Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Đề tài phân tích BCTC Công ty CP Đường Biên Hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.83 MB, 26 trang )

Phân tích BCTC CTCP đường Biên Hòa GV: Trương Văn Cường
PHẦN 1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CTCP ĐƯỜNG BIÊN HÒA
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
• Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa được xây dựng từ năm 1969 với tiền thân là Nhà máy
đường 400 tấn, sản phẩm chính lúc bấy giờ là đường ngà, rượu mùi, bao đay.
• Giai đọan 1969 – 1993, không ngừng mở rộng quy mô lắp đặt dây chuyền tăng năng suất
và tạo ra các sản phẩm mới.
• Năm 1994, nhà máy Đường Biên Hòa đổi tên thành Công ty Đường Biên Hòa.
• Năm 1995, để mở rộng sản xuất Công ty Đường Biên Hòa tiến hành đầu tư mở rộng
công suất sản xuất đường luyện tại Biên Hòa từ 200 tấn/ngày lên 300 tấn/ngày và khởi
công xây dựng nhà máy Đường Tây Ninh (hiện nay là Nhà máy Đường Biên Hòa Tây
Ninh). Sau hơn hai năm thiết kế, thi công và lắp đặt, Nhà máy Đường Tây Ninh đã chính
thức đi vào hoạt động ngày 26/03/1998 với công suất chế biến là 2.500 tấn mía/ngày, đến
năm 2001 đã đầu tư nâng công suất chế biến lên 3.500 tấn mía/ngày.
• Được tổ chức BVQI ( Vương quốc Anh ) cấp giấy chứng nhận đạt hệ thống quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002:1994 và đến năm 2004 đước tái đánh giá và cấp chứng
nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000
• Ngày 27/03/2001, theo Quyết định số 44/2001/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ về việc
chuyển doanh nghiệp Nhà nước Công ty Đường Biên Hòa thành Công ty cổ phần, quá
trình cổ phần hóa Công ty đã diễn ra và được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vào ngày 16/05/2001. Công ty Cổ phần Đường
Biên Hòa ra đời.
• Ngày 30/08/2006, Ủy Ban Chứng Khoán Nhà nước đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký
phát hành số 51/UBCKĐKPH. Công ty đã phát hành bổ sung cổ phần để huy động vốn,
vốn điều lệ của Công ty tăng từ 81 tỉ đồng lên 162 tỉ đồng.
• Tháng 12/2006 cổ phiếu Công ty chính thức được niêm yết trên sàn giao dịch chứng
khoán với mã giao dịch BHS.
1.2 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh
• Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm mía đường, các sản phẩm sản xuất có sử dụng
đường và sản phẩm sản xuất từ phụ phẩm, phế phẩm của ngành mía đường.
• Mua bán máy móc, thiết bị, vật tư ngành mía đường.


• Sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt các thiết bị ngành mía đường.
• Cho thuê kho bãi. Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp.
• Mua bán, đại lý, ký gửi hàng nông sản, thực phẩm công nghệ, nguyên liệu, vật tư ngành
mía đường.
• Dịch vụ vận tải. Dịch vụ ăn uống.
• Sản xuất, mua bán sản phẩm rượu các loại. Sản xuất, mua bán cồn.
• Kinh doanh bất động sản.
• Dịch vụ canh tác cơ giới nông nghiệp.
PHẦN 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA BẢNG CÂN ĐỐI
KẾ TOÀN CTCP ĐƯỜNG BIÊN HÒA
2.1 Đánh giá khái quát sự biến động về tài sản
Bảng 1: Bảng khái quát sự biến động về tài sản (ĐVT: Triệu đồng)
Khoản mục 2010 2011 2012
2011/2010 2012/2011
Số tiền % Số tiền %
Nhóm 10 Trang 1
Phân tích BCTC CTCP đường Biên Hòa GV: Trương Văn Cường
Tài sản ngắn hạn 618,030 752,872 1,454,281
134,84
2 21.8% 701,409 93.2%
Tài sản dài hạn 397,162 528,865 653,554
131,70
3
33.2
% 124,689 23.6%
Tổng cộng tài sản 1,015,192 1,281,737 2,107,835
266,54
5
26.3
% 826,098 64.5%

Nguồn: Bảng cân đối kế toán, CTCP đường Biên Hòa
Đồ thị 1: Đồ thị biến động tài sản
Nhận xét: Tổng tài sản liên tục gia tăng qua các năm cả về giá trị lẫn tốc độ. Năm
2011 tăng 266,545 triệu đồng tương đương tăng 26.3% so với năm 2010, năm 2012 tăng
826,098 triệu đồng tương đương tăng 64.5% so với năm 2011, chủ yếu do tài sản ngắn
hạn và tài sản dài hạn tăng.
aTài sản ngắn hạn:
Bảng 2: Bảng phân tích biến động tài sản ngắn hạn (ĐVT: Triệu đồng)
Khoản mục 2010 2011 2012
2011/2010 2012/2011
Số tiền % Số tiền %
Tài sản ngắn
hạn
618,03
0 752,872 1,454,281 134,842 21.8% 701,409 93.2%
Tiền và các
khoản tương
đương tiền 58,759 178,778 98,524 120,019 204.3% -80,254 -44.9%
Các khoản
phải thu ngắn
hạn
254,98
4 234,744 285,117 -20,240 -7.9% 50,373 21.5%
Hàng tồn kho
299,22
9 333,068 820,013 33,839 11.3% 486,945 146.2%
Tài sản ngắn
hạn khác 5,058 6,281 234,127 1,223 24.2% 227,846 3627.5%
Nguồn: Bảng cân đối kế toán, CTCP đường Biên Hòa
Nhận xét:

- Tài sản ngắn hạn tăng trưởng qua 3 năm. Năm 2010 đạt 618,030 triệu đồng. Năm 2011
đạt 752,872 triệu đồng, tăng 134,842 triệu đồng tương đương tăng 21.8% so với năm
Nhóm 10 Trang 2
Phân tích BCTC CTCP đường Biên Hòa GV: Trương Văn Cường
2010. Qua năm 2012 đạt 1,454,281 triệu đồng, tăng mạnh 701,409 triệu đồng tương
đương tăng 93.2% so với năm 2011.
- Năm 2011, tiền và các khoản tương đương tiền tăng mạnh 120,019 triệu đồng ừng với tỷ
lệ tăng 204.3%. Điều này cho thấy công ty chưa sử dụng hiệu quả số tiền hiện có, còn để
tồn đọng vốn nhiều. Đây là mức tăng cao góp phần làm tăng tài sản ngắn hạn. Nhưng đến
năm 2012, khoản mục này giảm 80,254 triệu đồng tương giảm 44.9%.
- Tài sản ngắn hạn tăng trưởng qua 3 năm. Năm 2010 đạt 618,030 triệu đồng. Năm 2011
đạt 752,872 triệu đồng, tăng 134,842 triệu đồng tương đương tăng 21.8% so với năm
2010. Qua năm 2012 đạt 1,454,281 triệu đồng, tăng mạnh 701,409 triệu đồng tương
đương tăng 93.2% so với năm 2011.
- Các khoản phải thu tăng giảm đều qua các năm nhưng không nhiều so với lượng tiền.
Năm 2011 giảm 20,240 triệu đồng tương đương giảm 7.9%, năm 2012 tăng lên 50,373
triệu đồng tương đương 21.5%.
- Tiếp theo là sự gia tăng của hàng tồn kho. So với năm 2010 thì năm 2011, hàng tồn kho
tăng 33,839 triệu đồng tương đương 11.3%. Qua năm 2012, tỷ lệ hàng tồn kho tăng mạnh
146.2% tức 486,945 triệu đồng.
- Tài sản ngắn hạn khác: tăng 24.2% vào năm 2011 từ 5,058 triệu đồng lên 6,281 triệu
đồng. Năm 2012, tỷ lệ này tăng rất cao 3627.5% tương đương 227,846 triệu đồng.
Qua đó cho thấy công ty đã sử dụng các khoản tiền mặt để thanh toán các khoản nợ
đồng thời đầu tư mua sắm thêm máy móc thết bị mới và hiện đại hơn để phục vụ cho các
hoạt động sản xuất kinh doanh… Điều này làm cho khoản tiền giảm đi nhưng tài sản
ngắn hạn tăng mạnh trong năm 2012. Trong quá trình hoạt động của công ty, khách hàng
vẫn chưa thanh toán hết tiền. Năm 2011, khoản phải thu giảm nhẹ, nhưng đến năm 2012,
do công ty chưa có chính sách hoạt động cũng như việc thu nợ chưa hợp lý nên làm cho
khoản phải thu tăng lên. Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân khiến cho tài sản
ngắn hạn tăng lên là do hàng tồn kho tích trữ quá nhiều, sản phẩm của công ty tiêu thụ

trên thị trường chưa tốt.
b Tài sản dài hạn:
Bảng 3: Bảng phân tích biến động tài sản dài hạn (ĐVT: Triệu đồng)
Khoản mục 2010 2011 2012
2011/2010 2012/2011
Số tiền % Số tiền %
Tài sản dài hạn
397,16
2
528,86
5
653,55
4
131,70
3 33.2%
124,68
9 23.6%
Tài sản cố định
277,48
0
406,50
1
522,03
9 129,021 46.5%
115,53
8 28.4%
- TSCĐ hữu hình
220,46
6
201,12

5
308,70
7 -19,341 -8.8% 107,582 53.5%
- TSCĐ vô hình 13,619 12,262
100,57
1 -1,357 -10.0% 88,309
720.2
%
ĐTTC dài hạn 29,217 30,775 43,473 1,558 5.3% 12,698 41.3%
Tài sản dài hạn khác 4,341 14,826 18,871 10,485
241.5
% 4,045 27.3%
Nguồn: Bảng cân đối kế toán, CTCP đường Biên Hòa
Nhận xét: Qua bảng số liệu, ta thấy tỷ trọng tài sản dài hạn có xu hướng tăng nhẹ. Đây
là một biểu hiện tốt cho thấy tình hình đầu tư chiều sâu của công ty được nâng cao, quy
Nhóm 10 Trang 3
Phân tích BCTC CTCP đường Biên Hòa GV: Trương Văn Cường
mô về cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty được tăng cường, tình hình tài chính của công
ty khả quan hơn, cụ thể:
- Tài sản dài hạn của công ty tăng đều qua các năm. Năm 2011 đạt 528,865 triệu đồng,
tăng 131,703 triệu đồng tương đương tăng 33.2% so với năm 2010, đến năm 2012 đạt
653,554 triệu đồng, tăng 124,689 triệu đồng tương đương 23.6%.
- Đầu tư vào tài sản cố định tăng: Tài sản cố định chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tài sản
dài hạn. Năm 2011, tăng 129,021 triệu đồng ứng với tỷ lệ 46.5%, năm 2012 tăng 115,538
triệu đồng ứng với tỷ lệ 28.4%. Có sự gia tăng này là do trong năm công ty đã đầu tư
thêm một số máy móc thiết bị ở các phân xưởng để tăng năng suất lao động.
- Tài sản dài hạn khác của công ty tăng liên tục qua 3 năm. Khoản mục này chiếm tỷ trọng
đáng kể, năm 2011 tăng 10,485 triệu đồng chiếm 241.5%, đến năm 2012, tỷ trọng không
đáng kể, chiếm 27.3% tương đương 4,045 triệu đồng.
2.2 Đánh giá khát quát sự biến động về nguồn vốn

Bảng 4: Bảng khái quát sự biến động về nguồn vốn (ĐVT: Triệu đồng)
Khoản mục 2010 2011 2012
2011/2010 2012/2011
Số tiền % Số tiền %
Nợ phải trả 518,518 733,238 1,535,111 214,720 41.4% 801,873 109.4%
Vốn chủ sở hữu 496,675 548,500 572,724 51,825 10.4% 24,224 4.4%
Tổng cộng
nguồn vốn
1,015,19
3 1,281,738 2,107,835 266,545 26.3% 826,097 64.5%
Nguồn: Bảng cân đối kế toán, CTCP đường Biên Hòa
Đồ thị 2: Đồ thị biến động nguồn vốn
Nhận xét: Nợ phải trả của công ty tăng liên tục trong ba năm, không giảm chút nào,
trong khi nguồn vốn chủ sở hữu thì ít, tăng nhẹ. Năm 2011, nợ phải trả tăng 214,720 triệu
đồng tương đương tăng 41.4% so với năm 2010. Qua năm 2012, nợ tiếp tục tăng lên
801,873 triệu đồng, tương đương tăng 109.4%. Như vậy nợ chiếm hầu hết giá trị trong
tổng nguồn vốn của công ty.
Nhóm 10 Trang 4
Phân tích BCTC CTCP đường Biên Hòa GV: Trương Văn Cường
aNợ phải trả:
Bảng 5: Bảng phân tích biến động nợ phải trả (ĐVT: Triệu đồng)
Khoản mục 2010 2011 2012
2011/2010 2012/2011
Số tiền % Số tiền %
Nợ phải trả 518,518 733,238 1,535,111 214,720 41.4% 801,873 109.4%
Nợ ngắn hạn 403,367 628,125 1,427,676 224,758 55.7% 799,551 127.3%
Nợ dài hạn 115,151 105,113 107,435 -10,038 -8.7% 2,322 2.2%
Nguồn: Bảng cân đối kế toán, CTCP đường Biên Hòa
Nhận xét: Qua bảng tính, ta thấy nợ ngắn hạn có giá trị lớn hơn rất nhiều so với nợ
dài hạn. Trong khi nợ ngắn hạn tăng cao qua các năm (năm 2011 tăng 224,758 triệu đồng

tương đương 5.7%, năm 2012 tăng 799,551 triệu đồng tương đương tăng 127.3%) thì nợ
dài hạn lại giảm (năm 2011 giảm 10,038 triệu đồng, năm 2012 tăng nhẹ 2,322 triệu đồng,
thấp hơn năm 2010).
b Vốn chủ sở hữu:
Bảng 6: Bảng phân tích biến động vốn chủ sở hữu (ĐVT: Triệu đồng)
Khoản mục 2010 2011 2012
2011/2010 2012/2011
Số tiền % Số tiền %
Vốn chủ sở hữu 496,675 548,500 572,724 51,825 10.4% 24,224 4.4%
Vốn đầu tư của
chủ sở hữu 185,316 299,976 314,975 114,660 61.9% 14,999 5.0%
Lợi nhuận chưa
phân phối 103,447 125,497 104,939 22,050 21.3% -20,558 -16.4%
Nguồn kinh phí và
quỹ khác
Nguồn: Bảng cân đối kế toán, CTCP đường Biên Hòa
Nhận xét: Vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng qua ba năm hoạt động. Năm 2011 vốn
đầu tư tăng 114,660 triệu đồng tương đương tăng 61.9%. Năm 2012 chỉ tăng 14,999 triệu
đồng tương đương tăng 5%. Lợi nhuận chưa phân phối có sự tăng giảm nhẹ.
2.3 Phân tích cơ cấu tài sản trong tổng tài sản
Bảng 7: Bảng phân tích cơ cấu tài sản (ĐVT: Triệu đồng)
Khoản mục
2010 2011 2012
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tài sản ngắn hạn 618,030 60.9% 752,872 58.7% 1,454,281 69.0%
Tài sản dài hạn 397,162 39.1% 528,865 41.3% 653,554 31.0%
Tổng cộng tài sản 1,015,192 100% 1,281,737 100% 2,107,835 100%
Nguồn: Bảng cân đối kế toán, CTCP đường Biên Hòa
aTài sản ngắn hạn:
Nhóm 10 Trang 5

Phân tích BCTC CTCP đường Biên Hòa GV: Trương Văn Cường
Bảng 8: Bảng phân tích cơ cấu tài sản ngắn hạn (ĐVT: Triệu đồng)
Khoản mục
2010 2011 2012
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tiền và các khoản
tương đương tiền 58,759 5.8% 178,778 13.9% 98,524 4.7%
Các khoản phải thu
ngắn hạn 254,984 25.1% 234,744 18.3% 285,117 13.5%
Hàng tồn kho 299,229 29.5% 333,068 26.0% 820,013 38.9%
Tài sản ngắn hạn
khác 5,058 0.5% 6,281 0.5% 234,127 11.1%
Nguồn: Bảng cân đối kế toán, CTCP đường Biên Hòa
Nhận xét:
- Năm 2010, tiền và các khoản tương đương tiền chiếm 5.8%, các khoản phải thu chiếm
25.1% (254,984 triệu đồng), tồn kho chiếm 29.5% (299,229 triệu đồng). Riêng tài sản
ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ 0.5% (5,058 triệu đồng).
- Năm 2011, tiền và các khoản tương đương tiền có tỷ trọng tăng lên, chiếm 13.9%, khoản
phải thu giảm còn 18.3%, tồn kho chiếm 26%, tài sản ngắn hạn khác vẫn giữ mức cũ
0.5%.
- Năm 2012, tồn kho chiếm tỷ lệ cao nhất tới 38.9% trong tổng tài sản ngắn hạn.Điều đó
cho thấy tồn kho công ty ứ đọng nhiều.
b Tài sản dài hạn:
Bảng 9: Bảng phân tích cơ cấu tài sản dài hạn (ĐVT: Triệu đồng)
Khoản mục
2010 2011 2012
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tài sản cố định 277,480 27.3% 406,501 31.7% 522,039 24.8%
- Tài sản cố định hữu hình 220,466 21.7% 201,125 15.7% 308,707 14.6%
- Tài sản cố định vô hình 13,619 1.3% 12,262 1.0% 100,571 4.8%

Đầu tư tài chính dài hạn 29,217 2.9% 30,775 2.4% 43,473 2.1%
Tài sản dài hạn khác 4,341 0.4% 14,826 1.2% 18,871 0.9%
Nguồn: Bảng cân đối kế toán, CTCP đường Biên Hòa
Nhận xét:
- Chiếm tỷ trọng hơn cả là tài sản cố định. Năm 2010 chiếm 27.3%, năm 2011 tăng lên
mức 31.7%, năm 2012 còn 24.8%. Điều này cho thấy công ty đầu tư vào tài sản cố định
nhiều.
- Khoản đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, lần
lượt từ năm 2010-2012, đầu tư tài chính dài hạn giảm từ 2.9%, xuống còn 2.4%, cuiố
cùng là 2.1%. Tài sản dài hạn cũng không có gì khả quan, từ 0.4% tăng lên mức 1.2%
cuối cùng lại giảm còn 0.9%
2.4. Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Nhóm 10 Trang 6
Phân tích BCTC CTCP đường Biên Hòa GV: Trương Văn Cường
Bảng 10: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn (ĐVT: Triệu đồng)
Khoản mục
2010 2011 2012
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Nợ phải trả 518,518 51.1% 733,238 57.2% 1,535,111 72.8%
Vốn chủ sở hữu 496,675 48.9% 548,500 42.8% 572,724 27.2%
Tổng cộng nguồn vốn 1,015,193 100% 1,281,738 100% 2,107,835 100%
Nguồn: Bảng cân đối kế toán, CTCP đường Biên Hòa
a. Nợ phải trả:
Bảng 11: Bảng phân tích cơ cấu nợ phải trả (ĐVT: Triệu đồng)
Khoản mục
2010 2011 2012
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Nợ ngắn hạn 403,367 39.7% 628,125 49.0% 1,427,676 67.7%
Nợ dài hạn 115,151 11.3% 105,113 8.2% 107,435 5.1%
Nguồn: Bảng cân đối kế toán, CTCP đường Biên Hòa

Nhận xét: Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn biến động ngược chiều nhau. Nợ ngắn hạn
tăng lần luợt từ 2010-2011-2012 là 39.7% - 49% - 67.7%. Còn nợ dài hạn tăng giảm nhẹ
liên tục, năm 2010 chiếm 11.3%, năm 2011 giảm 10,038 triệu đồng tương đương giảm
3.1%, đến năm 2012 tăng nhẹ 2,322 triệu đồng tương đương 5.1%.
b. Vốn chủ sở hữu:
Bảng 12: Bảng phân tích cơ cấu vốn chủ sở hữu (ĐVT: Triệu đồng)
Khoản mục
2010 2011 2012
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Vốn chủ sở hữu 496,675 48.9% 548,500 42.8% 572,724 27.2%
Vốn đầu tư của chủ sở hữu 185,316 18.3% 299,976 23.4% 314,975 14.9%
Lợi nhuận chưa phân phối 103,447 10.2% 125,497 9.8% 104,939 5.0%
Nguồn kinh phí và quỹ khác
Nguồn: Bảng cân đối kế toán, CTCP đường Biên Hòa
Nhận xét: Cơ cấu vốn đầu tư của chủ sở hữu từ vốn chủ sở hữu trong tổng vốn tăng
đều qua 3 năm nhưng không cao. Năm 2010 đạt 185,316 triệu đồng, chiếm 18.3%. Năm
2011 đạt 299,976 triệu đồng, tăng 114,660 triệu đồng, chiếm 23.4%, Qua năm 2012, đạt
314,975 triệu đồng, tăng 14,999 triệu đồng, chiếm 14.9%.
Lợi nhuận chưa phân phối biến động liên tục. năm 2010 đạt 103,447 triệu đồng,
chiếm 10.2%. Năm 2011 tăng nhẹ, đạt 125,497 triệu đồng chiếm 9.8%, Qua năm 2012,
lợi nhuận giảm 20,558 triệu đồng, đạt 104,939 triệu đồng, chiếm 5% trong tổng vốn.
PHẦN 3. PHÂN TÍCH BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CTCP
ĐƯỜNG BIÊN HÒA
3.1 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Nhóm 10 Trang 7
Phân tích BCTC CTCP đường Biên Hòa GV: Trương Văn Cường
Bảng 13: Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (ĐVT: Triệu đồng)
Khoản mục 2010 2011 2012
2011/2010 2012/2011
Số tiền % Số tiền %

DTT 2,004,518 2,564,622 3,044,246
560,10
4 27.9% 479,624 18.7%
GVHB 1,755,812 2,294,967 2,764,270 539,155 30.7% 469,303 20.4%
LNG 248,706 269,655 279,976 20,949 8.4% 10,321 3.8%
Doanh thu
HĐTC 17,785 35,024 56,130 17,239 96.9% 21,106 60.3%
CPTC 46,364 80,355 50,473 33,991 73.3% -29,882 -37.2%
Trong đó:
chi phí lãi
vay 42,535 72,190 50,778 29,655 69.7% -21,412 -29.7%
CPBH 26,003 32,744 72,410 6,741 25.9% 39,666 121.1%
Chi phí
QLDN 28,620 42,444 49,432 13,824 48.3% 6,988 16.5%
LNT từ
HĐKD 165,504 149,136 163,791 -16,368 -9.9% 14,655 9.8%
Thu nhập
khác 4,764 11,400 2,985 6,636 139.3% -8,415 -73.8%
Chi phí khác 4,601 519 678 -4,082 -88.7% 159 30.6%
Lợi nhuận
khác 163 10,881 2,307 10,718 6575.5% -8,574 -78.8%
LNTT 165,667 160,017 166,098 -5,650 -3.4% 6,081 3.8%
TTNDN
hiện hành 19,797 12,784 46,525 -7,013 -35.4% 33,741 263.9%
TTNDN
hoãn lại 362 362
LNST 145,870 147,233 119,211 1,363 0.9% -28,022 -19.0%
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, CTCP đường Biên Hòa
Sự tồn tại và phát triển của công ty gắn liền với kết quả hoạt động kinh doanh. Thông
qua phân tích kết quả hoạt động, chúng ta có thể sử dụng hiệu quả vốn, trình độ quản lý

của công ty. Sự gia tăng doanh thu thường kéo theo sự gia tăng chi phí như giá vốn hàng
bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp…Phân tích sự biến động này để thấy
được mối tương quan và hiệu quả của hoạt động kinh doanh trong kỳ phân tích.
Qua bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, nhìn chung công ty đã hoạt động
có hiệu quả, song chưa thực sự tốt. Việc vay nợ từ ngân hàng, cũng như mức giá bán
hàng cao khiến cho lợi nhuận của công ty không được khả quan. Để có thể thấy rõ hơn
biến động này, ta sẽ đi phân tích từng khoản mục.
3.2 Tình hình doanh thu
Bảng 14: Bảng phân tích doanh thu (ĐVT: Triệu đồng)
Khoản mục 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011
Nhóm 10 Trang 8
Phân tích BCTC CTCP đường Biên Hòa GV: Trương Văn Cường
Số tiền % Số tiền %
DTT 2,004,518 2,564,622 3,044,246
560,10
4 140.5% 479,624 18.7%
Doanh thu
HĐTC 17,785 35,024 56,130 17,239 96.9% 21,106 60.3%
Tổng 2,022,303 2,599,646 3,100,376
577,34
3 28.5% 500,730 19.3%
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, CTCP đường Biên Hòa
Nhận xét: Doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng đều qua
ba năm. Năm 2011 tăng 560,104 triệu đồng tương đương tăng 27.9%. Năm 2012 tăng
478,624 triệu đồng tương đương tăng 18.7%. Điều này cho thấy hoạt động tiêu thụ và sản
xuất kinh doanh đang tiến triển thuận lợi.
Doanh thu hoạt động tài chính tăng cao vào năm 2011, tăng 96.9% tương đương
17,239 triệu và năm 2012 tăng 21,106 triệu so với năm 2011 tương đương 60.3%.
3.3 Tình hình chi phí
Bảng 15: Bảng phân tích chi phí (ĐVT: Triệu đồng)

Khoản mục 2010 2011 2012
2011/2010 2012/2011
Số tiền % Số tiền %
GVHB
1,755,81
2
2,294,96
7
2,764,27
0
539,15
5 30.7%
469,30
3 20.4%
Chi phí tài chính 46,364 80,355 50,473 33,991 73.3% -29,882 -37.2%
Chí phí bán hàng 26,003 32,744 72,410 6,741 25.9% 39,666 121.1%
Chi phí QLDN 28,620 42,444 49,432 13,824 48.3% 6,988 16.5%
Chi phí khác 4,601 519 678 -4,082 -88.7% 159 30.6%
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, CTCP đường Biên Hòa
Nhận xét:
- Giá vốn hàng bán tăng cao hơn một chút so với tốc độ tăng của doanh thu thuần. Năm
2011 tăng30.7% tương đương 539,155 triệu đồng, năm 2012 tăng 20.4% tương đương
tăng 469,303 triệu đồng. Việc tăng giá vốn hàng bán dẫn tới việc tăng lợi nhuận gộp,
nhưng chỉ tăng nhẹ chứ không cao. Năm 2011 tăng 8.4% tương đương20,949 triệu đồng,
năm 2012 tăng 3.8% tương đương 10,321 triệu đồng.
- Các loại chi phí: chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều
tăng. Chi phí bán hàng tăng cao nhất vào năm 2012, tăng 39,666 triệu đồng chiếm
121.1%. Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng nhưng không nhiều. Từ 2010-2011 tăng
cao hơn so với từ 2011-2012. Năm 2011 tăng 48.3%, năm 2012 chỉ tăng 16.5%.
3.4 Tình hình lợi nhuận

Bảng 16: Bảng phân tích lợi nhuận (ĐVT: Triệu đồng)
Nhóm 10 Trang 9
Phân tích BCTC CTCP đường Biên Hòa GV: Trương Văn Cường
Khoản mục 2010 2011 2012
2011/2010 2012/2011
Số tiền % Số tiền %
DTT
2,004,51
8 2,564,622
3,044,24
6 560,104 27.9% 479,624 18.7%
LNG 248,706 269,655 279,976 20,949 8.4% 10,321 3.8%
LNT từ
HĐKD 165,504 149,136 163,791 -16,368 -9.9% 14,655 9.8%
Lợi nhuận
khác 163 10,881 2,307 10,718 6575.5% -8,574 -78.8%
LNTT 165,667 160,018 166,098 -5,649 -3.4% 6,080 3.8%
TTNDN
hiện hành 19,797 12,784 46,525 -7,013 -35.4% 33,741 263.9%
TTNDN
hoãn lại 362 362
LNST 145,870 147,234 119,211 1,364 0.9% -28,023 -19.0%
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, CTCP đường Biên Hòa
Nhận xét:
- Lợi nhuận gộp của công ty tăng đều qua 3 năm, cao nhất là năm 2012 đạt 279,976 triệu
đồng, tương đương tăng 3.8% so với năm 2010. Đây là một sự gia tăng nhẹ, không đáng
kể.
- Lợi nhuận thuần và lợi nhuận sau thuế của công ty cũng tăng giảm nhẹ liên tục, giá trị và
tốc độ tăng không cao. Lợi nhuận thuần năm 2011 đạt 149,136 triệu đồng, giảm 16,368
triệu đồng, tương đương9.9%. Năm 2012 tăng14,655 triệu đồng, tương đương tăng 9.8%.

Lợi nhuận sau thuế cũng vậy, năm 2011 tăng rất nhẹ, 1,364 triệu đồng tương đương
0.9%, qua năm 2012 giảm 28,023 triệu đồng tương đương 19%. Điều này cho thấy giá
vốn hàng bán công ty nâng lên cao, đồng thời thuế thu nhập doanh nghiệp cũng tăng cao
ở năm 2012 khiến cho lợi nhuận sau thuế giảm.
PHẦN 4. PHÂN TÍCH BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ CTCP ĐƯỜNG BIÊN
HÒA
4.1 Phân tích biến động của ba hoạt động chính
Bảng 17: Bảng phân tích biến động lưu chuyển tiền thuần (ĐVT: Triệu đồng)
Khoản mục 2010 2011 2012
2011/2010 2012/2011
Số tiền % Số tiền %
Lưu chuyển tiền
thuần từ HĐKD 146,785 164,683 -672,021 17,898 12.2% -836,704 -508.1%
Lưu chuyển tiền
thuần từ HĐĐT -39,962 -105,505 63,710 -65,543 164.0% 169,215 -160.4%
Lưu chuyển tiền
thuần từ HĐTC -133,521 60,775 544,492
194,29
6 -145.5% 483,717 795.9%
Nguồn: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, CTCP đường Biên Hòa
Nhận xét:
Nhóm 10 Trang 10
Phân tích BCTC CTCP đường Biên Hòa GV: Trương Văn Cường
- Dòng tiền thuần từ HĐKD có sự biến động lớn. Năm 2010, dòng tiền đạt 146,785 triệu
đồng. Năm 2011 chỉ tăng nhẹ 12.2% tương đương tăng 17,898 triệu đồng. Qua năm
2012, dòng tiền giảm mạnh, giảm -508.1% tương đương giảm 836,704 triệu đồng.
Nguyên nhân giảm như vậy là do công ty thu tiền từ khoản nợ của khách hàng chậm,
khách hàng chưa trả tiền mua hàng nên khoản nợ tăng cao, đồng thời hàng tồn kho lại ứ
đọng quá nhiều.
- Dòng tiền thuần từ HĐĐT cũng có sự thay đổi lớn. Năm 2011 giảm 65,543 triệu đồng

nhưng đến năm 2012 đạt 63,710 triệu đồng, tăng 169,215 triệu đồng. Điều này cho thấy
công ty đã đầu tư mạnh vào máy móc thiết bị, phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
- Dòng tiền thuần từ HĐTC tăng giảm mạnh. Năm 2010 đạt 133,521 triệu đồng. Đến năm
2011 giảm 194,296 triệu đồng tương đương giảm 145.5%, còn 60,775 triệu đồng. Qua
năm 2012, dòng tiền thuần từ HĐTC tăng cao, đạt 544,492 triệu đồng, tăng 483,717 triệu
đồng tương đương tăng tới 795.9% so với năm 2011. Điều này chứng tỏ công ty hoạt
động chưa tốt, nợ vay chưa trả được hết.
4.2 Phân tích cơ cấu lưu chuyển tiền thuần
Bảng 18: Bảng phân tích cơ cấu lưu chuyển tiền thuần (ĐVT: Triệu đồng)
Khoản mục
2010 2011 2012 2011/2012 2012/2011
% % % ∆ (%) ∆ (%)
LCTT từ HĐKD -549.8% 137.3% 1053.3% 687.1% 916.0%
LCTT từ HĐĐT 149.7% -88.0% -99.8% -237.7% -11.8%
LCTT từ HĐTC 500.1% 50.7% -853.2% -449.4% -903.9%
LCTT trong năm 100.0% 100.0% 100.0%
Nguồn: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, CTCP đường Biên Hòa
Nhận xét: Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD liên tục tăng. Năm 2011, so với lưu
chuyển tiền thuần trong năm thì lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD tăng gấp 137.3%, năm
2012 là 1053.3%. Mặc dù khấu hao làm cho lưu chuyển tiền thuần tăng lên nhưng cơ cấu
lưu chuyển tiền thuần theo bảng trên chứng tỏ nguồn tiền có được là từ HĐKD, thể hiện
khả năng tạo vốn từ nội tại chứ không phải tiền có được từ việc bán TSCĐ, thu hồi các
khoản đầu tư tài chính hay do đi vay.
Nhóm 10 Trang 11
Phân tích BCTC CTCP đường Biên Hòa GV: Trương Văn Cường
PHẦN 5. PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH
5.1 Nhóm các tỷ số thanh toán
5.1.1 Tỷ số thanh toán hiện hành
Bảng 19: Bảng phân tích tỷ số thanh toán hiện hành
Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012

Tài sản ngắn hạn Triệu đồng 618,030 752,872 1,454,281
Nợ ngắn hạn Triệu đồng 403,367 628,125 1,427,676
Tỷ số thanh toán hiện hành Lần 1.53 1.20 1.02
Nguồn: Bảng cân đối kế toán, CTCP đường Biên Hòa
Đồ thị 3: Tỷ số thanh toán hiện thời
Nhận xét: Tỷ số thanh toán hiện hành giảm đều qua các năm do tốc độ gia tăng nợ
ngắn hạn rất nhanh mặc dù tài sản ngắn hạn tăng nhưng không đáng kể. Năm 2010, cứ 1
đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo thanh toán bằng 1.53 đồng tài sản ngắn hạn. Qua năm
2011, mức thanh toán giảm còn 1.20 đồng, đến năm 2012 chỉ còn 1.02 đồng. Ta có thể
thấy rẳng tỷ số này của công ty tuy nằm trong khoảng tốt (>1), đảm bảo khả năng thanh
toán hiện hành nhưng lại giảm chứng tỏ một phần do hàng tồn kho quá nhiều và một
phần do khoản phải thu tăng lên đáng kể.
Nhóm 10 Trang 12
Phân tích BCTC CTCP đường Biên Hòa GV: Trương Văn Cường
So sánh số liệu với công ty cổ phần mía đường Lam Sơn
Bảng 20: Bảng phân tích tỷ số thanh toán hiện hành của LSS
Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012
Tài sản ngắn hạn Triệu đồng 1,185,527 1,209,887 1,154,006
Nợ ngắn hạn Triệu đồng 292,734 498,249 1,049,663
Tỷ số thanh toán hiện hành Lần 4.05 2.43 1.10
Nguồn: Bảng cân đối kế toán, CTCP mía đường Lam Sơn
Đồ thị 4: Đồ thị tỷ số thanh toán hiện hành của BHS và LSS
Nhận xét: Ta thấy rằng tỷ số thanh toán hiện hành của CTCP đường Biên Hòa thấp
hơn so với với CTCP mía đường Lam Sơn. Tỷ số thanh toán hiện hành năm 2011 của CTCP
mía đường Lam Sơn cho thấy công ty có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn gấp 2.43 lần so
với năm 2010 và năm 2012 gấp 1.10 lần so với năm 2011. Điều đó cho thấy CTCP đường
Biên Hòa có khả năng thanh toán các khoản nợ kém hơn so với CTCP mía đường Lam Sơn
nhưng CTCP mía đường có chiều hướng giảm mạnh nên khả năng thanh toán của CTCP mía
đường Lam Sơn đang gặp nhiều khó khăn.
5.1.2 Tỷ số thanh toán nhanh

Bảng 21: Bảng phân tích tỷ số thanh toán nhanh
Chỉ tiêu
ĐVT 2010 2011 2012
Tài sản ngắn hạn Triệu đồng 618,030 752,872 1,454,281
Hàng tồn kho Triệu đồng 299,228 333,067 820,013
Nợ ngắn hạn Triệu đồng 403,367 628,125 1,427,676
Tỷ số thanh toán nhanh Lần 0.79 0.67 0.44
Nguồn: Bảng cân đối kế toán, CTCP đường Biên Hòa
Nhóm 10 Trang 13
Phân tích BCTC CTCP đường Biên Hòa GV: Trương Văn Cường
Đồ thị 5: Đồ thị tỷ số thanh toán nhanh
Nhận xét: Năm 2010, tỷ số thanh toán nhanh của công ty là 0.79, năm 2011 là 0.67 và
năm 2012 là 0.44. Từ 2010-2012, tỷ số thanh toán nhanh giảm đều và thấp ( <1). Điều
này cho thấy tài sản ngắn hạn có thể sử dụng ngay của công ty không đủ đảm bảo cho việc
thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn, mặc dù đã trừ đi lượng hàng tồn kho. Nguyên nhân
là do giá trị tồn kho cao, khoản phải thu từ khách hàng thấp, chứng tỏ khả năng thanh khoản
nhanh của công ty không tốt, năm sau còn kém hơn cả năm trước và nhất là thấp hơn mức
trung bình ngành. Nếu hàng tồn kho còn tiếp tục gia tăng nữa, công ty có thể sẽ không có
khả năng thanh toán các khoản nợ.
So sánh số liệu với CTCP mía đường Lam Sơn
Bảng 22: Bảng phân tích tỷ số thanh toán nhanh của LSS
Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012
Tài sản ngắn hạn Triệu đồng 1,185,527 1,209,887 1,154,006
Hàng tồn kho Triệu đồng 149,241 199,672 443,135
Nợ ngắn hạn Triệu đồng 292,734 498,249 1,049,663
Tỷ số thanh toán nhanh Lần 3.54 2.03 0.68
Nhóm 10 Trang 14
Phân tích BCTC CTCP đường Biên Hòa GV: Trương Văn Cường
Nguồn: Bảng cân đối kế toán,CTCP mía đường Lam SơnĐồ thị 6: Đồ thị tỷ số thanh
toán nhanh của BHS và LSS

Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu và đồ thị, tỷ số thanh toán nhanh của CTCP đường
Biên Hòa thấp hơn tỷ số thanh toán nhanh của CTCP mía đường Lam Sơn. Nhưng CTCP
mía đường Lam Sơn có chiều hướng giảm mạng qua ba năm hoạt động. Điều này chứng tỏ
công ty CTCP đường Biên Hòa hoạt động tốt hơn CTCP mía đường Lam Sơn. CTCP mía
đường Lam Sơn vẫn ở trong tình trạng khó khăn.
5.2 Nhóm các tỷ số cơ cấu tài chính
5.2.1 Tỷ số nợ so với tổng tài sản
Bảng 23: Bảng phân tích tỷ số nợ/tổng tài sản
Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012
Tổng nợ Triệu đồng 518,518 733,238 1,535,111
Tổng tài sản Triệu đồng 1,015,192 1,281,737 2,107,835
Tỷ số nợ/tổng tài sản % 51.1% 57.2% 72.8%
Nguồn: Bảng cân đối kế toán, CTCP đường Biên Hòa
Đồ thị 7: Tỷ số nợ so với tổng tài sản
Nhóm 10 Trang 15
Phân tích BCTC CTCP đường Biên Hòa GV: Trương Văn Cường
Nhận xét: Tỷ số nợ so với tổng tài sản có xu hướng tăng qua các năm, cao nhất vào
năm 2012. Từ 51.1% vào năm 2010, tăng đến 572.% vào năm 2011. Qua năm 2012, tiếp tục
tăng đến 72.8%. Có sự gia tăng mạnh như vậy là do tổng nợ của công ty tăng cao, trong năm
2012, từ 733,238 triệu đồng tăng đến 1,535,111 triệu đồng, tương đương tăng 801,873 triệu
đồng. Điều này cho thấy khoản nợ ngắn hạn chiếm phần lớn giá trị trong tổng nợ của công
ty, chứng tỏ công ty chưa chủ động trong hoạt động kinh doanh, khả năng tự chủ tài chính
của công ty thấp.
So sánh số liệu với CTCP mía đường Lam Sơn
Bảng 24: Bảng phân tích tỷ số nợ/tổng tài sản của LSS
Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012
Tổng nợ Triệu đồng 359,352 786,193 1,400,640
Tổng tài sản Triệu đồng 1,549,880 2,191,679 2,676,072
Tỷ số nợ/tổng tài sản % 23.2% 35.9% 52.3%
Nguồn: Bảng cân đối kế toán, CTCP mía đường Lam Sơn

Đồ thị 8: Đồ thị tỷ số nợ/tổng tài sản của BHS và LSS
Nhận xét: Tỷ số nợ/tổng tài sản của CTCP đường Biên Hòa cao hơn so với CTCP mía
đường Lam Sơn. Cả 2 công ty đều có khoản nợ cao và tăng dần qua các năm. Điều đó cho
thấy công ty chưa có khả năng tự chủ tài chính và khả năng còn được vay nợ của công ty
thấp.
Nhóm 10 Trang 16
Phân tích BCTC CTCP đường Biên Hòa GV: Trương Văn Cường
5.2.2 Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu
Bảng 25: Bảng phân tích tỷ số nợ/vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012
Tổng nợ Triệu đồng 518,517 733,238 1,535,110
Vốn chủ sở hữu Triệu đồng 496,674 548,499 572,724
Tỷ số nợ/vốn chủ sở hữu Lần 1.04 1.34 2.68
Nguồn: Bảng cân đối kế toán, CTCP đường Biên Hòa
Đồ thị 9: Đồ thị tỷ số nợ/vốn chủ sở hữu
Nhận xét: Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu tăng qua các năm. Vốn chủ sở hữu chỉ tăng
nhẹ, còn khoản nợ lại tăng khá cao, chứng tỏ tài sản công ty chưa được đầu tư sâu từ vốn
chủ sở hữu, tính chủ động ngày càng giảm hẳn. Bằng chứng là vào năm 2010, cứ 1 đồng vay
nợ thì có 1.04 đồng được trả nợ từ vốn chủ sở hữu. Đến năm 2011, có 1.34 đồng được trả nợ
từ vốn chủ sở hữu, và qua năm 2012 có 2.68 đồng được sử dụng từ vốn chủ sở hữu để trả nợ.
Nhìn vào tỷ số này, ta thấy công ty sử dụng nhiều nơ hơn là sử dụng vốn chủ sở hữu để tài
trợ cho tài sản, khiến cho công ty quá phụ thuộc vào nợ vay và khả năng tự chủ tài chính của
công cũng như khả năng còn được vay nợ của công ty thấp.
So sánh số liệu với CTCP mía đường Lam Sơn:
Bảng 26: Bảng phân tích tỷ số nợ/vốn chủ sở hữu của LSS
Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012
Tổng nợ Triệu đồng 359,352 786,193 1,400,640
Vốn chủ sở hữu Triệu đồng 1,710,855 1,385,758 1,255,652
Tỷ số nợ/VCSH Lần 0.21 0.57 1.12
Nguồn: Bảng cân đối kế toán của LSS, CTCP mía đường Lam Sơn

Nhóm 10 Trang 17
Phân tích BCTC CTCP đường Biên Hòa GV: Trương Văn Cường
Đồ thị 10: Đồ thị tỷ số nợ/vốn chủ sở hữu của BHS và LSS
Nhận xét: Tỷ số nợ/vốn chủ sở hữu của CTCP đường Biên Hòa tăng và cao hơn so với
tỷ số nợ/vốn chủ sở hữu của CTCP mía đường Lam Sơn, cho thấy công ty hiện sử dụng nợ
cao hơn là sử dụng vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản. Điều này tiêu cực là khả năng tự
chủ tài chính và khả năng còn vay nợ của công ty thấp. Như vậy CTCP đường Biên Hòa
hoạt động vẫn kém hiệu quả hơn CTCP mía đường Lam Sơn mặc dù CTCP mía đường Lam
Sơn vẫn sử dụng một khoản nợ cao, ngang với CTCP đường Biên Hòa.
5.2.3 Tỷ số trang trải lãi vay
Bảng 27: Bảng phân tích tỷ số trang trải lãi vay
Chỉ tiêu ĐVT
2010 2011 2012
Lợi nhuận trước thuế Triệu đồng 165,667 160,017 166,098
Lãi vay Triệu đồng 42,535 72,190 50,778
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Triệu đồng 208,202 232,207 216,876
Tỷ số trang trải lãi vay lần 4.89 3.22 4.27
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, CTCP đường Biên Hòa
Đồ thị 11: Đồ thị tỷ số trang trải lãi vay
Nhóm 10 Trang 18
Phân tích BCTC CTCP đường Biên Hòa GV: Trương Văn Cường
Nhận xét: Năm 2010, tỷ số trang trải lãi vay của công ty là 4.89. Điều này cho thấy
công ty đã tạo ra được lợi nhuận trước thuế gấp 4.89 lần chi phí lãi vay. Như vậy khả năng
trả lãi của công ty tương đối tốt, vì cứ mỗi đồng chi phí lãi vay công ty ty có đến 4.89 đồng
lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh có thể sử dụng để thanh toán. Tuy nhiên, năm
2011, tỷ số này giảm xuống còn 3.22 là do công ty hoạt động kém hiệu quả, tổng chi phí lãi
vay cao. Qua năm 2012, tỷ số này lại tăng lên, đạt 4.27 lần, mặc dù lợi nhuận có giảm nhẹ
nhưng cũng cho thấy được công ty có khả năng tốt hơn trong việc sử dụng lợi nhuận từ hoạt
động sản xuất kinh doanh để trả lãi vay ngân hàng.
So sánh số liệu với CTCP mía đường Lam Sơn

Bảng 28: Bảng phân tích tỷ số trang trải lãi vay của LSS
Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012
Lợi nhuận trước thuế Triệu đồng 394,084 509,057 43,548
Lãi vay Triệu đồng 10,053 28,918 96,738
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Triệu đồng 404,137 537,975 140,286
Tỷ số trang trải lãi vay lần 40.20 18.60 1.45
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, CTCP mía đường Lam Sơn
Đồ thị 12: Đồ thị tỷ số trang trải lãi vay của BHS và LSS
Nhận xét: Qua ba năm hoạt động, tỷ số trang trải lãi vay của CTCP đường Biên Hòa
thấp hơn rất nhiều so với CTCP mía đường Lam Sơn. Nhưng tỷ số trang trải lãi vay của
CTCP mía đường Lam Sơn có chiều hướng giảm khá mạnh, nhất là vào năm 2012 giảm còn
1.45 lần so với năm 2011 là 18.60 lần. Điều đó cho thấy CTCP mía đường Lam Sơn đang
giảm khả năng sử dụng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh để trang trải lãi vay.
Nguyên nhân sụt giảm này là do công ty đã vay nợ từ ngân hàng quá nhiều, năm 2012 tăng
mạnh nhất, tăng 235,5% tương đương tăng 67,820 triệu đồng.
5.3 Nhóm các tỷ số hoạt động
Nhóm 10 Trang 19
Phân tích BCTC CTCP đường Biên Hòa GV: Trương Văn Cường
5.3.1 Vòng quay tồn kho
Bảng 29: Bảng phân tích vòng quay tồn kho
Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012
Giá vốn hàng bán Triệu đồng 1,755,812 2,294,967 2,764,270
Tồn kho Triệu đồng 299,229 333,068 820,013
Tồn kho bình quân Triệu đồng 250,250 316,148.5 576,540.5
Vòng quay tồn kho Vòng 7.02 7.26 4.79
Số ngày tồn kho Ngày 51 50 75
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Bảng cân đối kế toán của BHS
Đồ thị 13: Đồ thị vòng quay tồn kho
Nhận xét: Vòng quay tồn kho năm 2010 đạt 7.02 vòng, bình quân tồn kho của công ty
mất hết 51 ngày. Năm 2011, vòng quay tồn kho tăng nhẹ, đạt 7.26 vòng, mất 50 ngày. Qua

năm 2012, vòng quay giảm xuống còn 4.79 vòng, bình quân tồn kho mất hết 75 ngày. Nhìn
chung, ta thấy rằng hàng tồn kho của công ty còn khá cao. Điều này cho thấy mức độ quản
lý hàng tồn kho của công ty chưa thực sự hiệu quả, làm cho chi phí lưu kho phát sinh tăng,
chi phí này sẽ được chuyển sang cho khách hàng dẫn tới giá bán gia tăng.
Như vậy, để công ty hoạt động có hiệu quả hơn, công ty nên thực hiện những chính
sách giảm giá hàng bán bên cạnh đó là các chương trình khuyến mãi để cắt bớt hàng tồn kho
của công ty, tránh ứ đọng quá nhiều tồn kho để có thể theo kịp tiến độ sản xuất.
5.3.2 Vòng quay khoản phải thu
Bảng 30: Bảng phân tích vòng quay khoản phải thu
Nhóm 10 Trang 20
Phân tích BCTC CTCP đường Biên Hòa GV: Trương Văn Cường
Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012
Doanh thu thuần Triệu đồng 2,004,518 2,564,622 3,044,246
Khoản phải thu Triệu đồng 254,984 234,744 285,117
Phải thu bình quân Triệu đồng 248232.5 244864 259930.5
Vòng quay khoản phải thu Vòng 8.08 10.47 11.71
Số ngày thu tiền Ngày 45 34 31
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Bảng cân đối kế toán của BHS
Đồ thị 14: Đồ thị vòng quay khoản phải thu
Nhận xét: Số vòng quay khoản phải thu năm 2011 đạt 10.47 vòng, cao hơn năm 2010
đạt 8.08 vòng, tiếp tục tăng nhẹ trong năm 2012 đạt 11.71 vòng. Mặc dù công ty có thể thu
hồi nợ, nhưng vẫn còn khá chậm. Công ty cần thúc đẩy việc thu nợ nhanh hơn để có thể hoạt
động hiệu quả hơn.
5.3.3 Vòng quay tổng tài sản
Bảng 31: Bảng phân tích vòng quay tổng tài sản
Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012
Doanh thu thuần Triệu đồng 2,004,518 2,564,622 3,044,246
Tổng tài sản Triệu đồng 1,015,192 1,281,737 2,107,835
Tổng tài sản bình quân Triệu đồng 949,966 1,148,465 1,694,786
Vòng quay tổng tài sản Vòng 2.11 2.23 1.80

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Bảng cân đối kế toán của BHS
Nhóm 10 Trang 21
Phân tích BCTC CTCP đường Biên Hòa GV: Trương Văn Cường
Đồ thị 15: Đồ thị vòng quay tổng tài sản
Nhận xét: Từ 2010-2012, vòng quay tổng tài sản tăng giảm nhẹ. Năm 2010 cứ 1 đồng tài
sản bỏ ra thì công ty thu được 2.11 đồng doanh thu. Năm 2011 tỷ số này tăng nhẹ là cứ 1
đồng tài sản bỏ ra thì thu được tới 2.23 đồng doanh thu. Qua năm 2012, tỷ số này giảm
xuống, cứ mỗi 1 đồng tài sản bỏ ra chỉ thu được về 1.80 đồng doanh thu. Điều đó cho thấy
công ty hoạt động chưa hết công suất trong việc sử dụng tài sản của công ty, mặc dù công ty
đã đầu tư mạnh về tài sản cố định nhưng đem lại lợi nhuận không cao. Ban giám đốc nên
thúc đẩy việc thu hồi nợ để tránh rủi ro cho công ty, bên cạnh đó cũng không ngừng cắt
giảm hàng tồn kho để công ty hoạt động hiệu quả hơn…
5.4 Nhóm các tỷ số sinh lợi
5.4.1 Doanh lợi tiêu thụ
Bảng 32: Bảng phân tích doanh lợi tiêu thụ
Chỉ tiêu ĐVT
2010 2011 2012
Lợi nhuận ròng Triệu đồng 145,870 147,233 119,211
Doanh thu thuần Triệu đồng 2,004,518 2,564,622 3,044,246
ROS % 7.3% 5.7% 3.9%
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, CTCP đường Biên Hòa
Đồ thị 16: Đồ thị doanh lợi tiêu thụ
Nhóm 10 Trang 22
Phân tích BCTC CTCP đường Biên Hòa GV: Trương Văn Cường
Nhận xét: Hiệu quả doanh lợi tiêu thụ qua các năm đều giảm. Năm 2011, doanh thu
thuần tăng 27.9% từ 2,004,518 triệu đồng lên 2,564,622 triệu đồng, trong khi lợi nhuận ròng
chỉ tăng nhẹ 0.9% từ 145870 triệu đồng lên 147,233 triệu đồng. Qua năm 2012, doanh thu
tiếp tục tăng 18.7% từ 2,564,622 triệu đồng lên 3,044,246 triệu đồng, trong khi lợi nhuận
ròng lại giảm xuống tới 19% từ 147,233 triệu đồng xuống còn 119,211 triệu đồng. Như vậy
nguyên nhân làm giảm mức sinh lời ở đây là do sự gia tăng của các khoản mục chi phí: giá

vốn hàng bán (năm 2011 tăng 30.7% tương đương tăng 539,155 triệu đồng, năm 2012 tăng
20.4% tương đương tăng 469,303 triệu đồng), chi phí bán hàng (năm 2011 tăng 25.9% tương
đương tăng 6,741 triệu đồng, năm 2012 tăng 121.1% tương đương tăng 39,666 triệu đồng)
và chi phí quản lý doanh nghiệp (năm 2011 tăng 48.3% tương đương tăng 13,824 triệu đồng
và năm 2012 tăng16.5% tương đương tăng 6,988 triệu đồng).
5.4.2 Doanh lợi tổng tài sản
Bảng 33: Bảng phân tích doanh lợi tổng tài sản
Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012
Lợi nhuận ròng Triệu đồng 145,870 147,233 119,211
Tổng tài sản Triệu đồng 1,015,192 1,281,737 2,107,835
Tổng tài sản bình quân Triệu đồng 949,966 1,148,465 1,694,786
ROA % 15.4% 12.8% 7.0%
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Bảng cân đối kế toán của BHS
Đồ thị 17: Đồ thị doanh lợi tổng tài sản
Nhận xét: Qua ba năm hoạt động, tỷ số doanh lợi tổng tài sản giảm đều. Năm 2010, đạt
949,966 triệu đồng tương đương 15.4%. Đến năm 2011, giảm còn 12.8% và năm 2012 thì
còn 7%. Mặc dù tổng tài sản của công ty tăng vào cả ba năm, thế nhưng công ty chưa sử
dụng có hiệu quả tài sản cố định, mang lại tỷ lệ lợi nhuận sau thuế thấp, năm 2010 đạt
145,870 triệu đồng, năm 2012 giảm còn 119,211.
Nhóm 10 Trang 23
Phân tích BCTC CTCP đường Biên Hòa GV: Trương Văn Cường
5.4.3 Doanh lợi vốn chủ sở hữu
Bảng 34: Bảng phân tích doanh lợi vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012
Lợi nhuận ròng Triệu đồng 145,870 147,233 119,211
Vốn chủ sở hữu Triệu đồng 496,674 548,500 572,724
Vốn chủ sở hữu bình quân Triệu đồng 461,070 522,587 560,612
ROE % 31.6% 28.2% 21.3%
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Bảng cân đối kế toán của BHS
Đồ thị 18: Đồ thị doanh lợi vốn chủ sở hữu

Nhận xét: Năm 2010, 100 đồng vốn chủ sở hữu mang về lợi nhuận cho chủ sở hữu là 31.6
đồng. Qua năm 2011 lại giảm sút, 100 đồng vốn chủ sở hữu chỉ mang về lợi nhuận cho chủ
sở hữu 28.2 đồng. Xu hướng còn tệ hơn vào năm 2012, giảm chỉ còn 21.3 đồng. Do tốc độ
gia tăng vốn chủ sở hữu qua các năm liên tục tăng, trong khi lợi nhuận ròng lại giảm xuống
và đạt giá trị thấp, cụ thể năm 2011, vốn chủ sở hữu tăng 10.4% từ 496,674 triệu đồng lên
548,500 triệu đồng, qua năm 2012 tăng 4.4% từ 548,500 triệu đồng lên 572,724 triệu đồng,
còn lợi nhuận ròng lại giảm 19.0% từ 147,233 triệu đồng xuống 119,211 triệu đồng. Qua ba
năm hoạt động, doanh lợi vốn chủ sở hữu lại giảm xuống. Điều này cho thấy khả năng tạo ra
lợi nhuận của công ty chưa cao, đồng thời nợ gia tăng quá nhiều tạo nên rủi ro khá lớn cho
công ty.
PHẦN 6. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DUPONT
Nhóm 10 Trang 24
Phân tích BCTC CTCP đường Biên Hòa GV: Trương Văn Cường
 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROA:
Bảng 35: Bảng phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROA
Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012
ROS % 7.3% 5.7% 3.9%
Vòng quay tổng tài sản lần 2.11 2.23 1.80
ROA % 15.4% 12.7% 7.0%
Nhận xét: Ta thấy ROA phụ thuộc vào 2 nhân tố chủ yếu: ROS và vòng quay tổng tài
sản.
- Năm 2010, ROS đạt 7.3%. Năm 2011 tăng đến 5.7% và đến năm 2012 tiếp tục giảm còn
3.9%. Nhưng xét ra, doanh thu thuần tăng đều qua 3 năm nhưng lợi nhuận sau thuế lại đạt
giá trị không cao. Như vậy nguyên nhân làm cho mức sinh lơi giảm là do công ty nâng giá
vốn hàng bán cao, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng.
- Hiệu quả sử dụng tài sản cũng có chiều hướng giảm. Năm 2011, 1 đồng đầu tư vào tài sản
sinh ra 2.23 đồng doanh thu, nhưng vào năm 2012 chỉ tạo ra được 1.80 đồng doanh thu. Như
vậy, mặc dù có sự đầu tư cao vào tài sản nhưng hiệu quả sử dụng tài sản của công ty chưa có
hiệu quả.
Tóm lại, công ty muốn tăng ROA thì phải tăng ROS hoặc số vòng quay tổng tài sản.

 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROE:
Bảng 36: Bảng phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROE
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
ROA (%) 15.4% 12.8% 7.0%
Tỷ số nợ 51.1% 57.2% 72.8%
1 - tỷ số nợ 0.49 0.43 0.27
ROE (%) 31.5% 29.9% 25.7%
Nhận xét: Nhìn chung thì ROS vẫn tác động vào ROE như đã tác động vào ROA. Tốc
độ tăng trưởng ROE giảm đi đáng kể trong năm 2012. ROE cũng chịu ảnh hưởng từ vốn chủ
sở hữu. Vốn chủ sở hữu tăng nhẹ, chỉ đóng một phần nhỏ giá trị trong tổng nguồn vốn của
công ty. Ngoài ra ROE còn bị ảnh hưởng bởi chính sách tài trợ nghiêng về tỷ số nợ, Tỷ số
nợ với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn tăng lên là do nợ quá cao. Cụ thể năm 2012 tăng tới
109.4% tương đương 801,873 triệu đồng. Còn vốn chủ sở hữu chỉ tăng nhẹ 27.2% tương
đương 572,724 triệu đồng. Như vậy, tỷ số nợ cao chứng tỏ khả năng tự chủ về tài chính của
công ty chưa tốt.
Liên hệ thực tế, cuối năm 2008, khi tình hình kinh tế bắt đầu khó khăn, nhiều công ty bị
hủy bỏ đơn đặt hàng trong khi đó nợ tồn đọng nhiều, không có khả năng chi trả dẫn đến phá
sản. Nhưng những năm đầu 2009 và sang năm 2010, doanh thu thuần của công ty tăng, lợi
nhuận sau thuế giảm do chi phí giá vốn hàng bán cao, hơn nữa lợi nhuận trước thuế và lãi
vay lớn hơn lãi vay chứng tỏ khả năng đảm bảo trả lãi vay từ lợi nhuận càng đảm bảo hơn.
Nhóm 10 Trang 25

×