Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

ĐỒ ÁN MÔN BẢO MẬT THÔNG TIN GIAO THỨC BẢO MẬT SSL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 65 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TPHCM
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
───────  ───────
ĐỒ ÁN MÔN HỌC
BẢO MẬT THÔNG TIN
ĐỀ TÀI: GIAO THỨC BẢO MẬT SSL
Giáo viên hướng dẫn: Văn Thiên Hoàng
Lớp : 10LDTHM1
Nhóm thực hiện: NHÓM 1
1. Lê Trần Thanh Tùng – 1081020102
2. Nguyễn Hoài Phương – 1081020077
3. Quách Đình Thắng – 1081020094
4. Viên Ngọc Quang - 1081020084
TPHCM 05/2012
Page | 1
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ GIAO THỨC SSL
1.1. Khái niệm về SSL……………………………………………………………… 2
1.2. Lịch sử phát triển của SSL……………………………………………………… 3
1.3. Giới thiệu chung về giao thức SSL……………………………………………… 4
1.3.1. Khả năng ứng dụng SSL trong bảo mật thông tin 4
1.3.2. Các thuật toán mã hóa dùng trong SSL 6
1.3.2.1. Giới thiệu chung 6
1.3.2.2. Bộ mã hóa tiêu biểu sử dụng thuật toán RCA 7
1.4. Một số ứng dụng của SSL 8
1.4.1. Ứng dụng công nghệ xác thực máy chủ SSL trong giao dịch thương mại điện tử
….9
1.4.2. Ứng dụng của SSL trong chứng chỉ số, chữ ký số 11
1.4.3. Giải pháp máy ảo chuyên dụng SSL 13


1.4.4. Ứng dụng SSL VPN dành cho ISP 14
CHƯƠNG II: CẤU TRÚC VÀ CÁC GIAO THỨC BẢO MẬT CỦA SSL (RFC 6101)
2.1. Cấu trúc và cách thức hoạt động của giao thức SSL…………………………….16
2.1.1. Cấu trúc giao thức SSL …… 16
2.1.1.1. Nhiệm vụ và cấu trúc SSL 17
2.1.1.2. Phiên SSL và kết nối SSL 18
2.1.2. Cách thức hoạt động của giao thức SSL 21
Page | 2
2.1.2.1. Đàm phán Cipher suite 21
2.1.2.2. Xác thực Server 21
2.1.2.3. Gửi dữ liệu đã mã hóa 22
2.1.2.4. Tiến trình SSL 22
2.1.2.5. Lựa chọn Cipher suite và xóa Entuty verification 25
2.2. Các giao thức bảo mật của SSL 25
2.2.1. Giao thức bản ghi (Record Protocol) 26
2.2.2. Giao thức ChangeCipherspec 32
2.2.3. Giao thức cảnh báo (Alert Protocol) 33
2.2.4. Giao thức bắt tay (Handshake Protocol) 35
2.2.4.1. Giai đoạn 1: Thiết lập khả năng bảo mật 38
2.2.4.2. Giai đoạn 2: Xác thực Server và trao đổi khóa 41
2.2.4.3. Giai đoạn 3: Xác thực Client và trao đổi khóa 44
2.2.4.4. Giai đoạn 4: Kết thúc kết nối bảo mật 46
CHƯƠNG III: DEMO PHƯƠNG PHÁP TẤN CÔNG WEB HTTP & GIẢI PHÁP
PHÒNG CHỐNG VÀ TRIỂN KHAI SSL
3.1. Muc tiêu của Demo 47
3.2. Mô hình của Demo 47
3.3. Công cụ và phần mềm sử dụng trong Demo 48
3.4. Các bước thực hiện 48
3.4.1. Phương pháp tấn công web HTTP 48
3.4.2. Giải pháp phòng chống và triển khai SSL 49

3.4.2.1. Tư tạo chứng thực CA cho chính mình 49
3.4.2.2. Tạo chứng thực cho máy chủ (server) 51
3.4.2.3. Cài đặt MyCA và MyServer 53
3.5. Kết quả Demo 59
KẾT LUẬN VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
Page | 3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ GIAO THỨC SSL
1.1. Khái niệm về SSL
SSL (Secure Socket Layer ) là giao thức đa mục đích được thiết kế để tạo ra các
giao tiếp giữa hai chương trình ứng dụng trên 1 cổng định trước (socket 443) nhằm mã
hoá toàn bộ thông tin đi/đến, mà ngày nay được sử dụng rộng rãi cho giao dịch điện tử
như truyền số hiệu thẻ tín dụng, mật khẩu, số bí mật cá nhân (PIN) trên Internet.
Giao thức SSL (Secure Socket Layer) tổ hợp nhiều giải thuật mã hóa nhằm đảm
bảo quá trình trao đổi thông tin trên mạng được bảo mật. Việc mã hóa dữ liệu diễn ra một
cách trong suốt, hỗ trợ nhiều giao thức khác chạy trên nền giao thức TCP
Việc kết nối giữa một Web browser tới bất kỳ điểm nào trên mạng Internet đi qua
rất nhiều các hệ thống độc lập mà không có bất kỳ sự bảo vệ nào với các thông tin trên
đường truyền. Không một ai kể cả người sử dụng lẫn Web server có bất kỳ sự kiểm soát
nào đối với đường đi của dữ liệu hay có thể kiểm soát được liệu có ai đó thâm nhập vào
thông tin trên đường truyền. Để bảo vệ những thông tin mật trên mạng Internet hay bất
kỳ mạng TCP/IP nào, SSL đã kết hợp những yếu tố sau để thiết lập được một giao dịch
an toàn:
Xác thực: đảm bảo tính xác thực của trang mà bạn sẽ làm việc ở đầu kia của kết
nối. Cũng như vậy, các trang Web cũng cần phải kiểm tra tính xác thực của người sử
dụng.
Mã hóa: đảm bảo thông tin không thể bị truy cập bởi đối tượng thứ ba. Để loại trừ
việc nghe trộm những thông tin “ nhạy cảm” khi nó được truyền qua Internet, dữ liệu
phải được mã hoá để không thể bị đọc được bởi những người khác ngoài người gửi và
người nhận.
Page | 4

Toàn vẹn dữ liệu: đảm bảo thông tin không bị sai lệch và nó phải thể hiện chính
xác thông tin gốc gửi đến.
Với việc sử dụng SSL, các Web site có thể cung cấp khả năng bảo mật thông tin,
xác thực và toàn vẹn dữ liệu đến người dùng. SSL được tích hợp sẵn vào các browser và
Web server, cho phép người sử dụng làm việc với các trang Web ở chế độ an toàn. Khi
Web browser sử dụng kết nối SSL tới server, biểu tượng ổ khóa sẽ xuất hiện trên thanh
trạng thái của cửa sổ browser và dòng “http” trong hộp nhập địa chỉ URL sẽ đổi thành
“https”. Một phiên giao dịch HTTPS sử dụng cổng 443 thay vì sử dụng cổng 80 như
dùng cho HTTP.
1.2. Lịch sử phát triển của SSL
Được phát triển bởi Netscape, ngày nay giao thức Secure Socket Layer (SSL) đã
được sử dụng rộng rãi trên World Wide Web trong việc xác thực và mã hoá thông tin
giữa client và server. Và được coi là giao thức bảo mật quan trọng lớp vận chuyển (Layer
Transport) có tầm quan trọng cao nhất đối với sự bảo mật của các trình ứng dụng trên
Web.
Cho đến bây giờ, có ba phiên bản của SSL:
1. SSL 1.0: được sử dụng nội bộ chỉ bởi Netscape Communications. Nó chứa một số
khiếm khuyết nghiêm trọng và không bao giờ được tung ra bên ngoài.
Page | 5
2. SSL 2.0: được kết nhập vào Netscape Communications 1.0 đến 2.x. Nó có một số
điểm yếu liên quan đến sự hiện thân cụ thể của cuộc tấn công của đối tượng trung gian.
Trong một nỗ lực nhằm dùng sự không chắc chắn của công chúng về bảo mật của SSL,
Microsoft cũng đã giới thiệu giao thức PCT (Private Communication Technology) cạnh
tranh trong lần tung ra Internet Explorer đầu tiên của nó vào năm 1996.
3. SSL 3.0: Netscape Communications đã phản ứng lại sự thách thức PCT của Microsoft
bằng cách giới thiệu SSL 3.0 vốn giải quyết các vấn đề trong SSL 2.0 và thêm một số
tính năng mới. Vào thời điểm này, Microsoft nhượng bộ và đồng ý hỗ trợ SSL trong tất
cả các phiên bản phần mềm dựa vào TCP/IP của nó (mặc dù phiên bản riêng của nó vẫn
hỗ trợ PCT cho sự tương thích ngược).
Tổ chức IETF (Internet Engineering Task Force ) đã chuẩn hoá SSL và đặt lại tên

là TLS (Transport Layer Security). Mặc dù là có sự thay đổi về tên nhưng TSL chỉ là một
phiên bản mới của SSL. Phiên bản TSL 1.0 tương đương với phiên bản SSL 3.1. Tuy
nhiên SSL là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi hơn.
Hiện nay: SSL 3.2 (Tương đương TLS 1.1)
1.3. Giới thiệu chung về giao thức SSL:
1.3.1. Khả năng ứng dụng SSL trong bảo mật thông tin:
Ngày nay việc bảo mật thông tin là yếu tố quan trọng để quyết định sự sống còn
của một tổ chức, một công ty hay doanh nghiệp.Với sự phát triển nhanh chóng của công
nghệ đã mang lại nhiều tiện ích cho người dùng nhưng đồng thời cũng đặt ra một nhu cầu
hết sức cấp thiết về sự an toàn và bảo mật .Và SSL chính là giải pháp tốt nhất hiện nay
đáp ứng những nhu cầu đó và nó được coi như là “lá chắn cuối cùng” trong bảo mật
thương mại điện tử.
Việc truyền các thông tin nhạy cảm trên mạng rất không an toàn vì những vấn đề
sau:
Page | 6
• Bạn không thể luôn luôn chắc rằng bạn đang trao đổi thông tin với đúng đối tượng
cần trao đổi.
• Dữ liệu mạng có thể bị chặn ,vì vậy dữ liệu có thể bị 1 đối tượng thứ 3 khác đọc
trộm, thường được biết đến như attacker .
• Nếu attacker có thể chặn dữ liệu, attacker có thể sửa đổi dữ liệu trước khi gửi nó
đến người nhận.
Và giao thức SSL được đưa ra để có thể giải quyết các vấn đề trên. SSL không phải
là một giao thức đơn lẻ, mà là một tập các thủ tục đã được chuẩn hoá để thực hiện các
nhiệm vụ bảo mật sau:
 Xác thực server:
 Cho phép người sử dụng xác thực được server muốn kết nối. Lúc
này, phía browser sử dụng các kỹ thuật mã hoá công khai để chắc
chắn rằng certificate và public ID của server là có giá trị và được cấp
phát bởi một CA (certificate authority) trong danh sách các CA đáng
tin cậy của client. Điều này rất quan trọng đối với người dùng.

 Ví dụ: như khi gửi mã số credit card qua mạng thì người dùng thực
sự muốn kiểm tra liệu server sẽ nhận thông tin này có đúng là server
mà họ định gửi đến không.
 Xác thực Client:
 Cho phép phía server xác thực được người sử dụng muốn kết nối.
Phía server cũng sử dụng các kỹ thuật mã hoá công khai để kiểm tra
xem certificate và public ID của server có giá trị hay không và được
cấp phát bởi một CA (certificate authority) trong danh sách các CA
đáng tin cậy của server không. Điều này rất quan trọng đối với các
nhà cung cấp.
 Ví dụ: như khi một ngân hàng định gửi các thông tin tài chính mang
tính bảo mật tới khách hàng thì họ rất muốn kiểm tra định danh của
người nhận.
 Mã hoá kết nối:
Page | 7
 Tất cả các thông tin trao đổi giữa client và server được mã hoá trên
đường truyền nhằm nâng cao khả năng bảo mật. Điều này rất quan
trọng đối với cả hai bên khi có các giao dịch mang tính riêng tư.
Ngoài ra, tất cả các dữ liệu được gửi đi trên một kết nối SSL đã được
mã hoá còn được bảo vệ nhờ cơ chế tự động phát hiện các xáo trộn,
thay đổi trong dữ liệu. ( đó là các thuật toán băm – hash algorithm).
1.3.2. Các thuật toán mã hóa dùng trong SSL
1.3.2.1. Giới thiệu chung:
Các thuật toán mã hoá (cryptographic algorithm hay còn gọi là cipher) là các hàm
toán học được sử dụng để mã hoá và giải mã thông tin. Giao thức SSL hỗ trợ rất nhiều
các thuật toán mã hoá, được sử dụng để thực hiện các công việc trong quá trình xác thực
server và client, truyền tải các certificates và thiết lập các khoá của từng phiên giao dịch
(sesion key). Client và server có thể hỗ trợ các bộ mật mã (cipher suite) khác nhau tuỳ
thuộc vào nhiều yếu tố như phiên bản SSL đang dùng, chính sách của công ty về độ dài
khoá mà họ cảm thấy chấp nhận được - điều này liên quan đến mức độ bảo mật của thông

tin, ….
Các thuật toán được sử dụng trong giao thức SSL:
• DES (Data Encryption Standard): là một thuật toán mã hoá có chiều dài khoá là
56 bit.
• 3-DES (Triple-DES): là thuật toán mã hoá có độ dài khoá gấp 3 lần độ dài khoá
trong mã hoá DES
• DSA (Digital Signature Algorithm): là một phần trong chuẩn về xác thực số
đang được được chính phủ Mỹ sử dụng.
• KEA (Key Exchange Algorithm):là một thuật toán trao đổi khoá đang được
chính phủ Mỹ sử dụng.
• MD5 (Message Digest algorithm): được phát thiển bởi Rivest.
Page | 8
• RSA: là thuật toán mã hoá công khai dùng cho cả quá trình xác thực và mã hoá dữ
liệu được Rivest, Shamir, and Adleman phát triển.
• RSA key exchange: là thuật toán trao đổi khoá dùng trong SSL dựa trên thuật
toán RSA.
• RC2 and RC4: là các thuật toán mã hoá được phát triển bởi Rivest dùng cho RSA
Data Security.
• SHA-1 (Secure Hash Algorithm): là một thuật toán băm đang được chính phủ
Mỹ sử dụng.
Các thuật toán trao đổi khoá như KEA, RSA key exchange được sử dụng để 2 bên
client và server xác lập khoá đối xứng mà họ sẽ sử dụng trong suốt phiên giao dịch SSL.
Và thuật toán được sử dụng phổ biến là RSA key exchange.
Các phiên bản SSL 2.0 và SSL 3.0 hỗ trợ cho hầu hết các bộ mã hoá. Người quản
trị có thể tuỳ chọn bộ mã hoá sẽ dùng cho cả client và server. Khi một client và server
trao đổi thông tin trong giai đoạn bắt tay (handshake), họ sẽ xác định bộ mã hoá mạnh
nhất có thể và sử dụng chúng trong phiên giao dịch SSL.
1.3.2.2. Bộ mã hóa sử dụng thuật toán phổ biến RCA:
Đây là danh sách các bộ mã hoá được hỗ trợ trong SSL mà sử dụng thuật
toán trao đổi khoá RSA và được liệt kê theo khả năng bảo mật từ mạnh đến yếu.

• Mạnh nhất
o Thuật toán mã hoá 3- DES, thuật toán xác thực SHA-1
• Mạnh
o Thuật toán mã hoá RC4 (với độ dài khoá 128 bit), thuật toán xác thực MD5
o Thuật toán mã hoá RC2 (với độ dài khoá 128 bit), thuật toán xác thực MD5
o Thuật toán mã hoá DES (với độ dài khoá 56 bit), thuật toán xác thực SHA –
1
• Tương đối mạnh
Page | 9
o Thuật toán mã hoá RC4 (với độ dài khoá 40 bit), thuật toán xác thực MD5
o Thuật toán mã hoá RC2 (với độ dài khoá 40 bit), thuật toán xác thực MD5
• Yếu nhất
o Không mã hoá thông tin, chi dùng thuật toán xác thực MD5
Chú ý:Khi nói các thuật toán mã hoá RC4 và RC2 có độ dài khoá mã hoá là 40 bit thì
thực chất độ dài khoá vẫn là 128 bit nhưng chỉ có 40 bit được dùng để mã hoá.
1.4. Một số ứng dụng của SSL
Trong thực tiễn, sự hiểu biết của người sử dụng về cơ chế bảo mật được "sắp đặt"
trong các giao dịch điện tử trên mạng Internet là ít ỏi và mờ. Tất cả phần lớn dựa vào sự
tin tưởng (trust), chẳng hạn tên tuổi của các hãng uy tín (VisaCard, MasterCard, ) va sản
phẩm có tính nǎng tốt của các hãng nổi tiếng (Oracle, Microsoft, Netscape, ).
Bảo mật và an tàn là vấn đề quan trọng trong việc quyết định sự phát triển mạnh mẽ
thương mại điện tử hoặc hiện nay như chính phủ điện tử (e-government) và tạo lòng tin
cho khách hàng và công chúng.
Trong các giao dịch điện tử trên mạng và trong các giao dịch thanh toán trực tuyến, thông
tin/dữ liệu trên môi trường mạng Internet không an toàn thường được bảo đảm bởi cơ chế
Page | 10
bảo mật thực hiện trên tầng vận tải có tên Lớp cổng bảo mật SSL (Secure Socket Layer) -
một giải pháp kỹ thuật hiện nay được sử dụng khá phổ biến trong các hệ điều hành mạng
máy tính trên Internet. SSL là giao thức đa mục đích được thiết kế để tạo ra các giao tiếp
giữa hai chương trình ứng dụng trên một cổng định trước (socket 443) nhằm mã hoá toàn

bộ thông tin đi/đến, được sử dụng trong giao dịch điện tử như truyền số liệu thẻ tín dụng,
mật khẩu, số bí mật cá nhân (PIN) trên Internet.
Giao thức SSL được hình thành và phát triển đầu tiên nǎm 1994 bởi nhóm nghiên cứu
Netscape dẫn dắt bởi Elgammal, và ngày nay đã trở thành chuẩn bảo mật thực hành trên
mạng Internet.
1.4.1. Ứng dụng công nghệ xác thực máy chủ ssl trong giao dịch thương
mại điện tử:
Một khách hàng làm quen với Website và truy nhập một địa chỉ URL an toàn,
được đảm bảo bằng mã số máy chủ. Điều này có thể là một mẫu đơn đặt hàng trực tuyến
thu thập những thông tin cá nhân từ khách hàng như địa chỉ, số điện thoại, số thẻ tín dụng
hoặc các thông tin thanh toán khác.
Trình duyệt của khách hàng tự động truyền cho máy chủ số phiên bản SSL của
trình duyệt đó, các cài đặt mật mã, các dữ liệu được sinh ngẫu nhiên, và những thông tin
khác mà máy chủ đó cần để giao tiếp với khách hàng sử dụng SSL.
Máy chủ trả lời, tự động truyền tới trình duyệt của người sử dụng xác nhận số của
Website cùng với số phiên bản SSL của máy chủ, các thiết lập mật mã.
Trình duyệt của người sử dụng xem xét các thông tin chứa trong xác nhận máy
chủ đó và xác nhận rằng: Xác nhận máy chủ đó có giá trị và còn trong thời hạn sử dụng;
Cơ quan chức năng xác thực CA cho máy chủ này có quyền được ký và là một cơ quan
xác thực tin cậy, xác thực của cơ quan này được liệt kê sẵn trong trình duyệt đang sử
dụng; Khoá công cộng của CA này được cài đặt sẵn trong trình duyệt đang sử dụng, xác
nhận tính hợp lệ của chữ ký điện tử của người cung cấp; Tên miền được chỉ định bằng
Page | 11
xác thực máy chủ khớp với tên miền thực của máy chủ đó. Nếu máy chủ này không được
xác thực, người sử dụng sẽ được cảnh báo rằng một kết nối được mã hoá, được xác thực
có thể không thiết lập được.
Nếu máy chủ đó được xác thực thành công, trình duyệt Web của khách hàng này
sẽ tạo ra một khoá phiên (session key) duy nhất để mã hoá tất cả các giao tiếp với
Website đó bằng việc sử dụng mã hoá không đối xứng.
Trình duyệt của người sử dụng tự mã hoá khoá phiên đó bằng khoá công cộng của

site sao cho chỉ site đó mới có thể đọc được khoá phiên đó, rồi gửi nó tới máy chủ.
Máy chủ giải mã cho khoá phiên đó bằng việc sử dụng khoá cá nhân của chính nó.
Trình duyệt gửi một thông điệp tới máy chủ thông báo cho máy chủ biết rằng các
thông điệp tiếp sau đó từ khách hàng sẽ được mã hoá bằng khoá phiên đó.
Máy chủ sau đó gửi một thông điệp tới khách hàng thông báo với khách hàng rằng
các thông điệp tiếp sau từ máy chủ sẽ được mã hoá bằng khóa phiên đó.
Một phiên giao dịch an toàn SSL bây giờ đã được thiết lập. Giao thực máy chủ
SSL sau đó sử dụng mã hoá đối xứng để mã hoá và giải mã thông điệp bên trong phiên
giao dịch an toàn SSL này.
Một phiên giao dịch kết thúc, khoá phiên sẽ được vô hiệu hoá.
Tất cả quá trình trên diễn tự động trong vài giây, chính vì thế mà giao thức xác
thực máy chủ SSL giúp cho các giao dịch điện tử này được thực hiện trực tuyến, an toàn;
đồng thời nó cũng không gây ra bất cứ phiền toái nào cho người sử dụng, tạo điệu kiện
cho việc mở rộng các ứng dụng TMĐT.
1.4.2. Ứng dụng của SSL trong chứng chỉ số, chữ ký số:
 SSL Certificates - Chứng chỉ số có vai trò rất quan trọng trong các giao dịch trực
tuyến như: đặt hàng, thanh toán, trao đổi thông tin, đặc biệt là trong các lĩnh vực
Page | 12
thương mại điện tử, sàn giao dịch vàng và chứng khoán, ngân hàng điện tử, chính
phủ điện tử. Khi được sử dụng, mọi dữ liệu trao đổi giữa người dùng và website sẽ
được mã hóa (ở phía người gửi) và giải mã (ở phía người nhận) bởi cơ chế SSL
mạnh mẽ nhất hiện nay.
 Nếu Website không sử dụng chứng chỉ số, mọi dữ liệu sẽ được truyền đi nguyên
bản. Khi đó, nguy cơ dữ liệu bị xâm nhập trong quá trình trao đổi dữ liệu giữa
người gửi và người nhận sẽ rất cao. Một hậu quả trước mắt là khách hàng sẽ
không tin tưởng, và dẫn đến không sử dụng dịch vụ của website đó. Hậu quả lớn
hơn nữa là kẻ gian sẽ tận dụng cơ hội này để lấy hếtthông tin khách hàng, thông
tin kinh doanh của website và xa hơn, kẻ gian có thể ăn cắp thông tin trên thẻ tín
dụng của khách để sử dụng bất hợp pháp.
 VeriSign® là thương hiệu uy tín nhất trên toàn thế giới hiện nay trong lĩnh vực

cung cấp chứng chỉ số. Một website có gắn biểu tượng "VeriSign Secured Seal" sẽ
gia tăng mức độ tin cậy từ phía khách hàng lên rất nhiều lần. Tại thị trường Việt
Nam, chúng tôi là đơn vị cung cấp các giải pháp bảo mật của VeriSign trong lĩnh
vực cung cấp chứng chỉ số - chứng thực số với khả năng mã hóa dữ liệu tốt nhất
và độ tin cậy cao nhất.
 Chứng chỉ số SSL Server sẽ cho phép bạn lập cấu hình Website của mình theo
giao thức bảo mật SSL (Secure Sockets Layer). Loại chứng chỉ số này sẽ cung cấp
cho Website của bạn một định danh duy nhất nhằm đảm bảo với khách hàng của
bạn về tính xác thực và tính hợp pháp của Website. Chứng chỉ số SSL Server cũng
cho phép trao đổi thông tin an toàn và bảo mật giữa Website với khách hàng, nhân
viên và đối tác của bạn thông qua công nghệ SSL mà nổi bật là các tính năng:
• Thực hiện mua bán bằng thẻ tín dụng
• Bảo vệ những thông tin cá nhân nhạy cảm của khách hàng
• Đảm bảo hacker không thể dò tìm được mật khẩu
 Giao thức SSL (Secured Socket Layer) và Chứng thực số là giải pháp bảo vệ
thông tin cá nhân của người dùng trong quá trình trao đổi dữ liệu trên môi trường
Page | 13
mạng, đồng thời đảm bảo sự tin cậy của những thông tin trên website người dùng
truy cập, từ đó xóa bỏ đi rào cản về nguy cơ lộ thông tin cá nhân, giúp người dùng
yên tâm thực hiện các giao dịch trên mạng, giúp doanh nghiệp phát huy được hết
các tiềm năng của website mình
 Giải pháp chứng thực ssl của Vsign
• Trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu của doanh nghiệp, của người sử dụng mạng,
VSign cung cấp dịch vụ chứng thực SSL cho các doanh nghiệp kinh doanh
thương mại điện tử.
o Khi đăng ký sử dụng dịch vụ chứng thực số SSL. VSign sẽ cấp cho
khách hàng một chứng chỉ số SSL. Mỗi chứng chỉ SSL chứa đựng thông
tin của duy nhất một khách hàng mà danh tính của họ đã được xác thực
và một cặp khóa bao gồm một khóa bí mật và một khóa công khai.
Khóa công khai dùng để mã hóa dữ liệu và khóa bí mật dùng để giải mã

thông tin.
o Khi web browser truy cập đến phần dữ liệu đã được mã hóa, Client
(web browser) sẽ phát sinh ra một Session Key ngẫu nhiên và yêu cầu
Server gửi Chứng thực SSL. Sau đó Client sẽ kiểm tra tính hợp lệ của
Chứng thực SSL. Nếu Chứng thực SSL của Server hợp lệ, Client sẽ mã
hóa Session Key bằng Public Key. Client gửi Session Key đã được mã
hóa cho Server. Sau đó, Server giải mã Session Key bằng Private Key.
Do đó, các luồng thông tin được truyền giữa client và server được bảo
đảm an toàn tuyệt đối.
• Giao thức SSL được thiết kế độc lập với tầng ứng dụng để đảm bảo tính bí
mật, an toàn và chống giả mạo luồng thông tin qua internet giữa hai ứng dụng
bất kỳ. Khi khách hàng truy cập vào website sử dụng dịch vụ chứng thực SSL
của VSign thì trên thanh địa chỉ sẽ xuất hiện biểu tượng ổ khóa SSL. Click
chuột vào biểu tượng ổ khóa, các thông tin về doanh nghiệp được VSign chứng
Page | 14
thực sẽ hiện thị. Nếu các thông tin không phù hợp với chứng chỉ, browser sẽ
hiện thị thông báo lỗi hoặc một khuyến cáo để người dùng cảnh giác.
• Trước khi cung cấp dịch vụ chứng thực SSL cho website, VSign sẽ tiến hành
xác thực các thông tin sau:
o Sự tồn tại của doanh nghiệp xin cấp chứng thực về mặt pháp lý
o Định danh chính xác của doanh nghiệp xin cấp chứng thực và các thông tin
liên quan (bao gồm địa chỉ, số điện thoại, …)
o Mã số đăng ký tại các cơ quan nhà nước (ví dụ số giấy phép đăng ký kinh
doanh)
o Quyền sử dụng tên miền
1.4.3. Giải pháp máy ảo chuyên dụng SSL:
 Ứng dụng mạng riêng ảo sử dụng SSL (SSL VPN)
• SSL VPN có thể hiểu đơn giản là công nghệ kết nối mạng riêng ảo sử dụng
các giao thức kết nối bảo mật và mã hoá thông tin, đảm bảo tính riêng biệt
trên môi trường Internet chung.

• Ứng dụng mạng riêng ảo sử dụng SSL cho phép người dùng truy cập từ xa
vào mạng lưới của công ty bất kỳ lúc nào, SSL hỗ trợ các trình duyệt web
chuẩn như là IE, FireFox, Đối với người dùng là những văn phòng nhỏ
hoặc những người sử dụng điện thoại để truy cập vào những ứng dụng nội
bộ và chia sẽ tập tin nội bộ. Vigor2930 cho phép chúng ta thiết lập tối đa 30
phiên SSL.
 Ứng dụng mạng riêng ảo và tường lửa (VPN & Firewall)
• Cơ chế kiển soát trạng thái gói tin(SPI Firewall) có thể giúp bạn thiết lập
các chính sách cho tường lửa của bạn dễ dàng, tính năng SCM cho phép
bạn kiểm soát truy cập một cách chính xác và hiệu quả hơn với các ứng
dụng IM và P2P. Bên cạnh đó với tính năng chống tấn công từ chối dịch
Page | 15
vụ(DoS / DDoS) và lọc các nội dung của trang web nhằm giảm thiểu các
mối đe doạ từ bên trong và bên ngoài trang web.
• Với việc hỗ trợ chipset mã hoá VPN bằng phần cứng ngay trên thiết bị,
Vigor2930VS hỗ trợ tối đa 100 VPN với các giao thức cao cấp như IPSec /
PPTP / L2TP / L2TP over IPSec with AES / DES / 3DES for encryption
and MD5 / SHA-1 for authentication.
1.4.4. Ứng dụng SSL VPN dành cho ISP:
 Giải pháp SSL VPN SA 6000 SP cho phép các ISP cung cấp những giải pháp
truy cập từ xa và truy cập extranet, dịch vụ phục hồi sau thảm họa và dịch vụ
bảo mật LAN Intranet - VoIP WLAN tới các khách hàng doanh nghiệp trên
toàn cầu. Quan trọng hơn cả, đó là những giải pháp không đòi hỏi chi phí cao,
nhưng vẫn đảm bảo công nghệ bảo mật hàng đầu và tính chuyên dụng của sản
phẩm, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn rất quan tâm tới
chi phí đầu tư.
 Khi ISP triển khai các dịch vụ SSL VPN này, những người dùng được cấp
phép của khách hàng sử dụng dịch vụ đều có quyền truy cập bảo mật tới mọi
tài nguyên mạng từ bất cứ một kết nối Internet và trình duyệt Web chuẩn nào,
như máy tính cá nhân, máy tính xách tay và các thiết bị di động. Người dùng

cuối không còn bị ràng buộc sử dụng các thiết bị cụ thể, cũng như không phải
làm việc ở những vị trí cố định nào. Không như các mạng riêng ảo IPSec trước
kia, khách hàng của ISP không cần một máy khách (client) để có thể truy cập
từ xa – cho phép tăng sự linh động và gia tăng hiệu suất khai thác hệ thống.
 SSL VPN cũng sẽ là một trong những dịch vụ quan trọng giúp các ISP đa dạng
hoá sản phẩm của mình, khai thác tiềm năng rất lớn của dịch vụ mạng bảo mật
dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ".
Page | 16
CHƯƠNG II: CẤU TRÚC VÀ CÁC GIAO THỨC
BẢO MẬT CỦA SSL (RFC 6101).
2.1. Cấu trúc và cách thức hoạt động của giao thức SSL.
2.1.1. Cấu trúc giao thức SSL:
Bảo mật cho dữ liệu truyền trên Internet ngày càng trở nên cần thiết do số lượng
cũng như mức độ quan trọng của các dữ liệu này ngày càng cao. Ngày nay, người dùng
Internet trao đổi rất nhiều loại thông tin trên mạng từ trao đổi thư điện tử thông thường
đến các thông tin chi tiết trong thẻ tín dụng của mình, do đó họ muốn những dữ liệu đó
phải được bảo mật khi truyền trên mạng công cộng.
Để làm được điều này người ta đã ứng dụng giao thức SSL để bảo vệ các dữ liệu
trong quá trình trao đổi giữa tất cả các dịch vụ mạng sử dụng TCP/IP để hỗ trợ các tác vụ
truyền thông mạng giữa máy chủ và máy khách.
Giao thức SSL đầu tiên do Netscape phát triển, mục đích để bảo mật dữ liệu
gửi/nhận trên Internet của các giao thức thuộc lớp ứng dụng như HTTP, LDAP hay
POP3.
SSL sử dụng giao thức TCP để cung cấp các kết nối bền vững, bảo mật và được
xác thực giữa các điểm cuối với nhau (ví dụ như giữa client và server). Mặc dù có thể sử
Page | 17
dụng SSL để bảo vệ dữ liệu liên quan đến bất kỳ dịch vụ nào, nhưng SSL chủ yếu được
dùng trong các ứng dụng HTTP (server và client). Ngày nay hầu hết các HTTP server
đều hỗ trợ các phiên SSL, ở phía client các trình duyệt Internet Explorer và Netscape
Navigator đều hỗ trợ SSL.

Hình 2.1: SSL giữa tầng ứng dụng và tầng TCP/IP
2.1.1.1. Nhiệm vụ và cấu trúc của SSL:
Những mục đích chính của việc phát triển SSL là:
• Xác thực server và client với nhau: SSL hỗ trợ sử dụng các kỹ thuật mã hoá
khoá chuẩn (mã hoá sử dụng khoá công khai) để xác thực các đối tác truyền
thông với nhau. Hầu hết các ứng dụng hiện nay xác thực các client bằng cách sử
dụng chứng chỉ số, SSL cũng có thể sử dụng phương pháp này để xác thực client.
• Đảm bảo toàn vẹn dữ liệu: trong một phiên làm việc, dữ liệu không thể bị làm
hỏng dù vô tình hay cố ý.
• Bảo vệ tính riêng tư: dữ liệu trao đổi giữa client và server phải được bảo vệ,
tránh bị đánh cắp trên đường truyền và chỉ có đúng người nhận mới có thể đọc
được các dữ liệu đó. Các dữ liệu được bảo vệ bao gồm các những dữ liệu liên quan
đến chính hoạt động giao thức (các thông tin trao đổi trong quá trình thiết lập
phiên làm việc SSL) và các dữ liệu thực trao đổi trong phiên làm việc.

Page | 18
Thực tế SSL không phải là một giao thức đơn mà là một bộ các giao thức, có thể
được chia làm 2 lớp:
1. Giao thức đảm bảo sự an toàn và toàn vẹn dữ liệu: lớp này chỉ có một giao thức là
SSL Record Protocol .
2. Các giao thức thiết kế để thiết lập kết nối SSL: lớp này gồm có 3 giao thức: SSL
Handshake Protocol, SSL ChangeCipherSpecProtocol và SSL Alert Protocol.
Hình 2.2: Các lớp giao thức SSL
SSL sử dụng các giao thức này để thực hiện các nhiệm vụ được đề cập ở trên.
• SSL Record Protocol chịu trách nhiệm mã hoá và đảm bảo toàn vẹn dữ liệu. Như
ta thấy trong hình 2.2, giao thức này còn chịu trách nhiệm đóng gói các dữ liệu của
các giao thức SSL khác tức là cũng liên quan đến các tác vụ kiểm tra dữ liệu SSL.
• Ba giao thức còn lại chịu trách nhiệm quản lý các phiên, quản lý các tham số mã
hoá và truyền các thông điệp SSL giữa client và server.
2.1.1.2. Phiên SSL và kết nối SSL:

Các khái niệm đề cập ở trên là các khái niệm cơ bản của công nghệ SSL. Ngoài ra
còn có rất nhiều thuộc tính khác của SSL mà chúng ta sẽ xem xét ở đây:
Page | 19
• Connection (kết nối): là một liên kết client/server logic với những kiểu dịch vụ thích
hợp. SSL connection là một kết nối điểm nối điểm giữa 2 nút mạng.
• Session (phiên): là một sự kết hợp giữa một client và một server xác định bằng một bộ
các tham số ví dụ thuật toán sẽ sử dụng, số hiệu phiên v.v Khi một phiên SSL giữa một
client và một server được thiết lập bằng giao thức SSL Handshake Protocol thì tất cả các
kết nối sau này được thiết lập giữa cặp server/client đó sẽ sử dụng chung bộ tham số đó
mà không phải tiến hành thoả thuận lại. Điều đó có nghĩa là trong một phiên SSL giữa
một client và một server có thể có nhiều kết nối giữa client và server đó. Về lý thuyết
cũng có thể có nhiều phiên SSL dùng chung một kết nối, nhưng trên thực tế không sử
dụng đến khả năng này.
Khái niệm phiên và kết nối SSL liên quan đến nhiều tham số sử dụng trong truyền
thông hỗ trợ SSL giữa client và server. Trong quá trình thoả thuận của giao thức
handshake ngoài việc chọn các phương pháp mã hoá dữ liệu thì một loạt các tham số của
Session State cũng được chọn, Session State bao gồm:
Bảng 2.3 Các thành phần thông tin trạng thái Session SSL
Thành Phần Mô tả
Session ID
1 chuỗi byte bất kì được chọn bởi server để nhận dạng
trạng thái phiên là hoạt động
(active) hay phục hồi lại (resumable).
Peer certificate
Một chứng chỉ X509.v3.Thành phần này của trạng thái có
thể là null.
Compression
method
Thuật toán dừng để nén dữ liệu trước khi mã hóa
Cipher spec Chỉ ra thuật toán mã hóa dữ liệu (như rỗng,AES…) và

thuật toán băm (như MD5 hay SHA-1) sử dụng để tính
Page | 20
toán MAC.Nó cũng định nghĩa các thuộc tính mã hóa như
hash-size.
Master secret Khóa mật 48-byte được chia sẻ giữa client và server.
Is resumable
Một cờ chỉ ra rằng phiên này có thể được dùng để khởi tạo
các kết nối khác hay không.
Ngoài ra còn có một số tham số khác:
Bảng 2.4 Các thành phần thông tin trạng thái nối kết SSL
Thành Phần Mô tả
Server and
client random
Các chuỗi byte được chọn bởi server và client cho mỗi nối
kết.
Server write
MAC secret
Khóa mật được sử dụng cho các hoạt động MAC trên dữ
liệu được ghi bởi server.
Client write
MAC secret
Khóa mật được sử dụng cho các hoạt động MAC trên dữ
liệu được ghi bởi client.
Server write
key
Khóa được sử dụng cho việc mã hóa dữ liệu bởi server và
giải mã bởi client
Client write
key
Khóa được sử dụng để mã khóa dữ liệu bởi client và giải

mã bởi server.
Initialization
vectors
Trạng thái khởi tạo cho một mật mã khối trong chế độ
CBC. Trường này được khởi tạo đầu tiên bởi SSL
Handshake Player. Sau đó, khối text mật mã sau cùng từ
mỗi bản ghi được dành riêng để sử dụng vởi bản ghi sau đó.
Sequence Mỗi phía duy trì các số chuỗi riêng biệt cho các thông báo
Page | 21
number được truyền và được nhận cho mỗi nối kết.
Ở trong hai trường hợp, điều quan trọng cần lưu ý là các phía giao tiếp phải
sử dụng nhiều session SSL đồng thời và các session có nhiều nối kết đồng thời.
2.1.2. Cách thức hoạt động của giao thức SSL:
Việc trao đổi trên mạng sử dụng SSL bắt đầu với việc trao đổi thông tin qua lại
giữa client và server.Sự trao đổi thông tin này gọi là SSL handshake.
Ba mục tiêu chính của SSL handshake là:
• Đàm phán cipher suite.
• Xác thực định danh (tùy chọn).
• Hình thành cơ chế bảo mật thông tin, bằng cách thỏa thuận các cơ chế mã hóa.
2.1.2.1. Đàm phán Cipher suite:
Một phiên SSL bắt đầu với việc đàm phán giữa client và server xem cipher
suite nào mà chúng sẽ sử dùng. Một cipher suite là 1 tập các thuật toán mã hóa và
kích thước khóa mà máy tính có thể dùng để mã hóa dữ liệu. Một cipher suite bao
gồm thông tin về các thuật toán trao đổi khóa công khai và các thuật toán thỏa thuận
khóa,và các hàm băm mã hóa. Client nói với server các cipher suite nào nó có sẵn và
server lựa chọn cipher suite tốt nhất có thể chấp nhận.
2.1.2.2. Xác thực Server:
Trong SSL, bước xác thực là tùy chọn, nhưng trong ví dụ về giao tác e-
commerce trên Web, client theo thông thường sẽ muốn xác thực server.Việc xác thực
server cho phép client chắc chắn rằng chính server này đại diện cho đối tượng mà

client tin tưởng.
Để chứng minh server thuộc về tổ chức mà nó khẳng định là nó đại diện,
server phải trình chứng chỉ khóa công khai của nó cho client. Nếu chứng chỉ này là
Page | 22
hợp lệ , client có thể chắc chắn về định danh của server.
Thông tin trao đổi qua lại giữa client và server cho phép chúng thỏa thuận 1
khóa bí mật chung. Ví dụ,với RSA, client dùng khóa công khai của server, có được
từ chứng chỉ khóa công khai, để mã hóa thông tin khóa bí mật. Client gửi thông tin
khóa bí mật đã được mã hóa đến server. Chỉ có server mới có thể giải mã cái
message này bởi vì quá trình giải mã phải cần đến khóa riêng của server.
2.1.2.3. Gửi dữ liệu đã mã hóa:
Bây giờ, cả client và server có thể truy cập đến khóa bí mật chung.Với mỗi
message , chúng dùng đến hàm băm mã hóa, đã được chọn trong bước thứ nhất của
tiến trình này, và chia sẻ thông tin bí mật,để tính toán 1 HMAC nối thêm vào
message. Sau đó, chúng dùng khóa bí mật và thuật toán khóa bí mật đã được đàm
phán ở bước đầu tiên của tiến trình này để mã hóa dữ liệu và HMAC an toàn. Client
và server giờ đây có thể trao đổi thông tin với nhau 1 cách an toàn với các dữ liệu đã
băm và mã hóa.
2.1.2.4. Tiến trình SSL:
Hình sau minh họa chuỗi tuần tự các message được trao đổi trong SSL
handshake. Các message mà chỉ được gửi trong 1 trường hợp nào đó được đánh dấu là
tùy chọn.
Page | 23
Hình 2.5: Các message SSL
Các message SSL được gửi theo thứ tự sau:
1) Client hello: client gửi đến server các thông tin bao gồm phiên bản SSL cao nhất
và 1 danh sách các cipher suite mà nó hỗ trợ. (TLS 1.0 được chỉ ra như là
SSL3.1).Thông tin cipher suite bao gồm các thuật toán mã hóa và kích thước khóa.
2) Server hello: server chọn ra phiên bản SSL cao nhất và cipher suite tốt nhất mà
cả client và server hỗ trợ, và gửi thông tin này về cho client.

3) Certificate: server gửi cho client 1 chứng chỉ hoặc 1 chuỗi chứng chỉ.Về cơ
bản,1 chuỗi chứng chỉ bắt đầu bằng chứng chỉ khóa công khai của server và kết thúc
bằng chứng chỉ gốc của tổ chức có thẩm quyền chứng chỉ.Message này là tùy
Page | 24
chọn,nhưng nó được dùng bất cứ khi nào xác thực server là cần thiết.
4) Certificate request: nếu server cần xác thực client,nó gửi cho client 1 yêu cầu
xem chứng chỉ.Trong các ứng dụng internet,message này hiếm khi được gửi đi.
5) Server key exchange: server gửi cho client 1 message trao đổi khóa server trong
khi khóa công khai được gửi ở phần 3) bên trên thì không đủ cho trao đổi khóa.
6) Server hello done: server nói với client rằng nó hoàn thành các message đàm
phán ban đầu.
7) Certificate: nếu server cần chứng chỉ từ client trong message 4, client gửi
chuỗi chứng chỉ của nó,cũng giống như server làm trong message 3.
8) Client key exchange: client sinh ra thông tin được dùng để tạo ra khóa trong
mã hóa đối xứng.Với RSA, client mã hóa thông tin khóa này bằng khóa công khai
của server rồi gửi nó đến server.
9) Certificate verify: message này được gửi khi client trình ra chứng chỉ như
trên.Mục tiêu của nó là cho phép server hoàn thành tiến trình xác thực client.Khi
message này được dùng,client gửi thông tin với chữ kí số tạo bằng hàm băm mã
hóa.Khi server giải mã thông tin này bằng khóa công khai của client,server có thể xác
thực client.
10) Change cipher spec: client gửi message bảo server thay đổi kiểu mã hóa.
11) Finished: client nói với server rằng nó sẵn sàng để bắt đầu trao đổi dữ liệu an
toàn.
12) Change cipher spec: server gửi message bảo client thay đổi kiểu mã hóa.
13) Finished: server nói với client rằng nó sẵn sàng để bắt đầu trao đổi dữ liệu an
toàn.Kết thúc SSL handshake.
14) Encrypted data: client và server trao đổi với nhau,sử dụng thuật toán mã hóa đối
Page | 25

×