Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Ảnh hưởng của liều lượng kali đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống ngô nếp vn2 trong vụ xuân 2009 tại htx vỹ dạ - thành phố huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.3 KB, 58 trang )

MỤC LỤC.
MỤC LỤC 1
PHẦN 1 3
MỞ ĐẦU 3
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 3
1.2. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI 5
1.3. YÊU CẦU 5
PHẦN 2 5
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NGÔ TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM 5
2.1.1. Trên thế giới 5
Bảng 2.1.2. Tình hình sản xuất ngô của một số nước 7
sản xuất ngô chính năm 2007 7
2.1.2. Tại Việt Nam 8
2.1.3. Tại Tỉnh Thừa Thiên Huế 11
2.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU PHÂN BÓN CHO NGÔ TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM 13
2.2.1. Tình hình nghiên cứu phân bón cho ngô trên thế giới 14
2.2.2. Tình hình nghiên cứu phân bón cho ngô ở Việt Nam 16
2.3. NHU CẦU VÀ VAI TRÒ DINH DƯỠNG (ĐẠM, LÂN, KALI) VỚI CÂY NGÔ 17
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
3.1. VẬT LIỆU NGHIỆN CỨU 19
3.2. ĐẤT THÍ NGHIỆM 19
3.3. PHƯƠNG PHÁP BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM 19
3.3. DIỄN BIẾN THỜI TIẾT KHÍ HẬU 20
3.5. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ÁP DỤNG: 22
3.5.1. Làm đất: 22
3.5.2. Thời vụ : 22
3.5.3. Khoảng cách, mật độ trồng: 22
3.5.4. Bón phân: 22
3.5.5. Chăm sóc: 22
3.6. CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP THEO DÕI CÁC CHỈ TIÊU 23


3.6.1. Thời gian sinh trưởng, phát triển 23
cao cây và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây qua các thời kỳ theo dõi 23
3.6.3. Theo dõi động thái ra lá của cây ngô qua các thời kỳ 23
1
3.6.4. Các chỉ tiêu về hình thái 23
3.6.5. Các chỉ tiêu về khả năng chống đổ 24
3.6.6. Tình hình sâu bệnh hại 24
3.6.7. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 24
3.7. PHƯƠNG PHÁP THEO DÕI CÁC CHỈ TIÊU 24
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25
4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY
NGÔ 25
4.1.1. Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây ngô 25
Bảng 4.1. Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây ngô 25
4.1.2. Nghiên cứu về tăng trưởng chiều cao cây 29
Bảng 4.2. Chiều cao cây và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây qua các thời kỳ theo dõi.
30
Biểu đồ 1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây 34
4.1.3. Nghiên cứu động thái ra lá của các công thức 35
Bảng 4.3. Số lá và tốc độ ra lá qua các thời kỳ theo dõi 35
Biểu đồ 2. Động thái tăng trưởng số lá 38
4.2. CÁC CHỈ TIÊU VỀ HÌNH THÁI CỦA CÂY NGÔ 39
Bảng 4.4. Các chỉ tiêu về hình thái của cây ngô ở các công thức bón liều lượng kali khác nhau 40
4.3. VỀ KHẢ NĂNG CHỐNG ĐỔ CỦA CÂY 46
Bảng 4.5. Khả năng chống đổ của cây ngô ở các công thức thí nghiệm 46
4.4. TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI Ở CÁC CÔNG THỨC 47
Bảng 4.6. Tình hình sâu bệnh hại ở các công thức thí nghiệm 48
4.5. NĂNG SUẤT VÀ CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG SUẤT 50
Bảng 4.7. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 51
Biểu đồ 3. NSLT bắp tươi, NSLT hạt tươi, NSTT bắp tươi 55

PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 56
5.1. KẾT LUẬN 56
5.1.1. Về thời gian sinh trưởng 56
5.1.2. Về chiều cao cây và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây 56
5.1.3. Về số lá và động thái ra lá 56
5.1.4. Về các chỉ tiêu hình thái 57
5.1.5. Về khả năng chống đổ 57
5.1.6. Về tình hình sâu bệnh hại 57
5.1.7. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 57
5.2. ĐỀ NGHỊ 58
2
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngô là cây 1 lá mầm có tên khoa học là Zeamaye L. thuộc họ hòa thảo
Gramineae, ngô xuất hiện rất sớm trên thế giới, đầu tiên ở Mêhicô và Peru và
loại cây có giới hạn sinh tháí rộng từ 38 vĩ độ Nam đến 39 vĩ độ Bắc, nên có thể
trồng ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới.
Hàng năm, diện tích, năng suất và sản lượng ngô đều tăng, ngô đứng thứ
3 về diện tích, thứ 2 về sản lượng và thứ 1 về năng suất trong các loại ngũ cốc.
Chính vì thế mà ngô có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp toàn
cầu, là nguồn cung cấp lương thực nuôi sống 1/3 dân số thế giới. Tất cả các bộ
phận của cây ngô từ hạt, đến thân, lá ngô đều có thể sử dụng được để làm thức
ăn cho người, gia súc hoặc sản xuất ethanol để chế biến xăng sinh học. Ngô là
cây trồng có năng suất rất cao, năng suất kỷ lục ở Mỹ đã đạt tới 22 tấn hạt/ha.
Những nước trồng ngô nhiều là Mỹ, Nga, Braxin, Ấn độ, Inđônixia.…
Ở Việt Nam, ngô được đưa vào cách đây khoảng 300 năm và đã trở thành
cây lương thực chính sau lúa, nhất là đối với đồng bào dân tộc miền núi, ngô
được sử dụng thay thế lúa gạo. Những năm gần đây, diện tích, năng suất và sản
lượng ngô không ngừng tăng lên. Thể hiện rõ vào năm 1985, năng suất ngô đạt

1,4 tấn/ ha thì mười năm sau (1995) năng suất ngô đạt 2,13 tấn/ha, năm 2007
3
đạt 3,85 tấn/ ha. Và dự đoán trong những năm tới ngô vẫn là cây có vai trò quan
trọng ở nước ta.
Để tạo ra khối lượng sản phẩm như vậy thì không chỉ riêng ngô mà bất
kỳ cây trồng nào cũng đều phải sử dụng một lượng dinh dưỡng nhất định từ bên
ngoài. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay đất nông nghiệp ngày càng bị thu
hẹp và trở nên cạn kiệt, thoái hoá do xói mòn, rửa trôi… ô nhiễm do các chất
thải của các nhà máy, ngoài ra do sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật bừa
bãi, lãng phí…. Chính vì vậy vấn đề đặt ra là phải bón phân làm sao cho cân đối
và hợp lý để cải tạo độ phì nhiêu của đất và tăng năng suất cây trồng đang ngày
càng trở nên bức thiết, đó chính là chìa khoá đảm bảo một nền nông nghiệp bền
vững trong tương lai.
Chính vì vậy phân bón là yếu tố quyết định lớn đến năng suất và phẩm
chất cây trồng. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy rằng phân bón làm tăng năng
suất cây trồng khoảng 30 - 35%. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy cây ngô đã
lấy khỏi đất một lượng lớn về đạm, lân, kali trên một ha đất canh tác. Vì vậy, để
thu được năng suất ngô cao, ổn định hàng năm cần bổ sung một lượng lớn chất
dinh dưỡng thông qua việc bón phân cho đất [1].
Đối với cây ngô, kali được coi là yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng đến năng
suất. Tuy nhiên, việc sử dụng kali ở nước ta nói chung cũng như tỉnh Thừa
Thiên Huế nói riêng còn nhiều hạn chế, đặc biệt là liều lượng và thời gian bón.
Việc sử dụng phân bón nói chung cũng như phân kali không đúng liều lượng thì
không những ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển, làm giảm năng suất mà còn
gây ô nhiễm môi trường sinh thái.
Để góp một phần nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế đồng thời tìm
ra liều lượng bón kali hợp lý nhất đem lại năng suất cao cho người dân trồng
ngô trên địa bàn Thừa Thiên Huế. Xuất phát từ mục địch đó, chúng tôi tiến
hành thực hiện đề tài: "Ảnh hưởng của liều lượng Kali đến sinh trưởng, phát
triển và năng suất của giống ngô nếp VN

2
trong vụ xuân 2009 tại HTX Vỹ Dạ
- Thành phố Huế ".
4
1.2. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI
- Tìm hiểu ảnh hưởng của kali đến sinh trưởng, phát triển, năng suất ngô
nếp VN2 tại Thừa Thiên Huế.
- Tìm ra được liều lượng kali thích hợp với sinh trưởng, phát triển và năng
suất của ngô nếp.
1.3. YÊU CẦU
- Đánh giá ảnh hưởng của kali đến khả năng sinh trưởng, phát triển và
năng suất của ngô.
- Đưa lại hiệu quả kinh tế.
Phần 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NGÔ TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM
2.1.1. Trên thế giới
Ngô là cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Trên
thế giới ngô đứng thứ ba về diện tích, thứ hai về sản lượng và thứ nhất về
năng suất [3].
Cây ngô được trồng phổ biến triên 90 quốc gia, trong đó Brazin, Trung
Quốc, Ấn Độ là những nước trồng ngô với diện tích trên 5 triệu ha [2].
Sản lượng ngô trên thế giới tăng nhanh trong những năm qua, một phần
do tăng diện tích (chủ yếu ở các nước đang phát triển) phần lớn do tăng năng
suất. Mặt khác do áp dụng những tiến bộ khoa học trong chọn tạo giống các nhà
chọn tạo giống đã chọn tạo ra những giống ngô cho năng suất cao đáp ứng được
nhu cầu của thị trường và đảm bảo an ninh lương thực của nhiều quốc gia
(GMO.COMPAS).
Ở các nước phát triển tốc độ tăng sản lượng ngô hàng năm xấp xỉ 3,8%
và hầu như tăng sản lượng là do tăng năng suất. Còn các nước đang phát triển

thì diện tích trồng ngô chiếm 60% tổng diện tích trồng ngô trên thế giới, và
5
hàng năm còn tăng thêm 1,1% nhưng do hầu hết còn dùng các giống ngô thụ
phấn tự do nên năng suất còn hạn chế, sản lượng chỉ chiếm 35% tổng sản lượng
ngô trên toàn thế giới và sản lượng hàng năm tăng chủ yếu là do tăng diện tích.
So với lúa mì và lúa nước thì tình hình sản xuất ngô đã có những biến
chuyển rõ rệt và ngày càng được phát triển. Thể hiện rõ: Vào năm 1961 năng
suất ngô trung bình của thế giới chưa đến 20 tạ/ha, nhưng đến năm 2004 đã đạt
49,9 tạ/ha. Năm 2007, theo USDA, diện tích ngô đã vượt qua lúa nước, với 157
triệu ha, năng suất 4,9 tấn/ha và sản lượng đạt kỷ lục với 766,2 triệu tấn. Với
lúa nước năm 1961 có diện tích là 115,26 triệu ha, năng suất 18,7 tạ/ha và sản
lượng là 251,27 triệu tấn; năm 2007 có diện tích 153,7 triệu ha, năng suất 41
tạ/ha, sản lượng 626,7 triệu tấn. Còn lúa mì, năm 1961 có diện tích là 200,88
triệu ha, năng suất 10,9 tạ/ha, sản lượng 219,22 triệu tấn và năm 2007 các số
liệu tương ứng là 217,2 triệu ha, 28 tạ/ha và 603,6 triệu tấn (FAOSTAT, USDA
2008).
Từ năm 2003 trở lại đây, sản lượng ngô thế giới tiếp tục tăng, tình hình
tiêu dùng và dự trữ ngô cũng tăng tương ứng. Sản lượng ngô thế giới năm 2003
đạt 642.476 triệu tấn, năm 2004 đạt 724.233 triệu tấn, năm 2005 đạt 692.034
triệu tấn, năm 2006 đạt 704.200 triệu tấn và đến năm 2007 sản lượng đã đạt
766.200 triệu tấn.
Tương ứng với thời gian trên diện tích trồng ngô trên thế giới là 144.337
triệu ha, 146.939 triệu ha, 147.017 triệu ha, 148,600 triệu ha và năm 2007 diện
tích là 157 triệu ha. Năng suất hàng năm cũng được tăng lên. Điều đó thể hiện
rỏ qua bảng:
Bảng 2.1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô thế giới
từ năm 2003 - 2007
Năm
Diện tích
(Triệu ha)

Năng suất
(Tấn/ha)
Sản lượng
(Triệu tấn)
2003 144.337 4.45 642.476
2004 146.939 4.93 724.233
2005 147.017 4.71 692.034
2006 148.600 4.70 704.200
6
2007 157.000 4.90 766.200
(Nguồn: FAO, 2007)
Do có những ưu điểm nổi bật so với các loại cây trồng khác nên cây ngô
được trồng hầu hết ở các nước trên thế giới. Trong các nước sản xuất ngô lớn
thì Mỹ vẫn là nước có tình hình sản xuất ngô lớn nhất thế giới. Đó là do Mỹ áp
dụng các biện pháp kỹ thuật khoa học tiên tiến, công nghệ chọn tạo giống hiện
đại vào sản xuất đặc biệt sử dụng các giống ngô lai nên năng suất, sản lượng
ngô ngày càng tăng lên rỏ rệt.
Năm 2007 diện tích là 28.789 triệu ha, năng suất đạt 3.41 tấn/ha và có
sản lượng là 256.904 triệu tấn chiếm 40.62% tổng sản lượng ngô trên thế giới.
Tiếp đến là các nước: Trung Quốc (114.175 triệu tấn), Braxin (47.809 triệu tấn),
Mêhico (19.652 triệu tấn) [14]
Bảng 2.1.2. Tình hình sản xuất ngô của một số nước
sản xuất ngô chính năm 2007
Nước
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(triệu tấn )

Thế giới 142.331 3.41 637.444
Mỹ 28.789 8.92 256.904
Trung Quốc 23.520 4.85 114.175
Braxin 12.935 3.70 47.809
Mêhicô 7.780 2.53 19.652
Achentina 2.323 6.47 15.040
Ấn Độ 7.000 2.11 14.800
Pháp 1.667 7.14 11.898
Nam phi 3.350 2.90 9.714
Cannda 1.226 7.82 9.587
7
(Nguồn: Faostat 2007)
Hiện nay, nhu cầu sử dụng ngô của con người ngày càng cao, mỗi bộ
phận của cây ngô được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Hạt ngô chủ
yếu dùng cho chăn nuôi gia súc, gia cầm, các chất dinh dưỡng trong hạt ngô,
gia súc, gia cầm tiêu hóa rất tốt (tỷ lệ tiêu hóa 90%). Ngoài hạt ngô, thân, lá ngô
còn là thức ăn xanh và ủ chua lý tưởng cho đại gia súc, đặc biệt là bò sữa. Ngô
cũng là nguồn cung cấp thực phẩm cho con người, đó là các giống ngô rau hay
còn gọi là ngô bao tử, người ta sử dụng làm thực phẩm tươi hoặc đóng hộp…
Gần đây, còn phát triển thêm các giống ngô ngọt dùng để ăn tươi hoặc được chế
biến thành sữa ngô, ngô ngọt đóng hộp, đóng lọ…Hạt ngô cũng là nguồn cung
cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, chủ yếu là làm nguyên liệu cho các
nhà máy sản xuất thức ăn gia súc. Ngoài ra hạt ngô còn được sử dụng để sản
xuất rượu cồn, tinh bột, dầu, glucoza, bánh kẹo, ngành công nghiệp gia công
bột… Gần đây nhất, nhờ công nghệ lên men tinh bột người ta đã dùng hạt ngô
để sản xuất ethanol là nguyên liệu thay thế xăng , dầu… Vì những giá trị to lớn
của cây ngô mà hàng năm trên thế giới tiêu thụ trung bình 731,4 triệu tấn.
Chính vì những ưu điểm đó trong tương lai diện tích, năng suất, sản lượng ngô
trên thế giới sẽ còn tiếp tục tăng.
2.1.2. Tại Việt Nam

Do tập quán canh tác cây lúa nước đã ăn sâu vào tiềm thức của người
Việt Nam nên trong thời gian dài cây ngô chưa được phát triển mạnh ở nước ta.
Chỉ đến giữa năm 1980, nhờ hợp tác với Trung tâm cải tạo ngô và lúa mì quốc
tế (CIMMYT), nhiều giống ngô cải tiến như TH2B, VM1, TH2A, HSB1, TSB1,
TSB2, TSB3, MSB49, MSB49B, Q2, CV1, VN1, nếp tổng hợp, nếp VN2 do
viện nghiêm cứu ngô chọn tạo và công việc nghiên cứu ngô mới thực sự được
quan tâm và chú ý. Sự xuất hiện của 14 giống ngô này trong sản xuất đã góp
phần đưa năng suất ngô trung bình tăng từ 1 tấn lên 1.5 tấn/ha vào đầu những
năm 1990.
8
Chính những giống ngô này cùng với kỷ thuật trồng ngô đã tạo ra nhận
thức mới của người dân đối với cây ngô. Do vậy, vào đầu năm 1980 diện tích
trồng ngô cả nước chỉ đạt 300 nghìn ha thì đến năm 1990 đã tăng lên khoảng
450 nghìn ha [4].
Với những sự cố gắng đó những năm qua, nước ta đã có sự chuyển biến
căn bản từ trồng ngô địa phương, trồng các giống ngô thụ phấn tự do sang trồng
ngô lai và các thí nghiệm, khảo nghiệm giống ngô nhập nội cũng như chọn tạo
các giống ngô lai phát triển mạnh. Vì vậy năng suất cây ngô ở nước ta đã tăng
lên đáng kể. Năm 2000 diện tích 730.2 nghìn ha, sản lượng 2005.9 nghìn tấn,
năng suất chỉ đạt 27.5 tấn/ha thìđến năm 2007 diện tích tăng lên 1067.9 nghìn
ha và sản lượng đạt 3854.5 nghìn tấn, và năng suất tăng lên 38.5 tấn/ha [10].
Với những kết quả đó ngô đã và đang được bà con nước ta xem trọng và mạnh
dạn đầu tư phát triển.
Bảng 2.1.3. Tình hình sản xuất ngô nước ta từ năm 2000 - 2007
Năm
Diện tích
(1000 ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng

(1000 tấn)
2000 730.2 27.5 2005.9
2003 912.7 34.4 3136.3
2004 991.1 34.6 3430.9
2005 1052.6 36.0 3787.1
2006 1033.1 37.3 3854.5
2007 1067.9 38.5 4107.5
(Nguồn: Niên giám thống kê 2007)
Tuy ngành sản xuất ngô Việt Nam đã có những bước phát triển đáng nổi
bật nhưng bên cạnh đó gặp phải nhiều thách thức:
Năng suất vẫn thấp so vơí trung bình thế giới (khoảng 82%). Giá thành
sản xuất còn cao, sản phẩm từ ngô còn đơn điệu. Sản lượng chưa đáp ứng đủ
nhu cầu trong nước, những năm gần đây phải nhập từ 500 - 700 nghìn tấn ngô
9
hạt để làm thức ăn chăn nuôi (theo số liệu của Cục chăn nuôi, năm 2006 theo
con đường chính thức nhập 564.488 tấn ngô, năm 2007 là 585.221 tấn).
Công nghệ sau thu hoạch chưa được chú ý đúng mức. Đặc biệt, các biện
pháp kỹ thuật canh tác, mặc dù đã đựơc cải thiện song vẫn chưa đáp ứng được
đòi hỏi của giống mới. Trong đó một số vấn đề đáng chú ý như khoảng cách,
mật độ, phân bón, thời vụ, phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại, bảo quản sau thu
hoạch chưa được quan tâm đúng mức.
Bên cạnh những thách thức thì cũng có nhiều cơ hội đang đến với ngành
ngô trong nước.
Về đầu ra: nhu cầu ngô đang tăng nhanh ở quy mô toàn cầu, do ngô
không chỉ được dùng làm thức ăn chăn nuôi và lương thực cho người mà hiện
nay lượng ngô để chế biến nhiên liệu sinh học (ethanol) đang ngày một tăng
nhanh. Mậu dịch ngô thế giới tăng liên tục những năm gần đây.
Về công nghệ chọn tạo giống: cùng với phương pháp chọn tạo giống
truyền thống ngày càng hiệu quả hơn thì việc ứng dụng công nghệ sinh học để
tạo ra các giống có khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận sinh học và phi

sinh học đã đạt được những kết quả quan trọng.
Đặc biệt hầu hết mọi vùng miền nước ta đều phù hợp để trồng ngô. Nhìn
vào bảng 2.1.4 (2006 - 2007) thấy được rỏ diện tích, năng suất, sản lượng các
vùng đều tăng điều đó càng thấy được rằng đây là một lợi thế cho ngành sản
xuất ở nước.
Bảng 2.1.4. Tình hình sản xuất ngô ở các vùng trong nước
năm 2006 - 2007
Vùng
Năm 2006 Năm 2007
Diện
tích
(1000 ha)
Năng
suất
(tạ/ha)
Sản
lượng
(1000 tấn)
Diện
tích
(1000 ha)
Năng
suất
(tạ/ha)
Sản
lượng
(1000 tấn)
ĐB Sông Hồng 79.2 41.0 324.8 84.7 41.7 352.8
Đông Bắc 217.7 28.2 614.5 236.0 31.5 744.1
Tây Bắc 158.0 29.2 460.9 172.0 31.5 541.3

Bắc Trung Bộ 148.2 34.9 516.8 137.3 86.0 404.8
10
DH Nam Trung Bộ 42.9 38.7 165.9 42.1 40.2 169.3
Tây Nguyên 227.6 44.6 1014.3 233.4 44.0 1026.6
Đông Nam Bộ 125.8 45.2 568.6 126.1 45.7 576.4
ĐB Sông Cửu Long 33.7 56.0 188.7 36.3 55.7 202.2
(Nguồn: Niên giám thống kê 2007)
Nhờ chuyển giao khoa học công nghệ khá hoàn hảo và giải quyết khâu
lưu thông sản phẩm khá ổn định đã kích thích người dân trồng ngô nhiều hơn.
Sản lượng ngô thực sự có ý nghĩa góp phần thực hiện mục tiêu “ An ninh lương
thực” cho quốc gia. Theo giáo sư Trần Hồng Uy đến năm 2010 nước ta cần tới
8 triệu tấn ngô, tổng sản lượng ngô trong khu vực Trung Quốc, Thái Lan,
Indonesia, Ấn Độ, Campuchia mấy năm nay vẫn tăng nhưng giá ngô không
giảm chứng tỏ nhu cầu ngô trong khu vực và trên thế giới vẫn rất lớn. Ông cũng
cho biết sắp tới ngô Mỹ và ngô Agchentina vào Việt Nam, nhưng giá cả và chất
lượng ngô Tây Bắc vẫn có thể cạnh tranh được, mức giá ngô Mỹ 160USD/tấn,
ngô Tây Bắc như LVN10 lúc cao nhất 200USD/tấn. Đó là một tín hiệu vui cho
cây ngô Việt Nam trong việc cạnh tranh về mặt xuất khẩu trên trường Quốc tế.
2.1.3. Tại Tỉnh Thừa Thiên Huế
Khu vực miền Trung nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng do điều
kiện đất đai cằn cổi, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt hạn hán, lũ lụt thường xuyên
xảy ra nên diện tích trồng ngô có sự biến động tuỳ theo từng năm.
Ở Thừa Thiên Huế hiện nay vẫn có một diện tích khá lớn đang trồng ngô
nếp, nó được sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm trên địa bàn. Tuy
nhiên, năng suất của các giống ngô nếp này vẫn đang còn thấp, lý do chính là
do người dân chưa đầu tư phân bón đúng mức.
Tuy gặp những điều kiện bất lợi đó nhưng những năm gần đây diện tích,
năng suất và sản lượng không ngừng tăng lên. Đó là nhờ vào sự quan tâm có
hiệu quả của sở nông nghiệp Tỉnh Thừa Thiên Huế trong công tác hướng dẫn và
chỉ đạo người dân đẩy mạnh sản xuất ngô và giới thiệu những giống ngô đêm

lại năng suất. Ngoài ra lợi thế rất lớn của Thừa Thiên Huế đó là ngành du lịch
phát triển mạnh nên các món ăn truyền thống chế biến từ ngô dường như là một
lợi thế giúp hướng đầu ra cho bà con trồng ngô.
11
Từ năm 2003 - 2007 đã có nhiều chuyển biến đáng kể thể hiện rõ: Năm
2003 diện tích chỉ là 1345 nghìn ha, năng suất 29,1 tạ/ha và sản lượng đạt
3911 nghìn tấn nhưng đến năm 2007 thì diện tích, năng suất, sản lượng đều
tăng lên rõ rệt về diện tích 1807 nghìn ha tăng 462 nghìn ha; năng suất 40
tạ/ha tăng10.9 tạ/ha còn sản lượng năm 2007 đạt 6492 nghìn ha tăng so với
2003 là 2581 nghìn ha [12].
Bảng 2.1.5. Tình hình sản xuất ngô ở Tỉnh Thừa Thiên Huế
Năm
Diện tích
(1000 ha)
Năng suất
(Tạ/ha)
Sản lượng
(1000tấn)
2003 1345 29.1 3911
2004 1381 30.6 4226
2005 1800 28.4 5105
2006 1807 40.0 7227
2007 1734 37.5 6492
(Nguồn: Niên giám thống kê 2007 - Thừa Thiên Huế)
Tuy có những lợi thế đó nhưng Thừa Thiên Huế vẫn là tỉnh có năng suất,
sản lượng và diện tích ngô thấp so với các tỉnh thuộc vùng sản xuất Bắc Trung
Bộ. Tuy diện tích không lớn nhưng nhìn vào 2.1.6 ta thấy được rằng Thừa
Thiên Huế vẫn đạt được năng suất cao [11].
Bảng 2.1.6. Tình hình sản xuất ngô của Thừa Thiên Huế so với
các tỉnh thuộc vùng sản xuất Bắc Trung Bộ (năm 2007)

Tỉnh
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
Thanh Hoá 59.4 39.5 234.4
Nghệ An 59.6 34.2 204.0
Hà Tỉnh 8.6 28.4 24.4
Quảng Bình 4.8 39.4 18.9
Quảng Trị 3.2 20.6 6.6
Thừa Thiên Huế 1.7 38.2 6.5
(Nguồn: Niên giám thống kê 2007)
12
2.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU PHÂN BÓN CHO NGÔ TRÊN THẾ GIỚI
VÀ TẠI VIỆT NAM
Hiệu quả của phân bón chỉ có thể phát huy đầy đủ khi có chế độ bón phân
hợp lý, bón cân đối giữa các nguyên tố. Bón phân cho ngô để đạt hiệu quả kinh
tế cao phải căn cứ vào giống ngô, yêu cầu sinh lý của cây ngô qua các thời kỳ
sinh trưởng, tình trạng sức khoẻ cây ngô trên ruộng, tính chất đất, đặc điểm loại
phân bón, kỹ thuật trồng trọt và điều kiện khí hậu thời tiết.Việc cung cấp sớm
và đủ chất dinh dưỡng cho ngô là rất cần thiết. Với ngô, nếu bón chậm trong
nhiều trường hợp có thể mất trắng. Nhất thiết cần bón lót toàn bộ lân và phân
chuồng, phân đạm tùy theo phương pháp gieo trồng mà quy định cho phù hợp.
13
Bảng 2.2.1. Liều lượng phân bón sử dụng cho ngô
trên các lại đất khác nhau
Loại đất
Phân

chuồng
(Tấn/ha)
Đạm
(Kg/ha)
Lân
(Kg/ha)
Kaly
(Kg/ha)
N Ure P
2
O
5
Super lân K
2
O KCl
Đất đỏ
bazan
8 - 10 120-150 260-326 60-75 352-440 60-90 100-150
Đất xám 8 - 10 120-150 260-326 75-90 440-530 60-90 100-150
Đất phù sa 5 - 8 90-120 195-260 45-60 260-352 45-60 75-100
Lượng phân bón cho ngô tùy theo giống, ngô lai cần bón nhiều hơn ngô
thường và ngô thu trái non (ngô rau, ngô bao tử).
Trên các loại đất nghèo dinh dưỡng như đất xám, đất cát cần bón nhiều
lân và kali hơn so với đất phù sa, đất đỏ bazan.
2.2.1. Tình hình nghiên cứu phân bón cho ngô trên thế giới
Phân bón cho ngô có tác dụng tăng năng suất rõ rệt. Theo Berzenny
(1996) phân bón ảnh hưởng tới 30,7% năng suất ngô còn các yếu tố khác như
mật độ, phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại, đất trồng có ảnh hưởng ít hơn.
Theo kết quả nghiên cứu của Viện lân kali - Atlanta (Mỹ) để tạo ra 10 tấn
ngô hạt/ha, cây ngô lấy đi số lượng chất dinh dưỡng như sau [1]:

Bộ phận N P
2
O
5
K
2
O Mg S Chất khô %
Hạt (10 tấn) 190 78 54 18 16 9.769 52
Thân, lá, lõi 79 33 215 38 18 8.955 48
Tổng số 269 111 269 56 34 18.724 100
Bón phân NPK cân đối kết hợp với phân hữu cơ là biện pháp hữu hiệu
làm tăng năng suất và phẩm chất ngô, giúp cải tạo đất, góp phần chống xói mòn
và bảo vệ môi trường sinh thái. Theo FAO (1993) sau hơn 30 năm nghiên cứu
và thực nghiệm nếu chỉ sử dụng phân chuồng và tàn dư thực vật để trả lại cho
đất trồng mà không sử dụng phân hoá học (NPK) thì năng suất cây trồng giảm ít
14
nhất là 30%, cân bằng dinh dưỡng bị phá vỡ, đất bị bạc màu và nạn đói đe doạ,
sẽ gây hậu quả nghiêm trọng về môi trường sinh thái [1].
Theo Hiệp hội phân bón quốc tế (1998) lượng phân bón cho ngô lai
(kg/ha) của một số nước như:
Inđônexia: (120 - 180) N + (40 - 60) P
2
O
5
+ (30 - 60) K
2
O.
Thái lan: (120 - 180) N + (40 - 60) P
2
O

5
+ (30 - 60) K
2
O.
Philippin: (120 - 180) N + (40 - 60) P
2
O
5
+ (30 - 60) K
2
O.
Khi ngô còn non, rễ rất mẫn cảm với lân, lân được coi là loại phân kích
thích rễ phát triển. Sự hút dinh dưỡng trong thời kỳ đầu tuy chậm nhưng rất
quan trọng cho ngô. Sau khi mọc 30 ngày ngô tích luỹ được 4% chất khô, 9%
lân, 10% đạm, 14% kali. Thời kỳ 7 - 11 lá, thân, bộ rễ và bông cờ phát triển
mạnh, thiếu dinh dưỡng lúc này sẽ cản trở sinh trưởng của lá và năng suất giảm
10 - 20%. Sau mọc 60 ngày ngô tích luỹ được 45% chất khô, 75% lân, 66%
đạm, 92% kali. Thời kỳ trỗ cờ phun râu cây ngô đòi hỏi dinh dưỡng rất gay gắt.
Thời kỳ này ngô đã hút gần như toàn bộ số kali cần thiết và một số lượng đạm
và lân. Nếu 1/2 số lá héo khô lúc này sẽ làm giảm 25 - 30% năng suất. Sau thụ
tinh đến chín sáp ngô vẫn hút đạm và lân mạnh, các chất dinh dưỡng tồn lưu
hay vừa được tích luỹ trong thân lá được chuyển về hạt. Thiếu dinh dưỡng và
nước lúc này làm giảm khối lượng hạt (Nguồn: Henwey, 1976) [1].
Engle (1962) cho rằng: Khi bón đạm với liều lượng 112 kg/ha, thì mỗi kg
đạm làm tăng năng suất ít nhất là 20 kg đối với giống ngô địa phương. Theo các
tài liệu Mỹ thì 1 kg đạm làm tăng khoảng 3.140 kg thì khi bón 120 kgN/ha sẽ
đạt năng suất 6.250 kg/ha.
Smith (1973) trong trường hợp không bón đạm năng suất ngô chỉ đạt
1.192 kg/ha, có bón đạm năng suất có tăng lên 7.338 kg/ha [1].
Velly (1973) nghiên cứu bón đạm cho cây ngô có kết quả: Bón đạm

40kgN/ha, năng suất đạt 12,11 tạ/ha, bón 80 kgN/ha, năng suất đạt 15,61 tạ/ha,
bón 120 kgN/ha, năng suất đạt 32,12 tạ/ha, bón 160 kgN/ha, năng suất đạt 41,47
kgN/ha, bón 200 kgN/ha, năng suất đạt 52,18 tạ/ha [1].
Kết quả nghiên cứu của Geus (1967), bón đạm quá cao cho cây ngô đã
làm tăng sự phát triển thân lá, hạn chế năng suất hạt ngô[1].
15
2.2.2. Tình hình nghiên cứu phân bón cho ngô ở Việt Nam
Theo Cao Đắc Điểm (1988), sự hút đạm phụ thuộc vào mức độ cung cấp
kali: Tỷ lệ hút N, P ảnh hưởng tới tốc độ ra hoa và độ lớn của hạt. Khi chín,
khoảng 2/3 lượng đạm đã hút được chuyển vào hạt.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trọng Thi, Nguyễn Văn Bộ (1999) cho
thấy: trên đất bạc màu hiệu quả bón phân kali từ 15 - 20kg ngô hạt/kgK
2
O/ha;
liều lượng bón kali cho ngô trên đất phù sa sông Hồng từ 60 - 90 kgK
2
O/ha;
trên đất bạc màu 120 kgK
2
O/ha. Bón K liều lượng 30 - 210 kgK
2
O/ha không
làm gia tăng năng suất ngô ở vùng tây Sông Hậu. Hiệu lực của phân kali trên
đất phù sa sông Hồng đạt 5,2kg ngô hạt/kg K
2
O [1].
Theo Lê Quý Tường, Trần Văn Minh (2003), lượng phân bón thích
hợp cho ngô lai trên đất phù sa cổ ở duyên hải Trung bộ trong vụ Đông
Xuân là 10 tấn phân chuồng + 150 - 180 kgN + 90 kg P
2

O
5
+ 60 kgK
2
O (tỷ
lệ NPK là 1,7 : 1: 0,7 hoặc 2 : 1: 0,7), tiêu tốn lượng đạm từ 22,6 - 28,8 kg
N/tấn ngô hạt.
Trần Văn Minh (1995) liều lượng bón lân thích hợp cho ngô trên đât phù
sa cổ và đất bãi ven sông miền Trung là 90 kgP
2
O
5
/ha, kết quả này phù hợp với
kết quả nghiên cứu năm 1988 và 1989 của Trịnh Quang Võ (Trạm nông hoá thổ
nhưỡng Quảng Ngãi) tại HTX nông nghiệp Tịnh Phong và Nghĩa Thương tỉnh
Quảng Ngãi. Ngô Hữu Tình (1995), Quách Ngọc Ân (1977) ở duyên hải Nam
Trung Bộ: phân lân làm tăng năng suất ngô theo tỷ lệ thuận đến mức 120 kg
P
2
O
5
/ha, ngưng ngưỡng kinh tế là 90 kgP
2
O
5
/ha [1].
Tạ Minh Sơn đã nghiên cứu dinh dưỡng cây ngô ở vùng đồng bằng sông
Hồng và thu được kết quả như sau: Để tạo ra 1 tấn hạt, cây ngô lấy đi khỏi đất
trung bình một lượng NPK là: 22.3 kgN; 8.2 kgP
2

O
5
; 12.2 kgK
2
O. Lượng NPK
tiêu tốn để sản xuất ra 1 tấn ngô hạt là 33.9 kgN; 14.5 kgP
2
O
5
; 17.2 kgK
2
O. Tỷ
lệ nhu cầu dinh dưỡng NPK là: 1: 0,38 : 0,45. Hàm lượng NPK thay đổi trong
quá trình sinh trưởng và phát triển như sau [1]:
16
Nguyên tố 6 - 7 lá Trổ cờ Thu hoạch
N 51.7% 47.4% 52.2%
P
2
O
5
8.3% 9.8% 19.1%
K
2
O 40.0% 42.7% 28.7%
2.3. NHU CẦU VÀ VAI TRÒ DINH DƯỠNG (ĐẠM, LÂN, KALI) VỚI
CÂY NGÔ
Đạm là yếu tố dinh dưỡng rất quan trọng nhất, đóng vai trò tạo năng suất
và chất lượng. Đạm được tích luỹ trong hạt 66%. Cây ngô hút đạm tăng dần từ
khi cây có 3 - 4 lá tới trước trổ cờ. Ở nước ta, một số kết quả nghiên cứu cho

thấy thời kỳ hút đạm mạnh nhất là 6 - 12 lá và trước khi trổ cờ, nếu các giai
đoạn này mà thiếu đạm thì năng suất giảm rõ rệt. Triệu chứng thiếu đạm: cây
thấp, lá nhỏ có màu vàng, các lá già có vệt xém đỏ, cây sinh trưởng chậm, cằn
cỗi, cờ ít, bắp nhỏ, năng suất thấp [13].
Lân là yếu tố quan trọng đối với sinh trưởng và phát triển của cây, tuy
nhiên khả năng hút lân ở giai đoạn cây non lại rất yếu. Thời kỳ 3 - 4 lá, cây ngô
hút không được nhiều lân, đó là thời kỳ khủng hoảng lân của ngô, nếu thiếu lân
trong giai đoạn này sẽ làm giảm năng suất nghiêm trọng. Cây ngô hút nhiều lân
nhất (khoảng 62% tổng lượng lân yêu cầu) ở thời kỳ 6- 12 lá sau đó giảm đi ở
các thời kỳ sau. Triệu chứng thiếu lân của ngô biểu hiện bằng màu huyết dụ trên
bẹ lá và gốc cây, trái cong queo. Trường hợp thiếu nặng lá sẽ chuyển vàng và
chết [13].
Kali có vai trò rất quan trọng tới sự sinh trưởng, phát triển và năng suất
của ngô. Kali tích luỹ nhiều ở thân lá (khoảng 80%) và tích luỹ trong hạt ít hơn.
Cây ngô hút kali mạnh ngay từ giai đoạn sinh trưởng ban đầu. Từ khi cây mọc
tới trổ cờ ngô đã hút khoảng 70% lượng kali cây cần. Thiếu kali các chất prôtit
và sắt sẽ tích tụ gây cản trở quá trình vận chuyển chất hữu cơ. Thiếu kali là
nguyên nhân rễ ngang phát triển mạnh, rễ ăn sâu kém phát triển do đó cây dễ đổ
ngã. Thiếu kali thể hiện ở các triệu chứng như chuyển nâu và khô dọc theo mép
lá và chóp lá, bắp nhỏ, nhiều hạt lép ở đầu bắp (bắp đuôi chuột), năng suất thấp
[13].
17
18
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
3.1. VẬT LIỆU NGHIỆN CỨU.
Thí nghiệm được tiến hành với giống ngô nếp VN
2
.
3.2. ĐẤT THÍ NGHIỆM.
Đất đai là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của cây trồng.

Chính vì thế thành phần dinh dưỡng cũng như chế độ canh tác là những yếu tố
tác động mạnh đến sinh trưởng và năng suất của cây trồng.
Thí nghiệm được tiến hành trên loại đất phù sa, thịt nhẹ tại HTX Vĩ Dạ -
TP Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.3. PHƯƠNG PHÁP BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM.
Thí nghiệm gồm 4 công thức, mỗi công thức là một liều lượng phân bón
nhất định.
Trong đó: Nền = 10 tấn phân chuồng + 90 Kg P
2
O
5
+ 300 Kg vôi +
100Kg N. Còn Kali thay đổi theo từng công thức:
Công thức 1: Nền + 0 kg K
2
0.
Công thức 2: Nền + 40 kg K
2
0.
Công thức 3: Nền + 60 kg K
2
0.
Công thức 4: Nền + 80 kg K
2
0.
Thí nghiệm bố trí theo phương pháp hoàn toàn ngẫu nhiên ( RCB) có 4
công thức với 3 lần nhắc lại.
Với: a, b, c là các lần nhắc lại.
- Diện tích mỗi ô thí nghiệm: 4 x 3 = 12 m
2

.
- Tổng diện tích thí nghiệm: 12 x 12 = 144 m
2
.
- Diện tích bảo vệ: 20m
2
.
- Tổng diện tích khu đất thí nghiệm: 164 m
2
.
19
Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Hàng rào bảo vệ (HRBV)
(HRBV) (HRBV)
Hàng rào bảo vệ
3.3. DIỄN BIẾN THỜI TIẾT KHÍ HẬU.
Khí hậu, thời tiết đóng vai trò hết sức quan trọng, ảnh hưởng lớn đến vụ
gieo trồng, quá trình sinh trưởng và phát triển, khả năng chống chịu, năng suất
và phẩm chất cây trồng nói chung và cây ngô nói riêng.
Ngô được tiến hành gieo vào ngày 21/02/2009. Vậy cần phải theo dõi
diễn biến thời tiết khí hậu bắt đầu từ tháng 2 để biết được mức độ ảnh hưởng
của khí hậu thời tiết đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây ngô trong thời
gian tiến hành thí nghiệm để có đánh giá chính xác về mức độ ảnh hưởng của
khí hậu.
Qua thu thập số liệu về thời tiết vụ xuân năm 2009 của trung tâm dự báo
khí tượng thủy văn Tỉnh Thừa Thiên Huế và kết quả thu được ở bảng 3.3.
• Tháng 2: Trời bắt đầu ấm dần lên, nhiệt độ có chiều hướng tăng lên,
trung bình là 23,1
0
C, Nhiệt độ lớn nhất là 34,5

o
C và nhiệt độ tối thiểu là 15,5
o
C,
lượng mưa trong tháng 2 là 24.1mm, đây là lượng mưa phù hợp số giờ nắng
20
IV
a
III
a
II
a
I
a
I
b
II
b
III
b
IV
b
III
c
IV
c
I
c
II
c

tăng lên 166 giờ, ẩm độ trung bình là 90%. Nhìn chung điều kiện thời tiết của
tháng 2 rất thuận lợi cho sự nảy mầm và phát triển của cây ngô nên chúng tôi đã
tiến hành gieo hạt. Tỷ lệ hạt nảy mầm cao (98%), thân lá cây ngô phát triển
mạnh.
• Tháng 3: Thời tiết khí hậu cũng khá thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát
triển của cây ngô, nhiệt độ trung bình dao động từ 23,5 – 24,5
0
C, trời nắng ấm
số giờ nắng là 100 – 130 giờ, số ngày mưa tăng lên, lượng mưa đạt 40 – 55mm
(độ ẩm trung bình là 88%) đã cung cấp đủ nước cho ngô trong thời kỳ xoắn
ngọn, trỗ cờ, là thời kỳ cây ngô cần nhiều nước nhất.
Tuy nhiên giữa tháng 3 có những ngày mưa to kéo dài đã làm giảm khả
năng chống đổ của cây ngô và là điều kiện tốt cho nhiều loại sâu bệnh xuất
hiện.
• Tháng 4: Giai đoạn này cây ngô đang trong thời kỳ thụ phấn, thụ tinh,
phát triển bắp nên đòi hỏi rất nhiều dinh dưỡng được tổng hợp từ bên ngoài vào.
Khí hậu thời tiết trong tháng này nhìn chung tương đối thuận lợi. Nhiệt độ và số
giờ nắng cao hơn so với các tháng trước. Với nhiệt độ trung bình là 26 – 27
0
C,
số giờ nắng là 170 – 200 giờ, ẩm độ trung bình dao động từ 80 – 85%, số giờ
nắng là 140 ngày. Điều kiện này rất thuận lợi để cây ngô quang hợp tổng hợp
chất dinh dưỡng cho quá trình thụ phấn, thụ tinh và hình thành, phát triển bắp.
• Có thể thấy thời tiết vụ xuân năm nay có sự biến động, chuyển biến tích
cực tạo điều kiện tốt cho sinh trưởng phát triễn của ngô, để cho năng suất cao.
Bảng 3.3. Diễn biến thời tiết khí hậu của các tháng năm 2009.
Chỉ
tiêu
Nhiệt độ (T
0

C) Ẩm độ (U%) Mưa
T
TB
T
Max
T
Min
U
TB
U
Min
Số
ngày
Lượng
mưa
(mm)
2 23.1 34.5 15.5 90 50 5 24,1 166
3 23.5 - 24.5 28.5 - 29.5 21.2 85 - 90 40 - 55 8 - 10 40 - 55 100 -130
21
4 26 - 27 31 - 32 23 - 24 80 - 85 40 - 55 11 -13 75 - 100 170 -200
(Nguồn: Trung tâm Khí tượng Thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế).
3.5. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ÁP DỤNG:
3.5.1. Làm đất:
Đất được làm sạch cỏ dại, đảm bảo tơi xốp, thoáng khí, thoát nước tốt,
sau đó đánh rãnh chia ô đúng theo kích thước của ô thí nghiệm cần nghiên cứu.
3.5.2. Thời vụ :
Vụ Xuân 2009, gieo ngày 21/2/2009.
3.5.3. Khoảng cách, mật độ trồng:
Khoảng cách 70 cm x 25 cm /1cây.
Mật độ 57 vạn cây/ha.

3.5.4. Bón phân:
- Lượng bón phân: Lượng bón theo đúng các công thức thí nghiệm.
- Phương pháp bón :
 Bón lót toàn bộ phân chuồng và lân. (Bón theo hốc, theo các rãnh)
 Bón thúc 2 lần:
+ Lần 1, lúc ngô 3-4 lá: ½ đạm + ½ kali.
+ Lần 2, lúc ngô 7-9 lá : ½ đạm + ½ kali.
3.5.5. Chăm sóc:
Khi ngô 3 - 5 lá: Xới đất, bón thúc lần 1 và vun nhẹ quanh gốc.
Khi ngô 7 - 9 lá: Xới đất, bón thúc lần 2 và vun cao chống đổ.
 Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên kiểm tra, phát hiện sâu bệnh trên
ruộng để có biện pháp phòng trừ kịp thời, đúng cách, đúng liều lượng, nồng độ
và đúng đối tượng. Đặc biệt, bắt sâu xám bằng tay giai đoạn mới mọc và 3-4 lá.
22
3.6. CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP THEO DÕI
CÁC CHỈ TIÊU.
3.6.1. Thời gian sinh trưởng, phát triển.
• Ngày gieo.
• Ngày mọc (Trên ô TN có 50% số cây mọc).
• Ngày 3-4 lá (Trên ô TN có 50% số cây có 3-4 lá).
• Ngày 7-9 lá (Trên ô TN có 50% số cây có 7-9 lá).
• Ngày Ngày trổ cờ (Trên ô TN có 50% số cây trổ cờ).
• Ngày tung phấn (Trên ô TN có 50% số cây tung phấn).
• Ngày phun râu (Trên ô TN có 50% số cây có râu dài 2-3 cm).
• Ngày chín sữa - sáp (Trên ô TN có 50% số cây chín sữa – sáp).
• 3.6.2. Chiều xoắn ngọn (Trên ô TN có 50% số cây xoắn ngọn).
cao cây và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây qua các thời kỳ theo dõi.
- Sau mọc 20 ngày tiến hành theo dõi chiều cao cây lần 1.
- Sau đó cứ 10 ngày theo dõi 1 lần cho đến khi chiều cao cây ổn định.
3.6.3. Theo dõi động thái ra lá của cây ngô qua các thời kỳ.

- Đếm số lá bình quân trên cây sau mọc 20 ngày.
- Sau đó cứ 10 ngày đếm số lá 1 lần và đếm cho đến khi số lá trên cây ổn
định.
3.6.4. Các chỉ tiêu về hình thái.
- Chiều cao cây cuối cùng.
- Chiều cao đóng bắp.
- Tổng số lá trên cây.
- Diện tích lá đóng bắp.
- Đường kính lóng gốc.
- Dạng cây.
- Dạng lá bi.
23
- Dạng bắp.
- Chiều dài bắp.
- Đường kính bắp.
3.6.5. Các chỉ tiêu về khả năng chống đổ.
Tỷ lệ gảy thân và tỷ lệ đổ rễ.
3.6.6. Tình hình sâu bệnh hại.
Sâu xám, sâu đục thân, sâu đục bắp.
Bệnh đốm lá lớn, bệnh đốm lá nhỏ.
3.6.7. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất.
- Số cây hữu hiệu trên ô.
- Số bắp hữu hiệu bình quân trên cây.
- Số hàng trên bắp.
- Số hạt trên hàng.
- Khối lượng 1000 hạt tươi (g).
- NSLT bắp tươi, hạt tươi (tạ/ha).
- NSTT bắp tươi (tạ/ha).
3.7. PHƯƠNG PHÁP THEO DÕI CÁC CHỈ TIÊU.
Mỗi ô thí nghiệm cắm cọc 10 cây để theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng

phát triển như: Chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, số lá trên cây, tốc độ ra lá
Theo dõi tất cả các cây trên ô thí nghiệm để đánh giá các chỉ tiêu như:
Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng, phát triển; tỷ lệ đổ ngã; chỉ tiêu
về sâu bệnh Tiến hành cân, đo trực tiếp trên ruộng thí nghiệm. Phương pháp
theo dõi các chỉ tiêu theo cuốn sổ tay phương pháp nghiên cứu khoa học của
khoa Nông học, số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh
học.
24
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.
4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY NGÔ.
4.1.1. Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây ngô.
Sinh trưởng và phát triển là quá trình biến đổi sinh lý, sinh hoá hình
thành của ngô, nó liên quan chặt chẽ với nhau và ảnh hưởng đến năng suất cuối
cùng.
Đó là quá trình tăng nhanh về lượng và tích luỹ về chất khô, tăng về chiều cao
cây, số lá, hình thành bông cờ và bắp.
Cũng giống như các cây trồng khác sự phát triển cây ngô cũng được chia
làm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu là giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng, giai đoạn
này bắt đầu từ khi mọc cho đến khi cây bắt đầu trổ cờ. Giai đoạn thứ 2 là giai
đoạn sinh trưởng sinh thực bắt đầu từ thời kỳ trổ cờ đến khi chín hoàn toàn.
Qua theo dõi chỉ tiêu này tôi đã thu được kết quả sau:
Bảng 4.1. Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của
cây ngô.
(Đơn vị: ngày)
Chỉ tiêu
Công thức
Mọc
3-4


7-9

Xoắn
Ngọn
Trổ
Cờ
Tung
phấn
Phun
Râu
Chín
sữa
Chín
sáp
I 6 11 25 38 46 49 52 60 69
II 6 11 25 39 47 50 53 61 70
III 6 11 25 39 47 51 54 62 71
IV 6 11 25 40 48 52 55 63 72
Qua bảng 4.1 chúng ta thấy.
25

×