PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của luận án
Keo tai tượng (Acacia mangium Willd.) là loài cây sinh trưởng nhanh, chu
kỳ kinh doanh ngắn, gỗ được dùng làm đồ nội thất, vật liệu xây dựng, nguyên liệu
giấy ngoài ra, Keo tai tượng là loài cây có khả năng tổng hợp nitơ tự do trong
khí quyển rất cao. Keo tai tượng có khả năng thích ứng với nhiều vùng sinh thái,
đây là loài cây cải tạo đất, tăng độ phì, độ xốp và các tính chất lý, hóa khác của
đất.
Theo thống kê đến 31 tháng 12 năm 2012, diện tích rừng trồng cả nước
3.438.200 ha (Quyết định số 1739/QĐ-BNN-TCLN ngày 31/7/2013 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông, diện tích rừng trồng các loài keo chiếm tỷ lệ lớn
990.018 ha trong đó Keo tai tượng chiếm tỷ lệ nhiều nhất 590.977 ha (thống kê
tổng diện tích rừng trồng theo từng loài cây của 42 tỉnh tính đến 31/12/2011).
Trước sự gia tăng nhanh về mặt diện tích, các rừng trồng keo đã xuất hiện nhiều
bệnh gây khó khăn không nhỏ cho một số địa phương trong cả nước trong đó Keo
tai tượng bị bệnh nhiều nhất. Tại Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng, Keo tai tượng trồng
thuần loài với tổng diện tích hơn 400 ha có tới 118,5 ha bị bệnh với tỷ lệ từ 7 -
59%. Ở Miền Bắc Việt Nam có khoảng 1000 ha Keo tai tượng bị bệnh khô cành
ngọn nguyên nhân do nấm Colletotrichum gloeosporioides những khu vực bị bệnh
nặng như: huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang, huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ,
huyện Văn Bàn và huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai… gây ảnh hưởng lớn đến sản
lượng và chất lượng rừng trồng và gây thiệt hại lớn về mặt kinh tế. Áp dụng biện
pháp hóa học để phòng trừ bệnh cho rừng trồng là khó thực hiện khi diện tích lớn
gây tốn kém về mặt kinh tế và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Một hướng đi
mới đang được quan tâm, phương pháp kích thích khả năng kháng bệnh bằng việc
sử dụng vi sinh vật nội sinh.
1
Vi sinh vật (VSV) nội sinh có thể được định nghĩa là những VSV cư trú
trong nội mô của thực vật, chúng không có biểu hiện ra bên ngoài và không gây
tác động xấu đến thực vật mà chúng ký sinh. Vi sinh vật nội sinh có khả năng
kiểm soát và ngăn cản quá trình xâm nhiễm của mầm bệnh trên thực vật. Trong
một số trường hợp chúng có thể đẩy mạnh tốc độ nẩy mầm của hạt, thúc đẩy sự
hình thành cây con trong điều kiện bất lợi và nâng cao khả năng tăng trưởng của
thực vật thiết lập mối quan hệ hai bên cùng có lợi. Các vi sinh vật nội sinh này
thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây chủ vì đã tạo ra một hàng rào kiểm soát
sinh học bằng cách tiêu diệt trực tiếp các mầm bệnh đã xâm nhiễm vào cây chủ.
Để góp phần quản lý dịch bệnh hại Keo tai tượng có hiệu quả không gây ô
nhiễm môi trường, việc đi sâu nghiên cứu tìm hiểu bệnh khô cành ngọn. Nghiên
cứu về vi khuẩn nội sinh có hoạt tính kháng nấm gây bệnh khô cành ngọn Keo tai
tượng, vi khuẩn nội sinh tạo ra các hoóc môn sinh trưởng và phân giải lân từ đó
làm sáng tỏ vai trò của vi khuẩn nội sinh trong việc bảo vệ cây chủ từ sự xâm nhiễm
của sinh vật gây bệnh và ứng dụng chúng trong phòng trừ bệnh khô cành ngọn Keo
tai tượng.
Xuất phát từ những lý do trên luận án “Nghiên cứu ứng dụng vi sinh vật nội
sinh để tăng cường tính kích kháng đối với bệnh khô cành ngọn Keo tai tượng tại
một số vùng sinh thái chính ở miền Bắc Việt Nam” đặt ra là rất cần thiết có ý nghĩa
cả về lý luận và thực tiễn.
2. Mục tiêu của luận án
2.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định được cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc kích kháng bệnh khô
cành ngọn Keo tai tượng bằng chế phẩm vi khuẩn nội sinh.
2.2. Mục tiêu cụ thể
2
- Xác định được nguyên nhân gây bệnh, đặc điểm sinh học của nấm gây
bệnh khô cành ngọn Keo tai tượng.
- Làm sáng tỏ vai trò của vi khuẩn nội sinh có khả năng sinh hoóc môn sinh
trưởng (IAA), phân giải lân và đối kháng với nấm gây bệnh khô cành ngọn Keo tai
tượng.
- Nghiên cứu được biện pháp phòng trừ bệnh khô cành ngọn Keo tai tượng ở
giai đoạn vườn ươm và rừng trồng.
- Ứng dụng vi khuẩn nội sinh để tăng cường khả năng kích kháng bệnh khô
cành ngọn Keo tai tượng.
3. Phạm vi nghiên cứu
3.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu
- Keo tai tượng (Acacia mangium Willd.)
- Nấm Colletotrichum gloeosporioides Strain
- Vi sinh vật nội sinh trong nghiên cứu này là các chủng vi khuẩn nội sinh.
3.2. Giới hạn địa điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu được giới hạn trong phạm vi sau:
Huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ, huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang, huyện
Bảo Thắng và huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
4.1. Ý nghĩa khoa học
- Đóng góp các dữ liệu khoa học về hiệu quả kích kháng bệnh khô cành
ngọn Keo tai tượng bằng vi khuẩn nội sinh từ đó góp phần xây dựng luận cứ khoa
học cho việc quản lý bệnh khô cành ngọn Keo tai tượng.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần nâng cao hiệu quả quản lý bệnh
khô cành ngọn Keo tai tượng do nấm C. gloeosporioides.
3
- Ứng dụng chế phẩm vi khuẩn nội sinh để tăng cường khả năng kích kháng
bệnh khô cành ngọn Keo tai tượng do nấm C. gloeosporioides, kích thích sinh
trưởng của cây, nâng cao năng suất của rừng trồng, tạo điều kiện cho rừng Keo tai
tượng phát triển bền vững, nâng cao hiệu quả về mặt kinh tế và bảo vệ được môi
trường sinh thái.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Xác định được nguyên nhân gây bệnh khô cành ngọn Keo tai tượng do
nấm Colletotrichum gloeosporioides Strain và biện pháp phòng trừ.
- Tuyển chọn được 4 chủng vi khuẩn nội sinh (P01, KPT, LC, X02) đa chức
năng có khả năng kháng bệnh, phân giải lân và tổng hợp hoóc môn sinh trưởng để
làm cơ sở cho việc tạo chế phẩm vi khuẩn nội sinh để tăng sinh trưởng, tăng
cường khả năng kích kháng bệnh khô cành ngọn Keo tai tượng.
6. Cấu trúc của luận án
Luận án bao gồm 110 trang, trong đó bao gồm các phần sau:
- Phần mở đầu: Sự cần thiết của luận án, mục tiêu, đối tượng, phạm vi, ý
nghĩa khoa học và thực tiễn, những đóng góp mới của luận án và cấu trúc luận án.
- Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu: nghiên cứu về Keo tai tượng,
nghiên cứu về bệnh hại keo, nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh hại keo, nghiên
cứu về tính kích kháng bệnh của cây trồng, nghiên cứu về vi sinh vật nội sinh, đặc
điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu.
- Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Kết quả về nghiên cứu: Bệnh khô cành ngọn Keo tai tượng, vi
khuẩn nội sinh và khả năng kích kháng nấm gây bệnh, tạo chế phẩm vi khuẩn nội
sinh, ứng dụng chế phẩm vi khuẩn nội sinh để kích kháng bệnh khô cành ngọn
Keo tai tượng.
- Kết luận, tồn tại và kiến nghị
4
- Tài liệu tham khảo
- Danh mục các công trình khoa học đã công bố liên quan đến luận án
- Phần phụ lục
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1. 1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Keo tai tượng (Acacia mangium Willd) là loài cây sinh trưởng nhanh thân
thẳng đẹp, chiều cao có thể đạt tới 30m, rễ có nốt sần có khả năng cải tạo đất. Gỗ
Keo tai tượng có tỷ trọng trung bình từ 0,45-0,5 nhưng ở giai đoạn 12 tuổi có thể
đạt 0,59 (MacDicken và Brewbaker, 1984).
Keo tai tượng bị bệnh khô cành ngọn do loài nấm Glomerella cingulata (giai
đoạn vô tính là Colletotrichum gloeosporioides) đó là nguyên nhân chủ yếu gây
thiệt hại trong vườn giống ở Papua New Guinea (Roger L, 1954).
Vi sinh vật nội sinh có trong các bộ phận của cây chúng có khả năng kiểm
soát và ngăn cản quá trình xâm nhiễm của mầm bệnh, kích thích sinh trưởng của
cây vì đã tạo một hàng rào kiểm soát sinh học. (Bent và Chanway, 1998);
(Chanway C.P,1996).
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Keo tai tượng là loài cây đa tác dụng sinh trưởng nhanh, chu kỳ kinh doanh
ngắn. Gỗ Keo tai tượng được dùng rộng rãi trên thị trường để đóng đồ gia dụng
cung cấp nguyên liệu cho ngành sản xuất ván dăm, ván bóc và làm nguyên liệu
giấy. Ngoài ra Keo tai tượng có khả năng thích ứng với nhiều vùng sinh thái, đây
là loài cây cải tạo đất, tăng độ phì, độ xốp và các tính chất lý, hóa khác của đất.
(Lê Đình Khả et al., 2003).
Tại Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng, Keo tai tượng trồng thuần loài với tổng diện
tích hơn 400 ha đã có 118,5 ha bị bệnh với tỷ lệ từ 7 đến 59% trong đó có một số
diện tích bị hại rất nặng (Phạm Quang Thu, 2002).
5
Nguyễn Hoàng Nghĩa và Phạm Quang Thu (2006) bước đầu nghiên cứu về
vi khuẩn nội sinh trong cơ chế kháng bệnh loét thân, cành do nấm C.
gloeosporioides gây hại đối với keo. Nghiên cứu tăng cường khả năng kháng bệnh
cho cây keo lai bằng sử dụng vi khuẩn nội sinh đối kháng với nấm gây bệnh C.
gloeosporioides giúp cây hạn chế nấm gây bệnh và kích thích sinh trưởng (Vũ Văn
Định, 2009).
Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Nghiên cứu bệnh khô cành ngọn Keo tai tượng
2.1.1.1. Xác định nguyên nhân gây bệnh
2.1.1.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của nấm gây bệnh
2.1.1.3. Điều tra tình hình bệnh khô cành ngọn Keo tai tượng
2.1.2. Nghiên cứu vi khuẩn nội sinh và khả năng kích kháng nấm gây bệnh
2.1.2.1. Phân lập vi khuẩn nội sinh và đánh giá khả năng đối kháng với nấm gây
bệnh
2.1.2.2. Mô tả đặc điểm hình thái và định danh vi khuẩn nội sinh có hoạt tính đối
kháng cao
2.1.2.3. Vi khuẩn nội sinh kích kháng bệnh khô cành ngọn Keo tai tượng
2.1.2.4. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học khác của vi khuẩn nội sinh có hoạt
tính kháng bệnh cao
2.1.3. Nghiên cứu tạo chế phẩm vi khuẩn nội sinh
2.1.3.1. Nghiên cứu điều kiện nhân sinh khối
2.1.3.2. Tạo chế phẩm và đánh giá chất lượng chế phẩm theo thời gian bảo quản
2.1.4. Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm vi khuẩn nội sinh để kích kháng bệnh
khô cành ngọn Keo tai tượng
6
2.1.4.1. Ảnh hưởng của chế phẩm vi khuẩn nội sinh đến nảy mầm của hạt
2.1.4.2. Ảnh hưởng của chế phẩm vi khuẩn nội sinh đến kích kháng bệnh khô cành
ngọn Keo tai tượng trong giai đoạn vườn ươm
2.1.4.3. Ảnh hưởng của chế phẩm vi khuẩn nội sinh đến kích kháng bệnh khô cành
ngọn Keo tai tượng ở giai đoạn cây 1 năm tuổi
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Kế thừa tài liệu liên quan: Kế thừa các tài liệu liên quan đến phương pháp
nghiên cứu.
Điều tra thu mẫu số liệu ngoài hiện trường: Lập 30 ô tiêu chuẩn mỗi ô
500m
2
theo 2 cấp tuổi (trên 3 tuổi, dưới 3 tuổi) đối với rừng trồng tại
4 khu vực:
huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ, huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang; huyện Văn
Bàn tỉnh Lào Cai, huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai. Điều tra bệnh khô cành ngọn
Keo tai tượng theo phương pháp của (Old et al., 2000); (Phạm Quang Thu, 2007,
2011).
Phân lập vi sinh vật và xác định hoạt tính sinh học:
Phân lập nấm gây bệnh theo phương pháp của (Phạm Quang Thu, 2009),
(Old et al., 2000).
Phân lập vi khuẩn nội sinh và xác định khả năng đối kháng nấm gây bệnh
khô cành ngọn bằng phương pháp cấy chung trên đĩa thạch và căn cứ vào đường
kính vòng ức chế. (Nguyễn Hoàng Nghĩa và Phạm Quang Thu, 2006), (Phạm
Quang Thu và nguyễn Thị Thúy Nga, 2007), (Phạm Quang Thu và Trần Thanh
Trăng, 2002).
Hiệu lực kháng nấm bệnh của các chủng vi khuẩn nội sinh phân thành 5 cấp
như sau:
Hiệu lực kháng rất mạnh (++++) : Đường kính vòng kháng V≥ 20mm
Hiệu lực kháng mạnh (+++) : Đường kính vòng kháng 10mm ≤V<20mm
7
Hiệu lực kháng trung bình (++) : Đường kính vòng kháng 5mm ≤V<10mm
Hiệu lực kháng yếu (+) : Đường kính vòng kháng 1mm ≤V<5mm
Không có hiệu lực (-) : Đường kính vòng kháng V<1mm
Định tên vi khuẩn nội sinh bằng giải trình tự nucleotide: Phân đoạn 16S rADN
của vi khuẩn nội sinh được phản ứng trên thiết bị GeneAmp
®
PCRSystem 9700 (PE
Applied Biosystem, Mỹ) sử dụng cặp mồi 16S-8F
(5’AGAGTTTGATCCTGGCTCAG-3’) và 16S1510R (5’-GGCTACCTTGTTACGA-
3’).
Xác định hàm lượng IAA: Vi khuẩn được nhân sinh khối trên môi trường
King
’
B không agar bổ sung trytophan 0,1%, tốc độ lắc 150 vòng/phút ở nhiệt độ
30
0
C trong 48h. Hàm lượng IAA thô sinh ra được xác định theo phương pháp so
màu với bước sóng 530 nm với đồ thị chuẩn IAA.
Xác định hàm lượng lân dễ tiêu trên môi trường Pikovskaya không agar đã
khử trùng và tiến hành lắc ở 200 vòng/phút, ở nhiệt độ 28
0
C, trong 120 giờ. Ly
tâm dịch ở 5000vòng/ phút trong 20 phút để lọc bỏ vi khuẩn phân giải lân lấy dịch
trong, so màu ở bước sóng 430nm.
Xử lý số liệu: Sử dụng chương trình Microsoft Exel và xử lý số liệu bằng
phần mềm GENTAT 5 và Dataplus 3.0.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Bệnh khô cành ngọn Keo tai tượng
3.1.1. Xác định nguyên nhân gây bệnh
+ Triệu chứng bệnh: Bệnh xuất hiện ở lá và cành của cây Keo tai tượng, đầu
tiên bệnh có dạng các đốm nâu nhỏ hình bầu dục có kích cỡ khác nhau và ngoài viền
có gờ nổi lên. Các đốm nhỏ kết hợp với nhau tạo ra các đốm lớn khiến lá bị khô và
rụng sớm. Cành bị bệnh thường có màu nâu đen, trên mặt vỏ xuất hiện các đoạn đen
nứt dọc. Khi cây bị bệnh nặng, vỏ khô dần, co thắt, nhăn nheo làm lá và cả ngọn
8
cây bị héo chết từ trên ngọn xuống dưới.
Giai đoạn vô tính (Anamorph): Bào tử phân sinh hình bầu dục hay hình hạt gạo
thuôn dài đơn bào không mầu, sau khi thành thục có mầu nâu, bào tử có thể bám hình
chùy. Bào tử không có vách ngăn nhưng đặc biệt là ở trước giai đoạn nẩy mầm bào
tử thường có một vách ngăn ngang hình thành hai tế bào có mầu nâu, bào tử có chiều
dài từ 11,87µm - 16,38µm, chiều rộng 3,26 - 4,78µm. Vỏ bào tử dạng đĩa có mầu
nâu nhạt, nằm rải rác dưới vỏ cây, sau đó màng lộ ra ngoài mầu nâu đen khi chín nứt
ra và bào tử bay ra ngoài gặp điều kiện thuận lợi nẩy mầm thực hiện quá trình xâm
nhiễm mới trong mùa sinh trưởng đĩa bào tử có kích thước chiều dài 121,5 -
182,7µm, và chiều rộng 42 - 53,6µm. Bên trong của đĩa bào tử có cuống bào tử,
cuống bào tử không mầu đơn bào, có chiều dài 101,8 µm và chiều rộng 4,1 - 6,3µm.
Giám định bằng phương pháp sinh học phân tử nấm gây bệnh được định
danh (Colletotrichum gloeosporioides Strain) với độ tương đồng 100% so với
chủng (Colletotrichum gloeosporioides Strain CZ043C).
C. gloeosporioides thuộc họ nấm đĩa: Melanconiaceae, ngành phụ nấm bất
toàn Deuteromycetes.
3.1.2. Đặc điểm sinh học của nấm gây bệnh
Nấm gây bệnh C. gloeosporioides ở các thang nhiệt độ, pH, ẩm độ khác
nhau thì sinh trưởng khác nhau. Hệ sợi nấm sinh trưởng phát triển bình thường
trong khoảng nhiệt độ không khí từ 15
0
C - 35
0
C, ẩm độ không khí trong khoảng từ
80% - 95%, pH môi trường từ 4 - 9. Nhiệt độ thích hợp nhất là 25
0
C, độ ẩm 95%,
pH từ 6 - 7. Nhiệt độ không khí lớn hơn 35
0
C hệ sợi sinh trưởng phát triển chậm
dần lên đến 40
0
C hệ sợi nấm không phát triển và bị chết.
3.1.3. Điều tra tình hình bệnh khô cành ngọn Keo tai tượng
9
Tỷ lệ bị bệnh và cấp bệnh ở 4 khu vực đại diện: huyện Thanh Sơn tỉnh Phú
Thọ, huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang; huyện Văn Bàn và huyện Bảo Thắng
tỉnh Lào Cai. Tỷ lệ bị bệnh trung bình ở các khu vực điều tra từ 16,7 đến 35,9 %,
cấp bị bệnh trung bình từ 1,1 đến 2,6 tương đương với mức độ bị bệnh nhẹ đến
trung bình. Keo tai tượng ở khu vực Hàm Yên, Tuyên Quang và Văn Bàn, Lào Cai
cây bị bệnh ở mức độ nhẹ từ 1,1 đến 1,5. Keo tai tượng ở khu vực Tam Thắng,
Phú Thọ và Bảo Thắng, Lào Cai bị bệnh với mức độ nặng từ 2,2 đến 2,6. Cây bị
bệnh sinh trưởng kém, một số cây bị chết. Rừng trồng dưới 3 tuổi cây bị bệnh
nhiều, đặc biệt rừng trồng tuổi 1, các dòng Keo tai tượng xuất xứ từ Úc có tỷ lệ bị
bệnh và mức độ bị bệnh lớn, cây từ tuổi 4 trở lên tỷ lệ bị bệnh và mức độ bị bệnh
giảm. Các mùa trong năm cũng ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ và mức độ bị bệnh,
bệnh khô cành ngọn Keo tai tượng bị phổ biến từ tháng 3 đến tháng 9 dương lịch
do điều kiện nóng, ẩm của thời tiết giúp nấm bệnh C. gloeosporioides sinh trưởng
và phát triển mạnh nên khả năng lây lan lớn.
3.2. Vi khuẩn nội sinh và khả năng đối kháng nấm gây bệnh
3.2.1. Phân lập vi khuẩn nội sinh và đánh giá khả năng đối kháng nấm gây
bệnh
Số lượng các chủng VK nội sinh phân lập được từ Keo tai tượng ở những
khu vực khác nhau. Rừng trồng Keo tai tượng ở Thanh Sơn, Phú Thọ phân lập
được 34 chủng, rừng trồng Keo tai tượng ở Hàm Yên, Tuyên Quang và Văn
Bàn, Lào Cai đều phân lập được 28 chủng và rừng trồng Keo tai tượng ở Bảo
Thắng, Lào Cai chỉ phân lập được 24 chủng. Có một số chủng VK nội sinh phân
bố rất hẹp chỉ tồn tại ở một khu vực trong số 4 khu vực đã nghiên cứu.
Trong số 45 chủng VK nội sinh phân lập được thì có 40 chủng VK nội sinh có
khả năng kháng nấm Colletotrichum gloeosporioides. Rừng trồng Keo tai tượng ở
Thanh Sơn, Phú Thọ phân lập được 34 chủng, trong đó có 31 chủng có hiệu lực
10
và 3 chủng không có hiệu lực (B4.1, X4.1, P4.1). Rừng trồng Keo tai tượng ở
Hàm Yên, Tuyên Quang phân lập được 28 chủng, trong đó có 25 chủng có hiệu
lực có 3 chủng không có hiệu lực (B4.3, B4.1, P4.1). Rừng trồng Keo tai tượng
ở Văn Bàn, Lào Cai phân lập được 28 chủng trong đó có 24 chủng có hiệu lực
và 4 chủng không có hiệu lực (B4.1, B4.2, B4.3, X4.1). Rừng trồng Keo tai
tượng ở Bảo Thắng, Lào Cai chỉ phân lập được 24 chủng trong đó có 21 chủng
có hiệu lực và 3 chủng không có hiệu lực (B4.3, P4.1, X4.1). Mật độ các chủng
VK nội sinh phân lập được ở các cấp bệnh khác nhau biến động từ 1x10
5
-13.10
5
.
Thành phần và mật độ các chủng VK nội sinh có hiệu lực tỷ lệ nghịch với cấp
bệnh (cây bị bệnh ở mức độ càng nhẹ thì mật độ VK nội sinh càng cao và ngược
lại).
Từ kết quả thử hiệu lực các chủng VK nội sinh với nấm gây bệnh khô
cành ngọn Keo tai tượng (C. gloeosporioides) đề tài đã chọn được 5 chủng có
hiệu lực kháng nấm rất mạnh (P01, KPT, LC, X02, B03), các chủng này đều có
đường kính vòng ức chế lớn hơn 20mm.
3.2.2. Đặc điểm và định danh vi khuẩn nội sinh có hoạt tính đối kháng nấm
gây bệnh cao
Năm chủng VSV nội sinh (P01, KPT, LC, X02, B03) có bào tử hình ovan,
có màu trắng đục. Tiến hành định danh 5 chủng VK nội sinh có hoạt tính đối
kháng nấm gây bệnh cao dựa trên phân đoạn 16S rADN thu được kết quả sau.
Bảng 3. 1. Kết quả quả định danh vi khuẩn nội sinh hoạt tính cao
TT
Ký hiệu
chủng
Mã số trên
Genbank
Độ tương đồng
1
(%)
Định danh VK nội sinh
1 LC JQ900635 911/911 (100%) Bacillus subtilis
2 KPT JQ765436 901/901 (100%) Bacillus amyloliquefaciens
3 XO2 AY881638 805/805 (100%) Bacillus subtilis
4 PO1 AF827593 815/815 (100%) Bacillus subtilis
11
5 B03 JQ973708 783/784 (99.9%) Bacillus subtilis
3.2.3. Vi khuẩn nội sinh kích kháng bệnh khô cành ngọn Keo tai tượng
Các chủng VK nội sinh có hiệu lực kháng nấm bệnh Colletotrichum
gloeosporioides tỷ lệ nghịch với cấp bệnh. Các chủng VK nội sinh có hiệu lực
kháng nấm bệnh từ mức trung bình đến rất mạnh đều phân lập được từ những cây
khỏe (không bị bệnh) hoặc những cây bị bệnh từ mức độ nhẹ đến trung bình còn
những chủng VK nội sinh không có hiệu lực thì phân lập từ những cây bị bệnh
nặng đến rất nặng.
Cấp bị bệnh 0 (cây khoẻ): Phân lập được số lượng chủng VK nội sinh có hiệu lực
kháng nấm từ mức trung bình đến rất mạnh với số lượng lớn nhất (59 chủng chiếm
67%).
Cấp bị bệnh 1 (cây bị hại nhẹ): Phân lập được 21 chủng VK nội sinh chiếm 23,9%, số
lượng các chủng VK nội sinh này giảm 4,2 lần so với cây không bị bệnh.
Cấp bị bệnh 2 (cây bị hại trung bình): Phân lập được 8 chủng VK nội sinh có hiệu lực từ
mức trung bình đến rất mạnh chiếm 9,1% số lượng các chủng VK nội sinh giảm 11 lần so
với cây không bị bệnh.
Cấp bị bệnh 3 (cây bị hại nặng), cấp bị bệnh 4 (cây bị hại rất nặng): Phân lập không
được chủng nào có hiệu lực từ mức trung bình trở lên.
Thí nghiệm invitro
Sử dụng 5 chủng VK nội sinh (LC, KPT, P01, X02, B03) làm chất kích
kháng có tác dụng phòng trừ bệnh lâu dài và mang tính bền vững hơn so với việc sử
dụng thuốc hóa học. Trong 5 chủng VK nội sinh chủng LC có khả năng kích
kháng tốt nhất.
12
3.2.4. Một số đặc điểm sinh học khác của vi khuẩn nội sinh có hoạt tính kháng
bệnh cao
Khả năng tạo hoóc môn thực vật: Năm chủng VK nội sinh có hiệu lực kháng
nấm bệnh C. gloeosporioides cao (LC, KPT, P01, X02, B03) để xác định khả năng
sinh IAA. Kết quả phân tích cho thấy 5 chủng trên có tới 4 chủng có khả năng sinh
ra IAA nhưng ở các mức độ khác nhau dao động trung bình từ 4,03 – 47,21
mg/ml. Trong đó chủng LC có hàm lượng IAA lớn nhất (47,21).
Khả năng phân giải phốt phát khó tan
Đường kính vòng phân giải lân của 5 chủng VK nội sinh biến động từ 7,3-
9,6 mm và nồng độ lân dễ tiêu đạt hàm lượng từ 57,15- 94,41 ppm.
3.3. Tạo chế phẩm vi khuẩn nội sinh
3.3.1. Điều kiện nhân sinh khối
Sản xuất chế phẩm VK nội sinh trên môi trường dinh dưỡng PDA không có
agar với tốc độ lắc 200 vòng/phút, thời gian lắc 72 giờ và nhiệt độ lắc 25
0
C cho
hiệu quả tốt nhất.
3.3.2. Tạo chế phẩm và đánh giá chất lượng chế phẩm theo thời gian bảo quản
Tạo chế phẩm vi khuẩn nội sinh theo sơ đồ sau
13
Nhân giống cấp 1 trên môi
trường PDA không agar, lắc
200 vòng/phút ở 25
0
C trong 72
giờ (bước 2)
Nhân chủng giống vi khuẩn
nội sinh (bước 1)
Tạo chế phẩm trên môi
trường PDA không agar,
lắc 200 vòng/phút ở 25
0
C
trong 72 giờ (bước 3)
Thu hồi chế phẩm ở dạng
dung dịch (bước 4)
Bảo quản chế phẩm (bước 5)
3.4. Ứng dụng chế phẩm vi khuẩn nội sinh để kích kháng bệnh khô cành ngọn
Keo tai tượng
3.4.1. Ảnh hưởng của vi khuẩn nội sinh đến sự nảy mầm của hạt
Các chủng VK nội sinh có ảnh hưởng lớn tới khả năng nảy mầm của hạt.
Các công thức thí nghiệm có xử lý hạt bằng VK nội sinh có tỷ lệ nảy mầm cao hơn
so với công thức đối chứng từ 5%-30,3% trong đó chủng LC mật độ khuẩn lạc
6.10
9
kích thích sự nảy mầm của hạt cao nhất (tăng 30,3% so với đối chứng),
chủng B03 ở mật độ khuẩn lạc 6.10
5
kích thích sự nảy mầm thấp nhất (tăng 5% so
với đối chứng). Chứng tỏ các chủng VK nội sinh có ảnh hưởng tích cực tới khả
năng nảy mầm của hạt. Khi thử nghiệm ở 3 loại mật độ khác nhau mật độ khuẩn
lạc 10
9
cho tỷ lệ nảy mầm cao nhất tăng từ 4,9%-6,2% so với công thức đối chứng.
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của vi khuẩn nội sinh đến sự nảy mầm
của hạt Keo tai tượng
TT
Ký hiệu
công thức
Công thức
thí nghiệm
Tỷ lệ
nảy mầm TB (%)
1 CT1 Dịch chủng KPT MĐ 6.10
9
49,5
2 CT2 Dịch chủng KPT MĐ 6.10
7
43,3
3 CT3 Dịch chủng KPT MĐ 6.10
5
44,5
4 CT4 Dịch chủng P01 MĐ 6.10
9
44,2
5 CT5 Dịch chủng P01 MĐ 6.10
7
38,6
6 CT6 Dịch chủng P01 MĐ 6.10
5
36,5
7 CT7 Dịch chủng X02 MĐ 6.10
9
43,5
8 CT8 Dịch chủng X02 MĐ 6.10
7
38,6
9 CT9 Dịch chủng X02 MĐ 6.10
5
35,4
10 CT10 Dịch chủng LC MĐ 6.10
9
59,6
11 CT11 Dịch chủng LC MĐ 6.10
7
54,5
12 CT12 Dịch chủng LC MĐ 6. 10
5
52,4
13 CT13 Dịch chủng B03 MĐ 6.10
9
38,5
14 CT14 Dịch chủng B03 MĐ 6.10
7
35,7
14
15 CT15 Dịch chủng B03 MĐ 6.10
5
34,3
16 CT16 Đối chứng 29,3
Các công thức xử lý hạt trên tiếp tục được gieo ươm (mỗi công thức thí
nghiệm 40 cây 3 lần lặp). Theo dõi ảnh hưởng của VK nội sinh đến khả năng sinh
trưởng và kháng nấm bệnh của cây trong giai đoạn vườn ươm sau 90 ngày tuổi
được thể hiện ở bảng 3.3.
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của vi khuẩn nội sinh đến khả năng kích kháng bệnh khô
cành ngọn Keo tai tượng trong giai đoạn vườn ươm
Stt
Công
thức
Nồng độ chế phẩm
Tình trạng
bệnh
Chiều cao TB Đường kính TB
R P% TB Sd V% TB Sd V%
1 CT1 Dịch chủng KPT MĐ 6.10
9
0,22 20,0 40,40 3,11 7,7 3,89 0,25 6,5
2 CT2 Dịch chủng KPT MĐ 6.10
7
0,41 20,8 35,41 2,78 7,8 3,67 0,32 8,7
3 CT3 Dịch chủng KPT MĐ 6.10
5
0,58 25,8 32,61 3,64 11,2 3,57 0,15 4,3
4 CT4 Dịch chủng P01 MĐ 6.10
9
0,33 17,5 32,29 3,13 9,7 3,34 0,24 7,2
5 CT5 Dịch chủng P01 MĐ 6.10
7
0,42 20,8 35,28 3,87 11,0 3,64 0,20 5,4
6 CT6 Dịch chủng P01 MĐ 6.10
5
0,80 35,0 32,44 3,34 10,3 3,16 0,30 9,6
7 CT7 Dịch chủng X02 MĐ 6.10
9
0,47 24,2 41,60 3,10 7,5 4,18 0,31 7,3
8 CT8 Dịch chủng X02 MĐ 6.10
7
0,58 30,0 39,49 2,90 7,4 3,85 0,22 5,8
9 CT9 Dịch chủng X02 MĐ 6.10
5
0,78 35,0 41,27 3,42 8,3 4,13 0,32 7,8
10 CT10 Dịch chủng LC MĐ 6.10
9
0,19 13,3 45,20 3,79 8,4 4,20 0,26 6,1
11 CT11 Dịch chủng LC MĐ 6.10
7
0,38 20,0 39,55 2,95 7,5 3,65 0,19 5,2
12 CT12 Dịch chủng LC MĐ 6. 10
5
0,56 27,5 39,24 2,87 7,3 3,54 0,12 3,5
13 CT13 Dịch chủng B03 MĐ 6.10
9
0,59 30,0 42,21 4,03 9,5 4,20 0,27 6,4
14 CT14 Dịch chủng B03 MĐ 6.10
7
0,74 34,2 38,98 2,82 7,2 3,98 0,16 3,9
15 CT15 Dịch chủng B03 MĐ 6.10
5
1,06 43,3 38,31 3,32 8,7 3,95 0,21 5,3
16 CT16 Đối chứng 2,84 76,7 26,50 3,06 11,5 2,74 0,28 10,1
TB 0,68 37,55 3,73
LSD 0,34 3,33 0,21
15
Fpr <0.001 <0.001 <0.001
Qua bảng 3.3 khi xử lý thống kê bằng phần mềm GENTAT 5 và Dataplus
3.0 cho thấy Fpr < 0,001 chứng tỏ các công thức thí nghiệm có sự khác biệt rõ rệt.
Khi xử lý hạt bằng VK nội sinh tỷ lệ bị bệnh giảm từ 64,1-72%, mức độ bị bệnh
giảm từ 2,9-16 lần so với các công thức không sử dụng VK nội sinh. Trong khi đó
sinh trưởng của những cây nhiễm VK nội sinh cao hơn so với những cây không
nhiễm VK nội sinh. Chiều cao trung bình của các công thức khi xử lý hạt bằng
dịch VK nội sinh tăng từ 1,2-1,7 lần so với đối chứng, đường kính gốc trung bình
tăng từ 1,1-1,6 lần so với đối chứng. Công thức (CT10) xử lý dịch VK nội sinh
chủng LC với mật độ 10
9
cfu/ml cho sinh trưởng tốt nhất chiều cao trung bình tăng
1,7 lần và đường kính gốc trung bình tăng 1,6 lần so với đối chứng. Kết quả bước
đầu thí nghiệm tác động của VK nội sinh đến sinh trưởng phát triển và khả năng
kháng bệnh của Keo tai tượng ngoài vườn ươm cho thấy khi sử dụng dịch VK nội
sinh của một trong 5 chủng LC, KPT, P01, X02, B03 với mật độ 6.10
9
cfu/ml để
xử lý hạt giúp cho cây sinh trưởng và khả năng kháng nấm bệnh C.
gloeosporioides tốt. Dịch VK nội sinh ở mật độ 6.10
7
cfu/ml, 6.10
5
cfu/ml khi xử lý
hạt giúp cây con ở trong giai đoạn vườn ươm tăng tính kháng bệnh trong khi đó đối
chứng sinh trưởng thấp và khả năng kháng bệnh yếu.
3.4.2. Ảnh hưởng của chế phẩm vi khuẩn nội sinh đến kích kháng bệnh khô
cành ngọn Keo tai tượng trong giai đoạn vườn ươm
Tiêm vi khuẩn nội sinh trực tiếp vào cây:
Keo tai tượng trong giai đoạn vườn ươm khi nhiễm VK nội sinh bằng
phương pháp tiêm ở 3 mức 1, 2 và 3 ml/cây làm tăng cường khả năng kháng bệnh
khô cành ngọn do nấm C. gloeosporioides gây hại.
Keo tai tượng được nhiễm VK nội sinh có tỷ lệ bị bệnh giảm từ 61,5% -
16
67,1% và cấp bị bệnh giảm từ 2,7-11,9 lần so với các cây không sử dụng vi khuẩn
nội sinh. Nhiễm VK nội sinh bằng phương pháp tiêm tạo cho cây sinh trưởng tốt
hơn so với các công thức đối chứng về chiều cao vút ngọn (H
VN
) tăng 25,8- 32,9%,
đường kính gốc không thấy sự sai khác rõ rệt giữa các công thức. Trong đó công
thức 8 (tiêm dịch VK nội sinh chủng LC với liều lượng 2ml) cho hiệu quả tốt so với
các công thức đã thí nghiệm (bảng 3.4).
Bảng 3.4: Nhiễm vi khuẩn nội sinh cho Keo tai tượng trong giai đoạn vườn ươm
bằng phương pháp tiêm
Stt
Ký hiệu
chủng
Công
thức
Tình trạng bệnh Chiều cao TB Đường kính TB
R P% TB Sd V% TB Sd V%
1
Chủng
P01
CT1 0,80 27,50 49,02 3,50 7,1 5,11 0,27 5,2
2 CT2 0,71 26,67 50,27 3,85 7,4 5,04 0,24 4,6
3 CT3 0,70 29,17 48,31 4,03 8,3 5,05 0,30 5,8
4
Chủng
X02
CT4 0,80 31,67 49,80 3,48 7,0 4,91 0,43 8,7
5 CT5 0,98 33,33 48,01 4,10 8,5 5,00 0,09 1,9
6 CT6 1,10 35,83 48,78 3,85 7,9 5,08 0,27 5,2
7
Chủng
LC
CT7 0,70 30,83 48,99 3,79 7,7 5,08 0,17 3,3
8 CT8 0,25 16,67 51,75 3,49 6,7 5,13 0,17 3,4
9 CT9 0,69 26,67 49,76 3,62 7,3 4,97 0,32 6,3
10
Chủng
KPT
CT10 0,94 33,33 47,87 3,53 7,4 4,84 0,42 8,7
11 CT11 0,57 27,50 49,02 3,91 8,0 5,06 0,30 5,9
12 CT12 0,71 30,83 49,10 3,44 7,0 4,98 0,28 5,7
13
Chủng
B03
CT13 0,78 30,82 45,82 3,45 7,5 4,92 0,32 6,6
14 CT14 0,73 27,50 47,58 3,72 7,8 5,07 0,28 5,5
15 CT15 0,84 35,00 45,61 3,52 7,7 5,10 0,26 5,0
16 Nước cất CT16 2,97 80,83 38,95 3,29 8,4 4,70 0,32 6,7
TB 0,89 48,16 5,02
LSD 0,59 4,13 0,45
Fpr <0.001 <0.001 0,738
Phun dịch trực tiếp vào cây:
Nhiễm vi khuẩn nội sinh cho Keo tai tượng trong giai đoạn vườn ươm bằng
phương pháp tiêm trực tiếp vào cây trong giai đoạn vườn ươm tăng khả năng kích
kháng của cây song làm cho cây con dễ bị tổn thương, mất rất nhiều công lao động
và khó thực hiện trên diện rộng chính vì vậy phương pháp nhiễm VK nội sinh bằng
17
phương pháp phun cho Keo tai tượng trong giai đoạn vườn ươm đã được thực hiện
kết quả được trình bày ở bảng 3.5:
Bảng 3.5: Nhiễm vi khuẩn nội sinh cho Keo tai tượng trong giai đoạn vườn ươm
bằng phương pháp phun
Stt
Ký hiệu
chủng
Công
thức
Tình trạng bệnh Chiều cao TB Đường kính TB
R P% TB Sd V% TB Sd V%
1
Chủng
P01
CT1 0,49 25,83 50,50 3,40 6,7 5,12 0,25 4,8
2 CT2 0,42 23,33 51,52 3,51 6,8 5,10 0,23 4,5
3 CT3 0,62 31,67 43,81 3,62 8,3 4,88 0,27 5,6
4
Chủng
X02
CT4 0,53 25,83 50,02 3,60 7,2 4,98 0,28 5,6
5 CT5 0,36 20,83 49,15 3,72 7,6 4,99 0,21 4,2
6 CT6 0,84 32,5 49,64 3,69 7,4 5,08 0,27 5,3
7
Chủng
LC
CT7 0,79 30,83 45,34 3,68 8,1 4,92 0,27 5,4
8 CT8 0,23 19,17 51,24 3,41 6,6 5,02 0,20 3,9
9 CT9 0,75 31,67 50,57 3,61 7,1 5,04 0,23 4,5
10
Chủng
KPT
CT10 0,99 35,00 48,39 3,36 6,9 4,97 0,26 5,3
11 CT11 0,35 23,33 48,05 3,47 7,2 4,96 0,31 6,2
12 CT12 0,81 32,50 48,93 3,58 7,3 4,99 0,25 5,1
13
Chủng
B03
CT13 0,77 32,50 48,51 3,68 7,6 4,96 0,23 4,6
14 CT14 0,75 31,67 48,07 3,50 7,3 5,05 0,25 5,0
15 CT15 0,80 33,33 47,65 3,25 6,8 4,95 0,26 5,3
16
Nước
cất
CT16 3,09 80,83 42,00 3,16 7,5 4,67 0,34 7,3
TB 0,79 48,34 4,98
LSD 0,47 3,40 0,25
Fpr <0.001 <0.001 0,172
Nhiễm VK nội sinh bằng phương pháp phun trực tiếp vào cây làm tỷ lệ bị
bệnh giảm từ 45,83% - 61,66% và cấp bị bệnh giảm từ 3,12-13,43 lần so với các
cây không sử dụng vi khuẩn nội sinh. Trong đó công thức 8 phun với liều lượng
6ml/cây phát huy tác dụng tốt nhất tỷ lệ bị bệnh (19,17%) giảm 61,66% so với công
thức đối chứng và cấp bị bệnh (0,23) giảm 13,43 lần so với công thức đối chứng.
Nhiễm VK nội sinh bằng phương pháp phun tạo cho cây sinh trưởng tốt hơn so với
công thức đối chứng chiều cao vút ngọn tăng từ 4,3 - 22,6%, đường kính gốc không
có sự sai khác rõ ở các công thức khi phân tích xử lý thống kê. Trong các công thức
thí nghiệm công thức 8 (phun chế phẩm VK nội sinh với liều lượng 6ml/cây) có tỷ
18
lệ bị bệnh và cấp bị bệnh thấp nhất và khả năng sinh trưởng chiều cao vút ngọn,
đường kính gốc tốt nhất.
Tưới dịch VK nội sinh vào đất trồng cây:
Nhiễm VK nội sinh bằng phương pháp tưới có sự giảm rõ rệt về tỷ lệ bị bệnh,
cấp bị bệnh so với công thức đối chứng. Tỷ lệ bị bệnh giảm 58,9-66% và mức độ bị
bệnh giảm 2,5-15 lần so với đối chứng. VK nội sinh ngoài tác dụng làm tăng khả
năng kháng bệnh chúng còn kích thích sinh trưởng cho cây về chiều cao vút ngọn
và đường kính gốc. Nhiễm VK nội sinh bằng phương pháp tưới tạo cho cây sinh
trưởng tốt nhất chiều cao vút ngọn (H
VN
) tăng 11,8 - 38,2%, đường kính gốc tăng
2,2 - 13%. Trong 5 chủng (P01, X02, LC, KPT, B03) nhiễm vào Keo tai tượng
trong giai đoạn vườn ta thấy chủng LC và KPT khi tưới với nồng độ 6ml/cây kích
kháng cây ít bị bệnh và sinh trưởng tốt (bảng 3.6).
Bảng 3.6: Nhiễm vi khuẩn nội sinh bằng phương pháp tưới cho Keo tai tượng
trong giai đoạn vườn ươm
Stt
Ký hiệu
chủng
Công
thức
Tình trạng bệnh Chiều cao TB Đường kính TB
R P% TB Sd V% TB Sd V%
1
Chủng
P01
CT1 0,55 29,2 51,79 3,61 7,0 5,13 0,28 5,5
2 CT2 0,53 24,2 52,89 3,47 6,6 5,07 0,25 4,9
3 CT3 0,60 31,7 51,26 3,63 7,1 4,98 0,25 5,0
4
Chủng
X02
CT4 0,77 31,6 50,01 3,83 7,7 5,07 0,33 6,6
5 CT5 0,44 24,2 49,70 3,64 7,3 5,00 0,26 5,1
6 CT6 0,63 29,2 50,38 3,05 6,1 4,96 0,35 7,1
7
Chủng
LC
CT7 0,54 26,7 51,53 2,79 5,4 5,04 0,24 4,7
8 CT8 0,23 15,8 57,87 3,14 5,4 5,36 0,24 4,4
9 CT9 0,44 24,2 53,41 2,88 5,4 5,13 0,19 3,6
10
Chủng
KPT
CT10 0,56 29,2 51,53 3,53 6,8 4,96 0,28 5,7
11 CT11 0,33 20,8 55,82 3,38 6,0 5,05 0,33 6,4
12 CT12 0,54 28,3 47,93 3,74 7,8 4,97 0,26 5,3
13
Chủng
B03
CT13 1,07 39,2 48,50 3,82 7,9 4,81 0,34 7,0
14 CT14 0,81 29,2 47,40 3,76 7,9 5,06 0,26 5,1
15 CT15 0,95 28,3 48,18 3,35 7,0 4,97 0,29 5,8
16
Nước
cất
CT16 3,00 79,2 41,49 3,33 8,0 4,62 0,40 8,7
TB 0,75 50,61 5,01
LSD 0,44 2,66 0,32
19
Fpr <0.001 <0.001 0,052
3.4.3. Ảnh hưởng của chế phẩm vi khuẩn nội sinh đến kích kháng bệnh khô
cành ngọn Keo tai tượng ở giai đoạn cây 1 năm tuổi
Keo tai tượng trong giai đoạn 1 năm tuổi khi nhiễm VK nội sinh bằng
phương pháp tưới ở các mức độ khác nhau làm tăng cường khả năng kháng bệnh
khô cành ngọn do nấm C. gloeosporioides gây hại ở các mức độ khác nhau. Nhiễm
VK nội sinh bằng phương pháp tưới có sự giảm rõ rệt về tỷ lệ bị bệnh, cấp bị bệnh
so với các cây không sử dụng VK nội sinh. Tỷ lệ bị bệnh giảm 44,6-60,1% và mức
độ bị bệnh giảm 5,9 – 17,8 lần so với đối chứng. Trong đó chủng LC tưới với liều
lượng 60ml/cây đã phát huy hiệu lực kháng tốt nhất tỷ lệ bị bệnh giảm 60,1% và
mức độ bị bệnh giảm 17,8 lần so với đối chứng.
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của vi khuẩn nội sinh đến Keo tai tượng 1 năm tuổi
ST
T
Công
thức
Cấp bị bệnh
(R)
Tỷ lệ bị
bệnh
(P%)
Hvn (dm) D
1.3
(cm) M tươi (kg) M khô (kg)
TB TB TB TB
1 CT1 0,26 18,8 42,73 3,31 2,61 1,32
2 CT2 0,27 18,9 42,98 3,52 2,75 1,40
3 CT3 0,12 11,1 45,63 3,84 3,26 1,65
4 CT4 0,32 22,2 38,30 3,13 2,55 1,29
5 CT5 0,30 18,9 38,95 3,15 2,66 1,34
6 CT6 0,25 17,8 39,76 3,25 2,70 1,37
7 CT7 0,29 22,3 38,46 3,10 2,50 1,25
8 CT8 0,20 15,6 41,58 3,41 2,99 1,46
9 CT9 0,22 16,7 40,79 3,30 2,71 1,37
10 CT10 0,36 26,7 37,53 3,06 2,45 1,23
11 CT11 2,14 71,2 34,71 2,60 1,70 0,86
12 CT12 0,37 27,8 36,32 2,76 2,17 1,04
TB 0,43 39,81 3,20 2,59 1,30
LSD 0,28 3,63 0,43 0,34 0,19
Fpr <0.001 <0.001 <0.001 <0.001 <0.001
Vi khuẩn nội sinh có tác dụng kích kháng bệnh ngoài ra chúng có khả năng
20
kích thích sinh trưởng cho cây về chiều cao vút ngọn và đường kính ngang ngực
(D1.3). Nhiễm VK nội sinh bằng phương pháp tưới với liều lượng 60ml/cây tạo cho
cây sinh trưởng tốt nhất chiều cao vút ngọn (H
VN
) tăng 8,12 – 31,46% đường kính
ngang ngực (D1.3) tăng từ 17,69 – 47,69%. Trong 2 chủng VK nội sinh (LC, KPT)
nhiễm vào Keo tai tượng ở giai đoạn 1 năm tuổi ta thấy chủng LC khi tưới với liều
lượng 60ml/cây kích thích sinh trưởng tốt nhất Hvn (4,56m), D1.3 (3,84 cm) nên
trọng lượng tươi và trọng lượng khô cũng đạt cao nhất. Sử dụng VK nội sinh trong
phòng trừ bệnh khô cành ngọn Keo tai tượng do nấm C. gloeosporioides so với đối
chứng (sử dụng thuốc hóa học) thì mức độ bị bệnh giảm thấp từ 1,02 – 8,3%. Song
sử dụng VK nội sinh đã kích thích được sinh trưởng của cây về chiều cao từ 3,3 -
25,6% và tăng về đường kính từ 10,9 – 39,1%.
Ở CT3 (chủng Bacillus subtilis) được nhân sinh khối và nhiễm vào cây bằng
phương pháp tưới với liều lượng 60ml/cây) phát huy tác dụng kích kháng tốt nhất,
ngoài khả năng kháng bệnh chủng này còn kích thích sinh trưởng về chiều cao,
đường kính, trọng lượng tươi, trọng lượng khô cao nhất. Việc áp dụng VK nội sinh
để tăng cường tính kích kháng đối với Keo tai tượng do nấm C. gloeosporioides
trên diện rộng bằng cách tưới ở giai đoạn vườn ươm và rừng trồng là rất khả thi vì
VK nội sinh có khả năng sinh sản rất nhanh trong môi trường thích hợp. Chúng có
thể lan tỏa ra các bộ phận của cây khi chúng chạm vào nhau như: rễ, thân cành và
lá. Phương pháp tưới chế phẩm VK nội sinh dạng lỏng cho Keo tai tượng ở rừng
trồng dễ thực hiện, không gây ô nhiễm môi trường và mang lại hiệu quả bền vững.
KẾT LUẬN - TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
21
1. Nguyên nhân gây bệnh khô cành ngọn Keo tai tượng được xác định là do nấm
(Colletotrichum gloeosporioides Strain) thuộc chi nấm bào tử đĩa gai
Colletotrichum; họ nấm đĩa: Melanconiaceae, ngành phụ nấm bất toàn
Deuteromycetes. Nấm sinh trưởng phát triển bình thường trong khoảng nhiệt độ
không khí từ 15
0
C - 35
0
C, ẩm độ từ 80% - 95%, pH môi trường từ 4 - 9.
2. Bước đầu xác định được cơ sở khoa học của các cây kháng bệnh khô cành ngọn
Keo tai tượng thông qua thành phần và mật độ vi khuẩn nội sinh. Cây khỏe các
chủng VK nội sinh kháng nấm gây bệnh từ trung bình đến rất mạnh chiếm tỷ
lệ 67%, cây bị bệnh nhẹ chiếm 23,9%, cây bị bệnh trung bình chiếm 9,1%.
Những chủng VK nội sinh không có hoạt tính hoặc có hoạt tính yếu đều phân
lập được từ những cây bị bệnh nặng đến rất nặng.
3. Đã tuyển chọn được 5 chủng vi khuẩn nội sinh có khả năng đối kháng với nấm
gây bệnh cao trong đó 4 chủng (P01, KPT, LC, X02) có hoạt tính đa tác dụng
như: Đối kháng nấm gây bệnh, phân giải lân và tổng hợp hoóc môn sinh trưởng.
Tạo chế vi khuẩn nội sinh trên môi trường dinh dưỡng PDA không agar với tốc
độ lắc 200 vòng/phút, thời gian lắc 72 giờ và nhiệt độ lắc 25
0
C là hiệu quả nhất.
4. Nhiễm hạt Keo tai tượng bằng chế phẩm VK nội sinh giúp cây trong giai đoạn
vườn ươm giảm tỷ lệ bị bệnh từ 64,1-72%, mức độ bị bệnh giảm từ 2,9-16 lần.
Ngoài ra chế phẩm giúp cây tăng chiều cao từ 1,2-1,7 lần, đường kính gốc tăng
từ 1,1-1,6 lần so với cây không sử dụng chế phẩm.
5. Nhiễm chế phẩm VK nội sinh cho Keo tai tượng trong giai đoạn vườn ươm bằng
phương pháp tưới có tác dụng tốt nhất tỷ lệ bị bệnh giảm 58,9-66% và mức độ bị
bệnh giảm 2,5-15 lần so với đối chứng, chiều cao vút ngọn (H
VN
) tăng 11,8-
38,2%, đường kính gốc tăng 2,2 - 13%. Chủng LC khi tưới với liều lượng
6ml/cây kích kháng tốt nhất.
22
6. Chế phẩm VK nội sinh (Bacillus subtilis) chủng LC tưới cho Keo tai tượng 1
năm tuổi với liều lượng 60ml/cây đã phát huy hiệu lực kích kháng tốt nhất, tỷ lệ
bị bệnh giảm 60,1%, mức độ bị bệnh giảm 17,8 lần so với đối chứng (không sử
dụng biện pháp phòng trừ). Chiều cao vút ngọn (H
VN
) tăng 31,46% đường kính
ngang ngực (D1.3) tăng 47,69%.
TỒN TẠI
Chưa có những thí nghiệm nhiễm chế phẩm đối với Keo tai tượng ở các cấp tuổi
cao hơn.
KIẾN NGHỊ
- Những kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy tiềm năng ứng dụng chế phẩm
vi khuẩn nội sinh là rất lớn. Đề nghị sử dụng chế phẩm để nâng cao hiệu quả phòng trừ
bệnh khô cành ngọn Keo tai tượng.
- Cần tiếp tục nghiên cứu về quy mô sản xuất chế phẩm vi khuẩn nội sinh.
23