BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
VIỆN KHOA HỌC ĐỊA CHẤT VFA KHOÁNG SẢN
HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT
LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
ĐỐI VỚI DỰ ÁN KHAI THÁC MỎ LỘ THIÊN
Thuộc đề tài: “Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ công tác đánh giá
tác động môi trường chuyên ngành đối với các dự án khai thác lộ thiên”
Chủ nhiệm đề tài: ThS Mai Thế Toản
6598-1
08/10/2007
Hà Nội, 2007
1
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 3
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 4
1.1. Mở đầu 4
1.2. Các phương pháp ĐTM sử dụng trong báo cáo 5
1.3. Nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường 5
1.4. Những quy định chung về báo cáo ĐTM 6
Chương 2 MÔ TẢ SƠ LƯỢC VỀ DỰ ÁN 7
2.1. Giới thiệu dự án 7
2.1.1. Tên dự án 7
2.1.2. Chủ dự án 7
2.1.3. Địa điểm thực hiện dự án 8
2.1.4. Mục tiêu kinh tế - xã hội và ý nghĩa chính trị của dự án. 8
2.1.5. Kinh tế đầu tư. 8
2.1.6. Quy mô dự án. 9
2.2. Công nghệ khai thác 10
2.2.1. Sơ đồ công nghệ 10
2.2.2 Mở vỉa và hệ thống khai thác 15
2.2.3. Các khâu trong dây chuyền công nghệ 15
2.3. Tổng hợp các thiết bị chính của mỏ. 17
2.4. Tổng hợp nhu cầu năng lượng, nhiên liệu và nước phục vụ sản xuất 18
2.5. Các hạng mục công trình và khối lượng công việc 18
2.5.1. Hạng mục chuẩn bị mặt bằng: 18
2.5.2. Hạng mục xây dựng công trình: 18
2.5.3. Hạng mục lắp đặt thiết bị: 18
2.5.4. Hạng mục xây dựng công trình mỏ: 19
2.6. Tiến độ thực hiện các hạng mục công trình. 19
Chương 3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN 20
3.1. Mở đầu 20
3.2. Đặc điểm về địa lý và địa chất khu vực khai thác 20
3.2.1. Vị trí địa lý 20
3.2.2. Đặc điểm về địa hình 20
3.2.3.
Đặc điểm cấu trúc địa chất khu mỏ và chất lượng khoáng sản 21
3.2.4. Đặc điểm về địa chất thuỷ văn vùng khai thác 21
3.3. Đặc điểm khí tượng - thuỷ văn 21
3.3.1. Đặc điểm khí hậu 21
3.3.2. Đặc điểm chế độ thuỷ văn 23
3.4. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên khu vực thực hiện dự án 23
3.4.1. Đặc điểm chất lượng không khí 23
3.4.2. Đặc điểm ô nhiễm tiếng ồn và độ rung 24
3.4.3. Đặc điểm chất lượng nước khu vực khai thác và vùng chung quanh 25
3.4.4. Hiện trạng môi trường sinh học khu vực dự án và chung quanh 28
3.6. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực thực hiện dự án 29
3.6.1. Điều kiện về kinh tế 30
3.6.2. Điều kiện về xã hội 31
3.6.3. Cơ sở hạ tầng 32
2
3.7. Tổng hợp các thông số môi trường nền cần xác định trong nghiên cứu ĐTM của Dự án
khai thác mỏ lộ thiên 32
Chương 4 DỰ BÁO, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 34
4.1. Nguyên tắc đánh giá 34
4.2. Nguồn phát sinh chất thải 34
4.3. Tác động đến môi trường vật lý 35
4.3.1. Tác động đến môi trường nước 35
4.3.2. Tác động đến môi trường không khí 36
4.3.3. Tác động đến môi trường đất 37
4.3.4. Chất thải rắn 37
4.4. Tác động đến môi trường sinh thái 38
4.5 Tác động đến môi trường kinh tế- xã hội 38
4.5.1. Tác động đến chất lượng cuộc sống con người 38
4.5.2. Tác động đến tài nguyên và môi trường do con người sử dụng 39
4.5.3. Công trình văn hoá lịch sử 40
4.6. Ðánh giá rủi ro, sự cố 40
4.7. Tham vấn ý kiến cộng đồng 40
Chương 5 CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC, GIẢM THIỂU TÁC DỘNG TIÊU CỰC CỦA DỰ
ÁN ĐẾN MÔI TRƯỜNG 42
5.1. Biện pháp ngăn ngừa sự cố và ô nhiễm 42
5.2. Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường vật lý 43
5.2.1. Giảm thiểu tác động gây ô nhiễm môi trường nước 43
5.2.2. Giảm thiểu tác động gây ô nhiễm môi trường không khí 43
5.2.3. Giảm thiểu tác động môi trường của chất thải rắn 44
5.3. Các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường sinh thái 44
5.4. Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường kinh tế - xã hội - nhân văn 44
5.5. Hoàn phục môi trường sau khai thác 45
Chương 6 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ QUAN TRẮC, GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 47
6.1 Chương trình quản lý môi trường 47
6.2. Chương trình quan trắc, giám sát môi trường 47
6.2.1. Ðối tượng, chỉ tiêu quan trắc, giám sát môi trường 47
6.2.2. Thời gian và tần suất giám sát, quan trắc 48
Chương 7 DỰ TOÁN KINH PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 49
7.1. Tổng hợp các công trình bảo vệ môi trường 49
7.1.1. Các công trình bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất-kinh doanh 49
7.1.2. Các công trình phục hồi môi trường 49
7.2. Chi phí cho các công trình bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động của dự án 49
7.3.1. Chi phí phục hồi môi trường 50
7.3.2. Chương trình ký quỹ môi trường 50
7.4. Phí bảo vệ môi trường 51
7.5. Hiệu quả sử dụng đất 51
7.5.1. Chỉ số hiệu quả sử dụng đất 51
7.5.2. Chỉ số phục hồi đất 51
7.7. Bảng thống kê các chỉ tiêu kinh tế của báo cáo ĐTM 52
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53
CHỈ DẪN NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 55
CÁC PH
Ụ LỤC KÈM THEO BÁO CÁO 55
3
LỜI NÓI ĐẦU
Tài nguyên và môi trường là những yếu tố đầu vào của mọi nền kinh tế, mọi quá
trình phát triển. Các diễn biến bất lợi về môi trường, sự cạn kiệt tài nguyên tất yếu sẽ
dẫn đến sự suy thoái của một nền văn minh, của một quá trình phát triển. Mối quan hệ
hữu cơ này đã được chứng minh trong quá khứ và càng thể hiện rõ hơn trong thời đại
hiện nay, khi phát triển kinh t
ế đang tiệm cận các giới hạn của tự nhiên. Cuộc cách mạng
khoa học kỹ thuật và những diễn biến kinh tế - xã hội mang tính toàn cầu trong những
thập kỷ vừa qua đã tăng thêm một bước ảnh hưởng rộng lớn, sâu sắc, cơ bản tới các
điều kiện thiên nhiên và môi trường.
Đảng và Nhà nước ta đã từ lâu rất quan tâm với vấn đề “bảo vệ môi trườ
ng” - một
nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của đất nước và đã ký kết
vào các công ước quốc tế về môi trường như các công ước về rừng ngập mặn
(RAMSAR) ngày 20/9/1971; về sự biến đổi môi trường ngày 26/8/1980; về bảo vệ di sản
văn hoá tự nhiên ngày 19/10/1982; về bảo vệ tầng ôzôn ngày 26/4/1994; về biến đổi khí
hậu 16/11/1994; về đa dạng sinh học ngày 16/11/1994. Đặc biệt, ngày 27/12/1993 Quốc
hội đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường và đến nay đã được thay thế bằng Luật Bảo
vệ môi trường năm 2005. Trong suốt thời gian qua, chúng ta đã đạt được nhiều thành
quả đáng kể góp phần bảo đảm tính hài hoà giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi
trường. Việc quy định về ĐTM đã luôn luôn phải điều chỉnh cho phù hợp với tình hình
thực tế biến đổi mạnh mẽ ở Việt Nam trong 14 năm qua, đặc biệt là trong bối cảnh cả
nước đẩy mạnh thực hiện chính sách mở cửa khuyến khích đầu tư phát triển để thực
hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhiệm vụ đặt ra cho công tác
ĐTM là làm sao tạo được sự thông thoáng tối đa cho môi trường đầu tư mà vẫn đảm
bảo được yêu cầu của công tác bảo vệ môi trường. Vì vậy, trong 14 năm qua, các văn
bản quy phạm pháp luật cấp Chính phủ, cấp Bộ đã liên tục được sửa đổi, bổ sung và ra
đời thay thế nhằm đáp ứng các yêu cầu trong tình hình mới của Việt Nam.
Thực hiện nghiêm túc Luật Bảo vệ môi trường, trong những năm qua hầu hết các
sự án phát triển kinh tế trong đó có các dự án khai thác mỏ đã quan tâm và thực hiện các
trách nhiệm bảo vệ môi trường nói chung và đánh giá tác động môi trường (ĐTM) nói
riêng. Báo cáo ĐTM của các dự án khai thác mỏ được tiến hành theo bản hướng dẫn lập
báo cáo ĐTM cho dự án khai thác chế biến đá và sét do Cục môi trường ban hành năm
1999. Cho đến nay, một số văn bản quy phạm pháp luật đã được sửa đổi (các văn bản
hiện hành quan trọng liên qiuan đến ĐTM là Luật Bảo vệ môi trườ
ng năm 2005; Nghị định
số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 ngày 09/8/2006, Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT
ngày 08/9/2006 của Bộ TNMT). Ngoài ra, việc khai thác chế biến đá và sét không đặc
trưng được cho toàn ngành khai thác chế biến khoáng sản nói chung, trong khi đó, đối
với ngành khai thác mỏ, số lượng các sự án khai thác lộ thiên là rất lớn và gây ra nhiều
tác động tiêu cực đến môi trường. Do vậy, tập thể tác giả đã nghiên cứu, biên soạn
hướng dẫn này để sử dụng cho công tác l
ập báo cáo ĐTM của dự án khai thác mỏ lộ
thiên và có thể dùng tham khảo khi lập báo cáo ĐTM cho các dự án khai thác hầm lò.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc xin kịp thời phản ánh về
Vụ Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Địa chỉ: Vụ Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường.
Điện thoại: (04).773.42.47 ; Fax: (04).773.49.18
E-mail: /
4
Chương I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Mở đầu
Trong các hoạt động khoáng sản,hoạt động khai thác lộ thiên (KTLT) đang là đối
tượng đáng quan tâm nhất trong công tác bảo vệ môi trường. Bên cạnh những tác động
tích cực của ngành KTLT như hàng năm đóng góp vào GDP gần một chục ngàn tỉ đồng;
tạo công ăn việc làm cho hơn hai mươi vạn lao động; nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần cũng như trình độ dân trí cho một số cộng đồng dân cư, đặc biệt là ở các vùng
sâu, vùng xa,… góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất
nước, các tác động xấu của KTLT tới môi trường cũng rất đáng kể: chiếm dụng nhiều
đất đai canh tác và trồng trọt dẫn đến thu hẹp thảm thực vật và làm thay đổi vi kí hậu;
làm nhiễm bẩn đất, nước ngầm, nước mặt của khu vực; xả bụi và khí độc hại vào không
khí; gây tổn thất tới tính đa dạng sinh học của hệ động thực vật;…
Với 70 loại khoáng sản khác nhau, chúng ta đã điều tra, đánh giá, thăm dò được
trên 5000 khoáng sàng và điểm quặng, trong đó đã tiến hành khai thác trên 1000 mỏ
lớn nhỏ, bao gồm các mỏ do Trung ương quản lý, các mỏ của địa phương, các mỏ của
các doanh nghiệp tư nhân và không ít các mỏ do các tư nhân khai thác trái phép.
Sự phát triển ồ ạt của KTLT (đặc biệt là của bộ phận mỏ địa phương và của tư
nhân khai thác trái phép) không chỉ gây những hậu quả xấu tới môi trường như đã đề
cập ở trên và còn làm mất trật tự an ninh xã hội, gây tổn thất tài nguyên lớn và làm khó
khăn cho công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực hoạt động khoáng sản.
Trước tình hình đó, ngày 27 tháng 12 năm 1993 kỳ họp thứ tư khóa IX Quốc hội
đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường và ngày 20 tháng 3 năm 1996, kỳ họp thứ chín
khóa IX Quốc hội đã thông qua Luật Khoáng sản. Tiếp theo đó là các Nghị định, Thông
tư, TCVN và các văn bản khác của Chính phủ, các Bộ, ngành nhằmnnquy định và
hướng dẫn chi tiết việc thực hiện các luật trên.
Năm 2005, Quốc hội đã thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Khoáng sản cho phù hợp với điều kiện tình hình phát triển mới của Đất nước. Tiếp đó,
ngày 12 tháng 12 năm 2005, Chủ tịch nước đã công bố Sắc lệnh số 29/2005/L/CTN về
Luật Bảo vệ môi trường mới đã được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005
và ngày 9/8/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006
nhằm quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT. Vấn đề đánh
giá môi tr
ường chiến lược, đánh giá môi trường và cam kết BVMT theo tinh thần của
Luật BVMT được hướng dẫn chi tiết trong thông tư 08/2006/TT-BTNMT của Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành ngày 08/09/2006.
Theo Điều 18 – Luật BVMT và Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 thì
các dự án hoạt động khai thác khoáng sản sau đây phải lập báo cáo ĐTM:
1. Khai thác, nạo vét tận thu vật liệu xây dựng trên đất liền và dưới lòng sông (đất,
đá, cát, sỏi) có công suất thiết kế ≥ 50 ngm
3
/năm.
2. Khai thác khoáng sản rắn không sử dụng hóa chất có khối lượng mỏ (bao gồm
khoáng sản và đất đá thải) ≥ 100 ngm
3
/năm.
3. Khai thác, chế biến khoáng sản rắn có chứa các chất độc hại hoặc có sử dụng
hóa chất (không phụ thuộc vào quy mô sản lượng).
5
Các dự án này nếu có thay đổi quy mô sản lượng, công nghệ, vị trí khai thác
hoặc sau 2 năm dự án được phê duyệt mà chưa vận hành phải tiến hành lập báo cáo
ĐTM bổ sung.
Bản hướng dẫn này giới thiệu chi tiết những nội dung cơ bản của báo cáo ĐTM
và áp dụng chung cho các dự án khai thác khoáng sản nói trên. Trong quá trình sử
dụng, tùy theo điều kiện cụ thể của dự án, cần sử dụng một cách thích h
ợp các nội
dung trong Hướng dẫn này
1.2. Các phương pháp ĐTM sử dụng trong báo cáo
Ðối với các dự án khai thác khoáng sản rắn, việc đánh giá tác động môi trường
thường được tiến hành bằng cách sử dụng kết hợp các phương pháp sau đây:
• Phương pháp liệt kê (Checklists).
• Phương pháp ma trận (Matrices).
• Phương pháp mạng lưới (Networks).
• Phương pháp so sánh.
• Phương pháp chuyên gia.
• Phương pháp đánh giá nhanh.
• Phương pháp nghiên cứu, khảo sát thực địa.
• Phương pháp mô hình hoá.
• Phương pháp phân tích chi phí, lợi ích.
1.3. Nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường
Nội dung cơ bản của báo cáo ÐTM là dự báo, đánh giá những tác động tiềm tàng
tích cực và tiêu cực, trực tiếp và gián tiếp, ngắn hạn và dài hạn do việc thực hiện một dự
án phát triển có thể gây ra cho môi trường.
Trên cơ sở những dự báo và đánh giá này, đề xuất những biện pháp giảm thiểu
(bao gồm quản lý và kỹ thuật) nhằm phát huy những tác động tích cực và giảm nhẹ tới
mứ
c có thể những tác động tiêu cực của dự án đến môi trường.
Căn cứ vào các quy định nội dung báo cáo ĐTM tại Điều 20 của Luật BVMT,
trong báo cáo ĐTM của dự án khai thác- chế biến khoáng sản rắn bằng phương pháp lộ
thiên thì ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị, các nội dung các còn lại của
báo cáo được sắp xếp theo trình tự sau:
• Mô tả sơ lược về dự án.
• Hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án.
• Dự báo, đánh giá các tác động của dự án đến môi trường khu vực. (bao gồm cả
phần tham vấn ý kiến cộng đồng về tác động của dự án tới môi trường kinh tế -
xã hội khu vực).
• Các biện pháp khắc phục, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường.
• Chương trình quản lý, giám sát và quan trắc môi trường .
6
• Dự toán kinh phí bảo vệ môi trường (phí môi trường, kinh phí các hạng mục công
trình bảo vệ môi trường, kinh phí phục hồi môi trường và ký quỹ môi trường,…)
1.4. Những quy định chung về báo cáo ĐTM
1. Báo cáo ĐTM của các dự án khai thác khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên
phải do các cơ quan có đủ tư cách pháp nhân (theo Điều 8 Nghị định số
80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006) lập. Cơ quan đứng tên báo cáo là Chủ dự án.
2. Ơ’ đầu báo cáo (sau trang phụ bìa) phải có các bảng kê: từ viết tắt, bảng biểu và
các bản vẽ.
3. Các dữ liệu, số liệu và các thông tin quan trọng sử dụng trong báo cáo phải ghi
rõ nguồn gốc, đánh dấu tài liệu tham khảo. Các số liệu đo đạc phải ghi rõ ngày,
giờ, địa điểm đo và thiết bị sử dụng. Các số liệu thí nghiệm phải do các phòng thí
nghiệm có đủ điều kiện kỹ thuật tiến hành phân tích và phải ghi rõ thời gian thực
hiện, nhân viên thí nghiệm, người chịu trách nhiệm (có ký tên và đóng dấu tươi).
4. Các bảng thống kê số liệu, thống kê dữ liệu; các nội dung tính toán chi tiết, các
số liệu kết quả thí nghiệm; các bản kê khai, điều tra; các biên bản, văn bản pháp
lý; …phải đưa vào phần phụ lục. Trường hợp phần phụ lục có khối lượng lớhow,
không đóng kèm vào báo cáo mà đóng thành tập riêng.
5. Trong phần mở đầu của báo cáo cần giới thiệu chung về dự án, mục đích của
báo cáo ĐTM, cơ sở (pháp lý và kỹ thuật) để lập báo cáo và cách tổ chức thực
hiện báo cáo.
6. Phần cam kết của Chủ dự án được đặt trước phần kết luận và kiến nghị. Trong
nội dung phần này, Chủ dự án phải taoms tắt những cam kết về giải pháp và
công trình BVMT, các nhiệm vụ kinh tế về BVMT, trách nhiệm quan trắc và giám
sát môi trường.
7. Phần tài liệu tham khảo được xếp cuối cùng trong phần thuyết minh của báo cáo
ĐTM và trước phần phụ lục đồng thời thời được sắp xếp theo thứ tự: tiếng Việt
trước, các tiếng dòng La tinh sau và tiếng Nga cuối cùng.
8. Tuỳ theo quy mô diện tích sử dụng của dự án mà lựa chọn tỷ lệ bản vẽ, tuy
nhiên, trong mọi trường hợp phải bảo đảm bản vẽ được đọc dễ dàng.
7
Chương 2
MÔ TẢ SƠ LƯỢC VỀ DỰ ÁN
Yêu cầu: Việc mô tả sơ lược về dự án khai thác khoáng sản được trình bày một
cách xúc tích, rõ ràng, đầy đủ bằng ngôn ngữ phổ thông, dễ hiểu và cần được minh hoạ
bằng những số liệu, biểu bảng, bản đồ, sơ đồ ở tỷ lệ thích hợp.
Căn cứ báo cáo nghiên cứu khả thi, ngoài những giới thiệu về Cơ quan quản lý
Dự án, Cơ quan thực hiện dự án, mục tiêu kinh tế kỹ thuật của dự án , việc mô tả sơ
lược dự án cần đi sâu làm rõ các nội dung sau:
2.1. Giới thiệu dự án
2.1.1. Tên dự án.
Tên dự án phải thống nhất theo đúng tên trong văn bản khác của cơ quan có
thẩm quyền và trong báo cáo nghiên cứu khả thi (hay báo cáo đầu tư của dự án) không
được tuỳ tiện thay đổi ngôn từ, trật tự trong câu hoặc thêm bớt ký tự.
2.1.2. Chủ dự án.
- Tên cá nhân hoặc cơ quan làm Chủ dự án; nếu là liên doanh thì cũng ghi đầy đủ
tên các thành phần trong liên doanh. Nếu có tên chung thì ghi theo tên chung đầy đủ và
viết tắt bằng tiếng Việt và tiếng Anh (nếu có), ví dụ:
“Công ty liên doanh khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo” tên tiếng Anh là “Nui Phao
mining joint venture company LTD” viết tắt là NUIPHAVJCA.
- Văn phòng Xã…. Huyện….Tỉnh… (Số nhà…. Phố… Phường… Quận… Thành
phố).
- Điện thoại …. Fax …. Email…
Sau đó cần giới thiệu vắn tắt các thành viên của liên doanh. Ví dụ: Công ty liên
doanh khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo bao gồm 3 thành viên là:
1 - Công ty Tiberon Minerals: thành lập năm 1995 theo luật của tỉnh Alberta -
Canada. Từ tháng 3 năm 1996 đến tháng 11 năm 2002 có cổ phiếu giao dịch trên thị
trường chứng khoán Alberta/TSX. Từ tháng 11 năm 2002 chuyển sang thị trường
chứng khoán Toronto (TSE) - một thị trường chứng khoán cao cấp của Canada. Địa chỉ
ở Canada …. Điện thoại … Fax … Email…
2 - Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Thái nguyên (INTRACO Thái Nguyên) là
một công ty TNHH có trên 2 thành viên. Giấy phép kinh doanh số… do Sở kế hoạch và
Đầu tư Thái Nguyên cấp ngày… Địa chỉ liên lạc … Điện thoại … Fax….
3 - Công ty khoáng sản Thái nguyên là doanh nghiệp nhà nước chuyên về khai
thác chế biến khoáng sản. Gi
ấy phép đăng ký kinh doanh số … do Sở kế hoạch và Đầu
tư Thái Nguyên cấp ngày… Địa chỉ liên lạc … Điện thoại … Fax …
8
2.1.3. Địa điểm thực hiện dự án.
Ghi rõ vị trí địa lý (thuộc khoáng sàng nào hay xã, huyện, tỉnh nào) và tọa độ các
điểm khép góc khu vực dự kiến khai thác theo hệ UTM và hệ toạ độ địa phương (nếu
có). Ngoài ra có kèm bản đồ địa hình khu vực thực hiện dự án ở tỷ lệ có thể đọc được
(tuỳ theo diện tích khu vực thực hiện dự án để chọn tỷ lệ bản đồ 1/1000, 1/2000, 1/5000
hoặc hơn, nhưng phải rõ ràng, có thể đọc được).
Ví dụ: khu vực thực hiện dự án mở rộng khai thác mỏ than Khe Chàm I thuộc
khoáng sàng than Khe Chàm, phường Mông Dương - thị xã Cẩm Phả - Tỉnh Quảng
Ninh. Tiếp giáp xung quanh bao gồm:
- Phía Bắc giáp thung lũng Dương Huy.
- Phía Nam giáp mỏ than Cao Sơn.
- Phía Tây giáp mỏ than Khe Chàm III.
- Phía Đông giáp mỏ than Mông Dương.
(xem bảng … và bản đồ số … kèm theo).
2.1.4. Mục tiêu kinh tế - xã hội và ý nghĩa chính trị của dự án.
Nêu rõ các mục tiêu về kinh tế, xã hội và ý nghĩa chính trị của dự án. Ví dụ, khi thực
hiện dự án khai thác và chế biến mỏ sắt Tiến Bộ - Thái Nguyên, có thể nêu các mục tiêu
như sau:
- Đáp ứng nguồn nguyên liệu (quặng sắt) cho dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II
của Công ty Gang thép Thái nguyên, tận dụng tối đa nguồn tài nguyên thiên nhiên trong
nước.
- Góp phần nâng cao năng lực sản xuất, phôi thép của Công ty GTTN lên 750000
tấn/năm. Tăng cường năng lực của khu Gang thép Thái nguyên.
- Tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động trong khu vực và vùng lân cận,
đồng thời tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất, nâng cao dân trí cho vùng dân cư
hẻo lánh, xã Khe Mo - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên.
- Góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái nguyên cũng như
của đất nước.
- Góp phần thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển ngành thép đã được Chính
phủ phê duyệt.
2.1.5. Kinh tế đầu tư.
* Hình thức đầu tư (đầu tư mới, đầu tư mở rộng, đầu tư cải tạo, liên doanh, liên
kết, …)
* Nguồn vốn (tự có, vay ngân hàng, góp cổ phàn, ODA, …)
* Tổng vốn đầu tư (…tỷ đồng, trong đó vốn tự có … ,vay … , gọi cổ đông …)
9
* Hiệu quả đầu tư
- Giá trị hiện tại thực NPV = … (với tỷ suất chiết khấu r =… %).
- Hệ số hoàn vốn nội bộ IRR = …
- Lợi nhuận ròng trung bình trong những năm đầu.
- Thời hạn thu hồi vốn đầu tư.
2.1.6. Quy mô dự án.
- Trữ lượng tài nguyên của khu vực dự án: Nêu phần trữ lượng có trong phạm vi
cấp đất của dự án, bao gồm các cấp 111, 112, … (theo quy định hiện hành về phân
cấp trữ lượng).
- Trữ lượng cân đối: trữ lượng có thể thu hồi và sử dụng được của dự án, sau khi
đã trừ đi phần tài nguyên nằm dưới các trụ bảo vệ, đường giao thông, trong bờ mỏ,
dưới đáy mỏ, …
- Quy mô sản xuất: có thể tính theo khoáng sản nguyên khai (m
3
, tấn/ năm) hoặc
khoáng sản thương phẩm (đã qua tuyển hoặc gia công chế biến).
- Tuổi thọ mỏ - bao gồm thời gian xây dựng mỏ, thời gian khai thác và thời gian kết
thúc đóng cửa mỏ.
Ví dụ: (mỏ sắt Tiến Bộ - Thái Nguyên).
- Trữ lượng địa chất trong phạm vi dự án: 24.179.020 tấn.
Trong đó Cấp 121 = 22.515.360 tấn
Cấp 122 = 1.659.660 tấn
- Trữ lượng công nghiệp trong phạm vi dự án: 23.625.720 tấn.
Trong đó Cấp 121 = 22.292.750 tấn
Cấp 122 = 1.359.970 tấn
- Trữ lượng quặng và đất đá trong biên giới mỏ
+ Quặng: 19.096.500 tấn
+ Đất bóc: 30.218.000 tấn
- Hệ số bóc trung bình K
tb
= 1,58 tấn/tấn
- Sản lượng quặng nguyên khai: (với hệ số tổn thất và làm nghèo quặng trong quá
trình khai thác K
m
= 0,05, r = 0,05).
A
q
= 1.200.000 tấn/ năm
- Tuổi thọ mỏ: T = 19 năm
Trong đó: + Thời gian xây dựng mỏ: T
xd
= 2 năm
+ Thời gian sản xuất ổn định: T
sx
= 16 năm
10
+ Thời gian đóng cửa mỏ: T
k
= 1 năm
- Biên giới khai trường:
+ Biên giới trên bề mặt (biên giới phía trên).
+ Biên giới theo chiều sâu (độ cao đáy mỏ kết thúc).
2.2. Công nghệ khai thác
2.2.1. Sơ đồ công nghệ
Sơ đồ công nghệ khai thác mỏ lộ thiên khá đa dạng, tuỳ theo loại khoáng sản,
phương pháp mở vỉa, hệ thống khai thác và đồng bộ thiết bị sử dụng, … Trong sơ đồ
công nghệ khai thác mỏ lộ thiên không bao gồm khâu tuyển khoáng mà chỉ có khâu gia
công chế biến sơ bộ trên mỏ như sàng tuyển sơ bộ, nghiền đập, phân loại,…
Sơ đồ tổng quát công nghệ khai thác lộ thiên được giới thiệu trên hình 1. Tùy
theo điều kiện tự nhiên và kỹ thuật cụ thể mà đối với mỗi mỏ có một sơ đồ riêng của
mình, mặc dù vậy, tất cả mọi sơ đồ đều tuân thủ theo nguyên lý trên sơ đồ 1.
Khi khai thác các khoáng sản rắn, có đất đá phủ cứng, thì mọi quá trình sản xuất
trong dây chuyền công nghệ đều tuân thủ gần đúng sơ đồ hình 1.
Khi khai thác các khoáng sản ở dạng sa khoáng aluvi, đêluvi, êluvi,… thì khâu
bóc đất đá phủ, khoan nổ mìn, nghiền đập sẽ không có trong dây chuyền công nghệ.
Khi khai thác than thì trong khâu thu hồi khoáng sản không có công đoạn khoan
nổ mìn, trong khâu gia công chế biến tại mỏ không có công đoạn nghiền đập.
Khi khai thác đá xây dựng dạng núi cao thì trong khâu mở vỉa khoáng sàng thay
vì công đoạn bóc một phần đất đá phủ là bạt ngọn, xén chân tuyến; Ở khâu đầu tiên chỉ
có thoát nước mỏ (bằng tự chảy) mà không cần tháo khô; Không có khâu bóc đất phủ
(có thải đá ở công đoạn loại bỏ tạp chất nhưng không đáng kể). Tuy nhiên trong khâu
gia công chế biến tại mỏ thì phức tạp hơn do phải nghiền đập và sàng phân loại nhiều
cấp để thu được các cỡ hạt như ý.
Khi khai thác sét thì công đoạn khoan nổ, nghiền đập hầu như không xuất hiện
trong dây chuyền công nghệ (có thể có khâu đánh t
ơi khi phối liệu để làm nguyên liệu xi
măng).
Nếu chỉ nhằm giới thiệu sơ đồ khai thác lộ thiên một mỏ quặng thì tham khảo
hình 2, một mỏ than – hình 3, một mỏ đá dạng núi cao – hình 4, một mỏ sét – hình 5.
Cần chú ý phân biệt các khâu công nghệ trong thời kỳ xây dựng mỏ sang thời kỳ
khai thác (hoạt động sản xuất bình thường) với thời kỳ kết thúc đóng cửa mỏ, mặc dù
chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau nhưng về bản chất công việc, tổ chức thực hiện
và hạch toán kinh tế là khác nhau.
11
Thời kỳ Hoạt động phát triển Công nghệ thực hiện
Hình 1 – Sơ đồ hoạt động tổng quát của dự án khai thác mỏ lộ thiên
Xây dựng
m
ỏ
Chuẩn bị mặt
bằng dự án
Xây dựng
công nghiệp
Vệ sinh
Thu dọn
Xây
dựng
Lắp đặt
thiết bị
San gạt
Mở vỉa
khoáng sàng
Mở đường ra
vào mỏ và bãi
Bóc một phần
đất đá phủ
Tạo mặt bằng
công tác đầu
Tháo khô
và thoát nước
Bóc đất đá phủ
Thu hồi
Khoáng sản
Khoan
ổ
Xúc bóc
Vận tải
Thải đá
Loại bỏ tạp
chất
Phân loại
Nghiền
Khoan nổ
Xúc bóc
Vận tải
Gia công chế
biến
Chất kho
thành phẩm
Khai thác
m
ỏ
Đóng cửa
m
ỏ
Nạo vét tận thu
tài nguyên
Phục hồi cảnh
quan
Thủ công kết
hợp
San lấp
xây đắp
Di dời
Tháo
khô
Tháo
dỡ
Trồng
cây
Tháo
khô
12
Hình 2 – Sơ đồ công nghệ khai thác bằng phương pháp lộ thiên
Tháo khô
và thoát nước mỏ
Bóc đất đá phủ
Thu hồi quặng
Khoan nổ
Xúc bóc
Vận tải
Thải đá
Loại bỏ tạp
ch
ất
Phân loại
Xúc bóc
Vận tải
Gia công chế biến
t
ạ
i mỏ
Chất kho
Khoan nổ
Nghiền đập
Trong sơ đồ công nghệ
khai thác quặng, cũng
có trường hợp khâu gia
công chế biến tại mỏ chỉ
có sàng phân loại và
rửa sơ bộ trước khi chở
về nhà máy tuyển tinh
chứ không có khâu
nghiền đập, đất đá phủ
cũng có trường hợp có
thể xúc bóc trực tiếp mà
không cần khoan nổ,
cũng tương tự như vậy
đối với quặng.
Tháo khô
và thoát nước mỏ
Bóc đất đá phủ
Thu hồi than
Khoan nổ
Xúc bóc
Vận tải
Thải đá
Loại bỏ tạp
chất
Phân loại
Xúc bóc
Vận tải
Gia công chế
biến
Chất kho
Trong khai thác than lộ thiên,
một bộ phận khá lớn than
nguyên khai có thể tiêu thụ trực
tiếp mà không cần qua chế
biến. Phần còn lại thì phải qua
chế biến để loại bỏ tạp chất
(hầu hết bằng nhặt thủ công
trên băng tải) sau đó qua sàng
để phân loại các loại than theo
yêu cầu của chất lượng thương
phẩm. Một số trường hợp
không nhiều có công đo
ạn
nghiền đập pha trộn để tận
dụng các loại than có độ tro lớn
và nhiệt lượng thấp
Hình 3 – Sơ đồ công nghệ khai thác than bằng phương pháp lộ thiên
13
Hình 4 – Sơ đồ công nghệ khai thác đá xây dựng bằng phương pháp lộ thiên
Đá xây dựng ở 2 miền Nam, Bắc nước ta có đặc điểm rất khác nhau.
Trong khi ở miền Bắc có tiềm năng về đá vôi rất lớn thì ở khu vực miền Nam chủ
yếu chỉ có một số loại đá trầm tích có cường độ chịu lực lớn và một số không
nhiề
u đá mắc ma. Từ đó công nghệ khai thác chúng cũng khác nhau.
Đối với các mỏ đá vôi ở miền Bắc, do có cấu tạo dạng núi cao nên trong
sơ đồ công nghệ hình 4 không có (hoặc không đáng kể) 2 khâu tháo khô thoát
nước mỏ và bóc đất phủ. Khâu thải các tạp chất sau khi sàng đập phân loại có
nhưng không nhiều.
Đối với các mỏ đá xây dựng ở miền Nam đặc biệt là khu Đồng Nai, phần
lớn đều nằm sâu dưới l
ớp đất phủ đệ tứ, do vậy so với các mỏ phía Bắc, trong
công nghệ khai thác có thêm 2 khâu tháo khô thoát nước mỏ và bóc đất phủ.
Đặc điểm của công nghệ khai thác đá xây dựng là khâu gia công chế biến
chủ yếu nằm trên mỏ và thuộc mỏ quản lý, khâu này thường có nhiều công đoạn
hơn so với ở các mỏ quặng và than, thông thường phải sử dụng quy trình sàng
đập 2 hay 3 giai đoạn.
Tháo khô và
thoát nước mỏ
Bóc đất phủ
Thu hồi đá
Xúc bóc
Vận tải
Thải đất
Sàng đập
nhiều cấp
Phân loại
Xúc bóc
Vận tải
Gia công chế
biến
Chất kho
thành
p
h
ẩ
m
Khoan nổ
14
Hình 5 – Sơ đồ công nghệ khai thác sét bằng phương pháp lộ thiên
Trong khai thác sét cũng có trường hợp đất sét có kết cấu rắn chắc, không
thể xúc trực tiếp, khi đó người ta thường sử dụng máy xới để làm tơi sơ bộ trước
khi xúc.
Khi khai thác Titan ven biển thì công nghệ khai thác tương đối đơn giản,
tuy nhiên khâu sàng tuyển (gia công chế biến) lại chiếm khối lượng công việc lớn
nhất trong dây chuy
ền công nghệ. Khâu sàng tuyển nhằm mục đích loại bỏ rác
rưởi (thường bằng sàng quay) và sau đó là tách cát ra khỏi các hạt quặng Titan
bằng hệ thống các bơm cát và các máy tuyển thuỷ lực vít xoắn (hình 6). Khâu gia
công chế biến cần có nguồn nước dồi dào.
Hình 6 – Sơ đồ công nghệ khai thác Titan ven biển
Tháo khô
và thoát nước mỏ
Bóc đất phủ
Thu hồi sét
Xúc bóc
Vận tải
Thải đất
Xúc bóc
Vận tải
Chất kho
Xúc bóc
Vận tải
Thu hồi quặng
Gia công chế
biến
Lọc rác sàng
q
ua
y
Phân ly cát hình
côn
Tuyển vít xoắn
Tuyển vít xoắn
Chất kho
Bơm
Bơm
Bơm
Bơm
15
2.2.2 Mở vỉa và hệ thống khai thác
a. Sơ đồ mở vỉa
- Hình thức đường hào (hào ngoài, hào trong, hoàn chỉnh, không hoàn
chỉnh, hào cố định hào tạm thời, …).
- Vị trí đường hào (từ đâu đến đâu, độ cao điểm đầu và điểm cuối, vị trí hào
chuẩn bị hoặc mặt bằng công tác đầu tiên).
- Các thông số của hào mở vỉa:
+ Chiều dài toàn bộ L
h
, m.
+ Độ dốc dọc ở đoạn lớn nhất i, đvtp hoặc %.
+ Chiều rộng hào b
0
, m.
+ Bán kính cong ở chỗ nhỏ nhất R
min
, m.
- Khối lượng đào đắp trong thời kỳ xây dựng mỏ.
b. Hệ thống khai thác
- Gọi tên hệ thống khai thác.
- Hướng phát triển công trình.
- Các thông số của hệ thống khai thác.
+ Chiều cao tầng h, m.
+ Chiều dài tuyến công tác Lt, m.
+ Góc nghiêng sườn tầng α độ.
+ Góc nghiêng bờ công tác ϕ, độ.
+ Góc nghiêng bờ kết thúc γ, độ.
2.2.3. Các khâu trong dây chuyền công nghệ.
a. Khoan - nổ mìn
- Máy khoan trong đá: mã hiệ
u, loại máy khoan, đường kính mũi khoan,
chiều sâu khoan lớn nhất. (Chú ý không đưa toàn bộ nội dung bảng đặc tính kỹ
thuật của máy vào báo cáo).
- Máy khoan trong quặng (nếu có): như trên.
- Máy khoan nhỏ phá đá quá cỡ: như trên.
- Máy nén khí: mã hiệu, công suất máy, lưu lượng khí nén, áp suất khí nén
(dùng các đơn vị đo lường theo hệ đo lường quốc tế - Systeme Internationale
d’Unite’ SI).
- Thuốc nổ và phụ kiện nổ.
- Sơ đồ đấu ghép m
ạng nổ điển hình.
- Các thông số nổ mìn:
16
+ Đường kháng chân tầng W, m;
+ Khoảng cách giữa các lỗ khoan a, m.
+ Khoảng cách giữa các hàng mìn b, m.
+ Chiều sâu lỗ khoan Lk, m.
+ Lượng thuốc trong 1 lỗ khoan Qt, kg.
+ Lượng thuốc trong một bãi nổ Q∑, kg.
+ Suất phá đá p, m3/m.
+
Tổng khối lượng đống đá nổ mìn, m
3
.
- Phương pháp điều khiển nổ bãi mìn: nổ tức thời hay vi sai (nếu là vi sai thì
∆t = ?), điện, phi điện, dây nổ hay kết hợp.
b. Xúc bóc đất đá và khoáng sản.
- Thiết bị xúc đất.
- Thiết bị xúc khoáng sản.
- Thiết bị phụ trợ: máy ủi, máy bốc.
Chỉ mô tả các thông số làm việc chính như dung tích gàu xúc, công suất máy,
nguồn năng lượng truyền động, phương thức di chuy
ển,… mà không đưa cả
bảng đặc tính của máy vào báo cáo.
- Công nghệ xúc bóc: xúc theo gương bên hông hay gương dọc tầng, sử
dụng luồng xúc cụt, luồng xúc không tầng hay xúc theo khoảnh, xúc theo gương
trên mức máy đứng, dưới mức máy đứng hay xúc theo phân tầng đối với trường
hợp xúc đất đá và xúc khoáng sản.
c. Vận tải đất đá và khoáng sản
- Phương thức vận tải:
+ Đường sắt.
+ Ô tô.
+ B
ăng tải.
+ Trục tải, máng trượt,…
+ Liên hợp.
- Cung độ vận tải:
+ Đối với đất đá thải.
+ Đối với khoáng sản.
- Thiết bị vận tải:
+ Thiết bị vận tải đất đá thải.
17
+ Thiết bị vận tải khoáng sản.
+ Đường vận tải.
Đối với thiết bị cần nêu những đặc tính kỹ thuật chính như tải trọng định
mức, dung tích thùng xe, tốc độ tối đa, khả năng leo dốc, bán kính vòng nhỏ
nhất.
Đối với đường vận tải cần mô tả chất lượng đường (áo đường), kích thước
vệt xe chạy, độc dố
c dọc, bán kính vòng nhỏ nhất.
- Công thức vận tải: Theo chu trình kín (mỗi máy xúc được một số ô tô cố
định phục vụ) hay chu trình hở (các máy xúc trong mỏ được phục vụ chung bởi
tất cả các ô tô), vận tải liên hợp nhiều hình thức,…
d. Gia công chế biến khoáng sản
- Sơ đồ công nghệ gia công chế biến.
- Thiết bị gia công chế biến.
+ Máy đập
+ Máy sàng
+
e. Thải đất
đá trên mỏ
- Vị trí bãi thải: cần mô tả chi tiết vị trí bãi thải và mối quan hệ của nó với địa
hình và công trình xung quanh.
- Thông số của bãi thải: dung tích, độ cao đáy, độ cao cuối cùng, độ dốc
sườn bãi thải.
- Phương pháp thải: thải theo phân tầng, thải cao, thải theo bề mặt, thải theo
chu vi, phương tiện thải là máy ủi hay máy xúc, máy cạp,…
- Các công trình phụ trợ: hệ thống thoát nước ở
bãi thải, đê chắn an toàn
mép bãi thải, đập ngăn bùn đá đáy bãi thải,… (vị trí, kích thước, tính năng,…).
g. Tháo khô và thoát nước mỏ
- Phương pháp thoát nước: tự chảy, cưỡng bức, hạ thấp mức nước,…
- Vị trí và thông số kênh mương thoát nước.
- Thiết bị thoát nước (mã hiệu, công suất, lưu lượng, chiều cao đẩy, chiều
cao hút, cách bố trí tạm,…).
Chú thích:
Trong trường hợp các thiết bị dự án chờ đấu thầu khi dự án đi vào
hoạt động khi chỉ cần ghi rõ những đặc tính kỹ thuật cơ bản theo yêu cầu của
thiết kế mà không cần ghi mã hiệu thiết bị và nước sản xuất.
2.3. Tổng hợp các thiết bị chính của mỏ.
Bao gồm các thiết bị chính trong các khâu khoan - nổ mìn, xúc bóc, vận tải,
thải, gia công chế biến và tháo khô thoát nước mỏ
(theo mẫu bảng dưới).
18
TT Tên thiết
bị
Mã
hiệu
Nước sản
xuất
Đơn
vị
Số
lượng
Chú thích
1 2 3 4 5 6 7
2.4. Tổng hợp nhu cầu năng lượng, nhiên liệu và nước phục vụ sản xuất
- Nhu cầu về năng lượng:
+ Nhu cầu điện năng tiêu thụ và nguồn cung cấp.
+ Nhu cầu chất nổ, phụ kiện nổ và nguồn cung cấp.
- Nhu cầu về nhiên liệu và nguồn cung cấp:
+ Nhu cầu xăng.
+ Nhu cầu dầu điezen.
+ Mỡ và dầu bôi trơn các lo
ại.
- Nhu cầu về nước:
+ Nhu cầu nước cho sản xuất và nguồn cung cấp.
+ Nhu cầu nước sinh hoạt và nguồn cung cấp.
2.5. Các hạng mục công trình và khối lượng công việc
Thống kê các hạng mục công trình chính xác và khối lượng công việc của chúng
được tiến hành trong thời kỳ xây dựng mỏ nhằm đưa dự án vào hoạt động sản
xuất kinh doanh, bao gồm các hạng mục sau đây:
2.5.1. Hạng mụ
c chuẩn bị mặt bằng:
- Vệ sinh, thu dọn gốc cây.
- Di dời nhà cửa, đường sá, công trình, đường điện, đường nước.
- Tháo khô ao hồ, nắn dòng chảy ra khỏi khu vực.
2.5.2. Hạng mục xây dựng công trình:
- Nhà cửa, văn phòng, kho tàng, công trình phúc lợi công cộng.
- Đường giao thông, đường điện, đường nước,…
- Trạm bơm, trạm điện, các phân xưởng sửa chữa, bunke, bến bãi, trạm
nghi
ền đập, thông tin liên lạc,…
2.5.3. Hạng mục lắp đặt thiết bị:
19
- Thiết bị xưởng sửa chữa cơ khí.
- Các máy biến áp.
- Hệ thống dây điện cao thế và hạ thế.
- Xưởng nghiền đập, sàng phân loại.
- Hệ thống băng tải vận tải khoáng sản.
- Trung tâm điều khiển và thông tin liên lạc.
- Máy mỏ (máy khoan, máy xúc, máy ủi,…).
- Thiết bị vận tải hạng nặng.
2.5.4. Hạng mục xây dựng công trình mỏ:
-
Đường ra vào mỏ (hào mở vỉa).
- Đường ra bãi thải.
- Đê thải đầu tiên của bãi thải.
- Bóc khối lượng đất phủ đầu tiên.
- Khối lượng hào chuẩn bị (cho mặt bằng công tác đầu tiên).
Các hạng mục công trình và công việc thực hiện trên (công việc nào không có
trong dự án thì bỏ qua) được thống kê theo bảng sau:
TT Hạng
mục
Công việc thực
hiện
Đơn vị Khối
lượ
ng
Chú thích
1 2 3 4 5 6
2.6. Tiến độ thực hiện các hạng mục công trình.
Để đưa dự án vào hoạt động sản xuất kinh doanh một cách nhanh chóng,
cần căn cứ vào khối lượng từng công việc trong các hạng mục công trình và khả
năng phối hợp giữa chúng (kế tiếp, song song hoặc gối đầu) để xác định hạng
mục ưu tiên nhằm rút ngắn thời gian xây dựng mỏ. Tiến độ thực hiện các hạng
m
ục công trình xây dựng mỏ có thể trình bày dưới dạng biểu đồ đường thẳng
theo hàng (tên công việc) và cột (độ dài thời gian) hoặc theo phương pháp sơ đồ
mạng.
20
Chương 3
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN
3.1. Mở đầu
Thực tế các dự án khai thác khoáng sản hiện nay ở nước ta cho thấy, tính chất
của các tác động môi trường (mức độ, phạm vi tác động,…) thường có tính chất đặc thù
cho từ dự án cụ thể, các tác động có thể giống nhau nhưng lại được đánh giá ở các
mức độ khác nhau tùy theo bản chất của dự án và địa điểm thực hiện dự án.
Như vậy có thể kết luận rằng, điều kiện môi trường chung quanh tại khu vực khai
thác của mỗi dự án sẽ là một yếu tố quan trọng trong việc quyết định mức độ, phạm vi
của tác động môi trường do các hoạt động của dự án gây ra. Chính vì vậy, việc xác định
các đặc điểm môi trường chung quanh, bao gồm cả đặc điểm môi trường tự nhiên và
KT-XH, là một yêu cầu cần thiết trong ĐTM cho dự án khai thác khoáng sản.
Các nội dung chính cần được làm rõ để xác định được các đặc điểm môi trường
tự nhiên của khu vực dự án khai thác khoáng sản được trình bày dưới đây.
3.2. Đặc điểm về địa lý và địa chất khu vực khai thác.
3.2.1. Vị trí địa lý
Trong phần này, cần xác định rõ vị trí của khu vực khai thác dự kiến theo các nội
dung sau:
- Địa điểm khu vực khai thác: thuộc phường/xã, quận/huyện, thành phố/tỉnh nào;
- Vị trí của khu vực dự án trong mối tương quan với các khu vực chung quanh, đặc
biệt là các khu vực nhạy cảm như vườn quốc gia, khu bảo tồn sinh học, các khu
di tích lịch sử, trường học, bệnh viện,…
- Diện tích khu vực khai thác: cần xác định rõ diện tích khu vực khai thác, bao gồm
cả các khu vực phụ trợ cho khu mỏ, khu vực bãi chứa chất thải,…
- Ranh giới khu vực khai thác: ranh giới theo hệ tọa độ UTM của nước ta và ranh
giới trên hiện trường của khu mỏ;
- Bản đồ vị trí khu vực khai thác: phải thể hiện rõ rành các ranh giới của khu mỏ
cùng với mối tương quan với các khu vực chung quanh, đặc biệt là các khu vực
nhạy cảm như khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng tự nhiên, vườn quốc gia, khu di
tích lịch sử văn hóa,….
- Vị trí của khu mỏ và mối tương quan với các yếu tố chung quanh phải được thể
hiện trên bản đồ có tỷ lệ phù hợp. Các dự án khai thác mỏ hiện nay thường sử
dụng bản đổ tỷ lệ 1:10.000.
3.2.2. Đặc điểm về địa hình
Các đặc trưng về địa hình như đồi núi, độ rốc, cao độ so với mực nước biển…
của khu vực khai thác và các vùng chung quanh cần được xác định rõ. Từ các dữ liệu
này cần có các nhận xét về khả năng xảy ra xói mòn, sạt lở đất tại khu vực.
21
3.2.3. Đặc điểm cấu trúc địa chất khu mỏ và chất lượng khoáng sản
Các đặc trưng sau của địa chất khu vực khai thác cần được trình bày rõ ràng và
chi tiết.
a) Địa tầng
Cấu trúc và phân bố của các dạng địa tầng khác nhau.
b) Kiến tạo
Vị trí, đặc điểm của các đứt gãy địa chất tại khu vực khai thác mỏ và vùng chung
quanh cần được trình bày rõ.
Hoạt động magma nếu có cũng cần được trình bày rõ.
3.2.4. Đặc điểm về địa chất thuỷ văn vùng khai thác
Các nội dung cần trình bày trong mục này bao gồm:
c) Tầng nước ngầm:
Chiều sâu và đặc điểm tầng nước ngầm của khu vực mỏ và vùng xung quanh
cần được trình bày rõ ràng, đặc biệt đối với dự án khai thác xuống sâu dưới mực nước
tự chảy
d) Trữ lượng nước ngầm:
Các đặc điểm về trữ lượng nước của các tầng chứa nước, khả năng và hiện
trạng khai thác.
Ngoài ra, tình hình sử dụng nước ngầm tại khu vực khai thác và vùng xung
quanh cũng cần được trình bày sơ qua.
3.3. Đặc điểm khí tượng - thuỷ văn
3.3.1. Đặc điểm khí hậu
Các đặc điểm về khí hậu của khu vực khai thác có thể thu thập từ các Trạm Khí
tượng Thủy văn gần khu vực này nhất. Các thông tin cần thu thập và phải được trình
bày rõ ràng bao gồm:
a) Nhiệt độ không khí
Số liệu về nhiệt độ không khí tại khu vực khai thác và vùng chung quanh cần
phải được trích dẫn trong nhiều năm liên tiếp cho tới năm dự kiến thực hiện dự án. Các
thông số cần trình bày bao g
ồm:
- Nhiệt độ trung bình theo tháng và năm
- Nhiệt độ cao nhất trung bình theo tháng và năm
- Nhiệt độ thấp nhất trung bình theo tháng và năm
Qua bảng số liệu cũng như các tài liệu về nhiệt độ thu thập được cần đưa ra các
nhận định ban đầu về chế độ nhiệt độ tại khu vực khai thác và vùng chung quanh.
22
b) Chế độ mưa
Trong phần này cần xác định rõ chế độ mưa của khu vực khai thác và vùng
chung quanh theo các nội dung:
- Xác định được lượng mưa trung bình theo tháng và năm trong nhiều năm liên
tiếp cho tới thời điểm dự kiến thực hiện dự án
- Xác định được khoảng thời gian mưa nhiều (mùa mưa), mưa ít (mùa khô)
- Xác định được phân bố lượng mưa theo mùa và đưa ra các nhận xét sơ bộ về
khả năng xảy ra gập lụt, lũ,…
- Xác định được đặc trưng của mưa tại khu vực dự án và vùng chung quanh
c) Độ bốc hơi
Nôi dung này cần phải trình bày rõ được lượng nước bốc hơi trung bình theo
tháng, năm trong nhiều năm liên tiếp cho tới thời điểm thực hiện dự án. Đồng thời phải
đưa ra được các nhận xét, so sánh giữa độ bốc hơi và lượng mưa tương ứng.
d) Chế độ gió
Phần này cần trình bày chi tiết, rõ ràng về chế độ gió của khu vực thực hiện dự
án theo các nội dung sau:
- Hướng gió thịnh hành theo mùa
- Tốc độ gió trung bình, cao nhất và tần suất xuất hiện
Đồng thời phải đưa ra các nhận xét về khả năng xảy ra các tình huống thời tiết
xấu liên quan tới gió như bão, giông,…
e) Độ ẩm không khí
Phần này cần phải làm rõ về đặc điểm độ ẩm của khu vực khai thác và chung
quanh theo các nội dung sau:
- Diễn biến độ ẩm theo ngày, theo mùa và năm trong nhiều năm liên tiếp cho tới
thời điểm thực hiện dự án.
- Các nhận xét về các đặc trưng của chế độ ẩm vừa trình bày.
f) Độ bền vững khí quyển
Độ bền vững khí quyển là một yếu tố quan trọng để đánh giá, dự báo khả năng
lan truyền của các chất ô nhiễm không khí. Độ bền vững khí quyển được xác định theo
tốc độ gió và bức xạ mặt trời vào ban ngày và độ che phủ mây vào ban đêm theo bảng
phân loại của Pasquill.
Phân loại độ bền vững khí quyển (Pasquill, 1961)
Tốc độ
gió
Bức xạ ban ngày Độ che phủ ban đêm
tại 10 m
(m/s)
Mạnh (biên
độ > 60)
Trung bình
(biên độ 35- 60)
Yếu (biên
độ 15- 35)
Ít mây
> 4/8
Nhiều mây
< 3/8
23
< 2
2 - 4
4 - 6
> 6
A
A - B
B - C
C
A - B
B
B - C
D
B
C
C
D
-
E
D
D
-
F
E
D
Ghi chú: A - Rất không bền vững
B - Không bền vững loại trung bình
C - Không bền vững loại yếu
D - Trung hòa
E - Bền vững yếu
F - Bền vững loại trung bình.
Như vậy, phần này cần phải xác định rõ được các đặc trưng về độ bền vững khí
quyển của khu vực khai thác và chung quanh và có một số nhận xét về các đặc trưng
này.
g) Các hiện tượng thời tiết đặc biệt
Các hiện tương thời tiết đặc biệt tại khu vực khai thác và chung quanh (giông,
bão, mưa đá,…) cần được trình bày rõ ràng qua số liệu nhiều năm liên tiếp.
Các hiện tượng thời tiết đặc biệt cần được trình bày theo các nội dung:
- Các thời điểm xuất hiện và tần suất xuất hiện
- Cường độ
- Các khả năng ảnh hưởng tới dự án dự kiến triển khai.
3.3.2. Đặc điểm chế độ thuỷ văn
Chế độ thủy văn của các sông, suối, kênh… tại khu vực khai thác và vùng chung
quanh cần được trình bày rõ ràng, đặc biệt là đối với các lưu vực có khả năng chịu ảnh
hưởng bởi nước thải từ khu vực khai thác.
Khả năng dâng nước và gây úng ngập cho khu vực khai thác cũng phải được
trình bày. Trong trường hợp đã từng xảy ra thì phải trình bày được thời gian xảy ra và
mức độ ảnh hưởng củ
a hiện tượng này.
3.4. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên khu vực thực hiện dự án
Hiện trạng môi trường khu vực khai thác và vùng chung quanh cần được phân
tích dựa vào các dữ kiện, số liệu quan trắc đã có đối với khu vực khai thác, đồng thời
với các số liệu đo đạc, phân tích được thực hiện trong quá trình thực hiện ĐTM.
3.4.1. Đặc điểm chất lượng không khí
Hiện trạng chất lượng không khí tại khu vực mỏ và vùng chung quanh cần được
phân tích, đánh giá dựa trên các số liệu về chất lượng không khí được xác định trong
quá trình ĐTM cho dự án.
24
Các thông số lựa chọn để đánh giá chất lượng không khí khu vực dự án bao
gồm: bụi lơ lửng, NO
2,
SO
2
, CO, HC. Trong một số trường hợp đặc biệt cần xác định
thêm thông số bụi PM10 (bụi có đường kính dưới 10 µm).
Các phương pháp được sử dụng để đo đạc, phân tích chất lượng không khí phải
là các phương pháp tiêu chuẩn Việt Nam hoặc được sử dụng phổ biến trên thế giới.
Từ các kết quả đo đạc, phân tích các thông số này cần tiến hành so sánh với các
tiêu chuẩn chất lượng không khí hiện hành và rút ra các nhận xét về hiện trạng chất
lượng không khí tại khu vực. Ngoài ra, phần này cũng cần phải xác định được đầy đủ
hiện trạng các nguồn phát thải các chất ô nhiễm không khí (về cả lưu lượng và thành
phần khí thải) tại khu vực dự án và vùng chung quanh.
Trong trường hợp có số liệu về chất lượng không khí tại khu vực này trong nhiều
năm liên tiếp thì cần thiết phải thu thập và đánh giá xu hướng biến đổi chất lượng không
khí đang xảy ra tại khu vực này. Nguồn của số liệu trích dẫn phải được trình bày rõ.
Để có thể xác định đúng hiện trạng chất lượng không khí trong khu vực thì số
điểm đo các thông số chất lượng không khí phải đủ và có tính đặc trưng. Tùy thuộc vào
từng dự án khai thác khoáng sản cụ thể mà số điểm lựa chọn sẽ chênh lệch nhau.
Về nguyên tắc, số điểm quan trắc chất lượng không khí càng nhiều, khoảng cách
càng gần nhau thì càng phản ánh chính xác chất lượng không khí của khu vực. Nhưng
trên thực tế, số điểm quan trắc thường không thể quá nhiều vì sẽ đòi hỏi nguồn lực về
con người, tài chính và máy móc thiết bị nhiều hơn. Trong trường hợp có thể đáp ứng
đầy đủ về mặt nguồn lực thì số điểm có thể lựa chọn càng nhiều càng tốt. Nhưng trên
thực tế, kinh phí cấp cho công tác này thường không lớn và do vậy cần thiết phải lựa
chọn số điểm phù hợp.
Tuy nhiên, một yêu cầu tiên quyết khi thiết kế mạng lưới đo chất lượng không khí
là các điểm đo phải đại diện đầy đủ cho các lưu vực không khí tại khu vực khai thác và
các vùng chung quanh.
Thời gian đo đạc chất lượng không khí cũng cần phải được trình bày rõ.
Các điểm đo chất lượng không khí cần phải được thể hiện trên bản đồ khu vực
có tỷ lệ thích hợp, thể hiện được tính đặc trưng của điểm đo đối với các vùng môi
trường khác nhau của khu vực khai thác và vùng chung quanh.
3.4.2. Đặc điểm ô nhiễm tiếng ồn và độ rung
Hiện trạng ô nhiễm tiếng ồn và độ rung tại khu vực dự án và các vùng chung
quanh cần được xác định rõ thông qua các số liệu đo đạc trong quá trình thực hiện ĐTM
cho dự án. Thông thường, các điểm đo độ ồn, rung được lựa chọn thường trùng với các
điểm đo chất lượng không khí vì nó đại diện được cho các khu vực khác nhau. Căn cứ
để nhận xét về ô nhiễm tiếng ồn, rung tại khu vực là các tiêu chuẩn về độ ồn, rung hiện
hữu.
- Tiêu chuẩn 5949 – 1998: Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư – Mức ồn tối đa
cho phép
- TCVN 5948-1999: Tiếng ồn phương tiện giao thông đường bộ phát ra khi tăng
tốc độ - Mức ồn tối đa cho phép