Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Khóa luận tốt nghiệp khai thác tiềm năng du lịch sinh thái tại vườn quốc gia núi chúa, tỉnh ninh thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHAI THÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN
QUỐC GIA NÚI CHÚA - TỈNH NINH THUẬN

NGUYỄN ĐÌNH NGỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUN MƠI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí MinhTháng
Tháng 7/2008


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Khai Thác Tiềm Năng
Du Lịch Sinh Thái Tại Vườn Quốc Gia Núi Chúa, Tỉnh Ninh Thuận”, Nguyễn
Đình Ngọc, sinh viên khóa 30, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ
thành công trước hội đồng vào ngày__________________.

Đặng Minh Phương
Người hướng dẫn,

Ngày

tháng

năm


Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Ngày

tháng

năm

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Thấm thoát bốn năm ngồi trên giảng đường đại học đã sắp kết thúc, những gì
tơi đạt được trong thời gian qua là sự động viên và giúp đỡ của gia đình, thầy cơ, bạn
bè, tất cả tơi xin ghi mãi trong lịng.
Đầu tiên tơi xin gởi sự biết ơn sâu sắc của mình đối với người dưỡng dục tôi đạt
được ngày hôm nay là Ba, Mẹ và những người thân trong gia đình đã nâng đỡ con trên
con đường Đại Học và là nguồn động lực rất lớn để con phấn đấu trong học tập.
Xin gởi lời cảm ơn đến thầy Đặng Minh Phương, người đã tận tình hướng dẫn
và giúp đỡ tơi, cho tơi những ý kiến qúy báu để có thể hồn thành tốt đề tài nghiên
cứu. Tơi cũng xin cảm ơn đến tồn thể qúy thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Thành
Phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho tơi một lượng kiến thức rất lớn làm hành trang để
tôi vào đời.
Xin chân thành cảm ơn Cô, Chú, Anh, Chị tại Ban Quản Lý Vườn Quốc Gia

Núi Chúa đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp những thông tin, kinh nghiệm cho tôi
trong suốt q trình nghiên cứu.
Sau cùng tơi muốn gởi lời cám ơn của mình đến tất cả bạn bè đã ủng hộ, cổ vũ
tôi trong thời gian thực hiện đề tài này.
Sinh viên
Nguyến Đình Ngọc


NỘI DUNG TĨM TẮT
NGUYỄN ĐÌNH NGỌC. Tháng 7 năm 2008. "Khai Thác Tiềm Năng Du Lịch Sinh
Thái tại Vườn Quốc Gia Núi Chúa, Tỉnh Ninh Thuận”.
NGUYEN DINH NGOC. July 2008. "Exploiting The Ecotourism Potentialities of
Nui Chua National Park, Ninh Thuận Province ".
Trong thời đại ngày nay hoạt động du lịch sinh thái đóng vai trị hết sức quan
trọng cho sự phát triển của nhiều khu vực, quốc gia. Những khó khăn về tài chính, sự
nghèo đói và việc khơng chấp nhận sự tồn tại của người dân địa phương đã dẫn đến sự
nhất trí chung trong lĩnh vực bảo tồn nhằm giải quyết vấn đề này. Điều này được thể
hiện qua một số ví dụ như Cơng ước đa dạng sinh học (Điều 10), hay các chiến lược
quốc gia, kế hoạch hành động và các báo cáo quốc gia nhằm thực hiện cơng ước này.
Du lịch sinh thái đóng vai trị quan trọng trong bối cảnh đó. Tuy nhiên, nó không thể
được sử dụng như một công cụ tiếp thị bằng cách lợi dụng sự quan tâm của xã hội tới
môi trường bằng cách kinh doanh du lịch sinh thái như một giải pháp lý tưởng của một
số cộng đồng đang muốn tăng cường lực kinh tế. Cần phải coi du lịch sinh thái như
một phần của thị trường nhằm giúp nó tồn tại nhưng đồng thời phải ưu tiên bảo vệ môi
trường và tài nguyên thiên nhiên cả trong và ngồi Vườn quốc gia.
Thơng qua việc nghiên cứu, tìm hiểu điều kiện tự nhiên, hiện trạng kinh tế xã
hội, các đề án phát triển tại Vườn quốc gia Núi Chúa đặc biệt trong lĩnh vực du lịch
sinh thái, đề tài cho thấy Núi Chúa đang là một địa điểm có nhiều tiềm năng phát triển
du lịch du lịch sinh thái. Qua đề tài nghiên cứu chúng tôi cho thấy những lợi ích kinh
tế xã hội từ hoạt động du lịch mang lại, từ đó đề xuất một số giải pháp, mục tiêu,

chương trình nhằm góp phần giúp hoạt động du lịch sinh thái thật sự có hiệu quả và là
cơng cụ sắc bén, tích cực phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế nói chung và ngành
du lịch nói riêng của tỉnh Ninh Thuận.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH..........................................................................................................vi
PHỤ LỤC.................................................................................................................................vii
CHƯƠNG I..............................................................................................................................viii
ĐẶT VẤN ĐỀ.........................................................................................................................viii
1.1. Sự cần thiết của đề tài
viii

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH..........................................................................................................vi
PHỤ LỤC.................................................................................................................................vii
CHƯƠNG I..............................................................................................................................viii
ĐẶT VẤN ĐỀ.........................................................................................................................viii
1.1. Sự cần thiết của đề tài
viii

v


DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC HÌNH..........................................................................................................vi
PHỤ LỤC.................................................................................................................................vii

CHƯƠNG I..............................................................................................................................viii
ĐẶT VẤN ĐỀ.........................................................................................................................viii
1.1. Sự cần thiết của đề tài
viii

vi


PHỤ LỤC
Phụ Luc 1. Phiếu Phỏng Vấn Du Khách
Phụ Lục 2. Quảng Bá Hình Ảnh Vườn Quốc Gia Núi Chúa.

vii


CHƯƠNG I
ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Sự cần thiết của đề tài
Du lịch thế giới phát triển mạnh và trở thành ngành kinh tế quan trọng của
nhiều nước. Năm 2010 dự báo thế giới có trên 1 tỷ người đi du lịch. Du lịch đã trở
thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống dân cư và trong xã hội và là một trong
những ngành kinh tế phát triển nhất trên thế giới. Ở nước ta, nhờ thực hiện đường lối
đổi mới về kinh tế, trong những năm gần đây, ngành du lịch Việt nam đã khởi sắc và
ngày càng có tác động tích cực đến đời sống kinh tế xã hội của đất nước. Số doanh
nghiệp du lịch tăng, đặc biệt là hệ thống cơ sở lưu trú du lịch với sự góp mặt của nhiều
thành phần kinh tế đã phát huy được hiệu quả tích cực góp phần vào sự phát triển
chung của ngành du lịch. Trong những năm qua, lượng khách du lịch (bao gồm của
khách quốc tế và nội địa) tăng không ngừng từ 250.000 khách quốc tế năm 1990 lên
3,58 triệu lượt khách vào năm 2006. Thu nhập từ du lịch năm 1990 đạt 13 ngàn tỷ

đồng, đến năm 2006, thu nhập từ du lịch đạt 51 nghìn tỷ đồng.
Du lịch sinh thái là một bộ phận của ngành du lịch nói chung đang ngày càng
đóng vai trị lớn trong q trình phát triển kinh tế bền vững và bảo tồn tài nguyên tại
các VQG và các khu bảo tồn thiên nhiên. Tài nguyên thiên nhiên nước ta được ưu đãi
với bãi biển trải dài hàng nghìn cây số rất đẹp hay những danh lam thắng cảnh như Hạ
Long, Mỹ Sơn, Sa Pa, Huế, Hội An, Hà Nội, cùng đó là truyền thống đầy tự hào trong
mỗi con người Việt Nam từ chống giặc ngoại xâm cho đến lịng hiếu khách hay một
bản sắc văn hóa đa dạng. Đây là một ưu thế rất lớn để phát triển ngành DLST còn non
trẻ ở nước ta.
VQG Núi Chúa là khu rừng khô hạn tự nhiên ven biển của tỉnh Ninh Thuận, ở
miền đất khơ hạn đó có những nguồn tài nguyên vô cùng phong phú, cảnh sắc thiên
nhiên tươi đẹp, nền văn hóa đa dạng của các dân tộc Chăm, Raglay mang tiềm năng
lớn lao để phát triển DLST. Nhưng hiện nay, ngành nghề chính ở đây lại là sản xuất
viii


nông nghiệp. Thêm nữa, do đất đai khô cằn, chưa chủ động được nguồn nước tưới tiêu
nên hàng năm lương thực sản xuất ra không đủ tự cấp, tự túc. Tình trạng dựa vào rừng
để săn bắn chim thú, đốt than, phát rừng làm rẫy, trồng hoa màu, cây ăn quả đổi lấy
lương thực vẫn còn phổ biến gây ảnh hưởng rất lớn cảnh quan và HST của VQG Núi
Chúa.
Mặc dù có tiềm năng lớn như vậy, nhưng DLST ở tại đây đang ở giai đoạn bắt
đầu phát triển và chưa tương xứng với tiềm năng của nó. Một trong những nguyên
nhân chủ yếu kìm hãm sự phát triển DLST tại Núi Chúa là sự thiếu sự phối kết hợp
giữa các cơ quan, các ngành, các cấp trong việc xây dựng chính sách phát triển và quy
hoạch DLST. Du lịch là ngành liên quan tới nhiều lĩnh vực, vì vậy cần có sự kết hợp
giữa các bên liên quan thì mới có thể phát triển được. Hiện tại, các hoạt động du lịch
tại đây cịn mang tính tự phát, chưa có sản phẩm và thị trường mục tiêu, chưa có sự
đầu tư cho công việc xúc tiến và phát triển công nghệ phục vụ DLST.
Phát triển DLST là một giải pháp rất hợp lý vừa giúp nâng cao đời sống của

người dân, vừa góp phần bảo tồn tại nguyên thiên nhiên tại VQG Núi Chúa. Nhưng
vấn đề đặt ra là phải tìm ra những chính sách vừa phát triển, vừa bảo tồn, không tạo ra
những ảnh hưởng xấu cho cảnh quan môi trường mà vẫn cải thiện cho cuộc sống của
người dân nơi đây.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên, được sự đồng ý của Khoa Kinh tế
trường Đại Học Nơng Lâm TP. Hồ Chí Minh cùng với sự hướng dẫn của thầy Đặng
Minh Phương, chúng tôi đã quyết định thực hiện đề tài: “Khai Thác Tiềm Năng Du
Lịch Sinh Thái Tại Vườn Quốc Gia Núi Chúa, Tỉnh Ninh Thuận”, như một giải
pháp phù hợp để vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần bảo tồn hệ sinh thái, cảnh quan
tại khu vực nghiên cứu.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích hiện trạng khu bảo tồn về điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội và sự
kiện đa dạng sinh học tại VQG Núi Chúa.
- Phân tích và xây dựng các sản phẩm du lịch sinh thái đã và đang có tại VQG
Núi Chúa.
- Đề xuất các chính sách nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch sinh thái
và bảo tồn đa dạng sinh học tại VQG Núi Chúa.
ix


- Dự báo những hiệu quả về kinh tế xã hội mà các chính sách từ bài nghiên cứu
tạo ra.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
Về khơng gian: Đề tài được thực hiện tại VQG Núi Chúa, huyện Ninh Hải, tỉnh
Ninh Thuận.
Về thời gian: Đề tài được thực hiện từ ngày 15/3/2007 đến ngày 15/6/2007.
1.4. Cấu trúc của đề tài
Nội dung nghiên cứu gồm có 5 chương:
Chương 1. Mở đầu
Chương được xây dựng để tổng quát hoá đề tài nghiên cứu, đồng thời để xác

định tính cần thiết của đề tài, mục đích nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và kết quả mà
chúng tôi cần đạt được.
Chương 2. Tổng quan
Chương này phác họa bức tranh tổng quát về đặc điểm tự nhiên và hiện trạng
kinh tế xã hội của tỉnh Ninh Thuận và VQG Núi Chúa. Đồng thời giới thiệu cơ bản về
hoạt động du lịch tại VQG Núi Chúa.
Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Ở chương này nêu lên một số lý thuyết, khái niệm cơ bản liên quan hoạt động
DLST và các phương pháp phân tích hay một số định hướng, chiến lược mà VQG Núi
Chúa đã và nên sử dụng làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu đề tài nhằm tìm ra kết quả
nghiên cứu rõ ràng và chính xác.
Chương 4. Kết quả và thảo luận
Dựa vào dữ liệu và các thông tin thu thập được chúng tơi đi sâu phân tích, đánh
giá nêu bật lên thực trạng hoạt động DLST tại VQG Núi Chúa. Qua cơ sở phân tích
những thơng tin về khách du lịch, về cơ sở vật chất mà chúng tôi đưa ra những định
hướng, giải pháp để khai thác tốt tiềm năng DLST tại khu vực nghiên cứu.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị
Cuối cùng, ở chương này nêu lên một cách ngắn gọn, cô đọng về các kết quả
nghiên cứu ở chương 4 từ đó đưa ra một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
động DLST và bảo tồn ĐDSH tại VQG Núi Chúa.

x


CHƯƠNG II
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu tổng quan về tỉnh Ninh Thuận Ninh Thuận
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý

Ninh Thuận là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Phía Bắc giáp
tỉnh Khánh Hịa, phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng và
phía Đông giáp biển Đông. Phần đất liền Ninh Thuận nằm trong giới hạn 11 018’ 11010’ vĩ độ Bắc và 108039’ - 109014’ kinh độ Đông.
Ninh Thuận được bao bọc bởi ba mặt núi và một mặt biển. Giữa tỉnh và ven
biển là vùng đồng bằng khô cằn nên được mệnh danh là miền viễn tây của Việt Nam.
Vùng núi cao chiếm 63,2% tổng diện tích tự nhiên tồn tỉnh, vùng gò đồi chiếm 14,4%
và đồng bằng là 22,4%.
Với vị trí địa lý và những đặc điểm tự nhiên nêu trên đã tạo cho Ninh Thuận có
một tiềm năng rất lớn về du lịch đặc biệt là DLST. Ngoài ra cịn tạo điều kiện cho
Ninh Thuận giao lưu văn hóa, phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, tiếp thu
và ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ với các tỉnh Đông Nam Bộ,
bán Tây Nguyên và duyên hải miền Trung. Đồng thời cũng đặt Ninh Thuận trước sự
thách thức phải đẩy mạnh phát triển kinh tế cũng như tránh nguy cơ tụt hậu so với các
tỉnh trong vùng Nam Trung Bộ và cả nước.
b. Đặc điểm địa hình
Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Lãnh thổ Ninh Thuận được
bao bọc 3 mặt là núi: phía Bắc và phía Nam là 2 dãy núi cao lan ra sát biển, phía Tây
là vùng núi cao giáp tỉnh Lâm Đồng và phía Đơng giáp biển Đơng. Ninh Thuận có 3
dạng địa hình: núi, đồi gị bán sơn địa, đồng bằng ven biển.

xi


Vùng đồi núi của tỉnh chiếm 63,2% diện tích tồn tỉnh. Địa hình chủ yếu là núi
thấp, cao trung bình từ 200 m - 1000 m. Vùng đồi gò bán sơn địa chiếm 14,4% diện
tích tự nhiên tồn tỉnh, phân bố chủ yếu ở phía Tây các huyện Ninh Phước, Ninh Hải
và Ninh Sơn. Đây là vùng tập trung phần lớn diện tích đất chưa sử dụng và có khả
năng khai thác phát triển sản xuất nông nghiệp và nông lâm kết hợp với diện tích khá
lớn. Vùng đồng bằng ven biển chiếm 22,4% diện tích tự nhiên tồn tỉnh. Đây là vùng
có điều kiện phát triển nơng nghiệp, ni trồng thủy sản, sản xuất muối, sản xuất cơng

nghiệp chính của tỉnh.
c. Khí hậu và thời tiết
Nhiệt độ và lượng mưa
Nhiệt độ trung bình năm 270C.
Lượng mưa trung bình từ 700 - 800 mm ở Phan Rang và tăng dần theo độ cao
trên 1100 mm ở vùng miền núi. Độ ẩm khơng khí từ 75 - 77%. Năng lượng bức xạ lớn
160 CL/m2. Tổng lượng nhiệt 9500 - 10000 0C.
Khí hậu
Nằm trong khu vực có vùng khơ hạn nhất cả nước, có nền khí hậu nhiệt đới gió
mùa điển hình với đặc trưng là khơ nóng gió nhiều, bốc hơi mạnh từ 670 - 1827 mm.
Khí hậu có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11; mùa khô từ tháng 12 đến
tháng 8 năm sau.
2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
a. Tài nguyên rừng
Tỉnh Ninh Thuận có 157.300 ha bao gồm rừng tự nhiên 152.300 ha, rừng trồng
5.000 ha, tỷ lệ che phủ rừng 46,8%.
Do nhiều năm khai thác gỗ với khối lượng lớn phục vụ cho nhu cầu phát triển
kinh tế xã hội trong và ngoài tỉnh nên đã làm kiệt quệ tài nguyên rừng, làm giảm diện
tích rừng già và trung bình làm tăng rừng nghèo và rừng non. Diện tích rừng giàu có
7.000 ha chiếm 4,65% và diện tích rừng trung bình có 20,000 ha chiếm 13,2%, trữ
lượng gỗ tồn tỉnh cịn gần 11 triệu m 3 và 2,5 triệu cây tre nứa, rừng sản xuất có 58,5
nghìn ha trữ lượng 4,5 triệu m 3 gỗ, rừng phịng hộ đầu nguồn 98,9 nghìn ha trữ lượng
gỗ 5,5 triệu m3.

xii


Ngồi ra Ninh Thuận cịn có các khu rừng đặc dụng khác như rừng nguyên sinh
đèo Ngoạn Mục, rừng nguyên sinh Phước Bình (Bác Ái) cần được bảo vệ.
b. Tài nguyên đất

Tài nguyên đất tỉnh Ninh Thuận không nhiều, phần lớn là đất đồi núi, độ dốc
cao, tầng đất mỏng, đá lẫn và lộ đầu ít đến nhiều. Tổng diện tích đất có khả năng nơng
nghiệp tồn tỉnh khoảng 101,8 nghìn ha đất canh tác, hiện đã sử dụng 60,4 nghìn ha.
Tiềm năng đất nơng nghiệp có khả năng mở rộng thêm khoảng 46 nghìn ha, trong đó
từ diện tích đất chưa sử dụng có khả năng nơng nghiệp khoảng 25 nghìn ha, từ đất cịn
rừng thưa, rừng non phục hồi sau nương rẫy 21 nghìn ha.
Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có 9 nhóm với 75 loại đất: Nhóm đất cát, nhóm
đất mặn, nhóm đất phù sa, nhóm đất glây, nhóm đất mới biến đổi, nhóm đất xám vùng
bán khơ hạn, nhóm đất xám, nhóm đất đỏ, nhóm đất xói mịn trơ sỏi đá.
c. Tài ngun nước
Ninh Thuận có nhiều sơng, suối, tổng diện tích lưu vực các sơng chính 3,600
km2, tổng chiều dài sơng suối 430 km, gồm có 2 hệ thống sơng chính:
- Hệ thống sơng Cái và các sông nhánh bao gồm sông Trà Co, sông Sắt, sơng
Cho Mo, suối Ngang, sơng Ơng, sơng Dầu, sơng Than, sông Quao, sông Lu với tổng
chiều dài 246 km, diện tích lưu vực 1929,5 km 2. Trữ năng thủy điện trên hệ thống sông
Cái khoảng 20.000 KW, điều kiện để xây dựng các cơng trình thủy điện nhỏ và vừa.
- Hệ thống các sơng độc lập ngồi sơng Cái Phan Rang gồm sông Trâu, suối Bà
Râu - Kiền Kiền, suối Đồng Nha, suối Ơng Kinh, suối Nước Ngọt, sơng Quán Thẻ
(Ninh Phước), suối Núi Một.
d. Tài nguyên biển
Bờ biển Ninh Thuận với vùng lãnh hải rộng khoảng 18.000 km 2 có 3 cửa ra
biển là Đơng Hải, Cà Ná, Khánh Hải. Vùng biển Ninh Thuận là một trong bốn ngư
trường lớn nhất và giàu nguồn lợi nhất về các loại hải sản của cả nước, nhiều tiềm
năng để phát triển du lịch và phát triển công nghiệp khai thác thủy sản và khống sản
biển.
Vùng biển Ninh Thuận có trên 500 loại cá trong đó có nhiều loại có giá trị kinh
tế cao. Tổng trữ lượng cá tôm 120 ngàn tấn, trong đó trữ lượng cá đáy 70 - 80 ngàn
tấn, cá nổi 30 - 40 ngàn tấn. Khả năng khai thác hàng năm 50 - 60 ngàn tấn. Toàn tỉnh
xiii



có 3.000 ha mặt nước, gồm các đầm vịnh và các bãi rạn lớn gần bờ rất thuận lợi cho
việc làm muối, nuôi trồng thủy hải sản quy mô lớn, tập trung. Khả năng diện tích làm
muối có thể tới 3 - 4 ngàn ha; sản lượng 400 - 500 ngàn tấn, tập trung ở khu vực Đầm
Vua, Cà Ná, Quán Thẻ và vùng ven biển thị trấn Khánh Hải.
Vùng bờ biển Ninh Thuận có các bãi tắm nổi tiếng như: Ninh Chữ - Bình Sơn,
Cà Ná, Bình Tiên, Vĩnh Hy, Mũi Dinh, gắn với các cơng trình văn hóa Chăm nổi tiếng
và nhiều cảnh quan tạo thế liên hoàn cho khả năng phát triển ngành du lịch - dịch vụ.
e. Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản ở Ninh Thuận tương đối phong phú về chủng loại gồm:
- Nhóm khống sản kim loại có Wolfram ở Krơng pha, núi Đất,
molipden, núi Đất (4.000 tấn), thiếc gốc ở núi Đất (24.000 tấn).
- Nhóm khống sản phi kim loại có thạch anh tinh thể ở núi Chà Bang,
Mộ Tháp 1, Mộ Tháp 2; cát thủy tinh ở Thành Tín, sét gốm ở Vĩnh Thuận,v.v.
- Muối khoáng: thạch anh ở Cà Ná, Đầm Vua, sô đa ở đèo Cậu,v.v.
- Nguyên liện sản xuất vật liệu xây dựng có đá Granitte trữ lượng trên
850 triệu m3, cát kết vôi ở Sơn Hải, Cà Ná, Mỹ Tường trữ lượng khoảng 1,5 triệu m 3;
đá vôi san hô tập trung ở Mỹ Tường, Thái An, Cà Ná - trữ lượng 2,5 triệu tấn CaO; sét
phụ gia, đá xây dựng.
2.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội
a. Cơ cấu kinh tế
Trong cơ cấu kinh tế của tỉnh có nhiều ngành: Nông - lâm – ngư nghiệp, thủy
hải sản, công nghiệp sản xuất muối, du lịch,v.v. Ninh Thuận có vùng lãnh hải rộng 18
nghìn km2, là một trong những ngư trường quan trọng của Việt Nam với 500 loài hải
sản, cho phép khai thác mỗi năm 5 - 6 vạn tấn.
Ninh Thuận là địa phương sản xuất muối lớn nhất cả nước với sản lượng 130
nghìn tấn/năm, với các nhà máy sản xuất lớn như: Cà Ná, Phương Cự, ngoài ra với
diện tích rừng lớn lâm nghiệp cũng được coi là thế mạnh nhưng khai thác chưa hiệu
quả.
Tổng quỹ đất lâm nghiệp của tỉnh có khoảng 200 nghìn ha, đến năm 2000 đã sử

dụng 157,3 nghìn ha. Diện tích đất lâm nghiệp có thể mở rộng thêm khoảng 50 nghìn
ha. Đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá không rừng cây có 104,1 nghìn ha. Trong
xiv


đó, trên 19.200 ha đất bằng, trên 72.500 ha đất đồi núi và diện tích mặt nước chưa sử
dụng có khoảng 800 ha.
b. Cơ sở hạ tầng
Hệ thống giao thông đường bộ: Tổng số đường bộ của vùng có 179,88 km;
mật độ 0,867 km/km2 trong đó 39,4% là đường nhựa.
Cấp điện: Hầu hết trong vùng đều được sử dụng điện từ mạng lưới điện quốc
gia, Ninh Thuận và các tỉnh duyên hải miền Trung có mức tiêu thụ điện hiện cịn thấp:
89,5 Kwh/người (bình qn cả nước 137,2 Kw/người), điện đưa về nơng thơn cịn ở
mức thấp so với cả nước. Nguồn điện lưới quốc gia có thể đảm bảo các nhu cầu dùng
điện, nhưng do thiếu hệ thống hạ thế và hệ thống lưới 15KV và 20KV chưa được cải
tạo và đầu tư đầy đủ.
Cấp nước: Khu vực quy hoạch là vùng giáp bờ biển, ở nơi đây dân vẫn khai
thác nước ngọt bằng giếng đào để sinh hoạt.
Thông tin liên lạc: Ninh Thuận có mạng lưới bưu chính viễn thông khá tốt, từ
Bưu điện trung tâm tỉnh đến bưu điện các huyện, xã đã được trang bị hệ thống kỹ thuật
hiện đại như: viba, cáp quang, có thể đáp ứng tốt các nhu cầu về bưu chính viễn thơng
trong nước và quốc tế.
Hệ thống đài truyền hình và các trạm tiếp phát hình, đài phát thanh trong tỉnh
có khả năng phủ sóng trên tồn tỉnh với chất lượng phát hình, phát thanh đang ngày
càng được cải thiện và đổi mới tiếp cận với công nghệ hiện đại.
d. Dân cư, văn hóa
Ninh Thuận là một trong những địa bàn sinh sống của người Việt cổ. Các nhà
khảo cổ đã phát hiện được ở Nhơn Hải của Ninh Thuận các mộ cổ chôn cùng với đồ
đá, đồ sắt thuộc nền văn minh Sa Huỳnh cách đây khoảng 2500 năm. Ninh Thuận cịn
là nơi gìn giữ được nhiều di sản q báu của nền văn hóa Chămpa, bao gồm chữ viết,

dân ca và nghệ thuật múa, trang phục và nghề dệt thổ cẩm, nghệ thuật kiến trúc và
điêu khắc.
Dân số năm 2001 ước tính khoảng 531,7 nghìn người với mật độ dân số 158,2
người/km2.Trên địa bàn Ninh Thuận có 28 dân tộc, nhưng đông nhất là người Kinh,
người Chăm và người RagLay. Ninh Thuận là tỉnh có nhiều người Chăm và người
Raglay sinh sống. Theo tài liệu điều tra dân số 1/4/1999, Ninh Thuận có 57,1 nghìn
xv


người Chăm, chiếm trên 11,3% dân số toàn tỉnh và chiếm 43,05% tổng số người Chăm
của cả nước; 47,6 nghìn người RagLay, chiếm 4,9% và 49,1%.
Tỉnh có hơn 20 làng người Chăm, trong đó có những làng vẫn duy trì các tập
quán của chế độ mẫu hệ. Ninh Thuận có gần như còn nguyên vẹn hệ thống tháp Chàm
xây dựng trong nhiều thế kỷ trước, tiêu biểu là cụm tháp Hòa Lai xây dựng thế kỷ thứ
9, cụm tháp Poklong Gaira xây dựng thể kỷ 13 và cụm tháp Pôrêmê xây dựng thế kỷ
XVII.
2.2. Giới thiệu Vườn quốc gia Núi Chúa
2.2.1. Quá trình hình thành Vườn quốc gia Núi Chúa
Núi Chúa là khu bảo tồn thiên nhiên theo Quyết định 194/CT ngày 09/08/1986
của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, với tên gọi Rừng Khơ Phan Rang có diện tích 1.000
ha. Khu bảo tồn thiên nhiên thuộc huyện An Phước (nay là Ninh Phước). Tuy nhiên,
rừng của khu Rừng Khô Phan Rang đã bị phá hủy nghiêm trọng trong những năm giữa
thập kỷ 90. Do vậy, Sở NN&PTNT tỉnh Bình Thuận đã lựa chọn một vùng ven biển ở
phía bắc có hệ sinh thái rừng khô hạn, với trung tâm là Núi Chúa để thiết lập một khu
bảo tồn thay thế (Lê Trọng Trải pers. comm.).
Trong năm 1997, Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng đã xây dựng dự án đầu
tư và đổi tên thành Khu Bảo tồn thiên nhiên Rừng khô hạn Núi Chúa (Anon. 1997).
Dự án đầu tư này đã được Bộ NN&PTNT phê chuẩn ngày 12/01/1998 theo Quyết định
số 243/BNN-PTLN và Uỷ ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận phê chuẩn ngày 01/04/1998
theo Quyết định số 659/QĐ-UBND. Cũng trong tháng 4/1998, UBND tỉnh đã thành

lập Ban Quản lý Khu Bảo tồn Thiên nhiên với 30 cán bộ, trong đó có 18 cán bộ kiểm
lâm hoạt động tại một văn phòng và trạm kiểm lâm (Chi cục Kiểm lâm Ninh Thuận,
2000).
Tổng diện tích của khu bảo tồn thiên nhiên theo dự án đầu tư là 29.673 ha. Tuy
nhiên, khi phê chuẩn dự án đầu tư, Bộ NN&PTNT đã quyết định chuyển 5.320 ha
ra khu vực vùng đệm, do đó diện tích của vùng bảo tồn thiên nhiên chỉ cịn 24.353 ha,
trong đó phân khu bảo vệ nghiệm ngặt có diện tích 16.087 ha, phân khu phục hồi sinh
thái có diện tích 8.261 ha và phân khu hành chính dịch vụ là 5 ha. Thêm vào đó, một
vùng đệm có diện tích 11.200 ha cũng được xác định (Anon. 1997).

xvi


Ngày 9/07/2003, Khu BTTN Núi Chúa được chuyển hạng thành VQG Núi
Chúa theo Quyết định số 134/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo Quyết
định này diện tích của VQG là 29.865 ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiệm ngặt là
16.087 ha, phân khu phục hồi sinh thái 6.421 ha và phân khu hành chính dịch vụ là 5
ha.
2.2.2. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
VQG Núi Chúa nằm về phía Đơng Bắc tỉnh Ninh Thuận, cách thị xã Phan Rang
- Tháp Chàm khoảng 20 km. Phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hịa, phía Nam giáp tỉnh lộ
702, phía Tây giáp quốc lộ 1A, phía Đơng giáp Biển Đơng.
Hình 2.1. Bản Đồ Vuờn Quốc Gia Núi Chúa

Nguồn: Phòng DLST - GDMT, VQG Núi Chúa
b. Diện tích
Theo quyết định số 134/2003/QĐ-CP ngày 09/07/2003 của thủ tướng chính
phủ, tổng diện tích tự nhiên Vườn Quốc Gia Núi Chúa là 29.865 ha, trong đó:
- Phần diện tích trên đất liền: 22.513 ha.

- Phần diện tích trên biển: 7.352 ha.
xvii


- Vùng đệm của VQG Núi Chúa: 7.350 ha.
c. Địa hình
-

Khu vực Núi Chúa là một khối núi khá liền lạc, nhìn từ ảnh vệ tinh thì Núi

Chúa có hình dạng như một con rùa có đầu quay về phía Nam, đi là phần nhơ ra của
mũi Xốp thị vào vịnh cam Ranh như đang từ biển bò lên đất liền. Khối núi này có
nhiều đỉnh ở các độ cao khác nhau, mà đỉnh cao nhất là đỉnh núi Cô Tuy có độ cao
1.039 m.
-

Địa hình thấp dần từ trung tâm ra, phần phía bắc và tây có độ dốc lớn hơn phía

nam và phía đơng. Phía tây và tây nam địa hình bị chia cắt do có các khối núi nhỏ tạo
thành các thung lũng sườn núi theo hướng đơng bắc - tây nam, cịn phía bắc, đơng và
đơng nam địa hình ít bị chia cắt, thấp dần từ đỉnh núi ra biển.
-

Địa hình có độ cao dưới 300 m: phân bố phía đơng và nam và các khu vực ở

phía bắc giáp biển, địa hình ít bị chia cắt, độ dốc dưới 200.
-

Địa hình có độ cao từ 300 – 700 m: phân bố phía tây và tây nam, địa hình bị


chia cắt mạnh, hình thành các thung lũng và sườn vách dốc trên 200, cho đến 350.
-

Địa hình có độ cao trên 700 m: phân bố phần trung tâm, có nhiều đỉnh núi ở các

độ cao khác nhau, bị ngăn cắt bởi các thung lũng, có độ dốc từ 200 đến 400.
d. Địa chất thổ nhưỡng
VQG Núi Chúa nằm trong miền Trường Sơn Nam thuộc địa đới Kontum, có
tuổi địa chất cách đây hàng triệu năm, được cấu tạo chủ yếu trên nền địa chất vững
chắc của khối magma xâm nhập và phún xuất xen kẽ nhau với 3 loại đá mẹ đặc trưng
là: Andelit, đá Liparit (Riolit) và Granite chiếm chủ yếu ở khu vực này. Ở ven rìa khối
núi là trầm tích đệ tứ nguồn gốc biển và đầm lầy biển. Trên cơ sở nền đá mẹ này, q
trình phong hố hình thành đất có các loại đất chính như sau: đất bạc màu trên đá
Magma acid và cát, đất xám nâu vàng bán khô hạn, đất vàng đỏ trên đá mẹ magma
acid, đất xói mòn trơ sỏi đá, đất cát, đất phù sa, đất mặn đầm lầy.
e. Thủy văn
Do địa hình hiểm trở, độ dốc cao 10 - 25o nên đã hình thành hệ thống suối trong
vùng với mật độ khe suối 0,7 km/km2. Trong khu VQG có các suối với diện tích lưu
vực nước lớn như: suối Nước Ngọt, suối Kiền Kiền, suối Đông Nha.

xviii


Hầu hết các suối trên đều bắt nguồn từ các khu vực núi cao chảy ra biển Đơng.
Ngồi ra, VQG Núi Chúa có khoảng hơn 40 km bờ biển trong đó có một số bãi cát và
cồn cát nhỏ, và có một hồ nước nhỏ trên núi Đá Vách, ở gần biển khu vực Vĩnh Hy có
nước ngọt tồn đọng quanh năm, là nơi có khá nhiều thực vật thân thảo, cây bụi và
động vật: thú, lưỡng thê, bò sát sinh sống.
Thủy triều trong khu vực mang tính bán nhật triều khơng đều, trong ngày có hai
lần triều lên và hai lần triều rút. Độ lớn của thuỷ triều trong kì nước cường khoảng 2 3,5 m.

f. Khí hậu và thời tiết
Nhiệt độ và lượng mưa: Chế độ nhiệt của khu vực mang những nét đặc trưng
của chế độ nhiệt miền Nam, khơng có mùa đơng lạnh, nhiệt độ trung bình năm xấp xỉ
260C, nhiệt độ tháng lạnh nhất khơng xuống thấp hơn 230C (do địa hình thấp, đồng
bằng), nền nhiệt độ các tháng trong năm khá ổn định theo kiểu chuyển tiếp khí hậu
xích đạo - nhiệt đới. Các yếu tố cực trị về nhiệt có thể thấy qua các trị số cực tiểu như
nhiệt độ tối thấp tuyệt đối có thể đạt 14 - 150C ở đồng bằng và giảm thêm theo độ cao.
Độ ẩm khơng khí liên quan đến chế độ nhiệt và mưa như trên nên độ ẩm trung bình chỉ
khoảng 80%, trong các tháng mùa mưa thì cũng chỉ đạt khoảng 85%, trong các tháng
mùa khơ, độ ẩm tối thấp tuyệt đối có thể xuống dưới 20 - 25%.
Khí hậu: Khu vực VQG Núi Chúa nằm lọt hồn tồn trong khu vực khí hậu
ven biển miền Trung thuộc vùng khí hậu nam Trung Bộ với đặc điểm là khơ hạn cao
trong tồn bộ chế độ mưa - ẩm, mà đặc điểm này liên quan đến vị trí bị che khuất của
vùng này bởi các vịng cung núi bao bọc phía bắc, tây và nam với hai luồng gió mùa
chính. Trong vùng khí hậu khơ hạn này thì khu vực Phan Rang được coi là trung tâm
khơ hạn nhất nước, với lượng mưa trung bình năm dưới 700 mm, có những năm dưới
500 mm.
Mùa mưa ở khu vực này đến muộn so với các vùng khác và kết thúc cũng sớm
hơn, bắt đầu khoảng tháng 9 - 10 và kết thúc khoảng tháng 12. Theo Luận chứng Khoa
học của VQG Núi Chúa, tính tốn các chỉ số nhiệt và mưa hàng tháng thì khu vực này
có 9 tháng khô, 4 tháng hạn và 2 tháng kiệt và được xếp vào loại khô hạn nhất ở Việt
Nam.

xix


2.2.3. Tài nguyên thiên nhiên
a. Tài nguyên rừng
VQG Núi Chúa có tài nguyên rừng rất phong phú và đa dạng với diện tích rừng
khơ hạn rộng lớn đặc trưng và độc đáo của Việt Nam, diện tích rừng thường xanh cây

lá rộng xen kẽ cây lá kim đặc trưng của vùng khí hậu á nhiệt đới ẩm cịn mang tính
chất nguyên sinh.
Hệ thực vật rừng: Theo kết quả điều tra năm 2001 - 2002, hệ thực vật rừng ở
VQG Núi Chúa khá phong phú đa dạng và mang tính khơ hạn rõ rệt với các kiểu rừng
chính sau:
1)

Kiểu thực vật trên cát biển.

2)

Kiểu rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới.

3)

Kiểu chuông gai hạn nhiệt đới.

4)

Kiểu trảng cây to cây bụi cỏ cao khơ nhiệt đới.

5)

Kiểu rú kín lá cứng hơi khơ nhiệt đới.

6)

Kiểu rừng kín thường xanh hơi ẩm nhiệt đới núi thấp.

Qua điều tra đã ghi nhận được 1.265 lồi thực vật bậc cao có mặt trên cạn nằm

trong 85 bộ, 147 họ và 596 chi thuộc 7 ngành thực vật khác nhau (Việt Nam có 8
ngành thực vật bậc cao có mặt hiện hữu thì ở VQG núi chúa có tới 7 ngành, chiếm tới
87%, chỉ thiếu ngành cỏ Tháp Bút) bao gồm:
Những loài thực vật đã được ghi nhận có những giá trị khác nhau:
-

Cây có giá trị kinh tế về gỗ: Có khoảng 19 họ, 24 chi, 42 lồi, với một số
lồi điển hình: Gõ đỏ, Cẩm lai, Cẩm thị,Thông lông gà, Kim giao Trung
bộ.

-

Cây có giá trị dược liệu: Có khoảng 94 họ, 309 loài, phổ biển là: Xá xị,
Mã tiền, Quế chi, Trầm hương, Đỗ trọng trắng, Sa nhân.

-

Cây làm cảnh: 28 họ, 53 chi, 104 lồi. Họ điển hình là họ Lan
(Orchidaceae), có nhiều lồi có giá trị như: Quế lan hương
(Aeridesfalcatum), Lan thủy tiên (Dendrobium Parmeti), Lan vảy rồng
(D.aggregatum), Lan báo thủy (Dendrobium secundum (Bl.) Lindl..).
Đặc biệt có nhiều lồi địa lan ở đỉnh núi thuộc khí hậu bán ẩm.

xx


-

Cây đặc hữu: Thực vật VQG Núi Chúa khơng có đặc hữu nhưng có một
số chi và 99 lồi đặc hữu có tên đia danh phân bố ở Phan Rang thuộc 42

họ khác nhau, trong đó có 9 chi.

-

Thực vật quý hiếm cần bảo vệ nghiêm ngặt: Có khoảng 35 loài nằm
trong 10 họ thực vật khác nhau. Đáng chú ý là: Trầm hương, Mun, Gõ
cà, Gõ mật, Trắc Việt.

Hệ động vật rừng: Kết quả điều tra năm 2001 - 2002 về hệ động vật như sau:
Bảng 2.1.Hệ Động Vật tại Vườn Quốc Gia Núi Chúa
STT
1
2
3
4
Tổng

Lớp
Thú
Chim
Bị sát
Ếch nhái

Bộ
8
17
3
1
29


Họ
Lồi
23
72
49
181
13
36
4
17
89
306
Nguồn tin: BQLVQG Núi Chúa

Động vật VQG Núi Chúa phân bố theo nhiều sinh cảnh khác nhau. Mỗi sinh
cảnh đặc trưng cho một tập đoàn động vật thường trú ngụ và kiếm ăn. Có thể chia
thành 3 sinh cảnh chính như sau:
- Sinh cảnh rừng thường xanh trên núi thấp: Đây là dạng sinh cảnh tập trung
trên các triền núi như Chúa Anh, Chúa Em, Đá Vách. Nơi đây tập trung nhiều loài thú
nhất (khoảng 51 loài, chiếm 82,25% tổng loài thú trong Vườn). Đặc trưng là Cu li nhỏ,
Chà vá chân đen, Báo Gấm, Sơn Dương, v.v. Bên cạnh đó có, có khoảng 97 loài chim,
chủ yếu là các loài thuộc họ Chèo Bẻo, Quạ, Khướu, Cu Cu và một số loài quý hiếm
đang bị đe dọa như Khách đuôi cờ, Niệc nâu, v.v. Ngồi ra, sinh cảnh này cịn có
khoảng 36 lồi bị sát, ếch nhái đặc trưng là: Rồng đất, Kì đà vân, Rắn lục xanh, Trăn
đất, các lồi họ Rùa đầm.
- Sinh thái rừng khô hạn và trảng cỏ: Các khu vực khô hạn và trảng cỏ thường
tiếp giáp với rừng thường xanh. Do vậy coi thể coi đây là khu vực vành đai nối liền
rừng thường xanh với sinh cảnh bãi cát ven biển. Có 38 lồi thú, chủ yếu là Cheo cheo
Nam Dương (Trangulus javanicus), Mèo rừng (Felis bengalensis), Sóc chuột lửa
(Tamiops Rodophei), Thỉ rừng (Lepus nigricollis),v.v. Đây là nơi sinh sống và kiếm ăn

của nhiều loài chim nhất: 115 loài (chiếm 63.54% số loài). Đặc biệt là Công, Trĩ sao,
Gà tiền mặt đỏ, chỉ phân bố ở sinh cảnh này. Ngồi ra cịn 9 lồi bị sát, ếch, nhái, chủ
xxi


yếu là các lồi Thằn lằn bóng đốm (Mabuya macularia), Nhông xanh (Calostes
vesicolor), Nhông xám (Calos Mystaceus), Rắn leo cây (Dendrelaphis pictus).
- Sinh cảnh ven biển và khu dân cư: Sinh cảnh này đặc trưng bởi các bãi cát ven
biển và khu vực canh tác nông nghiệp xung quanh các thơn bản. Sinh cảnh này tập
trung nhiều lồi thú nhỏ và một số loài thú kiếm ăn gần với khu dân cư gốm 30 lồi
như Chuột, Sóc, Thỏ, v.v. Khoảng 98 lồi chim gồm các lồi Dẽ, Mịng Biển, Nhàn,
các loại Cị và 24 lồi bị sát, ếch nhái. Đặc trưng nhất cho dạng sinh cảnh này là
nhóm Rùa biển: Rùa da (Dermochelys coriacea), Vích (Chelonia mydas), Đồi mồi
(Eretmochelys imbricata) và Quảng đồng (lepidochelys olivacea). Ngồi ra cịn có các
lồi Nhông cát (Leiolepis spp.), Rắn cát (psamdomophis condanarus), Rắn nước
(Xenochrophis oiscator),v.v.
b. Tài nguyên biển
Nằm trong giới hạn từ Mũi Đá vách phía bắc cửa đẩm Vĩnh Hy kéo dài đến
Hịn Chông, chiều dài đường bờ khoảng 24,5 km và nơi có chiều rộng nhất là 4,5 km là nơi phân bố của nhiều loài sinh vật biển với thành phần như sau:
Về san hơ: Tổng cộng có khoảng 307 lồi san hô cứng tạo rạn thuộc 59 giống,
15 họ. Trong đó có 46 lồi được ghi nhận phân loại mới. Hầu hết các dãy rạn san hơ
đều trong tình trạng khá tốt với độ bao phủ san hô cứng trung bình là 30%, phân bố từ
dưới 10% đến ở 50%, độ che phủ cao nhất ở những điểm nước cạn như Hịn Đeo, Bãi
Lớn với tỷ lệ tình trạng sống - chết hết sức khả quan là 3:1. Số san hơ chết là rất thấp
(trung bình 9%).
Điểm đặc biệt là sự phát triển rộng các dãy rạn chịu ảnh hưởng của thủy triều
kéo dài ngoài khơi từ các khu vực lân cận Mỹ Hòa - Thái An- Hang Rái, sâu từ 8 đến
15 m. Xa dần về phía Bắc, mức độ các dãy rạn phát triển theo độ dốc hình thành dãy
rạn riềm hẹp ven bờ (khu vực Hòn Tai và Bình Tiên) và các dãy rạn nhỏ nối với nhau
(Bãi Nhỏ). Các khu vực phong phú nhất như Bãi Nhỏ, Bãi Hõm, Hang Rái có hơn 1/3

trên tổng số san hơ cứng (>110 trong số 307 lồi).
Chiều dài rạn san hơ ở Hang Rái, Mỹ Hịa có thể kéo dài 1 km từ bờ.
Phần lớn các rạn san hô trong khu vực này thuộc vào dạng rạn riềm với 2 loại:
rạn riềm điển hình (chiếm tỷ lệ lớn) và khơng điển hình, điều đó chứng tỏ rạn san hơ
trong khu vực này có điều kiện phát triển thuận lợi trong một thời gian dài.
xxii


Về rùa biển: Vùng biển xã Vĩnh Hải, tỉnh Ninh Thuận được xem là vùng có
nhiều rùa biển thứ 2 ở Việt Nam (sau vườn quốc gia Côn Đảo), với 4 loài:
+ Rùa xanh (Chelonia mydas).
+ Rùa đầu to (Careta careta).
+ Đồi mồi (Eretmochelys imbricata).
+ Vích (Lepidochelys olivacea).

2.2.4. Tình hình kinh tế xã hội
VQG Núi Chúa nằm trên địa giới hành chính của 05 xã Vĩnh Hải, Cơng Hải,
Lợi Hải, Phương Hải và Nhơn Hải, một xã thuộc vùng đệm là Tri Hải thuộc huyện
Ninh Hải với tổng số dân toàn vùng quy hoạch là 53.409 người gồm người Kinh chiếm
75%, người Raglay chiếm 22%, người Chăm chiếm 3% và một số rất ít hộ người Hoa.
Hầu hết các hộ người kinh đều tập trung trên 2 trục đường giao thơng chính là quốc lộ
1A và tỉnh lộ 702. Tất cả các hộ dân đều đã được định cư. Đặc biệt có hai thơn người
dân tộc Raglay có số hộ ít nhất nhưng lại phân bố vào sâu trong vườn (thôn Cầu Gẫy
và thôn Đá Hang xã Vĩnh Hải).
Ngành nghề chính là sản xuất nơng nghiệp nhưng do đất đai khô cằn, chưa chủ
động được nguồn nước tưới tiêu nên hàng năm lương thực sản xuất ra không đủ tự
cấp, tự túc. Tình trạng dựa vào rừng để săn bắn chim thú, đốt than, phát rừng làm rẫy,
trồng hoa màu, cây ăn quả đổi lấy lương thực vẫn còn phổ biến. Vì vậy diện đói nghèo
ở đây cịn rộng, chủ yếu vào các hộ thuần nông và đồng bào dân tộc Raglay. Đặc biệt
ở 2 xã Lợi Hải, Công Hải tỷ lệ hộ đói và nghèo chiếm trên 30%. Nguyên nhân do diện

tích đất canh tác nơng nghiệp ruộng 02 vụ ít và lại chưa có trình độ thâm canh, mặt
khác do phong tục tập quán hủ lậu còn nặng nề. Đến nay tuy đã khắc phục được phần
nào nhưng vẫn chưa triệt để.
Nghề chăn ni: Chủ yếu là bị, dê, cừu theo tập quán thả rong. Do đó có
những tác động xấu không chỉ với hoa màu, cây lương thực mà còn đối với cả rừng
trồng.
Ngành nghề khác: Đánh bắt hải sản và làm muối. Các hộ dân sống bằng nghề
này có mức sống cao hơn so với nghề nông thuần túy. Tuy nhiên, số lao động đầu tư
cho lĩnh vực này chiếm tỉ trọng thấp (7%). Một bộ phận hộ dân tiểu thương buôn bán
nhỏ và làm dịch vụ vẫn là hộ ln có thu nhập cao và khá ổn định.
xxiii


Văn hóa, giáo dục: Các xã đều có trường mẫu giáo và tiểu học, riêng phổ
thông cơ sở và trung học tập trung ở hai xã Nhơn Hải và Khánh Hải nằm ngoài vùng
quy hoạch.
Số người mù chữ hiện nay vẫn còn chiếm tỉ lệ khá cao, đây là một thực trạng
rất cần được quan tâm đầu tư để nâng cao dân trí.
Do điều kiện kinh tế và sinh hoạt hết sức khó khăn ở vùng sâu và xa, tại nhiều
thơn người dân tộc Raglay cịn thiếu giáo viên, đặc biệt là đối với hệ tiểu học, CSVC
của nhà trường bị xuống cấp và còn nhiều thiếu thốn. Mặc dù đã có sự cố gắng của
chính quyền địa phương song vẫn gặp khơng ít khó khăn.
Về y tế: Các xã đều có trạm xá (mỗi xã có từ 1 - 2 cơ sở), mỗi trạm xá có
khoảng 5 giường bệnh và 3 - 5 thầy thuốc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Nhìn
chung, khó khăn đối với ngành y tế nơng thơn vẫn là tình trạng thiếu thuốc men.
Về giao thông: Đang được đầu tư phát triển nhưng chưa hoàn chỉnh nên phần
nào hạn chế sự giao lưu kinh tế giữa các xã trong vùng. Vì vậy, nếu được đầu tư nâng
cấp hoàn chỉnh sẽ tạo sự giao lưu kinh tế thuận lợi giữa các xã vùng sâu, vùng xa,
đồng thời tạo vành đai kiểm soát rất tốt cho việc bảo vệ tài nguyên rừng trong
2.2.5. Tiềm năng về du lịch sinh thái và những vấn đề hạn chế trong quá

trình phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Núi Chúa
a. Tiềm năng về du lịch sinh thái
Qua kết quả nghiên cứu và khảo sát của các tổ chức trong và ngoài nước cho
thấy VQG Núi Chúa có tiềm năng tài nguyên du lịch rất phong phú và đa dạng, đặc
biệt là về tài nguyên du lịch tự nhiên.
- Tại VQG Núi Chúa có các sinh cảnh rừng tự nhiên, các đồi núi, vùng ven
biển, có 18 bãi biển có cảnh quan rừng, biển rất đẹp và mang đậm tính hoang sơ như:
Bình Tiên, Bãi Thùng, Vĩnh Hy, Thái An, v.v. Ở đây cịn có một hiện tượng thiên
nhiên kỳ thú như Hồ treo trên núi Đá Vách (Ao Hồ).
Hình 2.2. Bãi Thùng - Vườn Quốc Gia Núi Chúa

xxiv


×