Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

nghiên cứu truyền hình số vệ tinh theo tiêu chuẩn dvb- s2 và thực trạng ứng dụng tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.12 MB, 94 trang )
















































BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
********







LUẬN VĂN THẠC SỸ
NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ




TÊN ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU TRUYỀN HÌNH SỐ VỆ TINH
THEO TIÊU CHUẨN DVB-S2
VÀ THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG TẠI VIỆT NAM








HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ LUẬN VĂN
:
Phạm Đức Tuấn









HÀ NỘI - 2012




































BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
********







LUẬN VĂN THẠC SỸ



TÊN ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU TRUYỀN HÌNH SỐ VỆ TINH
THEO TIÊU CHUẨN DVB-S2
VÀ THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG TẠI VIỆT NAM







HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ LUẬN VĂN
:
Phạm Đức Tuấn


Chuyên ngành: Kỹ thuật điện tử
Mã số:


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
:
PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hương







HÀ N
ỘI
-
2012



MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục hình vẽ
MỞ ĐẦU 1
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN HÌNH SỐ VỆ TINH
1.1. Truyền hình số

3
1.1.1. Khái niệm chung 3
l.1.2. Một số vấn đề trong biến đổi tín hiệu truyền hình 4
1.1.3. Quá trình chuyển đổi công nghệ tương tự - số 6
1.1.4. Đặc điểm của truyền hình số 6
1.2. Thông tin vệ tinh
8
1.2.1. Quỹ đạo vệ tinh địa tĩnh 8
1.2.2. Đặc điểm của thông tin vệ tinh 9
1.2.3. Hệ thống thông tin địa tĩnh 11
1.2.4. Trạm mặt đất 13
1.3. Truyền hình số qua vệ tinh
14
1.3.1. Khái quát hệ thống truyền hình số qua vệ tinh. 14
1 .3.2. Các tiêu chuẩn trong truyền hình vệ tinh 18
1 4. Kết luận chương 1
22
Chương 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA TIÊU CHUẨN DVB-S2
2.1. Kiến trúc hệ thống
23
2.1.1. Mode thích nghi kiểu truyền dẫn 24
2.1.2. Thích nghi luồng truyền tải 30
2.1.3. Mã hoá sửa lỗi trước FEC 31
2.1.4. Ánh xạ bit vào các giản đồ chòm sao 38
2.1.5. Điều chế tín hiệu 41
2.1.6. Khung lớp vật lý (PL) 42




2.1.7. Hình dạng băng cơ sở và điều chế vị trí góc vuông………………… 48
2.2. Một số đặc điểm nổi bật của tiêu chuẩn DVB-S2
48
2.2.1. Mã hóa LDPC/BCH 48
2.2.2. Hệ số roll - off (α) 49
2.2.3. Lựa chọn điều chế 49
2.2.4. Các giải pháp kết hợp 50
2.2.5. Các khung vật lý PL 50
2.2.6. Mã hóa điều chế không đổi 50
2.2.7. Mã hóa điều chế thay đổi 51
2.2.8. Mã hóa và điều chế thích nghi ACM 51
2.2.9. Mode tương thích ngược (BC mode) 51
2.3. So sánh một số thông số kỹ thuật của DVB-S2 với DVB-S
52
2.4. Kết luận chương 2
55
Chương 3
MỘT SỐ DỊCH VỤ CỦA TIÊU CHUẨN DVB-S2 VÀ THỰC TRẠNG ỨNG
DỤNG TẠI VIỆT NAM
3.1. Một số dịch vụ của tiêu chuẩn DVB-S2
57
3.l.l. Các ứng dụng quảng bá 57
3.1.2. Các ứng dụng tương tác 58
3.1.3. Các dịch vụ góp tin. 62
3.2. Thực trạng sử dụng DVB - S2 tại Việt Nam.
64
3.3. Một số đề xuất với truyền hình số vệ tinh ở Việt Nam
67
3.4. Kết luận chương 3
68

KẾT LUẬN 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
PHỤ LỤC







DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

8PSK 8-ary Phase Shift Keying Khóa dịch pha 8 mức
16APSK 16-ary Amplitude Phase Shift Keying Khóa dịch biên độ và pha 16
mức
32APSK 32-ary Amplitude Phase Shift Keying Khóa dịch biên độ và pha 32
mức

ACI Adjacent Chanel Interference Nhiễu kênh cận kênh
AGC Automatic Gam control Tự động điều chỉnh độ
khuếch đại
ACM Adaptive Coding and Modulation Mã hóa và điều chế thích nghi


ASI Adjacent Satellite lnterference Nhiễu do vệ tinh cận kênh

AVC Advanced Vi deo Coding Mã hóa vi deo tiến tiên
AWGN Additive white Gaussian noise Tạp âm Gaussian tính cộng
trắng
BC Backwards Compatible Tương thích ngược

BER Bit Enor Ratio Tỷ lệ lỗi bit
BPSK Binary Phase Shift Keying Khóa dịch pha hai mức
BCH Bode-Chaudhuri Hocquenghem Mã khối nhị phân sửa lỗi

CNR Canier to Noise Ratio Tỷ số sóng mang trên tạp âm
CBR Constant Bit Rate Tốc độ bit không đổi
CCM Constant Coding and Modulation Mã hóa và điều chế không đổi


CRC Cyclic Redundancy Check Mã kiểm tra chẵn lẻ vòng
DFL Data Field Length Độ dài trường dữ liệu
DTH Direct To Home Dịch vụ truyền hình vệ tinh
tận nhà


DVB Digital Video Broadcasting Tổ chức dự án phát thanh
truyền hình số châu Âu
DNP Deleted Null Packets Xóa các gói rỗng
EIRP Effective Isotropic Radiated Power Công suất phát xạ đẳng
hướng tương đương
FEC Foward Error Correcection Mã sửa lỗi trước
HDTV High Definition Television Truyền hình độ phân giải cao
HP High Priorty Dòng dữ liệu độ ưu tiên cao
HPA High Power Amplifier Bộ khuếch đại công suất cao
IF Intermediate Frequency Tần số trung tần
ISI Intersybol Interference Nhiễu xuyên ký tự
LDPC Low Density Parity Check Mã kiểm tra chẵn lẻ thấp
LNA Low Noise Amflifier Bộ khuếch đại tạp âm thấp
LNB Low Noise Block Bộ đổi tần, khuếch đại tạp âm
thấp

LP Low priority Dòng dữ liệu độ ưu tiên thấp
MCPC Multi Chanel Pa Carrier Nhiều kênh trên một sóng
mang
MPE Multi-protocol Encapsulation Đóng gói đa thủ tục
MUX Multiplexer Ghép kênh
NP Null Packets Các gói trống
NA Not Applicable Không ứng dụng
PL Physical Layer Lớp vật lý
PLS Physical Layer Signalling Báo hiệu lớp vật lý
PSK Phase Shift Keying Khóa dịch pha
QoS Quality òf Service Chất lượng dịch vụ
QPSK Quadrature Phase Shift Keying Điêu chế pha vuông góc

RF Radio Frequency Tần số radio (cao tần)
RS Reed - Solomon error correction code Mã sửa sai Reed - Solomon



SCPC Single-channel-per- Carrier Đơn kênh trên một sóng
mang
SDTV Standard Definition Televition Truyền hình phân giải tiêu
chuẩn
SOF Start Of Frame Bắt đầu khung
SSPA Song State Power Amplifier Bộ khuếch đại công suất bán
dẫn
SYNC Synchronization Đồng bộ
TS Transport Stream Dòng truyền tải
Tx Transmitter Máy phát tín hiệu
TWTA Traveling Wave Tube Amplifier Bộ khuếch đại dùng đèn sóng
chạy

ULPC Uplink Power Control Điều khiển công suất phát lên
UP User Packet Gói người dùng
UPL User Packet Length Độ dài gói người dùng
PAL Phase Altemate by Line Đảo pha theo dòng
SECAM Sequential color with Màu tuần tự có nhớ
NTSC National Television System
Committee
Ủy ban hệ thống truyền hình
quốc gia
CCIR Consultative Conmittee on
InternationnalRadiocommunications
Ủy ban tư vấn quốc tế về vô
tuyến điện
ITU Internationnal Telecommunication
Union
Liên minh viễn thông quốc tế
QAM Quadrature Amplitude Modulation Điều biên cầu phương
UHF Ultra High Frequency Tần số siêu cao
VHF Very High Frequency Tần số rất cao
MPEG Motion Pictures Expert Group Nhóm chuyên gia về hình ảnh
động
MPEG-2 Motion Pictures Expert Group Nhóm chuyên gia về hình ảnh
động-2
DVB-T DVB-Terrestrial DVB phát mặt đất


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Giao diện hệ thống 25
Bảng 2.2. Bảng trường MATYPE-1 29

Bảng 2.3. Bbheader cho dịch vụ quảng bá đơn luồng truyền tải 30
Bảng 2.4. Thông số mã hóa (cho khung FEC thường) 32
Bảng 2.5. Thông số mã hóa (khung ngắn) 32
Bảng 2.6. Đa thức sinh BCH (khung thường) 33
Bảng 2.7. Đa thức sinh BCH (khung ngắn) 34
Bảng 2.8. Các giá trị q với khung thường 36
Bảng 2.9. Các giá trị của q với khung ngắn 36
Bảng 2.10. Cấu trúc khối chèn bit 38
Bảng 2.11. Tỷ lệ bán kính
γ
tối ưu (kênh tuyến tính) cho 16APSK. 40
Bảng 2.12. Tỷ lệ bán kính
γ
1

γ
2
tối ưu (kênh tuyến tính) cho 32APSK 41
Bảng 2.13. S = số khe (M = 90 biểu tượng) mỗi XFECFRAME 44
Bảng 2.14. Khối biểu đồ khả dĩ cho xáo trộn tạo chuỗi PL với n = 0 47
Bảng 2.15. So sánh DVB-S2 với DVB-S 54



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống truyền hình số 3
Hình 1.2. Các quỹ đạo của vệ tinh 9
Hình 1.3. Hệ thống thông tin vệ tinh 11
Hình 1.7. Sơ đồ khối chức năng của hệ thống DVB – DSNG (301 210)

21
Hình 2.1: Sơ đồ khối chức năng của hệ thống DVB-S2 24
Hình 2.2. Sự bổ sung mã hóa CRC8 27
Hình 2.3. Định dạng luồng ở lối ra bộ chuyển đổi 27
Hình 2.4. Định dạng khung BBFRAME ở lối ra khối chuyển đổi 30
Hình 2.5. Quá trình mã hóa của PRBS 31
Hình 2.7. Phối hợp chèn bit cho 8PSK và các khung FEC thường 37
Hình 2.8. Phối hợp chèn bit với 8PSK và khung FEC thường 37
Hình 2.9. Ánh xạ bit vào chòm sao QPSK 38
Hình 2.10. Ánh xạ bit vào chòm sao 8PSK 39
Hình 2.11. Giản đồ chòm sao tín hiệu 16APSK 39
Hình 2.12. Giản đồ chòm sao tín hiệu 32APSK 40
Hình 2.1 3 . Bốn kiểu điều chế trong DVB-S2 42
Hình 2.14. Định dạng của một “khung lớp vật lý” PLFRAME” 44
Hình 2.15. Xáo trộn PL 46
Hình 2.16. Cấu hình của khối xáo trộn mã PL cho n = 0 48
Hình 2. 1 7. Độ lợi công suất của DVB-S2 với DVB-S. 53
Hình 2 .1 9 . Hiệu suất băng thông theo C/N cửa kênh AWGN 54
Hình 3.1. DVB - S2 cho quảng bá TV & HDTV sử dụng ACM. 58
Hình 3.3. Sơ đồ khối cấu trúc hệ thống với đơn luồng chung lối vào
trong khối điều chế ACM DVB-S2 60
Hình 3.4. IP unicasting và ACM: đa dòng và bảo vệ đồng đều mỗi dòng
61
Hình 3.5. Vùng phủ sóng của băng tần Ku của vệ tinh VINASAT1 66




LỜI CẢM ƠN
Trong lời đầu tiên của báo cáo luận văn tốt nghiệp “ Nghiên cứu truyền số vệ

tinh theo tiêu chuẩn DVB-S2 và thực trạng ứng dụng tại việt nam ” này, tôi xin chân
thành cảm ơn Cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hương là người đã trực tiếp hướng
dẫn, nhận xét, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Sau đại học, Viện Đại học Mở Hà Nội đã giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới tất cả các Thầy Cô giáo và bạn bè đồng nghiệp đã
hỗ trợ, giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình thực hiện luận văn này.
Do thời gian thực hiện có hạn, kiến thức chuyên môn còn nhiều hạn chế nên
luận văn tôi thực hiện chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất
mong nhận được ý kiến đóng góp của các Thầy giáo, Cô giáo và các bạn.




1

MỞ ĐẦU

Thông tin vệ tinh là hệ thống thông tin tiên tiến trên thế giới, nó khắc phục
được những nhược điểm của các hệ thống thông tin khác đặc biệt là đối với những
địa hình hiểm trở như miền núi, vùng sâu vùng xa và hải đảo. Vì vậy mà thông tin
vệ tinh ngày càng khẳng định và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. Thông
tin vệ tinh có rất nhiều ứng dụng hữu ích, trong đó truyền hình vệ tinh là một điển
hình về lợi ích của hệ thống thông tin này.
Nhận thức được ưu điểm của thông tin vệ tinh trong lĩnh vực truyền hình vệ
tinh Đài truyền hình Việt Nam đã bắt đầu sử dụng công nghệ này từ những năm
1990 để truyền dẫn tín hiệu các chương trình truyền hình đến các trạm phát lại mặt
đất tại các tỉnh, thành trong cả nước. Giai đoạn đầu sử dụng công nghệ tương tự ở
băng C, sau đó chuyển sang dùng công nghệ số ở cả hai băng tần C và Ku. Đến năm
1998 Đài Truyền Hình Việt Nam đã thực hiện phủ sóng qua vệ tinh chương trình

truyền hình số có nén, từ đó đến nay Đài đã và đang phát triển công nghệ truyền
hình kỹ thuật số nói chung và truyền hình số vệ tinh nói riêng. Ngoài nhiệm vụ
truyền dẫn từ Đài truyền hình trung ương đến các tỉnh thành trong cả nước thì năm
2002 Đài truyền hình Việt Nam đã sử dụng vệ tinh vào dịch vụ phát sóng truyền
hình đến từng nhà với dịch vụ DTH với ưu điểm có thể sử dụng anten thu kích
thước nhỏ băng tần Ku và ứng dụng tiêu chuẩn DVB-S để phát truyền hình số vệ
tinh. Hiện nay ngoài Đài truyền hình Việt Nam khai thác dịch vụ truyền hình số vệ
tinh đến tận từng gia đình thì đầu năm 2009 công ty truyền thông đa phương tiện đã
bắt đầu khai thác dịch vụ này với công nghệ tiên tiến của Châu Âu và sử dụng tiêu
chuẩn DVB-S2 để phát và truyền dẫn tín hiệu qua vệ tinh Vinasat 1 trên băng tần
Ku.
Công nghệ DVB-S2 được ra đời từ năm 2003, nó đã và đang được thực hiện
trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Tiêu chuẩn này có rất nhiều ưu
điểm so với tiêu chuẩn DVB-S như tăng khả năng sử dụng băng tần, các kiểu điều
chế, linh hoạt tín hiệu đầu vào, trang thiết bị không phức tạp …
Ngày 16 tháng 5 năm 2012 VINASAT2 đã được phóng thành công lên quĩ
đạo trở thành vệ tinh thứ 2, hai vệ tinh này trở thành một hệ thống vệ tinh

2

VINASAT sẵn sàng cung cấp các dịch vụ truyền hình có độ tin cậy cao, chất lượng
cạnh tranh so với nhiều hệ thống vệ tinh của khu vực và thế giới.
Cùng với sự phát triển của xã hội thì trong những năm tới nhu cầu sử dụng
truyền hình có độ phân giải cao là rất lớn, ngoài những dịch vụ giải trí thì người
dùng còn có những nhu cầu sử dụng các dịch vụ có băng thông lớn như intemet qua
vệ tinh là rất lớn, tiêu chuẩn DVB-S2 là tiêu chuẩn hứa hẹn sẽ đáp ứng được nhu
cầu ngày càng tăng này. Do vậy ứng dụng tiêu chuẩn DVB-S2 vào truyền hình số
vệ tinh là rất cần thiết.
Tuy nhiên công nghệ sử dụng tiêu chuẩn DVB-S2 ở Việt Nam đang rất mới
mẻ, do đó cần có sự nghiên cứu về đặc tính, cấu hình hệ thống cũng như những đặc

điểm nổi bật hơn của tiêu chuẩn này so với tiêu chuẩn thuộc thế hệ đầu tiên cùng
những ứng dụng của DVB-S2 để đạt được hiệu quả kinh tế và kỹ thuật cao.
Với các mục tiêu như vậy tác giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu truyền hình
số vệ tinh theo tiêu chuẩn DVB-S2 và thực trạng ứng dụng tại Việt Nam” để
làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ.
Cấu trúc của luận văn gồm: phần mở đầu và chương 1,2,3 cùng phần kết
luận, tài liệu tham khảo.
Nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương như sau:
Chương 1: Trình bày những kiến thức tổng quan về truyền hình số nói
chung và truyền hình số vệ tinh nói riêng, là cơ sở để trình bày ở chương 2.
Chương 2: Nghiên cứu cấu trúc hệ thống, một số đặc điểm nổi bật của tiêu
chuẩn DVB-S2, so sánh một số thông số kỹ thuật của DVB-S2 với DVB-S.
Chương 3: Nghiên cứu một số dịch vụ của tiêu chuẩn DVB-S2, thực trạng sử
dụng DVB-S2 tại Việt Nam và một số đề xuất với truyền hình số vệ tinh ở Việt Nam.

3

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN HÌNH SỐ VỆ TINH

Ngày nay việc sử dụng vệ tinh trong các hệ thống thông tin đang ngày càng
được quan tâm, là một yếu tố trở thành nhu cầu trong cuộc sống. Điều đó được thể
hiện qua nhiều ưu điểm của hệ thống thông tin vệ tinh so với các hệ thống khác, đặc
biệt là đối với những vùng có địa hình hiểm trở, phức tạp như vùng đồi núi hải đảo,
các vùng nông thôn như nước Việt Nam chưa thuận tiện cho việc phát truyền dẫn
các hệ thống viễn thông khác. Trong chương này luận văn tìm hiểu các vấn đề của
truyền hình số nói chung và truyền hình số vệ tinh nói riêng như các tiêu chuẩn nén
của truyền hình số, các tiêu chuẩn của truyền hình châu nhằm làm cơ sở cho việc
nghiên cứu các vấn đề của truyền hình số vệ tinh theo tiêu chuẩn Châu Âu DVB-S2.
1.1. Truyền hình số

1.1.1. Khái niệm chung
Truyền hình số là kỹ thuật sử dụng phương pháp số để tạo, lưu trữ và truyền
tín hiệu của chương trình truyền hình trên kênh thông tin, phương pháp truyền hình
số được mô tả theo hình 1.1.[3].
Nguyên lý hoạt động của hệ thống truyền hình số: đầu vào tiếp nhận tín hiệu
tương tự, tại thiết bị mã hóa AD tín hiệu hình dạng tương tự sẽ được biến đổi thành
tín hiệu truyền hình số, tín hiệu sau đó được ghép kênh và thực hiện mã hóa kênh.
Các tham số và đặc trưng của tín hiệu số được xác định tương ứng với tiêu
chuẩn truyền hình đã lựa chọn, tín hiệu truyền hình số sẽ thực hiện điều chế số để
truyền đi các kênh thông tin gửi tới đầu thu.








Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống truyền hình số
Biến đ
ổi
AD
Kênh
thông tin
Mã hóa
kênh
Điều chế
Tín hi
ệu
truyền hình

analog
Nén: ghép
kênh
Giải
điều chế
Giải
mã hóa
Tách kênh
giải nén
Biến đổi
DA
Tín hiệu
truyền hình
analog
Ph
ần thu





Phần phát

4

Tại đầu thu, tín hiệu truyền hình số được biến đổi ngược lại với quá trình xử
lý tại đầu phát, giải mã tín hiệu thực hiện biến đổi tín hiệu truyền hình số thành tín
hiệu truyền hình tương tự, hệ thống truyền hình số sẽ trực tiếp xác định cấu trúc mã
hóa và giải mã tín hiệu truyền hình khi truyền qua kênh thông tin.
Tín hiệu truyền hình số đã được mã hóa kênh đảm bảo chống sai sót cho tín

hiệu trong kênh thông tin, thiết bị mã hóa kênh đảm bảo chống sai sót cho tín hiệu
trong kênh thông tin, thiết bị mã hóa kênh phối hợp với đặc tính của tín hiệu số với
kênh thông tin. Khi tín hiệu truyền hình số được truyền đi theo kênh thông tin, các
thiết bị trên được gọi là bộ điều chế.
l.1.2. Một số vấn đề trong biến đổi tín hiệu truyền hình
Trong quá trình biến đổi tín hiệu truyền hình, có một số vấn đề chủ yếu được
đặt ra:
1 .1 2. 1. Lựa chọn độ phân giải cho một hình ảnh số
Độ phân giải của dãy tín hiệu nhị phân biểu diễn một trong những chỉ tiêu
chất lượng của kỹ thuật số hóa tín hiệu truyền hình. Nó phản ánh độ sáng, tối màu
sắc của hình ảnh được ghi nhận và chuyển đổi. Về nguyên tắc, độ dài của những từ
mã nhị phân càng lớn thì quá trình biến đổi càng chất lượng, nó được xem như độ
phân giải của quá trình số hóa.
Tuy nhiên, độ phân giải đó cũng chỉ đến một giới hạn nhất định là đủ thỏa
mãn khả năng của hệ thống kỹ thuật hiện nay cũng như khả năng phân biệt của mắt
người xem. Độ phân giải tiêu chuẩn hiện nay là 8 bit trong truyền dẫn và 10 bit
trong sản xuất hậu kỳ.
1.1.2.2. Lựa chọn tần số lấy mẫu
Giá trị tần số lấy mẫu đương nhiên phản ánh độ phân tích của hình ảnh số
Nhưng mục đích của sự lựa chọn là tìm được một số giá trị tối ưu giữa một bên là
chất lượng và một bên là tính kinh tế của thiết bị. Tần số lấy mẫu cần được xác định
sao cho hình ảnh nhận được có chất lượng cao, tín hiệu truyền với tốc độ bịt nhỏ và
mạch thực hiện đơn giản.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn tần số và tỷ lệ giữa tần số
lấy mẫu tín hiệu chói và tần số lấy mẫu tín hiệu màu. Tần số lấy mẫu của tín hiệu
truyền hình phụ thuộc hệ thống truyền hình màu. Nếu lấy mẫu tín hiệu video tổng

5

hợp thì tần số lấy mẫu nhất thiết phải là bội số của tần số sóng mang màu, thông

thường
f
sa
= 3 ÷ 4f
sc

Trong đó: f
sa
là tần số lấy mẫu .
f
sc
là tần số sóng mang màu
Nếu không thỏa mãn điều kiện này, sẽ xuất hiện thêm các thành phần các tín
hiệu phụ do tổ hợp của f
sa
và f
sc
hoặc hài của f
sc
trong phổ tín hiệu lấy mẫu, đặc biệt
thành phần tín hiệu lấy mẫu, đặc biệt thành phần tín hiệu (f
sa
- 2f
sc
) sẽ gây méo tín
hiệu video tương tự được khôi phục lại từ tín hiệu số. Loại méo này gọi là méo điều
chế chéo.
Méo điều chế chéo không xuất hiện nếu biến đổi tín hiệu video thành phần.
Do vậy, nếu biến đổi tín hiệu video thành phần, khái niệm tần số lấy mẫu là bội số
nguyên lần tần số sóng mang màu là không cần thiết.

Trong tiêu chuẩn truyền hình quốc tế CCIR-601 do tổ chức ITU quy định, tỷ
lệ tần số lấy mẫu là 4:2:2. Đây cũng là cấu trúc sử dụng trong tiêu chuẩn truyền
hình độ phân giải cao, màn hình rộng với tần số lấy mẫu tín hiệu chói là 18MHZ
[3].

1.1 2.3 . Lựa chọn cấu trúc lấy mẫu
Nếu coi hình ảnh số là tập hợp của các con số thì việc sắp xếp, bố trí chúng
theo một quy luật nào có lợi nhất. Mục đích của vấn đề là giảm tối thiểu các hiện
tượng viền, bóng, nâng độ phân tích của hình ảnh.
Việc lấy mẫu không những phụ thuộc theo thời gian mà còn phụ thuộc vào
tọa độ các điểm lấy mẫu. Vị trí các điểm lấy mẫu hay còn gọi là cấu trúc mẫu được
xác định theo thời gian, trên các dòng và các mành. Tần số lấy mẫu phù hợp với cấu
trúc mẫu sẽ cho phép khôi phục hình ảnh tốt nhất. Do vậy, tần số lấy mẫu và cấu
trúc lấy mẫu phải thích hợp theo cả ba chiều t, x, y.
Có ba dạng liên kết vị trí lấy các điểm lấy mẫu được sử dụng cho cấu trúc lấy
mẫu tín hiệu video. Đó là: cấu trúc trực giao, quyncux mành và quyncux dòng.
1.1.2.4. Lựa chọn tín hiệu số hóa
Khi số hóa tín hiệu truyền hình, có hai phương thức:

6

- Biến đổi trực tiếp tín hiệu vi deo màu tổng hợp:
Phương pháp biến đổi này cho ta dòng số có tốc độ bit thấp. Song tín hiệu
video số tổng hợp còn mang đầy đủ các khiếm khuyết của tín hiệu video tương tự,
nhất là hiện tượng can nhiễu chói - màu.
- Biến đổi riêng các tín hiệu video thành phần:
Các tín hiệu video thành phần là các tín hiệu chói, hiệu màu E
R
-E
Y

, hiệu màu
E
B
-E
Y
hoặc các tín hiệu màu cơ bản: E
R
, E
G
, R
B
được đồng thời truyền theo thời
gian hoặc ghép kênh theo thời gian.
Phương pháp biến đổi tín hiệu video thành phần tuy cho tốc độ dòng bit lớn
hơn song đã khắc phục được các nhược điểm của tín hiệu số video tổng hợp. Mặt
khác, biến đổi tín hiệu video thành phần không còn phụ thuộc vào dạng hệ truyền
hình màu PAL, SECAM, NTSC nên tạo thuận lợi cho việc trao đổi các chương trình
truyền hình, tiến tới xây dựng một chuẩn chung về truyền hình số cho toàn thế giới.
Bởi vậy, các tổ chức truyền thanh, truyền hình quốc tế đều khuyến cáo sử dụng hình
thức biến đổi này.
1.1.3. Quá trình chuyển đổi công nghệ tương tự số
Người ta đã cố gắng chuyển đổi công nghệ từ truyền hình tương tự sang
truyền hình số, quá trình chuyển đổi công nghệ dựa theo nguyên tắc từng phần và
xen kẽ.
Khái niệm từng phần và xen kẽ được hiểu là sự xuất hiện dần các camera số
gọn nhẹ, các studio số, các phòng phân phối phát sóng số, tiến đến một dây chuyền
sản xuất hoàn toàn số.
Mô hình trên cũng cho thấy rằng: đến một giai đoạn nào đó, sẽ xuất hiện tình
trạng song song cùng tồn tại cả hai hệ thống công nghệ. Đó là thời kỳ bắt đầu ra đời
máy phát số, đồng thời các máy thu hoàn toàn số và các SETTOP BOX là các hộp

chuyển đổi (từ số sang tương tự) dành cho các máy thu thông thường hiện nay.
1.1.4. Đặc điểm của truyền hình số
Thiết bị truyền hình số dùng trong truyền chương trình truyền hình là thiết bị
nhiều kênh. Ngoài tín hiệu truyền hình, còn có các thông tin kèm theo là các kênh
âm thanh và các thông tin phụ, như các tín hiệu điện báo thời gian chuẩn, tần số

7

kiểm tra, hình ảnh tĩnh. Tất cả các tín hiệu này được ghép vào các khoảng trống của
đường truyền nhờ bộ ghép kênh.
- Yêu cầu về băng tần: Yêu cầu về băng tần là sự khác nhau rõ nhất giữa tín
hiệu số và tín hiệu tương tự. Tín hiệu số vốn gắn liền với yêu cầu băng thông rộng
hơn. Tuy nhiên trong thực tế băng tần này không chỉ sử dụng cho tín hiệu hình ảnh,
ngược lại, với dạng số có khả năng cho phép giảm độ rộng băng tần là rất lớn. Với
các kỹ thuật nén băng tần tỷ lệ đạt được có thể tới 100:1 hoặc hơn nữa. Các tính
chất đặc biệt của tín hiệu hình ảnh như sự lặp lại, khả năng dự báo cũng làm tăng
thêm khả năng giảm băng tần của tín hiệu.
- Tỷ lệ tín hiệu/tạp âm (S/N): Tỷ lệ S/N lớn hơn nhiều so với truyền hình
tương tự, do khả năng chống nhiễu trong quá trình xử lý tại các khâu truyền dẫn và
ghi dữ liệu. Trong truyền hình số, nhiễu tín hiệu được khắc phục bằng các mạch sửa
lỗi để khôi phục lại dòng bit ban đầu. Tỷ lệ (S/N) suy giảm khi tỷ lệ BER (tỷ lệ lỗi
bit) quá lớn. Đặc điểm này rất hữu ích khi thực hiện sản xuất chương trình truyền
hình với các chức năng biên tập phức tạp (ghi đọc nhiều lần), trong việc truyền tín
hiệu qua nhiều chặng mà không bị suy giảm chất lượng tín hiệu hình. Tuy nhiên
truyền hình số còn gặp một vài khó khăn khi thực hiện kiểm tra chất lượng kênh
truyền trên một vài điểm truyền, vì tại các điểm thử cần có bộ chuyển đổi DA.
- Méo phi tuyến: Truyền hình số không bị ảnh hưởng của méo phi tuyến
trong quá trình ghi và truyền, cũng như đối với tỷ lệ S/N, tính chất này rất quan
trọng trong việc ghi, đọc chương trình nhiều lần. Đặc biệt đối với các hệ thống
truyền hình nhạy cảm với các méo khuếch đại vi sai như hệ NTSC.

- Giá thành và độ phúc tạp: Mạch số luôn có cấu trúc phức tạp hơn mạch
tương tự, khi mới xuất hiện, giá thành thiết bị số cao hơn nhiều so với thiết bị tương
tự. Sau này các mạch số tích hợp cỡ lớn LSI và rất lớn VLSI xuất hiện làm giảm giá
thành trang thiết bị số.
- Xử lý tín hiệu: Truyền hình số có thể được chuyển đổi và xử lý tốt các
chức năng mà hệ thống tương tự không làm được hoặc gặp nhiều khó khăn.
Sau khi biến đổi A/D, tín hiệu còn lại là một chuỗi số “0”, “l” có thể thao tác
các công việc phức tạp mà không làm giảm chất lượng hình ảnh. Khả năng này
được tăng lên nhờ việc lưu trữ các bit trong bộ nhớ và có thể đọc ra với tốc độ

8

nhanh. Các công việc tín hiệu số có thể thực hiện được dễ dàng là: sửa lỗi thời gian
gốc, chuyển đổi tiêu chuẩn, dựng hậu kỳ, giảm độ rộng băng tần, . . :
- Khoảng cách giữa các trạm truyền hình và đồng kênh: Truyền hình số
DVB cho phép các trạm truyền hình đồng' kênh thực hiện ở một khoảng cách gần
nhau hơn so với hệ thống tương tự mà không bị nhiễu.
Truyền hình số ít chịu ảnh hưởng của nhiễu đồng kênh đồng thời. Truyền
hình số có khả năng thay thế xung xóa và xung đồng bộ bằng các từ mã – nơi mà
trong hệ thống truyền dẫn tương tự gây ra nhiễu lớn.
Việc giảm khoảng cách giữa các trạm đồng kênh, kết hợp việc giảm bang tần
tín hiệu giúp cho nhiều trạm phát hình phát các chương trình với độ phân giải cao
HDTV.
1.2. Thông tin vệ tinh
Ngày nay đang có hàng ngàn vệ tinh đang bay trên bầu trời với những công
nghệ khác nhau, phục vụ cho nhiều mục đích của con người và trở nên không thể
thiếu được trong lĩnh vực thông tin.
Để giải quyết vấn đề lựa chọn được vệ tinh phù hợp cho dịch vụ truyền hình
vệ tinh của Việt Nam thì sự tìm hiểu về hệ thống thông tin vệ tinh là rất cần thiết,
làm cơ sở cho việc lựa chọn và đề xuất các vấn đề cần giải quyết trong luận văn.

Một đặc điểm quan trọng của truyền hình vệ tinh là thường chỉ sử dụng các vệ tinh
địa tĩnh, do đó đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu vệ tinh địa tĩnh [2].
1.2.1. Quỹ đạo vệ tinh địa tĩnh
Quỹ đạo vệ tinh được các nhà thiên văn tính toán rất phức tạp và cụ thể, có
thể phân loại theo các cách khác nhau, như phân loại theo tính chất hoặc độ cao.
Quỹ đạo vệ tinh địa tĩnh có đặc điểm thích hợp cho các ứng dụng trong thông
tin vệ tinh Nhà khoa học người úc H. Noordring đã chứng minh được rằng một vệ
tinh tại quỹ đạo tròn trên mặt phẳng xích đạo có độ cao khoảng 35.786 km được coi
là cố định so với một điểm trên trái đất [2] .
Quỹ đạo địa tĩnh là quỹ đạo tròn và có một số đặc điểm sau:
- Nằm trên mặt phẳng xích đạo.
- Quỹ đạo tròn có độ lệch bằng 0 do đó không có cận điểm và viễn điểm.

9

- Bán quỹ đạo tính từ tâm trái đất là 42.164 km hay có độ cao so với mực
nước biển là 35.786 km.
- Chia được thành các cung độ tương ứng với kinh tuyến trái đất.
- Vận tốc góc của vệ tinh là 72,9.10
-6
rad/s
- Chu kỳ quay là 23h53'4'', xấp xỉ 1 ngày
- Góc nhìn từ vệ tinh xuống trái đất là 17,3
0

- Vùng nhìn thấy vệ tinh trên bề mặt trái đất chiếm khoảng 42% bề mặt.

Hình 1.2. Các quỹ đạo của vệ tinh
1.2.2. Đặc điểm của thông tin vệ tinh
- Vùng phủ sóng lớn, có thể nhìn thấy hơn 1/3 bề mặt trái đất nên với 3 vệ

tinh có thể bao trùm toàn bộ bề mặt trái đất, trừ vùng cực.
- Dung lượng thông tin lớn: với băng tần công tác rộng, áp dụng các kỹ thuật
tái sử dụng băng tần nên hệ thống thông tin vệ tinh cho phép đạt được một dung
lượng thông tin lớn một cách nhanh chóng.
Khả năng thông tin và độ tin cậy thông tin cao vì trên một tuyến thông tin chỉ
gồm 3 trạm, trong đó vệ tinh đóng vai trò một trạm lặp trên quỹ đạo, còn 2 trạm đầu
cuối nằm trên mặt đất vì vậy xác suất hư hỏng trên toàn tuyến là rất thấp. Theo
thống kê và tính toán, khả năng thông tin liên lạc thông suốt có thể đạt từ 99,9% đến
99,99% trên thời gian trong một năm phụ thuộc vào băng tần sử dụng.

10

- Khả năng thiết lập tuyến thông tin nhanh, có tính linh hoạt cao, các trạm
mặt đất có thể ở rất xa nhau về mặt địa lý mà vẫn có thể tăng giảm dung lượng và
thay đổi cấu hình hệ thống dễ dàng theo yêu cầu khai thác. Điều này đặc biệt phù
hợp với các dịch vụ truyền hình trực tiếp tại đất nước có địa hình phức tạp như Việt
Nam.
- Đa dạng về dịch vụ, từ thoại, fax, phát thanh truyền hình quảng bá đến
VSAT, thông tin di động, hàng hải, truy cập intemet tốc độ cao
- Có khả năng sử dụng nhiều băng tần công tác:
+ Băng tần L: 1,5 - 1,6GHZ
+ Băng tần S: 2,0 - 2,7 GHZ
(băng tần S và băng L thường không sử dụng trong hệ thống thông tin vệ tinh
địa tĩnh)
+ Băng C: 3,7 - 7,25GHZ
+ Băng X: 7,25 - 8,4 GHZ
+ Băng Ku: 10,7 - 1 8 GHZ
+ Băng Ka: 18 - 3 1 GHZ
Băng tần sử dụng trong thông tin vệ tinh hiện nay đã được tổ chức liên minh
viễn thông quốc tế ITU quy định rất cụ thể để đảm bảo tính công bằng và hiệu quả

trong việc sử dụng quỹ đạo vệ tinh địa tĩnh. ITU chia các băng tần dùng trong thông
tin vệ tinh thành 2 loại:
- Băng tần quy hoạch: là các băng tần được dành riêng phân bố cho mỗi quốc
gia một hoặc nhiều vị trí quỹ đạo với phổ tần nhất định. Vị trí quỹ đạo và phổ tần
này có thể được các quốc gia sử dụng vào bất kỳ lúc nào hoặc để dành cho tương lai
và không thay đổi. Các hệ thống khi sử dụng băng tần phải tuân theo các qui định
về thông số hệ thống trong bảng qui hoạch và do đó sẽ hạn chế tính linh hoạt của hệ
thống.
- Băng tần không quy hoạch: là các băng tần được quốc gia sử dụng chung và
đăng ký với ITU trên cơ sở ai đến trước thì được dùng trước. Các hệ thống phải
phối hợp với nhau để giải quyết vấn đề can nhiễu và các hệ thống đến trước có
quyền ưu tiên hơn.

11

1.2.3. Hệ thống thông tin địa tĩnh

Hình 1.3. Hệ thống thông tin vệ tinh
1.2.3.1. Vệ tinh
Cấu trúc của một vệ tinh viễn thông rất phức tạp. Gồm ba phần chính: Hệ
thống điều khiển quỹ đạo và độ cao vệ tinh, hệ thống truyền lệnh và đo xa, hệ
thống thông tin.
Đối với vệ tinh địa tĩnh, phần quan trọng nhất thực hiện chức năng thông tin
của vệ tinh là phần hệ thống thông tin vệ tinh (Payload), nó có nhiệm vụ thu nhận
thông tin từ mặt đất phát lên và phát trở lại mặt đất. Các thành phần chính của nó
bao gồm an ten và các bộ phát đáp [1] .
1.2.3.2. Anten vệ tinh
Anten vệ tinh là bộ phận liên quan mật thiết đến nhiệm vụ của vệ tinh. Nó
quy định vùng phủ sóng và ảnh hưởng đến các đặc tính truyền dẫn của vệ tinh.
Công nghệ ngày nay đã cho phép chế tạo những loại an ten chất lượng cao, có khả

năng tạo ra vùng phủ sóng tùy ý làm cho các loại hình dịch vụ qua vệ tinh ngày
càng phong phú và đa dạng.
Anten vệ tinh được đặc trưng bằng các thông số chính sau:
- Vùng phủ sóng

12

- Giản đồ bức xạ và độ lớn của búp sóng phụ
- Độ chuẩn xác về phân cực
- Độ tăng ích của anten
- Hệ số phẩm chất thu
Thông thường, vùng phủ sóng của anten vệ tinh có được khi tính toán thiết
kế vệ tinh. Trước đây, do công nghệ chưa phát triển nên vùng phủ sóng chỉ là hình
tròn hoặc hình elipse, gây ra những lãng phí về công suất và chồng lấn vùng phủ
sóng giữa các vệ tinh khác nhau. Đến nay, nhờ tiến bộ của công nghệ, người ta đã
thiết kế được các anten có vùng phủ sóng theo ý muốn, có thể dịch chuyển vùng
phủ sóng bằng cách quay anten, hay tạo ra các spot beam rất thích hợp cho dịch vụ
internet qua vệ tinh.
Giản đồ bức xạ và độ lớn của búp sóng phụ an ten được thiết kế sao cho
anten có độ tăng ích cao nhất, tập trung vào búp sóng chính, có búp sóng phụ càng
nhỏ càng tốt.
Độ tăng ích của anten trên vệ tinh cũng như giới trạm mặt đất phụ thuộc vào
tần số và kích thước của anten. Đối với các loại anten parabol, có thể tính độ tăng
ích G của anten theo công thức:
a
c
fD
G
η
π

×








××
=
2
log10
[dBi] (1.1a)
Trong đó: - D đường kính anten (m)
- f Tần số sóng mang [Hz]
- c : Vận tốc ánh sáng 3 .10
8
m/s
-
η
a
: hiệu suất anten [%]
Độ rộng của búp sóng nửa công suất (-3dB) cũng là một đại lượng quan
trọng đối với anten trong thông tin vệ tinh, nó được tính theo công thức:
Df
k
b
dB
×


3
θ
trong đó tần số f tính theo GHZ (1.1b)
Hệ số k
b
phụ thuộc vào độ lớn của búp sóng phụ, và thông thường người ta
tính gần đúng
Df
dB
×

21
3
θ
(1.1c)
Ngoài ra, người ta còn quan tâm đến hệ số phẩm chất thu của hệ thống anten.


13

1.2.3.3. Các bộ phát đáp (transponder)
Một bộ phát đáp đóng vai trò như một kênh truyền tín hiệu vô tuyến. Trong
phần lớn các vệ tinh địa tĩnh, bộ phát đáp có chức năng thu tín hiệu từ trạm mặt đất
phát lên ở tần số uplink rồi đổi sang tần số downlink, khuếch đại và phát lại xuống
mặt đất. Như vậy chức năng của bộ phát đáp chính là một bộ lặp có chuyển đổi tần
số. Thông thường, tín hiệu do vệ tinh thu được rất yếu và bộ phát đáp phải khuếch
đại lên nhiều lần (cỡ 100dB) trước khi phát lại mặt đất.
Như vậy trong khi khuếch đại, tín hiệu có thể bị biến dạng do đó cần phải lưu
ý để giữ những sai lệch trong giá trị cho phép. Các biến dạng này thường là:

- Đặc tính phi tuyến của bộ khuếch đại làm tăng nhiễu xuyên điều chế, nhiễu
xuyên ký tự trong truyền dẫn số.
- Nhiễu tín hiệu giữa các băng tần lân cận
- Méo biên độ và pha trong các bộ lọc có thể gây ra lỗi hoặc tạp âm.
Các bộ phát đáp trên vệ tinh hiện nay thường sử dụng đèn sóng chạy TWTA
hoặc khuếch đại công suất dùng bán dẫn SSPA do đó khi tính toán đường truyền,
phải lưu ý để đảm bảo các bộ khuếch đại này hoạt động trong miền tuyến tính.
1.2.4. Trạm mặt đất
Trạm mặt đất của hệ thống thông tin vệ tinh gồm:
- Thiết bị thông tin
- Thiết bị giao diện mặt đất
- Thiết bị cung cấp nguồn và điều khiển
Thiết bị thông tin bao gồm anten, máy phát công suất lớn, máy thu tạp âm
thấp, các thiết bị điều chế, giải điều chế. Khi trạm mặt đất thực hiện chức năng phát
tín hiệu thì tín hiệu nguồn được điều chế, khuếch đại đủ lớn rồi đưa ra anten phát
lên vệ tinh. Khi trạm mặt đất thực hiện chức năng thu tín hiệu từ vệ tinh thu qua
anten, khuếch đại tạp âm thấp rồi đổi tần và giải điều chế.
Do khoảng cách truyền dẫn trong thông tin vệ tinh rất lớn, xấp xỉ 36000km
nên cần có các công nghệ để đảm bảo chất lượng đường truyền, cụ thể [1].
- Anten: yêu cầu hệ số tăng ích cao, hiệu suất cao, đồ thị hướng tính hẹp, búp
sóng phụ nhỏ, đặc tính phân cực tốt, đặc tính tạp âm nhỏ. Các loại anten dùng cho

14

trạm mặt đất hiện nay thường là anten cassegrain, anten lệch, anten cassegrain có
mặt phản xạ phụ thuộc dạng hypecbol.
- Phần phát: yêu cầu HPA có khả năng khuếch đại công suất lớn, chống
xuyên điều chế tốt. Các loại HPA thông dụng hiện nay gồm có đèn sóng chạy
TWTA, đèn Klystron (có công suất lên đến 10kw).
- Phần thu: Sử dụng các bộ khuếch đại có đặc tính tạp âm thấp, hệ số khuếch

đại lớn, độ ổn định tần số cao. Các loại khuếch đại tạp âm thấp thường dùng là
khuếch đại thông số, khuếch đại dùng GaAsFET hoặc dùng transistor trường cỏ độ
linh động điện tử cao (HEMT - Hình electron mobility transistor).
Tóm lại, thông tin qua vệ tinh là lĩnh vực công nghệ cao, kết hợp nhiều lĩnh
vực kỹ thuật như hàng không vũ trụ, điện, điện tử, cơ điện, nhiệt… Bản thân cấu
trúc của hệ thống vệ tinh cũng rất phức tạp do chúng làm việc trong những điều
kiện vô cùng đặc biệt nên việc tìm hiểu chi tiết về các hệ thống thông tin vệ tinh là
rất phức tạp và phải nghiên cứu chuyên sâu nhiêu lĩnh vực.
1.3. Truyền hình số qua vệ tinh
Truyền hình số qua vệ có ưu việt là đảm bảo phủ sóng có hiệu quả so với các
phương pháp khác. Trong hệ thống truyền hình số mặt đất, để phủ sóng toàn bộ lãnh
thổ sẽ cần rất nhiều trạm phát truyền hình mặt đất với chất lượng tín hiệu không
đồng đều, nhất là với địa hình đồi núi như nước ta. Truyền hình qua vệ tinh có
những ưu điểm mà các hệ thống phát sóng truyền hình khác như truyền hình cáp
hay truyền hình số mặt đất không có được.
Với ưu điểm có vùng phủ sóng rộng, không phụ thuộc vào địa hình đồi núi,
để phủ sóng cả Việt Nam chỉ cần một trạm phát lên vệ tinh là đủ, những trạm mặt
đất đặt trong vùng phủ sóng đều thu được tín hiệu trực tiếp từ vệ tinh. Một ưu điểm
nữa là chất lượng tín hiệu ổn định, dung lượng đường truyền lớn, cường độ trường
tại điểm thu ổn định, truyền hình qua vệ tinh đã được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu
nhất là khi có sự phát triển về việc chuyển từ tương tự sang số.
1.3.1. Khái quát hệ thống truyền hình số qua vệ tinh
Truyền hình số qua vệ tinh phát triển vào năm 1995 nhưng vào thời điểm đó
chỉ chiếm một thị phần nhỏ. Đến cuối năm 1998 chỉ có 0,3% hộ gia đình thu tín
hiệu truyền hình số và toàn bộ sử dụng công nghệ DTH. Đến nay số hộ gia đình sử

15

dụng truyền hình số qua vệ tinh đã phát triển tại hầu hết các nước trên thế giới. Chỉ
tính đến cuối năm 2004 riêng khu vực Châu Á đã có trên 25 triệu hộ gia đình sử

dụng truyền hình số vệ tinh.
Dịch vụ DTH sử dụng công nghệ truyền dẫn số nên đảm bảo chất lượng tín
hiệu hình ảnh cũng như âm thanh, có thể truyền dẫn được nhiều chương trình truyền
hình hay một chương trình truyền hình có độ phân giải cao trên một bộ phát đáp, hệ
thống âm thanh stereo hay âm thanh lập thể AC3. Ngoài ra hệ thống truyền hình số
còn tương thích với nhiều loại dịch vụ khác như truyền dữ liệu, internet, truyền hình
tương tác….
Do đặc điểm phân bố địa hình và dân cư trên lãnh thổ Việt Nam, nhiều đồi
núi, mật độ dân cư phân bố không đều, nên việc lựa chọn phương thức truyền dẫn
tín hiệu truyền hình qua vệ tinh để phủ sóng toàn quốc là có hiệu quả cao nhất.
Truyền hình Việt Nam bắt đầu sử dụng công nghệ truyền hình số qua vệ tinh từ
tháng 4 năm 1998 với chương trình VTV3 phát trên băng tần Ku qua vệ tinh
Thaicom2. Đến nay, toàn bộ các chương trình của truyền hình Việt Nam đã sử dụng
công nghệ truyền dẫn tín hiệu truyền hình số qua vệ tinh [3].
Việc chuyển đổi sang phát truyền hình số qua vệ tinh sẽ tạo ra nhiều dịch vụ
mới kết hợp với truyền dẫn tín hiệu truyền hình qua vệ tinh tương lai như:
- Truyền hình trực tiếp từ vệ tinh tới các hộ gia đình (DTH): Cung cấp các
kênh truyền hình mà người xem có thể thu trực tiếp chương trình truyền hình từ vệ
tinh bằng an ten thu có đường kính từ 60 cm đến 90cm.
- Truyền hình có độ phân giải HDTV: Cung cấp các kênh truyền hình có độ
phân giải cao (trên 1000 dòng) trên độ rộng băng tần của một bộ phát đáp mà hệ
thống tương tự không thể thực hiện được.
Truyền dẫn tín hiệu truyền hình lưu động (SNG): Truyền tin nhanh, can thiệp
nhanh vào các sự kiện có tính toàn quốc hoặc khu vực ghi hình hoặc thu băng
phương tiện lưu động.
- Internet: Cung cấp đường truyền số liệu tốc độ cao từ nhà cung cấp dịch
(ISP) đến các thuê bao dịch vụ.
Khác với các phương pháp truyền dẫn khác như truyền hình mặt đất hay
truyền hình cáp, phương pháp truyền dẫn qua vệ tinh cũng có những đặc điểm riêng

×