và Lateef (1990) [41] loài M. testulalis là nguyên nhân chính gây
ra việc giảm năng suất cây đậu đũa ở khu vực nhiệt đới ẩm. Trong khi đó ở
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nguyễn Hoàng Diệu_ Lớp BVTV 49A
- 8 -
vùng cận nhiệt đới thì 2 loài H. armigera (Hubner) và M. obtusa là 2 loài có
sự gây hại quan trọng nhất.
Trong số các loài sâu hại trên đậu đũa thì sâu đục quả đậu M. testulalis
được ghi nhận là loài sâu quan trọng nhất. Theo singh (1978) và Taylor
(1974) [44] từ những nghiên cứu thực địa cho thấy sâu đục quả có thể xuất
hiện và gây hại sớm từ trước khi cây đậu đũa ra hoa và sống trên búp, ngọn,
thân cây, ở các chồi. Thời điểm đậu đũa ra hoa thì sâu non chủ yếu sống trên
hoa và nụ hoa, khi có quả sâu non tấn công đục vào quả. Taylor (1974) [48]
cho rằng loài sâu này là nguyên nhân chính gây mất mùa đậu ở Nigeria do
chúng phá hoại khoảng 50% số lượng quả xanh. Theo các thông số về sự
giảm năng suất ở tất cả các vùng và các mùa trồng đậu đũa thì loài sâu đục
quả luôn có sự gây hại nghiêm trọng cả ở trên hoa và quả. Trong hầu hết các
trường hợp, sự gây hại của loài M.testulalis gây hại cho quả có sự liên quan
chặt chẽ với số lượng sâu non có ở trên quả. Số lượng sâu non và khả năng
gây hại của chúng đối với hoa và quả luôn là nguyên nhân dẫn đến việc giảm
năng suất của đậu đỗ (Odulja và Oghiakhe, 1993) [30]. Mức độ gây hại đối
với bất cứ quả nào đều phụ thuộc và số lượng sâu non hiện có. Taylor (1967)
[49] ước tính rằng một con sâu non có thể gây hại từ 10-20% trọng lượng
của một quả.
Theo Atachi và ctv CTV (1989) [11], ở Becnin, mật độ sâu đục quả đạt
cao nhất vào thời điểm 40-70 ngày sau trồng, ngoài sâu đục quả ra thì bọ trĩ
cũng luôn có mật độ cao trong cả vụ. Theo kết quả nghiên cứu của Karel
(1985) [85] thì sâu đục quả đậu (M.testulalis) và sâu xanh (Heliothis
armigera) là hai loài sâu nguy hiểm nhất trên đậu cove. Thiệt hại do hai loài
này gây ra trên hoa trung bình là 31%, trên quả sâu xanh gây hại khoảng
13%, sâu đục quả là 31%. Năng suất hạt cũng bị giảm từ 33-53% do hai loài
này, trong đó chủ yếu là do sâu đục quả gây ra.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nguyễn Hoàng Diệu_ Lớp BVTV 49A
- 9 -
Sâu đục quả đậu đỗ (M.testulalis) phân bố rất rộng trên cây đậu đỗ ở
các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới thuộc châu Phi, châu Á và vùng Thái Bình
Dương. Vùng phân bố chính xác được xác định từ đảo Verde ở Tây Phi, kéo
dài về phía Đông tới Kiji, Samoa và cả Tây Ấn, Nam Mỹ. Ngoài ra nó còn
xuất hiện trên đậu đũa ở một phần của phía Nam châu Phi (Phelp và
Ootihuigen, 1958), miền Nam nước Mỹ (Williamson, 1943) và Úc (Paslow,
1968). Sâu đục quả đậu đũa được phát hiện lần đầu tiên trên cây “Katjan”
(một loại đậu) ở Indonexia (Dielx, 1914). Nó được Hubner mô tả đầu tiên và
sau khi ông mất Geyer đã công bố kết quả này. Tuy những nhà phân loại học
ngày nay cho rằng Geyer mới là người đã mô tả về loài sâu đục quả đậu
Maruca testulalis.
Sâu đục quả có thể gây hại trên cây đậu đũa ngay khi hạt mới nẩy
mầm, giai đoạn cây con cho đến khi cây ra hoa kết quả. Sâu non của sâu đục
quả nhả tơ kết các lá non lại rồi đục lá (đối với sâu non tuổi nhỏ) hoặc đục từ
qua lại từ bên nọ sang bên kia (đối với sâu non tuổi lớn). Sâu non có thể tấn
công trực tiếp vào các bộ phận còn non như làm mất đỉnh ngọn cây đậu đũa
ở giai đoạn ra hoa và hình thành quả, nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất
của cây trồng. Điều kiện thuận lợi cho việc ra hoa và hình thành quả cũng
thường là điều kiện thuận lợi cho sâu đục quả sinh trưởng và phát triển.
Trưởng thành đẻ trên là đài và cánh hoa, sâu non sau khi nở ra di chuyển dọc
theo mép cánh hoa rồi đục lỗ chui vào bên trong nụ hoa. Chúng chủ yếu tấn
công vào bộ phận sinh sản của hoa, trước tiên là bao phấn, chỉ nhị, vòi
nhụy, bầu nhụy sau đó đến tràng hoa. Triệu chứng mà chúng để lại trên hoa
là cánh hoa bị biến màu, mất màu. Sự tái tạo của các phần của hoa bị ảnh
hưởng thậm chí bị mất hẳn. Các hoa bị sâu non bị phá hoại sẽ thối và rụng.
Vì vậy việc sâu non của sâu đục quả đũa xuất hiện sớm ở giai đoạn cây ra nụ
hoa có liên quan chặt chẽ đến sự thiệt hại về năng suất (Akinfewa, 1975)
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nguyễn Hoàng Diệu_ Lớp BVTV 49A
- 10 -
(dẫn theo Nguyễn Quý Dương, 1997) [6]. Kết quả điều tra nghiên cứu về sự
phân bố của sâu non sâu đục quả đậu đũa trên các tầng ra hoa và sự biến
động về mật độ của chúng ở Shang hua, Đài Loan cho thấy: sự phân bố của
sâu non sâu đục quả đậu đũa không có sự khác biệt giữa các tầng hoa và tầng
quả. Thông thường, trên mỗi nụ hoa có từ 1 đến vài sâu non, trong khi trên
quả có một số lượng lớn 4 – 5 sâu non được tìm thấy. Sự phát triển của sâu
non không diễn ra trên hoàn toàn một hoa mà chúng thường di chuyển từ hoa
này đến hoa khác sau khi đã tấn công các bộ phận sinh sản của hoa, trung
bình một sâu non có thể phá hại từ 4 – 6 hoa (Liao và Lin, 2000) [25]. Khi
hoa đậu quả thì chúng chuyển sang gây hại cho quả non và các hạt đang phát
triển. Ngoài ra chúng có thể phá hoại ở vùng cuống quả, cuống lá và cành
non, Taylor (1967) [49]. Theo Usua và Singh (1975) [53], sự tấn công gây
hại vào thân cây cũng gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt đối
với giống đậu đũa thân mềm. Tuy nhiên theo các số liệu thống kê cho thấy
thiệt hại lớn nhất xảy ra khi sâu non xuất hiện nhiều ở giai đoạn cây ra hoa
rộ và giai đoạn hình thành quả non.
Những đặc tính sinh học, sinh thái cơ bản của loài M. testulalis đã
được nhiều tác giả tập trung nghiên cứu cả trong phòng thí nghiệm và ngoài
đồng ruộng. Wolcott (1930) [63] là người đầu tiên đưa ra những mô tả tổng
quát về quá trình phát triển của 3 loài sâu đục quả trên cây đậu Lima ở
Puerto Rico. Tác giả Taylor (1967) [49] nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh
thái của loài sâu này ở phía Nam Nigreia. Sau đó Akinfewa (1975) [10],
Usua và Singh (1975), Usua (1977) [53] đã bổ sung thêm chi tiết về đặc
điểm sinh học của loài này. Pornparn Suddhiyam và Somjai Kowsurat [35]
cũng chỉ ra rằng loài sâu đục quả M.testulalis là một trong 4 loài sâu bệnh
nguy hiểm cho các vùng trồng đậu đũa ở các vùng trồng đậu đũa ở Thái Lan
năm 1997/ 1998. Liao và Lin (2000) [25] nghiên cứu về đặc tính gây hại và
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nguyễn Hoàng Diệu_ Lớp BVTV 49A
- 11 -
phân bố của loà M. testulalis trên cây đậu đũa ở các tuổi sâu non ở Đài Loan.
Các tác giả Nitonifor; Jackai; Ewete (1996) [29]thuộc viện Nông nghiệp
nhiệt đới Quốc tế ở Ibadan, Nigeria nghiên cứu về phổ kí chủ và tập tính
sinh sống của loài M. testulalis Geyer trong phòng thí nghiệm và trong nhà
lưới từ trưởng thành đến thế hệ F1. Các nhà nghiên cứu đều đưa ra nhận
định, rất khó ghép đôi và đẻ trứng khi nuôi trong phòng thí nghiệm. Do vậy
phải có sự kết hợp với các nghiên cứu ngoài đồng ruộng để đưa ra các kết
luận chính xác.
Các kết quả nghiên cứu đều cho thấy, sâu đục quả thường đẻ trứng trên
nụ hoa và hoa của cây đậu đũa. Tuy nhiên trong một số trường hợp cũng tìm
thấy trứng trên lá, nách lá, đỉnh sinh trưỡng cả quả (Bruner, 1931; Wolcott,
1933; Krishwasnurthy, 1936, 1967) [13]. Khi theo dõi vị trí đẻ trứng của loài
sâu này trên cây đậu đũa Wallis và Byth (1986) [64]cũng có kết luận tương
tự. Nghiên cứu về đặc điểm của trứng loài sâu đục quả, Taylor (1967) [49]
cho thấy, trứng có hình bầu dục, kích thước 0.65 x 0.45mm, màu vàng nhạt
trên bề mặt có những đường cân hình mạng lưới. Theo Jackai (1981) [56]
trứng thường có đường kính 0.35mm và rất khó phát hiện khi nhìn bằng mắt
thường. Việc xác định khả năng đẻ trứng của trưởng thành tương đối khó
khăn do vị trí đẻ trứng luôn thay đổi. Theo kết quả nghiên cứu của Taylor
(1967) [49] thì một trưởng thành cái có thể đẻ từ 8 – 140 quả trứng, còn theo
Akinfewa [10] là từ 6 – 189 quả. Jackai, Ochieng và Raulson (1990) [57] khi
nuôi sâu trong phòng thí nghiệm với tỷ lệ 10 đực : 10 cái cho kết quả trung
bình 440 trứng, cao hơn nhiều so với các kết quả nghiên cứu trước đó. Kết
quả giải phẫu một con trưởng thành cái thời kì chuẩn bị sinh sản cho thấy có
200 – 300 quả trứng đã phát triển đầy đủ (Taylor, 1967) [49]. Trứng thường
được đẻ thành từng đợt, mỗi đợt có từ 2 – 16 quả (Taylor, 1967; Jackai và
cộng sự 1990) [49].
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nguyễn Hoàng Diệu_ Lớp BVTV 49A
- 12 -
Thời gian phát dục của trứng là từ 2 – 3 ngày (Taylor, 1967;
Akinfewa, 1975) [49] (dẫn theo Nguyễn Quý Dương, 1997) [6], kết quả
nghiên cứu của Ramasubramanian và Babu (1989) trên 3 loài cây thuộc họ
đậu cũng cho kết quả tương tự. Ở Đài Loan, thời gian phát dục của trứng
được ghi nhận là 4 – 5 ngày (Chang và Chen, 1989) [15]. Đặc tính ghép đôi
của sâu đục quả cũng được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Theo Jackai,
Ochieng và Raulson (1990) [57], nếu trưởng thành ghép đôi trong 4 – 5 đêm
thì sẽ cho tỷ lệ giao phối và đẻ trứng cao nhất. Theo các tác giả trên thì
trưởng thành đực có khả năng giao phối nhiều lần trong khi trưởng thành cái
chỉ giao phối một lần. Quá trình giao phối thường diễn ra trong khoảng từ 21
– 22
0
C và ẩm tương đối cao 80 – 100%, cao điểm của sự giao phối vào lúc 2
– 3 giờ sáng.
Giai đoạn của sâu non của loài M. testulalis Geyer có 5 tuổi (Taylor,
1967; Kochler và Mehta, 1972) [49]. Thời gian phát dục sâu non từ 8 – 13
ngày và 10 – 14 ngày theo kết quả của Akinfewa (1975) [10]. Theo kết quả
nghiên cứu của Ramasubramanian và Babu (1989) [39] thì thời gian phát dục
của trứng trên đậu đũa là 13,86 ngày. Nghiên cứu của Chang và Chen (1989)
cho kết quả là 20 – 24 ngày. Taylor (1978) [50] cho rằng thời gian phát dục
của sâu non kéo dài khoảng 3 tuần. Sâu non tuổi 5 chuẩn bị hoá nhộng,
chúng thường nhả tơ, dệt một lớp kén mỏng. Giai đoạn này được gọi là thời
kì tiền nhộng, thường được kéo dài 1-2 ngày. Sâu non thường hoá nhộng ở
dưới đất ở độ sâu 2-3cm. tuy nhiên trong điều kiện không thuận lợi cho việc
hoá nhộng ở dưới đât chúng có thể hoá nhộng ngay ở trên cây bằng cách nhả
tơ kéo gập mép lá vào thành tổ, hoặc kết kén giữa các lá sát nhau. Khi sâu
non vừa hoá nhộng thì nhộng có màu vàng, sau chuyển sang màu sẫm. Thời
gian phát dục của pha nhộng thường kéo dài từ 6-8 ngày. Các kết quả nghiên
cứu của Ke, Fang, Li (1985) [22] tại Quảng Châu-Trung Quốc cho thấy
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nguyễn Hoàng Diệu_ Lớp BVTV 49A
- 13 -
nhộng của loài M.testulalis thường qua đông trong các lớp đất bề mặt, đến
tháng 5 mới vũ hoá trưởng thành bay ra.
Sau khi vũ hoá trưởng thành cái không đẻ trứng ngay mà nó cần một
thời gian ăn thêm để hoàn thành bộ máy sinh sản. Vào thời gian này chất
lượng thức ăn có sự ảnh hưởng rất lớn đến thời điểm bắt đầu đẻ trứng và số
lượng trứng đẻ. Nhiều nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy nếu
được ăn thêm bằng dung dịch đường glucose 25% thì sau khi vũ hoá 3-4
ngày trưởng thành cái bắt đầu đẻ trứng. Sự đẻ trứng đạt mức cao nhất là
khoảng 6-8 ngày sau khi giao phối. Trung bình trưởng thành cái sống từ 8,5-
10 ngày, trưởng thành đực có khoảng thời gian ngắn hơn 5,9 – 6,1 ngày.
Việc nghiên cứu khả năng đẻ trứng của loài M.testulalis trên một số loài cây
kí chủ khác nhau nhằm xác định kí chủ phù hợp cho việc nhân nuôi chúng
trong phòng thí nghiệm cho kết quả là số trứng được đẻ và tỉ lệ nở cao nhất ở
trên cây đậu ván (Ramasubramanian và Babu, 1989) [39]. Thời gian phát dục
của sâu non trên đậu ván ngắn nhất (12.9 ngày) và trưởng thành vũ hoá từ
những sâu non cũng có thời gian sống lâu hơn. Từ đó hai tác giả này đi đến
kết luận rằng đậu ván là thức ăn thích hợp cho việc nhân nuôi loài sâu này
trong phòng thí nghiệm.
Ngoài việc nghiên cứu các đặc điểm sinh học của loài sâu đục quả
M. testulalis, nhiều nhà khoa học cũng đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm
sinh thái học của chúng. Tại Đài Loan, sâu đục quả xuất hiện quanh năm và
số lượng quần thể tăng dần từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Vòng đời của
chúng có sự thay đổi theo vùng sinh thái, ở miền Nam Nigeria là 18 -35 ngày
còn ở miền Bắc là 30 -35 ngày (Booker, 1965) [12]. Loài M. testulalis luôn
có những giai đoạn phát triển khác nhau trong suốt năm nhờ vào hai nguồn
thức ăn chính là những cây trồng chính được trồng ở vùng đất được canh tác
và những cây hoang dại. Sự tồn tại của của loài sâu đục quả phụ thuộc vào
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nguyễn Hoàng Diệu_ Lớp BVTV 49A
- 14 -
sự tồn tại của các kí chủ mà không phụ thuộc vào sự ngủ nghỉ bắt buộc
(diapause) hay sự ngủ nghỉ do điều kiện thời tiết bất thuận (Ananthakrishnan
và Gopichandran, 1993) [10]. Những cây trồng có sẵn trong tự nhiên vừa là
nguồn cung cấp thức ăn vừa là nơi cư trú và nơi đẻ trứng cho sâu hại này
(Van Emden,1981; Way và Heong, 1994) [51]. Theo nghiên cứu của nhiều
nhà khoa học, chúng không có thời gian ngừng hoạt động, sâu non của loài
sâu này có thể phát triển và gây hại bất cứ mùa nào trong năm do chúng có
phổ kí chủ rộng (cây trồng, cây dại và cả nông sản trong quả trình bảo quản)
và khả năng gây hại của chúng) trên mọi bộ phận của cây: Lá hoa, quả,
hạt…). Ở Nigeria thời gian hoạt động của trưởng thành loài M. testulalis trên
đậu đũa đã được Nitonifor và cộng sự (1996) [29] xác định thông qua bẫy
ánh sáng. Kết quả cho thấy loài sâu này tập trung chủ yếu gây hại chủ yếu
vào 2 vụ: từ tháng 6 đến tháng 8 và từ tháng 10 đến tháng 11 ở Nam Nigeria;
từ tháng 7 đến tháng 10 ở Bắc Nigeria. Ở gần khu vực trồng đậu đũa (ở Châu
Phi) người ta tiến hành thu thập định kì các loài sâu hại trên hoa các giống
cây đậu đũa của loài sâu đục quả. Số liệu điều tra của các loài sâu hại đó để
so sánh (so sánh về số lượng các loài sậu hại có mặt trên cây kí chủ dại và
trên cây đậu đũa). Kết quả cho thấy loài M. testulalis rất hiếm có mặt trên
cây kí chủ dại mà thường xuyên có mặt trên ruộng trồng đậu đũa. Điều này
cho thấy rằng số lượng cùng với tính chất bề ngoài của các loài kí chủ quyết
định kích cỡ của chủng quần sâu hại (Zebitz, Zenz, koch,1999) [55].
Ngày nay, ở Việt Nam nền kinh tế đã có những bước phát triển mạnh
mẽ, làm cho đời sống người dân ngày càng được nâng cao, dẫn đến nhu cầu
về rau sạch và an toàn cũng được chú trọng hơn. Mặt khác, cây đậu đũa giữ
vai trò nhất định trong hệ thống luân canh, cải tạo đất cho vùng chuyên canh
trồng rau. Nhưng do dân trí chưa thực sự cao và người dân vẫn đặt vấn đề
năng suất lên hàng đầu, sử dụng thuốc hoá học vẫn tỏ ra hết sức tuỳ tiện.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nguyễn Hoàng Diệu_ Lớp BVTV 49A
- 15 -
Điều này chứng tỏ rằng những nghiên cứu về sâu hại đậu rau và đậu
đũa nói riêng ở nước ta có được quan tâm nhưng chưa nhiều.
Ở Việt Nam, theo kết quả điều tra cơ bản của Viện BVTV năm 1967 –
1968 ở phía bắc và năm 1977 – 1978 phía Nam ghi nhận có 39 loài sâu hại,
trong đó có 5 loài thu thập trên cây đậu đũa và đậu co ve, đó là, loài sâu đục
quả M. testulalis đã có mặt ở hầu hết các tỉnh trong cả nước như: BắcThái,
Hà Giang, Hà Nội, Hà Tây, Lào Cai, Thái Bình, Thanh Hoá, Quang
Bình Ngoài sự gây hại cho các cây trồng thuộc họ đậu như lạc, đậu tương,
đậu đen, điền thanh, sâu đục quả đậu đậu đỗ M.testulalis còn xuất hiện trên
một số cây trồng khác như lúa, khoai lang, cao lương, vông, dâu, chè, cao su,
rau cải, bí ngô, cà pháo, cam, quýt, mơ, mận, bắc hà
Trên cây đậu đũa, một số loài sâu hại chính cũng được một số tác giả
quan tâm nghiên cứu. Theo Trần Hồng Lập và Hoàng Thị Dung (1978) [8]
loài sâu đục quả này chủ yếu gây hại trên các cây họ đậu với tỉ lệ khá cao:
Trên đậu đũa là 70-80%, đậu bở là 40,3%, đậu cobơ 9,5%. Theo kết quả
nghiên cứu của Hoàng Anh Cung và CTV (1996) cho thấy sâu đục quả và
rệp muội là những sâu hại quan trọng trên đậu rau. Còn theo Nguyễn Thị
Nhung (2001) [9] thì loài sâu đục quả là một trong 8 loài sâu xuất hiện
thường xuyên và phổ biến trên cây đậu ăn quả. Cũng theo tác giả này, loài
M.testulalis là đối tượng gây hại nặng nhất, tỉ lệ quả bị hại có thể lên tới
50,65% và cao nhất vào tháng 5. Sâu đục quả phát sinh quanh năm trên cây
đậu ăn quả và có hai đỉnh cao mật độ trong năm, đỉnh cao thứ nhất thường
vào tháng 5, có mật độ trung bình dao động từ 26,2-42,2 con/100 quả, đỉnh
cao thứ 2 vào tháng 10 mật độ dao động từ 12,6-20,4 con/100 quả. Mật độ
sâu đục quả trong một vụ đậu trạch, đậu đũa đạt đỉnh cao ở giai đoạn đầu của
vụ thu hoạch.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nguyễn Hoàng Diệu_ Lớp BVTV 49A
- 16 -
2.3. Tình hình nghiên cứu về kẻ thù tự nhiên của sâu hại đậu đũa
Cây đậu đũa, cây leo cao kết hợp với việc sử dụng thuốc hoá học còn
nhiều và liên tục, đây chính là nguyên nhân chính ảnh hưởng tới thành phần,
số lượng thiên địch chống lại sâu hại.
Theo kết quả nghiên cứu về thiên địch của sâu hại chính trên đậu đũa
trên toàn thế giới, trong các tài liệu tham khảo được, chưa thấy có tài liệu
nào thống kê hoàn chỉnh số lượng các loài thiên địch mà chỉ nêu đến thiên
địch của một số loài cụ thể.
Theo Lateef và Reedy (1984) [24] đã thu thập được 16 loài kí sinh sâu
đục quả.
Theo Waterhouse và CTV (1987) [59], ở Srilanca đã phát hiện được 9 loài kí
sinh sâu đục quả trong đó loài kí sinh nhộng Antrocephlus nr subelongatus,
có vai trò quan trọng hơn cả, có khả năng gây chết cho 12 -20% nhộng M.
testulalis. Ở Ghana có 6 loài kí sinh sâu non sâu đục quả đậu đũa, trong đó 3
loài thuộc bộ Diptera , 2 loài thuộc bộ Hymenoptera và 1 loài thuộc bộ
Acarina. Kết quả nghiên cứu thành phần kẻ thù tự nhiên sâu hại ở Srilanka
cho thấy chúng bị kí sinh bởi 5 loài ong kí sinh, trong đó có 2 loài thuộc họ
Braconidae và chlcididae, 3 loài còn lại thuộc các họ celionidae, Eulophidae
và chalcididae.
Theo Waterhouse và Norris (1987) [60] thì quần thể ruồi đục lá trên
đậu đũa ở Vanuatu bị kiềm chế bởi ong kí sinh thuộc họ Eulophydae.
Khi nghiên cứu về rệp đậu (Aphis craccivora), nhiều tác giả chỉ ra
rằng, có nhiều thiên địch tấn công và hạn chế loài rệp này, trong đó quan
trọng nhất là loài bọ rùa, điển hình là loài bọ rùa 6 chấm (Menochilus
sexmaculatus F., bọ rùa chữ nhân (Coccinella repanda Thunb., bọ rùa 2
mảnh đỏ (Lemnia biplagiata Swartz), bọ rùa 8 vạch đen (Harmonia
dimidiata F.)…(Prasuraman, 1989) [34].
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nguyễn Hoàng Diệu_ Lớp BVTV 49A
- 17 -
Kết quả nghiên cứu của EPPO (1989), chỉ ra rằng, có 20 loài thiên
địch của bọ trĩ (Thrips palmi), trong đó quan trọng có 7 loài bọ xít bắt mồi,
gồm 6 loài thuộc họ Anthocoridae (Orius insidiosus, O. masidentex, O.
minutus, O. sauteri, O. similis, O. tantillus) và 1 loài thuộc họ Miridae
(Campylomma sp.).
Trước những năm 2000, đã có nhiều công bố về thiên địch ở Việt
Nam, tuy vậy vẫn chưa có công bố nào chuyên về thiên địch trên đậu rau. Từ
những năm 2000 đến nay đã có một số tác giả nghiên cứu về thiên địch trên
đậu rau trong đó có đậu đũa đã thu được một số kết quả.
Nguyễn Thị Nhung và CTV (2000) [8], khi nghiên cứu về sâu hại đậu
rau vùng ngoại thành Hà Nội và phụ cận đã đưa ra kết luận, thành phần và
mật độ thiên địch trên đậu đũa, đậu trạch, đậu cove là tương tự nhau và rất
nghèo nàn, qua điều tra ghi nhận được 3 loài bọ rùa (bọ rùa đỏ, bọ rùa chữ
nhân, bọ rùa 6 chấm), 1 loài giòi ăn rệp, một vài loài nhện lớn, bọ cánh cứng,
bọ 3 khoang, chúng tồn tại trên đồng ruộng với mật độ thấp (<1 (con/m
2
),
còn vào tháng 6, 7, 10, 11 mật độ cao hơn (khoảng 1 – 3 con/m
2
).
Theo Đặng Thị Dung (2004) [5], khi nghiên cứu thành phần côn trùng
kí sinh của 4 loài sâu hại chính trên đậu rau (sâu cuốn lá, sâu đục quả, sâu
khoang, ruồi đục lá) đã phát hiện ra 14 loài côn trùng kí sinh, trong đó 12
loài thuộc bộ cánh màng, 2 loài thuộc bộ 2 cánh. Tỷ lệ sâu hại bị kí sinh là
khá cao, sâu cuốn lá bị kí sinh từ 8,6% - 27%, sâu đục quả từ 4% - 6,8%,
ruồi đục lá 32,2% – 46,1%.
2.4. Các biện pháp phòng trừ sâu hại trên cây đậu đũa
Biện pháp cổ điển nhất nhưng mang lại hiệu quả cao trong việc hạn
chế sự gây hại của các loài sâu hại đó là biện pháp canh tác. Biện pháp này
đặc biệt có ý nghĩa đối với vùng chuyên canh trồng rau với diện tích lớn.
Người dân có thể thu hái các quả bị sâu đục quả hoặc bóp chết sâu non ngay
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nguyễn Hoàng Diệu_ Lớp BVTV 49A
- 18 -
trong đường đục của sâu ngay trong quả và vẫn để quả ở trên cây (Van
Emden, 1978), kết hợp với việc vệ sinh đồng ruộng, nhổ bỏ cỏ dại và ngắt bỏ
những lá già ở tầng dưới giúp ruộng thông thoáng nhằm làm là mất chỗ cư
trú của sâu hại khi áp dụng các biện pháp canh tác khác.
Thực hiện biện pháp canh tác trồng xen giữa cây đậu đũa với cây trồng
cạn khác như ngô, bông, sắn cũng có hiệu quả trong việc hạn chế sự gây hại
của sâu đục quả M. testulalis. Tuy nhiên việc lựa chọn trồng xen là rất quan
trọng. Theo Ezuch, Taylor (1984) [18], gieo đậu đũa đồng thời cùng ngô sẽ
làm cho số lượng sâu đục quả tăng lên. Nếu gieo đậu đũa vào tuần thứ 12 sau
khi gieo ngô sẽ có tác dụng giảm sự gây hại của 3 loài sâu hại chính trong đó
có sâu đục quả đậu.
Mật độ gieo trồng cũng ảnh hưởng lớn đến sự phát sinh gây hại của
các loài sâu hại và năng suất cây trồng. Theo Karel và Mghogho (1985) [23],
đậu đũa được trồng với mật độ 200.000 – 290.000 cây/ha thì hoa và quả bị
gây hại ít nhất. Sự gây hại nặng nhất diễn ra trên ruộng trồng với mật độ
100.000 cây/ha. Năng suất cũng như kích cỡ hạt đạt mức cao nhất ở những
ruộng trồng với mật độ 200.000 cây/ha.
Thời vụ trồng có ảnh hưởng lớn đến thiệt hại do sâu hại gây ra. Theo
Taylor (1967) [49] đã tiến hành theo dõi đánh giá thiệt hại do sâu đục quả
gây ra ở Nigeria ở các thời vụ khác nhau và đi đến kết luận rằng, sự thiệt hại
diễn ra ở vụ mùa sớm ít hơn vụ mùa muộn, số lượng quần thể sâu hại có xu
hướng tăng dần trong vụ mùa sớm, chúng sẽ tích luỹ và gây hại nặng ở
những cây đậu ở vụ mùa muộn.
Taylor (1967) [49] cho rằng lượng mưa cũng có ảnh hưởng đến quá
trình chín của quả và như vậy ảnh hưởng đến khả năng tấn công của sâu non
sâu đục quả vào quả và mô quả. Nếu lượng mưa ở đầu vụ mà lớn thì sâu non
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nguyễn Hoàng Diệu_ Lớp BVTV 49A
- 19 -
xuất hiện sớm trên quả. Nếu lượng mưa kéo dài ở cuối vụ thì làm cho sâu
non của sâu đục quả có thời gian tồn tại lâu hơn.
Đặc điểm thực vật học về các giống đậu đũa cũng ảnh hưởng đến mức
độ hại của sâu hại. nghiên cứu của Taylor (1989) [50] chỉ ra rằng độ dày của
mô ở cuống quả và quả tỷ lệ thuận với tính kháng của sâu ở các giống đậu
khác nhau. Theo Jakai và Oghiakhe (1989) [58], lông phủ trên thân, lá và
quả nhiều thì giảm được mức độ hại của sâu, do đó các giống hoang dại có
nhiều lông hơn nên sẽ ít bị hại hơn là các giống mới và giống thuần hoá.
Ngoài các biện pháp kĩ thuật có sự can thiệp của con người như trên để
giúp cho cây tránh khỏi sự gây hại của sâu hại, việc tạo ra tính kháng chủ
động cho cây có ý nghĩa rất quan trọng cho công tác phòng chống sâu bệnh
ngoài đồng ruộng. Việc tạo ra các giống đậu đũa có tính kháng có thể được
thực hiện thông qua việc phát hiện và chọn lọc các cây có tính kháng ở trong
tự nhiên hoặc lai tạo giữa các giống có khả năng kháng sâu nhằm tích luỹ
tính kháng cho các tổ hợp lai hoặc nhờ ứng dụng công nghệ sinh học trong
lĩnh vực di truyền để tạo ra các giống có gen kháng.
Công tác phòng trừ hiện đại sâu hại đậu đũa gắn liền với sự khai thác
mối quan hệ sinh học giữa các loài sâu hại và các côn trùng khác có mối
quan hệ mật thiết với chúng trong mạng lưới dinh dưỡng, đó chính là việc
khai thác kẻ thù tự nhiên để phòng trừ chúng. Trong công tác phòng trừ sâu
hại chính mà đó là sâu đục quả đã được nghiên cứu từ lâu. Theo Waterhose
và CTV (1987) [65], kí sinh có thể gây chết cho 12 – 20% nhộng
M.testulalis. Theo Murphy (1999) [27], sâu đục quả có 2 loài kí ấu trùng
quan trọng là Baeoglatha sp. và Cotesia sp.… Các tác giả Zebitz, Zenz,
Koch (1999)[55] khi nghiên cứu kí sinh sâu đục quả ở 3 địa điểm ở Châu Phi
là Lema, Tokpa Ayou và IITA cho thấy các vụ trước cao hơn các vụ tiếp
theo. Tỷ lệ sâu non chết do kí sinh thứ tự là 18,7%; 3,8%; và 1,6%. Loài kí
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nguyễn Hoàng Diệu_ Lớp BVTV 49A
- 20 -
sinh quan trọng nhất trên sâu non là loài ong Phanerotoma leucobasis,
Dolichogeniea sp. và Braunsia Kriegeri (Hymenoptera: Braconidae) đã được
công nhận từ số liệu nghiên cứu của Lema.
Bên cạnh hướng dùng các loài kí sinh thì hướng dùng các vi sinh vật
gây bệnh cho sâu đục quả cũng là một hướng có triển vọng. Viêc thử nghiệm
chế phẩm Bacillus thurigensis (BT) trên sâu đục quả cũng cho những kết quả
đáng khích lệ (Taylor,1968) [49]. Tại Kenya các nhà khoa học đã thu thập
mẫu của loài sâu này trên đậu đũa cho thấy vi khuẩn gây bệnh ở 2 pha nhộng
và sâu non với tỷ lệ mắc bệnh là 62,2%. Ngoài ra còn phát hiện được 2
chủng vius là Nuclear polyhedrosis và Granulosis virus gây bệnh cho sâu
non với tỷ lệ 2,7% ở trong phòng và 1,1% ở ngoài đồng.
Việc phòng trừ các loài sâu hại bằng các biện pháp kỹ thuật canh tác,
biện pháp sinh học, sử dụng giống chống chịu phải thường xuyên diễn ra và
liên tục mới có hiệu quả cao. Nhưng khi mật độ của các loài sâu hại đến mức
cao thì phải dùng đến các biện pháp hoá học nhằm làm giảm số lượng sâu
hại và bảo vệ năng suất cây trồng. Các thuốc hoá học để phòng trừ sâu hại
thuộc nhiều nhóm: Chlo hữu cơ, lân hữu cơ, cacbamat, Pyrethroit (Amatobi,
1995) [10]. Ở Trung Quốc, vào các năm 1978 – 1979, người ta sử dụng
thuốc DDVP để phu cho cây đậu với mức 2 – 3 lần/ 1 vụ khi mật độ sâu trên
hoa lên đến 40%, đã thu được kết quả tốt. Kết quả nghiên cứu ở Ấn Độ cho
thấy khi phun thuốc oxydemeton-methyl 0,0025% hoặc Monocrotophos
0,04% cho năng suất cao hơn từ 30 – 58% so với ruộng không xử lý. Theo
Don Herbison Evans, Stella Crooley và Bart Hacobian [17] cho rằng, nếu
mật độ của sâu non đục quả ở mức 3 con/ 1m
2
thì cần phun thuốc.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy việc sử dụng thuốc hỗn hợp các loại
thuốc trừ dịch hại cho hiệu phòng trừ cao hơn, nhất là vùng sâu bệnh cùng
tập trung gây hại nặng. Theo Oladiran và Oso (1985) [33], khi sử dụng hỗn
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nguyễn Hoàng Diệu_ Lớp BVTV 49A
- 21 -
hợp Benomyl 0,5 kg/ ha với Monocrotophos 0,7 kg/ ha vào thời điểm 35 –
49 ngày sau khi trồng đậu đũa cho kết quả phòng trừ tốt với sâu đục quả.
Việc lựa chọn thời điểm phun thuốc cũng ảnh hưởng tới hiệu quả
phòng trừ sâu hại. Sâu đục quả thường rời bỏ chỗ ẩn nấp vào lúc chiều tối do
đó phun thuốc vào thời điểm này cho hiệu quả cao nhất. Vào thập niên 20
biện pháp phòng chống sâu hại đã ra đời và người ta quá lạm dụng điều đó,
vì nó giải quyết vấn đề cơ bản tiêu diệt nhanh các loài sinh vật gây hại. Tuy
nhiên việc dùng thuốc hoá học đã để lại những hậu quả trực tiếp cho con
người và môi trường xung quanh. Do vậy, cùng với hướng sản xuất và sử
dụng chế phẩm sinh học trong công tác bảo vệ thực vật, các nhà nghiên cứu
cũng rất quan tâm đến việc tìm ra các thuốc thảo mộc có khả năng phòng trừ
sâu hại mà chủ yếu là sâu đục quả đậu. Ở Nigeria và các nước khác, qua
nghiên cứu và thử nghiệm cho thấy rằng trong dịch chiết của lá, quả và hạt
xoan có hỗn hợp các chất Tetranortripterpionid và Azadirachtin có tác dụng
mạnh trong việc gây ra sự ăn ngán cho sâu đục quả đậu. Các thí nghiệm
trong phòng thí nghiệm cho thấy loại dịch chiết này có thể gây chết 100%
sâu non của sâu đục quả. Ưu điểm lớn nhất là thuốc thảo mộc không gây độc
cho con người và kẻ thù tự nhiên của sâu hại.
Tóm lại, trong công tác phòng trừ sâu hại và phòng trừ sâu hại chính
trên đậu đũa thì các biện pháp đơn lẻ sẽ không cho kết quả cao nhất, mà cần
phải có sự chủ động phối hợp các biện pháp đó dựa vào sự hiểu biết các mối
quan hệ và tác động của 3 yếu tố: cây trồng – sâu hại – môi trường mới đem
lại hiệu quả cao nhất.
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về biện pháp phòng trừ sâu hại còn hạn
chế, các tài liệu đề cập tới một số biện pháp phòng trừ sâu hại trên cây đậu
rau và đậu đũa nói riêng còn ít. Nguyễn Văn Cảm (1996) [1] cho rằng có thể
sử dụng chế phẩm Basillus thuringensis (BT) để phòng trừ sâu đục quả M.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nguyễn Hoàng Diệu_ Lớp BVTV 49A
- 22 -
testulalis Geyer tuy nhiên còn kém hơn nhiều so với biện pháp hoá học, gần
đây nhất là nhóm nghiên cứu gồm Nguyễn Thị Nhung và CTV (1996 –
2000) [8]. Qua nghiên cứu về thành phần và đặc điểm phát sinh gây hại đã
đưa ra một số biện pháp phòng chống nhưng chủ yếu là thuốc hoá học.
Ở các vùng trồng đậu đũa của nước ta việc sử dụng thuốc hoá học là
biện pháp chủ yếu để phòng trừ sâu hại. Rất nhiều loài thuốc đã được khuyến
cáo sử dụng trên đậu đũa như: Cidim 50ND, Padan 95WP, Sherpa 25EC.
Hoàng Anh Cung và CTV (1996) [4] đã khảo nghiệm 8 loại thuốc khác nhau
đối với sâu đục quả và đưa ra 2 loại thuốc có hiệu lực cao nhất là Sherpa và
Sumicidin 20EC, với Sherpa và Sumicidin 0.1% phun 3 lần/ 1 vụ khoảng
cách là 5 ngày phun một lần sau khi đậu ra quả.l Nhưng các loại thuốc này
ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người, thiên địch và môi trường.
Để tạo điều kiện khuyến khích và phát triển sản xuất cây đậu đũa ở
trong cả nước đặc biệt là các điểm trồng rau chuyên canh, việc nghiên cứu
chính xác về đặc điểm sinh học, đặc tính sinh thái, sự phân bố và tập tính
gây hại ở các vùng miền cũng như các nghiên cứu về kẻ thù tự nhiên của sâu
đục quả sẽ là cơ sở vững chắc cho việc lựa chọn các biện pháp phòng chống
sâu hại hợp lý và có hiệu quả kinh tế cao.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nguyễn Hoàng Diệu_ Lớp BVTV 49A
- 23 -
PHẦN III
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các loài côn trùng trên đậu đũa
- Các loài nhện lớn bắt mồi trên đậu đũa.
3.1.2. Vật liệu nghiên cứu
- Các giống đậu đũa trồng tại Gia Lâm – Hà Nội.
- Dụng cụ thí nghiệm:
* Vợt côn trùng
* ống hút côn trùng
* ống nghiệm
* Lồng nuôi sâu kích thước (40.40.60) cm
* Hộp nhựa kích thước (21.19.8) cm
* Hộp nhựa đường kính 10 cm, cao 10 – 12 cm
* Hộp Petri đường kính 10 cm
* Hộp bia hoặc cocacola có đường kính 6,5 cm, cao 11,5 cm
* Kính lúp
* Pince, kéo, bút lông, kim cắm mẫu côn trùng cỡ số 00, 0, 1, 2, 3
* Cồn 96
0
và foocmol 5%
* Nhiệt ẩm kế Trung Quốc
* Sổ sách gi chép số liệu điều tra
3.1.3. Địa điểm nghiên cứu
- Trên các vùng trồng đậu đũa tại xã Gia Lâm – Hà Nội
- Bộ môn côn trùng Khoa Nông Học trường Đại học Nông Nghiệp I
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nguyễn Hoàng Diệu_ Lớp BVTV 49A
- 24 -
3.1.4. Thời gian nghiên cứu
- Từ ngày 26/06/2007 đến 15/01/2008
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra xác định thành phần côn trùng và nhện lớn bắt mồi sâu hại chính
trên đậu đũa vụ hè thu 2007 tại Gia Lâm – Hà Nội
- Theo dõi diến biến mật độ sâu hại chính và thiên địch
- Tìm hiểu ảnh hưởng của thuốc hoá học đến sâu hại chính và thiên địch
3.3. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ số theo dõi, xử lý số liệu
3.3.1.Phương pháp nghiên cứu
+ Điều tra thành phần trên ruộng đậu đũa: điều tra tự do để thu thập thành
phần sâu hại và thiên địch. Điều tra ngẫu nhiên mỗi điểm 1 m
2
, quan sát và thu
bắt tất cả những loài côn trùng có mặt trên điểm điều tra.
+ Điều tra diễn biến mật độ sâu hại và thiên địch phổ biến: điều tra theo
phương pháp 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 1 m
2
, định kỳ 5 ngày một lần.
+ Phương pháp giám định mẫu: Mẫu côn trùng hại đậu đũa và nhện lớn
bắt mồi sâu hại chính được giám định theo tài liệu chuẩn quốc tế tại phòng thí
nghiệm Côn trùng – Bộ môn côn trùng – Trường ĐHNNI – Hà Nội.
3.3.2. Các chỉ số theo dõi, tính toánh, xử lý số liệu
- Chỉ số theo dõi và tính toán
- Lập bảng thành phần sâu hại và côn trùng, nhện lớn bắt mồi trên đậu đũa
Mức độ xuất hiện: - : Rất ít (< 20% số lần bắt gặp)
+ : ít ( 21 – 40% số lần bắt gặp)
++ : Trung bình ( 41 – 60% số lần bắt gặp)
+++ : Nhiều ( > 60% số lần bắt gặp)
* : Sâu hại chính
Bỏo cỏo thc tp tt nghip Nguyn Hong Diu_ Lp BVTV 49A
- 25 -
- Mật độ sâu hại chính và côn trùng, nhện lớn bắt mồi
Mt (con/m
2
) =
Tng s cỏ th iu tra c
Tng s m
2
iu tra
Mt (con/lỏ) =
Tng s cỏ th iu tra c
Tng s lỏ iu tra
Kớch thc trung bỡnh ca c th:
N
X
X
i
X
i
Giỏ tr kớch thc ca cỏ th th i
N: S cỏ th theo dừi
Thi gian sng ca trng thnh (ngy)
X
=
n
1
+ n
2
+ .+ n
i
N
Trong ú:
X
l thi gian sng trung bỡnh
n
1
, n
2,
n
i
l thi gian sng trung bỡnh ca tng cỏ th
N: Tng s cỏ th theo dừi
Thi gian phỏt dc trung bỡnh ca mt cỏ th:
X
=
X
i
n
i
n
X
i
: Thi gian phỏt dc ca cỏ th th i
n
i
: S cỏ th chuyn pha trong ngy th i
n: Tng s cỏ th thớ nghim
nh hng ca thuc hoỏ hc n sõu hi v thiờn ch theo cụng thc
ca Henrdson Tilton.
Hiu lc (%) = 1 -
Ta.Ca
Ca.Tb
Trong ú: Ta: l s cỏ th sng cụng thc thớ nghim sau khi phun.
Cb: l s cỏ th sng cụng thc i chng trc khi phun.
Ca: l s cỏ th sng cụng thc i chng sau.
Tb l s cỏ th sng cụng thc thớ nghim trc khi phun.