1
Now, Discover Your Strengths
(Marcus Buckingham & Donald O. Clifton)
2
MỤC LỤC
Giới thiệu: Cuộc cách mạng về thế mạnh tại công sở 4
Cuộc cách mạng 5
Hai triệu cuộc phỏng vấn 9
I. Phân tích thế mạnh 10
Chương 1. Cuộc sống vững mạnh 10
Nhà đầu tư, Đạo diễn, Bác sĩ da liễu và Biên tập viên 10
Tiger Woods, Bill Gates, và Cole Porter 13
Ba công cụ mang tính cách mạng 15
Chương 2. Xây dựng thế mạnh 18
Tri thức và kỹ năng 18
Tài năng 19
II. Tìm hiểu nguồn gốc của thế mạnh 20
Chương 3. StrengthsFinder 20
Vết tích của tài năng 20
StrengthsFinder Profile 22
Chương 4. Ba mươi bốn chủ đề của StrengthsFinder 23
III. Áp dụng thế mạnh 73
3
Chương 5. Q&A 73
Chương 6. Quản lí thế mạnh 79
4
Giới thiệu: Cuộc cách mạng về thế mạnh tại công sở
Với niềm tin rằng tốt trái ngược với xấu, nhân loại hàng thế kỷ nay đã theo đuổi
việc sửa chữa những thiếu sót và khuyết điểm. Bác sĩ nghiên cứu về bệnh tật để tìm
hiểu về sức khoẻ. Nhà tâm lý nghiên cứu về nỗi buồn để tìm hiểu về niềm vui. Nhà trị
liệu nghiên cứu về nguyên nhân ly dị để tìm hiểu về cuộc hôn nhân hạnh phúc. Và
trong các trường học và công sở trên thế giới, mỗi người trong chúng ta đều được
khuyến khích xác định, phân tích và sửa chữa những yếu điểm của bản thân để trở nên
hoàn thiện hơn.
Dạng lời khuyên này tuy với mục đích tốt nhưng hoàn toàn sai lầm. Những thiếu
sót và khuyết điểm có thể đáng được nghiên cứu nhưng chúng không tiết lộ nhiều về
thế mạnh, Thế mạnh có những đặc trưng riêng của nó.
Để trở nên xuất sắc trong lĩnh vực đã chọn và luôn tìm được sự hài lòng trong
công việc, các bạn cần phải hiểu được những đặc điểm độc nhất của mình. Các bạn sẽ
cần phải trở thành chuyên gia trong việc tìm kiếm, mô tả, áp dụng, thực hành và hoàn
thiện thế mạnh của bản thân. Vì thế, khi đọc quyển sách này, hãy chuyển hướng sự tập
trung của bạn. Hoãn lại bất kỳ hứng thú nào bạn có trong tìm hiểu nhược điểm và
chuyển sang khám phá chi tiết về điểm mạnh của mình. Hãy làm bài kiểm tra
StrenghthsFinder và khám phá xem nó nói những gì về cội rễ sức mạnh của bạn.
Nếu như sau khi đọc xong cuốn sách này, bạn có thể thông thạo về những điểm
tốt của bản thân và nhân viên của mình, cuốn sách này đã đáp ứng được yêu cầu của
chính nó.
5
Cuộc cách mạng
“Hai giả định mà bất cứ tổ chức vững mạnh nào cũng cần phải xây dựng trên
là gì?”
Chúng tôi viết cuốn sách này để bắt đầu một cuộc cách mạng, cách mạng về các
thế mạnh. Và tâm điểm để viết cuốn sách này là: Một tổ chức vững mạnh không chỉ
thấy được rằng mỗi nhân viên là một sự khác biệt, mà còn phải tận dụng những khác
biệt đó. Tổ chức phải bố trí và phát triển nhân viên dựa trên tài năng bẩm sinh của họ
để tài năng đó được biến đổi thành những thế mạnh thực. Tổ chức phải xây dựng toàn
bộ doanh nghiệp xung quanh những thế mạnh của từng nhân viên.
Và một khi đã thực hiện được, tổ chức sẽ được đặt vào vị thế tốt hơn nhiều so
với các tổ chức khác. Dựa theo của phương pháp phân tích tổng hợp gần đây nhất của
tổ chức Gallup, một câu hỏi đã được đặt ra cho 198,000 nhân viên làm việc tại 7,939
đơn vị kinh doanh của 36 công ty: Mỗi ngày tại nơi làm việc, bạn có cơ hội làm những
công việc mà bản thân giỏi nhất hay không? Chúng tôi đã so sánh câu trả lời của
các nhân viên này với đơn vị mà họ đang làm việc. Chúng tôi phát hiện ra rằng hầu hết
nhân viên có câu trả lời là “hoàn toàn đồng ý” thì đều làm ở những đơn vị có tỉ lệ nghỉ
việc thấp, có hiệu suất làm việc và mức độ hài lòng của khách hàng cao. Điều này cho
thấy, những tổ chức nào hiểu được điểm mạnh của nhân viên mình và đặt nó đúng chỗ
thì sẽ trở nên vững mạnh và quyền lực hơn cả.
Tuy nhiên, các tổ chức hiện nay đều cho thấy sự thiếu sót của mình trong việc
tận dụng những điểm mạnh của nhân viên họ. Khi chúng tôi đặt câu hỏi “Bạn có cơ hội
thực hiện công việc mình giói nhất?” với 1.7 triệu nhân viên từ 101 công ty của 63 quốc
qia. Bạn nghĩ tỉ lệ đồng ý với câu hỏi này là bao nhiêu?
Hai mươi phần trăm. Trên toàn cầu, chỉ có hai mươi nhân viên đang làm việc tại
các tổ chức lớn mà chúng tôi tiến hành khảo sát cảm thấy thế mạnh của mình được sử
dụng đúng nơi. Điều kỳ lạ hơn cả, những nhân viên càng gắn bó lâu dài và càng ở vị trí
6
cao trong tổ chức thì càng không đồng tình với việc bản thân đang thực hiện những
việc mình giỏi nhất.
Mặc dù là hồi chuông cảnh tỉnh cho những nhà tổ chức rằng họ đang vận hành
với chỉ hai mươi phần trăm công suất, phát hiện trên thực ra cũng đã cung cấp một cơ
hội to lớn cho các tổ chức. Để tăng năng suất và kéo theo tăng giá trị, các tổ chức chỉ
cần tập trung vào khám phá những khả năng chưa được phát hiện ra nằm ở mỗi một
nhân viên. Hãy thử nghĩ xem năng suất và lợi nhuận sẽ tăng như thế nào nếu như tỉ lệ
những người đồng tình với câu hỏi trên tăng gấp đôi hoặc thậm chí gấp ba. Sáu mươi
phần trăm nhân viên đồng tình với việc họ có cơ hội làm những việc mà mình giỏi
không phải là quá tham lam cho những tổ chức lớn nhất.
Làm sao để đạt được mục tiêu này? Trước tiên họ cần phải bắt đầu tìm hiểu tại
sao cứ 10 nhân viên thì lại có 8 người cảm thấy vai trò của mình không thích hợp. Lời
giải thích đơn giản nhất là các nhận định về con người của hầu hết các tổ chức là sai.
Hầu hết các tổ chức được xây dựng trên hai giả định sai lầm về con người:
1. Mỗi người có thể học cách trở nên thành thạo trong hầu hết mọi thứ
2. Phạm vi phát triển lớn nhất của mỗi người nằm trong khu vực của điểm yếu
nhất.
Nếu bạn muốn kiểm tra xem tổ chức của mình có đang vận hành dựa trên hai
giả định này hay không, hãy xem xét những đặc tính sau đây:
Tổ chức của bạn tốn nhiều tiền bạc vào việc đào tạo nhân viên sau tuyển
dụng nhiều hơn là vào việc tuyển chọn ngay từ đầu.
Tổ chức của bạn tập trung vào biểu hiện của nhân viên theo phong cách
làm việc được lập sẵn.
Tổ chức của bạn dành hầu hết thời gian đào tạo và tiền bạc cố gắng lấp
đầy những khoảng trống trong kỹ năng và năng lực của nhân viên.
7
Tổ chức của bạn thăng tiến nhân viên dựa trên kỹ năng và kinh nghiệm
mà họ đạt được. Sau cùng, nếu mọi người có thể trở nên thành thạo
trong hầu hết mọi thứ, những người học được nhiều nhất sẽ hưởng lợi
nhiều nhất. Vì thế, theo như đã định, tổ chức của bạn sẽ trao sự tín
nhiệm nhất, sự tôn trọng nhất và mức lương cao nhất cho người có nhiều
kinh nghiệm nhất.
Tìm được một tổ chức không có những đặc tính này còn khó hơn việc tìm những
tổ chức có. Hầu hết các tổ chức xem những thế mạnh của nhân viên là điều hiển nhiên
và chỉ tập trung vào giảm thiểu tối đa những khuyết điểm của họ.Tuy nhiên, đây không
giúp cho sự phát triển mà là kiểm soát thiệt hại. Và việc tự kiểm soát thiệt hại là chiến
lược tồi đối với việc nâng tầm nhân viên cũng như tổ chức lên đẳng cấp thế giới.
Tổ chức vận hành theo những giả định này sẽ không bao giờ tận dụng được thế
mạnh của mỗi một nhân viên. Để có được một cuộc cách mạng về điểm mạnh, hãy bắt
đầu với những nhận định đúng đắn và kết quả đi theo- từ cách tuyển chọn, đo lường,
đào tạo đến phát triển nhân lực- đều sẽ diễn ra đúng như ý muốn. Dưới đây là 2 nhận
định dẫn lối cho những nhà quản lí xuất sắc nhất thế giới:
1. Tài năng của mỗi người là độc nhất và bền vững.
2. Phạm vi phát triển lớn nhất của mỗi người nằm trong khu vực của điểm mạnh
nhất.
Hai nhận định này là nền tảng cho mọi thứ được thực hiện với và cho nhân viên.
Nó giải thích tại sao những nhà quản lí giỏi luôn cẩn trọng tìm tài năng trong mọi vai
trò, tại sao họ lại hướng biểu hiện của nhân viên vào kết quả hơn là buộc họ theo một
khuôn mẫu, tại sao họ không tuân theo Quy tắc Vàng và đối xử với nhân viên theo
những cách khác nhau, và tại sao họ lại dành nhiều thời gian nhất cho những người giỏi
nhất? Nói tóm lại, hai nhận định này giải thích cho việc tại sao những nhà quản lí xuất
sắc nhất thế giới lại phá bỏ tất cả những quy luật truyền thống về quản lí.
8
Bây giờ, đã đến lúc phải thay đổi luật lệ. Hầu hết các tổ chức đều có một quy
trình nhất định nhằm đảm bảo nguồn lực của họ được sử dụng một cách hiệu quả, tuy
nhiên rất ít tổ chức phát triển được một quy trình mang tính hệ thống để đánh giá hiệu
quả của bộ phận nhân sự.
Trong cuốn sách này, chúng tôi muốn chỉ ra cho bạn một quy trình xây dựng
điểm mạnh một cách có hệ thống. Cụ thể, Chương 7, “Xây dựng một tổ chức trên nền
tảng Thế mạnh”, sẽ mô tả hệ thống tuyển chọn tốt nhất, ba kết quả mà nhân viên cần
phải có được trên thẻ điểm của mình, làm thế nào để tái phân phối ngân sách đào tạo,
và cuối cùng làm thể nào thay đổi cách định hướng nghề nghiệp của mỗi nhân viên.
Nếu bạn là một nhà quản lí và muốn biết được làm thế nào để tận dụng được
thế mạnh của từng nhân viên dưới quyền, thì Chương 6 “Quản lí những thế mạnh” sẽ
rất giúp ích. Ở chương này, chúng tôi xác định từng khả năng mà bạn có thể tìm thấy ở
nhân viên và giải thích việc làm thế nào để tối đa hoá thế mạnh của từng nhân viên.
Tuy nhiên, chúng tôi không bắt đầu ở đó. Chúng tôi bắt đầu với chính các bạn.
Thế mạnh của bạn là gì? Làm thế nào để bạn tận dụng được hết thế mạnh đó? Một, hai
hoặc thậm chí ba điều mà bạn có thể làm tốt hơn hàng nghìn người khác là gì? Những
dạng câu hỏi này sẽ được giải đáp trong năm chương đầu. Hơn hết, bạn sẽ không thể
dẫn đầu cuộc cách mạng về thế mạnh nếu như bạn không thể biết cách khám phá, xác
định và phát triển thế mạnh của bản thân.
9
Hai triệu cuộc phỏng vấn
“Gallup đã phỏng vấn những ai để nghiên cứu về thế mạnh của con người?”
Hơn ba mươi năm qua, Tổ chức Gallup đã tiến hành nghiên cứu sự ưu tú ở bất
kỳ nơi nào nó tồn tại. Mỗi một cuộc phỏng vấn (hơn hai triệu người, bao gồm tám mươi
nghìn nhà quản lí từ cuốn sách First, Break All the Rules bao gồm những câu hỏi mở
như câu hỏi trước. Chúng tôi muốn nghe những người đạt năng suất nhất trên thế giới
mô tả cụ thể những việc họ đang làm theo chính ngôn từ của họ.
Trong rất nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau, chúng tôi tìm ra được vô số
những kiến thức, kỹ năng và tài năng. Sau đó, chúng tôi cuối cùng đã rút ra được ba
mươi bốn kiểu mẫu hay “chủ đề”. Ba mươi bốn kiểu mẫu này là những điểm
mạnh thường thấy nhất trong tài năng của con người. Nghiên cứu cho thấy nếu
kết hợp lại theo nhiều cách khác nhau, chúng giải thích cho những biểu hiện xuất sắc
nhất.
Để giúp ích hơn, chúng tôi xin đưa ra đề nghị bạn nên đo lường bản thân dựa
trên ba mươi bốn điểm mạnh này. Sau khi đọc xong Chương ba, hãy dừng lại và thực
hiện bài test StrengthsFinder trên mạng, bạn sẽ lập tức biết được năm kiểu mẫu tài
năng nổi trội nhất của mình là gì. Năm kiểu mẫu đó chính là nguồn gốc thế mạnh của
bạn. Nếu muốn biết được kiểu mẫu của nhân viên, gia đình hay bạn bè, bạn có thể đọc
Chương 4. Nhưng trước tiên cần phải xác định của bản thân bạn trước. Hãy luôn nhớ
điều này: Bi kịch thật sự của cuộc đời không phải là việc chúng ta không có đủ sức
mạnh mà là chúng ta không biết sử dụng những thế mạnh sẵn có.
10
I. Phân tích thế mạnh
Chương 1. Cuộc sống vững mạnh
Nhà đầu tư, Đạo diễn, Bác sĩ da liễu và Biên tập viên
“Một cuộc sống vững mạnh là như thế nào”
Một cuộc sống vững mạnh là như thế nào? Sẽ như thế nào khi một người thành
công nhờ vào việc xây dựng cuộc sống của mình xung quanh các thế mạnh? Chúng ta
hãy phân tích những ví dụ về những người đã làm được dưới đây.
* * *
“Tôi thật sự không khác gì so với các bạn”
Warren Buffett đang trò chuyện với các sinh viên trường Đại học Nebraska. Họ
bắt đầu cười khúc khích vì khi nói câu này ông ấy là một trong những người giàu có
nhất thế giới và vì hầu hết sinh viên không thể trả nổi hoá đơn điện thoại của mình.
“Tôi có thể có nhiều tiền hơn các bạn, nhưng tiền bạc không làm nên sự khác
biệt. Chắc chắn rồi, tôi có thể mua được những bộ quần áo sang trọng nhưng nếu tôi
mặc chúng lên thì chúng sẽ trở nên rẻ tiền. Tôi thà ăn bánh kẹp phô mai ở Dairy Queen
còn hơn là dùng một bữa tối một-trăm-đô”. Những sinh viên vẫn chưa bị thuyết phục,
và vì thế Buffet thừa nhận một điểm. “Nếu có bất kỳ sự khác biệt nào giữa tôi và bạn,
đó có thể chính là việc mỗi ngày tôi thức dậy và có cơ hội làm công việc mà mình yêu
thích. Nếu bạn muốn học hỏi điều gì đó từ tôi thì đây chính là lời khuyên tốt nhất tôi
dành cho bạn.”
Buffett yêu thích những việc mình đang làm và đơn thuần tin rằng danh tiếng
của ông (nhà đầu tư giỏi nhất thế giới) là do khả năng tận dụng được thế mạnh của
11
mình. Bất ngờ thay, thế mạnh của ông ấy không phải là những phẩm chất mà bạn
mong đợi sẽ có ở một nhà đầu tư thành công. Trên thị trường toàn cầu như hiện nay,
bạn có thể nghĩ rằng một người thích nghi nhất phải có đầu óc nhanh nhạy trong phân
tích vấn đề và sự cảnh giác bẩm sinh về động cơ của người khác. Buffet không có bất
kỳ thế mạnh nào kể trên. Theo những gì thu thập được, ông ấy là một người kiên nhẫn.
Suy nghĩ của ông ấy rất thực tế, không hoài nghi mà ngược lại tin tưởng vào động cơ
của tất cả mọi người. Vậy thì làm thế nào ông ấy thành công được như vậy?
Giống như tất cả những người thành đạt và mãn nguyện khác, Buffette trau dồi
thế mạnh của mình và áp dụng chúng vào trong công việc. Ví dụ như, ông biến sự kiên
nhẫn bẩm sinh của mình thành “viễn cảnh hai-mươi-năm” nổi tiếng, ông ấy chỉ đầu tư
vào những công ty mà ông có thể tự tin dự đoán được hướng đi trong vòng hai mươi
năm nữa.
Warren Buffette là một nhà đầu tư đẳng cấp thế giới vì ông được dự do tận dụng
thế mạnh của mình và ông yêu thích việc ông làm vì ông được tự do tận dụng thế
mạnh đó. Có lẽ về duy nhất điểm này, ông ấy đã đúng. Ông ấy không khác gì tất cả
chúng ta. Mỗi chúng ta đều đáp trả lại thế giới này bằng nhiều cách khác nhau. Cách
Buffet xử lí rủi ro, giao tiếp với mọi người, ra quyết định đều rất quen thuộc với gia
đình và bạn bè của ông, vì đó là kiểu mẫu duy nhất được hình thành từ khi còn đi học.
Điều làm cho Buffette đặc biệt là những gì mà ông đã làm với kiểu mẫu đó. Đầu
tiên, ông nhận thức được sự tồn tại của nó. Nhiều người trong chúng ta thậm chí còn
không thực hiện được bước này. Thứ hai, và quan trọng nhất, ông ấy chọn việc tập
trung vào những điều mình giỏi nhất, kết hợp chúng với tri thức và kinh nghiệm, và xây
dựng thành những thế mạnh vượt trội hơn cả, như chúng ta thấy ngày hôm nay.
Warren Buffette liên quan đến đề tài chúng ta đang thảo luận không phải vì
chuyên môn dự báo của ông, mà vì ông đã dẫn ra cho chúng ta một con đường thực
tế. Hãy tự nhìn nhận lại bản thân bạn, và thử xác định xem khả năng giỏi nhất của bạn
là gì, củng cố chúng với kiến thức và kinh nghiệm, như Buffette, và tự tạo vai trò của
12
mình với những thế mạnh đó. Khi thực hiện được điều đó, bạn sẽ làm việc hiệu quả
hơn, thành công và mãn nguyện hơn.
Dĩ nhiên, Buffette không phải là người duy nhất nhận ra được sức mạnh của việc
xây dựng cuộc sống xung quanh những thế mạnh của bản thân. Bất cứ khi nào bạn
phỏng vấn những người thật sự thành công trong chuyên môn của họ- từ giảng dạy
đến bán hàng qua điện thoại, diễn viên đến kế toán- bạn đều sẽ phát hiện ra rằng bí
mật của sự thành công nằm ở khả năng phát hiện và tổ chức cuộc sống để có thể áp
dụng những thế mạnh của mình.
Pam D. là giám đốc của dịch vụ sức khỏe và con người tại một hạt lớn trên
thành phố. Thách thức hiện tại của cô là thiết kế và lên kế hoạch cho các chương trình
dành cho người lớn tuổi. Bạn có thể nghĩ rằng để thành công trong vai trò này, Pam sẽ
cần những thế mạnh như suy nghĩ chiến lược hay ít nhất là phân tích chi tiết và hoạch
định. Thế nhưng, mặc dù hiểu được tầm quan trọng của cả hai, Pam không có cả hai
yếu tố trên.
Thực tế là hai thế mạnh lớn nhất của Pam là truyền cảm hứng cho nhân viên và
tính nóng vội trong hành động. Phương thức làm việc của cô, đầu tiên là xác định mục
tiêu cần đạt được; thứ hai, tìm kiếm cơ hội để cho hàng ngàn nhân viên thấy được bức
tranh tổng quát của mục tiêu chung của họ; và thứ ba, giao quy trình hoạch định chiến
lược chính thức cho một nhà cố vấn bên ngoài. Khi Pam và nhóm của cô ấy thúc đẩy
công việc thì nhà cố vấn đó sẽ đảm bảo rằng mọi hoạt động đi đúng “kế hoạch chiến
lược.” Cho đến nay, mọi việc vẫn diễn ra tốt đẹp. Pam dẫn đầu trong mọi mặt trận và
thành công trong việc giành được hợp đồng dịch vụ quan trọng.
Sherie S. cũng có cách tiếp cận tương tự để xây dựng cuộc sống quanh những
điểm mạnh của mình. Sherie, hiện tại, là một bác sĩ thành công nhưng nhiều năm trước
khi còn đang học trường y, cô ấy đã phát hiện ra rằng mình không hề thích chăm sóc
người bệnh và cô ấy bắt đầu hoài nghi nghề nghiệp đã chọn. Sau khi cân nhắc, Sherie
nhận ra rằng bản thân thích giúp đỡ người khác, và cô luôn bị thúc đẩy bởi mong muốn
13
đạt được từ quy trình rõ ràng; hai điều này giúp cô chuyển hướng vào chuyên khoa da
liễu.
Paula L. thì không phải chuyển sự tập trung sang hướng khác để tận dụng thế
mạnh của mình. Thay vào đó, giống như Buffette, cô ấy duy trì những gì đã biết về thế
mạnh của bản thân. Là biên tập viên của một trong những tạp chí phụ nữ thành công
nhất thế giới, Paula nhận được rất nhiều lời đề nghị với vị trí tổng biên tập từ các tạp
chí khác, nhưng cô quyết định ở lại vị trí biên tập viên của mình. Tại sao? Vì Paula nhận
thức rất rõ rằng thế mạnh của cô là óc sáng tạo, sau nhiều năm cô đã rất thành thạo
trong việc biên tập, làm việc với các tác gia và thư ký tòa soạn, soạn thảo các mục tài
liệu phù hợp với dấu ấn riêng của tạp chí. Nếu trở thành tổng biên tập, cô ấy có thể sẽ
làm ít việc hơn và dành thời gian cho việc tham dự những sự kiện PR, và thời gian dành
cho quần áo, bạn bè, sở thích sẽ phải gộp chung với cả tòa soạn. Paul biết rằng mình
sẽ không thích vì bị công chúng săm soi nên đã quyết định duy trì con đường hiện tại
của mình.
Tất cả những nhân vật này đều đặc biệt giống như Warren Buffett. Họ nhận định
các hành vi kiểu mẫu lặp đi lặp lại của bản thân và tìm cách phát triển những kiểu mẫu
này thành những thế mạnh hữu ích.
Tiger Woods, Bill Gates, và Cole Porter
“Thế mạnh là gì?”
Định nghĩa về thế mạnh mà chúng tôi sẽ sử dụng khá cụ thể: Hiệu suất làm việc
gần như tối đa trong một hoạt động nào đó. Theo như định nghĩa này, khả năng đưa ra
quyết định chính xác và giúp đỡ mọi người hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức của
Pam chính là thế mạnh. Sự yêu thích việc chẩn đoán và chữa trị những chứng bệnh về
da của Sherie là thế mạnh. Khả năng phát hiện và tinh lọc những ý tưởng phù hợp với
dấu ấn riêng của tạp chí của Paula là thế mạnh.
14
Những ví dụ từ người nổi tiếng khác như, sức bền của tay golf Tiger Wood chính
là thế mạnh. Nhưng khả năng hớt bóng vào hố cát khi so sánh với những tay chơi
chuyên nghiệp khác thì không phải. Trong bối cảnh kinh doanh, tài năng thiên phú của
Bill Gates trong việc tiếp nhận những sự cách tân và biến chúng thành những ứng dụng
thân thiện với người dùng là thế mạnh, tuy nhiên, khả năng duy trì và xây dựng doanh
nghiệp trên khía cạnh pháp lý và tấn công thương mại so với đồng nghiệp Steve
Ballmer- thì không phải. Trong lĩnh vực nghệ thuật, khả năng viết nên những lời nhạc
hoàn hảo của Cole Portner là thế mạnh. Những nỗ lực trong việc xây dựng nhân vật và
cốt truyện thì không. Định nghĩa thế mạnh theo cách này, hiệu suất làm việc gần như
tối đa trong một hoạt động nào đó, chúng tôi xin đưa ra ba yếu tố quan trọng nhất của
một cuộc sống bền vững.
Thứ nhất, để một hoạt động trở thành thế mạnh thì bạn phải có khả năng thực
hiện việc đó một cách kiên định. Nghĩa rằng điều đó trở thành một phần có thể đoán
trước được trong biểu hiện của bạn. Bạn có thể thi thoảng đánh trúng lỗ khiến cho
Tiger Woods tự hào, nhưng chúng tôi sẽ không gọi đó là thế mạnh trừ khi bạn có thể
lặp đi lặp lại việc đó. Bạn cũng phải hài lòng khi thực hiện hoạt động đó. Sherie chắc
chắn đủ thông minh để trở thành bác sỹ ở bất kỳ chuyên môn nào, nhưng hành nghề
bác sĩ da liễu là thế mạnh của cô ấy vì việc đó tiếp thêm năng lượng cho cô ấy. Ngược
lại, Bill Gates có thể có khả năng thực thi chiến lược của Microsoft nhưng việc này lại
khiến ông ấy kiệt sức nên không thể là thế mạnh. Một khả năng nào đó chỉ có thể trở
thành thế mạnh nếu như bạn có thể lĩnh hội được bản thân và làm việc đó lặp đi lặp lại
một cách vui vẻ và hiệu quả.
Thứ hai, bạn không cần phải có thế mạnh trong mọi khía cạnh để trở nên ưu tú.
Pam không phải là ứng cử viên hoàn hảo cho vai trò của cô ấy. Sherie cũng vậy.Tất cả
những người mà chúng tôi miêu tả ở trên đều đơn giản chỉ là làm tốt nhất có thể
những việc mà họ đang giải quyết. Khi nghiên cứu, những người biểu hiện tốt nhất
thường chỉ giỏi một số lĩnh vực nhất định.
15
Thứ ba, bạn chỉ có thể trở nên ưu tú bằng cách tối đa hóa thế mạnh của mình
chứ không phải khắc phục nhược điểm. Không phải là bạn phải phớt lờ đi nhược điểm
của mình. Những người mà chúng tôi miêu tả không phớt lờ những nhược điểm của họ.
Thay vào đó, họ tìm cách điều khiển nhược điểm của mình để có thể tập trung vào thế
mạnh của mình. Pam và Bill Gates giải phóng bản thân bằng cách tìm kiếm sự hỗ trợ từ
người khác. Sherie đơn giản là ngừng công việc dược sĩ. Paula, biên tập viên, từ chối lời
đề nghị cho công việc mới.
Ba công cụ mang tính cách mạng
“Bạn cần những gì để xây dựng cuộc sống quanh những thế mạnh của
mình?”
Lời khuyên “tận dụng thế mạnh và điều khiển khuyết điểm” dễ nắm bắt được
nhưng khó áp dụng. Xây dựng một cuộc sống vững mạnh là một công việc đầy thử
thách vì nó bao gồm nhiều yếu tố khác nhau: sự tự nhận thức, sự chín chắn, cơ hội,
những người bạn muốn ở bên và những người mà bạn dường như không thể thoát
khỏi. Chúng tôi xin đưa ra cho các bạn ba công cụ mang tính cách mạng mà bạn sẽ cần
đến để xây dựng một cuộc sống vững mạnh.
1. Công cụ thứ nhất là hiểu được cách phân biệt tài năng bẩm sinh với
những thứ bạn có thể học được.
Để cải thiện một việc mà bản thân không giỏi, bạn có thể học. Vì con người là
sinh vật thích nghi nên bất cứ việc gì bạn cũng có thể học cách làm tốt hơn. Nhưng vấn
đề đặt ra là bạn có thể làm tốt đến mức độ nào, gần như hoàn hảo tuyệt đối được hay
không? Câu trả lời là “Không, luyện tập không phải lúc nào cũng tạo nên sự hoàn hảo”.
Để phát triển được thế mạnh trong bất kỳ hoạt động nào, bạn cần phải có tài năng
thiên bẩm.
Để trả lời cho các câu hỏi “Làm thế nào để phân biệt tài năng và thế mạnh?”,
“Khía cạnh nào trong thế mạnh có thể có được thông qua học hỏi”, “ Kỹ năng, tri thức,
16
kinh nghiệm và sự tự nhận thức có vai trò gì trong việc xây dựng điểm mạnh?”, chúng
tôi xin giới thiệu ba khái niệm sau:
Tài năng là những kiểu mẫu bẩm sinh, lặp đi lặp lại về mặt suy nghĩ, cảm nhận
và hành vi.
Tri thức bao gồm những thông tin xác thực học được.
Kỹ năng là các bước hành động.
Ba điều trên- tài năng, tri thức và kỹ năng- kết hợp lại tạo thành thế mạnh.
Mặc dù cả ba đều quan trọng trong việc xây dựng thế mạnh, nhưng tài năng là
quan trọng nhất. Trong rất nhiều vai trò, bạn có thể đạt được tri thức và kỹ năng cần
thiết, nhưng nếu thiếu đi tài năng bạn sẽ không bao giờ có thể hoàn thành vai trò đó
với hiệu suất gần như tuyệt đối. Vì thế, để xây dựng được thế mạnh thực sự, hãy xác
định tài năng nổi trội của bản thân và trau dồi chúng với tri thức và kỹ năng.
Nhiều người không xem trọng tài năng và bỏ mặc chúng. Họ nghĩ chỉ cần luyện
tập thì mọi thứ đều có thể học được. Họ không chủ động tìm kiếm tri thức và kỹ năng
để trau dồi cho thế mạnh của mình mà bị rơi vào cái bẫy cố gắng đạt được càng nhiều
kiến thức và kỹ năng càng tốt để hoàn thiện bản thân. Để xây dựng được thế mạnh,
bạn phải tránh khỏi cái bẫy này. Trừ khi bạn có được tài năng cần thiết, nếu không mọi
nỗ lực cải thiện những thứ khác đều là vô ích. Và vì thời gian để đầu tư vào bản thân
rất giới hạn nên bạn phải quyết định xem việc sửa chữa những khiếm khuyết có đem lại
lợi ích gì hay không.
2. Công cụ thứ hai là hệ thống xác định những tài năng nổi trội
Hãy lùi lại và quan sát bản thân một lúc. Thử một hoạt động bất kỳ và xem bạn
hoàn thành nó nhanh như thế nào. Bạn học được cách giải quyết nó nhanh như thế
17
nào? Có đạt đến mức độ bạn không cần phải canh thời gian hay chưa? Nếu không được
như vậy hãy thử một hoạt động khác cho đến khi bạn tìm được tài năng của mình.
StrengthsFinder Profile được thiết kế để giúp bạn tìm ra tài năng nổi trội của
mình. Nó sẽ cho bạn biết năm tài năng chủ đạo của bạn. Đây có thể chưa phải là thế
mạnh nhưng là những vùng tiềm năng nhất – nơi giúp bạn xây dựng thế mạnh.
3. Công cụ thứ ba là ngôn ngữ chung để mô tả tài năng của bạn.
Chúng tôi cần một ngôn ngữ mới để giải thích những thế mạnh chúng tôi tìm
thấy ở bản thân và ở người khác. Ngôn ngữ này phải thật chính xác, và phải có khả
năng miêu tả những điểm khác nhau tinh tế giữa con người. Nó phải mang nghĩa tích
cực và thông dụng để bất kỳ ai nghe thấy cũng đều hiểu theo một nghĩa chung.
Tại sao chúng ta lại cần đến ngôn ngữ mới này? Khá đơn giản, vì ngôn ngữ hiện
nay đang sử dụng không đáp ứng được thách thức này. Ngôn ngữ loài người rất đa
dạng và bị dàn mỏng. Cùng một từ ngữ nhưng mọi người sẽ hiểu theo nhiều cách khác
nhau. Lấy ví dụ, từ “kỹ năng con người”. Nếu bạn nói hai người kia có “kỹ năng con
người” điều đó có nghĩa là gì? Bạn có thể nói đó là hai người có thể giao tiếp tốt với
mọi người. Nhưng nó không hề nói cho bạn biết rằng trong hai người đó, một người
giỏi trong việc xây dựng lòng tin ở người khác với chỉ ánh nhìn đầu tiên, người còn lại
giỏi trong việc thiết lập mối quan hệ. Cả hai khả năng đều liên quan đến con người,
nhưng hiển nhiên rằng chúng không giống nhau.
Và vì một lý do kỳ lạ nào đó, khi mô tả một kiểu mẫu hành vi nào đó, từ ngữ
chúng ta sử dụng thường mang tính tiêu cực. Dù cho cách nhìn nhận của bạn ra sao,
thì chúng ta cũng không đủ ngôn từ để mô tả hết những tài năng xung quanh chúng
ta.
18
Chương 2. Xây dựng thế mạnh
Tri thức và kỹ năng
“Khía cạnh nào ở bạn có thể thay đổi được?”
TRI THỨC
Định nghĩa chính thức của tri thức vẫn còn đang là đề tài được tranh cãi trên thế
giới. Bạn chỉ cần biết rằng vì mục đích xây dựng thế mạnh, có hai loại tri thức bạn cần
đạt được.
Đầu tiên là kiến thức về mặt lý thuyết, là nội dung. Ví dụ như khi bắt đầu học
ngoại ngữ, từ vựng chính là loại kiến thức này. Có kiến thức về mặt lý thuyết không
đảm bảo bạn sẽ trở nên xuất sắc, nhưng bạn cũng sẽ không trở nên xuất sắc nếu thiếu
loại tri thức này.
Thứ hai là kiến thức dựa trên kinh nghiệm. Là những điều không có trong sách
vở hay được giảng dạy ở trường học. Đó là những điều mà bạn phải tự rèn luyện bản
thân để thu nhặt và giữ lại cho riêng mình.
KỸ NĂNG
Kỹ năng giúp xây dựng những kiến thức dựa trên kinh nghiệm thành một cấu
trúc hoàn chỉnh. Nghĩa rằng, ở bất kỳ hoạt động nào, bạn sẽ chính thức hóa những kiến
thức thu được thành một chuỗi các bước mà nếu tiến hành theo sẽ dẫn đến hiệu suất-
không nhất thiết ở mức cao nhưng ở mức chấp nhận được.
Kỹ năng giúp bạn tránh được việc phạm sai lầm; thay vào đó nó giúp bạn trực
tiếp áp dụng kinh nghiệm từ những người giỏi nhất. Kỹ năng có thể rất giúp ích nhưng
hãy cẩn thận chú ý hai điều sau. Đầu tiên, kỹ năng có thể giúp bạn đạt hiệu suất
nhưng không giúp bạn trở nên xuất sắc. Học hỏi được một kỹ năng không nhất
thiết sẽ dẫn bạn đến hiệu suất tối đa, nếu như không có tài năng thiên bẩm liên quan
19
đến lĩnh vực đó. Thứ hai, một vài hoạt động không thể phân tích thành từng
bước được, ví dụ như cảm thông hay suy nghĩ chiến lược, tính sáng tạo. Cho
dù bạn quan sát giỏi đến đâu, bạn cũng không thể chia các hoạt động này thành từng
bước được lên kế hoạch sẵn. Nói tóm lại, nếu bạn học được một kỹ năng, bạn sẽ giỏi
hơn lúc trước nhưng kỹ năng không thể giúp bạn che đậy đi việc thiếu tài năng ở lĩnh
vực đó. Khi xây dựng thế mạnh, kỹ năng kết hợp với tài năng thiên bẩm sẽ đạt giá trị
cao nhất.
Tài năng
“Khía cạnh nào ở bạn là bền vững?”
Tài năng là gì?
Tài năng là bất kỳ kiểu mẫu lặp đi lặp lại nào về mặt suy nghĩ, cảm xúc, hành vi
được áp dụng một cách có hiệu quả. Theo như định nghĩa này thì bất kỳ tính cách tiêu
cực nào cũng có thể trở thành tài năng. Đúng như vậy. Miễn là tính cách đó có thể
được áp dụng một cách có hiệu quả.
20
II. Tìm hiểu nguồn gốc của thế mạnh
Chương 3. StrengthsFinder
Vết tích của tài năng
“Làm thế nào để xác định tài năng của chính mình?”
Đầu tiên, nếu muốn biết được tài năng của mình, hãy quan sát phản ứng bộc
phát đầu tiên khi gặp phải tình huống bất kỳ của mình. Những phản ứng này tiết lộ vết
tích của tài năng. Mỗi một phản ứng khi đối mặt với áp lực đều giúp tiết lộ tài năng nổi
trội của bạn và với một mức độ nào đó, nó giải thích cho năng suất làm việc của bạn.
Hãy nghĩ về bữa tiệc mà bạn tham dự gần đây nhất. Bạn đã dành hầu hết thời
gian cho những ai? Nếu bạn có thiên hướng dành thời gian cho những người lạ, bạn có
thể thuộc tuýp người hướng ngoại, hành vi của bạn có thể thuộc chủ đề “Woo”, mà
chúng tôi sẽ giải thích về sau. Ngược lại, nếu bạn chủ động tìm những người quen thân
nhất thì đây là biểu hiện bạn thuộc nhóm Người liên hệ - luôn mong muốn làm sâu đậm
thêm những mối quan hệ sẵn có.
Hãy nhớ lại lần trước khi nhân viên bạn xin nghỉ vì con của họ bị bệnh. Suy nghĩ
đầu tiên của bạn là gì? Nếu bạn lập tức tập trung vào đứa trẻ bị bệnh, hỏi thăm xem
đứa trẻ gặp phải chuyện gì và ai sẽ chăm sóc bé, thì bạn có thể thuộc tuýp người Cảm
thông. Nhưng nếu tâm trí bạn nghĩ ngay đến việc ai sẽ hoàn thành công việc của người
xin nghỉ, thì tuýp người Sắp đặt có thể dùng để chỉ bạn.
Khi những phản ứng tức thì cung cấp vết tích rõ ràng nhất về tài năng của bạn,
dưới đây là ba đầu mối khác có thể sử dụng được: sự khao khát, học hỏi nhanh, và sự
hài lòng.
21
Sự khao khát là biểu hiện của tài năng, đặc biệt là ở những giai đoạn đầu đời.
Sự khao khát sẽ luôn tạo động lực, thúc đẩy bạn làm một việc nào đó. Và mặc cho
những ảnh hưởng từ bên ngoài, bạn sẽ vẫn luôn cảm thấy chúng. Dĩ nhiên, thỉnh
thoảng bạn sẽ lầm tưởng vài việc là sự khao khát. Ví dụ như mong muốn xây dựng
quan hệ công chúng vì sự hào nhoáng của những bữa tiệc cocktail hay tham vọng trở
thành nhà quản lí vì muốn kiểm soát mọi thứ. (Cách tốt nhất để xác định xem sự khao
khát đó có bị lầm tưởng hay không là đặt vào bối cảnh thực tế, những việc thực sự xảy
ra khi tất cả những sự hào nhoáng kia không còn.)
Học hỏi nhanh là một dấu hiệu khác của sự tài năng. Thỉnh thoảng tài năng
không được bộc lộ qua sự khao khát mà qua tốc độ bạn tiếp thu một kỹ năng trong bối
cảnh công việc mới, thách thức mới, môi trường mới. Có thể quá trình học hỏi của bạn
nhanh đến nổi bạn bỏ qua các bước mà bản thân cũng không biết. So với những người
cùng được truyền đạt một kỹ năng giống nhau, bạn đã “nhảy” đến bước áp dụng chúng
trong khi những người khác còn đang tìm hiểu. Dù những kỹ năng đó nằm trong lĩnh
vực nào, nhưng khi bạn phát hiện ra mình học hỏi rất nhanh kỹ năng đó thì bạn nên
lưu tâm vào chúng vì chúng sẽ giúp bạn xác định tài năng của mình.
Sự hài lòng là đầu mối cuối cùng dẫn đến tài năng. Khi thực hiện một công việc
nào đó, bạn cảm thấy thoải mái thì rất có thể bạn đang sử dụng tài năng của mình. Tuy
nhiên, sự hài lòng đó phải được hình thành từ những hoạt động tích cực. Bạn hài lòng
vì được học hỏi hay giúp đỡ người khác chứ không phải bạn hài lòng vì hạ thấp người
khác trước công chúng hay đổ mọi trách nhiệm cho họ. Trở lại vấn đề làm thế nào để
biết được nguồn gốc của sự hài lòng? Khi thực hiện một hoạt động cụ thể, nếu bạn
nghĩ về hiện tại - “Khi nào việc này mới kết thúc?” thì có vẻ như đó không phải là tài
năng của bạn. Nhưng nếu bạn nghĩ về tương lai - “Khi nào thì tôi có thể thực hiện một
lần nữa?”- đây là dấu hiệu cho thấy bạn đang thích thú với việc đó và đó là một trong
những tài năng của bạn.
* * *
22
Phản ứng tức thời, sự khao khát, học hỏi nhanh và sự hài lòng sẽ giúp bạn tìm
ra được dấu vết của tài năng. Đừng nóng vội dù cho cuộc sống bận rộn đến mấy, hãy
thử lùi một bước và lắng nghe những đầu mối này, việc đó sẽ giúp bạn tập trung hơn
vào những tài năng của mình.
StrengthsFinder Profile
“StrengthsFinder Profile hoạt động như thế nào và làm thế nào tôi hoàn
thành được nó”
StrengthsFinder Profile được thiết kế để giúp bạn tăng thêm nhận thức. Nó sẽ
cho thấy một cặp nhận định, sắp xếp lựa chọn của bạn và phản ánh lại hành vi nổi trội
nhất của bạn; từ đó nhấn mạnh tiềm năng lớn nhất cho thế mạnh của bạn. Mục đích
của StrengthsFinder Profile không phải là cho bạn thấy thế mạnh của bạn mà là tìm ra
khu vực mà bạn có tiềm năng phát triển thế mạnh lớn nhất. Vì thế, chúng tôi đã đo
lường ba mươi bốn chủ đề về tài năng sau quá trình nghiên cứu. Sau khi hoàn thành
xong, bạn sẽ lập tức nhận được năm chủ đề về tài năng nổi trội nhất của bạn. Năm chủ
đề này có thể vẫn chưa là thế mạnh của bạn nhưng mỗi chủ đề đều là những kiểu mẫu
về mặt suy nghĩ, cảm xúc và hành vi được lặp đi lặp lại - là sự hứa hẹn của thế mạnh.
Bạn sẽ tìm thấy những mô tả chi tiết về từng chủ đề và trích dẫn từ những người sở
hữu chúng.
23
Chương 4. Ba mươi bốn chủ đề của StrengthsFinder
ACHIEVER
Chủ đề Achiever giải thích động cơ làm việc của bạn, đó là nhu cầu bất biến để đạt
được thành tựu. Bạn cảm thấy như thể mỗi ngày bắt đầu với con số không và tới cuối
này bạn phải đạt được một thứ gì đó hữu hình để cảm thấy tốt về bản thân. Và “mỗi
ngày” nghĩa là từng ngày một – ngày làm việc, ngày cuối tuần, ngày nghỉ. Mặc cho bạn
cảm thấy bản thân đáng được nghỉ như thế nào nhưng nếu như một ngày trôi qua mà
bạn vẫn chưa đạt được bất cứ điều gì dù là nhỏ nhất thì bạn sẽ cảm thấy không hài
lòng. Có một ngọn lửa đang cháy bên trong bạn, nó thúc đẩy bạn làm việc nhiều hơn
để đạt được nhiều hơn nữa. Sau mỗi lần đạt được thành tựu, ngọn lửa ấy nhỏ lại
nhưng chỉ trong chốc lát nó lại tự bùng lên, buộc bạn phải đạt được thêm nữa. Nhu cầu
luôn luôn phải đạt được thứ gì đó có thể là không hợp lý nhưng nó luôn ở trong bạn.
Thuộc tuýp người này, bạn phải học được cách tồn tại với sự không hài lòng luôn hiện
diện bên trong. Nó có lợi ở điểm sẽ tiếp thêm năng lượng để bạn làm việc trong khoảng
thời gian dài mà không bị chùn bước, là điểm bạn có thể dựa vào để bắt đầu những thử
thách mới, là nguồn cung cấp sức mạnh để bạn thiết lập tốc độ và mức hiệu năng cho
cả nhóm của bạn. Đây là động lực giúp bạn luôn tiến lên
Phát biểu từ những người thuộc chủ đề này:
Melanie K., y tá cấp cứu: “Mỗi ngày, tôi phải tích luỹ điểm số để cảm thấy thành
công. Hôm nay, tôi chỉ mới ở đây khoảng nửa tiếng thôi, nhưng tôi có thể đã tích luỹ
được ba mươi điểm rồi. Tôi đặt hàng các thiết bị cho phòng cấp cứu, sửa chữa những
thiết bị bị hư, họp với y tá trưởng, tôi bàn về các ý tưởng vói thư ký về việc cải thiện hệ
thống ghi chép bệnh án. Trong danh sách chín mươi việc phải làm, tôi đã hoàn thành
ba mươi việc. Hiện tại, tôi cảm thấy bản thân rất tuyệt.”
24
Ted S., nhân viên bán hàng: “Năm ngoái tôi được bầu chọn là người bán hàng của
năm vượt qua hơn ba trăm nhân viên bán hàng của công ty. Tôi cảm thấy rất tuyệt
nhưng chỉ trong một ngày thôi, sau tuần đó mọi việc như thể chưa từng có chuyện gì
xảy ra. Tôi trở lại số không. Thỉnh thoảng tôi ước gì mình đừng thuộc tuýp người này vì
nó có thể làm tôi chệnh hướng khỏi một cuộc sống cân bằng nhưng bây giờ tôi đã quen
với nó. Tuýp người dạng này thực sự là một con dao hai lưỡi. Nó giúp tôi đạt được mục
tiêu của mình nhưng đồng thời tôi cũng ước gì có thể kích hoạt và tắt nó đi theo ý
muốn. Nhưng thực tế là điều không thể. Dù vậy tôi có thể điều khiển nó và tránh bị ám
ảnh công việc quá mức bằng cách tập trung vào việc đạt được tất cả mọi việc trong
cuộc sống, không chỉ có công việc.
25
ACTIVATOR
“Chúng ta có thể bắt đầu từ đâu?” Đây là câu hỏi tái diễn trong cuộc sống của
bạn. Bạn nôn nóng hành động. Bạn có thể thừa nhận rằng phân tích cũng có tác dụng
riêng của nó và việc thảo luận và tranh cãi thỉnh thoảng mang lại những cách nhìn có
ích, nhưng sâu trong thâm tâm bạn biết rằng chỉ có hành động mới thực sự khiến mọi
việc xảy ra và đem lại năng suất. Khi một quyết định được đưa ra, bạn không thể
không hành động. Những người khác có thể còn lo lắng rằng “Vẫn có vài việc mà chúng
ta không biết rõ”, nhưng việc đó không làm chùn chân bạn. Nếu như đã quyết định đi
qua thị trấn, bạn biết cách nhanh nhất là đi hết từ cột đèn giao thông này đến cột đèn
giao thông khác. Bạn sẽ không đợi đến khi tất cả các đèn xanh đều sáng. Ngoài ra,
theo quan điểm của bạn, suy nghĩ và hành động không trái ngược nhau. Thực tế, được
dẫn lối bởi chủ đề Người Chủ Động, bạn tin rằng hành động là công cụ tốt nhất để học
hỏi. Bạn đưa ra quyết định, hành động, xem xét lại kết quả và học hỏi. Việc học hỏi này
cho bạn biết hành động tiếp theo và tiếp theo nữa là gì. Bạn tin rằng mình không thể
phát triển nếu như bản thân không có bất cứ gì để phản ứng lại. Bạn phải dấn thân vào
và đi bước tiếp theo. Đó là cách duy nhất để đổi mới và cập nhật suy nghĩ/tư duy. Tóm
lại, bạn biết rằng bạn không được đánh giá qua lời nói, suy nghĩ mà qua kết quả đạt
được. Việc này không hề làm bạn sợ mà ngược lại, nó làm bạn hài lòng.
Jane C. nữ tu sĩ đạo Thiên Chúa giáo: “Khi tôi là mẹ bề trên vào những năm
1970, chúng tôi gặp phải nạn thiếu điện và giá cả thì tăng vọt. Chúng tôi có 0,4 héc ta
đất, và mỗi ngày tôi đều đi bộ trên mảnh đất đó, suy nghĩ về việc nên làm gì với nạn
thiếu điện này. Đột nhiên tôi quyết định rằng, nếu như có nhiều đất như vậy, chúng tôi
nên tự đào GAS cho mình. Chúng tôi đã bỏ ra $100,000 để khoan một giếng GAS. Nếu
bạn chưa từng đào một giếng GAS, bạn có thể cũng không nhận ra điều mà này, đó là
bạn phải bỏ ra $70,000 chỉ để đào xem có gas trên đất của bạn hay không. Sau khi đào
xong họ nói với tôi rằng có một hồ GAS, nhưng không biết rộng bao nhiêu và có đủ sức
ép để hút lên hay không. “Nếu sơ trả thêm $30,000 thì chúng tôi sẽ thử hút lên, nếu
không thì chúng tôi sẽ lấp giếng lại và sơ chỉ phải trả $70,000” . Vì vậy, tôi đưa họ