Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

so sánh cơ cấu tổ chức và hoạt động quốc hội VN và nghị viện Hoa kì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.58 KB, 17 trang )

Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
Lớp 39K34
Nhóm 8 lớp 39
Thành viên nhóm;
Phạm Trần Trọng Minh
Dương Anh Tú
Đinh Văn Mạnh
Phạm Minh Trang
Nguyễn Thị Yến
M ỤC L ỤC
A. Phần mở đầu 1
B. Phần nội dung 2
CHƯƠNG 1: Quốc Hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2
1.1 Khái niệm 2
1.2 Vị trí , tính chất của Quốc Hội 2
1.3 Vai trò chức năng của Quốc hội 2
1.3.1 Chức năng lập pháp 3
1.3.2 Chức năng giám sát 3
1.3.3 Chức năng quyết định các vấn đề quan trọng 4
1.4 Tổ chức và hoạt động của Quốc hội 4
CHƯƠNG 2: Nghị viện Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ 5
2.1 Khái niệm 5
2.2 Cơ cấu tổ chức nghị viện Hoa Kỳ 6
2.2.1 Thượng nghị viện 6
2.2.2 Hạ nghị viện 7
2.3 Chức năng của Nghị viện Mỹ 9
2.4 Hoạt động của nghị viện 9
2.4.1 Quyền lực của hạ viện và thượng viện 9
2.4.2 Các hoạt động không chính thức của Quốc hội 11
CHƯƠNG 3: Sự khác biệt giữa Quốc Hội Việt Nam và Nghị Viện Hoa Kỳ 13
3.1 Sự giống nhau trong cơ cấu tổ chức và hoạt động 13


3.2 Sự khác nhau trong cơ cấu tổ chức và hoạt động 14
C. Tổng kết 14
A. Lời mở đầu
Quốc hội, hay Nghị viện, là cơ quan lập pháp của một quốc gia, được người
dân bầu cử và có nhiệm vụ thông qua hiến pháp và các bộ luật. Nên Quốc hội hay
nghị viện là cơ quan cao nhất của nhà nước. Chính vì vậy việc tìm hiểu các cơ
quan này là vô cùng cần thiết. đó là lí do nhóm chúng tôi chọn đề tài đầy thú vị
này.
Mục đích nghiên cứu đề tài là giúp làm sáng tỏ sự khác biệt cơ bản giữa
Quốc hội nước ta và Nghị viện Hoa Kỳ
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài tài là Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam và Nghị viện Hoa Kỳ. Ý nghĩa thực tiễn: hiểu rõ bản chất
của của cơ quan đứng đầu nhà nước ta và Hoa Kỳ.
Đối với vấn đề mang tính chất chính trị này quả thật là một đề tài khó nên
trong quá trình nghiên cứu không tránh những sai sót. Mong cô cùng các bạn góp ý
bổ sung để nhóm chúng tôi có thể rút những kinh nghiệm quý báu cho những lần
sau.
B. Phần nội dung
CHƯƠNG 1: Quốc Hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1.1 Khái niệm
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan
quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.
Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ
kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ
chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công
dân.
Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà
nước.

1.2 Vị trí , tính chất của Quốc Hội
Trong bộ máy nhà nước, Quốc Hội có
vị trí đặc biệt quan trọng. Quốc Hội do nhân
dân trực tiếp bầu ra theo nhiệm kỳ. Quốc hội
đại diện ý chí và nguyện vọng của nhân dân
cả nước, nên gọi là cơ quan đại biểu cao nhất
của nhân dân. Quyền lực nhà nước đều tập
trung vào Quốc hội mọi công việc quan trọng
của đất nước đều do Quốc hội quyết định
1.3 Vai trò chức năng của Quốc hội
1
1
/>Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân,
do nhân dân và vì nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua
Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp Quốc hội là cơ quan duy nhất do cử tri cả
nước bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Ðại
biểu Quốc hội được cử tri bầu ra tại các đơn vị bầu cử, chịu trách nhiệm trước cử
tri bầu ra mình và trước cử tri cả nước.
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà
nuớc cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội có 3 chức năng chính: chức năng lập pháp; chức năng quyết định
các vấn đề quan trọng của đất nước; chức năng giám sát tối cao đối với toàn bộ
hoạt động của Nhà nước.
1.3.1 Chức năng lập pháp
Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.
Quốc hội làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp. Việc soạn thảo, thông
qua, công bố Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp và thủ tục, trình tự giải
thích Hiến pháp do Quốc hội quy định. Căn cứ vào Hiến pháp, Quốc hội ban hành
luật, nghị quyết. Căn cứ vào Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban
thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh, nghị quyết.

1.3.2 Chức năng giám sát
Theo quy định tại Ðiều 84 Hiến pháp 1992, Quốc hội thực hiện quyền giám
sát tối cao việc tuân thủ theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo
cáo hoạt động của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án
nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Chức năng giám sát của Quốc hội được thực hiện thông qua các hoạt động
giám sát của các cơ quan của Quốc hội như Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng
Dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội và Ðại biểu Quốc hội.
1.3.3 Chức năng quyết định các vấn đề quan trọng
Quốc hội quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; quyết
định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quyết định dự toán ngân sách Nhà nước
và phân bổ ngân sách Nhà nước; phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách Nhà nước;
quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế.
Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ các cơ quan ngang Bộ của Chính phủ
thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương; thành lập hoặc giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Quốc hội quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình; quy định về tình trạng
khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia.
Quốc hội quyết định đại xá quyết định trưng cầu ý dân.
Trong lĩnh vực đối ngoại, Quốc hội quyết định chính sách cơ bản về đối
ngoại; phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc
tham gia theo đề nghị của Chủ tịch nước.
1.4 Tổ chức và hoạt động của Quốc hội
Ðiều 4 Luật Tổ chức Quốc hội quy định:
"Quốc hội tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ; làm việc
theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.
Hiệu quả hoạt động của Quốc hội được bảo đảm bằng hiệu quả của các kỳ
họp của Quốc hội, hoạt động của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc,
Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội."
Các cơ quan của Quốc hội gồm có: Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng

Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội.
Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội là các cơ quan của Quốc hội
Quốc hội quyết định số lượng Uỷ ban và bầu các thành viên của Hội đồng dân tộc
và các Uỷ ban của Quốc hội. Khi xét thấy cần thiết, Quốc hội thành lập Uỷ ban
lâm thời để nghiên cứu, thẩm tra một dự án hoặc điều tra một vấn đề nhất định.
Điều 22 Luật Tổ chức Quốc hội quy định:
Quốc hội thành lập Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban sau đây:
1. Uỷ ban pháp luật;
2. Uỷ ban tư pháp;
3. Uỷ ban kinh tế;
4. Uỷ ban tài chính, ngân sách;
5. Uỷ ban quốc phòng và an ninh;
6. Uỷ ban văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng;
7. Uỷ ban về các vấn đề xã hội;
8. Uỷ ban khoa học, công nghệ và môi trường;
9. Uỷ ban đối ngoại.
2
CHƯƠNG 2: Nghị viện Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ
2.1 Khái niệm
2
(Trích: Luật Tổ chức Quốc hội năm 2001 (thông qua ngày 25 - 12 - 2001) tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá X, đã
được sửa đổi, bổ sung năm 2007 (thông qua ngày 02 - 4 - 2007) tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá XI))
Nghị viện Hoa Kỳ hay Quốc hội Hoa Kỳ là cơ quan lập pháp của chính
quyền liên bang Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ. Là một định chế quyền lực theo mô
hình lưỡng viện, gồm Viện Dân biểu (House of Representatives) hay Hạ Nghị viện,
và Thượng Nghị viện (Senate). Viện Dân biểu có 435 thành viên, mỗi dân biểu đại
diện cho một hạt bầu cử, phục vụ trong nhiệm kỳ hai năm. Số dân biểu đại diện
cho mỗi tiểu bang được ấn định theo tỷ lệ dân số. Ngược lại, tại Thượng viện, số
thượng nghị sĩ đại diện cho mỗi tiểu bang là hai người, không tính theo tỷ lệ dân
số. Như vậy có tổng cộng 100 thượng nghị sĩ, phục vụ theo nhiệm kỳ sáu năm.

Thành viên của cả hai viện đều được người dân bầu trực tiếp. Tại một số bang,
thống đốc có quyền bổ nhiệm thượng nghị sĩ tạm quyền khi có chỗ khuyết giữa
nhiệm kỳ
3
2.2 Cơ cấu tổ chức nghị viện Hoa Kỳ
Mô hình Lưỡng viện
Thượng nghị viện
• Được coi như "Viện trên", Viện này được coi là viện có tính cân nhắc thận
trọng hơn so với Hạ nghị viện.
• Gồm 100 thượng nghị sĩ (mỗi tiểu bang có 2 thượng nghị sĩ).
• Các thượng nghị sĩ phục vụ theo nhiệm kỳ 6 năm, số nhiệm kỳ mà họ có thể
phục vụ không bị hạn chế.
• Để phục vụ cho mục đích bầu cử, các thượng nghị sĩ được chia thành ba khóa,
mỗi khóa được bầu lại sau nhiệm kỳ hai năm. Điều này đảm bảo rằng các nghị
sĩ làm việc trong Quốc hội sẽ luôn luôn là những nhà làm luật có kinh nghiệm.
• Nói chung, những vị trí khuyết trong Hạ nghị viện được bổ sung bằng sự chỉ
định của Thống đốc ở bang bị khuyết vị trí đó.
3
. />Chủ tịch Thượng viện
Dick Cheney
• Phó Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là Chủ tịch Thượng nghị viện, ông ta
chỉ bỏ phiếu trong trường hợp ngang phiếu.
• Trong khi chia sẻ quyền lập pháp rộng với Hạ nghị viện, Thượng nghị viện có
một số quyền hạn riêng của mình.
• Thượng nghị viện phải xác nhận những bổ nhiệm của Tổng thống đối với các
chức vụ ở Tòa án Tối cao, các tòa án liên bang cấp thấp hơn, và các vị trí chủ
chốt trong ngành hành pháp, sau đó những người được chỉ định mới có thể đảm
nhận chức vụ.
• Thượng nghị viện phê chuẩn hoặc bác bỏ các hiệp ước quốc tế do Tổng thống
đàm phán.

• Trong trường hợp Tổng thống hoặc một thành viên Tòa án tối cao bị buộc tội, toàn bộ Thượng nghị viện sẽ chỉ
đạo phiên tòa xét xử và hành động như hội thẩm đoàn.
Hạ nghị viện
• Các Nghị sĩ Hạ nghị viện tuyên thệ trong Hạ nghị viện, tại
trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ, tháng 1-1989
• Được coi như “Nghị viện của nhân dân”.
• Bao gồm 435 Hạ nghị sĩ, phân chia giữa các bang theo dân
số. 5 quận và thuộc địa của Hoa Kỳ cũng có đại diện nhưng không bỏ phiếu tại
Hạ nghị viện: quận Columbia, American Samoa, Guam, Puerto Rico, Quần đảo
Virgin thuộc Mỹ.
• Tất cả các Hạ nghị sĩ phục vụ theo nhiệm kỳ hai năm, số nhiệm kỳ mà họ có thể
phục vụ không bị giới hạn, tất cả các Hạ nghị sĩ đều được bầu cùng một lần.
• Mỗi Hạ nghị sĩ được bầu từ một khu vực địa lý được xác định rõ ràng trong
phạm vi một bang, gọi là khu vực bầu cử quốc hội.
• Các vị trí khuyết trong Hạ nghị viện chỉ được bổ khuyết qua một cuộc bầu cử
đặc biệt hoặc tổng tuyển cử
chủ tịch Hạ viện
Nancy Pelosi
• Những quyền hạn và trách nhiệm riêng của Hạ nghị viện mà không chia sẻ cùng
Thượng nghị viện là:
• Quyền buộc tội Tổng thống và các thẩm phán Tòa án Tối cao.
• Tất cả các dự thảo luật để tăng nguồn thu của chính phủ phải do Hạ nghị viện
khởi xướng
• Hạ nghị viện bầu Tổng thống trong trường hợp không Ứng cử viên tổng thống
nào đạt được đa số phiếu của cử tri. Trong những trường hợp như vậy, mỗi
đoàn đại biểu của một bang có một phiếu.
Các Uỷ ban thường trực của Quốc hội
Hạ viện
• Nông nghiệp
• Chuẩn chi

• Ngân hàng và Dịch vụ tài chính
• Quân lực
• Ngân sách
• Thương mại
• Giáo dục và Lao động
• Cải cách và Giám sát chính
quyền
• Quản lý nhà ở
• Quan hệ quốc tế
• Tư pháp
• Tài nguyên
• Luật lệ
• Khoa học
• Kinh doanh nhỏ
 Thượng viện
• Nông nghiệp, Dinh dưỡng và Lâm
nghiệp
• Chuẩn chi
• Quân lực
• Ngân hàng
• Ngân sách
• Thương mại, Khoa học và Vận tải
• Năng lượng và Tài nguyên thiên nhiên
• Môi trường và Công chính
• Tài chính
• Quan hệ đối ngoại
• Công việc chính phủ
• Y tế, Giáo dục, Lao động và Hưu trí
• Các vấn đề của người Anhđiêng
• Tư pháp

• Luật lệ và Hành chính
• Các chuẩn mực quản lý chính
thức
• Vận tải và kết cấu hạ tầng
• Các phương thức và phương tiện
• Kinh doanh nhỏ
• Các vấn đề về Cựu chiến binh
2.3 Chức năng của Nghị viện Mỹ
Khoản 8 của điều 1 Hiến pháp Hoa Kỳ quyền đánh thuế và thu thuế, vay
mượn, quy định về thương mại giữa các tiểu bang và với nước ngoài, đúc và in
tiền, thiết lập các tòa án trực thuộc Tối cao Pháp viện, phát triển và duy trì quân
lực, và tuyên chiến.
Khoản 9 của điều 1 qui định thẩm quyền của quốc hội như không được đình
hoãn quyền công dân khiếu nại trong thời gian bị bắt giữ (trừ trường hợp tham gia
phiến loạn hoặc đất nước đang bị xâm lăng), không được thông qua luật cho phép
bắt giữ mà không xét xử, không được thông qua các luật có tính hồi tố, cũng không
có quyền ban tặng các tước hiệu quí tộc
Một số giới hạn khác được qui định bởi các tu chính án, đặc biệt là Dự luật
về các quyền.
2.4 Hoạt động của nghị viện :
2.4.1 Quyền lực của hạ viện và thượng viện
Mỗi viện của Quốc hội có quyền đưa ra văn bản pháp lý về bất cứ vấn đề gì
trừ các dự luật về thu ngân sách là phải bắt nguồn từ Hạ viện. Do vậy, có thể các
bang lớn bề ngoài dường như có nhiều ảnh hưởng đối với công quỹ hơn so với các
bang nhỏ. Song trên thực tế mỗi viện đều có quyền bỏ phiếu chống lại những văn
bản pháp lý đã được viện kia thông qua. Thượng viện có thể không tán thành một
dự luật về thu ngân sách của Hạ viện – hoặc bất kỳ một dự luật nào liên quan đến
vấn đề này hoặc bổ sung những sửa đổi làm thay đổi bản chất của chúng. Trong
trường hợp đó, một tiểu ban tham vấn, được thành lập bao gồm thành viên của cả
hai viện, phải đi tới được một sự thỏa hiệp có thể chấp nhận đối với cả hai bên

trước khi dự luật trở thành luật.
Thượng viện cũng có những quyền hạn nhất định dành riêng cho cơ quan
này, trong đó có quyền xác nhận sự bổ nhiệm của tổng thống đối với các quan
chức cao cấp và các đại sứ của chính quyền liên bang, cũng như quyền phê chuẩn
tất cả các hiệp ước với 2/3 số phiếu thuận. Trong cả hai trường hợp, hành động
không ủng hộ của Thượng viện sẽ vô hiệu hóa hành động của ngành hành pháp.
Trong trường hợp luận tội các quan chức liên bang, Hạ viện có toàn quyền
đưa ra lời buộc tội về hành vi bất chính có thể dẫn tới việc xét xử ở tòa án. Thượng
viện cũng có toàn quyền kiểm tra những trường hợp luận tội và xác minh xem các
quan chức là có tội hay vô tội. Khi bị phát hiện là phạm tội, quan chức liên bang sẽ
buộc phải rời khỏi cơ quan nhà nước.
Quyền hạn rộng lớn của Quốc hội được nêu rõ trong Điều I của Hiến pháp:
• Đánh thuế và thu thuế;
• Vay tiền cho công quỹ;
• Thiết lập các luật lệ và các quy chế điều chỉnh quan hệ thương mại giữa các
bang và với nước ngoài;
• Thiết lập các quy định thống nhất cho việc nhập tịch của công dân nước ngoài;
• Đúc tiền và in tiền, công bố giá trị của nó và đưa ra những hình phạt đối với
việc làm tiền giả;
• Thiết lập các chuẩn mực cho trọng lượng và các thước đo;
• Thiết lập luật phá sản trong cả nước;
• Thiết lập các trạm bưu điện và các mạng lưới bưu điện;
• Cấp bằng sáng chế và các bản quyền;
• Thiết lập hệ thống tòa án liên bang;
• Trừng phạt tội ăn cắp bản quyền;
• Tuyên bố chiến tranh;
• Phát triển và hỗ trợ quân đội;
• Chu cấp cho hải quân;
• Kêu gọi lực lượng dân vệ thực thi các luật liên bang; trấn áp các hành động
phạm pháp hoặc đẩy lùi các cuộc xâm lược của các thế lực nước ngoài;

• Làm ra tất cả các luật cho trụ sở của chính quyền (Washington D.C);
• Làm ra tất cả các luật cần thiết để cho Hiến pháp có hiệu lực.
Một vài quyền hạn trong số này ngày nay đã lạc hậu nhưng chúng vẫn còn
hiệu lực. Điều sửa đổi Hiến pháp thứ mười đã thiết lập những giới hạn xác định đối
với quyền lực của Quốc hội bằng việc quy định rằng những quyền hạn không được
trao cho chính phủ quốc gia thì được trao cho các bang hay cho dân chúng. Ngoài
ra, Hiến pháp cũng có những điều cấm cụ thể đối với những hoạt động nhất định
của Quốc hội. Quốc hội không được phép:
• Tạm hoãn lệnh đòi bắt giam – yêu cầu người bị tố cáo là phạm tội phải ra trình
diện trước thẩm phán hoặc tòa án trước khi thụ án – trừ phi đó là cần thiết trong
thời gian xảy ra nổi loạn hay nạn ngoại xâm;
• Thông qua các luật trong đó lên án ai đó về sự phạm tội hay hành vi phạm pháp
mà không thông qua tòa án;
• Thông qua bất cứ luật nào đã có hiệu lực từ trước trong việc khiến cho một
hành động cụ thể được coi là một tội phạm;
• Đánh thuế trực thu lên công dân, trừ trường hợp dựa trên cơ sở một cuộc điều
tra dân số đã được tiến hành;
• Đánh thuế hàng xuất khẩu từ bất cứ bang nào;
• Dành ưu đãi đặc biệt về thương mại hoặc thuế đối với các cảng biển của một
bang bất kỳ hay các tàu thuyền lớn sử dụng chúng; và
• Phê chuẩn bất kỳ một tước vị qúy tộc nào.
2.4.2 Các hoạt động không chính thức của Quốc hội Hoa Kỳ
Trái với hệ thống nghị viện châu Âu, sự lựa chọn và ứng xử của các nhà lập
pháp Hoa Kỳ rất ít liên quan tới kỷ luật của trung ương đảng. Mỗi chính đảng chủ
yếu ở Mỹ về căn bản là một khối liên minh của các tổ chức địa phương và bang,
kết hợp với nhau có chức năng như một đảng quốc gia - Đảng Dân chủ hay Đảng
Cộng hòa - trong các cuộc bầu cử tổng thống bốn năm một lần. Do vậy, các thành
viên của Quốc hội có được vị trí của họ là nhờ các cử tri đủ tư cách của bang hay ở
địa phương của họ, chứ không phải là nhờ ban lãnh đạo đảng quốc gia hay các
đồng nghiệp trong Quốc hội. Kết quả là, ứng xử lập pháp của các đại diện và các

thượng nghị sĩ có xu hướng mang tính cá thể và có phong cách riêng, phản ánh tính
đa dạng của các khối cử tri bầu cử, và quyền tự do bắt nguồn từ chỗ đã tạo dựng
được một khối cử tri riêng trung thành.
Do vậy, Quốc hội là một cơ quan mà quyền lực được chia sẻ đồng đều giữa
các thành viên, chứ không phải là một cơ quan có phần đẳng cấp. Quyền lực không
chảy từ trên xuống dưới như trong một công ty, mà gần như theo mọi hướng.
Quyền lực tập trung chỉ là tối thiểu, do quyền thưởng phạt là không đáng kể. Các
chính sách của Quốc hội được đề ra bởi các liên minh chuyển đổi mà có thể thay
đổi theo từng vấn đề. Đôi khi, ở những nơi có những áp lực xung đột với nhau - áp
lực từ Nhà Trắng và từ các nhóm kinh tế hoặc chủng tộc quan trọng - các nhà lập
pháp sẽ sử dụng những quy định về thủ tục để hoãn lại một quyết định nhằm tránh
được một khu vực có ảnh hưởng. Một vấn đề có thể được hoãn lại với lý do là ủy
ban chịu trách nhiệm về nó đã tổ chức những cuộc điều trần công khai chưa thỏa
đáng. Hoặc Quốc hội có thể chỉ đạo một cơ quan chuẩn bị một báo cáo chi tiết
trước khi vấn đề được xem xét. Hoặc một biện pháp có thể được một trong hai viện
gạt sang một bên ("cho vào ngăn bàn"), do vậy trên thực tế là bác bỏ nó mà không
hồi âm bất kỳ một nhận xét nào về nội dung của nó.
Có những chuẩn mực không chính thức hoặc bất thành văn về ứng xử,
thường quy định những bổn phận hay ảnh hưởng của một thành viên cụ thể.
"Người trong cuộc", các hạ nghị sĩ và các thượng nghị sĩ đang tập trung vào nhiệm
vụ lập pháp của họ, có thể có quyền lực lớn hơn trong hội trường Quốc hội so với
những "người ngoài cuộc", những người được công nhận do việc đã nói lên các
vấn đề quốc gia. Người ta hy vọng vào các thành viên sẽ có thái độ nhã nhặn đối
với các đồng nghiệp của họ và tránh được những sự công kích cá nhân, cho dù
chính sách của bên đối kháng với họ có thể cực đoan và khó chịu đến đâu đi nữa.
Hơn nữa, ngươứi ta cũng hy vọng họ sẽ chuyên sâu trong một vài lĩnh vực chính
sách, chứ không đòi hỏi họ phải có sự am tường đối với toàn bộ những mối quan
tâm lập pháp. Những người tuân thủ nghiêm túc các quy định không chính thức
này sẽ có phần chắc chắn hơn được bổ nhiệm vào những ủy ban có uy tín hay ít
nhất cũng là ủy ban có tác động đến những lợi ích của một bộ phận đáng kể các cử

tri của họ.
Chương 3: Sự khác biệt trong cơ cấu tổ chức và hoạt động Quốc Hội
Việt Nam và Nghị Viện Hoa Kỳ
3.1. Sự giống nhau trong cơ cấu tổ chức và hoạt động
Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Hoa Kỳ đều là cơ quan đại diện tối cao
của nhân dân, đều do dân bầu ra. Cả hai đều nắm quyền lập pháp và quyết định
những vấn đề quan trọng của đất nước mình do Hiến pháp quy định.
Đều thành lập các ủy ban của Quốc hội hay Nghị viện nhắm giám sát các
hoạt động của Chính phủ
Làm ra tất cả các luật cần thiết để cho Hiến pháp có hiệu lực
Quốc hội hay Nghị Viện quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước; quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quyết định dự toán ngân
sách Nhà nước và phân bổ ngân sách Nhà nước; phê chuẩn tổng quyết toán ngân
sách Nhà nước; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế.
Quốc hội hay Nghị Viện quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình; quy
định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và
an ninh quốc gia.
Hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ làm việc theo chế độ hội nghị
và quyết định theo đa số.
3.2. Sự khác nhau trong cơ cấu tổ chức và hoạt động
Việt Nam
Theo điều 84 Hiến pháp 1992 quy định: “Quốc hội có quyến bầu, miễn
nhiệm, bãi nhiệm Chủ Tịch nước, bãi bỏ các văn bản do Chủ tịch nước ban hành.
Hoa Kỳ
Trong khi đó Tổng thống Hoa kỳ do nhân dân bầu ra, đống thời Tổng
thống có quyền phủ quyết các đạo luật do Nghị viện ban hành.
Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước đơn nhất áp
dụng cơ cấu một viện, chính vì thế nhân dân bầu ra đại biểu Quốc hội trong cuộc
tổng tuyển cử.
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ theo cơ cấu lưỡng viện nên dân chúng bầu ra

thành viên của Hạ viện, còn thượng viện thì phân bổ theo số lượng từng bang - mỗi
bang có hai thượng nghị sĩ.
C. Tổng kết
Như vậy quốc hội hay nghị viện là cơ quan cao nhất của nhà nước, góp phần thúc
sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, quyết định những vấn đề quan trong của
nước nhà.
Việc đi sâu tìm hiểu nghiên cứu để viết bài tiểu luận này đã giúp chúng tôi rất
nhiều trong việc hiểu rõ, và có sự hiểu biết đúng đắn về tổ chức và hoạt động của
cơ quan đứng đầu nhà nước ta cũng như nước có nền kinh tế mạnh nhất thế giới.

×