Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Phân tích tình hình hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại Vietcombank chi nhánh Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (638.67 KB, 101 trang )

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Thị Kim Thanh
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Loan
1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
_
0
0
0
_



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG
THANH TOÁN BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
TẠI VIETCOMBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ













Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
ThS. BÙI THỊ KIM THANH NGUYỄN THỊ MỸ LOAN

MSSV: 4054405
Lớp: Kinh tế Ngoại thương – K31



Cần Thơ, 2009
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Thị Kim Thanh
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Loan
2
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1. Mục tiêu chung 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.3.1. Không gian 2
1.3.2. Thời gian 2
1.3.3. Đối tượng nghiện cứu 2
1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI………… 2
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 5
2.1.1. Khái quát về thanh toán quốc tế 5
2.1.1.1. Khái niệm về thanh toán quốc tế 5

2.1.1.2. Tầm quan trọng của thanh toán quốc tế 5
2.1.2. Khái niệm phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 6
2.1.2.1. Khái niệm 6
2.1.2.2. Các bên tham gia trong thanh toán tín dụng chứng từ 6
2.1.2.3. Quá trình tiến hành phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 8
2.1.3. Thư tín dụng 10
2.1.3.1. Khái niệm 10
2.1.3.2. Nội dung 10
2.1.3.3. Phân loại thư tín dụng 13
2.1.4. Văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động tín dụng chứng từ 19
2.1.4.1. Giới thiệu về quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ 19
2.1.4.2. Những điểm khác biệt của UCP 600 so với UCP 500 20
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 24
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu 24

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Thị Kim Thanh
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Loan
3
CHƯƠNG 3
:
GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ

3.1 GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ 26
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 26
3.1.2 Chức năng hoạt động 27
3.1.3 Các nhiệm vụ kinh doanh chủ yếu 28
3.1.4 Bộ máy tổ chức và quản lý nhân sự 29

3.1.4.1. Cơ cấu tổ chức 29
3.1.4.2. Tình hình nhân sự 29
3.1.5. Chức năng của từng bộ phận 30
3.1.6. Giới thiệu phòng thanh toán quốc tế 33
3.2 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA VCB CHI NHÁNH
CẦN THƠ 34
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THANH TOÁN BẰNG TÍN
DỤNG CHỨNG TỪ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
TẠI VIETCOMBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ
4.1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THANH TOÁN BẰNG TÍN DỤNG
CHỨNG TỪ TẠI VCB - CT 36
4.1.1 Quy trình thanh toán bằng L/C tại VCB - CT 36
4.1.1.1 Quy trình L/C xuất khẩu 36
4.1.1.2 Quy trình L/C nhập khẩu 38
4.1.2 Phân tích thực trạng thanh toán tín dụng chứng từ tại VCB - CT 39
4.1.2.1 Tình hình thanh toán bằng tín dụng chứng từ 39
4.1.2.2 Đánh giá thực trạng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại
VCB - CT 44
4.1.2.3 Thực trạng thanh toán bằng tín dụng chứng từ của VCB – CT so với các
Ngân hàng khác như: IVB – CT và EIB - CT 46
4.2 ĐÁNH GIÁ ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG THỨC L/C SO VỚI
CÁC PHƯƠNG THỨC KHÁC NHƯ: CHUYỂN TIỀN VÀ NHỜ THU 49
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Thị Kim Thanh
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Loan
4
4.2.1 Ưu điểm và nhược điểm của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ49
4.2.2 Ưu điểm và nhược điểm của phương thức thanh toán nhờ thu 50
4.2.3 Ưu điểm và nhược điểm của phương thức thanh toán chuyển tiền 52
4.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT

ĐỘNG THANH TOÁN BẰNG L/C TẠI VCB - CT 53
4.4 NHỮNG RỦI RO CÓ THỂ GẶP PHẢI TRONG QUY TRÌNH THANH
TOÁN L/C TẠI VCB - CT 56
4.4.1 Rủi ro đối với người xuất khẩu 56
4.4.2 Rủi ro đối với người nhập khẩu 60
4.4.3 Rủi ro đối với Ngân hàng 62
4.4.4 Các tình huống thông thường trong thanh toán quốc tế bằng L/C 65
4.4.4.1 Tình huống về thời gian kiểm tra tính chân thật bề ngoài của chứng
từ (xem phụ lục 1a) 65
4.4.4.2 Tình huống bộ chứng từ xuất trình thiếu chứng từ cần thiết (xem phụ
lục 1b) 66
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THANH
TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI VIETCOMBANK CHI NHÁNH
CẦN THƠ
5.1. THỰC HIỆN TỐT CÁC BIỆN PHÁP NGHIỆP VỤ 68
5.1.1. Đối với thư tín dụng xuất khẩu 68
5.1.2. Đối với thư tín dụng nhập khẩu 69
5.2. KẾT HỢP HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XNK VỚI HOẠT ĐỘNG
TTQT 70
5.2.1. Tài trợ nhà xuất khẩu 70
5.2.2. Tài trợ cho nhà nhập khẩu 71
5.3. PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NH ĐẠI LÝ TRÊN TOÀN THẾ GIỚI. 72
5.4. KHAI THÁC TỐT CÁC NGUỒN NGOẠI TỆ 73
5.5.TĂNG CƯỜNG THU HÚT KHÁCH HÀNG THUỘC MỌI THÀNH
PHẦN KINH TẾ 74
5.6. NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ CÁN BỘ THANH TOÁN 75
5.7 HOÀN THIỆN VÀ ĐỔI MỚI CÔNG CỤ THANH TOÁN 76
5.8 CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN L/C.77
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Thị Kim Thanh
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Loan

5
5.8.1 Trường hợp VCB – CT là Ngân hàng phát hành 77
5.8.1.1 Phân tích kỹ khả năng tín nhiệm của người mở 77
5.8.1.2 Xem xét kỹ tính chất hàng hóa quy định trong hợp đồng 78
5.8.2 Trường hợp VCB – CT là Ngân hàng thông báo 81
5.8.3 Trường hợp VCB – CT là Ngân hàng xác nhận 82
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN 83
6.2. KIẾN NGHỊ 83
6.2.1 Kiến nghị đối với Chính phủ 83
6.2.1.1 Hoàn thiện các văn bản pháp luật tạo môi trường pháp lý cho hoạt
động thanh toán quốc tế 83
6.2.1.2 Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu để tạo điều kiện cho hoạt động
thanh toán tín dụng chứng từ phát triển 84
6.2.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 85
6.2.2.1 Duy trì chính sách tỷ giá ổn định và quản lý ngoại hối 85
6.2.2.2 Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán
quốc tế cũng như thanh toán tín dụng chứng từ tại các Ngân hàng 85
6.2.2.3 Hỗ trợ các Ngân hàng thương mại phát triển và ứng dụng công nghệ
hiện đại trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng 85












Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Thị Kim Thanh
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Loan
6

DANH MỤC BIỂU BẢNG

Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB – CT (2006 – 2008) 34
Bảng 2: Tình hình thanh toán L/C xuất khẩu tại VCB – CT (2006 – 2008) 40
Bảng 3: Tình hình thanh toán L/C nhập khẩu tại VCB – CT (2006 – 2008) 41
Bảng 4: Tình hình thực hiện L/C từ 2006 đến 2008 43
Bảng 5: Tỷ trọng các loại L/C qua các năm 43
Bảng 6: Cơ cấu các phương thức thanh toán quốc tế tại VCB – CT 44
Bảng 7: Tỷ trọng các phương thức thanh toán quốc tế tại VCB – CT 45
Bảng 8: Tình hình thực hiện thanh toán bằng L/C (2006-2008) tại IVB-CT 46
Bảng 9: Thực trạng thanh toán bằng L/C tại IVB – CT (2006 – 2008) 48
Bảng 10: So sánh phí L/C XK của một số Ngân hàng tại Cần Thơ 55









Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Thị Kim Thanh
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Loan
7


DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Quy trình thanh toán L/C 8
Hình 2: Cơ cấu tổ chức nhân sự của VCB - CT 29
Hình 3: Cơ cấu tổ chức phòng TTQT của VCB - CT 33
Hình 4:Quy trình xuất khẩu bằng L/C 36
Hình 5: Quy trình nhập khẩu bằng L/C 38
Hình 6: Tổng số L/C xuất thanh toán 41
Hình 7: Tổng số L/C nhập thanh toán 42


















Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Thị Kim Thanh
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Loan
8





LỜI CẢM TẠ


Xin chân thành cảm ơn Ngân hàng ngoại thương Việt Nam chi nhánh Cần
Thơ, đặc biệt là các anh chị tại phòng Thanh toán quốc tế đã giúp đỡ nhiệt
tình, hỗ trợ em trong việc hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn, ThS Bùi Thị Kim Thanh, cô
đã tư vấn, hướng dẫn, sửa sai những thiếu sót để em có thể hoàn thành tốt bài
luận văn.










Ngày …. tháng …. năm …
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)





















Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Thị Kim Thanh
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Loan
9


LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài
nghiên cứu khoa học nào.


















Ngày …. tháng …. năm …
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)




















Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Thị Kim Thanh
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Loan
10

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


Họ và tên giáo viên hướng dẫn: BÙI THỊ KIM THANH
Học vị: Thạc sĩ
Chuyên ngành: Kinh tế ngoại thương
Cơ quan công tác: Trường Đại học Cần Thơ
Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ MỸ LOAN
Mã số sinh viên: 4054405
Chuyên ngành: Kinh tế ngoại thương
Tên đề tài: Phân tích tình hình hoạt động thanh toán bằng tín dụng
chứng từ tại Vietcombank chi nhánh Cần Thơ
NỘI DUNG NHẬN XÉT

1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:

2. Về hình thức:

3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:


4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:

5. Nội dung và các kết quả đạt được:

6. Các nhận xét khác:

7. Kết luận:


Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2009
Giáo viên hướng dẫn



Bùi Thị Kim Thanh


Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Thị Kim Thanh
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Loan
11
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP




















Ngày …. tháng …. năm …
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên và đóng dấu)























Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Thị Kim Thanh
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Loan
12

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN























Ngày …. tháng …. năm …
Giáo viên hướng dẫn
(ký và ghi họ tên)



















Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Thị Kim Thanh
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Loan
13

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN






















Ngày …. tháng …. năm …
Giáo viên phản biện
(ký và ghi họ tên)




















Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Thị Kim Thanh
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Loan
14

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Kinh tế Việt Nam hội nhập thế giới đã có những chuyển biến tích cực.
Từng ngành hàng, từng lĩnh vực đang bước trên lộ trình mới đầy hứa hẹn. Việc
tự do hóa thương mại cùng với việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế
giới WTO đã đưa hoạt động kinh tế của đất nước lên một tầm cao mới, hội nhập
với nền kinh tế quốc tế. Thực tế này đòi hỏi thanh toán quốc tế phải ngày càng
hoàn thiện để đảm bảo được sự an toàn chính xác cho các bên tham gia giao dịch.
Hiện nay, các phương thức thanh toán quốc tế đã trở nên hết sức đa dạng,
đáp ứng nhu cầu phát triển không ngừng của hoạt động thương mại quốc tế. Việc
lựa chọn và áp dụng phương thức thanh toán nào đã trở thành một trong những
vấn đề đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Có nhiều

yếu tố để khách hàng quyết định lựa chọn phương thức thanh toán trong đó đáng
lưu ý là: mức độ tin tưởng giữa người bán và người mua, thời gian giao dịch,
mức phí giao dịch của Ngân hàng, đặc điểm của hàng hóa…
Trong điều kiện người mua và người bán thiếu tin tưởng lẫn nhau thì
phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức hiệu quả nhất. Thông
qua việc phát hành thư tín dụng (L/C), Ngân hàng phát hành đã đưa ra cam kết
trả tiền chắc chắn cho người xuất khẩu trong trường hợp họ xuất trình bộ chứng
từ hoàn toàn phù hợp với từng điều khoản và điều kiện quy định trong L/C. Khi
có L/C, người mua có thêm uy tín và tài chính để có thể mua hàng và nhận được
sự đảm bảo về khả năng thu được tiền hàng đã bán. Hơn nữa, người bán hoàn
toàn chủ động trong việc ràng buộc trách nhiệm thanh toán của Ngân hàng phát
hành vào L/C đã mở. Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán có thể đảm
bảo được quyền lợi cho cả hai bên, một quy trình thanh toán chứng từ hoàn thiện
sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho cả nhà xuất khẩu lẫn nhà nhập khẩu.
Nhưng dù an toàn và tiện lợi đến mấy thì thanh toán bằng phương thức
thanh toán tín dụng chứng từ vẫn không thể tránh khỏi các rủi ro và tranh chấp
phát sinh. Và để hiểu rõ hơn về phương thức này đồng thời đề xuất được những
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Thị Kim Thanh
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Loan
15
biện pháp dự phòng nhằm hạn chế được những rủi ro và nâng cao chất lượng
thanh toán tín dụng chứng từ nên em đã quyết định chọn đề tài “Phân tích tình
hình hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại Vietcombank chi
nhánh Cần Thơ”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích tình hình hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Vietcombank
chi nhánh Cần Thơ. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro và nâng
cao hiệu quả hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Vietcombank chi nhánh
Cần Thơ.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Phân tích thực trạng thanh toán bằng tín dụng chứng từ và các nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại Vietcombank chi
nhánh Cần Thơ.
Phân tích những rủi ro có thể xảy ra trong quy trình thanh toán bằng tín
dụng chứng từ của Vietcombank chi nhánh Cần Thơ.
Đánh giá phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ của
Vietcombank chi nhánh Cần Thơ so với các đối thủ cạnh tranh.
Đề xuất những giải pháp hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động
thanh toán tín dụng chứng từ tại Vietcombank chi nhánh Cần Thơ.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Không gian: Đề tài nghiên cứu tình hình thanh toán tín dụng chứng từ tại
VCB – CT nên các số liệu được thu thập tại các phòng ban của VCB – CT nhưng
chủ yếu là phòng thanh toán quốc tế.
1.3.2. Thời gian: Số liệu sử dụng cho đề tài là số liệu trong 3 năm 2006,
2007 và 2008.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại
Vietcombank chi nhánh Cần Thơ.
1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
“Các phương thức thanh toán quốc tế tại Ngân hàng ngoại thương Việt
Nam chi nhánh Cần Thơ – Huỳnh Thị Bích Trâm – Lớp Ngoại thương 04
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Thị Kim Thanh
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Loan
16
(2008)”: Đề tài sử dụng phương pháp thu thập số liệu và phương pháp phân tích
số liệu. Kết quả nghiên cứu:
+ Phân tích thực trạng giá trị TTQT tại VCB – CT với các phương thức: tín
dụng chứng từ (L/C), nhờ thu và chuyển tiền
+ Tìm hiểu quy trình, thủ tục bộ chứng từ, đối tượng tham gia, điều kiện của
các phương thức TTQT: L/C, nhờ thu và chuyển tiền

+ Phân tích một số ưu điểm và nhược điểm của các phương thức TTQT: L/C,
nhờ thu và chuyển tiền.
+ Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả TTQT góp phần nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh của VCB – CT.
“Thực trạng và giải pháp nâng cao hoạt động thanh toán quốc tế bằng
phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam chi
nhánh Cần Thơ”. Đề tài sử dụng phương pháp thu thập số liệu và phương pháp
phân tích số liệu. Kết quả nghiên cứu
+ Phân tích tình hình thanh toán bằng các phương thức L/C, nhờ thu và
chuyển tiền tại Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ (2005 – 2007). Qua đó biết
được phương thức nào được áp dụng phổ biến nhất tại đây.
+ Phân tích tình hình L/C xuất khẩu và nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại
thương Cần Thơ (2005 – 2007). Qua đó biết được loại L/C xuất hay L/C nhập
được áp dụng nhiều hơn và thực trạng như thế nào.
+ Phân tích tình hình thanh toán bằng các loại L/C tại Ngân hàng Ngoại
thương Cần Thơ (2005 – 2007).
+ Phân tích tình hình thu nhập từ hoạt động L/C tại Ngân hàng ngoại
thương Cần Thơ (2005 – 2007).
“Rủi ro trong hoạt động thanh toán nhập khẩu bằng phương thức tín
dụng chứng từ tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ:
Thực trạng và giải pháp – Nguyễn Hoàng Thủy Tiên – Lớp Kinh tế đối
ngoại – Trường Đại học Ngoại thương – Cơ sở II tại Thành phố Hồ Chí
Minh”: Đề tài sử dụng phương pháp thu thập số liệu và phương pháp phân tích
số liệu. Kết quả nghiên cứu:
+ Phân tích thực trạng trong hoạt động thanh toán nhập khẩu bằng phương
thức L/C tại VCB – CT.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Thị Kim Thanh
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Loan
17
+ Tìm hiểu những rủi ro có thể xảy ra trong thanh toán nhập khẩu bằng

phương thức L/C tại VCB – CT.
+ Đề ra một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động
thanh toán nhập khẩu bằng L/C tại VCB – CT.
“Vận dụng văn bản UCP trong thanh toán quốc tế - Những điểm mới –
Nguyễn Phúc Toàn Trung – Lớp Ngoại thương 2 – Trường Đại học Cần
Thơ”. Đề tài sử dụng phương pháp thu thập số liệu. Kết quả nghiên cứu:
+ Tìm hiểu về phương thức L/C và các văn bản UCP sử dụng trong đề tài.
+ Phân tích những điểm khác nhau giữa UCP – 500 và UCP – 600.
























Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Thị Kim Thanh
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Loan
18


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái quát về thanh toán quốc tế
2.1.1.1 Khái niệm về thanh toán quốc tế
Trên cơ sở phát triển sự hợp tác quốc tế giữa các nước, về nhiều lĩnh vực
như: chính trị, văn hóa, kinh tế,…và trong quá trình thực hiện các mối quan hệ
thường xuyên này nảy sinh những quyền lợi và nghĩa vụ tiền tệ của các nước sinh
ra hoạt động thanh toán quốc tế.
Như vậy có thể nói thanh toán quốc tế là quá trình thực hiện các khoản thu
chi tiền tệ quốc tế, thông qua hệ thống Ngân hàng thế giới nhằm phục vụ cho các
mối quan hệ phát sinh giữa các nước với nhau.
Các mối quan hệ được chia thành hai loại như sau:
+ Thanh toán quốc tế mậu dịch
+ Thanh toán quốc tế phi mậu dịch.
Hình thức thanh toán mậu dịch là hình thức thanh toán chủ yếu trong thanh
toán quốc tế.
Do khối lượng mua bán, giao dịch, đầu tư quốc tế ngày càng tăng cho nên
thanh toán quốc tế đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động
ngoại thương nói riêng và hoạt động kinh tế nói chung.
2.1.1.2 Tầm quan trọng của thanh toán quốc tế
Hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng hoàn thiện, góp phần thúc đẩy cho
hoạt động ngoại thương ngày càng được mở rộng và phát triển.

Thanh toán quốc tế trong ngoại thương là khâu cuối cùng kết thúc cho quá
trình lưu thông hàng hóa, nếu như quá trình này được tiến hành một cách liên tục,
nhanh chóng và thuận lợi, giá trị hàng hóa được thực hiện, có tác dụng thúc đẩy
nhanh tốc độ thanh toán, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các đơn vị kinh tế
kinh doanh xuất nhập khẩu và đầu tư.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Thị Kim Thanh
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Loan
19
Thanh toán quốc tế đã giải quyết được những vấn đề liên quan đến quyền lợi
và nghĩa vụ của các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa dịch vụ và đầu tư.
Thanh toán quốc tế có tác dụng kích thích các doanh nghiệp đầu tư mở rộng
hoạt động kinh doanh, gia tăng khối lượng hàng hóa, mở rộng quan hệ giao dịch
mua bán, trao đổi hàng hóa giữa các nước với nhau.
Thanh toán quốc tế có tác dụng tập trung và quản lý ngoại tệ trong nước, sử
dụng ngoại tệ một cách có mục đích, có hiệu quả theo yêu cầu của nền kinh tế,
đồng thời thực hiện tốt chế độ quản lý ngoại hối.
Thanh toán quốc tế góp phần tăng việc cung ứng vốn cho nền kinh tế, từ quá
trình tập trung vốn thanh toán Ngân hàng.
Thực hiện thanh toán quốc tế tạo điều kiện thực hiện và quản lý hiệu quả hoạt
động xuất nhập khẩu trong nước theo đúng chính sách ngoại thương đã đề ra.
2.1.2 Khái niệm phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
2.1.2.1 Khái niệm
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận mà trong đó
Ngân hàng (Ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người xin
mở thư tín dụng) cam kết thanh toán một số tiền nhất định cho người thứ ba
(người hưởng lợi) hoặc trả theo lệnh của người này, hoặc chấp nhận hối phiếu do
người này ký phát trong phạm vi số tiền đó với điều kiện người này thực hiện
đầy đủ các yêu cầu của thư tín dụng và xuất trình cho Ngân hàng bộ chứng từ
thanh toán phù hợp với các điều khoản, điều kiện đã ghi trong thư tín dụng.
2.1.2.2 Các bên tham gia trong thanh toán tín dụng chứng từ

Ø Người xin mở thư tín dụng (The Applicant for The Credit): là người nhập
khẩu hàng hóa hay người mua, người trả tiền, yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình
phát hành một L/C và có trách nhiệm pháp lý về việc trả tiền của Ngân hàng cho
người bán theo L/C này.
Ø Ngân hàng mở thư tín dụng (The Issuing Bank or Opening Bank): là
Ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu, sẵn sàng cung cấp tín dụng cho người
nhập khẩu, phát hành L/C cho người bán hưởng. Ngân hàng phát hành thường
được hai bên thỏa thuận và quy định trong hợp đồng mua bán, nếu không có thỏa
thuận trước thì nhà nhập khẩu được phép tự chọn Ngân hàng phát hành.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Thị Kim Thanh
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Loan
20
Ø Người thụ hưởng L/C (The Beneficiary): là người được hưởng số tiền
thanh toán hay sở hữu hối phiếu đã chấp nhận thanh toán. Người thụ hưởng có
thể là người xuất khẩu hàng hóa, người bán hoặc bất cứ người nào khác mà
người xuất khẩu chỉ định.
Ø Ngân hàng thông báo (The Advising Bank): là Ngân hàng được Ngân
hàng phát hành yêu cầu thông báo L/C cho người hưởng, thường là Ngân hàng
đại lý hay một chi nhánh của Ngân hàng phát hành.
Ngoài ra còn có các NH sau tham gia:
Ø Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): Là một Ngân hàng khác đứng ra
cam kết thanh toán L/C, được áp dụng trong trường hợp người hưởng lợi nghi
ngờ khả năng tài chính của Ngân hàng mở thư tín dụng, Ngân hàng xác nhận có
thể là ngân hàng thông báo L/C hay một Ngân hàng bất kỳ do người hưởng lợi
yêu cầu, thường là những Ngân hàng lớn có uy tín trên thương trường quốc tế.
Ø Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank): là Ngân hàng được chỉ định
trong thư tín dụng cho phép Ngân hàng đó thực hiện thanh toán, chiết khấu hoặc
chấp nhận bộ chứng từ của người thụ hưởng phù hợp với quy định của tín dụng
chứng từ. Tùy theo nhiệm vụ được chỉ định mà Ngân hàng có tên gọi khác nhau:
- Ngân hàng thanh toán (Paying Bank): là Ngân hàng được Ngân hàng mở

thư tín dụng chỉ định thanh toán, chấp nhận thanh toán cho người hưởng lợi L/C.
Ngân hàng thanh toán có thể là Ngân hàng thông báo hoặc Ngân hàng khác.
- Ngân hàng chiết khấu (Negotiating Bank): là Ngân hàng được Ngân hàng
mở L/C cho phép thực hiện chiết khấu hối phiếu hoặc bộ chứng từ theo L/C.
Ngân hàng chiết khấu có thể là Ngân hàng thông báo hoặc Ngân hàng khác.
- Ngân hàng chấp nhận (Accepting Bank): là Ngân hàng được chỉ định chấp
nhận hối phiếu.
Ø Ngân hàng bồi hoàn (Reimbursing Bank): là Ngân hàng được Ngân hàng
phát hành ủy nhiệm thực hiện thanh toán giá trị tín dụng thư cho Ngân hàng được
chỉ định thanh toán hoặc chiết khấu. Thông thường, Ngân hàng này chỉ tham gia
giao dịch trong trường hợp giữa Ngân hàng phát hành và Ngân hàng được chỉ
định không có quan hệ tài khoản trực tiếp với nhau.


Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Thị Kim Thanh
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Loan
21


2.1.2.3 Quá trình tiến hành phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

Hình 1: Quy trình nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ

(1) Căn cứ vào hợp đồng mua bán ngoại thương, tổ chức nhập khẩu viết đơn
xin mở thư tín dụng gởi đến Ngân hàng phục vụ mình (nơi đơn vị mở tài khoản).
Đơn xin mở thư tín dụng thường được các Ngân hàng in sẵn theo mẫu. Để
thuận tiện cho việc sử dụng các nhà nhập khẩu chỉ cần điền vào chỗ trống những
nội dung cần thiết. Việc hoàn tất mẫu đơn xin mở thư tín dụng được dựa vào cơ
sở pháp lý đó là hợp đồng mua bán ngoại thương.
Khi viết đơn xin mở thư tín dụng, đơn vị nhập khẩu cần chú ý những điểm

cơ bản sau:
Viết đúng nội dung theo mẫu đơn xin mở thư tín dụng do Ngân hàng mở
thư tín dụng ấn hành.
Tổ chức nhập khẩu cần phải thận trọng khi đưa ra những điều kiện ràng
buộc bên xuất khẩu vào thư tín dụng, làm thế nào để vừa đảm bảo quyền lợi của
mình, vừa để bên xuất khẩu có thể chấp nhận được.
Đơn xin mở thư tín dụng sẽ được viết tối thiểu là hai bản. Sau khi Ngân
hàng đóng dấu, ký xác nhận và gởi trả lại cho đơn vị một bản.
Đơn xin mở thư tín dụng là cơ sở pháp lý để giải quyết vấn đề tranh chấp
giữa người xin mở thư tín dụng với Ngân hàng mở thư tín dụng và là cơ sở để
Ngân hàng viết thư tín dụng gởi cho bên xuất khẩu.
(7)
(4)
(10) (3) (8) (5)
(6)
(2)
(9) (1)


NH MỞ L/C



NH THÔNG BÁO


NHÀ NK

NHÀ XK
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Thị Kim Thanh

SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Loan
22
(2) Căn cứ vào yêu cầu xin mở thư tín dụng của tổ chức nhập khẩu và các
chứng từ có liên quan, nếu đồng ý Ngân hàng sẽ trích tài khoản tín dụng. Sau đó
Ngân hàng viết thư tín dụng gởi cho tổ chức xuất khẩu thông qua Ngân hàng tại
nước xuất khẩu. Việc mở thư tín dụng qua bên xuất khẩu có thể thực hiện bằng
đường hàng không hoặc điện tín (Telex).
Thủ tục ký quỹ L/C: muốn mở L/C nhà nhập khẩu phải ký quỹ nhằm đảm
bảo khả năng thanh toán cho L/C đã được mở. Tùy theo mối quan hệ giữa Ngân
hàng với khách hàng mà Ngân hàng sẽ quy định mức ký quỹ cụ thể cho từng
trường hợp.
(3) Tại Ngân hàng thông báo, sau khi nhận được thư tín dụng của Ngân
hàng mở L/C chuyển đến, Ngân hàng sẽ tiến hành kiểm tra và thông báo cho nhà
xuất khẩu toàn bộ nội dung về việc mở thư tín dụng đó, chuyển bản gốc L/C cho
nhà xuất khẩu.
(4) Tổ chức xuất khẩu nhận được thư tín dụng do Ngân hàng thông báo gởi
đến, tiến hành kiểm tra, đối chiếu với hợp đồng mua bán ngoại thương đã ký
trước đây. Sau khi kiểm tra chặt chẽ L/C, nếu đồng ý thì tiến hành giao hàng cho
bên nhập khẩu, nếu không đồng ý thì đề nghị bên nhập khẩu điều chỉnh hoặc bổ
sung thêm cho đến khi hoàn chỉnh mới giao hàng.
(5) Sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, tổ chức xuất khẩu lập bộ chứng
từ thanh toán theo đúng điều khoản trong thư tín dụng xuất trình cho Ngân hàng
thông báo để yêu cầu thanh toán.
(6) Ngân hàng thông báo sau khi nhận được bộ chứng từ thanh toán, tiến
hành kiểm tra tính chất hợp pháp, hợp lệ của chứng từ, đối chiếu với những điều
khoản trong L/C đã được mở trước đây. Nếu thấy không phù hợp gởi trả lại cho
đơn vị để điều chỉnh, sửa đổi bổ sung. Trường hợp hoàn toàn chính xác, phù hợp
với thư tín dụng thì Ngân hàng thông báo sẽ chuyển bộ chứng từ cho Ngân hàng
mở thư tín dụng. Thời gian kiểm tra chứng từ và chuyển bộ chứng từ cho Ngân
hàng thông báo là hai ngày làm việc.

(7) Ngân hàng mở L/C nhận được bộ chứng từ thanh toán do Ngân hàng
thông báo gởi đến sẽ tiến hành kiểm tra đối chiếu với những điều khoản quy định
trên L/C đã mở trước đây. Nếu thấy không phù hợp thì Ngân hàng sẽ từ chối
thanh toán và gởi trả lại bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu. Nếu phù hợp với những
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Thị Kim Thanh
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Loan
23
điều kiện và điều khoản đã ghi trong thư tín dụng thì tiến hành trả tiền cho nhà
xuất khẩu thông qua Ngân hàng thông báo. Thời gian kiểm tra tại Ngân hàng mở
L/C là bảy ngày làm việc, nếu quá bảy ngày mà không có thông báo về phía
Ngân hàng mở L/C thì đương nhiên coi như Ngân hàng đồng ý thanh toán.
(8) Nhận được điện báo có về khoản thanh toán bộ chứng từ hàng hóa xuất
khẩu, Ngân hàng báo có cho tổ chức xuất khẩu hoặc thông báo hối phiếu có kỳ
hạn đã được chấp nhận thanh toán.
(9) Ngân hàng mở L/C gởi bộ chứng từ thanh toán cho tổ chức nhập khẩu
để nhận hàng.
(10) Nhà nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với những điều
khoản đã ghi trong L/C thì hoàn trả lại tiền cho Ngân hàng mở thư tín dụng, nếu
không phù hợp có quyền từ chối trả tiền.
2.1.3 Thư tín dụng
2.1.3.1 Khái niệm
Thư tín dụng là một bức thư do Ngân hàng viết ra theo yêu cầu của người
nhập khẩu (người xin mở L/C) cam kết trả tiền cho người xuất khẩu (người
hưởng lợi) một số tiền nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định với điều
kiện người này thực hiện đúng và đầy đủ những điều khoản quy định trong L/C.
2.1.3.2 Nội dung
Thư tín dụng là công cụ để vận hành phương thức thanh toán bằng tín dụng
chứng từ. Trong thực tế, mỗi loại L/C có độ dài ngắn khác nhau, điều đó phụ
thuộc vào nội dung giao dịch thương mại đã được các bên tham gia thỏa thuận
trong hợp đồng bởi vì nội dung mỗi L/C chứa đựng một số nội dung chi tiết cụ

thể có liên quan trong chính hợp đồng thương mại đó. Tuy nhiên, xét trên góc độ
nguyên l ý chung thì về cơ bản một thư tín dụng thường có những nội dung chủ
yếu sau:
Ø Số hiệu của L/C: mỗi L/C có một số hiệu riêng, nhằm tạo điều kiện thuận
lợi trong việc trao đổi thông tin giữa các bên liên quan trong quá trình giao dịch
thanh toán. Số hiệu này cũng được nhà xuất khẩu dùng để ghi vào các chứng từ có
liên quan trong bộ chứng từ thanh toán. Do vậy, nó cũng là căn cứ và là điều kiện
thuận tiện để các Ngân hàng thực hiện việc kiểm tra bộ chứng từ thanh toán.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Thị Kim Thanh
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Loan
24
Ø Địa điểm phát hành L/C: đây là nơi Ngân hàng phát hành thực hiện
nghiệp vụ phát hành L/C, để cam kết việc trả tiền cho người thụ hưởng. Địa điểm
này có nghĩa quan trọng vì nó liên quan đến việc thanh chiếu luật lệ áp dụng, để
giải quyết những bất đồng xảy ra giữa các bên có liên quan.
Ø Ngày mở L/C (Date of issue L/C): ngày mở L/C là ngày bắt đầu phát
sinh và có hiệu lực sự cam kết của ngân hàng mở L/C đối với người hưởng lợi; là
ngày ngân hàng mở chính thức chấp nhận đơn xin mở của người nhập khẩu; là
ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C và cũng là căn cứ để người xuất khẩu
kiểm tra xem người nhập khẩu có mở L/C đúng thời hạn không Về nguyên tắc,
ngày mở L/C không được trùng với ngày giao hàng mà phải trước ngày giao
hàng một khoảng thời gian hợp lý, được tính tối thiểu bằng số ngày cần có để
thông báo L/C, số ngày lưu L/C tại Ngân hàng thông báo, số ngày người xuất
khẩu cần có để chuẩn bị hàng hóa giao cho nhà nhập khẩu.
Ø Địa điểm phát hành L/C: đây là nơi Ngân hàng phát hành thực hiện
nghiệp vụ phát hành L/C, để cam kết việc trả tiền cho người thụ hưởng. Địa điểm
này có ý nghĩa quan trọng vì nó liên quan đến việc tham chiếu luật lệ áp dụng, để
giải quyết những bất đồng xảy ra giữa các bên có liên quan.
Ø Loại thư tín dụng (From of documentary credit): mỗi loại L/C đều có
tính chất, nội dung khác nhau, quyền lợi và nghĩa vụ của những người liên quan

đến L/C cũng có những điểm rất khác nhau. Do đó, khi mở L/C người yêu cầu
mở phải xác định cụ thể tiêu chí về loại L/C cần mở. Trên cơ sở đó, Ngân hàng
phát hành sẽ chỉ định cụ thể bức thư đó thuộc loại gì để tránh những hiểu lầm
không cần thiết trong quá trình thực hiện.
Ø Tên, địa chỉ của những người liên quan đến L/C:
- Người yêu cầu mở L/C
- Người thụ hưởng
- Ngân hàng phát hành L/C
- Ngân hàng thông báo
- Ngân hàng trả tiền (nếu có)
- Ngân hàng xác nhận (nếu có)
- Ngân hàng chiết khấu (nếu có)
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Thị Kim Thanh
SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Loan
25
Ø Số tiền của thư tín dụng (Amount): số tiền này phải được ghi cả bằng số
và bằng chữ và phải tuyệt đối thống nhất với nhau về lượng. Gắn liền với số
lượng là tên đơn vị tiền và phải được ghi cụ thể, chính xác, kể cả tên quốc gia có
đơn vị gần đó (nếu cần).
Ø Thời hạn hiệu lực của L/C: mỗi L/C chỉ có hiệu lực trong một thời gian
nhất định. Thông thường thời hạn hiệu lực cũng là thời hạn mà Ngân hàng mở
L/C cam kết trả tiền cho người hưởng lợi, nếu người này xuất trình bộ chứng từ
trong thời hạn đó và phù hợp với các điều khoản, điều kiện trong L/C. Thời hạn
hiệu lực của L/C được tính từ ngày mở đến ngày hết hạn hiệu lực của L/C. Thời
hạn hiệu lực dài hay ngắn tùy thuộc vào ngày mở thư, ngày giao hàng.
Ø Thời hạn trả tiền của L/C: trong mỗi bức thư tín dụng đều quy định rõ
việc trả tiền cho người thụ hưởng được thực hiện ra sao: trả ngay hay trả chậm.
Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào quy định trong hợp đồng thương mại đã được
ký kết giữa các bên. Nếu trả ngay thì thời hạn trả tiền sẽ nằm trong thời hạn hiệu
lực của L/C. Ngược lại, nếu trả chậm thì có nghĩa là thời hạn trả tiền nằm ngoài

thời hạn hiệu lực của L/C. Tuy nhiên trong trường hợp này lưu ý là hối phiếu có
kỳ hạn phải được xuất trình để chấp nhận trong thời hạn hiệu lực của L/C, nếu
không thì bộ chứng từ sẽ trở nên bất hợp lệ.
Ø Thời hạn giao hàng ghi trong L/C: điều khoản này phải xuất phát từ sự
thỏa thuận trong hợp đồng thương mại đã ký. Đây là thời hạn quy định bên xuất
khẩu phải chuyển giao xong hàng hóa cho bên nhập khẩu kể từ khi L/C có hiệu
lực. Thời hạn giao hàng có quan hệ chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của L/C.
Ø Những nội dung về hàng hóa (Description of goods): những điều khoản
như tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, quy cách phẩm chất, bao bì, ký mã
hiệu…đã thỏa thuận trong hợp đồng thương mại cũng được thể hiện cụ thể trong
nội dung của L/C.
Ø Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa: những điều khoản liên
quan tới điều kiện cơ sở giao hàng (FOB, CIF…), nơi giữ hàng, giao hàng, cách
vận chuyển,…cũng được thể hiện đầy đủ và cụ thể trong nội dung L/C.
Ø Những chứng từ mà người hưởng lợi phải xuất trình: đây là một trong
những điều khoản rất quan trọng trong nội dung L/C. Yêu cầu về các loại chứng
từ người thụ hưởng phải xuất trình thể hiện trong mỗi L/C có thể khác nhau về

×