KỲ THI TUYỂN SINH THPT
Môn thi: Ngữ văn.
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
Đề thi gồm: 01 trang
Câu 1 (2 điểm ):
Cho câu thơ sau:
“Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
”
a. Hãy chép tiếp 5 câu thơ tiếp theo câu thơ trên?
b. Đoạn thơ vừa chép trích từ bài thơ nào? Tác giả bài thơ đó là ai?
c. Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên?
Câu 2 ( 3 điểm ) :
Trong học sinh chúng ta hiện nay, ngày càng xuất hiện nhiều hiện tượng “học vẹt”, “ học
tủ”. Trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng trên.
Câu 3( 5 điểm ):
Suy nghĩ về hình ảnh ngời lính trong bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu.
Hết
Họ và tên thí sinh Số báo danh
Chữ kí giám thị 1 : Chữ kí giám thị 2:
1
ĐỀ CHÍNH THỨC
Hướng dẫn chấm môn Ngữ văn 9 thi vào lớp 10 THPT
Câu 1: (2 đ)
a. Học sinh chép chính xác 5 câu thơ tiếp theo trong bài thơ . (0,5 đ)
“Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói.
Sống nh sông nh suối.
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc”.
* Lu ý : Nếu đoạn thơ Hs chép sai từ 3 lỗi chính tả trở lên Gv trừ tối đa 0,25 đ
b. Đoạn thơ vừa chép trích từ bài thơ “Nói với con”, tác giả Y Phơng 0,25 đ
c. Học sinh viết đợc đoạn văn :
c1) Về kiến thức : Học sinh viết đợc đoạn văn, phân tích đợc tác dụng của biện pháp tu từ. Đoạn
văn bảo đảm một số ý sau:
- Nghệ thuật: Câu thơ dài, giọng thơ chân thành, tha thiết; điệp từ “Sống”, “không chê”, “không
lo”; so sánh, ẩn dụ, thành ngữ
- Nội dung: Đoạn thơ thể hiện niềm mong mỏi của cha đối với con: Mong con sống tốt với quê h-
ơng, kế tục sự nghiệp của quê hơng, xây dựng quê hơng ngày một giàu đẹp hơn Cha không chỉ
yêu con mà muốn truyền cho con tình yêu quê hơng, đất nớc.
c2) Về kỹ năng:
- Học sinh xây dựng đợc đoạn văn hoàn chỉnh, có mở đoạn, phát triển đoạn và kết thúc đoạn. Lập
luận mạch lạc, chặt chẽ, thuyết phục.
- Không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu,liên kết, chính tả
c3). Về biểu điểm:
- Bảo đảm các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng: 1,25 đ.
- Bảo đảm yêu cầu về kiến thức nhng kỹ năng còn hạn chế: 1,0 đ.
- Bài viết sơ sài: 0,5 – 0,75 đ
* Các thang điểm cụ thể khác giám khảo căn cứ vào thực tế làm bài của học sinh để xác
định.Trong quá trìnhviết đoạn văn học sinh có thể chỉ ra biện pháp nghệ thuật kết hợp với phân
tích luôn.
Câu 2: 3 đ Bài làm cần bảo đảm các yêu cầu sau.
a) Về kiến thức:
Bài làm có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng đại thể nêu được các ý sau:
- Giải thích thế nào là “ học vẹt:, “học tủ”
2
+ “ học vẹt”: học thuộc bài, đọc rất trôi chảy, nhưng không hiểu gì.
+ “ học tủ”: đoán được vấn đề sẽ hỏi đến khi kiểm tra, thi cử nên tập trung học vào đó để chuẩn bị.
+ Cả hai cách học này đều mang tính chất đối phó, không thực sự coi trọng việc tiếp thu
kiến thức.
- Tác hại của việc “học tủ”, “học vẹt”
+ Kiến thức không nhớ lâu bền, chóng quên.
+ Không hiểu kiến thức nên không thể vận dụng vào cuộc sống, vào học tập
+ Không nắm được kiến thức một cách đầy đủ, toàn diện.
+ Nếu “ lệch tủ” sẽ không đạt kết quả cao trong học tập kiểm tra, thi cử.
+ Phụ công các thầy cô giáo đã dạy dỗ cho ta kiến thức đầy đủ và toàn diện.
- Nguyên nhân:
+ Do nhiều bạn học sinh còn lười học, mải chơi bời, muốn đạt điểm cao.
+ Do chưa xác định được thái độ, động cơ học tập đúng đắn.
- Đánh giá và bày tỏ thái độ:
Đây là hiện tượng lệnh lạc trong học tập của một bộ phận học sinh cần được các bạn bè thầy
cô, ngành giáo dục quan tâm nhắc nhở.
- Biện pháp khắc phục:
+ Xác định động cơ học tập đúng đắn, học là có kiến thức thực sự để vận dụng vào cuộc
sống, lao động và sản xuất, không phải để ứng phó với các bài kiểm tra, các kì thi cử lấy một tấm
bằng thật nhưng kiến thức giả.
+ Cần cù chăm chỉ học tập, học đều, học toàn diện để hoàn thiện kiến thức
b) Về kỹ năng:
- Bài viết xác định đúng thể loại : nghị luận về một sự việc, hiện tợng trong đời sống có bố cục hoàn
chỉnh (MB,TB, KB)., đảm bảo yêu cầu về kiến thức và kỹ năng có dẫn chứng cụ thể, sát hợp. Biết
kết hợp các thao tác nghị luận trong quá trình làm bài: Chứng minh, phân tích, bình luận
- Có sáng tạo trong cách nghĩ, cách viết, trình bày mạch lạc, lời trang trọng thể hiện tình cảm chân
thành.
c) Về biểu điểm :
* Điểm: 2 - 3 đ.
- Bài xác định đúng thể loại, đảm bảo yêu cầu về kiến thức và kỹ năng có dẫn chứng cụ thể,
sát hợp. Lập luận mạch lạc, chặt chẽ, thuyết phục. Biết kết hợp các thao tác nghị luận trong quá
trình làm bài: Chứng minh, giải thích, phân tích, bình luận
- Có sáng tạo trong cách nghĩ, cách viết, trình bày mạch lạc, lời trang trọng thể hiện tình cảm
chân thành.
* Điểm: 1 - 2 đ.
3
- Bài xác định đúng thể loại, đảm bảo yêu cầu về kiến thức và kỹ năng có dẫn chứng cụ thể,
sát hợp nhng phân tích hời hợt. Biết kết hợp các thao tác nghị luận trong quá trình làm bài: Chứng
minh, phân tích, bình luận nhng cha có hiệu quả cao.
- Văn viết có sự sáng tạo, nhng cảm xúc gò bó
* Điểm dới 1đ: Tùy theo mức độ bài viết mà giám khảo cho điểm cụ thể. Nội dung bài viết sơ sài,
trình bày vụng, luộm thuộm, ở mức độ yếu.
* Lu ý:
- Các thang điểm khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác định.
- Giám khảo đặc biệt trân trọng khuyến khích những bài viết có sự sáng tạo, có cảm xúc.
Câu 3 : 5 đ . Bài làm cần bảo đảm các yêu cầu sau:
1. Về kiến thức:
a. Học sinh viết đợc bài văn nghị luận văn học với dạng trình bày trình bày suy nghĩ của mình về
hình ảnh ngời lính trong bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu.
b. Hs vận dụng kĩ năng lập luận vào bài viết để làm nổi bật chân dung ngời lính trong kháng chiến
chống Pháp qua bài thơ Đồng chí với những ý cơ bán sau :
* Mở bài :
- Giới thiệu Đồng chí là sáng tác của Chính Hữu viết vào năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng
chiến chống Pháp. Chân dung ngời lính hiện lên chân thực, giản dị với tình đồng chí nồng hậu, sởi
ấm trái tim ngời lính trên những chặng dờng hành quân.
* Thân bài : Phân tích những đặc điểm của ngời lính.
* Những ngời nông dân áo vải vào chiến trờng.
- Cuộc trò chuyện giữa anh – tôi, hai ngời chiến sĩ về nguồn gốc xuất thân rất gần gũi chân
thực.Họ ra đi từ những vùng quê nghèo khó “ nớc mặn đồng chua”. Đó chính là cơ sở chung giai
cấp Chính điều đó cùng mục đích, lí tởng chung đã khiến họ từ mọi phơng trời xa lạ tập hợp lại
trong hàng ngũ quân đội cách mạng và trở nên thân quen với nhau. Lời thơ mộc mạc chân chất nh
chính tâm hồn tự nhiên của họ.
* Tình đồng chí cao đẹp của những ngời lính.
- Tình đồng chí đợc nảy sinh từ sự chung nhiệm vụ, sát cánh bên nhau chiến đấu :
“ Súng bên súng đầu sát bên đầu”.
- Tình đồng chí, đồng đội nảy nở và trở thành bền chặt trong sự chan hòa, chia sẻ mọi gian lao
cũng nh niềm vui, đó là mối tình tri kỉ của những ngời bạn chí cốt mà tác giả đã biểu hiện bằng một
h/a thật cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm : “ Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”. Hai tiếng
Đồng chí vang lên tạo thành một dòng thơ đặc biệt, đó là một lời khẳng định, là thành quả , cội
nguồn và sự hình thành của tình đồng chí keo sơn giữa những ngời đồng đội.
- Tình đồng chí đã giúp họ vợt qua khó khăn gian khổ :
4
+ Giúp họ chia sẻ, cảm thông sâu xa những tâm t, nỗi lòng của nhau : “ Ruộng nơng anh gửi bạn
thân cày” ” “Giếng nớc gốc đa nhớ ngời ra lính”.
+ Cùng chia sẻ những gian lao thiếu thốn của cuộc đời ngời lính : “ áo anh rách vai chân không
giày”. Cùng chia sẻ những cơn “ Sốt run ngời vầng trán ớt mồ hôi”
+ Hình ảnh : “Thơng nhau tay nắm lấy bàn tay” là một h/a sâu sắc nói đợc tình cảm gắn bó sâu
nặng của những ngời lính.
* ý thức quyết tâm chiến đấu và vẻ đẹp tâm hồn của những ngời chiến sĩ :
- Trong lời tâm sự của họ đã đầy quyết tâm : “ Gian nhà không mặc kệ gió lung lay”. Họ ra đi vì
nhiệm vụ cao cả thiêng liêng : đánh đuổi kẻ thù chung bảo vệ tự do cho dân tộc, chính vì vậy họ gửi
lại quê hơng tất cả.
- Trong bức tranh cuối bài nổi lên trên nền cảnh rừng giá rét là ba hình ảnh gắn kết nhau : ngời
lính, khẩu súng và vầng trăng. Trong cảnh rừng hoang sơng muối, những ngời lính đứng bên nhau
phục kích chờ giặc. Sức mạnh của tình đồng đội dã giúp họ vợt qua tất cả những khắc nghiệt của
thời tiết và mọi gian khổ thiếu thốn.Tình đồng chí đã sởi ấm lòng họ giữa cảnh rừng hoang.Bên
cạnh ngời lính có thêm một ngời bạn : vầng trăng. Hình ảnh két thúc bài gợi nhiều liên tởng phong
phú, là một biểu hiện về vẻ đẹp tâm hồn kết hợp chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn.
* Kết bài :
- Khẳng định vẻ đẹp về hình ảnh ngời lính
- Bài học liên hệ
2. Về kỹ năng
- Học sinh viết đợc bài văn nghị luận một bài thơ có bố cục hoàn chỉnh.
- Biết kết hợp các thao tác nghị luận trong quá trình làm bài: Chứng minh, giải thích, phân
tích, bình luận
- Không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả, liên kết
3. Biểu điểm
* Điểm: 4 - 5 đ.
- Bài xác định đúng thể loại, đảm bảo yêu cầu về kiến thức và kỹ năng có dẫn chứng cụ thể,
sát hợp. Lập luận mạch lạc, chặt chẽ, thuyết phục. Biết kết hợp các thao tác nghị luận trong quá
trình làm bài: Chứng minh, giải thích, phân tích, bình luận
- Có sáng tạo trong cách nghĩ, cách viết, trình bày mạch lạc, lời trang trọng thể hiện tình cảm
chân thành.
* Điểm: 2- 3 đ.
- Bài xác định đúng thể loại, đảm bảo yêu cầu về kiến thức và kỹ năng có dẫn chứng cụ thể,
sát hợp nhng phân tích còn hời hợt. Biết kết hợp các thao tác nghị luận trong quá trình làm bài:
Chứng minh, giải thích, phân tích, bình luận
5
- Có sáng tạo trong cách nghĩ, cách viết, trình bày mạch lạc, nhng cảm xúc gò bó Bài viết có
sai một số lỗi nhỏ về chính tả.
* Điểm: 1 – dới 2 .
- Tùy theo mức độ bài viết mà giám khảo cho điểm cụ thể. Nội dung bài viết sơ sài, trình bày
vụng, luộm thuộm, ở mức độ yếu.
* Lu ý:
- Các thang điểm khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác định.
- Giám khảo đặc biệt trân trọng khuyến khích những bài viết có sự sáng tạo, có cảm xúc.
Hết
Sở giáo dục và đào tạo kì thi tuyển sinh lớp 10 thpt
Hải dơng Năm học :
Môn Thi : Ngữ văn
Thời gian : 120 phút ( Không kể thời gia giao đề )
Ngày thi :
Đề thi gồm : 01 trang.
Câu 1 (2 điểm ):
Đọc đoạn văn: “Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh rất đặc sắc. Đây là bức tranh đẹp về tình
đồng chí, đồng đội của ngời lính, là biểu tợng đẹp về cuộc đời ngời chiến sỹ.”
a. Nhận xét trên về bài thơ nào? Ai là tác giả?
b. Chép chính xác 3 câu cuối của bài thơ?
c. Viết tiếp vào đoạn văn trên để có một đoạn văn hoàn chỉnh nêu vẻ đẹp của 3 câu cuối bài thơ?
Câu 2 ( 3 điểm ) :
Tục ngữ xa có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Em có suy nghĩ gì về ý kiến
đó?
Câu 3( 5 điểm ):
6
Đề chính thức
Phân tích nhân vật bé Thu trong đoạn trích “Chiếc lợc ngà” của nhà văn Nguyễn Quang
Sáng ( SGK Ngữ văn 9 tập I, NXBGD – 2007, trang 195)
Hết
Họ và tên thí sinh Số báo danh
Chữ kí giám thị 1 : Chữ kí giám thị 2:
Hớng dẫn chấm môn Ngữ văn 9 thi vào lớp 10 thpt
(Hớng dẫn chấm gồm 03 trang)
A. Yêu cầu chung.
- Giám khảo vận dụng hớng dẫn chấm phải chủ động, linh hoạt tránh cứng nhắc, máy móc. Phải
biết cân nhắc trong từng trờng hợp cụ thể để ngoài việc kiểm tra kiến thức cơ bản, giám khảo cần
phát hiện và trân trọng những bài làm thể hiện đợc Kiến thức vững chắc, có năng lực cảm thụ sâu
sắc, tinh tế, kỹ năng làm bài tốt, diễn đạt có cảm xúc, có giọng điệu riêng ),đặc biệt những bài làm
có sự sáng tạo, có phong cách.
- Giám khảo cần đánh giá bài làm của học sinh một cách tổng thể ở từng câu và cả bài, không đếm
ý cho điểm nhằm đánh giá bài làm cho học sinh trên cả hai phơng diện: Kiến thức và kỹ năng.
- Điểm toàn bài: 10,0 điểm, chiết đến 0,25 điểm.
B. Hớng dẫn cụ thể:
Câu 1: (2 đ)
a. Nhận xét trên về bài thơ “Đồng chí”- tác giả : Chính Hữu (0,25 đ)
b. Học sinh chép chính xác 3 câu thơ cuối bài thơ .
“Đêm nay rừng hoang sơng muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.” (0,5 đ)
* Lu ý : Nếu đoạn thơ Hs chép sai từ 3 lỗi chính tả trở lên Gv trừ tối đa 0,25 đ
c. Học sinh viết tiếp đoạn văn trên, đoạn văn đạt đợc các ý sau:
c1) Về kiến thức :
- Trong bức tranh trên nổi lên trên nền cảnh rừng đêm giá rét là 3 hình ảnh gắn kết với nhau:
ngời lính, khẩu súng, vầng trăng. Trong cảnh rừng hoang sơng muối, những ngời lính phục kích,
chờ giặc, đứng bên nhau. Sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội đã giúp họ vợt lên tất cả những
khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ, thiếu thốn,tình đồng chí đã sởi ấm lòng họ giữa cảnh rừng
hoang mùa đông, sơng muối, giá rét.
7
- Ngời lính trong cảnh phục kích giặc giữa rừng khuya còn có một ngời bạn nữa, đó là vầng
trăng .“Đầu súng trăng treo” là hình ảnh đợc nhận ra từ những đêm hành quân, phục kích của chính
tác giả. Những hình ảnh ấy còn mang ý nghĩa biểu tợng, đợc gợi ra bởi những liên tởng phong phú.
Súng và trăng là gần và xa, thực và mơ, chất chiến đấu và chất trữ tình, chiến sỹ và thi sỹ đó là các
mặt bổ sung cho nhau, hài hòa với nhau của cuộc đời ngời lính cách mạng
Học sinh viết đợc đoạn văn, phân tích đợc tác dụng của biện pháp tu từ. Đoạn văn bảo đảm một số ý
sau:
c2) Về kỹ năng:
- Học sinh xây dựng đợc đoạn văn hoàn chỉnh, có mở đoạn, phát triển đoạn và kết thúc đoạn. Lập
luận mạch lạc, chặt chẽ, thuyết phục.
- Không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu,liên kết, chính tả
c3). Về biểu điểm:
- Bảo đảm các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng tối đa: 1,25 đ.
- Bảo đảm yêu cầu về kiến thức nhng kỹ năng còn hạn chế tối đa: 1,0 đ.
- Bài viết sơ sài: 0,5 – 0,75 đ
* Các thang điểm cụ thể khác giám khảo căn cứ vào thực tế làm bài của học sinh để xác
định.Trong quá trìnhviết đoạn văn học sinh có thể chỉ ra biện pháp nghệ thuật kết hợp với phân
tích luôn.
Câu 2: 3 đ Bài làm cần bảo đảm các yêu cầu sau.
a) Về kiến thức:
Biết vận dụng kiến thức đã học về kiểu bài nghị luận một vấn đề t tởng đạo lý để bày tỏ ý kiến
của mình về mối quan hệ giữa môi trờng sống và sự hình thành nhân cách của con ngời.
- Dùng hệ thống lập luận để làm rõ:
* Mở bài : Giới thiệu khái quát ý nghĩa của câu tục ngữ “ Gần mực thì đen ”
*Thân bài :
+ Giả thích ý nghĩa của câu tục ngữ (nghĩa đen, nghĩa bóng).
+ Khía cạnh đúng: Môi trờng sống có những tác động nhất định đến sự hình thành nhân cách
của con ngời.
+ Khía cạnh sai: Con ngời có nghị lực, ý chí sẽ vợt lên hoàn cảnh, ngợc lại không có ý chí sẽ
bị tác động xấu dù có ở môi trờng tốt.
+ Thái độ cần phải có của mỗi con ngời để hoàn thiện nhân cách của bản thân và tác động đến
mội trờng sống để ngày càng tốt hơn.
* Kết bài :
- Khẳng định vấn đề
- Bài học liên hệ
8
b) Về kỹ năng:
- Bài viết xác định đúng thể loại : nghị luận về t tởng đạo lí có bố cục hoàn chỉnh (MB,TB,
KB)., đảm bảo yêu cầu về kiến thức và kỹ năng có dẫn chứng cụ thể, sát hợp. Lập luận mạch lạc,
chặt chẽ, thuyết phục. Biết kết hợp giải thích, phân tích, chứng minh để làm rõ vấn đề nghị luận.
- Có sáng tạo trong cách nghĩ, cách viết, trình bày mạch lạc, lời trang trọng thể hiện tình cảm
chân thành.
c) Về biểu điểm :
* Điểm: 2 - 3 đ.
- Bài xác định đúng thể loại, đảm bảo yêu cầu về kiến thức và kỹ năng có dẫn chứng cụ thể,
sát hợp. Lập luận mạch lạc, chặt chẽ, thuyết phục .Biết kết hợp các thao tác nghị luận trong quá
trình làm bài: Chứng minh, giải thích, phân tích, bình luận
- Có sáng tạo trong cách nghĩ, cách viết, trình bày mạch lạc, lời trang trọng thể hiện tình cảm
chân thành.
* Điểm: 1 - 2 đ.
- Bài xác định đúng thể loại, đảm bảo yêu cầu về kiến thức và kỹ năng có dẫn chứng cụ thể,
sát hợp nhng phân tích hời hợt. Biết kết hợp các thao tác nghị luận trong quá trình làm bài: Chứng
minh, phân tích, bình luận nhng cha có hiệu quả cao.
- Văn viết có sự sáng tạo, nhng cảm xúc gò bó
* Điểm dới 1đ: Tùy theo mức độ bài viết mà giám khảo cho điểm cụ thể. Nội dung bài viết sơ sài,
trình bày vụng, luộm thuộm, ở mức độ yếu.
* Lu ý:
- Các thang điểm khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác định.
- Giám khảo đặc biệt trân trọng khuyến khích những bài viết có sự sáng tạo, có cảm xúc.
Câu 3 : 5 đ . Bài làm cần bảo đảm các yêu cầu sau:
1. Về kiến thức:
a. Học sinh viết đợc bài văn nghị luận văn học với dạng phân tích đặc điểm nhân vật .
b. Hs vận dụng kĩ năng lập luận vào bài viết để làm nổi bật diễn biến tâm trạng bé Thu trong đoạn
trích “ Chiếc lợc ngà “ của Nguyễn Quang Sáng.Qua đó thấy đợc tình yêu cha sâu sắc ẩn chứa
trong tâm hồn cô bé.
* Mở bài :
- Giới thiệu tác giả và truyện “Chiếc lợc ngà”.
- Giới thiệu nhân vật bé Thu và nêu nhận xét khái quát về nhân vật.
* Thân bài : Học sinh phân tích diễn biến tâm trạng của bé Thu thể hiện tình yêu cha sâu sắc ẩn
chứa trong tâm hồn cô bé.
- Luôn tỏ ra lạnh nhạt, xa cách ông Sáu. (dẫn chứng + phân tích)
9
- Phản ứng quyết liệt, bỏ sang nhà bà ngoại.
- Không nhận ông Sáu là cha vì ông Sáu trông không giống ngời trong ảnh.
- Đợc ngoại giải thích, Thu hiểu, hối hận và nhận ra cha thì cũng là lúc bé phải chia tay cha.
- Phút chia tay, tình yêu cha bộc lộ mãnh liệt.
* Kết bài :
- Thu là một cô bé cứng cỏi đến mức ngang ngạnh.
- Tình yêu cha thể hiện rất sâu sắc.
- Ngòi bút miêu tả tâm lí trẻ thơ rất tinh tế và chính xác.
2. Về kỹ năng
- Học sinh viết đợc bài văn nghị luận một bài thơ có bố cục hoàn chỉnh.
- Lập luận mạch lạc, chặt chẽ, thuyết phục .Biết kết hợp các thao tác nghị luận trong quá trình
làm bài: Chứng minh, phân tích, bình luận
- Không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả, liên kết
3. Biểu điểm
* Điểm: 4 - 5 đ.
- Bài xác định đúng thể loại, đảm bảo yêu cầu về kiến thức và kỹ năng có dẫn chứng cụ thể,
sát hợp. Lập luận mạch lạc, chặt chẽ, thuyết phục. Biết kết hợp các thao tác nghị luận trong quá
trình làm bài: Chứng minh, phân tích, bình luận
- Có sáng tạo trong cách nghĩ, cách viết, trình bày mạch lạc, lời trang trọng thể hiện tình cảm
chân thành.
* Điểm: 2- 3 đ.
- Bài xác định đúng thể loại, đảm bảo yêu cầu về kiến thức và kỹ năng có dẫn chứng cụ thể,
sát hợp nhng phân tích còn hời hợt. Biết kết hợp các thao tác nghị luận trong quá trình làm bài:
Chứng minh, phân tích, bình luận
- Có sáng tạo trong cách nghĩ, cách viết, trình bày mạch lạc, nhng cảm xúc gò bó Bài viết có
sai một số lỗi nhỏ về chính tả.
* Điểm: 1 – dới 2 .
- Tùy theo mức độ bài viết mà giám khảo cho điểm cụ thể. Nội dung bài viết sơ sài, trình bày
vụng, luộm thuộm, ở mức độ yếu.
* Lu ý:
- Các thang điểm khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác định.
- Giám khảo đặc biệt trân trọng khuyến khích những bài viết có sự sáng tạo, có cảm xúc.
Hết
10