Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

nghiên cứu thành phần sâu hại chè và thiên địch của chúng; đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ trĩ scirtothrips dorsalishood vụ xuân năm 2010 tại tân cương, thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.93 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI







MA THỊ THUÝ VÂN




NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN SÂU HẠI CHÈ VÀ THIÊN ðỊCH CỦA
CHÚNG; ðẶC ðIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA BỌ TRĨ
Scirtothrips dorsalis Hood VỤ XUÂN NĂM 2010
TẠI TÂN CƯƠNG, THÁI NGUYÊN






LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP



Chuyên ngành : Bảo vệ thực vật
Mã số : 60.62.10
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN ðÌNH CHIẾN







HÀ NỘI, 2010
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
i


LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược công bố trong
công trình nghiên cứu của bất kỳ ai.
Tôi xin cam ñoan các số liệu trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2010
Tác giả luận văn


Ma Thị Thuý Vân
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
ii


LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện ñề tài, tôi luôn nhận ñược sự
quan tâm giúp ñỡ tận tình của các thầy cô giáo Bộ môn Côn trùng, Khoa Nông
học, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội; sự quan tâm tạo ñiều kiện của Ban
giám hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa kỹ thuật Nông lâm, Trường Cao ñẳng Kinh tế -

Kỹ thuật Thái Nguyên, sự phối hợp của bà con nông dân xã Tân Cương; sự
giúp ñỡ của gia ñình và bạn bè ñồng nghiệp.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần ðình
Chiến ñã giành nhiều thời gian quý báu tận tình chỉ bảo tôi trong suốt thời gian
thực hiện ñề tài.
Tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo trong Bộ môn Côn trùng ñã
ñóng góp ý kiến giúp tôi hoàn thành báo cáo luận văn.
Tôi xin trân trọng cám ơn Ban chủ nhiệm Khoa kỹ thuật Nông lâm, Ban
giám hiệu Trường Cao ñẳng kinh tế - Kỹ thuật Thái Nguyên, Viện ñào tạo sau ñại
học Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã tạo ñiều kiện thuận lợi nhất ñể tôi
nghiên cứu và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới bà con nông dân xã Tân
Cương, tới gia ñình và bạn bè ñồng nghiệp ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi hoàn
thành luận văn tốt nghiệp này.
Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2010
Tác giả luận văn

Ma Thị Thuý Vân
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
iii


MỤC LỤC
Lời cam ñoan i
Lời cám ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt vi
Danh mục các bảng vii
Danh mục các hình ix
1. MỞ ðẦU

1
1.1. ðặt vấn ñề
1
1.2. Mục ñích, yêu cầu của ñề tài
2
1.2.1. Mục ñích của ñề tài
2
1.2.2. Yêu cầu của ñề tài
3
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
4
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
4
2.1.1. Những nghiên cứu về sâu hại chè
4
2.1.2. Những nghiên cứu về bọ trĩ hại chè
6
2.1.3. Những nghiên cứu về thiên ñịch của bọ trĩ
11
2.1.4. Những nghiên cứu về biện pháp phòng trừ bọ trĩ hại chè
13
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
14
2.2.1. Những nghiên cứu về sâu hại chè
14
2.2.2. Những nghiên cứu về bọ trĩ hại chè và cây trồng khác
15
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp

iv


2.2.3. Những nghiên cứu về thiên ñịch của bọ trĩ
17
2.2.4. Những nghiên cứu về biện pháp phòng trừ bọ trĩ hại chè
19
3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
22
3.1. ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu
22
3.1.1. ðịa ñiểm nghiên cứu
22
3.1.2. Thời gian nghiên cứu
22
3.2. ðối tượng và vật liệu nghiên cứu
22
3.2.1. ðối tượng nghiên cứu
22
3.2.2. Vật liệu nghiên cứu
22
3.2.3. Dụng cụ nghiên cứu
23
3.3. Nội dung nghiên cứu
23
3.4. Phương pháp nghiên cứu
23
3.4.1. Phương pháp tìm hiểu ñiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Tân Cương,
Thái Nguyên
23

3.4.2. Phương pháp ñiều tra thành phần sâu hại chè và thiên ñịch
24
3.4.3. Phương pháp nghiên cứu ñặc ñiểm hình thái của bọ trĩ S. dorsalis
24
3.4.4. Phương pháp nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học của bọ trĩ S. dorsalis
25
3.4.5. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái ñến diễn
biến mật ñộ bọ trĩ hại búp chè
26
3.4.6. Phương pháp khảo sát hiệu lực một số thuốc phòng trừ bọ trĩ hại búp chè
27
3.5. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp tính toán
28
3.6. Phương pháp bảo quản mẫu vật và phân loại
31
3.7. Phương pháp xử lý số liệu
31
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
v


4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
32
4.1. ðặc ñiểm ñiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Tân Cương, Thái Nguyên
32
4.1.1. ðiều kiện tự nhiên
32
4.1.2. ðiều kiện kinh tế - xã hội
35
4.2. Thành phần sâu hại chè và thiên ñịch của chúng (nhóm bắt mồi) vụ xuân

2010 tại Tân Cương, Thái Nguyên
36
4.3. ðặc ñiểm hình thái, sinh học, sinh thái của bọ trĩ Scirtothrips dorsalis Hood
hại búp chè
423
4.3.1. ðặc ñiểm hình thái của bọ trĩ S. dorsalis
43
4.3.2. ðặc ñiểm sinh vật học của bọ trĩ S. dorsalis
45
4.3.3. Ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái ñến diễn biến mật ñộ bọ trĩ hại búp
chè vụ xuân 2010 tại Tân Cương, Thái Nguyên
54
4.4. Khảo sát hiệu lực một số thuốc phòng trừ bọ trĩ hại búp chè vụ xuân 2010 tại
Tân Cương, Thái Nguyên
66
5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ
69
5.1. Kết luận
69
5.2. ðề nghị
70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
71
PHỤ LỤC
79

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
vi



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV: Bảo vệ thực vật
Cs: Cộng sự
Ctv: Cộng tác viên
TSXH: Tần suất xuất hiện
TLH: Tỷ lệ hại
CSH: Chỉ số hại
TC: Triệu chứng
SXKD: Sản xuất kinh doanh
KTCB: Kiết thiết cơ bản
TT: Thứ tự
CT: Công thức
UBND: Uỷ ban nhân dân
TT: Trưởng thành
Mð: Mật ñộ
TP: Trước phun
NSP: Ngày sau phun


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số TT Tên bảng Trang
Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu về khí hậu của Tân Cương, Thái Nguyên, 6 tháng ñầu
năm 2010
33
Bảng 4.2. Thành phần sâu hại chè vụ xuân 2010 tại Tân Cương, Thái Nguyên
37

Bảng 4.3. Thành phần thiên ñịch của sâu hại chè vụ xuân 2010
39
Bảng 4.3. Thành phần thiên ñịch của sâu hại chè vụ xuân 2010 tại Tân Cương,
Thái Nguyên
40
Bảng 4.4. Kích thước các pha phát dục của bọ trĩ S. dorsalis
46
Bảng 4.5. Tác hại của bọ trĩ hại búp chè vụ xuân 2010 tại Tân Cương, Thái Nguyên
48
Bảng 4.6. Vòng ñời bọ trĩ S. dorsalis
51
Bảng 4.7. Sức sinh sản của bọ trĩ S. dorsalis
52
Bảng 4.8. Vị trí ñẻ trứng của bọ trĩ S. dorsalis
53
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của giống chè ñến diễn biến mật ñộ bọ trĩ hại búp chè vụ
xuân 2010 tại Tân Cương, Thái Nguyên
55
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của tuổi chè ñến diễn biến mật ñộ bọ trĩ hại búp chè vụ
xuân 2010 tại Tân Cương, Thái Nguyên
57
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của cây che bóng ñến diễn biến mật ñộ bọ trĩ hại búp chè
vụ xuân 2010 tại Tân Cương, Thái Nguyên
60
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của ñịa hình ñến diễn biến mật ñộ bọ trĩ hại búp chè vụ
xuân 2010 tại Tân Cương, Thái Nguyên
62
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
viii



Bảng 4.13. Ảnh hưởng của kỹ thuật hái ñến diễn biến mật ñộ bọ trĩ hại búp chè
vụ xuân 2010 tại Tân Cương, Thái Nguyên
65
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu ñến diễn biến mật ñộ bọ trĩ hại búp chè
vụ xuân 2010 tại Tân Cương, Thái Nguyên
67
Bảng 4.15. Hiệu lực thuốc trừ sâu phòng trừ bọ trĩ hại búp chè vụ xuân 2010 tại
Tân Cương, Thái Nguyên
678

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số TT Tên hình Trang

4.1 Rầy xanh C. flavescens
39
4.2 Nhện ñỏ O. coffeae
39
4.3 Bọ xít muỗi
H. theivora

39
4.4 Triệu chứng gây hại của bọ xít muỗi
39
4.5 Triệu chứng gây hại của ruồi ñục lá
O.

theae
39
4.6 Rệp muội ñen T. theivora
39
4.7 Nhện nhảy ñen
B. hotingchiehi

41
4.8 Ruồi xanh
Chrysosoma sp

41
4.9 Nhện linh miêu
O. javanus

41
4.10 Nhện chân dài
Perenethis sp.

41
4.11 Chuồn chuồn kim
A. femina

41
4.12 Bọ rùa ñỏ
M. discolor

41
4.13 Trưởng thành cái S dorsalis
43

4.14 Trưởng thành ñực S.dorsalis
43
4.15 Cuối bụng trưởng thành cái S.dorsalis
44
4.16 Cuối bụng trưởng thành ñực S.dorsalis
44
4.17 Trứng S. dorsalis mới ñẻ
44
4.18 Trứng S. dorsalis sắp nở
44
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
x


4.19 Bọ trĩ non S. dorsalis tuổi 1
45
4.20 Bọ trĩ non S. dorsalis tuổi 2
45
4.21 Tiền nhộng S. dorsali
45
4.22 Nhộng S. dorsalis
45
4.23 Triệu chứng bọ trĩ hại mặt trên lá
47
4.24 Triệu chứng bọ trĩ hại mặt dưới lá
47
4.25 Triệu chứng bọ trĩ hại ở cuộng búp chè
47
4.26 Mối quan hệ giữa mật ñộ bọ trĩ hại búp chè và tỷ lệ hại
50

4.27 Mối quan hệ giữa mật ñộ bọ trĩ hại búp chè và chỉ số hại
50
4.28 Nhịp ñiệu sinh sản của bọ trĩ S. dorsalis
53
4.29 Chè kiến thiết cơ bản
57
4.30 Chè sản xuất kinh doanh
57
4.31 Chè có cây che bóng
61
4.32 Chè không cây che bóng
61
4.33 Chè ñồi
63
4.34 Chè bằng
63

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
1


1. MỞ ðẦU
1.1. ðặt vấn ñề
Chè (Camellia sinensis) là cây công nghiệp dài ngày có ý nghĩa to lớn về
mặt kinh tế xã hội với Việt Nam nói chung và các tỉnh Trung du, miền núi phía
Bắc nói riêng. Ngành chè còn giải quyết việc làm cho hàng triệu lao ñộng ở các
tỉnh trồng chè, góp phần vào công cuộc phủ xanh ñất trống, ñồi núi trọc, bảo vệ
môi trường sinh thái.
Diện tích chè của cả nước ta khoảng 100000ha, năng suất trung bình 4,5
tấn/ha. Dự kiến ñến năm 2010, diện tích chè ñạt 120000ha, năng suất ñạt 6,5

tấn/ha, sản lượng ñạt 500000 tấn búp tươi/năm. Trong khi ñó năng suất chè của
các nước trong khu vực và châu Á cao hơn chúng ta rất nhiều: Malaysia 10,5
tấn/ha, Indonesia 8,8 tấn/ha, Ấn ñộ 7,8 tấn/ha [12].
Có nhiều nguyên nhân dẫn ñến năng suất chè của ta thấp, trong ñó sâu
bệnh hại là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất. Hằng năm, sâu bệnh
hại gây thất thu 20 - 30% sản lượng chè [12].
ðể hạn chế sâu bệnh hại, chúng ta ñã sử dụng biện pháp hoá học ñể
phòng trừ như một cứu cánh cho ngành chè. Nhưng thực tế cho thấy, sự can
thiệp của biện pháp hoá học ñã làm cho thành phần sâu hại ngày càng biến ñộng
phức tạp, những loài trước ñây không gây hại ñáng kể nay ñã trở thành dịch hại
chủ yếu như rầy xanh, bọ trĩ, nhện ñỏ, ðiều này hết sức nguy hiểm vì thuốc
hoá học ñã tiêu diệt nhiều loài thiên ñịch của sâu hại, tạo ñiều kiện cho quần thể
sâu hại phát triển nhanh chóng thậm chí có thể phát sinh thành dịch.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
2


Việt Nam có nhiều vùng trồng chè với truyền thống lâu ñời, trong ñó
Thái Nguyên là ñịa phương nổi tiếng cả nước với ñặc sản chè Tân Cương bởi
hương vị thơm ngon ñộc ñáo. Trong những năm qua, nhờ tiến bộ khoa học kỹ
thuật, cơ chế ñổi mới, chính sách khuyến nông mà ñời sống người dân vùng chè
Tân Cương ñược cải thiện nhiều, tạo ñà cho sự phát triển một trung tâm chè
ngon nổi tiếng nhất cả nước. Tuy nhiên nhiều hộ nông dân vẫn sử dụng thuốc
trừ sâu, bệnh hại chè bừa bãi, không ñúng yêu cầu kỹ thuật dẫn ñến sản phẩm
chè còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) vượt quá ngưỡng cho phép,
ảnh hưởng ñến thương hiệu chè Tân Cương nói riêng và thương hiệu chè Việt
Nam nói chung.
Việc nghiên cứu, ñiều tra thành phần sâu hại chè, theo dõi diễn biến số
lượng của sâu hại chính và thiên ñịch của chúng là cơ sở khoa học ñể xây dựng

các biện pháp phòng trừ sâu hại chè hiệu quả, tạo sản phẩm chè năng suất, chất
lượng và an toàn.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài:
"Nghiên cứu thành phần sâu hại chè và thiên ñịch của chúng; ñặc
ñiểm sinh học, sinh thái của bọ trĩ Scirtothrips dorsalis Hood vụ xuân năm
2010 tại Tân Cương, Thái Nguyên”
1.2. Mục ñích, yêu cầu của ñề tài
1.2.1. Mục ñích của ñề tài
Trên cơ sở ñiều tra, xác ñịnh thành phần sâu hại chè và thiên ñịch (nhóm
bắt mồi); nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học, sinh thái của bọ trĩ Scirtothrips
dorsalis Hood, từ ñó ñề xuất biện pháp phòng trừ hiệu quả, ñảm bảo năng suất,
chất lượng chè và môi trường sinh thái.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
3


1.2.2. Yêu cầu của ñề tài
- ðiều tra, xác ñịnh thành phần sâu hại chè và thiên ñịch (nhóm bắt mồi)
tại Tân Cương, Thái Nguyên.
- Nghiên cứu ñặc ñiểm hình thái, sinh học của bọ trĩ S. dorsalis.
- Nghiên cứu diễn biến mật ñộ bọ trĩ hại búp chè dưới ảnh hưởng của một
số yếu tố sinh thái.
- Khảo sát hiệu lực của một số thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ bọ trĩ hại
búp chè.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
Kết quả nghiên cứu của ñề tài cung cấp dẫn liệu về thành phần sâu hại
chè và thiên ñịch (nhóm bắt mồi); dẫn liệu về ñặc ñiểm hình thái, sinh học, sinh
thái của bọ trĩ S. dorsalis hại búp chè ñể ñề xuất biện pháp phòng trừ an toàn,
hiệu quả.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp

4


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
2.1.1. Những nghiên cứu về sâu hại chè
Chè là một trong những cây trồng có nhiều loài dịch hại. Danh mục sâu
bệnh hại chè ñã ñược Du Pasquier tập hợp khá ñầy ñủ và công bố từ năm 1932
(Nguyễn Văn Hùng, ðoàn Hùng Tiến, 2000) [10].
Năm 1962 Wyniger [78] công bố có 49 loài sâu hại chè ở các vùng trồng
chè thuộc vùng khí hậu ấm trong ñó có 9 loài chủ yếu chích hút búp chè là rầy
xanh, bọ xít muỗi, bọ trĩ, rệp muội ñen, nhện hồng, nhện ñỏ tía, nhện ñỏ tươi,
nhện ñỏ, nhện vàng.
Qua ñiều tra sâu, bệnh hại chè ở Kenya năm 1978, Lima và cộng tác viên
(ctv) [50] cho biết có một số loài sâu hại chè chính là rệp Toxoptera aurantii,
bọ trĩ Helothrips haemorrhoidalis và nhện Brevipalpus phoenicis.
Sivapalan (1980) [72] công bố 112 loài sâu hại chính trên chè ở
Malaysia. Năm 1982 Oomen [65] khẳng ñịnh ở Srilanka và Indonesia loài mọt
ñục cành Xyloborus fornicatus là loài dịch hại quan trọng trên chè. Theo ông, ở
Indonesia có 5 loài nhện hại trên chè trong ñó loài hại nghiêm trọng nhất, phân
bố rộng và phải có những biện pháp phòng chống thường xuyên là nhện ñỏ son
Brevipalpus phoenicis.
Cũng trong năm 1982, Banerjee nghiên cứu và cho rằng thành phần sâu
hại chè ñạt mức cao nhất khi cây chè trồng ñược 35 năm [39]. ðây cũng là kết
luận của Hill và Waller (1998) [48], hai tác giả này cho rằng số loài gây hại tập
trung nhiều nhất trên chè từ 35 tuổi trở ñi.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
5



Banerjee và Granham (1985) [40] cho biết các nhóm sâu hại chính trên
chè thay ñổi theo tuổi chè. Chè từ 1 – 11 tuổi chủ yếu bị các loài sâu hại nhóm
chích hút; chè từ 12 – 22 tuổi chủ yếu bị sâu ăn lá; chè từ 22 – 36 tuổi chủ yếu
bị các loài mọt và chè từ 37 tuổi trở lên thường bị mối và sâu ñục thân.
Srivastara và Butani (1987) [73] qua ñiều tra nghiên cứu ñã thống kê
ñược ở Ấn ðộ có trên 200 loài dịch hại chè hại trên tất cả các bộ phân của cây,
nghiêm trọng nhất là rễ và lá.
Tại châu Á, Muraleedharan (1992) [62] thống kê ñược 300 loài sâu và nhện
hại chè. Tại châu Phi, Rattan (1992) [69] thống kê có tới 200 loài côn trùng và
nhện hại chè nhưng các loài hại chính chỉ chiếm số ít, một số loài là sâu hại quan
trọng như bọ xít muỗi Helopeltis schoutedeni, Helopeltis orophila, bọ trĩ Thrips
spp, rệp muội Aphididae, một số sâu ăn lá thuộc bộ Lepidoptera và nhện hại.
Báo cáo của Uỷ ban khoa học kỹ thuật về Việt Nam (1994) [45] cho biết
ở ðông Nam Á có 28 loài sâu chính hại chè, chia thành các nhóm: sâu ăn lá,
sâu hại búp, sâu hại hoa, sâu hại hạt, sâu ñục thân và nhóm sâu hại rễ. Về mặt
ñịa lý, các nhóm sâu hại này phân bố như sau: ở Thái Lan có 7 loài; Malaysia
có 16 loài; Philippin có 5 loài; Singapo có 5 loài và ðài Loan có 13 loài.
Khi nghiên cứu về sâu hại chè ở vùng ðông Bắc Ấn ðộ, Barboka (1994)
[41] xác ñịnh có 9 loài sâu chích hút hạt chè trên tổng số 40 loài sâu hại, trong
ñó có 4 loài bọ trĩ hại chè như bọ trĩ (Thrips), bọ trĩ chè Asam, bọ trĩ vàng
(Yellow thrips) và bọ trĩ ñen (black thrips). Tác giả Hill và Waller (1998) [48]
cho biết có hơn 500 loài sâu và nhện hại trên chè.
Muraleedhara và Selvasundaram (2004) [63] cho biết cho ñến nay trên
thế giới ñã xác ñịnh ñược hơn 1000 loài dịch hại trên chè.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
6


2.1.2. Những nghiên cứu về bọ trĩ hại chè
Theo tác giả Ananthakrishna (1984) [38] có 82 loài bọ trĩ quan trọng hại

trên 76 loại cây trồng khác nhau trong ñó nhiều loài ña thực hại trên cây họ ñậu,
cây ăn quả và cây chè. Theo ông Caliothrips indicus là loài ña thực, chúng có thể
sống trên cỏ Achyranthes aspera hàng năm trước khi xâm nhập gây hại cho cây
trồng. Loài Frankiliniella schultzei và Scirtothrips dorsalis hại trên cây thầu dầu,
lạc, chè và bông.
Wyniger (1962) [78] cho biết loài bọ trĩ Scirtothrips dorsalis khi hại trên
chè làm cho lá và chồi cây hoá bần, búp nhỏ, sinh trưởng kém. Trưởng thành
màu nâu, dài 1 – 1,5mm, con cái ñẻ trứng vào trong mô lá, chồi và búp non.
Vòng ñời từ 3 – 4 tuần.
Năm 1965, Metcalf và Flint [52] ñã mô tả bọ trĩ là côn trùng có kích
thước cơ thể nhỏ bé, miệng dũa hút, ñầu có mắt kép và mắt ñơn, râu ñầu từ 6 –
9 ñốt, có 4 cánh, cánh có nhiều lông tơ, một số loài không có cánh. Bọ trĩ có 2
hình thức sinh sản và ñơn tính và hữu tính, trứng ñược ñẻ vào mô cây.
Nghiên cứu về bọ trĩ hại chè, tác giả Danthanarayana và Ranaweera
(1970) [46] cho biết: Ở miền Nam Ấn ðộ sự gây hại của bọ trĩ ñã làm giảm
25% sản lượng chè. Còn Anananthakrishnan (1984) [38] ghi nhận loài bọ trĩ
Scirtothrips dorsalis là một trong những loài dịch hại chính trên cây chè tại Ấn
ðộ. Tại Thái Lan bọ trĩ Scirtothrips dorsalis ñược thu thập trên hoa sen, hoa
hồng, cây cam, cây ñậu. (Mound, Palmer, 1981) [57].
Kodomari (1978) [49] cho biết ở Nhật Bản bọ trĩ là loài sâu hại trên chè
và cây ăn quả. Thiramurthi và cộng sự (cs) (1989) [76] cho biết bọ trĩ
Scirtothrips dorsalis ngoài hại chè còn hại trên ñào lộn hột và cây hành.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
7


Ở Nhật Bản, Okada và Kudo (1982) [64] ñã xác ñịnh 42 loài bọ trĩ hại
trên chè, trong ñó phổ biến nhất là loài Scirtothrips dorsalis, chiếm 62,7%
trong tổng số 43961 cá thể thu thập ñược trên chè. Loài bọ trĩ Thrips tabaci
Lind ñược xem như một trong số những loài sâu hại chè thứ yếu ở Nhật Bản,

chỉ chiếm 0,76% trong tổng số mẫu ñiều tra.
Các tác giả Mound, Palmer (1984) [57], Chang (1991) [44] ñã ghi nhận có
11 loài bọ trĩ hại chè phân bố ở nhiều nước khác nhau, gồm các loài:
Mycterothrips setiventris, Scirtothrips dorsali, Scirtothrips bispinosus, Scirtothrips
kenyensis, Thrips palmi, Thrips hawaiiensis, Thrips coloratus, Thrips tabaci,
Frankliniella intonsa, Megalurothrips distalis và Microcephatothrips abdomina.
Ở châu Phi, Rattan (1992) [69] giới thiệu về sự phân bố của một số loài bọ
trĩ hại chè như Scirtothrips aurantii hại chè ít hơn trên cây có múi ở Nam Phi
nhưng lại là loài sâu hại chè chủ yếu ở Malawi và Zimbabwe. Loài Scirtothrips
kenyesis hại nhiều ở ðông Phi. Loài Scirtothrips sp. có mặt ở Burundi,
Cameroon và Madagascar. Loài bọ trĩ ñen Heliothrips haemorrhoidalis Bouche
gây hại nghiên trọng ở một số nơi của Kenya, Tanzania, Uganda.
Muraleedharan (1992) [62] cho biết ở các vùng chè châu Á họ Thripidae
có 9 loài phân bố ở Ấn ðộ, Srilanka, Indonexia, Bangladesh và Nhật Bản. Ở
miền Nam Ấn ðộ, loài Scirtothrips bispinonus rất phổ biến, ngoài gây hại trên
chè chúng hại trên cả cà phê, còn loài Heliothrips haemorrhoidalis ít phổ biến
hơn. Khi gây hại bọ trĩ làm cho búp và lá non có những vết sẹo, sần sùi, mặt lá
cong lại. Rất dễ nhận thấy sự gây hại của bọ trĩ trên lô chè ñang phục hồi sau
ñốn, chúng làm chậm giai ñoạn bấm búp ñịnh hình và làm thiệt hại ñến sản
lượng chè.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
8


Theo tài liệu của Uỷ ban khoa học và kỹ thuật về Việt Nam (1994) [45]
có rất nhiều loài bọ trĩ phát triển ở mỗi vùng sinh thái khác nhau. Ở miền Nam
Ấn ðộ bọ trĩ gây hại nặng nhất, chúng hại trên những lá non mềm, sống ở mặt
dưới lá chè, chích hút búp chè tạo thành một hoặc nhiều ñường dọc hai bên gân
chính, mức ñộ phá hại của chúng phụ thuộc sự thay ñổi theo mùa và chế ñộ
canh tác.

Takafuji và cs (2001) [75] khi nghiên cứu về các loài dịch hại chè phát
hiện thấy loài bọ trĩ Scirtothrips dorsalis là một trong những loài dịch hại chính
tại Nhật Bản. ðây cũng chính là kết quả nghiên cứu của tác giả Muraleedharan
về bọ trĩ Scirtothrips dorsalis vài năm trước (năm 1992) tại Ấn ðộ [63]. Ông
nhận thấy loài bọ trĩ này thích ñẻ trứng ở những nơi che bóng và ẩm. Hầu hết
chúng hoá nhộng ở nhưng nơi dễ ẩn nấp như lá già, kẽ nứt của cây, rêu, rác.
Nghiên cứu về vòng ñời của bọ trĩ hại chè Muraleedharan và
Kandaswamy (1980) [59] cho biết, bọ trĩ hại chè trải qua 4 pha phát dục: Trứng
– sâu non tuổi 1 – sâu non tuổi 2 - tiền nhộng - nhộng - trưởng thành. Trưởng
thành cái ñẻ trứng vào phần mềm của lá và búp chè bằng cách chọc ống ñẻ
trứng vào mô lá. Trung bình một con cái ñẻ từ 25 – 50 trứng, nếu ñiều kiện môi
trường thuận lợi có thể ñẻ tới 200 trứng. Tác giả cho biết tập tính và vòng ñời
của một số bọ trĩ như sau:
- Scirtothrips dorsalis Hood: tên phổ biến là Chillies thrips hoặc Assam,
gây thiệt hại cho chè ở ðông Bắc Ấn ðộ. Vòng ñời hoàn thành trong khoảng 13
– 17 ngày tuỳ theo mùa. Chúng làm nhộng trong ñịa y trên thân cây chè. Loài
này có cả 2 hình thức sinh sản ñơn tính và hữu tính.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
9


- Scirtothrips bispinosus Bagn: phân bố rộng, số lượng lớn, có ở hầu hết
các vùng chè Nam Ấn ðộ. Chúng thường ñược gọi là bọ trĩ cà phê. Trên nương
cà phê, giai ñoạn cao ñiểm của chúng vào khoảng tháng 5 và tháng 12. Vòng
ñời hoàn thành trong 19 ngày và có trên 12 lứa mỗi năm. Chúng sinh sản theo
cả 2 hình thức ñơn tính và hữu tính.
- Heliothrips haemorrhoidalis Bouche: có tính ăn tạp cao, phân bố tự do,
hại nhiều loại cây trồng nông nghiệp. Hại chủ yếu trên cà phê, trên chè thấy có
ít, chỉ có hình thức sinh sản ñơn tính vòng ñời từ 20 – 40 ngày tuỳ ñiều kiện

thời tiết.
- Physothrips setiventris Bagn: có nhiều ở Assam và Darjeeling, gây hại
nhiều cho lá non, vòng ñời honà thành trong 3 tuần. Loài này chưa ñược nghiên
cứu chi tiết.
Palmer và Mound (1983) [66] ñã nghiên cứu về ñặc ñiểm hình thái của
Scirtothrips dorsalis Hood ở Australia, Newzealand và cho biết trứng bọ trĩ có
hình ôvan, màu trắng nhạt ñến vàng nhạt, thời gian phát dục của trứng 4 – 6
ngày. Sâu non mới nở màu trong suốt, cơ thể ngắn, râu ñầu hình trụ ngắn gồm 7
ñốt, ñầu và ngực tách nhau rõ ràng. Tiền nhộng màu vàng nhạt râu ñầu phình to
ngắn với các ñốt rõ rệt. Hai ñôi cánh dài trên ñốt ngực giữa và ñốt ngực cuối.
Nhộng màu tối, mắt kép và mắt ñơn màu ñỏ, gốc cánh thon dài, râu ngắn gập
lại và vắt ra phía sau ñầu. Nhộng cái bụng rộng hơn, nhộng ñực bụng tù. Bọ trĩ
trưởng thành khi mới vũ hoá màu trắng trong, sau chuyển màu vàng nhạt, mảnh
lưng bụng có ñốm tối ở giữa, mép cánh trước có những lông cứng.
Barboka (1994) [41] mô tả ñặc ñiểm hình thái của loài bọ trĩ S. dorsalis ở
Ấn ðộ cũng tương tự như trên. Theo tác giả, giai ñoạn tiền nhộng 2,9 – 3,1
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
10


ngày; sâu non 4,3 ngày; vòng ñời từ 13,4 – 17,6 ngày. Trưởng thành cái dài
1,05mm, rộng 0,19mm, mắt lồi lên màu hồng ñậm. Trưởng thành ñực dài
0,71mm, rộng 0,1mm, màu xám ñạm hơn con cái. Tỷ lệ ñực cái là 1: 4.
Theo tài liệu của CABI [42] vòng ñời của bọ trĩ Scirtothrips dorsalis Hood
hại chè từ 13 – 18 ngày. Sau vũ hoá 3 – 5 ngày con cái bắt ñầu ñẻ trứng, trung bình
mỗi con cái ñẻ 60 – 80 trứng. Tỷ lệ ñực cái là 6:1. Trên cây ớt, một con cái có thể
ñẻ 2 – 4 trứng/ngày, thời gian ñẻ là 32 ngày. Giai ñoạn tiền nhộng kéo dài 24 giờ,
nhộng 3 – 5 ngày. Bọ trĩ hoá nhộng trong nách lá, trong những mép cong của lá,
dưới ñài hoa ñài quả.
Mkwaila (1981) [53] khẳng ñịnh sự phát sinh phát triển của bọ trĩ chịu

ảnh hưởng của nhiều yếu tố môi trường, trong ñó nhiệt ñộ là chủ yếu. Tác giả
còn cho biết thời gian phát dục các pha của bọ trĩ Scirtothrips aurantii từ tháng
10 ñến tháng 12 ở Malawi như sau: trứng (6 ngày); sâu non tuổi 1 (2 ngày); sâu
non tuổi 2 (2,5 ngày); tiền nhộng (1 ngày); nhộng (2 ngày), trưởng thành cái sau
vũ hoá 24 giờ bắt ñầu ñẻ trứng, ñẻ trong vòng 3 ngày. Trưởng thành cái có thể
sống trong vòng 6 tuần và ñẻ tới 50 trứng.
Muraleedharan (1991) [61] cho biết thời gian phát dục ñối với loài
Scirtothrips bispinosus như sau: trứng (6 – 8 ngày), tuổi 1 (2 – 3 ngày), sâu non
tuổi 2 (3 – 4 ngày), cuối tuổi 2 chúng rơi xuống ñất và bước vào giai ñoạn tiền
nhộng, sau ñó là nhộng trong khoảng thời gian 3 – 5 ngày.
Nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt ñộ ñến sự phát triển của quần thể bọ
trĩ, Lu và Lee (1987) [51] ñã ñi ñến kết luận: quần thể bọ trĩ ngoài tự nhiên tăng
từ tháng 11 ñến tháng 4 và giảm nghiêm trọng khi nhiệt ñộ tăng cao trên 25
o
C.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
11


Sudoi (1985) [74] ñã nghiên cứu ảnh hưởng của lượng mưa và cây che
bóng ñối với bọ trĩ Scirtothrips kenyesis ở Kenya thấy rằng những tháng mùa
khô mật ñộ bọ trĩ cao, số lượng bọ trĩ có tương quan nghịch với lượng mưa và
số lượng bọ trĩ ở nương chè không che bóng nhiều hơn so với nương chè có che
bóng bằng cây Grevillea. Ở Malawi, Mkwaila (1982) [54] cũng kết luận sự loại
bỏ cây che bóng là nguyên nhân làm cho bọ trĩ Scirtothrips aurantii phát sinh
gây hại nghiêm trọng.
Mulaleedharan (1992) [62] cho biết cường ñộ che bóng ñóng vai trò
quyết ñịnh mật ñộ quần thể bọ trĩ, rệp muội, bọ xít muỗi và nhện. Nương chè
không che bóng luôn có nhiều bọ trĩ và nhện, còn bọ xít muỗi lại gây nhiều thiệt

hại ở những nơi có cây che bóng dầy và ẩm.
Rattan và Grice (1978) khi nghiên cứu về bọ trĩ hại chè ở Malawi nhận
thấy bọ trĩ trưởng thành rất ưa thích nơi có cường ñộ chiếu sáng mạnh. Ảnh
hưởng của ñiều kiện thời tiết gồm các yếu tố như cường ñộ ánh sáng, nhiệt ñộ
và ẩm ñộ làm cho số lượng bọ trĩ có sự dao ñộng về chu kỳ (Nguyễn Văn Hùng,
2001) [11].
Kết quả nghiên cứu của Mound (1992) [58] cho thấy phần lớn sâu non
của một số loài bọ trĩ có tính ăn ñơn thực và ngay cả những loài ña thực chỉ có
2 hoặc 3 ký chủ. Tuy nhiên, thời tiết nắng tạo ñiều kiện cho bọ trĩ trưởng thành
bay một cách tích cực, nhờ ñó chúng có thể ñược tìm thấy trên cả những cây
trồng mà chúng không gây hại.
2.1.3. Những nghiên cứu về thiên ñịch của bọ trĩ
Thiên ñịch của bọ trĩ là những loài có khả năng ñiều hoà số lượng bọ trĩ
trên ñồng ruộng, ñặc biệt là nhóm côn trùng, nhện bắt mồi. Bọ trĩ chính là vật
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
12


mồi của chúng. Mối quan hệ giữa bọ trĩ với nhóm côn trùng, nhện bắt mồi rất
phức tạp. Khá nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu về vấn ñề này.
Trước hết phải kể ñến kết quả nghiên cứu của Trevor Lewis (1973) [77],
tác giả cho biết một số loài bọ trĩ bắt mồi như Haplothrips faurei và Aeolothrips
melaleucus thường ăn sâu non và trứng bọ trĩ ở một số vườn quả Scotlan; loài
Aeolothrips fasciatus tấn công sâu non và trưởng thành của các loài bọ trĩ hại
hành và ñậu; loài Aeolothrips intermedius bắt sâu non và trưởng thành của
Thrips tabaci tại Pháp. Theo tác giả, do bọ trĩ có cơ thể mềm và di chuyển chậm
nên thường là vật mồi cho nhiều loài bắt mồi.
Một số loài bọ rùa cũng ñược biết là thiên ñịch của bọ trĩ như Hippodamia
convergens ở Mỹ; Adalia bipunctata ở châu Âu; Coccinella undecimpunctata L.
ở Ai Cập. Một số loài kiến như Plagiolepis sp, Wasmannia auropunctata Roger

cũng có thể bắt bọ trĩ ăn thịt. Một số loài nhện cũng ñược phát hiên là thiên ñịch
của bọ trĩ [77].
Immaraju (1992) nghiên cứu chủng nấm Beauveria bassiana phân lập
ñược từ cơ thể bọ trĩ T. palmi và họ là những người ñầu tiên sử dụng loài nấm
này ñể phòng trừ bọ trĩ T. palmi có hiệu quả. Nấm Beauveria bassiana và
Verticilium lecanii gây bệnh cho bọ trĩ T. palmi và tuyến trùng ký sinh cũng ñược
thử nghiệm ñể trừ bọ trĩ thành công (Yorn Try, 2008) [29].
Ở Pháp, loài Anthocoris nemorum là thiên ñịch của bọ trĩ Franklniella
occidentalis hại hoa, hại dưa chuột trong nhà kính. Khi mật ñộ bọ trĩ tăng cao,
người ta bắt ñầu thả bọ xít bắt mồi A. nemorum vào ruộng dưa chuột trong nhà
kính. Sau vài ngày mật ñộ bọ trĩ bị giảm xuống chỉ còn khoảng 10 hoặc vài con
trên lá (Yorn Try, 2003) [28].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
13


Tác giả Oomen (1982) [65] ñã thống kê ñược 24 loài thiên ñịch của bọ trĩ
và nhện hại chè tại Indonesia.
Tài liệu của CABI [42] cho biết thiên ñịch của bọ trĩ có 7 loài, trong ñó
Franklinothrips megalops là loài ăn thịt phổ biến của bọ trĩ Scirtothrips dorsalis.
Mỗi sâu non trong một ngày tiêu thụ từ 4 – 5 bọ trĩ.
Muraleedharan và Radhakrishnan (1988) [60] ñã ñiều tra thiên ñịch của sâu
hại chè ở Nam Ấn ðộ và cho biết với bọ trĩ có 2 loài ăn thịt là Aleothrips
intermedius Bagn và Mymarothrips garuda Ramak, chúng ăn bọ trĩ non và trưởng
thành loài Scirtothrips bispinosus.
Sanigrahi và Mukopadhyay (1992) [71] ñã nghiên cứu ñánh giá khả năng
bắt mồi của loài Geocoris ochropterus Fieber và cho biết loài này có hiệu quả cao
với bọ trĩ hại chè ở Srilanka.
2.1.4. Những nghiên cứu về biện pháp phòng trừ bọ trĩ hại chè
Theo báo cáo của Uỷ ban khoa học và kỹ thuật về Việt Nam tại

Wagenniger (1994) [45] có một số loài thực vật ñược sử dụng ñể sản xuất ra
thuốc thảo mộc có tác dụng trừ sâu như cây neem, deris, na, hạt tiêu, tỏi, nghệ,
thuốc lá. Nước chiết của các cây này có thể trừ ñược rệp, bọ xít muỗi, nhện, rầy
xanh, bọ trĩ hại chè.
Das và Katory (1991) [47] cho biết những biện pháp phòng trừ sâu hại
chè ở Ấn ðộ trong ñiều kiện thời tiết lạnh bao gồm: xới xốp ñất quanh bụi chè,
thu nhặt nhộng và sâu non bộ cánh vảy, thu nhặt những cành chết, ñốn trên bề
mặt tán, phủ ñất giữa các hàng chè và phun thuốc 1 ñến 2 lần lên các vật liệu
phủ ñất ñể trừ ấu trùng bọ hung và nhộng của bọ trĩ. Những biện pháp này có
tác dụng làm giảm tác hại của sâu trong mùa thu hái.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
14


Hai tác giả Rao và Padmanaban (1975) [67] nhận xét phòng trừ bọ trĩ bằng
thuốc hoá học là rất cần thiết. Thuốc trừ sâu Malathion và Ethion trừ bọ trĩ không
hiệu quả, trong khi các thuốc nội hấp như Azodrin, Nuvacron, Bidrin, Anthio có
hiệu quả tốt.
Rattan (1989) [68] tiến hành thí nghiệm trừ bọ xít muỗi, bọ trĩ bằng
Thiodan và so sánh với các loại thuốc Cypermethrin, Deltamethrin và
Pirimiphosmethyl. Kết quả cho thấy thuốc Thiodan có hiệu lực trừ bọ xít muỗi
cao hơn các loại thuốc khác, nhưng với bọ trĩ thuốc Thiodan không có hiệu quả.
Thời gian cách ly với Thiodan ít nhất là 5 ngày.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
2.2.1. Những nghiên cứu về sâu hại chè
Kết quả ñiều tra nghiên cứu về côn trùng ở Miền Bắc Việt Nam năm 1967
– 1968 của Viện Bảo vệ thực vật (1976) [31] ñã xác ñịnh ñược 34 loài sâu và
nhện hại chè thuộc 6 bộ, trong ñó có 7 loài thường xuyên xuất hiện gây hại.
Nguyễn Khắc Tiến (1981) [27] qua ñiều tra nghiên cứu xác ñịnh có 45 loài
sâu, 4 loài nhện, 13 loại bệnh và tuyến trùng hại chè, trong ñó bọ trĩ là một trong

những loài gây hại phổ biến.
Phạm Thị Vượng, Nguyễn Văn Hành (1990) [36] qua nghiên cứu thành
phần sâu hại chè tại nông trường Sông Cầu - Bắc Thái thống kê ñược 21 loài sâu
hại chè thuộc 6 bộ trùng và 2 loài nhện, trong ñó nhóm sâu chích hút gồm rầy
xanh, bọ cánh tơ, nhện ñỏ là những loài gây hại chủ yếu.
Nguyễn Văn Hùng (1996) [11] nhận xét các loài sâu hại chè chủ yếu hiện
nay là rầy xanh, nhện ñỏ, bọ xít muỗi và bọ trĩ.

×