Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

BÁO CÁO KIẾN TẬP trung tâm điều dưỡng PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SẦM SƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.84 KB, 11 trang )

TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ
THƯƠNG MẠI & DU LỊCH THANH HÓA
BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỢT 1
- NGHỀ NẤU ĂN -
HỌ VÀ TÊN HỌC SINH : BÙI THỊ MINH HUYỀN
LỚP : KTCB – K13
TÊN CƠ SỞ THỰC TẬP : TRUNG TÂM ĐIỀU
DƯỠNG VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SẦM
SƠN BỘ XÂY DỰNG
THỜI GIAN THỰC TẬP : TỪ NGÀY 04 THÁNG 06
NĂM 2012 ĐẾN NGÀY 17 THÁNG 07 NĂM 2012
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : LÊ VĂN SÁU
THANH HÓA, NĂM 2012
LỜI MỞ ĐẦU
Ăn uống là nhu cầu không thể thiếu đối với con người. Vì thế nấu ăn rất
quan trọng trong sinh hoạt hàng ngày và đòi hỏi có kỹ thuật trong dinh dưỡng và
cách chế biến. Ăn uống có tác dụng quan trọng đến sự phát triển của con người,
sức đề kháng và sức làm việc của con người.
Nấu ăn là một công việc bình thường của mọi gia đình nhưng nấu ăn cũng
là một nghệ thuật, đó là nghệ thuật ẩm thực. Ẩm thực là một nét tạo nên bản sắc
văn hóa của mỗi vùng miền, mỗi quốc gia dân tộc. Đất nước ta với 4.000 năm
lịch sử gắn liền với nền văn minh lúa nước, các món ăn chủ yếu được chế biến
từ lúa gạo, ngô … nhưng không vì thế mà thiếu đi sự phong phú về chất lượng,
mùi vị, màu sắc … Có rất nhiều nền văn hóa ẩm thực tiêu biểu cho các vùng
miền của đất nước được người dân Việt Nam cũng như bạn bè trên thế giới biết
đến như: ẩm thực Hà Nội, ẩm thực Huế … Tuy ở các vùng miền của tổ quốc
nhưng nhìn chung các món ăn đều có những nét đậm hồn Việt. Ở Việt Nam
quan niệm “ăn no, mặc ấm” dường như đã thay đổi, người dân hướng tới nhu
cầu được “ăn ngon, mặc đẹp”. Trong điều kiện đời sống không ngừng nâng lên,
thì càng đòi hỏi không chỉ “ăn đủ” mà còn phải “ăn ngon” , cho nên đòi hỏi đội
ngũ nhân viên nấu ăn cũng đòi hỏi ngày càng nâng cao kỹ thuật tay nghề.


Chính vì vậy, em đã lựa chọn làm nhân viên nấu ăn trong nhà hàng và
Nhà hàng để nâng cao tay nghề phục vụ tốt hơn nhiệm vụ, em đã chọn theo học
ngành kỹ thuật chế biến nấu ăn của Trường Trung cấp Thương mại – Du lịch –
Thanh Hóa. Trường Trung cấp Thương mại – Du lịch – Thanh Hóa có bề dầy
trong việc đào tạo những công nhân kỹ thuật có tay nghề, có chuyên môn cao,
bên cạnh đó là tập thể đội ngũ giáo viên có bề dầy kinh nghiệm, trình độ đã góp
phần xây dựng nền ẩm thực của xứ Thanh ngày càng phong phú hơn.
Trong quá trình học tập tại trường, được sự giúp đỡ , dạy bảo tận tình của
các thầy cô, em đã được trang bị một lượng kiến thức cần thiết bổ ích để sau này
vận dụng vào thực tế.
Sau hơn một tháng nhà trường cho đi thực tập, được sự giúp đỡ tận tình
của các anh chị nhân viên tại Trung tâm điều sưỡng phục hồi chức năng Sầm
Sơn Bộ xây dựng em đã tiếp xúc, học hỏi kinh nghiệm và cũng có kiến thức đã
học từ thực tế em đã học hỏi được rất nhiều. Đặc biệt là em đã học hỏi được một
số kinh nghiệm “Phương pháp chế biến món ăn Âu – Á” .
Với những kiến thức đã được đào tạo cùng những kinh nghiệm được tích
lũy trong quá trình học tập sẽ là nền tảng vững chắc để em nâng cao trình độ, tay
nghề, phục vụ cần thiết cho quá trình làm việc sau này.
Em xin chân thành cảm ơn thầy cô đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài
báo cáo này. Em xin chúc toàn thể thầy cô trong nhà trường sức khỏe dồi dào,
công tác tốt.
NỘI DUNG THỰC TẬP
I/ KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
a. Tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc của đơn vị thực tập
- Tên của đơn vị thực tập: Trung tâm điều dưỡng phục hồi chức năng Sầm Sơn –
Bộ xây dựng
- Địa chỉ: Số 51 Đường Hồ Xuân Hương – Phường Bắc Sơn – Thị xã Sầm Sơn.
- Số điện thoại liên lạc: 0373.821.050
b. Quy mô, loại hình của cơ sở thực tập
- Quy mô lớn, có … phòng ăn, phục vụ được ……….người

- Loại hình: Trung tâm điều dưỡng phục hồi chức năng
c. Cơ cấu tổ chức bộ máy của đơn vị thực tập .
- Sơ đồ tổ chức bộ máy:
Giám đốc
Phó giám đốc
Các phòng ban
Các tổ chuyên
môn
II. NỘI DUNG THỰC TẬP
Từ ngày 05 tháng 06 năm 2012 đến ngày 17 tháng 07 năm 2012
Ngày,
tháng, năm
Nội dung Tốt Đạt Khá
Chưa
đạt

hỏng
4/6/2012 Tìm địa điểm thực tập x
5/6/2012 Đến địa điểm thực tập x
6/6/2012 Nhặt rau, cọ nồi x
7/6/2012 Chặt gà, thái mực x
8/6/2012 Luộc rau, thái xả, gừng, ớt x
9/6/2012 Nghỉ làm x
10/6/2012 Nghỉ làm x
11/6/2012 Nghỉ làm x
12/6/2012 Đến địa điểm thực tập x
13/6/2012 Rán trứng, vệ sinh bếp x
14/6/2012 nhặt rau, luộc rau x
15/6/2012 Câu cá, cọ nồi x
16/6/2012 Nghỉ làm x

17/6/2012 Nghỉ làm x
18/6/2012 Hấp Ghẹ x
19/6/2012
Nấu canh cua, canh Ngao rau
cải
x
20/6/2012 Sơ chế mực, sơ chế cá x
21/6/2012 Thái xả, nhặt rau x
22/6/2012 Nấu cơm, nấu cháo tôm x
23/6/2012 Nghỉ làm x
24/6/2012 Nghỉ làm x
25/6/2012 Ở nhà phụ giúp việc nhà x
26/6/2012 Tới địa điểm làm việc x
27/6/2012 Rán trứng, luộc rau x
28/6/2012 sơ chế cá x
29/6/2012 nhặt rau, luộc rau x
30/6/2012 Nghỉ làm x
1/7/2012 Nghỉ làm x
2/7/2012 Nấu cơm, rửa bát x
3/7/2012 Nhặt rau, luộc rau x
4/7/2012 Nghỉ làm x
5/7/2012 Lọc gà, chia phở x
6/7/2012 Nấu cơm, vệ sinh nhà bếp x
7/7/2012 Nghỉ làm x
8/7/2012 Nghỉ làm x
9/7/2012 Sơ chế mực x
10/7/2012 Nấu cơm, vệ sinh nhà bếp x
11/7/2012 Hấp Ghẹ x
12/7/2012 Luộc rau muống x
13/7/2012 Nấu cháo thịt, rửa bát x

14/7/2012 Nghỉ làm x
15/7/2012 Nghỉ làm x
16/7/2012 Nghỉ làm x
17/7/2012 Viết báo cáo thực tập x
III. TỰ NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
1. Kết quả thực hiện của bản thân
- Đã có cố gắng trong công việc, có tích cực và tự giác như:
+ Cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đã biết cách làm mới các món ăn
trong các khâu chế biến, làm cho món ăn đẹp hơn, sinh động hơn.
+ Cụ thể như đã biết cách làm cho con mực có vị ngọt hơn không bị khô mực
khi nướng cũng như khi hấp.
- Lý do em có thể làm được như vậy là do:
+ Trong quá trình học tập tại nhà trường, được sự chỉ báo tận tình của các giáo
viên bộ môn đã giúp đỡ em từ đó em đã áp dụng được vào thực tế. Em đã học
hỏi thêm và tìm tòi những cái mới lạ để áp dụng vào một cách hợp lý.
2. Bài học sau đợt thực tập
- Mặt được:
Có sự yêu nghề, lòng nhiệt tình với công việc, sự hăng say học hỏi. Luôn
tuân thủ nội quy giờ giấc làm việc. Tác phong làm việc phải nhanh nhẹn, nhạy
bén, biết sáng tạo ra nhiều điều mới thao tác làm việc nhanh nhẹn, rút ra được
nhiều kinh nghiệm mới trong việc chế biến món ăn.
- Những điều cần làm:
Không ngừng cố gắng học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, tích
cực tham gia các hoạt động chế biến món ăn để nâng cao tay nghề.
- Những việc không nên làm:
Vô tâm với công việc được phân công cố ý làm khi chưa được sự phân
công làm việc không đúng trọng trách được giao.
IV/ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
- Với đơn vị thực tập
Nên thay đổi một số các trang thiết bị trong nhà bếp như dụng cụ chuyên

dùng trong chế biến. Tránh bỏ thừa một số nguyên liệu khi đang còn sử dụng
được, nhân viên phục vụ cần năng nổ hơn một chút trong công việc, đồng phục
lao động phải đúng với quy định
- Với nhà trường.
Cần tăng cường việc xuống xưởng hơn nữa, và thời gian xuống xưởng
nên kéo dài hơn nữa để có thể nâng cao tay nghề tốt hơn cho học sinh của mình
cần đổi mới một số dụng cụ khác trong bộ phận bếp để các em có thể phát huy
được bai trò đầu bếp của mình.
V. NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP













NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
(Ký tên và đóng dấu)
Ngày … tháng … năm
Học sinh

×