Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Đánh giá khả năng sinh sản của lợn bản thuần và tổ hợp lai giữa đực móng cái với lợn nái bản tại xã độc lập huyện kỳ sơn tỉnh hoà bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.24 MB, 49 trang )

Khoá luận tốt nghiệp
MỤC LỤC
1.1.ĐẶT VẤN ĐỀ 1
2.6. LAI GIỐNG VÀ ƯU THẾ LAI 16
2.6.1. Lai giống 16
2.6.2. Ưu thế lai 16
DANH MỤC CÁC BẢNG, ĐỒ THỊ
Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Độc Lập năm 2010 Error: Reference
source not found
Bảng 4.2: Diện tích trồng cây lương thực và hoa màu năm 2010 của xã Độc Lập
Error: Reference source not found
Bảng 4.3 Điều kiện kinh tế xã hội của xã Độc Lập năm 2010 Error: Reference
source not found
Bảng 4.4. Tình hình chăn nuôi của xã giai đoạn 2008 - 2010 Error: Reference
source not found
Bảng 4.5. Các chỉ tiêu sinh lý sinh sản của lợn Bản. .Error: Reference source not
found
Bảng 4.6: Năng suất sinh sản của nái bản phối với đực Móng Cái Error:
Reference source not found
Bảng 4.7. Khối lượng lợn theo các tháng tuổi Error: Reference source not found
Bảng 4.8: Tỷ lệ các hộ sử dụng các loại thức ăn cho lợn tại xã Độc Lập Error:
Reference source not found
Bảng 4.9: Thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của lợn nái Error:
Reference source not found
i
Khoá luận tốt nghiệp
Bảng 4.10. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg lợn con cai sữaError: Reference source not
found

ii
Khoá luận tốt nghiệp


Phần I
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hòa Bình là tỉnh miền núi nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc, tiếp giáp với thủ
đô Hà Nội, diện tích đất tự nhiên 4.662,53 km
2
. Tỉnh có 10 huyện và 01 thành
phố, có 7 dân tộc cùng sinh sống gồm: Mường, Kinh, Thái, Dao, Mông, Tày,
Hoa, trong đó dân tộc Mường chiếm hơn 60%. Hòa Bình có nguồn tài nguyên
thiên nhiên phong phú, đa dạng, có trữ lượng lớn phục vụ phát triển công, nông
nghiệp. Là một tỉnh nông, lâm nghiệp với dân số là 788.274 người trong đó dân
số thành thị là 119.735 người chiếm 15,19%, dân số ở khu vực nông thôn là
668.539 người chiếm 84,81% (Niên giám thống kê tỉnh Hòa Bình, 2009). Ngoài
ra, Hoà Bình có đường thuỷ là sông Đà tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu hàng
hoá giữa các tỉnh đồng bằng sông Hồng và miền Tây Bắc. Thu nhập chính của
các nông hộ trong tỉnh là từ nông – lâm nghiệp kết hợp với chăn nuôi, GDP từ
nông nghiệp toàn tỉnh chiếm 51%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 1,9 triệu
đồng/năm, bình quân lương thực đạt 275kg/người/năm. Hiện Hoà Bình vẫn là
một tỉnh nghèo, với nhiều xã thuộc diện đặc biệt khó khăn thuộc chương trình
135 như xã Độc Lập, huyện Kỳ Sơn. Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 32% (Niên giám
thống kê, 2008). Tổng đàn lợn trong tỉnh là 433.227 con chiếm 9,8%. Tổng đàn
lợn nái là 35.254 con, lợn thịt 462.120 con. Tổng sản phẩm thịt hơi xuất chuồng
đạt 31.633 tấn, trong đó thịt lợn hơi xuất chuồng là 23.310 tấn chiếm 73,68%
(Niên giám thống kê, 2009).
Lợn Bản chiếm tỉ lệ cao trong các nông hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại
xã Độc Lập và một số xã vùng cao khác trong tỉnh. Tuy nhiên, năng suất chăn
nuôi thấp và có xu hướng bị lai tạp (Vũ Đình Tôn và cs, 2009). Chủ trương phát
triển nông nghiệp – nông thôn của tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2005-2010 là phát
1
Khoá luận tốt nghiệp

triển nông – lâm nghiệp kết hợp với chăn nuôi. Để nâng cao được năng suất sinh
sản và khả năng sinh trưởng của lợn Bản chúng tôi đã tiến hành lai tạo với lợn
đực Móng Cái. Do lợn Móng Cái là một giống lợn nội có nhiều đặc điểm thích
hợp nuôi trong điều kiện nông hộ có khả năng sinh trưởng tốt.
Từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá khả
năng sinh sản của lợn Bản thuần và tổ hợp lai giữa đực Móng Cái với lợn nái
Bản tại xã Độc Lập huyện Kỳ Sơn tỉnh Hoà Bình”.
1.2. MỤC ĐÍCH
- Đánh giá năng suất sinh sản của lợn Bản thuần và tổ hợp lai (lợn đực
Móng Cái x nái Bản).
1.3. YÊU CẦU
- Thu tập số liệu đầy đủ và chính xác.
2
Khoá luận tốt nghiệp
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TỔNG QUAN CHUNG
Việt Nam đứng thứ 6 trên thế giới về sản xuất thịt lợn và đứng thứ 2 Châu
Á sau Trung Quốc vào năm 2007. Chăn nuôi lợn ở nước ta đóng vai trò quan
trọng trong thu nhập nông hộ. Tuy nhiên, chăn nuôi lợn chủ yếu vẫn là chăn
nuôi nhỏ lẻ, tận dụng, quy mô dưới 10 lợn trên hộ một năm. Tổng đàn lợn nái
trong năm 2007 và 2008 tăng và tương ứng là 3,91% và năm 2008 tăng 5,55%
(Cục chăn nuôi, 2009).
Trong chăn nuôi, chăn nuôi lợn giữ vai trò chủ đạo với tỷ lệ thịt lợn chiếm
gần 80% tổng lượng thịt tiêu thụ, năm 2010 sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng
là 3225 nghìn tấn. Tổng đàn lợn cả nước đạt hơn 27,12 triệu con, trong đó đàn
lợn nái 4,38 triệu con, tỷ lệ nái ngoại chiếm 14,4% (Cục chăn nuôi, 2009).
2.2. MỘT SỐ GIỐNG LỢN ĐỊA PHƯƠNG
2.2.1. Lợn Móng Cái
Lợn Móng Cái có nguồn gốc từ huyện Đầm Hà và huyện Móng Cái tỉnh

Quảng Ninh, là một trong những giống lợn nội phổ biến nhất của Việt Nam.
Lợn Móng Cái có khối lượng trung bình lúc 8 tháng tuổi đạt 65 - 75kg.
Lợn ngắn mình, cổ ngắn, tai nhỏ lưng võng và bụng sệ. Phần lớn cơ thể có màu
đen và 6 điểm trắng đó là một đốm trắng hình tam giác hoặc hình thoi nằm giữa
trán, mõm trắng, cuối đuôi có chùm lông trắng. Đặc biệt có một khoang trắng
nối giữa hai bên hông với nhau vắt qua vai giống như cái yên ngựa.
Giống lợn Móng Cái sinh trưởng chậm, 2 tháng tuổi đạt 6kg và 10 tháng
tuổi đạt 80 - 85kg. Khả năng phát dục sớm, lợn cái động dục lúc 5 tháng tuổi và
lợn đực có biểu hiện nhảy lên lưng con cái lúc 2 tháng tuổi nhưng có khả năng
phối giống có chửa lúc 4 tháng tuổi. Lợn Móng Cái có từ 8 - 16 con/lứa, đặc biệt
3
Khoá luận tốt nghiệp
có những con đẻ tới 21 con/lứa. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ là 165 - 175 ngày,
với số lứa đẻ bình quân là 2,1 - 2,2 lứa/năm. Khối lượng sơ sinh từ 0,5 -
0,6kg/con, cai sữa ở 7 - 8 tuần tuổi đạt 5,5 - 6,5kg/con (Vũ Đình Tôn, 2009).
Khả năng tăng trọng chậm, trung bình đạt 330g/ngày, tỷ lệ móc hàm 73 -
75%, tỷ lệ nạc/thịt xẻ trung bình 33 - 35%, tỷ lệ mỡ/thịt xẻ trung bình 35- 38%.
Tiêu tốn thức ăn từ 4 - 5,4kg thức ăn/kg tăng trọng (Nguyễn Thiện và cộng sự,
2005 trích theo Vũ Đình Tôn, 2009).
Hướng sử dụng: dùng lợn nái Móng Cái làm lợn nái nền cho phối giống với
lợn đực giống ngoại (lợn Yoskshire, Landrace) sản xuất lợn nuôi thịt F
1
có 50% máu
ngoại, hoặc sử dụng trong các công thức lai phức tạp có nhiều máu ngoại.
2.2.2. Lợn Mường Khương
Nguồn gốc chủ yếu ở huyện Mường Khương và Bát Sát của tỉnh Lào Cai.
Đây là một trong những giống lợn nội có khối lượng lớn nhất. Khối lượng
trưởng thành của lợn đực và lợn nái tương ứng là 150 kg và 132 kg.
Lông thưa, mềm, có thể màu đen hoặc màu nâu, có một đốm trắng ở giữa
đầu, chân và cuối đuôi. Mõm dài thẳng hay hơi cong, trán nhăn, tai to, hơi cúp

về phía trước giống lợn Landrace lai với các giống lợn nội Việt Nam. Cơ thể cao
và dài, chiều cao đạt tới 49 – 50 cm, bụng to nhưng không xệ sát đất như giống
lợn Móng Cái hoặc Lang Hồng, mông hơi dốc, da thường dày.
Tuổi động dục của lợn nái khoảng 200 - 300 ngày, tuổi đẻ lứa đầu khoảng
12 tháng, thời gian động dục khoảng 5 - 7 ngày, thời gian chửa 115 ngày. Mức
độ mắn đẻ thấp, mỗi năm chỉ đẻ từ 1 - 1,2 lứa. Số con sơ sinh và số con cai sữa
thấp, khoảng 6 - 7 con/lứa và 5 - 6 con/lứa tương ứng. Khối lượng sơ sinh cao hơn so
với hầu hết các giống lợn nội của nước ta 0,6 kg/con (Vũ Đình Tôn, 2009).
Hướng sử dụng: có thể phát triển giống lợn này ở vùng cao có điều kiện
kinh tế khó khăn như miền núi phía Bắc nhằm khai thác nguồn thực phẩm đặc
sản. Cho lai tạo với các giống lợn nội như Móng Cái, Ỉ để nâng cao năng suất
sinh sản và sinh trưởng của con lai.
4
Khoá luận tốt nghiệp
2.2.3. Lợn Ỉ
Lợn Ỉ có nguồn gốc ở vùng Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hoá và sau đó đã
được nuôi rộng rãi ở rất nhiều tỉnh của miền Bắc như Hà Tây cũ, Hà Nội, Hải
Dương, Hưng Yên…Trong những năm 1970 số lượng đàn lợn Ỉ chỉ đứng thứ hai
sau giống lợn Móng Cái với số lượng lên tới 5,5 triệu con (Vũ Đình Tôn, 2009).
Tuy nhiên, từ những năm 1990 trở lại đây đàn lợn Ỉ đã bị giảm đi đáng kể, thậm chí
ở vùng đồng bằng sông Hồng gần như không còn giống lợn này nữa. Hiện đàn lợn
Ỉ chỉ còn với số lượng rất ít được nuôi tại tỉnh Thanh Hoá và một số tỉnh khác.
Lợn Ỉ có 2 loại hình là Ỉ pha và Ỉ mỡ, cả hai loại này đều có ngoại hình
chung là toàn thân màu đen, tầm vóc nhỏ, chân ngắn, mõm ngắn cong hoặc
thẳng, thể chất không vững chắc, lưng võng bụng sệ, bốn chân yếu.
Lợn Ỉ mỡ:
Lợn Ỉ mỡ còn được gọi là Ỉ nhăn hoặc có nơi gọi là bọ hung, nó có ngoại
hình khá đặc trưng. Lông da đen bóng, lông nhỏ và thưa, mõm ngắn, mặt nhăn,
cổ ngắn, ngực sâu, mình ngắn, lưng võng bụng sệ, lông thưa và thường có 10 vú
trở lên, mắn đẻ…

Lợn Ỉ mỡ thành thục về tính sớm, lợn cái động dục lúc 4 - 5 tháng tuổi và
thường phối giống lần đầu khoảng 7 - 8 tháng tuổi. Lợn đực 6 tháng tuổi bắt đầu
đưa vào sử dụng, lượng tinh dịch khai thác mỗi lần từ 50 - 100 ml.
Số con sơ sinh còn sống trung bình là 9,5 con/lứa, khối lượng sơ sinh là
0,42 - 0,45 kg/con, khối lượng cai sữa lúc 2 tháng tuổi đạt 4,5 – 5 kg/con,
khoảng cách giữa hai lứa đẻ là 188 - 199 ngày (Vũ Đình Tôn, 2009)
Lợn Ỉ pha:
Tuy cùng là một giống nhưng lợn Ỉ pha có một số đặc điểm khác so với
lợn Ỉ mỡ. Lợn Ỉ pha lông đen bóng, lông thô nhỏ nhưng thưa. Đầu to vừa phải,
mặt cong và ít nhăn hơn so với lợn Ỉ mỡ, trán gần phẳng, mắt híp, cổ và má chảy
sệ, mõm to và dài vừa phải, ngực sâu, thân dài hơn so với loại hình lợn Ỉ mỡ.
5
Khoá luận tốt nghiệp
Lợn đực phát dục sớm có biểu hiện nhảy lên lưng con cái lúc 4 tuần tuổi
và có thể giao phối lúc 2 tháng tuổi, nhưng tốt nhất là khai thác lúc 6 tháng tuổi,
lượng tinh xuất ra là 50 – 100 ml.
Lợn cái đẻ sớm, động dục lúc 4 - 5 tháng tuổi và có thể phối giống lúc 6 -
7 tháng tuổi. Số con sơ sinh sống/lứa trung bình là 9,6 con/lứa, khối lượng sơ
sinh thấp 0,42 - 0,45 kg/con. Khối lượng lúc 1 tuổi của lợn cái và lợn đực đạt 48
kg và 50 kg, khoảng cách giữa hai lứa đẻ là 189 ngày.
Hướng sử dụng: nuôi giữ vốn gen, dùng làm nái nền phối với đực giống
ngoại, để sản xuất lợn thương phẩm theo hướng nâng cao khối lượng và tỷ lệ
nạc ở những vùng chăn nuôi còn khó khăn.
2.2.4. Lợn Mẹo
Lợn Mẹo chủ yếu do dân tộc H’Mông nuôi ở vùng núi Kỳ Sơn, Quỳ
Châu, Nghệ An và suốt dãy Trường Sơn của tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Ngoài
ra, giống lợn Mẹo còn được nuôi ở Lào Cai, Yên Bái.
Lợn Mẹo là một trong những giống lợn nội có tầm vóc to của Việt Nam.
Khối lượng trưởng thành đạt 140 kg với lợn đực và 130 kg với lợn cái. Cơ thể to
và dài, chiều cao đạt 47 - 50 cm với cả lợn đực và lợn cái. Màu lông đen, dài 5 -

8 cm. Màu da đen, thường có 6 điểm trắng ở 4 chân, trán, đuôi và một số loang
trắng ở bụng. Đầu to rộng trán và thường có khoáy trán, mõm dài tai nhỏ, hơi
chúc về phía trước. Vai lưng rộng, thẳng hoặc hơi vồng lên, da thường dầy.
Thích nghi tốt với điều kiện khí hậu, kể cả khi nhiệt độ trên 38
o
C và gió Tây
Nam nóng. Khả năng kháng bệnh tốt, tạp ăn, có thể gặm cỏ, đào giun, ăn cỏ khô
và thức ăn nghèo dinh dưỡng. Lợn sử dụng để nuôi khai thác thịt trong các vùng
kinh tế và điều kiện chăn nuôi chưa tốt.
2.2.5. Lợn Táp Ná
Đây là giống lợn nội được hình thành và phát triển từ lâu đời ở huyện
Thông Nông, Cao Bằng và một số tỉnh lân cận.
6
Khoá luận tốt nghiệp
Giống lợn Táp Ná rất dễ nuôi, phàm ăn, ăn khỏe, ăn bất cứ loại thức ăn
nào kể cả thức ăn nghèo dinh dưỡng, hầu như không bị bệnh khi
nuôi trong điều kiện thiếu vệ sinh, thức ăn hạn chế. Do vậy, giống lợn Táp Ná
vẫn được nuôi và chưa bị lai tạo nhiều với các giống lợn khác.
Ngoại hình của giống lợn Táp Ná lông đen, trừ có 6 điểm trắng gồm: một
điểm trắng nằm giữa trán, ở 4 cẳng chân và ở chóp đuôi. Khác với lợn Móng Cái
là ở bụng, lợn Táp Ná có màu đen và không có phần dài yên ngựa màu trắng vắt
qua vai như giống lợn Móng Cái.
Lợn có đầu to vừa phải, tai hơi rủ và cúp xuống, bụng to nhưng không to
bằng lợn Móng Cái và nét đặc trưng cho giống lợn này là bụng không sệ, võng
như lợn Móng Cái. Chân to, cao và chắc khỏe giống lợn Mẹo ở Nghệ An. Lưng
tương đối thẳng, mặt thẳng, không nhăn nheo như lợn Ỉ. Lợn cái Táp Ná thường
có từ 8 - 12 vú, nhưng thông thường là 10 vú. Đây là giống lợn cần được nuôi để
giữ nguồn gen tốt của giống lợn địa phương, cho lai tạo với giống lợn ngoại
nhằm khai thác thịt ở vùng trung du và miền núi của tỉnh Cao Bằng.
2.3. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA LỢN

2.3.1. Khái niệm
+ Sinh trưởng: là quá trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa,
thể hiện là sự tăng lên về chiều cao, bề ngang, khối lượng các bộ phận và toàn
cơ thể của con vật trên cơ sở của tính di truyền đời trước.
+ Phát dục là quá trình thay đổi về chất lượng tức là sự tăng thêm, hoàn
chỉnh các tính chất, chức năng của các bộ phận trên cơ thể gia súc.
2.3.2. Đặc điểm sinh trưởng phát dục của lợn
Cũng giống như những động vật khác, lợn cũng tuân theo quy luật sinh
trưởng phát dục nhất định. Đó là quy luật sinh trưởng - phát dục theo giai đoạn
và quy luật sinh trưởng không đồng đều của các cơ quan bộ phận trong cơ thể.
7
Khoá luận tốt nghiệp
a. Quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn
- Giai đoạn trong thai (114 - 116 ngày)
Đối với những giống lợn đã thuần hóa thì thời gian này tương đối ổn định.
Lợn rừng thường mang thai dài hơn từ 118 - 121 ngày. Trong cùng một giống
thời gian mang thai dao động phụ thuộc vào số con đẻ ra, lứa tuổi, cá thể (Vũ
Đình Tôn, 2009).
Đây là giai đoạn sinh trưởng và phát dục rất mạnh. Phát dục thể hiện
thông qua quá trình hình thành một cơ thể hoàn chỉnh bắt đầu từ hợp tử. Quá
trình sinh trưởng ở giai đoạn này thể hiện: tháng thứ nhất khối lượng phôi thai là
1,7g, chiều dài 2,5cm; tháng thứ hai bào thai đạt khối lượng 680g, chiều dài
22,1cm; khi đẻ ra đạt khối lượng 1000 - 1400g (khối lượng của bào thai được
hình thành chủ yếu ở tháng chửa cuối cùng trước khi đẻ).
Sự phát dục xảy ra suốt trong giai đoạn bào thai nhưng tập trung chủ yếu
và mạnh nhất trong 40 ngày đầu, càng về sau quá trình sinh trưởng càng chiếm
yếu thế.
- Giai đoạn ngoài thai
Giai đoạn này được tính từ khi lợn đẻ ra cho đến khi lợn trưởng thành
khoảng 18 tháng tuổi. Đây là thời kỳ sinh trưởng chiếm ưu thế so với phát dục.

Quá trình phát dục chỉ còn là sự hoàn thiện của bộ phận sinh dục. Song thời gian
này sớm hay muộn khác nhau phụ thuộc vào các giống lợn. Các giống lợn nội
thường thành thục sinh dục sớm hơn so với các giống lợn ngoại.
Sinh trưởng ở giai đoạn này rất lớn: giai đoạn lợn con lúc 60 ngày tuổi,
khối lượng của lợn đã tăng từ 10 - 15 lần so với khối lượng lúc sơ sinh. Thời kỳ
đầu sau khi sơ sinh chính là thời kỳ tăng sinh về số lượng tế bào, sau đó tăng cả
về kích thước cho nên tốc độ sinh trưởng rất nhanh. Kết thúc giai đoạn sinh
trưởng nhanh tốc độ sinh trưởng sẽ giảm dần và đạt khối lượng trưởng thành.
8
Khoá luận tốt nghiệp
b. Quy luật sinh trưởng phát dục không đều
Quy luật này thể hiện thông qua sự khác nhau về tốc độ của các hệ như:
hệ xương, hệ cơ, hệ mỡ.
Hệ xương của lợn phát triển sớm nhất là ở giai đoạn ngoài thai. Tuy nhiên
tính theo thành phần cơ thể thì tốc độ phát triển của hệ xương ít thay đổi theo
thời gian.
Quá trình phát triển của hệ cơ: ở cả giai đoạn trong thai và ngoài thai đều
phát triển mạnh và sớm. Ở giai đoạn ngoài thai sự phát triển của hệ cơ cũng thay
đổi: từ khi đẻ đến 6 tháng tuổi hệ cơ phát triển cả về số lượng và kích thước tế
bào nhưng chủ yếu là số lượng. Từ 6 - 8 tháng tuổi số lượng tế bào tăng ít hoặc
không tăng, mà chủ yếu tăng kích thước và tăng khối lượng.
Quá trình tích lũy mỡ: ngay từ khi đẻ ra lợn con đã có quá trình tích lũy
mỡ, sự tích lũy mỡ này cũng thay đổi theo thời gian. Lúc đầu là tích lũy mỡ ở cơ
quan nội tạng, tiếp theo là tích lũy ở trong cơ, sau cùng là tích lũy ở dưới da.
2.4. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA CHU KỲ ĐỘNG DỤC
Các giai đoạn của chu kỳ động dục: được chia thành 4 giai đoạn
- Giai đoạn trước động dục (pooestrus):
Là thời kỳ đầu của chu kỳ sinh dục, buồng trứng phát triển to hơn bình
thường, cơ quan sinh dục xung huyết, niêm dịch cổ tử cung tiết ra, cổ tử cung hé
mở, các tuyến sinh dục tăng cường hoạt động, giai đoạn này con vật chưa có

tính hưng phấn cao, bao noãn phát triển và chín, trứng được tách ra, sừng tử
cung xung huyết, niêm dịch đường sinh dục chảy ra nhiều, con vật bắt đầu xuất
hiện tính dục, thời kỳ kéo dài 1 - 2 ngày.
- Giai đoạn động dục (Oestrus):
Trong giai đoạn này những biến đổi về bên ngoài cơ thể trong giai đoạn
trước động dục càng thể hiện rõ ràng hơn. Âm hộ sung huyết, niêm mạc trong
suốt, niêm dịch chảy ra nhiều. Cuối giai đoạn này lợn hưng phấn cao độ, lợn ở
trạng thái không yên tĩnh, ăn uống giảm rõ rệt, chạy, kêu, phá chuồng, đứng
9
Khoá luận tốt nghiệp
ngẩn ngơ, nhảy lên lưng con khác. Thích gần con đực, xuất hiện các tư thế phản
xạ giao phối, hai chân sau dạng ra, đuôi cong về một bên. Thường biểu hiện ở
lợn nội rõ ràng hơn lợn ngoại, thời gian của giai đoạn động dục phụ thuộc vào
tuổi, giống, chế độ chăm sóc, quản lý.
- Giai đoạn sau động dục (Postoestrus):
Đặc điểm của giai đoạn này là toàn bộ cơ thể và cơ quan sinh dục dần dần
được khôi phục về trạng thái sinh lý bình thường. Tất cả các phản xạ động dục,
tính hưng phấn cũng dần dần mất hẳn, lợn chuyển sang giai đoạn yên tĩnh.
- Giai đoạn yên tĩnh (Dioestrus):
Đây là giai đoạn dài nhất, lợn trở nên yên tĩnh hoàn toàn, các cơ quan sinh
dục trở về trạng thái bình thường. Giai đoạn này dài hay ngắn tùy thuộc vào lứa
tuổi và giống.
2.5. ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN CỦA LỢN NÁI VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
2.5.1. Đặc điểm sinh sản của lợn.
* Khái niệm
Sinh sản là quá trình mà ở đó con đực sản sinh ra tinh trùng và con cái sản
sinh ra trứng, sau đó tinh trùng và trứng được thụ tinh với nhau ở 1/3 phía trên
ống dẫn trứng, hình thành hợp tử và phát triển thành phôi thai trong tử cung của
con cái. Khả năng sinh sản được biểu hiện qua các chỉ tiêu như số con sơ sinh
sống, tỷ lệ nuôi sống, khả năng tiết sữa, số con cai sữa…

* Đặc điểm sinh sản của lợn
Theo Vũ Đình Tôn (2009), lợn là loài đa thai có khả năng sinh sản cao, có
thể đẻ nhiều con/lứa, nhiều lứa/năm. Số con trên lứa có liên quan chặt chẽ đến
độ trứng rụng và số trứng được tạo thành hợp tử. Số trứng rụng thông thường
biến động từ 18 - 30 trứng (bình quân từ 20 - 25 trứng) và số trứng rụng được
tăng dần từ lứa thứ nhất đến lứa thứ 2, 3 và ổn định cho đến lứa thứ 7, 8… Tuy
nhiên, số con đẻ ra luôn thấp hơn số trứng rụng do số trứng tạo thành hợp tử
thấp, tỷ lệ phôi chết trong thời gian lợn nái có chửa, nên thông thường số lợn
con đẻ ra/lứa đạt ở mức 8 - 14 con.
10
Khoá luận tốt nghiệp
Số lứa trên năm: do thời gian mang thai của lợn khoảng 114 ngày nên số
lứa đẻ trên năm chỉ còn phụ thuộc vào thời gian bú sữa của lợn con, thời gian
động dục của lợn nái sau khi tách con, tỷ lệ thụ thai của lợn cái
Hiện nay, do trình độ kỹ thuật ngày càng cao như tạo ra nhiều loại thức ăn
thay thế sữa mẹ cho nên có thể cai sữa rất sớm cho lợn con, thậm chí chỉ sau 7 -
10 ngày tuổi. Số lứa đẻ thường ở mức 1,6 - 2,6 lứa/năm (2,0 - 2,2 lứa/năm là
phổ biến).
Tuổi thành thục về tính của lợn cái: chỉ tiêu này liên quan đến thời gian
bắt đầu đưa vào khai thác của lợn. Thông thường lợn nội có tuổi thành thục về
tính sớm hơn lợn ngoại (100 - 120 ngày tuổi), lợn ngoại 180 - 240 ngày. Chu kỳ
tính của lợn thường là 19 - 21 ngày.
Khả năng tiết sữa của lợn nái: các giống khác nhau có khả năng tiết sữa
khác nhau. Lợn nội bình quân 1 ngày có khả năng tiết được 1,5 -2 lít trong khi
đó lợn ngoại giai đoạn tiết sữa nhiều có thể đạt tới 7 - 8 lít.
Lợn đực thành thục về tính sớm hơn lợn cái, với lợn nội lợn đực thành
thục sớm hơn lợn cái 2 tháng, lợn đực ngoại thành thục sớm hơn lợn cái 6 tháng.
2.5.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất sinh sản của lợn nái
2.5.2.1. Yếu tố di truyền
Giống là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái.

Các giống khác nhau thì năng suất sinh sản là khác nhau. Sự khác nhau này
không chỉ liên quan đến số con đẻ ra mỗi lứa, khối lượng con mà còn khác nhau
cả ở khả năng sinh trưởng. Hầu hết những giống cải tiến đều có khả năng sinh
trưởng cao so với những giống chưa được cải tiến.
2.5.2.2 Yếu tố dinh dưỡng
Thức ăn là nguồn cung cấp dinh dưỡng, năng lượng cho tất cả các hoạt
động sống của cơ thể con vật. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao
năng suất và chất lượng sản phẩm. Thông qua việc cung cấp đầy đủ các chất
dinh dưỡng con vật sẽ có điều kiện biểu hiện đầy đủ các đặc điểm di truyền vốn
có của chúng.
11
Khoá luận tốt nghiệp
- Năng lượng
Năng lượng là sự biến đổi của thức ăn trải qua một quá trình tiêu hóa ở
bên trong của cơ thể con vật. Nó cần thiết cho mọi cơ thể sống, cho mọi hoạt
động trong cơ thể. Nếu nguồn cung cấp có sự thiếu hụt năng lượng nó sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến cơ thể con vật đặc biệt là gia súc có chửa và nuôi con như:
suy dinh dưỡng, còi cọc, sức đề kháng kém… Tuy nhiên, nếu cung cấp quá thừa
năng lượng trong thời gian gia súc có chửa sẽ dẫn tới hiện tượng chết phôi, đẻ
khó, lợn mẹ sau khi đẻ sẽ kém ăn.
Vì vậy, cần phải phối hợp cân đối về năng lượng nhằm cung cấp một
nguồn năng lượng vừa đủ cho gia súc mang thai, nuôi con, cùng các hoạt động khác.
- Protein
Protein là chất quan trọng trong việc hình thành tế bào, phát triển cơ thể
và tạo sữa. Do vậy cần phải cung cấp đủ protein cho gia súc, nếu thiếu lợn nái sẽ
chậm động dục, giảm số con đẻ ra/nái/năm, giảm khối lượng sơ sinh, giảm khả
năng tiết sữa của mẹ.
- Nhu cầu khoáng
Khoáng rất cần thiết với lợn nái, bởi vì lợn nái phải nuôi thai, nuôi con,
đặc biệt trong giai đoạn mang thai con mẹ rất cần cung cấp khoáng chất (Ca, P,

Fe, Zn…) để tạo khung xương cho phôi thai, máu, cân bằng nội môi…
Nguồn khoáng duy nhất mà phôi nhận được là từ cơ thể mẹ. Vì vậy việc
cung cấp khoáng cho lợn mẹ là cần thiết. Người ta chia ra làm hai loại khoáng:
khoáng đa lượng và khoáng vi lượng. Khoáng đa lượng bao gồm: Ca, P, NaCl
chúng có tác dụng tham gia quá trình tạo xương. Khoáng vi lượng bao gồm: Fe,
Cu, K, Zn và được sử dụng dưới dạng hợp chất: FeSO
4
, CuSO
4
,

ZnSO
4
, KI,
chúng chủ yếu tham gia vào quá trình tạo máu và cân bằng nội.
- Nhu cầu Vitamin
Dù chỉ cần một lượng rất nhỏ xong vitamin lại có ảnh hưởng rất lớn đến
chức năng của cơ quan trong cơ thể.
12
Khoá luận tốt nghiệp
+Vitamin A: nếu thiếu dẫn tới tình trạng chậm động dục, teo thai, khô
niêm mạc, khô mắt, da nổi cục, liệt chân…
+Vitamin D: nếu thiếu thường dẫn tới hiện tượng xốp xương, biến dạng
xương, lợn con có biểu hiện còi xương do rối loạn chuyển hóa và hấp thu Ca và P.
+Vitamin B
1
: nếu thiếu sẽ dẫn tới hiện tượng kém ăn, thần kinh yếu, bại
liệt tứ chi, ỉa chảy, chậm lớn.
2.5.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng khác
+ Khí hậu

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng: mùa vụ, nhiệt độ và chế độ chiếu sáng cũng
làm ảnh hưởng tới các chỉ tiêu năng suất sinh sản của lợn nái. Đặc biệt là các
yếu tố nhiệt độ, độ ẩm của chuồng nuôi.
Theo Lê Xuân Cương (1986), ở mùa hè lợn cái hậu bị thành thục chậm
hơn so với mùa thu - mùa đông, điều đó có thể cho thấy ảnh hưởng của nhiệt độ
trong chuồng nuôi gắn liền với mức tăng trọng. Những con được chăn thả tự do
thì thành thục sớm hơn những con nuôi nhốt trong chuồng 14 ngày (mùa xuân)
và 17 ngày (mùa thu).
Theo Cẩm nang chăn nuôi (2002), cho thấy những lợn cái hậu bị sinh ra
vào mùa đông, mùa xuân thì tuổi động dục lần đầu bao giờ cũng sớm hơn những
con cái được sinh ra vào mùa hè và mùa thu. Ngoài ra, sự thành thục về tính dục
còn bị chậm lại do nhiệt độ mùa hè cao, hoặc do độ dài ngày giảm. Nhiệt độ môi
trường cao hay thấp sẽ trở ngại cho biểu hiện chịu đực giảm mức ăn, tỷ lệ rụng
trứng giảm. Ngược lại nhiệt độ môi trường quá thấp cũng ảnh hưởng tới quá
trình sinh lý sinh dục. Do vậy cần bảo vệ lợn cái hậu bị tránh nhiệt độ cao của
môi trường bằng cách có mái che nắng, làm mát đề phòng stress.
Theo Nguyễn Tấn Anh và cộng sự (1995), tỷ lệ thụ tinh còn phụ thuộc
vào mùa vụ phối giống, nếu cho lợn phối giống vào các tháng 6 - 8 thì tỷ lệ thụ
tinh giảm 10% so với phối giống ở tháng 11 - 12.
13
Khoá luận tốt nghiệp
Đối với lợn nái, nhiệt độ thích hợp từ 18 - 21
o
C. Do đó về mùa hè sức sản
xuất của lợn nái thấp hơn so với các mùa vụ khác, vì nếu nhiệt độ chuồng nuôi
trên 30
o
C sẽ làm giảm tỷ lệ thụ thai, tỷ lệ chết phôi và chết thai tăng cao, thai
kém phát triển do lợn mẹ ăn ít. Mặt khác, nhiệt độ cao sẽ làm kéo dài thời gian
đẻ, gây sát nhau, tỷ lệ chết phôi cao, lợn nái không động dục hoặc động dục

chậm. Còn nếu nhiệt độ quá thấp sẽ làm ảnh hưởng đến giai đoạn nuôi con, lợn
con dễ bị cảm lạnh dẫn tới tỷ lệ nhiễm bệnh đường tiêu hóa cao.
+ Tuổi phối giống lần đầu
Nếu phối giống sớm cơ thể con cái chưa thành thục về thể vóc, cơ quan
sinh sản chưa hoàn thiện. Do vậy, số con đẻ ra ít, còi cọc và ảnh hưởng tới sự
phát triển của lợn mẹ, nếu phối giống muộn sẽ ảnh hưởng hiệu quả kinh tế.
Thông thường người chăn nuôi bỏ qua lần động dục đầu tiên và phối giống vào
lần động dục thứ 2 hoặc thứ 3, vì lần động dục đầu tiên số lượng trứng rụng
thường ít và chưa ổn định. Tuổi đẻ lứa đầu, khối lượng con mẹ lúc phối giống và
lứa có ảnh hưởng rõ rệt đến số con sơ sinh/lứa và khối lượng sơ sinh/lứa.
+ Khoảng cách giữa hai lứa đẻ
Khoảng cách này dài sẽ làm giảm số lứa/năm, khoảng cách ngắn sẽ làm
tăng số lứa/nái/năm. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ dài hay ngắn phụ thuộc vào
giống, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, thời gian nuôi con.
+Kỹ thuật phối giống và phương thức phối giống
Phương thức phối giống ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất sinh sản của
lợn nái. Ngày nay, người chăn nuôi thường sử dụng phương thức phối giống
sau: phối kép, phối lặp, phối nhiều lần và hỗn hợp tinh dịch cho kết quả thụ tinh
cao hơn phối đơn. Nếu thụ tinh nhân tạo thì ngoài phương thức phối giống, kỹ
thuật phối giống cũng ảnh hưởng tới kết quả thụ thai.
+ Chất lượng tinh dịch
Nếu ta xác định được thời điểm phối giống thích hợp nhưng chất lượng
tinh dịch không đảm bảo thì hiệu quả thụ thai không cao và ngược lại.
14
Khoá luận tốt nghiệp
+ Thời điểm phối giống
Chọn thời điểm phối giống thích hợp sẽ làm tăng tỷ lệ thụ thai và số
con/lứa. Lợn nái động dục kéo dài 48h, thì trứng rụng vào 8 – 12h trước khi kết
thúc chịu đực tức là 37 – 40h sau khi bắt đầu chịu đực.
Nguyễn Thiện (1998), đã tổng kết công trình nghiên cứu xác định thời

điểm rụng trứng và thụ tinh thích hợp nhất: phối giống tại các thời điểm: 18, 24,
30, 36 và 42h kể từ khi con vật bắt đầu chịu đực, tỷ lệ thụ thai lần lượt là 80%,
100%, 100%, 80% và 70%, số con đẻ ra tương ứng là 8,20; 11,80; 10,50; 9,80
và 7,80 con, và tác giả đi đến kết luận: thời điểm phối giống thích hợp nhất vào
lúc 24 – 30h tính từ giờ chịu đực đầu tiên, dao động từ 15 – 45h.
Cho phối sớm quá hoặc muộn quá thì tỷ lệ thụ thai và số con sinh ra/ổ sẽ
giảm. Do vậy, việc chọn thời điểm phối giống thích hợp là rất quan trọng.
+ Khối lượng lợn nái
Theo Phùng Thị Vân và cộng sự (1998), những lợn nái hậu bị có khối
lượng cơ thể đạt 130 kg ở 9 tháng tuổi sẽ cho số con sơ sinh/ổ cao nhất và ngược
lại những lợn nái hậu bị có khối lượng cơ thể thấp hơn 130 kg ở 9 tháng tuổi đều
có số con sơ sinh thấp hơn.
+ Thời gian cai sữa
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của việc cai sữa sớm cho lợn con đến ảnh
hưởng của một số chỉ tiêu sinh sản của lợn nái. Trần Quốc Việt và cộng sự
(1997), đã chỉ ra rằng: cai sữa cho lợn con ở 30 - 35 ngày tuổi sẽ làm tăng số lứa
đẻ/nái/năm và số con cai sữa/nái/năm so với nhóm cai sữa 45 ngày tuổi (từ 2,45
lứa so với 2,2 lứa và 23,7 - 24,5 con so với 22 con) và rút ngắn được khoảng
cách lứa đẻ (149,3 ngày - 153,8 ngày so với 164,1 ngày). Tuy nhiên, cai sữa sớm
không ảnh hưởng tới thời gian động dục trở lại sau cai sữa (5,30 ngày - 4,85
ngày so với 5,1 ngày).
Theo Phùng Thị Vân (2000), thời gian cai sữa cho lợn con có ảnh hưởng
rất lớn đến năng suất chăn nuôi, như ảnh hưởng đến hao hụt của lợn mẹ. Do vậy
15
Khoá luận tốt nghiệp
việc cai sữa cho lợn con trong khoảng thời gian từ 3 - 4 tuần tuổi ngày nay đã
trở thành phổ biến ở các cơ sở chăn nuôi.
+ Bệnh lý
Gia súc mắc bất cứ bệnh nào cũng ảnh hưởng tới năng suất chăn nuôi một
cách trực tiếp hay gián tiếp, số lượng hoặc chất lượng sản phẩm chăn nuôi.

+ Tỷ lệ chết phôi và thai
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng gây ra như thiếu trầm trọng vitamin, khoáng
có thể gây ra chết toàn bộ phôi, có thể thấy số phôi chết còn phụ thuộc số trứng
rụng, tuy nhiên có nhiều ý kiến khác nhau, số phôi chết tăng 1,24% theo số
trứng rụng tăng lên và sau 30 ngày có chửa thì tỷ lệ chết thai giảm đi và ước tính
cho đến khi đẻ có khoảng 10% thai bị chết.
2.6. LAI GIỐNG VÀ ƯU THẾ LAI
2.6.1. Lai giống
Lai giống là phương pháp nhân giống bằng cách cho các đực giống và cái
giống thuộc hai quần thể khác nhau phối giống với nhau (Đặng Vũ Bình, 2002).
Lai giống nhằm mục đích làm tăng năng suất cho sản phẩm ở con lai và là điều
kiện để hình thành giống mới.
Lai giống làm tăng tỷ lệ kiểu gen dị hợp tử, đồng thời làm giảm kiểu gen
đồng hợp tử ở thế hệ sau.
Lai giống là biện pháp chủ yếu nhằm khai thác biến đổi di truyền của
quần thể gia súc.
Lai giống có ưu điểm vì con lai thường có ưu thế lai về một tính trạng cao
hơn ở thế hệ trước.
2.6.2. Ưu thế lai
- Ưu thế lai là hiện tượng con lai có sức sống, sức chống đỡ bệnh tật và
năng suất cao hơn mức trung bình của bố mẹ chúng (Đặng Vũ Bình, 2002). Ưu
thế lai không chỉ thể hiện sức sống mà còn bao gồm cả ưu thế về tốc độ sinh
trưởng, khả năng cho thịt, trứng, sữa, khả năng sinh sản và tỷ lệ chết.
16
Khoá luận tốt nghiệp
Có thể giải thích ưu thế lai bằng những giả thuyết sau:
+ Thuyết trội: cho rằng mỗi bên cha mẹ có những cặp gen trội đồng hợp
tử khác nhau. Khi tạp giao ở thế hệ F
1
sẽ có các gen trội ở tất cả các locus. Nếu

bố có kiểu gen AAbbCCddEEff và mẹ có kiểu gen aaBBccDDeeFF thì thế hệ F
1
có kiểu gen là AaBbCcDdEeFf (Đặng Vũ Bình, 2002). Do tính trạng số lượng
được quyết định bởi nhiều gen, nên xác suất thể hiện một kiểu gen đồng hợp
hoàn toàn thấp. Ngoài ra, vì sự liên kết giữa các gen trội và gen lặn trên cùng
một nhiễm sắc thể nên xác suất tổ hợp được kiểu gen tốt nhất cũng thấp nhất.
+ Thuyết siêu trội: mỗi alen trong cùng một locus sẽ thực hiện chức năng
riêng của mình. Ở trạng thái dị hợp tử thì cả hai chức năng này đồng thời được
biểu hiện. Mỗi gen có khả năng tổng hợp riêng, quá trình này được thực hiện
trong những điều kiện môi trường khác nhau. Do vậy, kiểu gen dị hợp tử sẽ có
khả năng thích nghi tốt hơn với những thay đổi của môi trường. Ưu thế lai có thể
do hiện tượng siêu trội của một locus, hiện tượng trội tổ hợp nhiều locus hoặc do
các nguyên nhân khác gây ra. Khả năng thích ứng với môi trường của các cá thể
dị hợp tử tạo nên hiện tượng siêu trội là cơ sở của ưu thế lai.
+ Tương tác gen: tương tác gen trong cùng một locus dẫn tới hiện tượng
trội không hoàn toàn. Tương tác giữa các gen trong cùng các locus khác nhau,
bao gồm vô số các kiểu tương tác phức tạp, đa dạng, phù hợp với tính phức tạp,
đa dạng của sinh vật.
+ Ưu thế lai của bố: thể hiện bằng kết quả phối giống đạt tỷ lệ có chửa cao.
+ Ưu thế lai của mẹ: có lợi cho các cá thể đời con và cũng được biểu hiện
rõ nhất ở đời con, nó ảnh hưởng đến số lợn con cai sữa trên nái
+ Ưu thế lai cá thể: có lợi cho chính bản thân chúng vì nó được thừa
hưởng những tính trạng từ bố và mẹ như khả năng tăng trọng và sức sống của
con lai đặc biệt là sau cai sữa.
17
Khoá luận tốt nghiệp
PHẦN III
ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Hai công thức phối giống:
+ Phối thuần giữa lợn ♂ Bản x lợn ♀ Bản
+ Tổ hợp lai giữa lợn ♂ Móng Cái x lợn ♀ Bản
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: xã Độc Lập, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình
- Thời gian: từ 15/1/2011 - 15/ 7/2011
3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.3.1 Các thông tin chung về vùng nghiên cứu
3.3.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý
- Tình hình sử dụng đất đai
3.3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
- Dân số
+ Tổng số dân (người)
+ Mật độ dân số (người/km
2
)
+ Tỷ lệ giàu nghèo (%)
3.3.1.3. Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái
- Số con sơ sinh/ổ (con)
- Số con sơ sinh sống/ổ (con)
- Tỷ lệ sơ sinh sống (%)
- Khối lượng sơ sinh/ổ (kg)
- Khối lượng sơ sinh/con (kg)
18
Khoá luận tốt nghiệp
- Số con cai sữa/ổ (con)
- Thời gian cai sữa (ngày)
- Khối lượng cai sữa/ổ (kg)
- Khối lượng cai sữa/con (kg)

- Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (%)
- Tiêu tốn thức ăn cho 1kg lợn con đến cai sữa (kg)
- Thời gian động dục trở lại (ngày)
- Thời gian phối đạt (ngày)
- Thời gian mang thai (ngày)
- Khoảng cách hai lứa đẻ (ngày)
3.3.1.4. Thức ăn cung cấp cho chăn nuôi lợn
- Thành phần dinh dưỡng thức ăn: protein, năng lượng, vật chất khô
3.3.1.5. Phương pháp nghiên cứu
- Theo dõi, ghi chép năng suất sinh sản, tình hình sử dụng thức ăn của đàn
lợn nái.
- Tiến hành cân lợn ở các thời điểm: Sơ sinh, 30 ngày, 60 ngày, 90 ngày,
cai sữa bằng cân đồng hồ.
- Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg lợn con cai sữa
Theo dõi trên 15 ổ đẻ của lợn Bản thuần và 11 ổ đẻ của tổ hợp lai giữa
đực Móng Cái x lợn nái Bản.
TTTA =
P1 + P2 + P3
Pcai sữa
P1: Thức ăn cho lợn chờ phối (kg)
P2: Thức ăn cho nái chửa (kg)
P3: Thức ăn cho nái nuôi con + lợn con (kg)
19
Khoá luận tốt nghiệp
PHẦN IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của xã Độc Lập
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
Độc Lập là một xã nghèo miền núi thuộc diện 135, nằm ở phía nam tỉnh
Hòa Bình, cách thành phố Hòa Bình 7 km về phía Đông Nam. Xã có tổng diện

tích đất tự nhiên là 3.434,5 ha, gồm 5 thôn bản với 2 dân tộc cùng sinh sống:
Mường và Kinh, trong đó dân tộc Mường chiếm 98%. Nằm ở độ cao 300 – 400
m so với mặt nước biển, có địa hình tương đối phức tạp, bị ngăn cách bởi đồi
núi thấp nhưng có độ dốc lớn, trung bình 25
0
(Địa chí tỉnh Hòa Bình, 2009). Do
đó giao thông đi lại rất khó khăn, người dân trong xã thường ít giao lưu buôn
bán, trao đổi thông tin văn hóa với khu vực xung quanh. Dọc theo con đường
liên xã là vùng có địa hình bằng phẳng hơn nên nơi đây tập trung nhiều dân cư
và sống thành từng thôn, bản. Đây cũng là nơi tập trung chủ yếu diện tích đất
canh tác nông nghiệp của xã.
Xã Độc Lập có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa đông lạnh, khô và ít mưa,
mùa hè nóng và mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 21,8
o
C-
24,7
o
C, lượng mưa trung bình 1.800 - 2.200 mm, tập trung chủ yếu vào cuối các
tháng hè, chiếm 85% lượng mưa cả năm. Độ ẩm không khí trung bình đạt 85%,
cao nhất là 90% vào các tháng 6, 7 và 8, thấp nhất là 60% tập trung vào các
tháng 10, 11, 12 (Địa chí tỉnh Hòa Bình, 2009). Khí hậu là yếu tố quan trọng ảnh
hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất nông nghiệp. Điều kiện khí hậu của Độc
Lập tương đối khắc nghiệt: mùa đông lạnh làm cho gia súc lớn như trâu, bò, lợn
dễ bị cảm lạnh, thiếu thức ăn dự trữ và xảy ra nhiều dịch bệnh, vào mùa hè nhiệt
độ cao, mưa nhiều, gia súc dễ bị tiêu chảy, phân trắng lợn con, tụ huyết trùng…
20
Khoá luận tốt nghiệp
Để hiểu rõ hơn về điều kiện tự nhiên của xã Độc Lập chúng tôi tiến hành
tìm hiểu về tình hình sử dụng đất đai của xã, kết quả được trình bày tại bảng 4.1.
Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Độc Lập năm 2010

Loại đất Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
Diện tích đất tự nhiên 3.434,5 100
Diện tích đất nông nghiệp 151 4,39
Diện tích đất chuyên dùng 77,79 2,26
Diện tích đất lâm nghiệp 2.712,5 78,97
Diện tích rừng phòng hộ 312,48 9,09
Diện tích đất sông, suối 51,33 1,49
Diện tích đất ở 129,4 3,80
(Nguồn: Thống kê xã Độc Lập, 2010)
Qua bảng 4.1 cho thấy, diện tích đất tự nhiên của xã Độc Lập là 3.434,5
ha. Trong đó, diện tích đất lâm nghiệp: 2.712,5 ha chiếm 78,97%. Diện tích đất
lâm nghiệp chủ yếu trồng cây keo lấy gỗ và cây tre nứa. Bên cạnh đó, diện tích
dành cho nông nghiệp rất ít 151 ha, chỉ chiếm 4,39%. Nguyên nhân do Độc Lập
là xã miền núi có địa hình chủ yếu là đồi núi nên diện tích đất bằng phẳng để sản
xuất nông nghiệp không nhiều. Chính vì vậy, để đảm bảo được lương thực cung
cấp cho sinh hoạt hằng ngày của người dân và cho chăn nuôi thì chính sách của
xã là phát triển nông - lâm nghiệp kết hợp: thâm canh gối vụ nhằm tăng lượng
lương thực trên cùng một diện tích sản xuất. Như với diện tích đất đồi khi cây
lâm nghiệp chưa phát tán, nhằm nâng cao mức thu nhập, bổ sung nguồn lương
thực, người nông dân trồng xen canh cây ngô, sắn.
Ở những vùng thấp, có nước thường xuyên được người dân trồng lúa và
một số hoa màu khác như: bí ngô, mướp đắng. Diện tích đất trồng cây lương
thực - hoa màu của xã được thể hiện tại bảng 4.2.
Bảng 4.2: Diện tích trồng cây lương thực và hoa màu năm 2010 của xã Độc Lập
Chỉ tiêu Đất Tỷ lệ Đất Tỷ lệ
21
Khoá luận tốt nghiệp

ruộng
(ha)
(%) đồi
(ha)
(%)
Tổng diện tích trồng cây lương thực,
hoa màu/năm
206,5 100 150 100
Diện tích đât trồng lúa vụ mùa 110 53,27 - -
Diện tích đât trồng lúa vụ chiêm 55,5 26,88 - -
Diện tích đât trồng ngô 17 8,23 33 22
Diện tích đât trồng sắn - - 96 64
Diện tích đât trồng mía 2 0,97 15 10
Diện tích đât trồng bí đỏ 8 3,87 - -
Diện tích đât trồng xả và rong giềng 1 0,48 6 4
Diện tích đât trồng rau màu vụ đông 5 2,43 - -
Diện tích đât trồng mướp đắng 8 3,87 - -
(Nguồn: Thống kê xã Độc Lập, 2010)
Qua bảng 4.2 cho thấy tổng diện tích cây trồng lương thực hoa màu của
xã là 356,5 ha. Cây lương thực được trồng trên hai loại đất chính là đất đồi và đất
ruộng. Diện tích đất ruộng là 206,5 ha, chủ yếu trồng lúa, ngô, bí đỏ, mướp đắng,…
Diện tích đất đồi 150 ha, chủ yếu trồng các cây ngô, sắn, mía, rong và xả.
Trong đất ruộng cây trồng có diện tích lớn nhất là cây lúa. Tổng diện tích
đất trồng lúa/năm lên tới 165,5 ha. Lúa được trồng hai vụ/năm, vụ chiêm và vụ
mùa. Vụ mùa cấy 110 ha chiếm 53,27% thu được 420 tấn thóc. Nhưng diện tích
cấy lúa vào vụ chiêm lại thấp hơn chỉ đạt 55,5ha, thấp hơn 33,35% so với tổng
diện tích cấy lúa trong năm. Nguyên nhân là do lúc này thời tiết kém thuận lợi, ít
mưa hạn hán kéo dài. Diện tích trồng lúa vụ chiêm thấp lên sản lượng thóc thu
được cũng thấp chỉ đạt 220 tấn, bằng 52,38% so với vụ mùa. Sản lượng thóc vụ
chiêm thấp nên thường không đủ cung cấp cho người dân trong các tháng tiếp

theo. Chính vì vậy, người dân trong xã Độc Lập thường bị thiếu lương thực vào
các tháng mùa đông, các tháng này chỉ có thể cung cấp lương thực cho con
người không có khả năng cung cấp cho vật nuôi.
Diện tích đất trồng ngô đạt 50 ha. Trong đó, ngô được trồng chủ yếu trên
đồi với 33 ha, trồng xen kẽ với các cây lâm nghiệp. Ngô trồng ở đất ruộng 17 ha,
22
Khoá luận tốt nghiệp
trên diện tích này ngô được trồng tận dụng trong các ô đất nhỏ, thấp mà người
dân không cấy được lúa do thiếu nước. Sản lượng ngô thu hoạch của cả xã ước
đạt được 170 tấn. Ngô sau khi thu hoạch xong được người dân bán phần lớn ra
thị trường, chỉ giữ lại một lượng rất nhỏ để cung cấp cho chăn nuôi. Đó là
nguyên nhân ngô có nhiều mà trong chăn nuôi ở đây ngô ít được sử dụng.
Một loại cây khác được trồng chủ yếu tại xã Độc Lập đó là cây sắn. Năm
2010 diện tích đất trồng sắn lên tới 90 ha, sắn được trồng hoàn toàn trên diện
tích đất đồi. Sắn trồng ở đây là loại sắn cao sản cho năng suất cao, năm 2010 xã
thu hoạch được 1940 tấn/90 ha. Sắn sau khi thu hoạch được người dân bán cho
lái buôn, một phần sắn được để lại sử dụng trong chăn nuôi.
Trong những năm trở lại đây, ngoài những cây trồng truyền thống như
lúa, ngô, sắn, người dân trong xã còn trồng các cây hoa mùa vụ đông, các cây
trồng mới có hiệu quả kinh tế cao hơn như cây mía, rong riềng, bí đỏ, mướp
đắng … Từ đó mang lại thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Điều kiện kinh tế - xã hội có ý nghĩa hết sức quan trọng để phát triển kinh
tế. Nếu điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển
thuận lợi và ngược lại sẽ làm nền kinh tế kém phát triển. Độc Lập có hệ thống
giao thông kém phát triển, cùng nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp nên khó
khăn cho việc phát triển kinh tế. Thông tin về điều kiện kinh tế xã hội của xã
Độc Lập được thể hiện tại bảng 4.3.

23

×