Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

đồ án tốt nghiệp xây dựng từ điển multimedia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (462.92 KB, 50 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP ĐÔNG ĐÔ
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Xuất
Giáo viên phản biện: TS. Đào Thanh Tĩnh
Sinh viên: Nguyễn Quang Hưng - C2 – CNTT
Hà Nội 2000
Nguyễn Quang Hưng Luận văn tốt
nghiệp
MỤC LỤC
Lời nói đầu 3
Chương I: Phát biểu bài toán 4
1. Một số khái niệm 4
a. Kĩ thuật và công nghệ multimedia 4
b. Từ điển multimedia 5
2. Những hệ thống đang sử dụng 6
3. Yêu cầu của hệ thống mới 6
a. Yêu cầu tra cứu 7
b. Yêu cầu dữ liệu 7
c. Yêu cầu bảo mật 7
Chương II: Phân tích hệ thống 8
1. Phân tích dữ liệu 8
2. Phân tích chức năng 10
2.1 Chức năng tổng
quát 10
2.2.1 Chức năng bảo mật 11
2.2.2 Chức năng cập nhật 11
2.2.3 Chức năng tra
cứu 11


Chương III: Thiết kế hệ thống 14
1. Bảng dữ liệu 15
2. Mô hình quan hệ 16
3. Thiết kế giao diện 17
a. Màn hình chính 17
b. Mật khẩu 18
c. Màn hình cập nhật thông tin 19
d. Màn hình soan thảo các file âm thanh,video 20
e. Giao dien nhập nội dung text 21
f. Giao diên cập nhật file ảnh 22
Kết luận 23
Phụ lục 1 24
Phụ luc 2 30
2
Nguyễn Quang Hưng Luận văn tốt
nghiệp
Tài liệu tham khảo 52
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, không ai có thể phủ nhận vai trò của tin học trong mọi lĩnh
vực khoa học kĩ thuật đời sống xã hội. Tin học được ứng dụng nhiều trong
các công tác quản lí, phục vụ vui chơi giải trí, nghiên cứu khoa học và đặc
biệt là tin học được ứng dụng khá nhiều trong kĩ thuật từ điển.
Với khả năng lưu trữ lớn máy tính đã thay thế hoàn toàn những cuốn từ
điển đồ sộ, hơn thế nữa với tốc độ tìm kiếm rất nhanh, chính sác máy tính
đã trở thành một công cụ đắc lực giúp đỡ con người trong việc tra cứu và
tìm kiếm thông tin đạt hiệu cao. Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của công
nghệ multimedia đã cung cấp một diện mạo mới cho từ điển. Với sự kết
hợp đa dạng của âm thanh hình ảnh đã cung cấp cho người sử dụng nhiều
thông tin hơn mở ra một hướng hoàn toàn mới trong việc tra cứu cung như
trong thiết kế từ điển.

“Xây dựng từ điển multimedia” là một đề tài mới mẻ bắt kịp sự phát
triển của công nghệ thông tin nó cũng đáp ứng được nhu cầu ngày càng
cao của xã hội. Mục tiêu của đề tài này là thiết kế một bộ công cụ để
xây dựng dữ liệu cho từ điển có chủ đề về văn hoá với các dạng dữ liệu
như hình ảnh (hội họa), phim video (sân khấu điện ảnh) nội dung bằng
chữ (văn học thơ ca) và âm thanh (âm nhạc).
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về thời gian cũng như kinh
nghiệm nên bản luận văn này chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong
được sự góp ý kiến của các thầy và bè bạn để chương trình này được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Văn Xuất và các thầy giáo
trong khoa Công Nghệ Thông Tin Trường Đại học Dân Lập Đông Đô đã
hướng dẫn tận tình và tạo điều kiện cho em hoàn thành đề tài này.
Hà nội ngày 30 tháng 05 năm 2000
Sinh viên
3
Nguyễn Quang Hưng Luận văn tốt
nghiệp
Nguyễn Quang Hưng
Chương I
PHÁT BIỂU BÀI TOÁN
1. Một số khái niệm
a. Kỹ thuật và công nghệ Multimedia.
Để hiểu thêm chi tiết về mô hình hệ thống multimedia ta đi sâu vào tìm
hiểu các dạng file multimedia. Các ưu điểm, nhược điểm cũng như các ứng
dụng của các dạng file dữ liệu. Từ đó đưa ra cách sử dụng thích hợp nhất.
Các dạng file dữ liệu multimedia.
Trong multimedia có các dạng dữ liệu lưu trữ trong máy tính như sau :
 Văn bản (text).
 Âm thanh (sound, void) Đối với dữ liệu dạng âm thanh có một số

chuẩn để lưu trữ dữ liệu này. Phổ biến nhất hiện nay theo Microsoft đưa
ra, theo chuẩn này, dữ liệu âm thanh phục vụ cho multimedia được cất
giữ ở các file có phần mở rộng *.WAV và *.MID.Các file dạng *.WAV
dùng để chứa dữ liệu âm thanh nói chung và không yêu cầu chất lượng
cao. Các file MIDI.MID dùng chứa dữ liệu âm thanh đòi hỏi chất lượng
cao thường là âm thanh có giai điệu (audio) như các bản hạc, bài hát,
nhạc cụ ghi ta, piano.Các file dạng WAV ghi laị chính bản thân âm
thanh còn các file dạng MIDI chỉ ghi lại các câu lệnh. Các câu lệnh này
dùng để “nói chuyện” hay ra lệnh cho các thiết bị MIDI phát ra âm
thanh. Mỗi câu lệnh trong file MIDI bao gồm các thông tin sau : nốt
nhạc, loại nhạc cụ, nhịp điệu và một vài đặc trưng âm nhạc khác.Yêu
cầu về phần cứng.
Máy tính PC tương thích IBM 8 MR trở lên và chạy Windows 95.
Microphone hoặc Recorder hay Cassette.
Sound card.
4
Nguyễn Quang Hưng Luận văn tốt
nghiệp
Âm điệu (audio)
 Hình ảnh (image) Các file dữ liệu ảnh được sử dụng trong các tài liệu
multimedia rất đa dạng. Nhưng những hình ảnh mà Web Browser có thể
hiển thị là các ảnh có dạng * . GIF, * JPEG, *.XBM.*.XBM là dạng ảnh
Bitmap dùng cho hệ thống Windows và chỉ hỗ trợ cho 2 màu. Hầu hết
các trình duyệt trên PC và Mac đều có thể sử dụng hiển thị dạng ảnh
này. Nhưng dạng ảnh này được tạo trên hệ điều hành Unix.GIF : được
hỗ trợ 256 màu, nói chung đây là dạng ảnh nén và là những ảnh có kích
thước lớn. GIF bị giới hạn trong phạm vi hẹp hơn rất nhiều khi chọn
màu. sử dụng GIF có nhiều điểm lợi hơn và là dạng đồ họa phổ biến
nhất được dùng trên trang Web. GIF có hiệu quả cao và tính năng nén
bên trong làm cho hình ảnh tương đối nhỏ. GIF hỗ trợ tính trong suốt và

xen kẽ là các tính năng có thể nâng cao sự hấp dẫn.
 Video (hình ảnh động-motion image) Dạng dữ liệu kết hợp dữ liệu ảnh
động và dữ liệu âm thanh động vào 1 file gọi là dữ liệu video. File chứa
dữ liệu video gọi là file loại AVI. Ưu điểm của file loại AVI. Khi thể
hiện các file AVI có cảm giác rất thực, mọi việc diễn ra như trong thực
tế. Có được như thế là vì sự chuyển động của ẩnh trên màn hình và âm
thanh phát ra từ card âm thanh đã đồng bộ với nhau. Nhược điểm của
file loại AVI. Khó thay đổi dữ liệu.
 Animation (hình ảnh sử dụng theo nguyên tắc chiếu phim). Dạng dữ
liệu kết hợp dữ liệu ảnh và dữ liệu âm thanh động trong quá trình thể
hiện tạo ra dữ liệu animation.Ưu điểm của dữ liệu animation. Trong chế
độ hiển thị theo nguyên tắc chiếu phim animation, các ảnh bitmap được
chứa trong nhiều file, thứ tự xuất hiện của các ảnh theo kịch bản là thứ
tự đọc các file ảnh. Tương tự như vậy đối với âm thanh. Các file âm
thanh được chuẩn bị trước thường là file dạng wav. Thứ tự xuất hiện âm
thanh tuân theo thứ tự đọc các file dạng wav.Điều này chứng tỏ dữ liệu
animation dùng nhiều file vì vậy việc thay đổi rất đơn giản. Nhược điểm
của dữ liệu animation. Nhược điểm duy nhất là do sử dụng nhiều file
ảnh và âm thanh trong 2 quá trình độc lập nhau vì vậy tính đồng bộ
không cao, chất lượng thể hiện không tốt, không có cảm giác thực.
c. Từ điển mutimedia
5
Nguyễn Quang Hưng Luận văn tốt
nghiệp
Ngày nay với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin nói
chung và công nghệ multimedia nói riêng đã đem lại một hình thức mới
cho từ điển - Từ điển Multimedia. Với khả năng lưu trữ lớn,tìm kiếm
thông tin nhanh của máy tính, đa dạng về thông tin thì nguồn thông tin
mà từ điển multimedia đem lại không chỉ là những tri thức được thể
hiện bằng chữ mà còn kèm theo cả âm thanh hình ảnh một cách trực

quan sinh động mang lại cho con người lượng thông tin nhiều hơn
phong phú hơn.
2. Các hệ thống đang sử dụng
Hiện nay trong cuộc sống hàng ngày của con người không thể thiếu
được các công cụ tra cứu, nhất là học sinh sinh viên các bộ từ điển đã
phần nào thoả mãn được các nhu cầu tra cứu, hoc tập của họ.
Cũng nằm trong việc đáp ứng nhu cầu bức xúc đó các bộ phần mềm từ
điển ra đời. Ngay từ khi mới xuất hiện nó đã trở thành một công cụ
đồng hành của giới nghiên cứu cũng như những người yêu thích tin
học. Tuy nhiên với sự phát triển không ngừng của xã hội thì những phần
mềm từ điển cũng phải không ngừng phát triển để bắt kịp vơi đà tăng
trưởng đó. Từ điển multimedia ra đời không nằm ngoài xu hướng đó.
Ngoài khả năng tra cứu bằng những đoạn văn bản thông thường thì nó
còn cung cấp cho người sử dụng những thông tin được cập nhật bằng
hình ảnh, âm thanh.
Tuy nhiên một khó khăn cho người dùng là việc cập nhật thông tin cho
từ điển. Với sự khác nhau về cách sử dụng của mỗi loại nguồn tin hình
ảnh, âm thanh, tiếng nói thì đối với người không thạo sử dụng sẽ rất
lúng túng trong quá trình cập nhật thông tin cho từ điển.
3. Yêu cầu của hệ thống từ điển multimedia
Yêu cầu chung
Để khắc phục những nhược điểm qua phần đánh giá ở phần trên,
chương trình xây dựng từ điển multimedia được xây dựng với các yêu cầu
như sau:
6
Nguyễn Quang Hưng Luận văn tốt
nghiệp
- Xây dựng phần mềm theo tiêu chuẩn hiện đại đáp ứng những nhu cầu về
tra cứu của người sử dụng.
- Từ thực tế sử dụng chúng ta thấy rằng ngoài việc tra cứu và tìm kiếm

thông tin thì người sử dụng cũng có nhu cầu cập nhật những thông tin
mới. Để đáp ứng nhu cầu bức thiết đó chương trìng phải có những công
cụ hỗ trợ cho việc cập nhật thông tin một cách dễ dàng hiệu quả.
- Chương trình phải được bảo mật về thông tin, có chế độ cảnh báo đối
với người dùng lạ.
a. Yêu cầu về tra cứu
- Tra cứu tác phẩm theo từng loại hình văn hoá nghệ thuật:
- Âm nhạc
- Văn thơ
- Phim ảnh
- Tranh ảnh
b. Các yêu cầu dữ liệu vào của chương trình
Dữ liệu mà chương trình sử dụng và quản lý rất đa dạng và phân tán cho
nên phải đảm bảo một số các yêu cầu:
- Các định dạng file phải chính xác tuyệt đối.
- Mọi thay đổi về vị trí file dữ liệu đều cần phải cập nhật lại.
c. Các yêu cầu bảo mật hệ thống
- Công nghệ bảo mật thông tin của hệ thông phải thuận tiện, chắc chắn
tuy nhiên phải tránh gây phiền hà đối với người sử dụng.
7
Nguyễn Quang Hưng Luận văn tốt
nghiệp
Chương II
PHÂN TÍCH HỆ THỐNG
1. Phân tích dữ liệu hệ thống
Trước hết thiết kế dữ liệu là phải tạo ra một cơ sở dữ liệu lưu trữ
thông tin của các đối tượng quản lý như ấn phẩm, tác giả, thể loại sao cho
thông tin không bị lưu trữ dư thừa về mặt logic (không bị trùng lặp) và khi
cần có thể truy xuất thông tin theo yêu cầu cho trước. Có nhiều cách thiết
kế cơ sở dữ liệu ý niệm, tuy nhiên thông dụng và hữu hiệu nhất là sơ đồ

thực thể quan hệ. Mục tiêu của phần này là phải xây dựng được sơ đồ quan
hệ thực thể các ấn phẩm văn hoá.Cho phép biểu diễn các thông tin về
những mối quan hệ quan trọng giữa chúng. Mô hình dữ liệu làm nền tảng
cho việc thiết kế cơ sở dữ liệu trên máy tính.
Định nghĩa những vùng dữ liệu chính xuất hiện trong bài toán, đối với
việc quản lý các ấn phẩm văn hoá trong giới hạn của bài luận văn này tôi
chỉ đề cập đến hệ thống dữ liệu tra cứu và cập nhật thông tin cho các ấn
phẩm.
- Nghiên cứu trong trường hợp quản lý các ấn phẩm chúng ta thấy rằng
những thực thể cần nghiên cứu như :
 Tác giả
 Tác phẩm
 Thể loại
 Nội dung tác phẩm
- Giữa các đối tượng này có mối quan hệ như sau:
Một tác phẩm chỉ có duy nhất một tác giả ngược lại một tác giả lại có
thể có nhiều tác phẩm, chúng có quan hệ một - nhiều.
8
Nguyễn Quang Hưng Luận văn tốt
nghiệp
Mỗi thể loại cũng có nhiều tác phẩm nhưng mỗi tác phẩm chỉ được
xếp vào một thể loại mà thôi, chúng có quan hệ một - nhiều.
Giữa tác phẩm và nội dung có mối quan hệ nhiều - nhiều có nghĩa là
một ấn phẩm có thể có nhiều nội dung khác nhau ngược lại một nội
dung lại có thể xuất hiện ở nhiều ấn phẩm (ví dụ như một đĩa CD âm
nhạc có thể có nhiều bài hát và một bài hát lại có thể xuất hiện ở nhiều
đĩa CD khác nhau)
Chúng ta có hình thể hiện sau đây:
Đối với mỗi thực thể ta có những thuộc tính như sau:
Tác giả

- Tên tác giả (*)
- Thể loại
- Thông tin tác giả
Tác phẩm
- STT (*)
- Tên tác phẩm
- Thể loại
9
Nguyễn Quang Hưng Luận văn tốt
nghiệp
- Tác giả
- Năm xuất bản
- Nhà xuất bản
- Nội dung tác phẩm
Thể loại
- Thể loại (*)
- Loại hinh
Nội dung
- Nội dung
- Loại hình (loại hình của nội dung)
- Đường dẫn (đường dẫn tới file chứa nội dung)
2. Phân tích các chức năng của hệ thống
Qua khảo sát các yêu cầu đối với hệ thống từ điển ấn phẩm, phần này
chúng ta tiếp tục phân tích cấu trúc logic của hệ thống. Qua đó có thể nhận
biết được mối quan hệ trong hệ thống, làm tiền đề cho các bước tiếp theo.
Cách tiếp cân bài toán ở đây là ta đi từ chức năng tổng quát, phân tích
thành các chức năng nhỏ hơn.
2.1 Chức năng tổng quát
Đối với một hệ thống từ điển nói chung bao gồm các chức năng như
sau:

 Chức năng bảo mật và an toàn hệ thống
 Chức năng tra cứu
 Chức năng cập nhật thông tin
10
Nguyễn Quang Hưng Luận văn tốt
nghiệp
2.2 Các chức năng
2.2.1 Chức năng bảo mật hệ thống:
Đối với một ứng dụng liên quan đến cơ sở dữ liệu luôn đòi hỏi thông
tin mà nó quản lý phải được bảo vệ chắc chắn. Có hai loại nguy cơ dẫn đến
hư hỏng , mất mát thông tin là: nguy cơ từ các sự cố kĩ thuật như hỏng hóc
về phần cứng, bộ phận lưu giữ thông tin(đĩa cứng, đĩa mềm ), các nguy cơ
làm sai lạc thông tin từ những ý đồ xấu, từ sự sử dụng sai quy định hay
thiếu hiểu biết. Đây là những nguy cơ không thể tránh khỏi đối với mọi hệ
thông tin.
Việc hạn chế tới mức tối đa thiệt hại do nguy cơ sự cố kĩ thuật được
gọi là công tác an toàn thông tin của ứng dụng. Công việc phòng chống
nguy cơ phá hoại, ăn cắp hoặc làm hỏng thông tin do sử dụng sai mục đích
được gọi là công tác bảo mật.
Để đảm bảo an toàn dữ liệu của hệ thống, trong sơ sở dữ liệu phải có
cơ chế sao lưu định kì ra các công cụ lưu trữ và bảo quản nơi an toàn.
Để thực hiện bảo mật dữ liệu chương trình phải tạo lập các kiểm soát
đối với người dùng, trong đó có phân biệt rõ ràng đối với người sử dụng.
Các thông tin về người dùng sẽ được lưu trữ có hệ thống trong cơ sở dữ
liệu đặc trưng.
2.2.2 Chức năng cập nhật thông tin.
Làm nhiệm vụ cập nhật các dữ liệu đầu vào của chương trình. Do tính
chất dữ liệu của hệ thống, chức năng này đòi hỏi người thực hiện phải có
tinh thần trách nhiệm cao và có nghiệp vụ theo yêu cầu công việc. Nhìn từ
phía phân tích hệ thống, chúng ta thấy nổi lên các vấn đề như sau:

 Trùng lặp về tên gọi của dữ liệu dẫn đến nhầm lẫn trong tìm kiếm
và tra cứu thông tin.
 Dữ liệu của chương trình là các file nằm rải rác trên thiết bị lưu
trữ (ổ cứng) cho nên không thể đảm bảo được việc mất mát thông
tin sẽ không sảy ra.
11
Nguyễn Quang Hưng Luận văn tốt
nghiệp
 Do sự đa dạng và phong phú của dữ liệu hệ thống, chỉ mốt sai sót
nhỏ cũng dẫn đến một khả năng là chương trình không nhận biết
được về nhận dạng tập tin và sẽ hiển thị thông tin sai về mặt nội
dung.
Đối với các vấn đề trên chúng ta có cách giải quyết như sau:
 Xử lý trùng lặp về tên gọi của thông tin, xét về khía cạnh các ấn
phẩm như ở phần phân tích dữ liệu chúng ta biết rằng một tác
phẩm chỉ có một tác giả ngược lại một tác giả lại có nhiều tác
phẩm vậy thì với khoá tìm kiếm gồm hai thuộc tính là tác giả và
tác phẩm ta có thể xác định được chính xác một ấn phẩm như
mong muốn. Vậy thì việc cập nhật thông tin cho một ấn phẩm
nhất thiết phải đầy đủ hai thông tin là tên tác phẩm và tên tác giả.
 Xử lý về việc thông tin nằm phân tán trên các thiết bị lưu trữ, một
giải pháp được đưa ra là sao lưu toàn bộ dữ liệu của chương trình
vào một nơi quy định mà độ an toàn thông tin cao hơn (như đĩa
CDROM hay băng từ) đề phòng trường hợp mất mát thông tin thì
chương trình sẽ tìm trên các thiết bị lưu trữ và khôi phục lại dữ
liệu đã bị mất. Việc này tỏ ra rất hữu ích tuy nhiên nó cũng có hạn
chế là nó sẽ chiếm nhiều tài nguyên của hệ thống.
 Về sự đa dạng của thông tin cho nên phải có cơ chế kiểm tra
nghiêm ngặt các thông tin đầu vào. Thứ hai phải phân loại thông
tin theo các chủng loại sau:

 Hình ảnh(picture)
 Âm thanh (audio)
 Văn bản (text)
 Hình ảnh động (video)
 Khi cập nhật các thông tin này ta có cơ chế lọc thông tin cho từng
chủng loại trên và cho phép người sử dụng có thể được xem
thông tin trước khi nó được đưa vào cơ sở dữ liệu để quản lý.
Điều này đảm bảo cho thông tin đầu vào luôn luôn đúng đắn về
mặt nội dung cũng như cho logic của hệ thống .
12
Nguyễn Quang Hưng Luận văn tốt
nghiệp
2.2.3 Chức năng tra cứu thông tin.
 Đây là chức năng đáp ứng những yêu cầu về tra cứu thông tin của
người sử dụng. Do tính chất cũng như nhu cầu của bài toán chức
năng này phải đáp ứng những yêu cầu cụ thể sau:
 Có thể tra cứu các tác phẩm của một tác giả
 Có thể tra cứu các tác phẩm của một trong một giai đoạn (theo
năm xuất bản).
 Liệt kê các tác phẩm của một nhà xuất bản đã từng ấn hành.
 Có thể truy xuất nội dung của một tác phẩm theo từng loại hình
khác nhau có thể là một bức tranh, một đoạn truyện ngắn một bản
nhạc hay một bộ phim.
 Tất cả những điều đó nằm trong chức năng tra cứu. Thao tac của
chức năng này là truy xuất các thông tin của một ấn phẩm trong
cơ sở dữ liệu sau đó thể hiện lên trên biểu mẫu.
Chương III
13
Nguyễn Quang Hưng Luận văn tốt
nghiệp

THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH TỪ ĐIỂN
SƠ ĐỒ THUẬT TOÁN CỦA CHƯƠNG TRÌNH
14
Nguyễn Quang Hưng Luận văn tốt
nghiệp
1. Thiết kế các bảng cơ sở dữ liệu
Bảng là một đối tượng được định nghĩa và dùng để lưu giữ liệu mỗi
bảng lưu giữ các thông tin về một chủ thể nhất định. Trên cơ sở phân tích
dữ liệu ở trên ta thiết kế các bảng để lưu trữ dữ liệu trong chương trình như
sau:
* Dữ liệu đầu vào
a. Bảng tacpham
Tên Kiểu Độ rộng Khoá ý nghĩa
Tentacpham Text 30 Tên tác phẩm
stt Integer 4 * Mã tác phẩm
tacgia Text 30 Tên tác giả
theloai Text 4 Tên thể loại
Noidung Integer 4 Nội dung
Namsangtac Integer 4 Năm sáng tác
Nhaxuatban Text 50 Nhà xuất bản
* Dữ liệu trích rút
b. ảng tacgia
Tên Kiểu Độ rộng Khoá ý nghĩa
Tentacgia Text 30 * Tên tác giả
Theloai Integer 4 Thể loại
Ghichu Text 50 Ghi chú
15
Nguyễn Quang Hưng Luận văn tốt
nghiệp
c. Bảng tepnoidung

Tên Kiểu Độ rộng Khoá ý nghĩa
Noidung integer 4 * Mã tệp nội dung
Tentep Text 30 Tên tệp
Duongdan Text 50 Đường dẫn
Loaihinh text 6 Định dạng tệp
d. Bảng theloai
Tên Kiểu Độ rộng Khoá ý nghĩa
Tentheloai Text 30 * Tên thể loại
Loaihnh Text 30 Loại hình
Ghichu Text 50 Ghi chú
e. Bảng mật khẩu
Tên Kiểu Độ rộng Khoá ý nghĩa
TenNguoiSuDun
g
Text 30 Tên Người Sử Dụng
Matkhau Text 8 Mật khẩu
2. Mô hình quan hệ cơ sở dữ liệu trong thiết kế
16
Nguyễn Quang Hưng Luận văn tốt
nghiệp
2.2.2 Thiết kế giao diện chương trình
a. Màn hình chính
17
Nguyễn Quang Hưng Luận văn tốt
nghiệp
b. Màn hình khai báo mật khẩu
18
Nguyễn Quang Hưng Luận văn tốt
nghiệp
c. Màn hình cập nhật thông tin

d. Các màn hình soạn thảo thông tin là các file âm thanh và phim
19
Nguyễn Quang Hưng Luận văn tốt
nghiệp
20
Nguyễn Quang Hưng Luận văn tốt
nghiệp
e. Giao dien nhập nội dung text
21
Nguyễn Quang Hưng Luận văn tốt
nghiệp
f. Giao diện nhập file ảnh
22
Nguyễn Quang Hưng Luận văn tốt
nghiệp
KẾT LUẬN
Qua thời gian thực tập và làm đồ án tốt nghiệp em đã nhận được sự
chỉ bảo và giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn, với kiến thức thu
được ở trường, cùng với sự cố gắng của bản thân em đã hoàn thành bản
luận văn này. Theo đánh giá của bản thân em đã làm được các vẫn đề sau:
Hoàn thành giai đoạn khảo sát và xác định mục tiêu của hệ thống từ
điển.
Phân tích hệ thống, xây dựng mô hình chức năng và mô hình dữ liệu .
Tiến hành thết kế và cài đặt thử nghiệm chương trình.
Tuy nhiên với thời gian và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên trong
bản đồ án còn nhiều thiếu sót. Một lần nữa em rất mong nhận được sự chỉ
bảo của các thầy giáo để khắc phục những thiếu sót đó.
23
Nguyễn Quang Hưng Luận văn tốt
nghiệp

Phụ lục I
GIỚI THIỆU VỀ VISUAL BASIC VÀ NGÔN NGỮ SQL
1. Visual Basic 5.0
Visual Basic đã trải qua một chặng đường dài từ khi ra đời vào đầu
những năm 90. Là công cụ RAD(Rapid Application Development Phát
triển ứng dụng nhanh), Visual Basic giúp cho quá trình phát triển các ứng
dụng dưới môi trường Windows trở lên dễ dàng và hiệu quả.
Phiên bản Visual Basic 5.0 có rất nhiều cải tiến, nhưng nổi bật nhất là
khả năng biên dịch các ứng dụng thành mã bẩm sinh và khả năng tạo các
thành phần ActiveX. Với nhiều tính năng mới, Visual Basic 5.0 đã trở
thành một ngôn ngữ phát triển hệ khách/chủ đa dạng và toàn diện nhất
trong giới tin học hiện nay.
Tính năng biên dịch các ứng dụng thành mã bẩm sinh đã được công
nhận là nhanh hơn 20% so với mã P trong phiên bản 4.0. Có rất nhiều
Control mới được bổ sung vào phiên bản Visual Basic 5.0 Enterprise
Edition. Khả năng tạo ra các lớp làm cho Visual Basic 5.0 trở thành một
ngôn ngữ định hướng đối tượng thực sự.
Visual Basic là một môi trường mở. Nó có thể hỗ trợ Client/Server,
Architecture, ActiveX,Component Object Model (COM), Distributed
Component Object Model (DOM), Open Database Connectivity(ODBC)
Với bộ công cụ mạnh, Visual Basic 5.0 có thể can thiệp khá sâu vào hệ
thống, tạo ra các Control phục vụ trong các ứng dụng, hoặc cung cấp cho
các nhà phát triển khác. Khả năng liên kết nhúng trong môi trường
Windows là một thế mạnh của Visual Basic nói chung và Visual Basic 5.0
nói riêng. Nó có thể truy nhập được các chương trình khác như Microsoft
Exel, Microsoft Word
Bất chấp nhiều phê phán trong giai đoạn đầu, Visual Basic đã được
thừa nhận trong giới tin học như là một ngôn ngữ thích ứng tốt trong việc
phát triển các ứng dụng các ứng dụng. Visual Basic 5.0 được tích hợp các
tính năng hỗ trợ Internet và Windows có thể cạnh tranh với các ngôn ngữ

lập trình mạnh nhất hiện nay như C hay Java.
24
Nguyễn Quang Hưng Luận văn tốt
nghiệp
II. Ngôn ngữ SQL
SQL (Structured Query Language ) là ngôn ngữ để thao tác trên cơ sở
dữ liệu chuẩn. Ngôn ngữ này cho phép thao tác trên hầu hết các hệ thống
quản trị cơ sở dữ liệu chính như SQL Server, Access, Sybase, Oracle, SQL
Base
Với Visual Basic, SQL có ý nghĩa quan trọng đặc biệt vì nó là kết nối
chính trong giao tiếp giữa Visual Basic với Jet Database Engine. Nó là nền
tảng để nhà sản xuất cơ sở dữ liệu quyết định cách thức điều khiển và vận
hành cơ sở dữ liệu, cách thức lưu trữ dữ liệu, cách dùng các cú pháp và
cách xử lý.
Không giống Visual Basic 5.0, SQL là một chuẩn được phát triển bởi
American National Standards Institute (ANSI). SQL là ngôn ngữ hướng
văn bản thuộc loại ngôn ngữ thế hệ thứ tư. Các ngôn ngữ thế hệ thứ tư là
các ngôn ngữ phi thủ tục vì các câu lệnh sẽ cho hệ quản trị cơ sở dữ liệu
biết bạn muốn làm gì chứ không càn chỉ ra làm như thế nào. SQL có thể
được gửi tới một Database Engine bằng nhiều biện pháp khác nhau.
Database Engine lại có một kiểu công cụ tương tác nhất định để gửi đến
các điều lệnh SQL nhằm đạt một kết quả nào đó. Đôi lúc điều này được
xem là ISQL (Interactive Structured Query Language-Ngôn ngữ hỏi có cấu
trúc tương tác). SQL rất mạnh nhưng súc tích, chỉ có 30 lệnh với 4 lệnh cơ
bản:
- SELECT
- UPDATE
- DELETE
- INSERT
Các loại truy vấn

1. Truy vấn chọn SELECT
Đây là một trong những truy vấn quan trọng và được sử dụng nhiều
nhất. Truy vấn này dùng để chọn ra các trường trên cùng một bảng hoặc
trên nhiều bảng khác nhau với các điều kiện định trước.
25

×