Báo cáo tổng hợp GVHD: Ths Nguyễn Phương Linh
LỜI CẢM ƠN
Được sự giới thiệu của trường Đại học Thương Mại và sự chấp nhận của ban lãnh
đạo của Công Ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Hoàng Phong, em đã được nhận vào thực
tập tại công ty. Tại đây, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô, chú, anh,
chị trong công ty, em đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm, tiếp thu những kiến thức
thực tế rất quý báu để hoàn thành bài báo cáo thực tập tổng hợp, và trau dồi những
kinh nghiệm làm việc trong tương lai.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo Th.S NGUYỄN PHUƠNG LINH
đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt thời gian làm báo cáo thực
tập tổng hợp.
Những công lao đó em luôn ghi nhớ, và xin gửi đến các cô chú, anh chị trong công
ty và các quý thầy, cô những lời chúc tốt đẹp nhất.
Do thời gian có hạn và kiến thức còn hạn chế, trong thời gian làm báo cáo thực tập
tổng hợp em không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự bổ sung, góp
ý của các thầy, cô giáo trong trường và các cán bộ nhân viên trong Công Ty TNHH
Xuất Nhập Khẩu Hoàng Phong để bài báo cáo thực tập tổng hợp của em được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Phương Thúy
SV: Nguyễn Thị Phương Thúy Lớp: K8CQ2B
Báo cáo tổng hợp GVHD: Ths Nguyễn Phương Linh
DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ
STT
Hình,
Bảng
Tên hình, sơ đồ, bảng
Tran
g
1 Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
2 Bảng 1.1 Số lượng, chất lượng lao động của công ty
3 Bảng 1.2 Cơ cấu lao động theo độ tuổi của công ty
4 Bảng 1.3 Cơ cấu lao động theo giới tính của công ty
5 Bảng 1.4 Cơ cấu vốn kinh doanh của công ty
6 Bảng 1.5 Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty
7 Bảng 1.6 Báo cáo kết quả kinh doanh 3 năm của công ty
8 Hình 2.1 Tình hình thực hiện các chức năng cơ bản của công ty
9 Hình 2.2 Đánh giá mức độ thực hiện công tác hoạch định chiến lược
10 Hình 2.3 Công tác quản trị tác nghiệp của công ty
11 Hình 2.4 Công tác QTNL của công ty
12 Hình 2.5 Công tác quản trị dự án, quản trị rủi ro của công ty
SV: Nguyễn Thị Phương Thúy Lớp: K8CQ2B
Báo cáo tổng hợp GVHD: Ths Nguyễn Phương Linh
MỤC LỤC
SV: Nguyễn Thị Phương Thúy Lớp: K8CQ2B
Báo cáo tổng hợp GVHD: Ths Nguyễn Phương Linh
I/ KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH
XUẤT NHẬP KHẨU HOÀNG PHONG
1. Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Hoàng Phong
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Tổng quan về Công ty
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU HOÀNG PHONG
Loại hình: Công ty TNHH
Địa chỉ: Phòng 301 – Nhà số 7- Đường Bùi Xương Trạch- Phường Khương Đình-
Quận Thanh Xuân- Hà Nội- Việt Nam
Số đăng kí: 0102044228
Ngày thành lập: 02/03/2010
Người đại diện: Cao Ngọc Tri
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty được thành lập năm 2010 là công ty TNHH với các lĩnh vực kinh
doanh ban đầu gồm bán buôn ô tô và xe động cơ các loại, bán lẻ ô tô con, bảo dưỡng
sửa chữa ô tô và xe động cơ các loại, bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và
xe động cơ động cơ khác. Thời gian sau, công ty chuyển sang sản xuất sản phẩm từ
plastic, sản xuất săm lốp cao su, vận tải hành khách, cho thuê xe và xuất khẩu các mặt
hàng. Cho đến nay các sản phẩm buôn bán ô tô và hàng xuất, nhập khẩu của công ty
và buôn bán phụ tùng xe là các sản phẩm chính của Công ty.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Hoàng Phong hoạt động trong
lĩnh vực kinh doanh thương mại có các chức năng và nhiệm vụ sau:
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và nhu cầu, thị hiếu của khách
hàng nhằm cung cấp cho khách hàng những sản phẩm phù hợp và
đảm bảo khả năng cạnh tranh.
Thực hiện tốt chính sách cán bộ, chế độ quản lí tài sản, tài chính,
lao động, tiền lương, quản lí và thực hiện phân phối lao động,
không ngừng đào tạo bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ, trình độ văn
hóa tay nghề cho các cán bộ công nhân viên.
Tuân thủ các quy định của pháp luật, chính sách nhà nước trong
sản xuất và kinh doanh. Quản lí xuất nhập khẩu và giao dịch đối
SV: Nguyễn Thị Phương Thúy Lớp: K8CQ2B
Báo cáo tổng hợp GVHD: Ths Nguyễn Phương Linh
ngoại thực hiện các cam kết trong hoạt động mua bán, và các hoạt
động liên quan đến xuất nhập khẩu của công ty.
1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Phòng sản xuất
Phòng Marketing
Phòng tài chính-kế toán
Phòng kinh doanh tổng hợp
Phòng nhân sự
Phòng bán hàng
Nhà máy sản xuất
Ban Giám Đốc
Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Hoàng Phong
(Nguồn phòng Marketing )
Nhìn vào sơ đồ ta thấy bộ máy tổ chức quản lý của Công ty TNHH Xuất Nhập
Khẩu Hoàng Phong được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng với sự chỉ đạo từ
trên xuống, các mệnh lệnh, chỉ thị được truyền đạt một cách nhanh chóng và tăng độ
chính xác và tránh được việc quản lý chồng chéo chức năng giúp ban lãnh đạo công ty
kịp giải quyết các vấn đề bất trắc xảy ra.
1.4. Ngành nghề kinh doanh của Công ty
Theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 010440360 cấp ngày 06/11/2009 Công
ty được kinh doanh những ngành nghề sau:
Bán buôn và bán lẻ ô tô con và xe có động cơ khác
Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác
Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ,
mua bán vật liệu xây dựng, thiết bị vệ sinh, thiết bị công trình…
SV: Nguyễn Thị Phương Thúy Lớp: K8CQ2B
Báo cáo tổng hợp GVHD: Ths Nguyễn Phương Linh
Vận tải hành khách đường bộ, vận chuyển hàng hóa
Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh, dịch vụ nhận
ủy thác xuất khẩu
Như vậy Công ty có nhiều ngành nghề kinh doanh nhưng ngành nghề mang
lại nhiều lợi nhuận cho công ty là buôn bán ô tô và các thiết bị, máy móc phụ tùng xe
động cơ các loại, sản xuất săm lốp và xuất nhập khẩu các mặt hàng của công ty.
2. Tình hình sử dụng lao động của Công ty
2.1. Số lượng, chất lượng lao động của công ty
Các chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số
lượng
Tỷ
trọng
(%)
Số
lượng
Tỷ
trọng
(%)
Số
lượng
Tỷ
trọng
(%)
Đại học và sau đại học 46 12.26 48 12.74 51 13.08
Cao đẳng/trung cấp
156 33.33 151 32.82 157 33.08
Lao động phổ thông 266 54.41 267 54.44 258 53.84
(Nguồn Phòng nhân sự)
Bảng 1.1: Số lượng, chất lượng lao động tại Công ty
Nhận xét: Qua bảng 1.1 cho thấy tình hình lao động của công ty qua những năm
gần đây tương đối ổn định và lao động có trình độ đại học và sau đại học ngày càng
tăng còn lao động phổ thông thì có xu hướng giảm nhưng tỷ lệ tương đối nhỏ. Điều
này chứng tỏ công ty có những chính sách đãi ngộ tốt để thu hút những cán bộ có trình
độ cao về phục vụ cho mình.
2.2. Cơ cấu lao động của Công ty
2.2.1. Cơ cấu theo độ tuổi
Độ tuổi
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số
lượng
Tỷ
trọng
(%)
Số
lượng
Tỷ
trọng
(%)
Số
lượng
Tỷ
trọng
(%)
18 - 35 295 60 308 63 320 65
35 - 45 113 25 101 23 96 22
45 - 60 60 15 55 14 50 13
(Nguồn Phòng nhân sự)
Bảng 1.2: Cơ cấu lao động theo độ tuổi của Công ty
SV: Nguyễn Thị Phương Thúy Lớp: K8CQ2B
Báo cáo tổng hợp GVHD: Ths Nguyễn Phương Linh
Nhận xét: Qua bảng 1.2 cho thấy cơ cấu lao động của công ty đang có xu hướng
trẻ hóa đội ngũ lao động, lao động trẻ ngày càng tăng cụ thể năm 2011 tăng 3% so với
năm 2010 và năm 2012 tăng 2% so với năm 2011 ( độ tuổi từ 18- 35). Với xu hướng
lao động trẻ nhiều công ty có thể giảm chi phí tiền lương nhưng lại phải tăng chi phí
đào tạo để họ hiểu và làm tốt các công việc trong quá trình làm việc.
2.2.2. Cơ cấu lao động theo giới tính
Giới tính
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số
lượng
Tỷ
trọng
(%)
Số
lượng
Tỷ
trọng
(%)
Số
lượng
Tỷ
trọng
(%)
Nam 260 55 273 58 285 60
Nữ 208 45 191 42 181 40
(Nguồn Phòng nhân sự)
Bảng 1.3: Cơ cấu lao động theo giới tính của Công ty
Nhận xét: Bảng 1.3 cho thấy lao động nam ngày càng có xu hướng tăng lên còn
lao động nữ thì giảm đi cụ thể trong vòng 3 năm lao động nữ trong doanh nghiệp giảm
đi là 5% tương ứng với sự tăng lên 5% của nam. Có sự thay đổi như vậy vì công ty có
bổ sung thêm hoạt động sản xuất săm lốp, chở xe du lịch và vẩn chuyển hàng hóa cần
tuyển thêm lao động nam do tính chất công việc nặng nhọc và môi trường làm việc
phức tạp.
3. Quy mô vốn kinh doanh của Công ty
3.1. Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty
ĐVT :Tỷ đồng
Các chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số
tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Tổng vốn kinh doanh 38 100 44 100 52 100
Vốn cố định 24 63,16 28 63,64 31 59,62
Vốn lưu động 14 36,84 16 36,36 21 40,38
(Nguồn bộ phận kế toán)
Bảng 1.4: Cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty
Nhận xét: Bảng 1.4 cho thấy tình hình vốn kinh doanh của doanh nghiệp những
năm gần đây có xu hướng tăng lên. Qua bảng ta thấy vốn cố định nhiều hơn so với vốn
SV: Nguyễn Thị Phương Thúy Lớp: K8CQ2B
Báo cáo tổng hợp GVHD: Ths Nguyễn Phương Linh
lưu động chứng tỏ công ty tập trung vào đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhà
xưởng. Như vậy chứng tỏ quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng mở
rộng.
3.2. Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty
ĐVT: Tỷ Đồng
Các chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Tổng nguồn vốn 38 100 44 100 52 100
Vốn chủ sở hữu 16 42,11 19.7 44,47 24.9 47,88
Vốn vay 22 57,89 24.3 55,23 27.1 52,12
(Nguồn: Bộ phận kế toán)
Bảng 1.5: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty
Nhận xét: Bảng 1.5 cho thấy nguồn vốn chủ sở hữu có tăng qua các năm. Tuy
nhiên tỉ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu vẫn cao qua các năm. Với tình hình kinh tế
hiện nay mà công ty có tỉ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu cao như vậy thì công ty gặp
khó khăn trong vấn đề tự chủ về vốn và công ty phải lệ thuộc vào nguồn vay từ bên
ngoài. Điều này làm cho công ty tăng chi phí lãi vay và giảm lợi nhuận của công ty.
4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
ĐVT: 1000VNĐ
STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1 Doanh thu 54.550.610 68.450.636 87.247.380
2 Lợi nhuận khác 5.306.455 6.678.286 9.389.438
3 Tổng chi phí 18.064.410 22.422.794 28.252.741
4 Lợi nhuận trước thuế 10.058.170 12.885.387 18.209.943
5 Thuế TNDN 2.514.542 3.221.347 4.552.486
6 Lợi nhuận sau thuế 7.543.628 9.664.040 13.657.457
7 Tỷ suất LNST/DT 13,83 (%) 14,12 (%) 15,65 (%)
(Nguồn: Phòng Kế toán)
Bảng 1.6: Báo cáo kết quả kinh doanh 3 năm của Công ty
Nhận xét: Qua bảng 1.6 ta thấy: Trong nền kinh tế gặp nhiều khó khăn thì Công
ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Hoàng Phong vẫn giữ được vị trí của mình trên thị trường.
Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh cho thấy lợi nhuận sau thuế và tỷ suất LNST/DT
của công ty qua các năm đều dương. Điều đó chứng tỏ công ty kinh doanh có lãi. Hoạt
SV: Nguyễn Thị Phương Thúy Lớp: K8CQ2B
Báo cáo tổng hợp GVHD: Ths Nguyễn Phương Linh
động kinh doanh của công ty mang lại hiệu quả và các chi phí kinh doanh của công ty
hợp lệ. Như vậy có thể nói Công ty có tiềm năng và ngày càng khẳng định là một
thương hiệu mạnh trên thị trường.
SV: Nguyễn Thị Phương Thúy Lớp: K8CQ2B
Báo cáo tổng hợp GVHD: Ths Nguyễn Phương Linh
II/ PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI CHÍNH
CẦN GIẢI QUYẾT TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN TRỊ CHỦ YẾU TẠI
CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU HOÀNG PHONG
Để tìm ra những vấn đề quản trị cơ bản mà công ty gặp phải thì tác giả tìm cả 2
nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp:
Thu thập dữ liệu thứ cấp: Thu thập thông tin thông qua việc tổng hợp từ kết quả hoạt
động kinh doanh của công ty.
Thu thập dữ liệu sơ cấp: Thu thập thông tin thông qua việc điều tra khảo sát cán bộ
công nhân viên trong công ty. Việc điều tra khảo sát được tiến hành từ ngày 15/3/2013-
22/3/2013 (mẫu phiếu điều tra và danh sách những người được điều tra được đính
kèm ở phụ lục 1, số phiếu phát ra: 20 phiếu, số phiếu thu về: 20 phiếu )
Tổng hợp kết quả điều tra khảo sát và tổng hợp dữ liệu thứ cấp ta thấy công ty
có một số vấn đề cần lưu ý như sau:
1. Tình hình thực hiện các chức năng quản trị và hoạt động quản trị chung của
Công ty
Qua thu thập dữ liệu thứ cấp các chức năng quản trị của công ty thực hiện tương
đối tốt và đồng bộ. Qua thu thập dữ liệu sơ cấp ta có hình sau:
Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Hoàng Phong thực hiện các chức năng quản trị c bản
nhìn chung là khá.
(Nguồn tổng hợp từ kết quả điều tra)
Hình 2.1: Tình hình thực hiện các chức năng quản trị cơ bản của công ty
1.1. Chức năng hoạch định
Nhìn vào hình ta thấy chức năng hoạch định của công ty được cán bộ nhân viên
đánh giá tương đối tốt, (chiếm 50%). Ban Giám Đốc đã có một chính sách phù hợp
những công việc và nhiệm vụ cần phải làm, tuy nhiên vẫn còn một số ý kiến ở mức
trung bình (chiếm 20%).
1.2. Chức năng tổ chức
Là quá trình tổ chức, phân chia công việc theo từng bộ phận trong bộ máy cơ
cấu tổ chức. Qua hình ta thấy, chức năng tổ chức trong công ty ở mức khá ổn định,
SV: Nguyễn Thị Phương Thúy Lớp: K8CQ2B
Báo cáo tổng hợp GVHD: Ths Nguyễn Phương Linh
việc phân chia và sắp xếp công việc cho từng bộ phận tương đối đồng đều. Nhưng bên
cạnh đó vẫn còn một số bộ phận nhàn rỗi (20% trung bình). Vì vậy công ty cũng cần
chặt chẽ hơn nữa về cơ cấu tổ chức.
1.3. Chức năng lãnh đạo
Lãnh đạo của công ty thực hiện chức năng thuyết phục và gây ảnh hưởng đến
người khác, truyền đạt đến “đối tượng” để đưa họ trở thành đội ngũ nhân viên thực
hiện tốt mọi nhiệm vụ và mục tiêu đề ra. Qua kết quả điều tra ta thấy các ý kiến của
nhân viên được đưa ra trong công ty chưa đồng đều. Người lãnh đạo vẫn chưa thực
hiện tốt nhiệm vụ của mình. Vẫn còn một số hạn chế, (chiếm 25% trung bình). Vì vậy
người lãnh đạo cần phải phát huy hơn nữa tính sáng tạo, đảm bảo tính kỹ luật để đạt
được hiệu quả cao trong công việc.
1.4. Chức năng kiểm soát
Theo kết quả điều tra: Việc kiểm soát tại công ty được diễn ra thường xuyên.
Song việc nhân viên ra ngoài vào giờ làm việc và mức độ hoàn thành công việc chưa
được khả thi. Vì vậy bộ phận kế toán cần phải kiểm tra chặt chẽ hơn nữa để đưa ra
đánh giá chính xác. Bên cạnh đó những nhân viên làm việc thêm ngoài giờ bộ phận kế
toán phải chấm công đầy đủ, chính xác.
1.5. Vấn đề thu thập thông tin và ra quyết định quản trị
Nhìn vào hình ta thấy, việc thu thập thông tin vẫn còn một số hạn chế (10%
yếu) do nguồn thông tin từ bên ngoài nhiều gây nhiễu cho quá trình ra quyết định của
đội ngũ nhà quản trị. Do thông tin chưa đầy đủ thiếu chính xác làm cho các quyết định
thiếu chính xác, không khách quan làm ảnh hưởng tới kết quả công việc cần giải quyết
và làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
2. Công tác quản trị chiến lược của Công ty
2.1. Tình thế môi trường chiến lược của Công ty
Nhìn chung theo đánh giá hiệu quả của công tác phân tích môi trường chiến
lược của công ty đạt khá. Hầu hết các nhà quản trị trong công ty đều là những người
có kinh nghiệm.Cụ thể, theo kết quả phỏng vấn của Trưởng phòng kinh doanh công ty
TNHH Xuất Nhập Khẩu Hoàng Phong với mức độ đánh giá là: tốt, khá, trung bình,
SV: Nguyễn Thị Phương Thúy Lớp: K8CQ2B
Báo cáo tổng hợp GVHD: Ths Nguyễn Phương Linh
yếu và kém thì công tác phân tích môi trường chiến lược được đánh giá là khá đạt
50%/100%.
Tuy nhiên, khi được hỏi về công tác vận dụng ma trận TOWN trong hoạch định
chiến lược thì hầu như các nhà quản trị quản trị trong công ty đều có trả lời là: Do làm
việc lâu năm và dựa trên kinh nghiệm là chủ yếu. Như vậy cùng với mức đánh giá của
năm mức độ như trên thì công tác này được đánh giá là yếu đạt 60%/100%.
2.2. Hoạch định và triển khai chiến lược cạnh tranh và chiến lược phát triển thị
trường.
Kết quả phỏng vấn các nhà quản trị cho thấy công tác hoạch định và triển khai
chiến lược cạnh tranh và chiến lược phát triển thị trường được thể hiện qua biểu đồ
sau:
(Nguồn tổng hợp từ kết quả điều tra)
Hình 2.2: Đánh giá mức độ thực hiện công tác hoạch định chiến lược
Qua mức độ đánh giá công tác quản trị chiến lược ở hình trên cho ta thấy mức
độ đạt hiệu quả trung bình khá của công tác hoạch định chiến lược của công ty là 40%.
Trong khi đó công tác hoạch định chiến lược kinh doanh và hoạch định chiến lược
thâm nhập thị trường là khá nhất đạt 40% - 45%/100% nhằm đạt được mục tiêu kinh
doanh trên thị trường Đông Nam Á. Nhưng bên cạnh đó công tác hoạch định phát triển
thị trường và công tác triển khai phát triển thị trường vẫn chưa được công ty chú
trọng ,mứu độ yếu kém còn nhiều, nhà quản trị còn dè chừng trong việc phát triển các
thị trường có sẵn.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty kinh doanh cùng lĩnh vực. Chính
vì thế việc hàng hóa tràn ngập trên thị trường là điều đương nhiên xảy ra. Các công ty
cạnh tranh nhau về giá cả, chất lượng sản phẩm, mẫu mã…Là điều không thể tránh
khỏi. Vì vậy đòi hỏi công ty cần phải có một chiến lược kinh doanh phù hợp.
2.3. Lợi thế và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Hoàng Phong là một công ty có quy mô Trung
bình trong ngành buôn bán ô tô và các thiết bị, máy móc phụ tùng xe động cơ các loại,
sản xuất săm lốp và xuất nhập khẩu. Nhung trên thị trường hiện nay cũng có nhiều
công ty có quy mô hoạt động lớn hơn nhiều, hoạt động kinh doanh của họ cũng lâu
SV: Nguyễn Thị Phương Thúy Lớp: K8CQ2B
Báo cáo tổng hợp GVHD: Ths Nguyễn Phương Linh
năm, có uy tín và danh tiếng. Tuy nhiên do công ty có nguồn lực cạnh tranh marketing
khá mạnh, đó là nguồn tài chính lớn giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp được liên tục, có nguồn nhân lực dồi dào và trẻ nên việc đào tạo sẽ dễ
dàng hơn. Bên cạnh đó công ty có khả năng liên doanh liên kết tạo thành một pháp
nhân mới,công nghệ tiên tiến và đã góp phần tăng khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp trên thị trường trong nước cũng như ở nướn ngoài trong những năm tiếp theo.
3. Công tác quản trị tác nghiệp của Công ty
Theo kết quả điều tra và thu thập thông tin ta có biểu đồ sau:
(Nguồn tổng hợp từ kết quả điều tra)
Hình 2.3: Công tác quản trị tác nghiệp của công ty
3.1. Quản trị mua
Đối với mỗi công ty kinh doanh công tác quản trị mua vô cùng quan trọng. Nó
đòi hỏi sản phẩm nhập về phải đạt đúng tiêu chuẩn và chất lượng, còn nguyên đai
nguyên kiện cho từng sản phẩm cụ thể. Công tác quản trị mua hàng của công ty diễn ra
khá thuận lợi và diễn ra đúng quy định.Các khâu kiểm tra chất lượng hàng nhập về tới
việc vận chuyển và kho dự trữ cũng an toàn và cẩn thận.
3.2. Quản trị bán hàng của công ty
Nhìn chung tình hình thực hiện công tác quản trị bán hàng của công ty ở mức
trung bình. Các hoạt động xây dựng kế hoạch bán hàng có 50% số người được hỏi cho
là trung bình và 50% số người cho rằng các hoạt động hỗ trợ bán hàng trung bình. Do
mục tiêu bán hàng chỉ được xây dựng một cách tổng quát chứ chưa chi tiết cho từng
khoản mục kinh doanh. Hoạt động tổ chức mạng lưới và lực lượng bán hàng ( LLBH )
của Công ty còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân là do số lượng nhân viên bán hàng còn
thiếu về trình độ chuyên môn, trình độ kỹ thuật và kỹ năng bán hàng, số lượng nhân
viên bán hàng cón thiếu. Kinh phí cho việc xây dựng và tổ chức lực lượng bán hàng
còn thấp.
3.3. Quản trị dự trữ hàng hóa
Vì công ty có một nhà máy sản xuất nên kho dự trữ hàng hóa tương đới lớn để
đảm bảo độ an toàn cũng như bảo quản hàng hóa được tốt hơn. Các mặt hàng sau khi
SV: Nguyễn Thị Phương Thúy Lớp: K8CQ2B
Báo cáo tổng hợp GVHD: Ths Nguyễn Phương Linh
nhập kho được kiểm tra cẩn thận, còn nguyên vẹn, chưa qua sử dụng và được sắp xếp
theo: Sản phẩm, đơn hàng, mã hàng, số lượng, giá tiền…vì thế công tác dự trữ hàng
hóa của công ty được xếp vào loại khá.
3.4. Quản trị cung ứng dịch vụ thương mại
Các nhà quản trị của công ty đã nghiên cứu nhu cầu thị trường từ đó đưa ra các
kế hoạch sản xuất phù hợp và tổ chức sản xuất hợp lí giúp cho hoạt động sản suất diễn
ra liên tục. Bên cạnh đó công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu và kiểm soát chất
lượng sản phẩm cũng được làm khá tốt và thường xuyên. Nguyên vật liệu được cung
ứng kịp thời và đầy đủ. Sản phẩm của doanh nghiệp được kiểm soát đúng ngay từ đầu,
từ khi nhập các sản phẩm ô tô, thiết bị phụ tùng hay nguyên liệu sản suất cao su, săm
lốp đều được kiểm tra một cách đầy đủ để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
4. Công tác quản trị nhân lực của Công ty
Công tác quản trị của công ty gồm có bốn bước sau:
• Phân tích công việc, bố trí và sử dụng nhân lực
• Tuyển dụng nhân lực
• Đào tạo và phát triển nhân lực
• Đánh giá và đãi ngộ nhân lực
Qua thu thập dữ liệu thứ cấp ta thấy tình hình quản trị nhân lực của công ty vẫn
chưa được chú trọng. Qua thu thập dữ liệu sơ cấp ta có hình sau:
(Nguồn tổng hợp từ kết quả điều tra)
Hình 2.4: Công tác QTNL của công ty
Từ hình 2.3 ta thấy công tác quản trị nhân lực của công ty ở mức trung bình
khá. Hoạt động phân tích công việc được công ty làm khá tốt. Công tác tuyển dụng và
đãi ngộ nhân sự được Công ty khá trú trọng và cũng đạt hiệu quả khá cao. Công ty có
những bản mô tả khá chi tiết , cụ thể giúp công ty tuyển dụng được nhân viên tốt. Có
những chính sách khen thưởng cụ thể, rõ ràng và tạo được không khí thi đua cũng như
môi trường làm việc thoải mái hòa đồng. Tuy nhiên việc bố trí và sử dụng nhân sự tại
công ty chưa hợp lí. Nguyên nhân là do nhân viên chưa sắp xếp đúng chuyên môn,
trình độ gây lãng phí nguồn lực trong quá trình hoạt động. Công tác đào tạo và phát
triển ở mức trung bình (50%).
5. Công tác quản trị dự án, quản trị rủi ro của Công ty
SV: Nguyễn Thị Phương Thúy Lớp: K8CQ2B
Báo cáo tổng hợp GVHD: Ths Nguyễn Phương Linh
Qua thu thập dữ liệu thứ cấp ta thấy công tác quản trị dự án, quản trị rủi ro, xây
dựng văn hóa kinh doanh của Công ty được thực hiện khá tốt. Qua thu thập dữ liệu sơ
cấp ta có hình sau:
(Nguồn tổng hợp từ kết quả điều tra)
Hình 2.4: Công tác quản trị dự án, quản trị rủi ro của công ty
5.1. Quản trị dự án:
Hoạt động quản trị dự án tại công ty thực hiện ở mức trung bình khá. Có 50%
số người được hỏi cho khá và 40% cho là trung bình. Công tác quản lí của công ty vẫn
thực hiện một cách đơn giản theo từng bộ phận chức năng. Do môi trường kinh doanh
bên ngoài nhiều biến động, trong quá trình thực hiện thì không đúng tiến độ, kế hoạch
đề ra do kinh phí thực hiện.
5.2. Quản trị rủi ro:
Hoạt động quản trị rủi ro tại công ty là khá, đóng một vai trò quan trọng đối với
hoạt động kinh doanh của công ty, góp phần vào sự phát triển chung của công ty. Điều
này cho thấy công ty đã nhận ra sự quan trọng của công tác quản trị rủi ro đối với công
ty từ đó tìm các biện pháp để có thể né tránh rủi ro, các biện pháp phòng ngừa rủi ro và
đề ra cách giải quyết phù hợp khi mà rủi ro xảy ra. Bên cạnh đó công ty còn xây dựng
một môi trường văn hóa kinh doanh khá tốt, một nền tảng văn hóa vững mạnh và một
môi trường làm việc thân thiện hòa đồng – điều này cũng góp phần rất lớn cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời buổi kinh tế thị trường khó khăn hiện
nay.
SV: Nguyễn Thị Phương Thúy Lớp: K8CQ2B
Báo cáo tổng hợp GVHD: Ths Nguyễn Phương Linh
III/ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG KHÓA LUẬN
1. Đề xuất định hướng khóa luận
Căn cứ vào những hạn chế đã điều tra được ở phần II, sau đây em xin đề xuất 3
định hướng:
• Định hướng 1: Hoàn thiện triển khai chiến lược phát triển thị trường tại
Công Ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Hoàng Phong.
• Định hướng 2: Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại Công ty TNHH
Xuất Nhập Khẩu Hoàng Phong.
• Định hướng 3: Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự của công ty TNHH
Xuất Nhập Khẩu Hoàng Phong.
SV: Nguyễn Thị Phương Thúy Lớp: K8CQ2B
Báo cáo tổng hợp GVHD: Ths Nguyễn Phương Linh
KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, công ty TNHH Xuất Nhập
Khẩu Hoàng Phong tuy mới có mặt trên thị trường chỉ gần 4 năm, hoạt động trong lĩnh
vực buôn bán ô tô và xe động cơ các loại cùng các ngành nghề kinh doanh khác và
đang khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Trong suốt thời gian hoạt động công ty
đang từng bước khẳng định vị thế của mình ra thị trường.
Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Hoàng Phong em
đã hoàn thành bài báo cáo thực tập tổng hợp của mình. Vì điều kiện thời gian nghiên
cứu và sự hiểu biết có hạn, bài báo cáo tổng hợp của em còn nhiều hạn chế. Kính
mong được sự chỉ bảo, góp ý của thầy cô và các anh chị trong công ty TNHH Xuất
Nhập Khẩu Hoàng Phong.
Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới sự giúp đỡ nhiệt tình của ban
lãnh đạo, cùng các anh, chị cán bộ trong công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Hoàng
Phong đã cung cấp cho em những thông tin tài liệu cần thiết để em hoàn thành bài báo
cáo tổng hợp này. Đặc biệt với sự hướng dẫn nhiệt tình kỹ lưỡng của cô giáo Th.S
Nguyễn Phương Linh để em hoàn thành bài báo cáo tổng hợp của mình.
SV: Nguyễn Thị Phương Thúy Lớp: K8CQ2B
Báo cáo tổng hợp GVHD: Ths Nguyễn Phương Linh
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các thông tin từ website: www.hoangphong.com
2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm 2011-2013. Nguồn
Phòng kế toán, Phòng nhân sự.
3. Các bài báo cáo thực tập tổng hợp của khóa trước. Trường Đại Học Thương Mại.
SV: Nguyễn Thị Phương Thúy Lớp: K8CQ2B
Báo cáo tổng hợp GVHD: Ths Nguyễn Phương Linh
PHỤ LỤC 1: MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA PHỎNG VẤN
Xin chào ông (bà)!
Tên tôi là: Nguyễn Thị Phương Thúy, sinh viên Khoa Quản trị kinh doanh,
trường Đại học Thương Mại. Hiện tôi đang thực hiện nghiên cứu tình hình thực hiện
các chức năng quản trị của công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Hoàng Phong, mong ông
(bà) dành ít phút thời gian cung cấp một số thông tin thực tế tại công ty mình.
Xin ông (bà) vui lòng cho tôi biết các thông tin cá nhân sau:
Họ và tên:………………………………………………………………………………
Phòng ban:……………………………………………………………………………
Câu 1: Ông (bà) vui lòng đánh giá về mức độ thực hiện của các chức năng
quản trị và hoạt động quản trị tại công ty?
Mứcđộ
Chức năng Rất tốt Tốt
Bình
thường Yếu Kém
Chức năng hoạch định
Chức năng tổ chức
Chức năng lãnh đạo
Chức năng kiểm soát
Vấn đề thu thập thông
tin và ra quyết định
quản trị
Câu 2: Ông (bà) vui lòng đánh giá về mức độ thực hiện công tác quản trị chiến
lược tại công ty?
SV: Nguyễn Thị Phương Thúy Lớp: K8CQ2B
Báo cáo tổng hợp GVHD: Ths Nguyễn Phương Linh
Mức độ
Công tác Rất tốt Tốt
Trung
bình Yếu Kém
Công tác phân tích môi trường
chiến lược
Công tác vận dụng ma trận
TOWS trong quyết địch chiến
lược
Công tác hoạch định chiến lược
kinh doanh
Công tác hoạch định
Chiến lược thâm nhập thị
trường
Công tác hoạch định chiến lược
Phát triển thị trường
Công tác triển khai chiến lược
Thâm nhập thị trường
Công tác triển khai chiến lược
Phát triển thị trường
Thực trạng về tạo dựng và nâng
cao năng lực cạnh tranh
Câu 3: Ông (bà) vui lòng đánh giá về mức độ thực hiện công tác quản trị tác
nghiệp tại công ty?
Mức độ
Công tác Rất tốt Tốt
Bình
thường Yếu Kém
Công tác mua
Công tác bán
Công tác dự trữ
Công tác cung ứng
dịch
vụ thương mại
Câu 4: Ông (bà) vui lòng đánh giá về mức độ thực hiện công tác quản trị tác
nhân lục tại công ty?
SV: Nguyễn Thị Phương Thúy Lớp: K8CQ2B
Báo cáo tổng hợp GVHD: Ths Nguyễn Phương Linh
Mức độ
Công tác Rất tốt Tốt Bình thường Yếu Kém
Công tác phân tích
công việc, bố trí và
sử dụng nhân lực
Công tác tuyển
dụng nhân lực
Công tác đào tạo
phát triển nhân lực
Công tác đánh giá và
đãi ngộ nhân lực Rất hài lòng Hài lòng Bình thường
Đãi ngộ tài chính
Đãi ngộ phi tài chính
Câu 5: Ông (bà) vui lòng đánh giá về mức độ thực hiện công tác quản trị tác
quản trị rủi ro, quản trị dự án tại công ty?
Mức độ
Công tác
Rất tốt Tốt Bình
thường
Yếu Kém
Công tác quản trị dự án
Công tác quản trị rủi ro
Tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp của ông (bà) đối với cuộc điều tra
này! Chúc ông (bà) mọi điều tốt đẹp!
PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH ĐIỀU TRA PHỎNG VẤN
Họ và tên Chức vụ
SV: Nguyễn Thị Phương Thúy Lớp: K8CQ2B
Báo cáo tổng hợp GVHD: Ths Nguyễn Phương Linh
1. Ban Giám Đốc:
Nguyễn Đức Phong
Đỗ Thanh Hải
Trần Văn Minh
Nguyễn Thị Hằng
Giám Đốc
Phó Giám Đốc Tài Chính
Phó Giám Đốc Kĩ Thuật
Phó Giám Đốc Kinh Doanh
2. Phòng Nhân Sự
Mai Vân Anh
Nguyễn Đức Trí
Trưởng Phòng
Phó Phòng
3. Phòng Marketing
Đinh Văn Mạnh
Nguyễn Thị Hồng
Trưởng Phòng
Nhân viên
4. Phòng Sản Xuất
Trần Đức Nam
Nguyễn Tuấn Anh
Trưởng Phòng
Nhân viên
5. Phòng Bán Hàng
Đỗ Thị Thanh Hà
Trưởng đại diện bán hàng
6. Phòng Tài Chính-Kế Toán
Phan Huyền Trang
Nguyễn Viết Mạnh
Nguyễn Thị Ngọc
Kế toán trưởng
Phó phòng
Kế toán viên
7. Phòng Kinh Doanh Tổng Hợp
Nguyễn Quang Huy
Nguyễn Thị Huyền
Trưởng Phòng
Phó Phòng
8. Nhà Máy Sản xuất
Hoàng Thanh Tú
Trần Trung Kiên
Nguyễn Văn Hải
Đỗ Văn Hùng
Quản Đốc
Kỹ Sư Trưởng
Kỹ Sư phụ trách máy móc sx
Nhân viên
SV: Nguyễn Thị Phương Thúy Lớp: K8CQ2B