LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn: TS. Võ Thành Minh, KS. Ngô Minh Điệp,
người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các phòng ban, trung tâm khai thác thông
tin thư viện trường Đại Học Lâm Nghiệp cùng toàn thể các thầy, cô giáo
trong khoa Chế Biến Lâm Sản đã tận tình giúp đỡ trong thời gian tôi học tập
và nghiên cứu tại trường.
Cũng nhân dịp này cho tôi gửi lời cảm ơn đến toàn thể cán bộ, nhân
viên bộ môn công nghệ mộc, thiết kế nội thất cùng toàn thể các bạn đồng
nghiệp và gia đình đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khoá luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xuân Mai, Ngày 08 tháng 05 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Hoa
1
MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống hàng ngày đồ mộc đã trở nên thân thiết với con người.
Sự gần gũi đó cho chúng ta cảm giác thoải mái dễ chịu như đang hoà nhập với
thiên nhiên. Những chế tác từ sản phẩm này rất đa dạng và phong phú. Ngoài
ra đồ mộc là đồ dùng có giá trị lớn về mặt tinh thần, phản ánh điều kiện kinh
tế, kỹ thuật và văn hoá xã hội một cách sâu sắc. Sự phát triển của đồ mộc
ngày càng nâng cao theo chất lượng cuộc sống. Vì vậy việc sử dụng đồ mộc
càng trở nên rộng rãi và phổ biến.
Khi xã hội càng phát triển, cuộc sống của con người càng nâng cao. Xu
hướng tập trung vào những khu đô thị rất cao. Nhu cầu sử dụng nhà ở càng
trở nên bức thiết. Với những gia đình khá giả thì việc có căn nhà rộng rãi và
đầy đủ để sinh hoạt là điều không khó. Nhưng với những gia đình điều kiện
kinh tế còn ở mức trung bình thì có một căn hộ như vậy thì không dễ. Và khi
không đủ điều kiện để có được căn nhà như ý muốn song với việc tạo ra các
công cụ bài trí cho căn nhà trở nên tiện dụng cũng phần nào giải quyết được
vấn đề khó khăn. Khi đó việc kết hợp chức năng của các phòng là điều không
tránh khỏi. Nhưng bài trí thế nào cho phù hợp cũng không phải là điều đơn
giản. “Làm thế nào để ta vẫn có một không gian rộng lớn mà vẫn đầy đủ các
tiện nghi sinh hoạt”. Đã có những nhà thiết kế đưa ra ý tưởng kết hợp giữa
giường và ghế sofa để đáp ứng không gian chật hẹp của các căn hộ. Đây là ý
tưởng cũng khá độc đáo và vẫn đang được sử dụng khá phổ biến. Nhưng việc
đưa ra ý tưởng không dừng lại ở đó, chúng ta hãy thử tìm cho mình một ý
tưởng mới?
Trong cuộc sống hàng ngày của con người, ngoài các hoạt động chính
phục vụ cho công việc thì việc nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn là những hoạt
động, nhu cầu không thể thiếu. Nó phục vụ, bổ trợ cho các hoạt động chính.
Những hoạt động gây cho con người cảm giác mệt mỏi, căng thẳng cần được
một khoảng không gian, thời gian nhất định cho nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí
2
để phục hồi sức khoẻ. Không gian nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí cần được bố trí
sao cho người sử dụng có được cảm giác tận hưởng tối đa sự thoải mái, dễ
chịu sau khi được thưởng thức. Không gian nghỉ ngơi tốt nhất sau những giờ
làm việc căng thẳng chính là phòng ngủ. Vì thế trong phòng ngủ cần được bố
trí thoải mái khi ngủ và rộng rãi khi làm việc trong phòng.
Với một diện tích trật hẹp của các gia đình hiện nay đặc biệt là những
nhà chung cư thì phòng ngủ còn có chức năng là nơi làm việc. Để tạo ra được
một không gian thoáng đãng khi làm việc và một không gian yên tĩnh khi ngủ
là một việc cũng không phải dễ. Để bố trí được không gian như vậy cần có
những sản phẩm tiện dụng, đa chức năng. Vì vậy tôi lựa chọn khoá luận
“Nghiên cứu một mô hình kết cấu giường đôi kiểu gấp tường áp dụng cho
nội thất căn hộ có diện tích hạn chế” để góp một phần sức mình vào việc
giải quyết vấn đề này.
3
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Mục tiêu nghiên cứu
1.1.1. Mục tiêu tổng quát
Góp phần nâng cao giá trị sử dụng của những căn hộ có diện tích hẹp từ
sản phẩm giường gấp đa chức năng.
1.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá, lựa chọn được mô hình và thuyết minh nguyên lý hoạt động
của sản phẩm thiết kế.
- Thiết kế được sản phẩm giường gấp đa chức năng mang lại hiệu quả
sử dụng tối đa cho những căn hộ có diện tích hẹp.
1.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu, lựa chọn mô hình và xây dựng thuyết minh nguyên lý
hoạt động cho đối tượng thiết kế.
- Thiết kế phương án lựa chọn.
- Tổng hợp và tính toán nguyên vật liệu.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
- Tìm hiểu một số mô hình giường gấp đang sử dụng trên thị trường.
- Thiết kế sản phẩm theo mô hình được chọn.
- Sản phẩm chưa thi công.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp kế thừa: Tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn, của
những chuyên gia có kinh nghiệm trong ngành, học hỏi qua sách vở, bái chí,
tạp chí và các tài liệu có liên quan…Phân tích kế thừa các mẫu có sẵn.
- Phương pháp tư duy logic: Tổng hợp các kiến thức, các tư liệu sưu tập
để đưa ra phương án thiết kế.
- Phương pháp đồ hoạ vi tính: thể hiện ý tưởng thông qua các bản vẽ.
4
Chương 2
TỔNG QUAN GIƯỜNG GẤP
2.1. Công năng cơ bản của giường.
Mỗi người chúng ta dành 1/3 cuộc đời gắn liền với phòng ngủ, vì thế
mà phòng ngủ trở nên hết sức quan trọng. Chất lượng ngủ có quan hệ chặt chẽ
với sức khoẻ và trạng thái tinh thần của con người. Từ cổ chí kim đã tiến hành
rất nhiều nghiên cứu đối với giấc ngủ của người về phương diện sinh lý học
và phương diện tâm lý học, đã tiến hành không ít giải thích. Nhưng để đảm
bảo giấc ngủ chất lượng cao, chỉ dựa vào nghiên cứu sinh lý và tâm lý đối
với giấc ngủ là rất khó thu được kết quả đảm bảo, còn phải có điều kiện tốt
về phương diện vật chất đồ ngủ…Điều kiện vật chất ảnh hưởng đến ngủ có
nhiệt độ, độ ẩm, thông gió, chiếu sáng, hình thái không gian, mức độ yên
tĩnh, tiếng ồn và công năng đồ ngủ…Do đó việc các loại đồ gia dụng dùng để
ngủ sẽ liên quan trực tiếp đến giấc ngủ của con người, nó cũng được coi là
một yếu tố quan trọng. Cũng như là ghế ngồi, sự tốt hay xấu của ghế ngồi có
thể ảnh hưởng đến chất lượng công việc, đời sống thậm chí là sức khoẻ của
người ngồi, sự tốt hay xấu của giường nằm cũng sẽ tạo thành vấn đề như vậy.
Giường để người ngủ, nghỉ ngơi, làm cho người nằm trên giường có thể
dễ chịu, nhanh chóng vào giấc ngủ, để loại bỏ mệt mỏi bên ngày, nhanh
chóng phục hồi sức khoẻ. Cho nên công năng sử dụng của giường phải chú ý
xem xét mối quan hệ giữa giường và cơ thể người, đầu tiên để mắt đến kích
thước của giường và thiết kế tổng hợp của kết cấu tính đàn hồi bề mặt giường.
Khi thiết kế giường cần chú ý đến những điểm sau:
2.1.1. Kích thước của giường
Thiết kế kích thước sản phẩm phải dựa vào kích thước cơ thể con
người, hoạt động của con người trong không gian cụ thể, căn cứ vào kích
thước căn phòng mà chúng ta đưa ra kích thước hợp lý cho sản phẩm. Vì thế
5
kích thước của giường cần xem xét kỹ lưỡng đến mối quan hệ giữa con người
và đồ gia dụng.
Khi ngủ con người không phải là luôn luôn thuộc vào trạng thái không
cử động, mà thường xuyên có sự xoay lật cơ thể, chất lượng của giấc ngủ vì
thế mà liên quan đến kích thước lớn nhỏ của giường. Vậy kích thước của
giường bao nhiêu là hợp lý, khi thiết kế giường không thể giống như thiết kế
các loại đồ gia dụng khác là lấy kích thước bên ngoài cơ thể làm chuẩn được.
Thứ nhất, do khi ngủ vùng không gian cần thiết cho hoạt động của cơ thể sẽ
lớn hơn so với kích thước của cơ thể, vùng hoạt động của cơ thể cũng không
theo một quy tắc nhất định nào cả. Thứ hai, kích thước của giường ngủ khác
nhau sẽ có quan hệ trực tiếp đến độ sâu của giấc ngủ. Do vậy khi thiết kế kích
thước giường cũng cần phải xem xét đến biên độ và số lần xoay lật của cơ
thể, cũng như mối quan hệ giữa độ cứng mềm của đệm giường và biên độ
xoay lật của cơ thể.
+ Chiều rộng:
Rộng hẹp trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động trở mình khi người vào
giấc ngủ. Các nhà khoa học Nhật Bản đã tiến hành thực nghiệm và cho thấy,
số lần trở mình ở giường hẹp so với giường rộng ít hơn. Giường rộng 500mm
khi người vào giấc ngủ trở mình giảm 30%, đây là do ảnh hưởng của tâm lý
sợ trở mình rơi xuống, tự nhiên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Kích thước chiều rộng của giường, phần nhiều lấy tư thế nằm ngửa
làm chuẩn, giường đơn lấy bằng 2- 2.5 lần so với chiều rộng của vai người
khi nằm ngửa, tức là độ rộng của giường đơn bằng (2- 2.5)W, với giường đôi
thông thường từ 3.5 đến 4 lần chiều rộng vai người khi nằm ngửa, tức chiều
rộng giường bằng (3.5 – 4)W, chiều rộng vai trung bình của nam trưởng thành
W= 41 cm, kích thước chiều rộng vai nữ W thông thường nhỏ hơn nam. Vì
thế thường lấy nam giới làm chuẩn.
+ Chiều dài:
6
Độ dài của giường là chỉ khoảng cách giữa hai tấm chắn đầu giường,
hoặc độ dài phần khung của giường. Để đảm bảo sự thích hợp đối với phần
lớn những yêu cầu về cơ thể của con người, khi thiết kế chiều dài giường cần
phải lấy theo chiều cao tương đối của cơ thể làm tiêu chuẩn thiết kế. Theo
chiều dài, cần phải xem xét đến độ duỗi thẳng của chân khi nằm, do đó độ dài
thực tế của giường cần phải lớn hơn so với chiều cao của cơ thể khi đứng, rồi
cộng thêm với một phần không gian dự trữ cho phần đầu và phần chân. Tiêu
chuẩn quốc gia quy định, giường nằm dành cho người lớn có độ dài bề mặt
vào khoảng 1920mm; đối với những loại giường trong khách sạn, thông
thường cuối giường không được thiết kế tấm chắn, điều đó sẽ có lợi cho
người khách có thân hình quá cao cũng vẫn có thể nằm được. Độ dài giường
được tính theo công thức sau: L= 1.05h + α + β. Tức là bằng 1.05 lần chiều
cao của cơ thể(h) + lượng dư phần đầu(α) khoảng 100mm + lượng dư phần
chân(β) khoảng 50mm.
Kích thước này lấy theo tiêu chuẩn Ergonomic giữa quan hệ kích thước
của cơ thể người và đồ gia dụng. Nếu như chiều dài giường quá ngắn thì khi
duỗi chân không được thoải mái hoặc co chân sẽ dẫn đến các hiện tượng co
cơ ở chân, bị tê chân mỏi chân do ở trạng thái đó quá lâu. Khi đó giấc ngủ sẽ
không được sâu ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Còn nếu chiều dài quá
dài sẽ gây tốn diện tích phòng.
+ Chiều cao giường:
Chiều cao giường tức là khoảng cách từ mặt giường tới mặt đất. Chiều
cao phải giống chiều cao ngồi của ghế ngồi. Kích thước này có liên quan tới
các hoạt động như thay mặc áo, tháo giày…vì thế độ cao của giường có thể
được tham khảo độ cao của ghế ngồi để xác định. Thông thường độ cao
giường vào khoảng 400- 500mm.
Đối với giường 2 tầng, phải xem xét khoảng cách giữa 2 tầng, xem
người ngồi dưới tầng dưới có thể hoàn thành được các thao tác trước khi ngủ
hoặc trên giường. Và chiều cao 2 tầng không nên quá cao để tránh tâm lý sợ
7
hãi bị rơi xuống đất của người nằm tầng 2. Căn cứ theo quy định chuẩn quốc
gia, khoảng cách từ mặt đất đến bề mặt giường tầng dưới đối với bề mặt
giường 2 tầng là không lớn hơn 420mm, độ cao giữa 2 tầng không nên nhỏ
hơn 950mm. Đối với giường 2 tầng còn cần chú ý đến thang lên giường tầng
2, tay vịn, lan can
Các kích thước cơ bản chủ yếu của giường là:
Quy cách thường dùng của giường đôi
Chiều dài của giường
(mm)
Chiều rộng của giường
(mm)
Chiều cao của giường
(mm)
To 2000 1500 480
Vừa 1920 1350 440
Nhỏ 185 1250 420
Quy cách thường dùng của giường một
Chiều dài của giường
(mm)
Chiều rộng của giường
(mm
Chiều cao của giường
(mm)
To 2000 1000 480
Vừa 1920 900 440
Nhỏ 1850 800 420
2.1.2. Vật liệu của mặt giường
Vật liệu là một trong những yếu tố quan trọng cần xem xét khi thiết kế
đồ gia dụng, nó ảnh hưởng đến các mặt tính an toàn, tính dễ chịu, hiệu quả
ngoại quan, kết cấu, công nghệ, giá thành…
Cấu tạo cơ thể người và tư thế nằm ngủ: Người ta có thể cho rằng đỡ
người ở tư thế nằm ngang là một việc rất đơn giản, trên thực tê đảm bảo tính
dễ chịu của tư thế nằm của người là một công việc tương đối khó khăn. Bộ
8
phận đầu ngực vai và nửa thân trên của người khi đứng, hướng trọng lực của
3 phần trên cơ bản là trùng hợp. Còn khi nằm 3 trọng lực song song nhau,
từng loại có tác dụng làm cong cột sống. Vì thế, độ mềm cứng của giường
phải hợp lý.
Giường dùng để trực tiếp đỡ khối lượng cơ thể người, mặt giường nên
cứng vừa phải vì quá cứng hoặc quá mềm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc
ngủ và mức độ nghỉ ngơi. Nếu giường quá cứng, diện tích tiếp xúc của phần
lưng giảm đi, lực nén cục bộ tăng lên, co rút của cơ bắp tăng mạnh, cũng sẽ
làm cho người khó chịu. Khi đệm đỡ cơ thể người rất mềm, bộ phận cơ thể
nặng (vai) lõm xuống sâu, bộ phận nhẹ thì lõm xuống ít, như thế làm cho
phần bụng tương đối nổi lên thân thể tạo hình chữ W, làm cho lực nén bên
trong sụn đệm tăng lên, làm cho người ta khó ngủ.
Xem xét từ kết cấu của bộ xương và bắp thịt cơ thể người, người nằm
ngửa lưng cong của xương sống thắt lưng từ trạng thái tự nhiên khi đứng 40 –
60 mm giảm xuống khoảng 20 – 30 mm, tiếp cận trạng thái duỗi thẳng. Vì thế
không thể đem nằm ngửa của con người xem như đổ ngang của thẳng đứng,
tức làm cho trạng thái bộ xương và xương sống khi nằm ngửa giống nhau, do
tình huống chịu lực của bắp thịt các bộ phận không giống nhau, vẫn có thể
làm cho người cảm thấy khó chịu. Tư thế nằm ngửa dễ chịu là hình thái tự
nhiên thuận của xương sống, làm cho chỗ lõm của phần thắt lưng và phần
mông có chênh lệch chút ít, khoảng chênh lệch không quá 30 mm là thích
hợp. Tư thế nằm ngửa như thế, phần chịu ép của cơ thể tương đối hợp lý, có
lợi cho điều chỉnh tư thế ngủ, bắp thịt cũng được thả lỏng, giảm số lần trở
mình, làm cho người dễ nghỉ ngơi, kéo dài thời gian ngủ. Cho nên giường có
thể loại bỏ mệt nhọc của người hay không, ngoài kích thước hợp lý ra, chủ
yếu còn quyết định bởi mức độ mềm cứng của giường có thể thích ứng đỡ tư
thế nằm của cơ thể người ở điều kiện trạng thái tốt nhất hay không. Hình phía
trên là tư thế tốt của cơ thể người ngủ trên mặt giường tương đối cứng, đàn
hồi, hình dưới là tư thế ngủ trên mặt giường quá mềm, làm cho phần lưng và
9
mông trũng xuống, phần thắt lưng nhô lên, thân thể thành hình chữ W, hình
thành trạng thái không tự nhiên của kết cấu của bộ xương.
Cần chú ý đến tư thế người ngủ trên giường thường dùng, khi người
ngủ không phải luôn ở trạng thái tĩnh, mà là thường xuyên trở mình trằn trọc.
Vì vậy phải xem xét biên độ, số lần trở mình và quan hệ giữa cứng mềm của
đệm giường và biên độ trở mình…
2.2. Công năng bổ trợ của giường
Đồ gia dụng loại ngồi ngoài thoả mãn nghỉ ngơi của con người đây là
công năng chủ yếu, còn phải xem xét một số công năng bổ trợ khác như tính
có thể điều chỉnh công năng, tính linh hoạt sử dụng, tính thích ứng với các
nhân viên khác nhau, tính kinh tế của bảo quản, vận chuyển… cái gọi là bổ
trợ, không có nghĩa là không quan trọng, mà là tương đối với mục tiêu sử
dụng khác thuộc nội dung xem xét của mặt thứ 2.
2.2.1. Tính có thể điều chỉnh của công năng
Tính điều chỉnh của công năng sử dụng của nó có thể thay đổi thích
hợp, như tựa lưng của ghế sofa có thể đặt ngang biến thành chiếc giường tạm
thời, điều này đối với gia đình không gian nội thất có hạn rất thực dụng. Lại
như ghế dùng cho mùa đông, mùa hè có thể dùng kiểu tháo đệm mềm và thân
ghế, mùa đông lắp đệm mềm có tác dụng giữ ấm và tăng cảm giác dễ chịu,
còn mùa hè tháo đệm mềm ra, có được hiệu quả mát mẻ.
2.2.2. Tính linh hoạt của sử dụng
Tính linh hoạt của sử dụng là chỉ linh hoạt theo ý muốn khi sử dụng, có
thể giảm cảm giác mệt mỏi của người và mang lại tâm lý vui vẻ. Như ghế làm
việc lắp bánh xe nhiều hướng sẽ có công năng chuyển động trượt và chuyển
động quay, khi ngồi làm nhiều công việc bận điện thoại, vi tính… bàn làm
việc không phải đứng lên ngồi xuống nhiều lần, từ đó có thể tiết kiệm thời
gian và năng lượng cơ thể rất nhiều. Như chiếc giường gấp chân có gắn bánh
xe giúp ta di chuyển giường đến vị trí tuỳ thích và có thể gấp gọn lại tiết kiệm
diện tích.
10
2.2.3. Tính thức ứng
Tính thích ứng là chỉ cá thể thích ứng nhu cầu của các nhân viên khác
nhau và trạng thái khác nhau. Giường có những công năng điều chỉnh đầu
giường cao thấp tuỳ thuộc vào đối tượng sử dụng là người lớn hay trẻ em, tứ
đó giải quyết mâu thuẫn rất khác nhau giữa từng người sử dụng.
2.2.4. Tính kinh tế của bảo quản, vận chuyển
Đồ gia dụng trong bảo quản và vận chuyển cần chiếm dụng không gian
khá lớn, kết quả của nó làm cho giá thành tăng lên, ảnh hưởng đến năng lực
cạnh tranh thị trường. Phương pháp chủ yếu tiết kiệm không gian bảo quản và
vận chuyển của đồ gia dụng loại giường có thể là tháo lắp, gấp.
2.3. Công năng kết hợp của giường gấp
- Nhà bạn hẹp: Nhiều hộ gia đình phải sống trong căn hộ chỉ có 2
phòng. Phòng khách có thể kiêm thêm chức năng của phòng ngủ. Vậy giường
gập ban ngày gấp lên và ban đêm hạ xuống là một giải pháp tối ưu.
- Kết hợp linh hoạt nơi phòng ngủ cho khách: bạn không phải tốn
không gian mà vẫn có nơi chào đón bạn bè người thân dài ngày.
- Phòng ngủ cho trẻ em: Gọn gẽ với không gian chơi tối đa cho trẻ.
Giấc ngủ ngon hay không là phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và yếu tố
đặc biệt quan trọng có liên quan trực tiếp là chiếc giường ngủ. Vì thế mà tầm
quan trọng của nó đã được nghiên cứu rất kỹ trong phần công năng của đồ gia
dụng loại ngồi nằm. Những chiếc giường bình thường thì chúng chỉ quan tâm
xem có nằm hợp lý không, có đảm bảo công năng thông thường là để nghỉ
ngơi. Nhưng với một chiếc giường có chức năng gấp ngoài việc đảm bảo giấc
ngủ mà còn có công năng cất giữ tạo không gian diện tích cho các vùng hoạt
động khác. Hoặc cũng có thể chúng ngoài công năng là giường còn có một số
công năng khác như làm ghế ngồi, làm tủ trang trí… Vì thế mà công năng kết
hợp của giường gấp có một số ý nghĩa sau :
2.3.1. Tính có thể điều chỉnh của công năng
11
Tựa lưng của ghế sofa có thể đặt ngang biến thành giường tạm thời.
Cánh tủ đặt nằm ngang cũng có thể biến thành giường. Có nghĩa là có thể
điều chỉnh tính thích hợp của giường tuỳ vào mục đích sử dụng. Và đặc biệt
quan trọng là giường gấp có thể thu gọn, hoặc gấp lại như làm ghế uống nước
ở phòng khách hay gấp gọn lên tường tạo ra một không gian diện tích phục vụ
cho các sinh hoạt khác. Nói chung đây là công năng ưu việt của giường gấp.
2.3.2. Tính thức ứng
Ngoài việc đóng vai trò là chiếc giường ngủ thì nó có thể điều chỉnh
thành một chiếc ghế tiếp khách chẳng hạn. Nó cũng có thể gấp nhỏ hay cho
rộng để phù hợp với một người sử dụng hay 2 người sử dụng. Đây cũng là
một ứng dụng khá phổ biến của mô hình giường gấp hiện nay mà các chất liệu
là đệm hay kim loại.
2.3.3. Tính kinh tế bảo quản và vận chuyển
Với giường gấp ngoài những công năng cơ bản của chiếc giường bình
thường còn có những công năng bổ trợ khác. Khi thiết kế được sản phẩm này
cần kết hợp với các yếu tố khác thì giá thành của nó cũng sẽ tăng lên. Nhưng
với chiếc giường bình thường chiếm một diện tích khá lớn trong phòng, đồ
đạc trong phòng cũng phải sắp xếp hợp lý sao cho phù hợp với chiếc giường
thiết kế. Khi đó thì các hoạt động khác hay không gian đó sẽ rất khó khăn cho
làm việc khác, mà không gian diện tích phòng cũng phải rộng rãi thì mới có
thể đủ để sắp xếp các đồ đạc này. Vậy một chiếc giường gấp sẽ không những
tiết kiệm diện tích phòng mà còn làm cho phòng có thể đủ sắp xếp được các
vật dụng khác. Mặt khác với chức năng có thể gấp được việc tháo lắp là dễ
dàng vì thế mà vận chuyển chúng cũng khá nhẹ nhàng.
12
Chương 3
LỰA CHỌN MÔ HÌNH VÀ THUYẾT MINH NGUYÊN LÝ
HOẠT ĐỘNG
3.1. Kết quả lựa chọn mô hình
Qua tìm hiểu, đề tài đưa ra các mô hình tiêu biểu của giường gấp như sau:
* Giường gấp đơn:
Hình 3.1. Giường gấp khung sắt
Hình 3.2. Giường gấp khung gỗ
Có rất nhiều kiểu dáng mẫu mã, nhưng ta chỉ xét ví dụ điển hình. Chỉ
với kết cấu đơn giản nâng hạ ta có sản phẩm có thể làm bàn làm việc và có cả
một chiếc giường ngủ thật gọn gàng. Tuy nguyên liệu chủ yếu là sắt thép hay
hợp kim nhôm nhưng sản phẩm thật tiện ích rất phù hợp với học sinh, sinh
viên hay những phòng trọ chật chội.( hình 3.1)
13
Sản phẩm làm bằng gỗ dán là chủ yếu. Với sản phẩm này khi gấp
giường lên ta sẽ nhìn thấy một giá sách thật tuyệt vời. Các liên kết sử dụng
chủ yếu là bulong và đinh vít. Sản phẩm rất tiện kiệm diện tích và kiểu dáng
thật hấp dẫn. Sản phẩm rất phù hợp với các em học sinh với những phòng trật
hẹp hoặc là có nhiều người trong phòng mà cần có những sinh hoạt khác.
(hình 3.2)
* Giường gấp đôi:
Hình 3.3.Giường gấp áp tường dạng gấp đứng
Hình 3.4.Giường gấp áp tường dạng gấp ngang
Đây là mô hình tiêu biểu điển hình của giường đôi kiểu gấp tường.
Chúng ta có thể tiết kiệm tối đa diện tích căn phòng để ta có thể sắp xếp
những hoạt động khác thay thế nó. Với những vật liệu đa dạng là bằng gỗ
hay kim loại thì những chiếc giường này khá là đẹp mắt, tiện dụng. Với chiếc
giường phía trên thì gập lên trên tạo thành hệ tủ nhưng chiếc giường phía
dưới lại chỉ cần kéo ra hay đút vào cũng tạo thành một hệ tủ rất hoành tráng.
Sự bố trí sắp xếp không gian này rất đẹp mắt và phù hợp.
3.2. Phân tích nguyên lý của các mô hình
14
Hình 3.5. Giường gấp văn phòng
Sản phẩm rất thích hợp với văn phòng công ty và nhà chật. Đầu giường
có 6 mức cao thấp khác nhau, gấp, mở giường dễ dàng, bảo quản tiện lợi.
Giường có vỏ đệm để thuận tiện cho việc giặt giũ, có túi bảo quản giữ cho
giường luôn sạch sẽ và ngay ngắn. Đồng thời, bạn có thể di chuyển giường
một cách an toàn nhờ bánh lăn.
Chất liệu của giường là sắt thép. Có thể điều chỉnh cất đi hay mở ra
nhanh chóng và rất thuận tiện. Khi mở ra bạn đã có một chiếc giường ngủ
xinh xắn, nhưng khi cần có thể gấp lại để gọn vào một chỗ hoặc cho vào túi
khi đi du lịch.
(
a)
(
b)
Hình 3.6.Giường gấp áp tường.
Nhìn vào hình 3.6a ta thấy chiếc giường được áp lên tường như một
tấm khung có độ rộng không đáng kể, tạo ra một không gian khá rộng lớn cho
15
căn phòng. Khi cần bạn chỉ cần hạ xuống sẽ có một chiếc giường thoải mái để
bạn có một giấc ngủ ngon( hình 3.6b).
Trong tường là một hệ khung làm bằng kim loại đã được lắp đặt 8 chốt
( mỗi bên 4) trong đó có 2 chốt giữ đầu giường nhằm mục đích để khi nâng
giường áp vào tường chúng có tác dụng giữ cố định giường với tư thế đứng.
Giường được làm bằng kim loại có khối lượng nhẹ, và phần chân giường liên
kết bằng chốt xoay để có thể gấp lại so với thành giường để thuận tiện cho
việc cất giữ. Khi muốn có giường ta chỉ cần đẩy nhẹ giường vào khung tự
động các chốt trong khung sẽ nhả ra và ta có thể từ từ hạ xuống.
Những chiếc giường với nguyên liệu chủ yếu là gỗ tự nhiên mang
phong cách hiện đại, sang trọng, và rất có giá trị với đa dạng màu sắc.
Hình 3.7. Sản phẩm giường gấp tự động
Sản phẩm này được thiết kế bởi khung bằng sắt và mặt giường cũng như
thành tủ là bằng gỗ. Trên tủ có các chốt để cố định giường khi gấp tường. Sản
phẩm gấp dễ dàng, tốn ít sức vì sức đẩy lên đã có hệ thống lò xo hỗ trợ. Khi
gấp lên ta đóng cánh cửa lại sẽ có một chiếc tủ gỗ xinh xắn. Và không gian
còn lại rất rộng rãi phục vụ cho các hoạt động khác tuỳ mục đích sử dụng.
Do mặt giường làm bằng gỗ tự nhiên (gỗ sồi) nên rất nặng sẽ rất bất
tiện khi nâng hạ, vì thế mà khung hay thang giường đều làm bằng sắt thép và
có gắn hệ thống lò xo nên sản phẩm mới dễ dàng nâng hạ như vậy. Chân sau
16
của giường là khung sắt nên rất vững chắc. Toàn bộ mặt giường được liên kết
với khung sắt rất chắc chắn và nhờ hệ thống lò xo nâng hạ lên xuống.
- Đến với giường ngủ mang phong cách phương tây hiện đại:
Hình 3.8. Phong cách phương Tây
Chiếc giường này cũng được làm từ gỗ tự nhiên, nhưng kết cấu chân
vẫn là kim loại. Chiếc giường này cũng được nâng lên khá nhẹ nhàng vì có hệ
thống lò xo trợ giúp. Trên đỉnh của tủ có 2 chốt để cố định giường khi nâng
lên, điều này khác biệt với những chiếc giường trên. Các liên kết dùng chủ
yếu ở đây là đinh vít, chốt cố định, hệ thống lò xo… Chiếc giường này phù
hợp với rất nhiều lứa tuổi kể cả người già.
3.3. Lựa chọn phương án thiết kế
Trên cơ sở phân tích các điều kiện thực tế của không gian nội thất các căn
hộ có diện tích hạn chế, đề tài đưa ra các phương án thiết kế cho sản phẩm
giường đôi gấp tường như sau:
3.3.1. Mẫu sản phẩm 1: Sản phẩm giường gấp có gắn kệ trang trí
Mẫu sản phẩm được thiết kế rất gọn gàng, không làm tốn diện tích
phòng mà lại rất thẩm mỹ. Chỉ với một hệ tủ áp tường nhỏ gọn mà bên trong
đó có thể chứa đựng cả một chiếc giường ngủ, với bàn tay và con mắt của nhà
thiết kế một không gian bé nhỏ đã trở nên tiện dụng hơn và có giá trị hơn từ
việc đem lại của sản phẩm này. Sản phẩm có thể sử dụng ở những nơi rất hẹp
vì chỉ cần để một chiếc giường ngủ là đủ, còn hệ tủ chỉ là trang trí nên không
chiếm nhiều diện tích.
17
Hình 3.9.Mô hình giường gấp gắn kệ trang trí
a. Khi sản phẩm là tủ trang trí b. Khi sản phẩm là giường ngủ
*Các kích thước cơ bản:
+ Chiều cao từ sàn tới mặt nằm: 400mm
+ Chiều rộng giường : 1350mm
+ Kích thước tấm đệm : 2000 x 1355 x 120 (mm)
Phương án này có kiểu dáng giường khá đẹp mắt, sản phẩm mềm mại
và rất sang trọng. Sản phẩm rất đơn giản nhưng lại mang vẻ sang trọng.
Nhưng khung giường được làm hoàn toàn bằng vật liệu kim loại. Đầu giường
liên kết với phần khung đỡ bằng bulông có thể xoay lật được. Phần chân
giường là khung inox rất vững chắc và cũng thiết kế có thể xoay được. Chân
giường có thể coi là thanh giằng ở vị trí giữa giường. Màu sắc sản phẩm cho
ta cái nhìn dễ chịu, thoải mái và kết hợp với màu sàn càng làm tăng giá trị của
sản phẩm, mang đầy phong cách hiện đại và tiện dụng trong sử dụng.
3.3.2. Mẫu sản phẩm 2: Sản phẩm ghế - giường.
Việc kết hợp chức năng của đồ dùng trong không gian diện tích hẹp là
điều không tránh khỏi. Song không những nó vừa mang đầy đủ chức của bản
than mà bên cạnh đó còn có thể đảm nhận thêm một số chức năng khác. Một
chiếc giường ngủ đảm bảo cho con người giấc ngủ ngon, hình dạng xinh xắn
gọn nhẹ nhưng khi gập lên để tiết kiệm diện tích phòng thì nó có thể trở thành
một chiếc ghế sofa tiện dụng. Chúng ta có thể đọc sách, báo khi ngồi trên ghế
hay cũng có thể cùng bạn bè trò chuyện trên chiếc ghế này. Một chiếc giường
18
tiết kiệm diện tích áp dụng chủ yếu trong phòng khách là lý do tôi chọn mẫu
sản phẩm này trong việc lựa chọn phương án thiết kế.
Hình 3.10. Mô hình ghế - giường
a. Khi sản phẩm là ghế sofa b. Khi sản phẩm là giường ngủ
* Các kích thước cơ bản:
+ Chiều cao từ sàn tới mặt nằm: 530mm
+ Lòng trong của giường và ghế:1325mm
+ Kích thước tấm đệm: 1850 x 1355 x 130(mm)
+ Chiều cao từ sàn nhà tới mặt ngồi của ghế: 400mm
+ Chân giường trước nghiêng 5
o
so với phương thẳng đứng.
Hình thức sản phẩm thanh thoát, tính thẩm mỹ khá cao, giải quyết
được vấn đề của đề tài. Kích thước của sản phẩm không quá cồng kềnh. Khi
bình thường tiếp khách ta có ghế sofa rất đẹp và gọn gàng tiếp đón người thân
cũng như bạn bè. Khi muốn ngủ ta có thể hạ khung phía trên xuống thành
giường và khi đó đệm ghế sẽ ở phía dưới, ta sẽ có một chiếc giường thật xinh
xắn và tuyệt vời.
Vì sản phẩm có đặc điểm xoay lật, mặt nằm của giường có thể gấp lên
hạ xuống nên liên kết giữa phần mặt nằm và phần khung đỡ dùng liên kết
bulông. Bulông này có vai trò là trục xoay vừa đóng vai trò là chân sau đỡ
mặt nằm của giường. Khi gấp lên làm sao để khung nằm có thể cố định, ta có
thể lắp thêm ổ khoá trên thành giường để khi gấp lên khoá được đóng vào ổ
khoá trên tấm bên của khung đỡ. Phần chân giường liên kết với thành giường
19
cũng bằng bulông và được đặt nghiêng 5
o
so với phương thẳng đứng, tạo thế
vững chắc cho giường.
3.3.3. Mẫu sản phẩm: Sản phẩm giường kết hợp bàn làm việc.
Sự kết hợp của các mô hình giường đôi gấp tường với các chức năng
khác trên cùng một sản phẩm là sự sang tạo trong thiết kế. Sáng tạo không
dừng lại ở đó mà còn tiếp tục phát triển. Một chiếc giường bây giờ không áp
dụng cho phòng khách mà còn gắn liền với phòng làm việc hay phòng học.
Một chiếc bàn xinh xắn và một chiếc giường ngủ tuyệt vời là lý do tôi chọn
tiếp mẫu sản phẩm thứ 3 cho phương án lựa chọn thiết kế.
Hình 3.11. Mô hình bàn làm việc - giường
a. Khi sản phẩm là bàn làm việc b. Khi sản phẩm là giường ngủ
Sản phẩm là sự kết hợp của giường và bàn, là sự phối hợp công năng đa
dạng. Khi gập bàn và hạ xuống ta sẽ có ngay chiếc giường ngủ rất đẹp. Và khi
không ngủ ta có thể làm việc ngay trên chiếc bàn kia. Một sản phẩm đã có
chức năng tiết kiệm diện tích nay lại được thiết kế thêm một công năng tạo
bàn làm việc khi cần thiết. Sản phẩm làm hoàn toàn bằng gỗ tự nhiên nên giá
trị của nó cũng được khẳng định. Sản phẩm mang dáng vẻ rất hiện đại và
cũng rất sang trọng bởi chất liệu tạo nên nó. Một màu sắc dịu mắt kết hợp với
sự thanh thoát khiến cho người dùng cảm thấy vừa lòng . Sự nổi bật của chiếc
giường này chính là nguyên liệu dùng hoàn toàn là gỗ tự nhiên, điều này càng
thể hiện rõ sự sáng tạo trong thiết kế ngành đồ mộc.
* Lựa chọn phương án thiết kế:
20
Qua thực tiễn ta thấy rằng, ngoài những giờ làm việc cố định tại cơ
quan thì các hoạt động khác của con người đều diễn ra ở nhà. Hoạt động của
con người rất đa dạng bao gồm: làm việc, ăn nghỉ, ngủ…xét về mặt lý thuyết,
mỗi hoạt động đó yêu cầu cần phải có những phòng chức năng riêng sao cho
phù hợp với những hoạt động đó như: phòng ngủ, phòng làm việc, phòng ăn,
phòng đọc sách…Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế và diện tích còn hạn chế mà
nhiều gia đình không thể có những không gian riêng đó. Việc thiết kế ra sản
phẩm sử dụng một cách hợp lý trong không gian hẹp là một điều hết sức cần
thiết và cấp thiết trong thời gian hiện nay. Một không gian nhỏ hẹp nhưng vẫn
đầy đủ những đồ vật phục vụ cho đời sống hang ngày như: Giường ngủ, bàn
ghế tiếp khách, bàn ghế ngồi học và làm việc, giá sách, tivi…Vì vậy, giải
pháp tốt nhất cho những căn hộ hẹp là sử dụng những sản phẩm tiết kiệm diện
tích. Phương pháp này rất thích hợp với những không gian sống của bạn trẻ ở
các phòng trọ, hoặc các cặp vợ chồng mới cưới…vấn đề là bạn phải sắp xếp
thế nào cho căn phòng của bạn trở nên đẹp đẽ.
Với những mẫu sản phẩm ở trên ta thấy hình thức các sản phẩm phong
phú và đa dạng, hình thức đẹp và khá sang trọng. Qua các phương án thiết kế
đưa ra đề tài chọn phương án 3 làm phương án thiết kế. Vì sản phẩm này
ngoài việc đưa ra được đúng hướng đề tài yêu cầu nó còn thiết kế thêm công
năng khác phục vụ cho việc học tập. Nó rất phù hợp cho các căn phòng hẹp
và còn rất phù hợp với giới sinh viên phục vụ việc học tập cũng như ăn nghỉ.
Đây có thể là mẫu sản phẩm có tính ứng dụng cao.
21
Chương 4
THIẾT KẾ PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
4.1. Thiết kế công năng và tạo dáng
Thiết kế đồ gia dụng cần kết hợp hoàn hảo công năng, vật liệu, kết cấu,
tạo hình, công nghệ, văn hoá bao hàm bên trong, cá tính rõ ràng và kinh tế.
Thường thì giá trị của thiết kế cần vượt quá giá trị của vật liệu hoặc trang sức
của nó. Đây là một loại sản phẩm công nghiệp, nó phải tìm được điểm cân
bằng tốt nhất giữa tiêu thụ và sản xuất.
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và phân tích đặc điểm thực tế của
những sản phẩm trên, đề tài đưa ra yêu cầu thiết kế với sản phẩm như sau:
4.1.1. Thiết kế công năng
Mỗi sản phẩm đều có chức năng sử dụng nhất định được thiết lập theo
ý đồ của người thiết kế, chức năng đó có thể chỉ là trang trí. Yêu cầu đầu tiên
đối với sản phẩm mộc là phải thoả mãn các chức năng đó.
Khi xem xét hay phân tích sản phẩm mộc, cần phải quan tâm đầy đủ
đến các chức năng của mỗi một sản phẩm vì nó không chỉ có một chức năng
cố định mà còn có thể có chức năng phụ khác do phát sinh khi sử dụng hay do
yêu cầu cần có khi sử dụng. VD: Sản phẩm ghế chức năng chính của nó là
ngồi, nhưng nó có thể ngồi ở nhiều tư thế khác nhau, hay nó có thể làm
giường ngủ khi cần thiết, có thể chỉ là làm vật kê để đứng lên làm việc gì
đó…Khi thiết kế, nếu không quan tâm đến những vấn đề này thì chắc chắn
thiết kế không đạt mong muốn.
Công năng là yếu tố cơ bản nhất của thiết kế nội thất cũng như thiết kế
sản phẩm mộc, sản phẩm phải thoả mãn các yêu cầu trực tiếp của nó. Để đáp
ứng được nhu cầu làm việc cũng như nghỉ ngơi thì sản phẩm phải được thiết
kế sao cho hợp lý với kích thước của người sử dụng. Cụ thể là ghế ngồi thì
khi ngồi 2 chân phải được co duỗi thoải mái, nghĩa là chiều cao tính từ mặt
ngồi cũng rất quan trọng, góc nghiêng của lưng tụa với mặt ghế ngồi quyết
22
định trạng thái nghỉ ngơi của cột sống. Với giường cũng vậy, mặt nằm cũng
rất quan trọng, trạng thái nghỉ ngơi của cột sống phụ thuộc rất nhiều vào mặt
nằm, các kích thước ảnh hưởng trực tiếp đến sự nghỉ ngơi của giấc ngủ, vì thế
mà khi thiết kế phải đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật để người sử dụng có
sự nghỉ ngơi tốt nhất.
Nếu sản phẩm đáp ứng công năng cơ bản lại tạo thêm sự thoải mái dễ
chịu, tiện lợi thì đây là sản phẩm có công năng tốt và hoàn hảo. Sản phẩm
mộc cũng tạo ra giá trị nghệ thuật nên nó cũng có công năng nghệ thuật, có
nghĩa là nó tạo được thẩm mỹ với người sử dụng. Nếu chỉ đảm bảo đến công
năng sử dụng mà không chú ý đến hình thức kết cấu thì sản phẩm có công
năng thực dụng. Vì thế khi thiết kế ngoài việc chú ý đến mục đích sử dụng
cũng chú ý đến hình thức bên ngoài và các liên kết cấu thành.
Với sản phẩm là giường gấp đa năng, ngoài việc có thể làm giường
công năng chính của nó là nghỉ ngơi, phải tạo được sự dễ chịu trong khi
thưởng thức, khi thiết kế cần xem xét mối quan hệ giữa cơ thể người để làm
sao đạt được sản phẩm đáp ứng yêu cầu đó. Ngoài ra chúng ta cũng cần chú ý
đến công năng bổ trợ của nó là có thể gấp lên, cần có sự kết hợp hài hoà để
sản phẩm mang được nhiều chức năng mà không quá cồng kềnh.
Công năng của đồ gia dụng có quan hệ mật thiết với tính năng về ổn
định, tính lực học, tính an toàn, hay tính bảo vệ môi trường của nó. Vì thế khi
thiết kế sản phẩm giường gấp cần đặc biệt chú ý đến tính an toàn của sản phẩm.
Vì đây là một phương diện quan trọng trong thiết kế sản phẩm mộc nói chung.
4.1.2. Thiết kế tạo dáng sản phẩm
Tạo dáng sản phẩm mộc là một trong những công đoạn đặc biệt trong
quá trình thiết kế sản phẩm mộc. Giá trị cuả một sản phẩm không chỉ được
đánh giá qua độ bền chức năng mà nó còn phải có chất lượng thẩm mỹ hấp
dẫn, tuỳ theo điều kiện lịch sử mà 2 yếu tố này được coi trọng khác nhau.
Trong thiết kế tạo dáng người thiết kế đưa ra các phương án về hình dạng,
dáng dấp của sản phẩm theo một số nguyên tắc nhất định, và ở đây người
23
thiết kế có thể lồng ghép ý tưởng sáng tạo của mình vào sản phẩm, đây có thể
coi là phần hồn của sản phẩm.
Theo mỗi cách thay đổi về hình dạng khác nhau ta có thể tạo ra được
một mẫu mới. Đây là một cơ sở cơ bản để có thể tạo dáng cho sản phẩm. Theo
mỗi đường nét, ta lại có thể tạo cho sản phẩm một phần sống động về mẫu mã;
từ các đường cong, đường thẳng ta có thể tạo ra phong cách riêng cho sản
phẩm. Ta có thể tạo ra được một sản phẩm dựa trên các đường cong lượn thuần
tuý, thẳng thuần tuý hay có sự phối hợp giữa các nét cong và thẳng để tạo ra
một sản phẩm mới, tạo ra một nét độc đáo cho riêng sản phẩm. Dựa trên cơ cở
kích thước ta lại có thể tạo ra được sản phẩm khác nhau dựa trên cơ sở tỷ lệ
kích thước của các phần cơ bản. Nó góp phần tạo cho các sản phẩm hoàn hảo
hơn, tạo ra những mẫu mã thích ứng riêng cho từng đối tượng sử dụng.
Kiểu dáng tác động trực tiếp đến thị giác của con người, ảnh hưởng đến
tâm lý sử dụng của người sử dụng. Đối với một sản phẩm đa chức năng thì
yêu cầu tạo dáng rất khó vì nó mang đặc trưng của nhiều loại sản phẩm. Khi
thiết kế, người thiết kế cần vận dụng tối đa các nguyên tắc thẩm mỹ để thực
hiện. Trong quá trình tạo dáng, phải luôn liên hệ giữa cái hiện có với cái
muốn có. Một phương án thiết kế tốt không chỉ là được tạo dáng công phu
hoa mỹ mà nó phải là phương án khả thi, có thể thực hiện được.
* Một số nguyên lý mỹ thuật trong thiết kế tạo dáng :
+ Cân bằng và ổn định: Trong thiết kế, cân đối của đồ gia dụng được
xem xét là một phần nhân tố quan trọng- trọng tâm. Biểu hiện cân bằng tốt
phải có trọng tâm ổn định, nó có cảm giác ổn định, lực lượng và an toàn cho
ngoại quan.
+ Hài hoà: thể hiện tính nhất trí đẹp mắt giữa các bộ phận hoặc tổ hợp
giữa các bộ phận trong bản vẽ cấu tạo
+ Màu sắc: hiệu quả màu sắc đem lại sức sống hay sự phối hợp của các
vật liệu để đạt sức hẫp dẫn nghệ thuật của bản thân sản phẩm. Màu sắc là
thành phần mà con người cảm nhận thấy nhanh nhất qua thị giác. Vì thế mà
24
màu sắc được đặc biệt chú trong tạo dáng sản phẩm mộc. Màu sắc còn thể
hiện sự thu hút hay sự thờ ơ của sản phẩm thiết kế. Màu sắc trong tạo dáng
sản phẩm mộc thường được sử dụng để tạo ra sự hoà đồng trong không gian
chung. Đối với không gian hẹp nên sử dụng những gam màu sang vì gam màu
này tạo cho chúng ta cảm giác rộng rãi, thoải mái, dễ chịu. Tránh sử dụng các
gam màu tối, tránh sự phối hợp nhiều màu vì những gam màu này cho chúng
ta cảm giác chật chội…Vì thế mà trong sản phẩm thiết kế em chọn gam màu
sáng cho sản phẩm.
Tạo dáng của một sản phẩm mộc phải đảm bảo sự phù hợp với chức
năng, công dụng, đẹp và hợp lý về công nghệ chế tạo để đạt được yêu cầu đó,
khi thiết kế tạo dáng sản phẩm cho không gian nội thất phải chú ý các nguyên
lý cơ bản sau:
+ Đảm bảo tính thích dụng của sản phẩm (chức năng và công dụng của
sản phẩm): Các kích thước cơ thể người là cơ sở xác định kích thước cơ bản
của sản phẩm. Khi thiết kế, phải điều tra thực tế hoặc tham khảo tài liệu có đủ
độ tin cậy về kích thước cơ thể người theo cơ sở khoa học về nhân trắc học
để xác định kích thước cơ bản của dạng sản phẩm cần thiết kế. Từ các kích
thước cơ bản của sản phẩm ta có thể phát triển các kích thước thực tế của sản
phẩm sao cho phù hợp với mục đích sử dụng, không gian sử dụng và đối
tượng sử dụng cụ thể.
+ Sử dụng nguyên vật liệu hợp lý sẽ làm tăng vẻ đẹp của sản phẩm:
Căn cứ vào nguồn nguyên liệu cung cấp cho sản xuất hiện tại và việc sử dụng
nó vào sản phẩm như thế nào cho phù hợp với chức năng sử dụng mà vẫn làm
tăng vẻ đẹp của sản phẩm. Với yêu cầu thực tế được đặt ra ở đây, sản phẩm sử
dụng chủ yếu là gỗ tự nhiên, nên vấn đề là sử dụng tối đa và hợp lý nguyên
liệu gỗ tự nhiên cho các chi tiết, bộ phận mà vẫn nâng cao được giá trị thẩm
mỹ của sản phẩm.
+ Đảm bảo tính độc đáo của sản phẩm: Sản phẩm đưa ra phải có tính
độc đáo cũng như việc đưa được vào sản phẩm những cái mới lạ mà ở những
25