Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Ôn tập về văn nghị luận lớp 9 hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.77 KB, 44 trang )

Ôn tập về văn nghị luận lớp 9 hay
A/Điểm chung
I/Loại: Cả 3 dạng nghị luận về một tư tưởng, đạo lí; nghị luận về một hiện
tượng đời sống; nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học đều
thuộc loại bài nghị luận xã hội.
II/Thao tác: Các dạng bài NLXH đều vận dụng chung các thao tác lập luận
là giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận. Ba thao tác
cơ bản nhất là giải thích, chứng minh, bình luận.
1/Giải thích
a/Mục đích: Hiểu
b/Các bước:
-Làm rõ vấn đề được dẫn trên đề. Nếu vấn đề thể hiện dưới dạng là một câu
trích dẫn khá nổi tiếng nào đó hoặc một ý tưởng do người ra đề đề xuất,
người viết cần lần lượt giải nghĩa, làm rõ nghĩa của vấn đề theo cách đi từ
khái niệm đến các vế câu và cuối cùng là toàn bộ ý tưởng được trích dẫn.
Khi vấn đề được diễn đạt theo kiểu ẩn dụ bóng bẩy thì phải giải thích cả
nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của từ ngữ. Nếu vấn đề là một hiện tượng đời
sống, người viết cần cho biết đó là hiện tượng gì, hiện tượng đó biểu hiện ra
sao, dưới các hình thức nào (miêu tả, nhận diện)
Làm tốt bước giải nghĩa này sẽ hiểu đúng vấn đề, xác định đúng vấn đề
1
(hoặc mức độ) cần giải thích để chọn lí lẽ cần thiết.
Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này được xem là bước trả lời
câu hỏi LÀ GÌ.
-Tìm hiểu cơ sở của vấn đề: Trả lời tại sao có vấn đề đó (xuất phát từ đâu có
vấn đề đó). Cùng với phần giải nghĩa, phần này là phần thể hiện rất rõ đặc
thù của thao tác giải thích. Người viết cần suy nghĩ kĩ để có cách viết chặt
chẽ về mặt lập luận, lô gíc về mặt lí lẽ, xác đáng về mặt dẫn chứng.
Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này được xem là bước trả lời
câu hỏi TẠI SAO.
-Nêu hướng vận dụng của vấn đề: Vấn đề được vận dụng vào thực tiễn cuộc


sống như thế nào. Hiểu nôm na, phần này yêu cầu người viết thể hiện quan
điểm của mình về việc tiếp thu, vận dụng vấn đề vào cuộc sống của mình
như thế nào.
Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này được xem là bước trả lời
câu hỏi NHƯ THẾ NÀO.
**Lưu ý:
-Nên đặt trực tiếp từng câu hỏi (LÀ GÌ, TẠI SAO, NHƯ THẾ NÀO) vào
đầu mỗi phần (mỗi bước) của bài văn. Mục đích đặt câu hỏi: để tìm ý (phần
trả lời chính là ý, là luận điểm được tìm ra) và cũng để tạo sự chú ý cần thiết
đối với người đọc bài văn. Cũng có thể không cần đặt trực tiếp ba câu hỏi
2
(LÀ GÌ, TẠI SAO, NHƯ THẾ NÀO) vào bài làm nhưng điều quan trọng là
khi viết, người làm bài cần phải có ý thức mình đang lần lượt trả lời từng ý,
từng luận điểm được đặt ra từ ba câu hỏi đó. -Tuỳ theo thực tế của đề và
thực tế bài làm, bước NHƯ THẾ NÀO có khi không nhất thiết phải tách hẳn
riêng thành một phần bắt buộc.
2/Chứng minh
a/Mục đích: Tin
b/Các bước:
-Xác định chính xác điều cần chứng minh, phạm vi cần chứng minh.
-Dùng dẫn chứng trong thực tế cuộc sống để minh hoạ nhằm làm sáng tỏ
điều cần chứng minh, phạm vi cần chứng minh.
3/Bình luận
a/Mục đích: Đồng tình
b/Các bước:
- Nêu, giải thích rõ vấn đề (hiện tượng) cần bình luận.
- Dùng lí lẽ và dẫn chứng (chủ yếu là lí lẽ) để khẳng định giá trị của vấn đề
hoặc hiện tượng (giá trị đúng hoặc giá trị sai). Làm tốt phần này chính là đã
3
bước đầu đánh giá được vấn đề (hiện tượng) cần bình luận.

- Bàn rộng và nhìn vấn đề (hiện tượng) cần bình luận dưới nhiều góc độ
(thậm chí từ góc độ ngược lại) để có cái nhìn đầy đủ hơn.
- Khẳng định tác dụng, ý nghĩa của vấn đề trong cuộc sống hiện tại.
B/Nét riêng
I.Dạng nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
1.Loại: Thuộc loại bài nghị luận xã hội.
2.Đề tài:
-Về nhận thức (lí tưởng, mục đích sống, mục đích học tập ).
-Về tâm hồn, tính cách (lòng yêu nước, lòng nhân ái, lòng vị tha, lòng bao
dung, lòng độ lượng; tính trung thực, tính cương quyết, tính hoà nhã, tính
khiêm tốn, tính ích kỉ ).
-Về quan hệ gia đình (tình mẫu tử, tình anh em ).
-Về quan hệ xã hội (tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn ).
3.Về cấu trúc triển khai tổng quát:
4
-Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (hiểu vấn đề cần nghị luận là gì).
-Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến
vấn đề bàn luận.
-Nêu ý nghĩa của vấn đề (bài học nhận thức và hành động về tư tưởng, đạo
lí).
4.Một số đề tham khảo từ sách chuẩn và nâng cao:
- Tình thương là hạnh phúc của con người.
- “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”
Ý kiến trên của M.Xi-xê-rông (nhà triết học La Mã cổ đại) gợi cho anh (chị)
những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân?
- Hãy phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO đề
xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định
mình”.
- Suy nghĩ của em về triết lí sau: “Đừng xin người khác con cá, mà hãy tìm
học cách làm cần câu và cách câu cá”.

- Trả lời câu hỏi điều tra của nhà bác học Hantơn, nhà bác học Đacuyn nói
về kinh nghiệm thành công của mình như sau: “Tôi nghĩ rằng tất cả những gì
có giá trị một chút, tôi đều đã thu nhận được bằng cách tự học.”
5
Bình luận câu nói trên. Anh, chị có suy nghĩ gì về con đường học tập sắp tới
của mình?
- “Nếu đứa trẻ dửng dưng với những gì đang diễn ra trong trái tim của nguời
bạn, người anh em, của bố mẹ mình hoặc của bất cứ một đồng bào nào mà
em gặp, nếu đứa trẻ không biết đọc trong mắt người khác điều đang xảy ra
trong trái tim người đó thì đứa trẻ chẳng bao giờ trở thành con người chân
chính.”
Em hãy bày tỏ ý kiến của mình về nhận định trên của nhà sư phạm
Xukhômlinxki.
- Bình luận danh ngôn: “Tiền mua được tất cả, trừ hạnh phúc.”
- Trong thư gửi thanh niên và nhi đồng cả nước nhân dịp Tết 1946, Bác Hồ
viết:
“Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là
mùa xuân của xã hội.”
Hãy giải thích và nêu suy nghĩ của em về lời dạy của Bác.
- Giải thích câu nói của Gorki: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời
mới.”
- Đồng chí Lê Duẩn có nói: “Cái gốc của đạo đức, của luân lí là lòng nhân
6
ái.”
Em hiểu câu nói đó như thế nào?
- Nhà thơ Pháp La Phôngten (La Fontaine) có nói :
« Tính ích kỉ là thuốc độc giết chết tình bạn. »
Hãy bình luận câu nói trên.
- Suy nghĩ của em về câu danh ngôn: “Một người bạn chân thành là một
người bạn tốt”.

- Một nhà giáo dục đã nêu một quan niệm như sau:
Con đường từ nhà đến trường của mỗi người học sinh tuy khác nhau nhưng
nơi đến ở cuối mỗi con đường ấy đều giống nhau: ở đó, có một ngôi trường
đầy tình thân và sự san sẻ.
Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm đó.
-Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người cũng quan trọng và cần
thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết.
Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?
- Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói:
7
“Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại
núi e sông.” (Nguyễn Bá Học)
- Phải chăng, “Bạn là người đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi.”?
- “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương
hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống.” (Lép
Tôn-xtôi)
Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lí tưởng nói chung và trình bày lí
tưởng riêng của mình.
- Phải chăng “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời.
Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống.”?
(Noóc-man Ku-sin, theo “Những vòng tay âu yếm – NXB Trẻ, 2003).
- Tiền tài và hạnh phúc.
- “Có ba điều làm hỏng một con người: rượu, tính kiêu ngạo và sự giận dữ.”
Anh, chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến đó?
II/Dạng nghị luận về một hiện tượng đời sống
1/Loại: Thuộc loại bài nghị luận xã hội.
2.Đề tài: Những hiện tượng tốt hoặc chưa tốt cần được nhìn nhận thêm.
8
-Chấp hành luật giao thông ở nông thôn.
-Hiến máu nhân đạo

-Nạn bạo hành trong giao đình
-Phong trào thanh niên tiếp sức mùa thi
-Cuộc vận động giúp đỡ đồng bào hoạn nạn
-Cuộc đấu tranh chống nạn phá rừng
-Những tấm gương người tốt việc tốt
-Nhiều bạn trẻ quên nói lời xin lỗi khi mắc lỗi
-Nhiều bạn trẻ quên nói lời cảm ơn khi được giúp đỡ

**Lưu ý:
Nên quy thành từng cụm đề tài nhỏ như dạng bài NLVMTT, ĐL để dễ nhận
diện:
-Về nhận thức (lí tưởng, mục đích sống, mục đích học tập ).
9
-Về tâm hồn, tính cách (lòng yêu nước, lòng nhân ái, lòng vị tha, lòng bao
dung, lòng độ lượng; tính trung thực, tính cương quyết, tính hoà nhã, tính
khiêm tốn, tính ích kỉ ).
-Về quan hệ gia đình (tình mẫu tử, tình anh em ).
-Về quan hệ xã hội (tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn ).
3.Về cấu trúc triển khai tổng quát:
-Nêu rõ hiện tượng.
-Nêu nguyên nhân. Phân tích các mặt đúng-sai, lợi-hại.
-Bày tỏ thái độ, ý kiến về hiện tượng xã hội đó.
4.Một số đề tham khảo:
- Hiện nay, ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ
nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm
tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành
mạnh, tốt đẹp.
Anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng đó.
10
- Về hiện tượng ngày càng có nhiều người rời bỏ quê hương để đổ xô về các

thành phố lớn.
- Về hiện tượng nhiều người trong lớp trẻ hôm nay lạnh nhạt với âm nhạc
truyền thống.

III/Dạng nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học
1.Loại: Thuộc loại bài nghị luận xã hội.
2.Đề tài:
Một vấn đề xã hội có ý nghĩa sâu sắc nào đó đặt ra trong tác phẩm văn học,
*Vấn đề xã hội có ý nghĩa có thể lấy từ hai nguồn: tác phẩm văn học đã học
trong chương trình hoặc một câu chuyện nhỏ, một văn bản văn học ngắn gọn
mà HS chưa được học.
3.Về cấu trúc triển khai tổng quát:
a/Phần một: Phân tích văn bản (hoặc nêu vắn tắt nội dung câu chuyện) để rút
ra ý nghĩa của vấn đề (hoặc câu chuyện).
b/Phần hai (trọng tâm): Nghị luận (phát biểu) về ý nghĩa của vấn đề xã hội
rút ra từ tác phẩm văn học (câu chuyện).
4.Một số đề tham khảo từ sách chuẩn và nâng cao:
11
-Từ đoạn trích vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ,
nghĩ về niềm hạnh phúc khi được sống thực với mình và với mọi người.
-Đọc văn bản “Hoa hồng tặng mẹ”:


Nêu suy nghĩ của anh (chị) từ ý nghĩa của câu chuyện “Hoa hồng tặng mẹ”.
-
“Con cò mà đi ăn đêm,
Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao.
Ông ơi, ông vớt tôi nao!
Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,

Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con”
Từ bài ca dao, hãy bàn về vấn đề lẽ sống của con người Việt Nam.
12
-T tiu thuyt Mựa lỏ rng trong vn ca nh vn Ma Vn Khỏng, hóy
bn v mi quan h gia gia ỡnh v xó hi.
-T truyn ngn Chic thuyn ngoi xa ca nh vn Nguyn Minh Chõu,
ngh thờm v mi quan h gia ngh thut v cuc i.

Kho sỏt
Triu chng no sau õy l biu hin ca cỳm H1N1?
t nhiờn st cao
au khp ngi
au u
Mt mi
Ho khan
Chy nc mi
au hng
Tt c cỏc triu chng trờn
Kĩ năng viết đoạn văn nghị luận
1/ m on : gii thiu vn ngh lun
2/ Thõn on :
- Gii thớch vn ngh lun.
- Nờu thc trng ca vn ngh lun .
13
- Nêu mặt tốt ( lập luận , dẫn chứng )
- Nêu mặt xấu (lập luận , dẫn chứng )
3/ Kết đoạn :Đánh giá nhận xét vấn đề !!
Công thức làm văn nghị luận
Trong thể làm văn nghị luận thì 2 môn Chứng Minh và Giải Thích là nền
tảng cho các loại còn lại. Binh luận hay Phân tích thực chất cũng là sự kết

hợp pha trộn giữa Chứng Minh và Giải Thích. Khi Phân tích thì phần giải
thích nặng hơn chứng minh, khi Bình luận thì phần chứng minh nặng hơn
giải thích. Do đó, nắm rõ phương pháp Chứng Minh và Giải Thích sẽ giúp
cho việc làm văn trở nên dễ dàng hơn.
Ngày trước, có một thầy mà tôi rất nể trọng đã dạy cho chúng tôi bí quyết
làm văn dựa vào các công thức có sẵn. nay xin trình bày sơ lược lại kinh
nghiệm đó cho các bạn còn đang đi học tham khảo thêm, chắc chắn với các
công thức này bạn không phải lo lắng đến việc không tìm ra ý tưởng viết văn
nữa, mà bạn chỉ còn phải lo chọn lọc, sắp xếp các ý tưởng của mình tìm
được
Cơ bản của phương pháp này là các công thức dễ nhớ, dựa vào các công
thức này mà người viết có thể tìm ý, xây dựng khung ý tưởng dồi dào cho
bài viết.
Làm văn ai cũng biết có 3 phần Mở bài - Thân bài - Kết Luận
1. Mở bài: là chìa khóa cho toàn bộ bài văn, phần mở bài gồm có 3 phần:
Gợi - Đưa - Báo : tức là GỢI ý ra vấn đề cần làm - sau khi gợi thì ĐƯA vấn
14
đề ra - cuối cùng là BÁO - tức là phải thể hiện cho biết mình sẽ làm gì.
Khó nhất là phần gợi ý dẫn dắt vấn đề, có 3 cặp /6 lối để giải quyết như sau:
Tương đồng / tương phản : đưa ra một vấn đề tương tự/hoặc trái ngược để
liên tưởng đến vấn đề cần giải quyết, sau đó mới tạo móc nối để ĐƯA vấn
đề ra, cách này thường dùng khi cần CM-GT-BL về câu nói, tục ngữ, suy
nghĩ.
Xuất xứ / đại ý: dựa vào thông tin xuất xứ/ đại ý để dưa vấn đề ra, cách này
thường dùng cho tác phẩm/tác giả nổi tiếng
Diễn dịch/ quy nạp: cách này thì cũng khá rõ về ý nghĩa rồi.
2. Thân bài
Thân bài thực chất là một tập hợp các đoạn văn nhỏ nhằm giải quyết một
vấn đề chung. Để tìm ý cho phần thân bài thì có thể dùng các công thức sau
đâyđể đặt câu hỏi nhằm tìm ý càng nhiều và dồi dào càng tốt, sau đó có thể

sử dụng toàn bộ hoặc một phần ý tưởng để hình thành khung ý cho bài văn:
Đối với Giải thích: Gì - Nào - Sao - Do - Nguyên - Hậu
Đối với Chứng Minh: Mặt - Không - Giai - Thời - Lứa
2.1 Đối với Giải thích: Gì - Nào - Sao - Do - Nguyên - Hậu
Gì: Cái gì, là gì
Nào: thế nào
15
Sao: tại sao
Do: do đâu
Nguyên: nguyên nhân
Hậu: hậu quả
hãy tưởng tượng vấn đề của mình vào khung câu hỏi trên , tìm cách giải đáp
câu hỏi trên với vấn đề cần giải quyết thì bạn sẽ có một lô một lốc các ý
tưởng
2.2 Đối với Chứng Minh: Mặt - Không - Giai - Thời - Lứa
Mặt: các mặt của vấn đề
Không: không gian xảy ra vấn đề (thành thị, nông thôn, việt nam hay nước
ngoài )
Giai: giai đoạn (vd giai đoạn trước 1945, sau 1945 )
Thời: thời gian - nghĩa hẹp hơn so với giai đoạn (có thể là, mùa thu mùa
đông, ùua mưa mùa nắng, buổi sáng buổi chiều )
Lứa: lứa tuổi (thiếu niên hay người già, thanh niên hay thiếu nữ )
2.3 Hình thành đoạn văn từ khung ý tưởng:
Sau khi dựa vào công thức bạn hình thành được khung ý tưởng, điều tiếp
theo là từ từng ý tưởng đó ta triển khai ra các đoạn văn hoàn chỉnh. Cách
triển khai đoạn văn dùng công thức
Nào - Sao - Cảm
Nào: thế nào
Sao: tại sao
Cảm: cảm xúc, cảm giác, cảm tưởng của bản thân

16
Cứ như vậy bạn sẽ có nhiều đoạn văn, các đoạn văn này hợp lại là thân bài
3. Kết bài
Có công thức Tóm - Rút - Phấn để thực hiện phần này
Tóm: tóm tắt vấn đề
Rút: rút ra kết luận gì
Phấn: hướng phấn đấu, suy nghĩ riêng của bản thân
BÀN VỀ TÌNH BẠN
A.MỞ BÀI
-Ngoài tình cảm gia đình,tình thầy trò…thì tình bạn là một nhu cầu rất lớn
của con người sống trong xã hội.
-Nhân dân ta đã có những câu ca dao rất hay,rất đẹp về tình bạn:
Bạn có nhớ về ta chăng ?
Ta về nhớ bạn như trăng nhớ trời. <= wóa hay :x:x
và:
Trăng lên khỏi núi mặc trăng
Tình ta với bạn khăng khăng một niềm. <= wóa chuẩn :”>:”>
-Nên quan niệm về tình bạn như thế nào cho đúng để xứng đáng với tình
cảm đẹp đẽ,cao quý đó ?
-Nhà văn Nicole Osteropski đã nói rất đúng về tình bạn:
“Tình bạn trước hết phải phê bình sai lầm của bạn,của đồng chí,phải nghiêm
chỉnh giúp đỡ bạn,đồng chí sửa chữa sai lầm”.
B.THÂN BÀI
17
1.Khẳn định tình bạn trước hết phải chân thành:
-Có chân thành với bạn thì bạn mới tin mình.
-Bạn có tin mình thì bạn mới thổ lộ hết băn khoăn,thắc mắc,lo âu và nguyên
vọng với mình ( kái nài trường hợp ngoại lệ nữa,nhớ thêm zô )
-Sự chân thành là cở sở của tình bạn chân chính và lâu bền.
2.Sự chân thành trong tình bạn thể hiện như thế nào ?

-Phải tin ở bạn như tin ở mình,không lừa dối,không vụ lợi trong tình bạn.
-Phải thông cảm với những thắc mắc,lo âu của bạn,chia sẻ niềm vui,nỗi buồn
của mình với bạn
-Phải biết đồng cảm với bạn trong bất cứ chuyện gì dù vui hay buồn,biết
khóc cùng bạn,cười cùng bạn.
-Phải rộng lượng,tha thứ cho bạn mỗi khi bạn vô tình lầm lỗi hay làm tổn
thương mình.Vontaire cũng đã từng nói rằng:
“Nếu quy luật đầu tiên của tình bạn là vun đắp nó thì quy luật thứ hai là phải
biết độ lượng khi quy luật thứ nhất bị xao nhãng”. :M056:
-Kết hợp tình bạn thân thiết với mối quan hệ gắn bó trong tập thể
rộng,không đối lập tình bạn với mối quan hệ tập thể rộng rãi.
3.Phải nghiêm chỉnh phê bình sai lầm của bạn,giúp đỡ bạn sửa chữa sai lầm:
-Có phê bình sai lầm của bạn,giúp bạn sửa chữa sai lầm thì mới làm cho bạn
ngày càng tốt hơn,tình bạn mới lâu dài,bền chặt.
-Nể nang,xuê xoa,che giấu thiếu sót của bạn chỉ làm cho bạn càng chậm tiến
bộ,tình bạn sẽ có ngày tan vỡ.
-Nêu một vài ví dụ về tình bạn ( Lưu Bình và Dương Lễ là tấm gương sáng
về tình bạn,về nghiêm chỉnh phê bình và giúp đỡ bạn sửa sai…này nọ nọ
18
kia,ví dụ khác cũng được…tự xử zô :)) ) :M013::M013:
4.Phê bình,giúp đỡ bạn như thế nào để đạt kết quả,củng cố tình bạn ?
-Phê bình phải xuất phát từ lòng thương yêu bạn.
-Nhưng phải giữ vững nguyên tắc,không khoan nhượng với những sai lầm
nghiệm trọng của bạn.
-Biện pháp giúp bạn sửa sai phải khôn khéo,linh hoạt,thích hợp với cá tính
của bạn:
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau :M013:
-Phải có thái độ rộng rãi,bao dung với bạn và vui mừng trước những tiến bộ
của bạn.

C.KẾT BÀI
-Tình bạn là nhu cầu của mỗi người trong xã hội,đặc biệt là thanh thiếu niên.
-Con người sống không có bạn thân là con người cô đơn,không biết đến
hạnh phúc.
-Nên nhớ rằng thượng đế chỉ ban tặng cho mỗi một cuộc đời,mỗi một con
người một và chỉ một người bạn tri kỉ mà thôi. :M056::M056:
-Tình bạn là cao đẹp,là thiêng liêng,cần vun trồng tình bạn theo quan điểm
của Nicole Osteropski thì tình bạn mới bền chặt.
Sự khác nhau giữa CÁT và Đá
Trong những câu chuyện trên đường vượt qua sa mạc, giữa hai người đồng
19
hành, là hai người bạn, đã nảy sinh một sự tranh cãi. Không tìm được sự
thống nhất, một người, không chế ngự được cảm xúc, đã tát vào mặt người
bạn của mình. Người bị tát, không nói gì, chỉ dừng lại ít phút để viết lên cát
dòng chữ: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã đánh vào mặt tôi”.
Họ tiếp tục đi.
Thêm một chặng đường trong cuộc hành trình, họ gặp một hồ nước. Họ
quyết định dừng lại để tắm. Quá mải mê với làn nước mát, một người đã bị
hụt chân xuống vùng nước sâu và đang chìm dần. Chính là người đã bị bạn
đánh vào mặt lúc trước. Tuy nhiên, anh đã được cứu kịp thời. Người cứu,
không ai khác chính là người đã tát vào mặt bạn trong lúc giận dữ khi trước.
Sau khi đã thật sự an toàn, người suýt chết đuối liền tìm một tảng đá, viết lên
đó dòng chữ: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu tôi”.
Rất ngạc nhiên, người đã đánh bạn hỏi: “Khi tôi đánh bạn, bạn viết lên cát,
còn khi tôi cứu bạn, bạn viết lên đá. Vì sao ?”.
Người đã viết những dòng chữ lên cát và lên đá giải đáp sự thắc mắc bạn
mình: “Khi một ai đó đánh ta, ta nên viết điều đó lên cát – nơi mà gió có thể
xóa nó đi một cách dễ dàng. Nhưng khi ai đó làm một việc tốt cho ta, ta cần
phải khắc ghi điều đó lên đá – nơi mà gió không bao giờ bôi xóa được”.
Có thể bạn không nhớ đã đọc câu chuyện này ở đâu đó. Nhưng mong bạn

đừng quên lời nhắn nhủ từ cốt truyện: Hãy học cách để ghi lại vết thương
của bạn lên cát, song hãy khắc ghi lên đá những điều tốt đẹp bạn nhận từ
cuộc đời! (Quickinspirations)
K.H
*Nghị luận vấn đề về môi trường
Hôm nay, tôi sẽ mang đến cho các bạn một chủ đề mà có lẽ là chủ đề này
đang được toàn thế giới quan tâm. Chủ đề này đã tốn không ít giấy mực của
20
gíới báo chí và luôn là một trong những chủ đề nóng bỏng nhất trong các
cuộc hội thảo toàn cầu. Đó chính là sự biến đổi khí hậu và những hành động
của con người để khắc phục hậu qủa này.
Vâng, như các bạn đã biết trái đất đang nóng dần lên và có lẽ nhiệt độ của nó
còn tăng thêm nữa. Không khí ngày càng ô nhiễm bởi khói bụi và khí thải
độc hại, và có lẽ giá nước sẽ càng đắt đỏ sau chỉ 10 hay 15 năm nữa, còn
nghèo đói làm cho con người không có điều kiện để dùng các sản phẩm
sạch. Nghèo đói khiến người ta phải chặt phá rừng, buôn bán ngỗ quý để
mưu sinh và nghèo đói thì ko thể chi tiền để cải tạo môi trường. Vậy nghèo
đói và môi trường luôn có quan hệ tương tác lẫn nhau và sẽ ko tách rời nhau.
Để bảo vệ môi trường đã có một dự án phủ xanh đất trống đồi trọc bằng
cách trồng cây xanh. Đó là một ý tường tốt nhưng khi dự án đó đc đưa vào
thì nó đã thất bại. Nguyên nhân là do ng trồng rừng ko đc hưởng lợi nhiều về
kinh tế khi họ tham gia vào dự án đó. Và thay vì trồng rừng thì người ta lại
tiếp tục chặt phá rừng bởi điều đó mang lại thu nhập cho họ. Đã có rất nhiều
dự án như thế bị thất bại. Vậy tại sao chúng ta không thay đổi bằng cách
mang lại cho ng trồng rừng có đươc thu nhập tốt nhất cho họ. Hãy giao đất
cho họ quản lí giúp họ các phương pháp kĩ thuật các cây giống để họ tự phát
triển. Từ đó những đồi trọc đc bao phủ một màu xanh mà những người
nghèo cũng có thể thu nhập từ nguồn lợi đó.
Ở những nơi có hệ động vật đa dạng và phong phú có nhưũng bầy chim lớn
và những con thú quý hiếm. Con người mưu sinh bằng cách thu nhặt trứng

chim trong mùa sinh sản, bẫy thú và trồng trọt, đó là cuộc sống của họ
nhưng điều đó đã làm ảnh hưởng đến hệ sinh tháí đặc biệt là hệ động vật.
21
Buộc nhà nước và các tổ chức phải ngăn chặn điều đó. Một đề án đc đưa ra
cấm ko đc thu nhặt trứng chim và săn bắt động vật. Nếu người dân làm đúng
như vậy thì cuộc sống của họ sẽ ra sao khi mà nguồn thu nhập chính của họ
bị cắt mát và cho dù họ phải miễn cưỡng làm điều đó thfi việc trồng trọt
cũng bị ảnh hưởng bởi những con thú vào phá hoại rau màu của họ . Kết quả
là người ta phải bắn chết những con nthú đó, cuối cùng chình nghèo đói đã
dấn đến việc phải hoại môi trường và hệ sinh thái. Những điều đó có thể đc
khắc phục nếu chúng ta biết thay đổi. Thay vì cách nói chuyện với họ là ko
đc săn bắt thú rừng thì hãy nói rằng học sẽ kiếm đc tiền từ việc làm đó. Bởi
khi ta xây dựng 1 khu du lịch sinh thái ở đây những người dân sẽ đc hưởng
lợi từ thu nhập của ngành du lịch và thay vì đi sắn bắt thú rừng hãy trở thành
những ng hướng dẫn viên du lịch bản xứ và làm nghề thủ công để bán.
Những đồ lưu niệm cho du khách sẽ đc mở ra và người dân tại khu vực đó sẽ
có công ăn việc làm mới mà hệ sinh thái vẫn ổn dịnh.
Khu vực nc lợi, khu rừng ngập mặc có thể nói ở dây có hệ động thực vật đa
dạng nhất. Chính bởi vậy mà 1 dự án nuôi trồng thuỷ hải sản đc đề xuất,
ngay sau khi đi vào thực hiện dự án đã mang lại thành công lớn. Chính vì
vậy nó ngày càng đc mở rộng ra và khi đó ng ta chặt những rừng cây để mở
rộng diện tích nuôi tông thủy sản. Một năm, rồi hai năm diện tích nuôi trồng
càng đc mở rộng những rừng cây càng thu hẹp và hệ động vật tự nhiên biến
mất nguồn nc bị ô nhiễm bởi thức ăn dư thừa và các loại thuốc kháng sinh
cho hải sản. Cũng vào thời gian đó, nước biển dâng cao và điều kiến người
ta không ngờ tới chính là khi không có lớp rừng đệm giữa khu vực nc mặt và
nc ngọt khiến sự ngập mặn lấn sâu vào đất liền khiến bị nhiễm mặn trở nên
cằn cỗi và hoang hoá nc biến cũng lấn sâu và nc sông hơn, vậy chính việc
22
phát triển của nuôi trồng thuỷ hải sản bừa bãi đã có tác động xấu tới môi

trường như thế dự an đó đã phải thay đổi lại.
đề 1: chất độc màu da cam mà đế quốc Mĩ đã rãi xuống các cánh rừng
miền Nam thời chiến tranh đã để lại di họa nặng nề cho hàng chục vạn
gia đình. Hàng chục vạn người chết. hạng vạn trẻ em chịu tật nguyền
suốt đời. Cả nước đã lập quỹ giúp đỡ các nạn nhân nhằm phần nào cải
thiện cuộc sống và xoa dịu nỗi đau của họ. Em hãy nêu suy nghĩ của
mình về sự kiện đó.
đề 2: Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải
phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Hãy viết bài văn nêu suy
nghĩ của em về Người
Gợi ý nha:
Mỗi trận thiên tai, hoạn nạn giáng xuống bất cứ nơi nào dù là ở trong nước
hay ngoài nước thì người Việt Nam vẫn nhói lên một tình cảm thương xót
đồng loại và biến tình cảm ấy thành hành động hữu ích.
Trong bài Cáo Bình Ngô nhà văn hoá- nhà thao lược quân sự, nhà chính trị
Nguyễn Trãi đã viết: “Lấy đại nghĩa thắng hung tàn. Lấy chí nhân thay
cường bạo”. Trong suốt chiều dài lịch sử các cuộc kháng chiến chống ngoại
xâm của dân tộc ta tinh thần ấy vẫn xuyên suốt với đạo lý “đánh kẻ chạy đi
chứ không đánh kẻ chạy lại”. Đó là cách ứng xử đối với “thù trong, địch
ngoài”, còn giữa đồng bào với nhau thì người Việt Nam luôn hành xử đúng
với câu ca: “Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung
một giàn” hoặc “Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải
thương nhau cùng”.
23
Những người từng kinh qua các cuộc kháng chiến chống thực dân và đế
quốc ai mà không nhớ hình ảnh bà con mình đùm đùm bọc bọc đi tản cư, sơ
tán. Trong gian nan giặc giã, người với người vẫn chia sẻ cùng nhau từng
miếng nước, nắm cơm, nhường chỗ ở cho nhau, thậm chí nhận nuôi trẻ cơ
nhỡ vẫn là chuyện thường tình. Nhà thơ Tố Hữu đã mô tả cuộc sống trên
chiến khu: “Thương nhau chia củ sắn lùi. Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp

cùng”. Đó là những hình ảnh dung dị mà thật đẹp về tình cảm của những
người dân chiến khu đối với cán bộ kháng chiến. Còn tình cảm của bộ đội
đối với dân thì “như cá với nước”, “không tơ hào cái kim sợi chỉ của dân”
đúng như lời dạy của Bác Hồ.
Ngay sau khi chiến tranh kết thúc, Ðảng và Nhà nước ta đã có những biện
pháp tích cực trong việc điều tra và giải quyết hậu quả chiến tranh hóa học.
Thủ tướng Chính phủ đã có chính sách cứu trợ xã hội, cũng như ban hành
quy định về một số chế độ, chính sách đối với người tham gia kháng chiến
và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến
tranh Việt Nam. Tuy nhiên, chung quanh các vấn đề liên quan việc giải
quyết chế độ cho các nạn nhân chất độc da cam vẫn còn chậm trễ và gặp
nhiều bất cập. Trong thực tế đã xuất hiện nhiều gia đình nạn nhân có thế hệ
cháu bị dị tật bẩm sinh, trong khi thế hệ con không có biểu hiện, triệu chứng
gì. Vậy thế hệ cháu có được hưởng chế độ gì không? Cũng cần thấy rằng,
hầu hết các gia đình nạn nhân chất độc da cam thường rất nghèo. Có gia
đình sinh con dị tật nhưng vẫn cứ tiếp tục sinh con chỉ vì khát khao và hy
vọng. Họ lo sợ những đứa con dị tật của mình sẽ sống như thế nào nếu ngày
mai những người cha, người mẹ như họ sẽ ra đi.
24
Có chứng kiến tận mắt nỗi khổ tâm mà những nạn nhân chất độc da cam
đang từng ngày phải gánh chịu mới hiểu nỗi mong chờ và hy vọng nhận
được sự quan tâm, giúp đỡ của Ðảng, Nhà nước, của những cơ quan chức
năng có thẩm quyền, của những người chung quanh như thế nào? Bà con,
xóm làng, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức nhân đạo từ thiện không bỏ
rơi họ. Nhà nước cũng đã cho thành lập Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da
cam thuộc Hội Chữ thập đỏ Việt Nam nhằm phát huy tinh thần tương thân
tương ái, giúp các nạn nhân khám, chữa bệnh, phẫu thuật chỉnh hình, phục
hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, trợ giúp vốn và phương tiện sản
xuất cho các nạn nhân của chiến tranh hóa học.
Trong lúc các công trình nghiên cứu trên thế giới về tác hại của chất độc hóa

học trên con người vẫn đang được tiến hành một cách chậm chạp thì một câu
hỏi vẫn ám ảnh chúng ta: Vậy nạn nhân chất độc da cam còn phải chờ đợi
đến bao giờ? Có lẽ sẽ là quá muộn nếu ngay từ bây giờ chúng ta chưa có
một hướng giải quyết kịp thời và thấu đáo đối với những nạn nhân chất độc
da cam. Từ việc điều chỉnh các tiêu chuẩn xác định nạn nhân chất độc da
cam chính xác và đầy đủ cho đến việc cân đối mức trợ cấp đối với nạn nhân
chất độc da cam một cách thỏa đáng, giúp họ có một cuộc sống tương đối ổn
định và vơi bớt nỗi đau về tinh thần. Việc thành lập các trung tâm tư vấn về
chất độc da cam cho các nạn nhân chất độc da cam để hạn chế nguy cơ sinh
con dị tật ở những vùng bị rải chất độc hóa học và người có "nguy cơ" cao là
hết sức cần thiết. (Kể Những việc đã làm nhằm giúp đỡ nạn nhân chất độc da
cam)
Giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam vừa là trách nhiệm vừa thể hiện đạo lý
"uống nước nhớ nguồn". "Thương ngươờ như thể thương thân" môỗ trẻ em
bị nhiễm chất độc da cam đều bị dị tật hay mất một phần thân thể- thật xót
25

×