Tải bản đầy đủ (.ppt) (85 trang)

Bài 3. Các quốc gia cổ đại phương Đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.8 MB, 85 trang )


Bài 3.
Các quốc gia cổ đại
phương Đông
Giáo viên : Trần Vĩnh Thanh

I. Điều kiện tự nhiên và sự phát triển
kinh tế ở phương Đông
1. Điều kiện tự nhiên.
– Đồng bằng ven sông rộng, đất đai phì nhiêu, dễ
trồng cây lương thực.
– Khí hậu ấm nóng (trừ Trung Quốc), lượng mưa
đều đặn, theo mùa.

- Khoảng 3.500-2.000 năm TCN, đã có nhiều bộ lạc sống tập trung
trên các thềm đất cao gần các sông lớn ở châu Á và châu Phi.

– Sự xuất hiện công cụ bằng đồng là nguyên nhân
hình thành các quốc gia cổ đại đầu tiên
ở phương Đông.
Phù điêu Imdugud bằng đồng
của người Sumer (3100 BC)

2. Sự phát triển kinh tế của các
quốc gia
cổ đại phương Đông.
– Biết sử dụng đồng thau, làm nghề nông,
trồng lúa mỗi năm 2 vụ.
– Xây dựng được hệ thống thủy lợi, đắp
đê, đào kênh dẫn nước


Người Ai Cập dẫn nước (xưa và nay)

Cày ruộng – trồng cây

Nông dân công xã trồng lúa mì

Cảnh săn bắn ở đầm lầy

– Công việc trị thủy khiến mọi người liên kết,
gắn bó với nhau trong tổ chức công xã
nông thôn.
– Biết chăn nuôi, làm nghề thủ công, luyện
kim và trao đổi sản phẩm.

Thợ kim hoàn

Thợ mộc

Thợ thuộc da

Thợ xây

Bình gốm
có chữ tượng hình
thời Ai Cập cổ đại

Trao đổi hàng hóa

II. Sự hình thành
các quốc gia cổ đại

phương Đông.


– Trên lưu vực sông
Nile, vào khoảng
giữa thiên niên kỉ IV
TCN, cư dân Ai Cập
đã sống tập trung
khá đông đúc theo
từng liên minh công
xã (nome) để đủ sức
trị thủy.

Khoảng năm
3.200 TCN, nhà
nước Ai Cập ra
đời.
Menes,
vị vua đầu
tiên

– Ở lưu vực Lưỡng Hà, vào khoảng
thiên niên kỉ IV TCN, hàng chục nước
nhỏ của người Sumer đã được hình
thành.



- Ở lưu vực
sông Ấn,

những quốc
gia cổ đại

đã ra đời
vào
khoảng giữa
thiên niên kỉ
III TCN.

– Vương triều nhà Hạ được hình thành vào
khoảng năm 2 000 TCN tại vùng trung lưu
sông Hoàng Hà, đã mở đầu cho xã hội có
giai cấp và nhà nước ở Trung Quốc.

×