Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Đánh giá một số đặc điểm sinh trưởng và phát triển của dòng lúa thuần mới chọn tạo (CD 56 nâu) trong vụ xuân 2011 tại trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 49 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp

Trần Thị Ngọc – LT2 KHCT

LỜI CẢM ƠN
Ngoài sự nổ lực và cố gắng của bản thân, trong q trình thực tập tốt
nghiệp, tơi đã nhận được sự giúp đỡ, dạy bảo, động viên nhiệt tình của các
thầy cơ giáo, gia đình và bạn bè.
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng
dẫn TS. Nguyễn Văn Cương, người đã tận tình chỉ bảo tơi trong suốt q trình
thực hiện chun đề.
Tơi xin chân thành cảm ơn KS. Nguyễn Chí Dân và các thầy cô giáo
Bộ môn Di Truyền – Giống, trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội đã tạo điều
kiện thuận lợi và tận tình giúp đỡ tơi hồn thành khóa luận.
Cuối cùng tơi xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã ln
ủng hộ, khuyến khích tơi trong suốt thời gian qua.
Mặc dù bản thân đã cố gắng hoàn thành chuyên đề thục tập trong phạm vi và khả
năng cho phép nhưng chắc chắn sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận
được sự cảm thơng và tận tình chỉ bảo của q Thầy Cô và các bạn.

Hà nội, ngày tháng năm 2010
Sinh viên

Trần Thị Ngọc

Trường Đại Học Nông Nghiệp

i

Khoa Nông Học



Chuyên đề tốt nghiệp

Trần Thị Ngọc – LT2 KHCT

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................................i

Trường Đại Học Nông Nghiệp

ii

Khoa Nông Học


Chuyên đề tốt nghiệp

Trần Thị Ngọc – LT2 KHCT

DANH MỤC BẢNG
LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................................i

Trường Đại Học Nông Nghiệp

iii

Khoa Nông Học


Chuyên đề tốt nghiệp


Trần Thị Ngọc – LT2 KHCT

DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH
Đồ thi 4.1: Một số đặc điểm sinh trưởng của các dòng, giống ở giai đoạn mạ
......................................................................Error: Reference source not found
Đồ thị 4.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm
......................................................................Error: Reference source not found
Đồ thị 4.3. Động thái ra lá của các giống lúa tham gia thí nghiệm...........Error:
Reference source not found
Đồ thị 4.4. Động thái đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm. Error: Reference
source not found

Hình 4.1. Kiểu cây của các dịng, giống lúa tham gia thí nghiệm...................39
Hình 4.2. Bắt đầu đẻ nhánh .............................................................................44
Hình 4.3. CD56 nâu bắt đầu đẻ nhánh...............................................................44
Hình 4.3. thời kỳ dể nhánh rơ. .......................................................................44
Hình 4.4. CD56 nâu thời kỳ đẻ nhánh rộ............................................................44

Trường Đại Học Nông Nghiệp

iv

Khoa Nông Học


Chuyên đề tốt nghiệp

Trần Thị Ngọc – LT2 KHCT


I. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là nước có nền nơng nghiệp phát triển lâu đời với khoảng
70% dân số sống bằng nghề nông, sản xuất nông nghiệp chiếm 44,8% tổng
sản phẩm xã hội, trong dó Lúa được xem là lồi cây lương thực quan trọng
hàng đầu. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do sự biến đổi của khí hậu đã
làm cho thiên tai hạn hán xảy ra thường xuyên hơn, nhiệt độ trái đất ngày
càng tăng cao, đất sản xuất nông nghiệp càng ngày càng bị thu hẹp dần bởi
q trình cơng nghiệp hóa, sự gia tăng nhanh của dân số và những nhu cầu
khác của con người, trong khi đó nhu cầu lương thực ngày càng cao cả về
chất lượng và số lượng. Chính những khó khăn trên đã làm cho vấn đề an
ninh lương thực quốc gia bị đe dọa. Vì vậy, nghành sản xuất lúa của chúng ta
cần có chiến lược lâu dài để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia trong giai
đoạn trước mắt cũng như lâu dài. Việc nghiên cứu và sử dụng các giống năng
suất cao, chất lượng tốt đang được xem là một hướng đi quan trọng hàng đầu
đối với sản xuất lúa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh các giống
lúa thuần nước ta còn sử dụng lúa lai. Các giống lúa lai như tạp giao 1, Tạp
giao 2, Bùi tạp Sơn thanh,…. được nhập từ Trung Quốc, mang lại hiệu quả rõ
rệt về năng suất cho người trồng lúa. Tuy nhiên, sự phụ thuộc giống lúa lai
nhập nội gây ra khơng ít khó khăn như: nguồn giống không ổn định, giá giống
quá cao; nhiều năm bị sâu bệnh hại rất nặng, dẫn đến năng suất không đạt yêu
cầu mong muốn. Những khó khăn này thúc đẩy các nhà chọn giống tập trung
nghiên cứu chọn tạo ra các giống lúa mới chủ động hơn, thuận lợi hơn và an
toàn hơn. Một số giống lúa lai do Việt Nam chọn tạo và đưa vào sản xuất
như: các giống lúa lai Việt lai 20, TH 3-3, TH 3-4, Việt lai 24, HYT83,
HYT100,…;

Trường Đại Học Nông Nghiệp

1


Khoa Nông Học


Chuyên đề tốt nghiệp

Trần Thị Ngọc – LT2 KHCT

Các giống lúa thuần chất lượng năng suất cao được chọn tạo như:
Hương Cốm; Giống lúa OM5464, OM8923, OM6677, OM6377, OM6976,
OM5981, OM6904; OM6932, TBR36, TBR45, BN3,…
Bộ môn Di truyền và Chọn giống cây trồng -Trường Đại học Nông
nghiệp Hà Nội đã và đang nghiên cứu chọn tạo ra các giống lúa mới. Mỗi
giống lúa mới được chọn tạo trước khi đưa vào sản xuất đại trà thì trước hết
cần phải tiến hành khảo nghiệm đánh giá những đặc điểm sinh trưởng phát
triển, khả năng thích ứng và tiềm năng cho năng suất của giống. Đây là một
trong những công việc rất quan trọng và có ý nghĩa cho sản xuất nhằm chọn
ra các giống lúa có khả năng sinh trưởng tốt, cho năng suất cao, chất lượng
tốt. Để góp phần nhỏ bé vào công cuộc đổi mới của nông nghiệp Việt Nam,
chúng tôi đã thực hiện chuyên đề:
“Đánh giá một số đặc điểm sinh trưởng và phát triển của dòng lúa
thuần mới chọn tạo (CD 56 nâu) trong vụ xuân 2011 tại trường Đại Học
Nơng Nghiệp Hà Nội”.
1.2. Mục đích và u cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích của đề tài
Nhằm đánh giá một số đặc điểm sinh trưởng phát triển, đặc điểm nông sinh
học của giống lúa thuần mới được chọn tạo (CD 56) so với giống bố mẹ và
đối chứng (Khang Dân 18) trong vụ Xuân 2011.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Tiến hành thí nghiệm khảo sát một số đặc trưng, đặc điểm nơng sinh

học, theo dõi tình hình sinh trưởng và phát triển của các giống lúa thí nghiệm.
- Đo đếm các chỉ tiêu đã đề ra và đánh giá độ thơm của lúa theo cảm
quan.

Trường Đại Học Nông Nghiệp

2

Khoa Nông Học


Chuyên đề tốt nghiệp

Trần Thị Ngọc – LT2 KHCT

II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
Cây lúa là loại cây lương thực quan trọng đối với con người, là loại cây
lương thực chính của gần 80% dân số thế giới. Chính vì vai trị quan trọng
này cho nên đã có rất nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm
nghiên cứu về những đặc điểm thực vật học, đặc điểm sinh trưởng phát triển,
đặc điểm di truyền… của cây lúa nhằm giúp cho con người có được những
hiểu biết sâu sắc về cây lúa từ dó làm cơ sở lý thuyết trong chọn tạo giống lúa
mới cũng như trong sản xuất để nâng cao năng suất và chất lượng nhằm đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.
2.1. Đặc điểm thực vật học của cây lúa.
Việc nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm thực vật học của cây lúa có ý
nghĩa lớn trong việc chọn tạo giống có tiềm năng năng suất cao đồng thời có
các biện pháp kỹ thuật tác động hợp lý để năng cao năng suất trong quá trình
sản xuất lúa.
* Rễ lúa: Rễ lúa thuộc loại rễ chùm, khi mới nảy mầm rễ phát triển từ phôi là

rễ mộng, rễ này chỉ hoạt động một thời gian rồi chết đi và được thay thế bằng
các lớp rễ phụ. Rễ phụ được hình thành từ các mắt đốt gốc của cây, số lượng
rễ mọc từ các mắt đốt tăng dần theo thời gian sinh trưởng và phụ thuộc vào
kích thước và khả năng hoạt động của các lá tương ứng, những mắt đầu chỉ ra
được trên dưới 5 rễ, những mắt sau có thể đạt 5 – 20 rễ. Bộ rễ lúa có thể đạt
tới 500 – 800 cái, phân bố chủ yếu ở lớp đất 0-20cm. Ở giai đoạn đẻ nhánh,
hầu hết rễ tập trung ở lớp đất 10cm trên cùng, ở các giai đoạn sau có tới 92 –
95% số lượng rễ phân bố ở lớp đất từ mặt tới 20cm (Đinh Văn Lữ - 1978)
[11]. Ở cấc thời kỳ khác nhau thì sự phát triển của bộ rễ lúa cũng có sự khác
nhau, ở thời kỳ đẻ nhánh làm đòng bộ rễ lúa phát triển có dạng hình bầu dục
nằm ngang, ở thời kỳ trổ bơng bộ rễ phát triển xuống sâu có dạng hình quả
trứng ngược.

Trường Đại Học Nơng Nghiệp

3

Khoa Nơng Học


Chuyên đề tốt nghiệp

Trần Thị Ngọc – LT2 KHCT

Hasegawa (1963) làm thí nghiệm về bộ rễ lúa cạn Nhật Bản thấy rằng:
hai giống lúa cạn có bộ rễ ăn sâu hơn 20 cm trong khi chỉ có một vài rễ của
hai giống lúa nước tham gia thí nghiệm đạt đến độ sâu này [26].
IRRI (1975) [26] đã so sánh bộ rễ của 25 giống lúa với bộ rễ của ngô
và lúa miến, là hai loại cây trồng có khả năng chịu hạn khá hơn lúa. Tỷ lệ
rễ/thân lá của ngô (146mg/g) và lúa miến (209mg/g) cao hơn nhiều so với các

giống lúa. Tuy nhiên, giống lúa khác nhau thì tỷ lệ này cũng khác nhau.
Chẳng hạn, giống lúa mẫn cảm với hạn IR20 có tỷ lệ rễ/thân lá thấp nhất
(49mg/g) trong khi phần lớn các giống lúa chịu hạn (OS4, E425, Palawa,
Dular, M1-48 …) có tỷ lệ này gần tương đương với ngô (101-120mg/g). Tỷ lệ
rễ/thân lá của các giống lúa cạn cao hơn lúa nước và đáng tin cậy ở cả hai
điều kiện đủ nước và hạn.
* Thân lúa: Cây lúa có thân giả và thân thật. Ở thời kỳ lúa con gái thân nhìn
thấy trên mặt đất là thân giả do các bẹ lá xếp sít nhau tạo thành, thân giả
thường dẹt, xốp. thân thật chỉ xuất hiện từ khi cây lúa vươn đốt, thân thật gồm
các lóng nối với nhau kế tiếp qua các đốt, phần cuối cùng của thân là bơng lúa
(IRRI- 1991) [12]. Số lóng trên thân phụ thuộc vào giống, các giống có thời
gian sinh trưởng trung ngày thường có khoảng 6 – 7 lóng, các giống ngắn
ngày thì 4 – 5 lóng. Số lóng kéo dài thường từ 3 đến 8, trung bình là 5 (S.
Yosida, 1981) [6].
* Lá lúa: Lá lúa được hình thành từ các mầm mắt thân. Khi hạt nảy mầm lá
đầu tiên được hình thành là lá bao mầm, tiếp đến là các lá thật thứ nhất, thứ 2,
3,…. Một lá lúa hoàn chỉnh bao gồm các bộ phận: bẹ lá, phiến lá, cổ lá, tai lá
và lưỡi lá. Thơng thường trên cây lúa có khoảng 5 -6 lá xanh cùng hoạt động,
sau một thời gian hoạt động các lá ở phía gốc chuyển vàng rồi chết đi, các lá
mới lại tiếp tục xuất hiện. Tốc độ ra lá thay đổi theo thời gian sinh trưởng và
điều kiện ngoại cảnh. Ở thời kỳ mạ non trung bình 1 – 3 ngày ra 1 lá, ở thời
kỳ mạ khỏe trung bình 7 -10 ngày ra 1 lá, ở thời kỳ đẻ nhánh khoảng 5 – 7

Trường Đại Học Nông Nghiệp

4

Khoa Nông Học



Chuyên đề tốt nghiệp

Trần Thị Ngọc – LT2 KHCT

ngày ra 1 lá và khoảng 12 -15 ngày ra 1 lá ở thời kỳ cuối đẻ nhánh chuyển
sang làm đòng [15]. Tổng số lá trên cây ít nhiều có sự thay đổi tùy giống, thời
vụ cấy và các biện pháp kỹ thuật tác động. Ở nước ta nhóm giống lúa ngắn
ngày thường có khoảng 12 – 15 lá, nhóm giống lúa trung ngày có khoảng 16 –
18 lá, nhóm dài ngày có thể có tới 20 – 21 lá [6].
Ngồi ra, Chang (1972) [24] nhận thấy các giống lúa cạn địa phương có
diện tích lá lớn hơn các giống lúa bán lùn nhưng động thái tăng trưởng và số lá
của các giống lúa cạn lại kém hơn lúa nước. Theo Bake (1989) [23] phần lớn các
giống lúa cạn nhiệt đới có bộ lá màu xanh nhạt, thường đi kèm với đặc điểm lá
dài và rủ xuống. Các giống lúa cạn Châu Phi và Philipine có góc lá lớn, thường
gấp đơi góc lá của giống lúa bán lùn. Tuy nhiên, một vài giống lúa địa phương,
ví dụ giống Jappeni Tunkungo lại có bộ lá dài, đứng và xanh thẫm.
* Nhánh lúa: Nhánh lúa là một cây lúa con được phát triển từ mầm nhánh
trên thân cây mẹ, có đầy đủ rễ, thân, lá, có thể sống độc lập, trổ bơng kết hạt
bình thường như cây mẹ. Qúa trình phát triển của một nhánh lúa trải qua 4
giai đoạn: mầm nhánh phân hóa, nhánh hình thành, nhánh dài ra trong bẹ lá
và nhánh xuất hiện. Theo quy luật “cùng ra lá cùng đẻ nhánh của Katayama
(Nhật Bản) thì q trình đẻ nhánh có liên quan chặt chẽ với quá trình ra lá và
khi lá thứ tư xuất hiện thì nhánh thứ nhất cũng bắt đầu xuất hiện [6].
Còn theo Bùi Huy Đáp, cấy một dảnh ngạnh trê và cấy thưa trong vụ
mùa, giống lúa tám có thể đẻ được 232 nhánh trong đó có 198 nhánh thành
bơng. Vụ chiêm, giống Chiêm Chanh đẻ được 113 nhánh trong đó có 101
nhánh thành bơng. Tuy nhiên trên đồng ruộng, nếu cấy 4 – 5 dảnh, khóm lúa
có thể đẻ 15 – 20 nhánh sau đó có thể cho 12 – 15 nhánh hữu hiệu [6]. Tổng
kết các kết quả nghiên cứu trên các giống lúa năng suất cao cho thấy: các
nhánh được sinh ra sớm lớn lên thành bông hữu hiệu , các nhánh đẻ sớm cho

bông to, các nhánh đẻ muộn cho bông nhỏ. Muốn có một khóm lúa tốt,ít

Trường Đại Học Nơng Nghiệp

5

Khoa Nông Học


Chuyên đề tốt nghiệp

Trần Thị Ngọc – LT2 KHCT

nhánh vô hiệu thì chỉ nên để cây mạ (hoặc cây lúa) đẻ dến nhánh thứ 3 với
giống ngắn ngày và nhánh thứ tư với các giống dài ngày [12]. Theo Nguyễn
Văn Hoan, 1995, nếu thâm canh mạ tốt, cây mạ đẻ sớm thì chỉ cần cấy 3 – 4
khóm mạ/khóm lúa với các giống ngắn ngày và chỉ cần cấy 2 – 3 khóm
mạ/khóm lúa với các giống trung ngày và dài ngày là vừa [12].
* Bông lúa: Bông lúa là bộ phận quan trọng nhất của cây lúa, là kết quả của
mọi hoạt động trong đời sống cây lúa. Một bông lúa gồm các phần cơ bản là
trục bông, gié cấp I, gié cấp II và các hoa lúa. Theo số lượng hoa trên các bông
người ta chia bông ra 4 nhóm: nhóm bơng bé - số hoa/bơng dưới 100, nhóm
bơng trung bình số hoa/bơng là 101-150, bơng to - số hoa/bông là 151-200 và
bông rất to – số hoa/bông trên 200 hoa. Hiện nay các loại hình bơng rất to, trung
bình tất cả các bơng có thể đạt đến 300 hạt, ở bơng chính (bơng to nhất) có thể
đạt 600-620 hoa (Yuan Long Ping-1996, Nguyễn Văn Hoan-1999) [12].
2.2. Những nghiên cứu về thời gian sinh trưởng của cây lúa.
Thời gian sinh trưởng của cây lúa tính từ khi hạt nảy mầm đến khi lúa
chín, thay đổi từ 90 - 180 ngày và có thể chia ra hai thời kỳ sinh trưởng chủ
yếu là sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Thời gian sinh trưởng

sinh thực của các giống ít biến động (60- 65 ngày), thời gian sinh trưởng sinh
dưỡng biến động mạnh nhất, do đó sự khác nhau về thời gian sinh trưởng giữa
các giống chủ yếu là do thời gian sinh trưởng sinh dưỡng và phụ thuộc vào
giống và điều kiện ngoại cảnh[4].
Tanaka (1964) cho rằng: Những giống có thời gian sinh truởng quá
ngắn (dưới 105 ngày) có thể khơng thích hợp với phương pháp cấy đang được
áp dụng ở một số nước nhiệt đới. những giống có thời gian sinh trưởng từ
110-130 ngày thích hợp cho năng suất cao. Những dịng, giống ngắn ngày có
khả năng cho năng cho năng suất cao là do cân đối giữa thời gian sinh trưởng
sinh dưỡng và thời gian sinh trưởng sinh thực. Theo Yosida (1979) [20],

Trường Đại Học Nông Nghiệp

6

Khoa Nông Học


Chuyên đề tốt nghiệp

Trần Thị Ngọc – LT2 KHCT

những giống lúa có thời gian sinh trưởng q ngắn thì khơng thể cho năng
suất cao vì sinh trưởng sinh dưỡng bị hạn chế, ngược lại những giống có thời
gian sinh trưởng quá dài cũng không thể cho năng suất cao được vì sinh
trưởng quá dài sẽ gây hiện tượng lốp đổ. Tuy nhiên trong điều kiện đất có độ
phì thấp như nhau thì giống có thời gian sinh trưởng dài ngày hơn sẽ cho năng
suất cao hơn.
Năm 1970, Bùi Huy Đáp khi nghiên cứu ảnh hưởng của ngoại cảnh đến
sinh trưởng phát triển của cây lúa cho rằng: Lúa Xuân ít mẫn cảm với thời

gian chiếu sáng trong ngày ngược lại rất mẫn cảm với nhiệt độ, cịn lúa mùa ít
mẫn cảm với nhiệt độ nhưng lại rất mẫn cảm với ánh sáng ngày ngắn. Tác giả
còn cho rằng: Thời gian sinh trưởng quá ngắn không đủ cho cây lúa đẻ nhánh
và có diện tích lá quang hợp đầy đủ. Ngược lại thời gian sinh trưởng quá dài
sẽ khó khăn trong công tác mùa vụ và các điều kiện bất thuận về thời tiết.
Thời gian sinh trưởng thích hợp sẽ cho số nhánh và diện tích quang hợp cao.
Dựa vào thời gian sinh trưởng, cây lúa được chia thành 4 nhóm sau:
- Nhóm cực ngắn nhày có thời gian sinh trưởng dưới 100 ngày.
- Nhóm ngắn ngày có thời gian sinh trưởng từ 101 - 120 ngày.
- Nhốm trung ngày có thời gian sinh trưởng từ 121 -140 ngày.
- Nhóm dài ngày có thời gian sinh trưởng 140 ngày trở lên.
Ở nước ta các giống lúa ngắn ngày có thời gian sinh trưởng khoảng 90120 ngày, các giống lúa trung ngày có thời gian sinh trưởng dài 140 -160
ngày [6].
2.3. Những nghiên cứu về đặc điểm di truyền của cây lúa
2.2.1.Di truyền về chiều cao cây
Chiều cao cây của cây lúa là một đặc tính di truyền được quyết định
bởi số lóng kéo dài và chiều dài các lóng. Chiều cao cây ảnh hưởng tới đến

Trường Đại Học Nông Nghiệp

7

Khoa Nông Học


Chuyên đề tốt nghiệp

Trần Thị Ngọc – LT2 KHCT

khả năng thích ứng của cây lúa ở các vùng sinh thái khác nhau đặc biệt chiều

cao cây cịn quyết định tính chống đổ, khả năng chống úng và khả năng chịu
thâm canh. Guliaep (1975) xác định có 4 gen kiểm tra chiều cao cây. Khi
nghiên cứu các dòng lùn tự nhiên và đột biến có trường hợp do 1 cặp gen, có
trường hợp do 2 cặp gen và đa số trường hợp do 8 cặp gen lặn kiểm tra lá d 1,
d2, d3, d4, d5, d6, d7 và d8 [22]. Theo Rutger và cộng sự (1985) khi xử lý các
giống lúa Calvose đã tạo nên 3 kiểu đột biến lùn do 3 gen độc lập của cây lúa
gây ra là: sd1, sd2, sd4. Trong đó gen sd1 lảm giảm chiều cao cây khoảng
25% nhưng vẫn giữ nguyên chiều dài bông. Điều này chứng tỏ các gen kiểm
tra tính trạng lùn đều do gen lặn. Những nghiên cứu về di truyền đến nay cho
rằng ở lúa có hai kiểu gen lùn chính trong tự nhiên ngồi ra cịn có một số
kiểu gen lùn do đột biến tự nhiên hay nhân tạo. Gen lùn được phân lập từ các
giống lúa có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc, Đài Loan như Dee – Geo –
Woo – gen, I- Geo –Tze thường là do một cặp gen lặn kiểm soát, cặp gen này
khi ở trạng thái đồng hợp thể sẽ làm cho các lóng bị rút ngắn nhưng không rút
ngắn chiều dài bông. Khi lai các giống lùn kể trên với các giống khác những
dạng tái tổ hợp cây thấp nhưng bông dài [18].
Hiện nay, các nhà chọn tạo giống đang tập trung và định hướng chọn
kiểu hình cây lúa có chiều cao lý tưởng là 100cm.
2.2.2. Di truyền về khả năng đẻ nhánh
Đẻ nhánh là chức năng sinh lý của cây lúa, nó là yếu tố quyết định đến
năng suất lúa. Những giống đẻ gọn, tập trung thì cho tỷ lệ nhánh hữu hiệu
cao, những giống có thời kỳ đẻ nhánh dài, đẻ muộn thì có tỷ lệ nhánh vơ hiệu
nhiều. Theo kết quả nghiên cứu của P.R Jenning và cộng sự 1979, đối với lúa
thường cho rằng: số nhánh đẻ của một cá thể di truyền số lượng, có hệ số di
truyền thấp đến trung bình [18]. Bùi huy Đáp (1980) cho rằng các nhánh đẻ
càng muộn thì số lá càng ít cho nên khó có khả năng cho bơng. Những nhánh

Trường Đại Học Nông Nghiệp

8


Khoa Nông Học


Chuyên đề tốt nghiệp

Trần Thị Ngọc – LT2 KHCT

cho bông là những nhánh đẻ sớm có đủ thời gian để tích luỹ chất khơ vào
trong thân lá. Ngồi ra qua các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tính đẻ
nhánh khoẻ di truyền bởi số lượng có hệ số di truyền từ thấp đến trung bình
và bị ảnh hưởng rõ rệt của điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật chăm bón [1]. Một
số nhà nghiên cứu khác cho rằng đa số giống lúa cổ truyền có khả năng đẻ
nhánh khỏe, khi lai chúng với dạng lùn để rút ngắn chiều dài thân thường
khơng làm giảm khả năng đẻ nhánh mà cịn làm tăng lên [18].
2.2.3. Di truyền về bộ lá lúa
Qua nghiên cứu người ta thấy lá thẳng đứng được kiểm tra bởi một cặp
gen lặn có hệ số di truyền cao, cặp gen này có tác dụng đa hiệu vừa gây ra
thân ngắn vừa làm cho bộ lá đứng thẳng, cứng và ngắn. Độ dài lá có quan hệ
với các gen xác định chiều cao cây và còn bị chi phối bởi các điều kiện mơi
trường. Độ dài lá có quan hệ chặt chẽ với tiềm năng năng suất lúa. Tính trạng
lá địng dài di truyền độc lập với gen lùn kiểm tra độ dài thân và độ dài các lá
phía dưới [8].
2.2.4. di truyền về khả năng vượt nước sâu.
Khả năng vượt nước sâu của các giống lúa có giá trị với những vùng
đất ngập. Theo nhũng nghiên cứu của Jennings và cộng sự (1979) cho rằng;
Tính trạng vượt nước sâu của cây lúa do 2 hoặc 3 gen kiểm tra, tuy nhiên các
gen chịu ngập không cùng alen với các gen kiểm tra tính trạng vươn lóng
nhanh [8]. Khả năng vượt nước sâu liên quan tới tính trạng vươn lóng của
giống, qua phân tích diallel Bùi Chí Bứu, Nguyễn Văn Tạo, Nguyễn Thị Lang

đã có nhận xét: có ít nhất 5 nhóm gen kiểm tra tính trạng chiều cao của giống
lúa nước sâu [20].
2.2.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất.
Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất có tương quan thuận với
nhau, sự tương quan này còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh. Theo Yuan

Trường Đại Học Nông Nghiệp

9

Khoa Nông Học


Chuyên đề tốt nghiệp

Trần Thị Ngọc – LT2 KHCT

L.P (1977) cho rằng: Kiểu cây lúa lý tưởng phải có kích thước bơng và số
lượng bơng trung bình [18]. Nguyễn Văn Hiển và Trần Thị Nhàn (1978) khi
nghiên cứu độ trổ thốt của bơng cho biết những giống có bơng trổ thốt hồn
tồn thường cho tỉ lệ hạt chắc cao[10]. Khi nghiên cứu về năng suất cá thể, Vũ
Tuyên Hoàng và Luyện Hữu Chỉ cho rằng: những bơng lúa có bơng to, hạt to sẽ
có năng suất cao [13]. Nghiên cứu về kích thước bơng trên các tập đồn giống
lúa các nhà khoa học đã khẳng định: kích thước và số lượng bông tương quan
ngược chiều nhau trong phạm vi khá ổn định và thấp hơn từng yếu tố thành phần
các giống bơng to thì đẻ ít nhánh, các giống nhiều bơng thì bơng nhỏ.
2.2.6. Chất lượng lúa gạo.
* Chất lượng thương trường:
Chất lượng lúa gạo là một trong những yếu tố được quan tâm hàng đầu
trong công tác chọn tạo giống lúa hiện nay. Đi sâu tìm hiểu gen quy định

chiều dài hạt, Rmaiah (1931) [33] cho rằng chiều dài hạt gạo do 1 gen kiểm
tra. Rollich (1957) cho là 2 gen kiểm tra. Còn Ramaiah và Parthasasthy
(1933) lại cho là 3 gen kiểm tra. Ngược lại, Mitro (1962), Chang (1974),
Nkatats và Jackson 1973, Somrith và cộng sự 1979 [27] lại cho rằng tính
trạng do nhiều gen kiểm tra. Sau dó, trong nghiên cứu bằng phương pháp
phân tích quần thể phân li vào năm 1994, Takeda và Saito đã phát hiện ra
chiều dài hạt được điều khiển bởi một gen lặn kí hiệu là lk-I [17].
Qua nghiên cứu, người ta cũng thấy chiều dài và hình dạng hạt di
truyền độc lập nên có thể tổ hợp hai tính trạng đó vào một giống, khơng có sự
khác biệt di truyền nào gây cản trở sự tái tổ hợp của tính trạng hạt thon dài với
tính trạng độ trong, độ bạc bụng, hàm lượng Amyloza trong nội nhũ, kiểu cây,
thời gian sinh trưởng và năng suất [18]. Một số kết quả nghiên cứu khác cho
rằng: chiều dài và độ thon của hạt lai biểu hiện hiệu ứng di truyền cộng tính, con
lai F1 có sự phân ly tăng tiến theo hướng dài hơn và ngắn hơn bố mẹ [18].

Trường Đại Học Nông Nghiệp

10

Khoa Nông Học


Chuyên đề tốt nghiệp

Trần Thị Ngọc – LT2 KHCT

Các kết quả nghiên cứu gần đây vẫn chưa thống nhất được về số gen
kiểm tra tính trạng nỗi nhũ trong, nhưng đều có nhận xét rằng sự di truyền
tính trạng này khơng q phức tạp, có thể chọn được những cá thể phân ly hạt
gạo trong ở quần thể F2 của lai đơn, ở F1 của lai 3 hoặc lai trở lại. Đặc tính

gạo trong di truyền độc lập với các tính trạng nơng sinh học khác [18].
* Chất lượng nấu nướng:
Đi sâu nghiên cứu về tính di truyền hàm lượng amylose chưa có kết quả
chính xác. Theo Jenning và cộng sự (1979) [32] cho rằng: “ do một cặp gen điều
khiển và hàm lượng amylose cao là trội hoàn toàn so với hàm lượng amylose
trung bình và thấp”. Hàm lượng amylose thấp và trung bình được điều khiển bởi
gen đơn tác động chính và một số gen nhỏ cũng tác động tính trạng này. Do vậy
muốn con lai có hàm lượng amylose trung bình thì một trong hai bố mẹ phải có
hàm lượng amylose trung bình (Jenning và cộng sự, 1979) [32]
Di truyền tính trạng hàm lượng amylose rất phức tạp vì nó có hai alen
(3n trong nội nhũ). Hàm lượng amylose cao được kiểm tra bởi một gen bổ
sung. Một vài nghiên cứu cho rằng hàm lượng amylose do đa gen kiểm soát
(Puri, 1980, N.T.Lang và B.C.Buu, 2004). Trong phân tích hệ di truyền của
hàm lượng amylose thì hàm lượng amylose ảnh hưởng cả hai nhóm alen cộng
tính và alen khơng cộng tính. Một số nhà nghiên cứu cho rằng hàm lượng
amylose có hiệu ứng cộng tính và khơng cộng tính [2]. Đi sâu nghiên cứu ở
cấp độ phân tử cho thấy hàm lượng amylose được tổng hợp bởi 1 enzyme gọi
là GBSSI (Kossmann và Lloyd, 2000; Smith và cộng sự, 1999) [28] Mặt
khác, enzym GBSSI được mã hoá bởi 1 gen kí hiệu là Wx nằm trên NST số 6
(Okagaki và Wesssler, 1988). Theo Nguyễn Minh Thu (2009) [19], đánh giá
124 mẫu giống lúa được thu thập và bảo quản tại bộ môn Công nghệ sinh học
ứng dụng, Đại học Nông nghiệp Hà Nội bằng phương pháp PCR đã xác định
được 10 mẫu giống có kiểu gen Wx- T/Wx- T cho hàm lượng amylose thấp.

Trường Đại Học Nông Nghiệp

11

Khoa Nông Học



Chuyên đề tốt nghiệp

Trần Thị Ngọc – LT2 KHCT

Nghiên cứu di truyền tính thơm của lúa gạo, có rất nhiều ý kiến khác
nhau. Tuy nhiên đến năm 2005, L. Bradbury và cộng sự đã công bố một
nghiên cứu về vị trí, cấu trúc và cơ chế của gen fgr quy định tính trạng mùi
thơm của lúa. Trong nghiên cứu này, Bradburry và cộng sự đã phát hiện 8 đột
biến mất đoạn và 3 SNPs trên exon của gene mã hoá tổng hợp Betaine
aldehyde dehydrogenase 2 (BAD2) chính là nguyên nhân hình thành tính
thơm trên các giống lúa thơm Basmati [30]. Các giống lúa khơng thơm sẽ có
bản gen mã hố BAD2 chứa đột biến mất đoạn và các SNPs. Hậu quả của
việc thay đổi cấu trúc này sinh ra một mã dừng làm mất tác dụng của enzyme
BAD2. Ngoài ra, các tác giả đã sử dụng các Bacterial artificial Chromosome
(nhiễm sắc thể nhân tạo của vi khuẩn) để kiểm tra vị trí của gen fgr và đã phát
hiện chính xác của gen này trên NST 8.
Kết quả của nghiên cứu này đã được công nhận rộng rãi và được sử
dụng trong rất nhiều nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật phân tử trong chọn tạo các
giống lúa thơm. Nguyễn Minh Thu (2009) [19] đánh giá 124 mẫu giống lúa
được thu thập và bảo quản bằng phương pháp PCR đã xác định được 9 mẫu
giống có chứa gen fgr quy định mùi thơm ở lúa.
2.3. Nghiên cứu di truyền về tính chống chịu sâu bệnh.
* Di truyền kháng bệnh bạc lá
Bệnh bạc lá do vi khuẩn Xanthomonas ozyza gây ra. Trên thế giới
bệnh bạc lá gây hại nghiêm trọng và phổ biến ở các vùng trồng lúa thuộc
Châu Á. Nghiên cứu về di truyền khả năng kháng bệnh bạc lá, các nhà khoa
học Nhật Bản là những người đi đầu trong lĩnh vực này. Nisimura, 1961, đã
có những nghiên cứu đầu tiên về di truyền khả năng kháng bệnh bạc lá. Trong
khi nghiên cứu về sự luân chuyển các giống lúa trồng ở Nhật Bản, ông đã

phát hiện khả năng kháng bệnh bạc lá ở hai giống lúa trồng Kogyoku và
Kaganeman, được điều khiển bởi một gen trội nằm trên NST số 11. Hiện nay,

Trường Đại Học Nông Nghiệp

12

Khoa Nông Học


Chuyên đề tốt nghiệp

Trần Thị Ngọc – LT2 KHCT

các nhà khoa học đã phát hiện được 29 gen kháng bệnh bạc lá lúa được ký
hiệu từ Xa1 đến Xa29, trong đó có 20 gen trội và 9 gen lặn. Hầu hết các gen
này đã được đánh giá khả năng kháng và được sử dụng trong chọn giống
kháng bệnh (Kinoshita, 1995; Sidhu và Khush 1978; Lin, 1996; Ogawa,
1988; Nagato và Yoshimura, 1998; Zhang, 1998; Khush và Angeles, 1999;
Gao, 2001; Chen, 2002; Lê, 2003; Yang, 2003; Tan, 2004) [29] [34] [35].
Gần đây, IRRI và một số nước phát triển đã phát hiện và chọn lọc
những gen chống bệnh ở lúa trong đó có bệnh bạc lá. Trên cơ sở đó, người ta
tạo ra những giống lúa có khả năng chống chịu được bệnh bạc lá và một số
loại bệnh khác nhanh hơn.
Ở nước ta trong khoảng 10 năm trở lại đây bệnh bạc lá phát sinh và gây
hại khá nặng ở các giống lúa vụ mùa nhưng gần đây lại có dấu hiệu phát sinh cả
ở vụ Xuân. Nguyên nhân là do chúng ta nhập nội và sử dụng quá nhiều các
giống lúa lai có nguồn gốc từ Trung Quốc có khả năng kháng bệnh kém.
* Di truyền kháng bệnh đạo ôn
Bệnh đạo ôn phát sinh phát triển khắp các vùng trồng lúa trên thế giới.

nó có nhiều chủng loại khác nhau, người ta đã phát hiện được gen chống bệnh
đạo ôn ở lúa, có thể là gen chính hoặc các locus tính trạng số lượng. Guliaep
(1975) đã xác định bệnh đạo ôn do nhiều chủng khác nhau gây nên, ở lúa khi có
3 cặp gen hiện diện là Pi1, Pi2, Pi3 thì có thể chống được bệnh này. Theo
Kinoshita (1991) và Mackill (1992) cho rằng ít nhất có 30 locus chống bệnh đạo
ơn trong đó có 20 gen chính và 10 gen giả định số lượng. Do có nhiều gen chống
bệnh đạo ôn nên công tác chọn tạo, lai tạo ra các giống chống bệnh đạo ôn rất
thuận lợi. Bên cạnh đó có các nịi gây bệnh rất nhiều, vì vậy phải có các giống
chống chịu được nhiều nịi. Theo kết quả nghiên cứu bảo quản quỹ gen của Viện
lúa Đồng Bằng Sơng Cửu Long đối với bệnh đạo ơn thì giống có khả năng
kháng ổn định qua nhiều vụ là: Tẻ tép, Sa mo rằn, Tép sài gòn, Bale C7025 [20].

Trường Đại Học Nông Nghiệp

13

Khoa Nông Học


Chuyên đề tốt nghiệp

Trần Thị Ngọc – LT2 KHCT

*. Di truyền tính chống chịu sâu đục thân
Sâu đục thân là nhóm gây hại chính đối với sản xuất lúa ở Việt Nam nó
phát sinh, phát triển và gây hại trên các thời kỳ sinh trưởng của cây lúa và
các vụ lúa.Việc phòng trừ sâu đục thân hiện nay vẫn hết sức khó khăn vì thế
các hướng nghiên cứu chọn giống chống chịu sâu đục thân đều dựa vào các
đặc điểm của giống để có thể ngăn cản sự phát triển, xâm nhập hay tồn tại của
sâu đục thân. Khi nghiên cứu những đặc điểm di truyền của cây lúa liên quan

đến khả năng gây hại của sâu đục thân thì Okando (1965) cho rằng: “Lúa có
thân cao, đẻ khoẻ, lá dài, rộng mẫn cảm với mức độ nhiễm sâu đục thân hơn,
độ ráp của bẹ lá, độ ôm của thân và bẹ lá có tương quan nghịch với sâu đục
thân lúa”. Cịn Shoki (1971) kết luận “những giống lúa có râu mẫn cảm với
sâu đục thân hơn là các giống lúa không râu”.
* Di truyền về khả năng kháng rầy nâu:
Rầy nâu (Nilaparvata higen) là lồi cơn trùng gây hại phổ biến ở nhiều
vùng trồng lúa trên thế giới do nhiều kiểu sinh học (biotypes) gây hại. Các
nghiên cứu cho thấy có 2 gen kháng rầy nâu dạng trội là BPH1 và BPH3 và 2
gen lặn là bph2 và bph4, các gen này được phân lập ở các loài lúa dại và một
số giống lúa trồng [8].
2.4. Các nghiên cứu chọn tạo giống lúa thuần, giống lúa chất lượng và kết
quả đạt được.
2.4.1. Các hướng nghiên cứu và phương pháp chọn tạo giống lúa thuần chất
lượng.
* Các hướng nghiên cứu chọn tạo giống lúa thuần chất lượng.
Tại cuộc hội thảo của các nhà di truyền chọn giống cũng như của các nhà
hóa sinh và hóa học hạt của các nước trồng lúa trên hành tinh được tổ chức
vào tháng 10 năm 1978 ở Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế IRRI đã phân chia
chất lượng lúa gạo thành 4 nhóm: Chất lượng xay xát, chất lượng thương

Trường Đại Học Nông Nghiệp

14

Khoa Nông Học


Chuyên đề tốt nghiệp


Trần Thị Ngọc – LT2 KHCT

phẩm, chất lượng nấu nướng và ăn uống, chất lượng ăn uống, cho đến nay
bốn nhóm chất này đã được áp dụng rộng rãi trong nghiên cứu cũng như sản
xuất. Trong công tác lai tạo và chọn giống lúa, các nhà chọn giống rất quan
tâm đến các chỉ tiêu này để chọn tạo được các giống lúa thuần có chất lượng
cao [4]. Trong các tài liệu nói về chiến lược chọn giống lúa của IRRI (1989)
đã đề xuất hai hướng chính đó là: Chọn giống lúa lai và chọn giống lúa thuần.
Cả hai hướng này đều nhằm chọn ra những giống lúa có đặc điểm như:
- Có tiềm năng năng suất cao từ 12- 15 tấn/ha
- Có khả năng thích ứng rộng và ổn định về năng suất
- Có khả năng chống đổ tốt, chống rụng hạt.
- Chín sớm để tránh điều kiện mơi trường khó khăn (bão, sâu bệnh).
- Chống chịu tốt với sâu bệnh
- Có chất lượng gạo tốt
Năm 2001, hướng chọn tạo một số đặc chủng chính của giống lúa kiểu
mới phù hợp với điều kiện thâm canh ở đồng bằng Bắc Bộ được đề xuất với
các chỉ tiêu sau:
- Chiều cao của cây từ 95- 105cm, có 5-6 đốt
- Thân cây cứng có khả năng chống đổ tốt
- Khả năng đẻ nhánh của các giống vừa phải. Khi cấy một dảnh các
giống đẻ toàn nhánh cấp 1 và cấp 2 khơng có nhánh vơ hiệu ở vụ xn đạt 6-9
nhánh/khóm, vụ mùa đạt 5-8 nhánh/khóm.
- Chiều dài bơng đạt 25-26 cm, có 190-260 hạt/bơng, tỉ lệ hạt chắc trên 90%
- Hệ thống rễ phát triển mạnh, thích ứng trên nhiều loại đất
- Có thời gian sinh trưởng ở vụ xuân khoảng 150-165 ngày, vụ mùa từ
110-130 ngày.

Trường Đại Học Nông Nghiệp


15

Khoa Nông Học


Chuyên đề tốt nghiệp

Trần Thị Ngọc – LT2 KHCT

- Chống được bệnh bạc lá, giống có chứa các gen chống bệnh như Xa13, Xa-21.
- Hạt gạo trong, nhỏ hạt, hạt gạo dài lớn hơn 6mm cơm dẻo, mềm có
thể xuất khẩu được.
2.4.2. Một số kết quả của công tác chọn tạo giống lúa thuần chất lượng.
Bằng các phương pháp chọn tạo giống khác nhau trong những năm qua
các nhà khoa học trong và ngoài nước đã tạo ra được hàng loạt giống lúa mới.
Thành tựu này góp phần làm phong phú thêm bộ giống lúa, làm tăng năng
suất và sản lượng lúa trên thế giới. Chương trình dài hạn về nghiên cứu giống
của IRRI nhằm đưa vào nhũng dòng lúa thuộc kiểu cây cải tiến, những đặc
trưng chính như: Thời gian sinh trưởng, kể cả tính mẫn cảm chu kỳ sáng thích
hợp nhất với những vùng trồng lúa khác nhau, tính chống chịu sâu bệnh hại,
nhũng đặc điểm cải tiến của hạt, kể cả lượng chứa protein cao, chịu nước sâu,
khả năng trồng khơ và tính chịu rét. Trong năm 1970, IRRI đã đưa ra được
những dịng lúa mới chín sớm như IR747B2-6, IR8 có khả năng chống sâu
đục thân, các dòng chống bệnh bạc lá như IR497-84-3 và IR498-1-88.
Maurya D.M, Wish C.D và Rathi, 1986 [31] cho thấy 3 dịng lúa mới là
NIR84, NDR 85, NDR118 có tiềm năng năng suất cao. Những dịng này có
thân nửa lùn, hạt thon dài, có năng suất cao và ổn định hơn các giống cao cây
cổ truyền địa phương, chúng có khả năng chống chịu được hầu hết các bệnh
trên lá.
Tại Thái Lan, qua các thí nghiệm tại các trại nhân giống, hai dòng lúa

tẻ Goo. Muangluang và Dawk-pagom được trồng phổ biến ở miền nam Thái
Lan có tiềm năng cho năng suất cao, giống lúa nếp Sewmacjan được trồng
phổ biến ở miền bắc Thái Lan cũng là giống có tiềm năng năng suất cao, cả
ba giống này đều là giống truyền thống, [15].

Trường Đại Học Nông Nghiệp

16

Khoa Nông Học


Chuyên đề tốt nghiệp

Trần Thị Ngọc – LT2 KHCT

Các nhà chọn tạo giống trên thế giới cũng đã quan tâm đến chất lượng
nấu nướng đối với các giống lúa cải tiến. Tuy nhiên, kết quả chọn tạo giống
lúa tẻ thơm chất lượng thường đạt thấp vì hầu hết các giống mang gen chống
chịu sâu bệnh đều có hàm lượng amylose cao và nhiệt độ hóa hồ thấp. Giống
lúa IR64 là giống lúa cải tiến có hạt dài, trong, có hàm lượng amylose cao và
nhiệt hóa hồ trung bình, được gieo trồng rộng rãi ở Châu Á. Hiện nay có hàng
loạt các giống lúa cải tiến được chọn tạo, có tiềm năng năng suất cao, chất
lượng gạo tốt đang được mở rộng trong sản xuất như: IR29723, IR42, IR50,
….Tại Trung Quốc, Nam Triều Tiên, Philippin và Srilanca trên 90% diện tích
trồng lúa là các giống lúa cải tiến.
Trên thế giới, các giống lúa chất lượng đã được quan tâm và xếp vào
các nhóm lúa đặc biệt. Ấn Độ, Bangladest, Pakistan là các nước có nguồn gen
lúa chất lượng phong phú, đáng chú ý nhất là giống lúa Basmati 370. Hiện
nay, các nước này đang tích cực thực hiện chương trình cải tiến giống lúa, tạo

ra các giống lúa mới có năng suất và chất lượng cao và mang gen chất lượng
của giống Basmati (Abbas S, Lanqui S.M.S, 1998).
Ở nước ta công tác chọn tạo giống lúa thuần chất lượng trong những
năm qua cũng đã được quan tâm nghiên cứu và đã đạt được những thành tựu
nhất định. Các tác giả Phạm Văn Siêu, Nguyễn Viết Minh, Dương Thành Tài
khi tiến hành đánh giá khả năng kháng rầy và bệnh đạo ôn của giống
KSB218-9-33 theo phương pháp phả hệ tại Đồng Bằng Sơng Cửu Long đã
đưa ra kết luận: “Giống KSB218-9-33 có phản ứng ổn định với rầy nâu từ cấp
3- 5 qua nhiều đợt thử nghiệm từ năm 1990- 1993; Đối với bệnh đạo ơn giống
có phản ứng kháng cấp 3 trong nương mạ khô vào thời điểm dịch đạo ôn vụ
xuân năm 1991- 1992; Giống kháng được bệnh bạc lá, ít nhiễm khô vằn và
sâu đục thân; Giống tỏ ra thích nghi rộng, chịu hạn chịu phèn trung bình,
thích hợp cho chân đất xấu, đất thịt, phù sa ngọt, phèn, có năng suất cao ổn
định từ 5- 6 tấn/ha”.

Trường Đại Học Nông Nghiệp

17

Khoa Nông Học


Chuyên đề tốt nghiệp

Trần Thị Ngọc – LT2 KHCT

Bằng phương pháp lai hữu tính Nguyễn Văn Hoan đã tạo ra giống
ĐH60, qua thời gian được trồng thử nghiệm cho thấy:
- Giống tỏ ra chịu hạn, chịu chua bằng giống Bao Thai (là giống chủ
lực của các tỉnh trung du miền núi phía bắc).

- Chịu rét hơn hẳn CR203, CN2, VX83.
- Giống chống chịu tốt với sâu bệnh nhất là khô vằn, đạo ơn, hồn tồn
khơng nhiễm đốm nâu, bạc lá, chống chịu với các loại sâu bệnh hại khác hơn
hẳn các giống hiện hành [11].
Hà công Vượng và Phạm Văn Cường, 1994 [1] khi khảo sát một số
đặc điểm sinh vật học của các giống lúa thơm ngắn ngày nhập nội vụ mùa
năm 1994 tại Gia Lâm- Hà Nội đã đưa ra kết luận: “Các giống TN713, Quế
dạ hương, T292, Baovila, T1 có năng suất cao hơn nhiều so với giống Tám
thơm (đối chứng); Hầu hết các giống đều đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và tiêu
dùng trong nước; Các giống có độ dẻo phù hợp, thơm đậm, giống TN713 có
triển vọng hơn cả, mặc dù trọng lượng 1000 hạt thấp nhưng số lượng hạt
nhiều, số nhánh tối đa, gạo thơm, cơm dẻo”.
Năm 1998- 1999, trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng trung ương
đã tiến hành khảo nghiệm 100 giống lúa mới tại các tỉnh miền bắc. Qua khảo
nghiệm cho thấy các giống lúa mới được đánh giá là có triển vọng là:
- Các giống có tiềm năng suất cao: Xi23, DU, Xuân số 12, DT12,
DT17, TV1, NX30, BM9680, BM9855, BM9820.
- Giống có tiềm năng năng suất tương đối cao và ổn định là P6,
DDV108, AYT77, DDH104, DDM6, N29.
- Giống đặc thù có: (1) Giống tám thơm đột biến với chất lượng cao,
khơng phản ứng ánh sáng, thích hợp đất bán sơn địa, nghèo dinh dưỡng. (2)
giống Quế chiêm tẻ: lúa thuần Trung Quốc có thời gian sinh trưởng cực ngắn,
thích hợp vụ mùa sớm trên chân đất 1 năm 3 vụ.

Trường Đại Học Nông Nghiệp

18

Khoa Nông Học



Chuyên đề tốt nghiệp

Trần Thị Ngọc – LT2 KHCT

- DT47; giống cho trà mùa muộn năng suất cao, chống được úng, trũng,
chống đổ kém.
-ITA212: Chống chịu sâu bệnh (kháng đạo ôn), khả năng thích ứng
rộng[21].
Nguyễn Văn Hiển, Vũ Văn Liết và Vũ Thu Hiền 1999 [9], khi khảo sát
và chọn tạo một số dịng, giống lúa chất lượng, khơng phản ứng ánh sáng
ngày ngắn ở Gia Lâm- Hà Nội đã đưa ra kết luận:
- Các dòng CT1-A1,CT3-A3, IR63872, IR63881,IR63885 và IR65912
có chiều cao cây thấp làm vật liệu trong chọn giống để cải tạo chiều cao cây
của một số giống địa phương.
- Các dịng CT5-A1, IR57301, IR63872, IR65610-105, IR67413,-014,
IR67418-228 có chiều dài bơng lớn và ổn định, có tiềm năng cho năng suất cao.
- Các dịng CT7-A1, IR59692, IR65610-105 có tính chống chịu sâu
bệnh và điều kiện bất thuận.
- Những dịng, giống có kích thước hạt đều,độ trắng,độ trong, cơm
ngon phù hợp với tiêu chuẩn xuất khẩu là CTV-A1, IR53674, IR63889,
IR67413-44, CT5-A1.
Nguyễn Hữu Đống (2001) và Nguyễn Minh Công (2002) đã đưa ra
được một số dòng đột biến thuần của giống lúa tám thơm Nam Hà (Nam
Định), với diện tích gieo trồng lên tới vài trăm ha ở Bắc Việt Nam, năng suất
tuy vẫn thấp (27 – 31 tạ/ha), hạt vẫn nhỏ song có thể trồng 2 vụ /năm.
Trung tâm Hạt nhân thành phố Hồ Chí Minh đã tạo ra được 2 dịng đột
biến của lúa tám có triển vọng là: Hạt nhân 9 có vỏ trấu nâu đậm, vỏ cám đỏ
và Hạt nhân 10 có vỏ trấu vàng tươi, vỏ cám trong. Cả hai dịng đột biến này
đều có dạng hình cây cứng khỏe, bộ lá xanh đậm, khơng rủ, bơng to, cứng,

dày hạt (hạt đẫy, ít lép, lửng), sức đẻ nhánh tăng rõ rệt, gạo khá dẻo, có vị
ngọt và thơm khi nhai thử. Cả hai dòng đột biến này đều có sức thích ứng và
chống chịu bệnh cao.

Trường Đại Học Nông Nghiệp

19

Khoa Nông Học


Chuyên đề tốt nghiệp

Trần Thị Ngọc – LT2 KHCT

Viện Nghiên cứu Lúa Ơ Mơn đã tạo ra 8 giống lúa sau được coi là thích
ứng với biến đổi khí hậu:
Bảng 2.1. Một số mẫu giống lúa mới được coi là thích ứng với biến đổi
khí hậu
Giống

TGST
(ngày)

M1000
(g)

90-95

Chiều

cao cây
(cm)
102-104

Đặc
điểm
cơm
cứng

NS
tấn/ha

Mức độ kháng sâu
bệnh

25,1

Dài
hạt,
(mm)
7

6-7

RN (cấp 5) DO (cấp 3)

Thích
nghi
(chịu)
hạn


OM5464
OM8923

90-95

102-107

25,9

7

mềm

7-8

ít nhiễm VL-LXL)
RN (cấp 3) DO (cấp 3-

phèn

OM6677

90-95

107-116

27

7


mềm

6-7

5) ít nhiễm VL-LXL)
RN (cấp 5) DO (cấp 5)

mặn
phèn

OM6377

90-95

107-115

31

7

TB

6-7

ít nhiễm VL-LXL)
RN (cấp 3-5) DO (cấp

mặn
phèn


OM6976

95-

100-104

29,5

7

mềm

7-8

3) ít nhiễm VL-LXL)
RN (cấp 3-5) DO (cấp

mặn
phèn

OM5981

100
95-98

100-103

27,5


7

mềm

5-7

5) ít nhiễm VL-LXL)
RN (cấp 3) DO (cấp 5)

mặn
phèn

OM6904

85-90

94-99

27

7

mềm

6-7

ít nhiễm VL-LXL)
RN (cấp 3) DO (cấp 3-

mặn

phèn

OM6932

90

100-108

28

7

TB

6-7

5) ít nhiễm VL-LXL)
RN (cấp 5) DO (cấp 5)

mặn
phèn

ít nhiễm VL-LXL)

mặn

Từ tập đồn giống lúa thuần có nguồn gốc từ Trung Quốc Cơng ty cổ
phần giống cây trồng Thái Bình đã chọn tạo ra giống lúa thuần chất lượng
TBR45. Qua quá trình khảo nghiệm tại Việt Nam từ năm 2005 – 2006 đến
nay cho thấy: TBR45 có ưu điểm rất cứng và gọn cây, đẻ nhánh khoẻ, lá địng

thẳng đứng, trỗ bơng tập trung, đặc biệt khả năng chống chịu sâu bệnh như
khô vằn, bạc lá... rất tốt. Theo Sở NN-PTNT Nam Định cho biết, năng suất
TBR45 trong vụ mùa năm 2010 đạt từ 75-80 tạ/ha, một số nơi thâm canh tốt
có thể đạt 85 tạ/ha. Gạo TBR45 có chất lượng ngon, màu gạo trong suốt, cơm
dẻo, mùi thơm dịu, được thị trường chấp nhận mua với giá cao. Chất lượng
gạo TBR45 không thua kém Bắc thơm 7.
Vụ xuân 2009, Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, Sản phẩm cây
trồng và Phân bón quốc gia đã tiến hành khảo nghiệm 27 giống lúa thuần mới

Trường Đại Học Nông Nghiệp

20

Khoa Nông Học


Chuyên đề tốt nghiệp

Trần Thị Ngọc – LT2 KHCT

được chọn tạo trong nước. Kết quả khảo nghiệm cho thấy có 6 giống lúa
thuộc nhóm chất lượng, ngắn ngày, gồm: QR1, BT4, Nàng xuân, Nông lâm số
7, Hương thơm số 1 và Bắc thơm số 7 có TGST 127-137 ngày, trỗ thốt cổ
bơng, đẻ nhánh trung bình từ 4,5-5,3 bơng/khóm; năng suất thực thu của trung
bình từ 49,50-58,45 tạ/ha, giống Nơng lâm số 7 cho năng suất cao nhất 58,45
tạ/ha.
Gần đây Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông (thuộc
VAAS) vừa ký kết ủy quyền để trung tâm này đứng ra làm thủ tục để đăng ký
bảo hộ, độc quyền quản lý và khai thác hai giống lúa HT6 và HT9. Theo ông
Lê Vĩnh Thảo, giống lúa HT6 và HT9 là các giống triển vọng, gieo cấy được

cả 2 vụ trong năm (Xuân muộn, Mùa sớm), thích hợp trên đất vàn, vàn cao;
có năng suất 55-65 tạ/ha, trong điều kiện thâm canh tốt có thể đạt 70 tạ/ha.
Giống lúa HT6 là giống lúa thơm, cơm dẻo, đậm, mềm và ngọt. HT6 có
TGST ngắn hơn các giống lúa chất lượng khác: Vụ mùa 102-105 ngày, vụ
xuân muộn 130-135 ngày. HT6 là giống cứng cây, chống đổ khá, kháng bệnh
đạo ôn khá, kháng bệnh bệnh bạc lá tốt; thích hợp với vùng thâm canh. Giống
lúa HT9 có TGST 132-135 ngày vụ xuân; 105-110 ngày vụ mùa; kháng tốt
với bệnh đạo ôn, bạc lá, chống đổ tốt. HT9 có hàm lượng Amyloza trung
bình, phẩm chất gạo ngon, cơm mềm.

Trường Đại Học Nông Nghiệp

21

Khoa Nông Học


×