Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Các chuyên đề ôn tập OLYMPIC sinh học 10 phần tế bào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.51 KB, 26 trang )

Các chuyên đề ôn tập OLYMPIC sinh học 10 - Phần tế bào
THI OLYMPIC TRUYỀN THỐNG 30/4
LẦN XV – NĂM 2010
Chuyên đề 1: Thế giới sống
Câu 1:
1. Trong hệ thống phân loại 3 lãnh giới, giữa vi sinh vật cổ và vi khuẩn
cùng thuộc nhóm tế bào nhân sơ nhưng chúng được xếp theo 2 lãnh
giới riêng. Tại sao?
2. Tại sao ở thế kỉ XIX nấm được xếp vào giới Thực vật, đến thế kỉ XX
Whittaker và Margulis lại xếp nấm vào một giới riêng?
Trả lời:
1. Trong hệ thống phân loại 3 lãnh giới, giữa vi sinh vật cổ và vi khuẩn
cùng thuộc một nhóm tế bào nhân sơ nhưng chúng được xếp theo 2
lãnh giới riêng vì
Đặc điểm Vi khuẩn Vi sinh vật cổ
Thành tế bào Chứa peptidoglican
(murein)
Hỗn hợp gồm
polisaccarit, protein và
glycoprotein
(pseudomurein)
Hệ gen Không chứa intron Có chứa intron
Điều kiện môi
trường sống
Ít khắc nghiệ Rất khắc nghiệt về
nhiệt độ, độ muối
2. Ở thế kỉ XIX nấm được xếp vào giới thực vật, đến thế kỉ XX
Whittaker và Margulis lại xếp nấm vào giới riên vì
- Ở thế kỉ XIX nấm được xếp vào giới thực vật vì nấm có đặc điểm
giống với thực vật: sinh vật nhân thực, đa bào, sống cố định và có
thành tế bào.


- Đến thế kỉ XX Whittaker và Margulis lại xếp nấm vào mọt giới riêng
vì nấm có những đặc điểm cơ bản khác với thực vật: chất dự trữ của
nấm là glycogen, thành tế bào cấu tạo từ kitin và không có chứa lục
lạp.
Câu 2:
1. Tại sao ở đáy biển sâu rất phong phú vi khuẩn hoa tự dưỡng nhưng lại
rất ít vi khuẩn quang hợp?
2. Vì sao vi khuẩn gây viêm loét dạ dày không ưa axit nhưng sống được
trong dạ dày có pH rất thấp (pH = 2-3)?
3. nuôi hai chủng vi sinh vật A, B trong cùng mọt môi trường tối thiểu
thấy chúng sinh trưởng phát triển bình thường nhưng khi tách hai
chủng A và B ra nuôi riêng trong điều kiện môi trường tối thiể thì cả
hai chủng đều không phát triển được. Hãy giải thích hiện tượng trên.
4. Nuôi Escherichia coli trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo có nguồn
cung cấp cacbon và glucozo và sorbitol, sau một thời gian người ta
nhận thấy sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn này có dạng như đồ
thị sau.
Chú thích các pha ứng với các vị trí 1,2,3,4 của đồ thị và giải thích.
Trả lời:
1. - Nước biển giàu CO2 và các kẽ nứt từ đáy biển là nơi thải ra nhiều
Fe, S, CH4… là nguồn cung cấp C và năng lượng cho vi khuẩn hóa
dưỡng phát triển.
- Ở đáy bieenrr sâu rất ít ánh sáng có thể xuyên tới được nên không
thích hợp cho vi khuẩn quang hợp sinh sống.
2. Sống trong dạ dày,vi khuẩn gắn vào các tế bào tiết chất nhầy của dạ
dày và tiết ra enzim ureaza phân giải ure thành NH4+ nâng cao pH tại
chỗ chúng ngự trị.
3. Mỗi chủng A và B đều không sống được trong môi truwowngftoois
thiểu => Cả hai chngr A, B đều thuộc nhóm khuyết dưỡng
- Khi nuôi chủng A và B trong cùng một môi trường tối thiểu,

chúng sinh trưởng và phát triển bình thường => chủng A,B là vi sinh vật
đồng dưỡng.
+ Giai thích:
TH1: Chủng A sản xuất nhân tố sinh trưởng cung cấp cho củng B
và ngược lại chủng B sản xuất nhân tố sinh trưởng khác cung cấp cho
chủng A.
TH2: Chủng A tổng hợp 1 thành phần của nhân tố sinh trưởng,
chủng B tổng hợp thành phần còn lại của cùng nhân tố sinh trưởng. Cả 2
thành phần này cùng tham gia hình thành nhân tố sinh trưởng cần thiết
cho chủng A và B.
4.
- Pha 1: tiềm phát (nguồn glucozo)
- Pha 2: lũy thừa (nguồn glucozo)
- Pha 3: tiềm phát (nguồn sorbitol)
- Pha 4: lũy thừa (nguồn sorbitol)
Câu 3:
1. Trong hệ thống phân loại 3 lãnh giới, giữa VSV cổ và vi khuẩn cùng
thuộc nhóm tế bào nhân sơ nhưng chúng được xếp theo 2 lãnh giới
riêng. Tại sao?
2. Tại sao thực vật hạt kín rất đa dạng về số lượng loài và phân bố rộng
rãi tren Trái đất?
3. Nêu đặc điểm khác nhau giữa virut và vi khuẩn?
Trả lời:
1.Vì giữa chúng có sự khác nhau:
Điểm khác biệt Vi khuẩn VSV cổ
Thành tế bào peptidoglican Không phải
peptidoglican
Hệ gen Không chứa intron Có chứa intron
2.Thực vật hạt kín rất đa dạng về số lượng và phân bố rộng rãi trên trái
đất vì:

- Có lớp cutin  chống mất nước, biểu bì lá có khí khổng  trao đổi khis
và thoát hơi nước.
- Hệ mạch phát triển  vận chuyenr nước, muối khoáng, chất hữu cơ.
- Thụ phấn nhờ gió, nước, côn trùng.
- Thụ tinh kép tạo hợp tử và tạo nội nhx để nôi phôi.
- Sự tạo thành hạt và quả để bảo vệ và nuoi phôi, phát tán, duy trì sự tiếp
nối các thế hệ.
3. Điểm khác nhau giữa viruts và vi khuẩn:
Virut Vi khuẩn
- Chưa có cấu tạo tế bào, cơ thể chỉ
gồm: vỏ protein và lõi axit nucleic
- Chỉ chữa AND và ARN
- Sống kí sinh bắt buộc trong tế bào
- Có cấu tạo tế bào
- Có chứa cả AND và ARN.
- Có nhiều hình thức sống khác nhau:
chủ
- Sinh sản nhờ hệ gen của tế bào
chủ
tự dưỡng bằng quang tổng hợp hay
hóa tổng hợp, dị dưỡng theo kiểu
cộng sinh, kí sinh, hoại sinh.
- Sinh sản nhờ các bào quan và hệ gen
chính mình
Câu 4:
1. Thế nào là VSV nguyên dưỡng, VSV khuyết dưỡng? Hãy giải thích
tại sao có những vi khuẩn khuyết dưỡng không thể sống được trên
môi trường nuôi cấy tối thiểu nhưng khi được nôi cấy chung với
với 1 chủng VSV nguyên dưỡng khác thì cả 2 đều sinh trưởng và
phát triển bình thường?

2. Khi chiếu ánh qua lăng kính cào một sợi tảo dài trong dung dịch có
các vi khuẩn hiếu khí, quan sát dưới kính hiển vi thấy vi khuẩn tập
trung ở hai đầu của sợi tảo. Hãy giải thích hiện tượng trên?
3. Trả lời ngắn gọn các câu sau:
a. Tại sao vi rút và thể ăn khuẩn thường được dùng làm nghiên
cứu thể sống?
b. Vì sao địa y không thuộc giới thực vật, mà xếp vào giới nấm
cũng không hoàn toàn chính xác?
c. Vì sao vi khuẩn lam vừa có khả năng quang hợp, lại vừa có
khả năng cố định nitow tự do?
d. Vì sao những virut có vật chất di truyền là ARN( ví dụ HIV)
thì khó bị tiêu diệt hơn?
e. Vì sao khái niệm VSV không được xem là một đơn vị phân
loại?
Trả lời:
1. - VSV nguyên dưỡng là những vi khuẩn có thể sinh trưởng, phát
triển trong môi trường nuôi cấy tối thiểu.
- VSV khuyết dưỡng không thể sống được trong môi trường tối
thiểu vì thiếu nhân tố sinh dưỡng nào đó mà chúng không thể tổng
hợp được.
- Khi nuôi cấy 2 chủng nguyên dưỡng và khuyết dưỡng chung trong
môi trường tối thiểu thì chủng nguyên dưỡng tổng hợp được một
hợp chất được xem như là một nhân tố sinh dưỡng đối với chủng
thứ 2.
2 Khi chiếu ánh sáng qua lăng kính, ánh sáng sẽ phâ thành 7 màu:
đỏ, da cam, lục, lam, chàm, tím. Các tia sáng đơn sắc này sẽ rơi trên
sợi tảo theo thứ tự từ đỏ đến tím từ đầu này đến đầu kia. Như vậy, một
đầu của sợi tảo sẽ hấp thụ ánh sáng đỏ, đầu kia sẽ hấp thụ ánh sáng tím
và ở hai đầu cuẩ sợi táo sẽ xảy ra quang hợp mạnh nhất, thải nhiều oxy
nhất vì thế vi khuẩn hiếu khí sẽ tập trung nhiều ở hai đầu sợi tảo.

3. a. Vì virut và thể ăn khuẩn cấu tạo đơn giản, có thể tồn tại dưới
dạng như tinh thể, dễ phân tích về mặt thành phần hóa học. Thể ăn
khuẩn còn dùng làm thể truyền (vecto) trong kĩ thuật chuyển gen
b. Địa y là một dạng sống cộng sinh đặc biệt giữa tế bào nấm sợi và
các tảo lục đơn bào hay vi khuẩn lam có khả năng quang hợp. Nhờ có
cấu tạo đặc biệt này mà địa y thường sống trên những môi trường khó
khăn, nghèo dinh dưỡng.
Địa y không phải là thực vật vì không có cấu tạo tế bào đặc trưng
của thực vaatj và cũng không có cấu trúc mô, cơ quan của thực vật đa
bào bậc cao.
Địa y cũng không đơn thuần là nấm vì trong cấu tạo ngoài các tế
baofsowij nấm còn có các tế bào tảo lục hay vi khuẩn lam có chứa chất
diệp lục.
c. Vi khuẩn lam có khả năng quang hợp vì có tilacoit chứa diệp lục
a, caroten, phicobilin và chuỗi vận chuyển điện tử trong quang hợp.
Vi khuẩn lam có khả năng cố định nito tự do ở các tế bào dị hình
có thành dày, không cho oxy xâm nhập, có bộ máy cố định đạm: enzim
nitrogenaza, điều kiện kị khí, có lực khử mạnh, có ATP.
d. Vì ARN dễ phát sinh đột biến hơn ADN nên tính chất kháng
nguyên của virut dễ thay đổi, do đó nên không điều chế được vacxin
phòng tránh.
e. Vì; - VSV để chỉ các sinh vật có kích thước nhỏ.
- Các sinh vật trong nhóm VSV thuộc các giới khác nhau:
giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm.
Câu 5:
1. Trình bày đặc điểm các ngành của giới Thực vật?
2. Tại sao phải bảo tồn đa dạng sinh học? Tại sao chúng ta phải bảo vệ
rừng?
Trả lời:
1. Đặc điểm các ngành của giới Thực vật:

Các
ngành
Rêu Quyết Hạt trần Hạt kín
Đặc
điểm
- Chưa có
hệ mạch.
- Tinh
trùng có
roi.
- Có hệ
mạch.
- Tinh
trùng có
roi.
- Có hệ
mạch.
- Tinh trùng
không roi.
- Thụ phấn
- Có dệ
mạch
- Tinh trùng
không roi.
- Thụ phấn
- Thụ tinh
nhờ nước
- Thụ tinh
nhờ nước.
nhờ gió.

- Hạt không
được bảo vệ.
nhờ gió,
nước, côn
trùng.
- Thụ tinh
kép.
- Hạt được
bảo vệ trong
quả.
Đại
diện
Rêu. Dương xỉ. Thông, tuế. Một lá mầm:
ngô
Hai lá mầm:
đậu
2. Bảo tồn đa dạng sinh học vì: Thế giới sống không chỉ có tính thống
nhaatsmaf có có tính đa dạng thể hiện ở tất cả các cấp tổ chức:
+ Đa dạng về gen
+ Đa dạng về loài
+ Đa dạng về quần xã và hệ sinh thái
- Cần bảo vệ rừng vì: rừng tham gia tạo cân bawngfheej sinh thái,
cung cấp chất din dưỡng, oxy, năng lượng cho hệ sinh thái. Rừng có
lợi ích cho sản xuất và đời sống con người: cung cấp thực phẩm, dược
phẩm, nguyên vật liệu. chóng sói mòn, điều chỉnh hệ sinh thái, làm
sạch môi trường sống.
Câu 6:
1. Giới sinh vật là gì? Ngoài cách phân loại trên còn có cách phân loại
nào khác trong thời gian gần đây? Nêu cách đặt tên loài theo hệ thống
kép?

2. Bằng hiểu biết của mình, em hãy trình bày sơ lược sự đa dạng sinh
học của Việt Nam và thực trạng khai thác bảo vệ hiện nay?
Trả lời:
1.* Giới sinh vật là đơn vị phân loại lốn nhất bao gồm các ngành sinh
vật có chung những đặc điểm nhất định
* Những năm gần đay cacs nhà khoa học đã đề nghị một hệ thống
gồm 3 lãnh giới (Domain) và 6 giới. Tách giới Monera thành 2 lãnh
giới riêng:
- Lãnh giới vi sinh vật cổ gồm một giới Vi sinh vật cổ (Archaea).
- Lãnh giới vi khuẩn (Bacteria) gồm 1 giới vi khuẩn.
- Lãnh giới thứ 3 là lãnh giới sinh vật nhân thực (Eucarya) gồm 4
giới :
+ Giới Nguyên sinh (Protista)
+ Giới Nấm (Fungi)
+ Giới Thực vật (Plantea)
+ Giới Động vật (Alimalia)
* Cách đặt tên theo hệ thống tên kép: gồm có tên loài và tên chi
trong đó tên chi người ta dùng bằng chữ cái in hoa viết phía trước, tên
loài dùng chữ thường và viết sau tên chi.
2. Đa dạng sinh học ở Việt Nam:
Việt Nam là một trong các nước có tài nguyên thiên nhiên rất
phong phú và độ đa dạng cao. Rừng bao phủ gần 50% diện tích với hệ
thực vật rất đa dạng và phong phú, vì vậy kéo theo hệ động vật và vi
sinh vật cũng rất phong phú. Theo ước tính sơ bộ của các nhà nghiên
cứu, ở Việt Nam có ít nhất 15.000 loài thực vật thuộc trên 2500 chi và
378 họ khác nhau, trong đó có khoảng 2300 loài có ý nghĩa kinh tế
cao được dùng làm nguồn lương thực, thực phẩm, làm thuốc chữa
bệnh, thức ăn cho gia súc, gia cầm, làm vật liệu xây dựng cũng như
nguyên liệu cho các ngành công nghiệp như công nghiệp giấy, công
nghiệp dệt…Riêng họ phong lan (Orchidaceae) đã có tới 470 loài, họ

Thầu dầu (Euphorbiaceae) có tới 425 loài, họ lúa (Poaceae) có tới 400
loài, họ cà phê(Rubiacreae) có tới 400 loài. Nhiều loài thuộc loại quý
hiếm, nhiều chi thuộc loại đặc hữu (chỉ đặc trưng cho Việt Nam và
vùng Đông Nam Châu Á) cần được bảo vệ. Nhiều loài phong lan đẹp
và quý là nguồn cây có giá trị xuất khẩu cao, những cây gỗ rất quý
như mun, trắc, gụ, lim, táu, pomu…, cây dược liệu được liệt vào cây
dược liệu quý như nhân sâm…Hệ động vật cũng rất phong phú và đa
dạng cả về loài quý hiếm và loài đặc hữu. Theo nghiên cứu sơ bộ có
khoảng 7000 loài côn trùng, 2600 loài cá, gần 1000 loài chim, 275
loài thú và 260 loài bò sát. Chỉ tính riêng lớp thú đã thống kê được
trên 10 loài quý hiếm và 18 loài đặc hữu ( vooc, cu li lùn, sao la, bò
rừng,…). Chim ở Việt Nam cũng rất phong phú như các loài gà lôi,
trĩ, sếu…
So sự phá rừng, săn bắt mà nhiều loài thực vật cũng như động vật
quý hiếm và đặc hữu đang bị đe dọa tiêu diệt như các loài gỗ quý, các
loài động vật quý thuộc tầm cỡ quốc tế như bò rừng, tê giác, voi
vượn, vooc, gà lôi, trĩ, sếu. Tài nguyên thiên nhiên là nguồn tài sản vô
giá của đất nước cần được bảo vệ và khai thác hợp lí. Đó không chỉ là
nhiệm vụ của các nhà khoa học, của chính phủ mà còn là nhiệm vụ
của mỗi người dân chúng ta.
Câu 7:
a. Cơ thể sống có những dấu hiệu riêng biệt nào mà giới vô sinh
không có?
b. Căn cứ vào đâu để một nhà khoa học có thể phân loại sinh giới
thành 3 lãnh giới? Đó là những lãnh giói nào?
Trả lời:
a Cấu tạo bởi thành phần protein và axit nucleotit đặc trưng. Phân tử
AND tự nhân đôi đảm bảo cơ thể sinh sản và di truyền trong quá trình
tự sao, AND phát sinh các biến dị di truyền được qua nhiều thế hệ
làm cho gen ngày càng đa dạng.

- Thường xuyên tự đổi mới thành phần cấu tạo cơ thể.
- Có khả năng tự điều hòa nhờ hoạt động của hệ enzim và hoocmon.
- Qua trao đổi chất và năng lượng với môi trường thường dẫn đến
sinh trưởng và phát triển. Trong lúc các vật thể vô sinh khi tương tác
với môi trường thường bị biến tính dẫn đến hủy hoại.
b. Căn cứ vào: sự khác nhau ở hệ gen và cấu trúc thành tế bào người
ta chia sinh vtj thành ba lãnh giới:
- Lãnh giới vi sinh vật cổ chỉ có một giới là vi sinh vật cổ.
- Lãnh giới vi khuẩn chỉ có một giới là vi khuẩn.
- Lãnh giới sinh vật nhân thực gồm có 4 giới: Nguyên sinh, Nấm,
Thực vật và Động vật.
Câu 8:
1. Sự sai khác trong tiêu chí phân loại của hệ thống 2 giới, 4 giới, 5
giới và 3 lãnh giới? Ưu điểm và khuyết điểm của hệ thống phân loại 5
giới là gì?
2. Nêu đặc điểm cơ bản trong cấu tạo các lớp Tuế, Á tuế, Thông và
Dây gắm thuộc ngành hạt trần.
3. Địa y là dạng sống như thế nào? Vì sao địa y không thuộc giới
Thực vật nhưng nếu xếp vào giới nấm cũng không chính xác?
Trả lời:
1 Dựa vào tiêu chí dễ quan sát về giải phẫu hình thái của cơ thể  2
giới là thực vật và động vật.
- Dựa cào sự nghiên cứu sâu hơn trong cấu tạo hiển vi và phương
thức dinh dưỡng  4 giới là Nấm, Vi khuẩn, Thực cật (tảo và thực
vật), Động vật (nguyên sinh động vật và động vật)
- Dựa vào cấu tạo tế bào, mức độ tổ chức cơ thể và kiểu dinh dưỡng
 5 giới là Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật, Động vật.
- Dựa vào sự khác biệt ở hệ genvà cấu trúc thành tế bào  3 lãnh
giới là vi khuẩn ( giới vi khuẩn), VSV cổ (giới VSV cổ), sinh vật
nhân thực (4 giới: ĐVNS, Thực vật, Nấm, Động vật).

- Ưu điểm của hệ thống phân loại 5 giới: cấu trúc đơn giản, dễ nhớ,
thể hiện được ý tưởng trọng tâm cơ bản của hệ thống phân loại.
- Khuyết điểm: không thể hiện được nguồn gốc phát sinh sinh vật,
không phân biệt được vi nấm với các nấm lớn.
2. - Lớp tuế: Thân hình cột đơn có phần ruột khs phát triển, lá to, hình
lông chim tập trung ở đỉnh, có nón đơn tính.
- Lớp Á tuế: Thân hình cột hoặc hình củ, không phân nhánh, lá to,
hình lông chim, nón lưỡng tính.
- Lớp thông: Thân phân nhánh, lá nhỏ hình kim, mũi mác hoặc hình
vảy, nón đơn tính.
- Lớp dây gắm: thân nhỏ, lá mọc đối, nón đơn tính.
3. – Địa y là dạng sống cộng sinh đặc biệt giữa các tế bào nấm sợi và
tảo lục đơn bào hay vi khuẩn lam.
- Địa y không là thực vật vì không có cấu tạo tế bào đặc trưng của
thực vật và không có cấu trúc mô, cơ quan của thực vật đa bào bậc
cao.
- Địa y cũng không là nấm vì trong cấu tạo còn có tảo lục hay vi
khuẩn lam có chứa diệp lục.
Câu 9:
1. Thế giới sống được tổ chức theo thứ bậc như thế nào?
2. Dựa vào cấu trúc tế bào vi khuẩn và tế bào nhân chuẩn, em hãy
chứng minh chúng có cùng tổ tiên.
3. Nguyên nhân làm cho đa dạng sinh học của Việt Nam bị giảm sút
và tăng độ ô nhiễm?
Trả lời:
1.Thế giới sống được tổ chức theo thứ bậc:
- Các cấp tổ chức từ thấp lên cao bao gồm: phân tử, bào quan, tế bào,
mô, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển.
- Cấp tổ chức nhỏ hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp
trên; tổ chức sống cấp trên vừa có đặc điểm của tổ chức sống cấp dưới

vừa có những đặc tính nổi trội mà tổ chức sống cấp dưới không có
được.
2. Dựa vào cấu trúc tế bào vi khuẩn và tế bào nhân chuẩn, chứng
minh chúng có cùng tổ tiên:
- Cả hai nhóm sinh vật đều có các thành phần hóa học chính của tế
bào: axit nucleotit, protein, hidratcacacbon và lipit.
- Đều có màng sinh chất rất nhau và có cấu trúc của một màng cơ sở.
- Đều chứa cấu trúc axit nucleic AND, ARN chứa thông tin di truyền,
protein đều được tổng hợp từ khuôn mARN kết hợp với các riboxom.
- Ti thể và lục lạp của cá tế bào nhân chuẩn đều chứa ARN và AND,
nhiều loại protein và các ribosome 70S giống nhau như của các sinh
vật có nhân nguyên thủy.
- Hai bao quan này hoạt động không phụ thuộc vào tế bào trong việc
tạo ATP nhờ các quy trình (hô hấp hiếu khí và quang hợp) cũng gặp
trong các sinh vật có nhân nguyên thủy.
3. Đa dạng sinh học ở Việt Nam giảm sút và tăng dộ ô nhiễm môi
trường vì:
- Chưa bảo vệ tài nguyên.
- Khai thác tài ngyên hợp lí (khai thác rừng, đốt rừng, săn bắn động
vật quý hiếm, chặt phá thực vật quý hiếm)
- Gây ô nhiễm môi trường do đô thị hóa, công nghiệp hóa,…làm tăng
cao các tác nhân vật lý, hóa chất độc hại, gây nguy hiểm cho sản xuất
và con người.
Câu 10: Vì sao các tổ chức như đại phân tử, bào quan, mô, cơ quan, hệ cơ
quan chưa được xem là cấp tổ chức chính của sinh giới? Trong các cấp tổ
chức của thế giới sống cấp tổ chức nào được xẹm là đơn vị cơ bản? Vì
sao?
Trả lời:
Các tôt chức như đại phân tử, bào quan, mô, cơ quan, hệ cơ quan chưa
được xem là cấp tổ chức chính cuarsinh giới vì:

- Các tổ chức này ở trạng thái riên biệt không thực hiện được chứa
năng của chúng.
+ Các đại phân tử axit nucleic, protein khi ở trong tế bào mới thực
hiện chức năng của chúng.
+ Các mô, cơ quan, các hệ cơ quan chỉ thực hiệ được đầy đủ chức
năng của chúng khi ở trong cơ thể.
- Tế bào được xem là đơn vị cơ bản của thế giới sống.
+ Tế bào là đơn ị cấu trúc của các cơ thể sống.
+ Tế bào là đơn vị chức năng vì thể hiện các đặc trưng cơ bản của
sự sống: trao đổi chất, sinh trưởng phát triển, sinh sản, cảm ứng…
Câu 11:
1. Cho các sinh vật: vi khuẩn lam, trùng đế giày, tảo lục, nấm sợi, cây
lúa và con người. Mỗi sinh vật đó được xếp vào các giới nào? Nêu
đặc điểm chung của mỗi giới.
2. Kể tên các ngành của giới Thực vật; giới Đọng vật/
Trả lời
1. Các giới và đặc điểm của mỗi giới:
a. Vi khuẩn lam: thuộc giới khởi sinh
Đặc điểm: Sinh vật nhân sơ, đơn bào sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng.
b. Trùng đế giày và Tảo lục: thuộc giới nguyên sinh.
Đặc điểm: sinh vật nhân thực; đơn bào (trùng đế giày) hoặc đa bào
(Tảo lục), sống dị dưỡng (trùng đế giày…) hoặc tự dưỡng quang hợp
(tảo lục…)
c. Cây lúa: giới thực vật
Đặc điểm: nhân thực, đa bào, tự dưỡng quang hợp.
d. Con người: giới Động vật.
Đặc điểm: nhân thực, đa bào, dị dưỡng.
2.Tên các ngày của giới Thực vật và giới Động vật:
* Các ngành của giới Thực vật: Rêu, quyết, hật trần, hạt kín.
* Các ngành của giới Động vật: Động vật không xương sống và động

vật có xương sống.
Câu 12:
1. Nêu đặc điểm của giới Thực vật? Ngành thực vật nào được xem là
tiến hóa nhất? Giải thích.
2. Động vật khác thực vật ở những đặc điểm nào? Vì sao động vật
nguyên sinh không xếp vào giới động vật?
Trả lời:
1. * Đặc điểm của giới thực vật:
- Sinh vật nhân thực, đa bào phân hóa thành nhiều mô và cơ quan
khác nhau như rễ, thân, lá, hoa.
- Tế bào có thành xenlulozo, thích nghi với đời sống cố định.
- Thực vật chưa các sắc tố quang hợp (clorophyl), có khả tự dưỡng
quang hợp.
* Ngành thực vật được xem là tiến hóa nhất là ngành hạt kín:
- Có hệ mạch rất phát triển thuận lợi đưa chất dinh dưỡng đi nuôi
khắp cơ thể.
- Thụ phấn nhờ gió và côn trùng nên không còn phải phụ thuộc vào
nước, khả năng thụ phấn cao hơn, có chọn lọc hơn.
- Thụ tinh kép: Ngoài ra hợp tử còn tạo phôi nhũ giàu chất dinh
dưỡng nuôi hợp tử phát triển nên tỉ lệ nảy mầm, sống sót cao.
- Hạt được bảo vệ trong quả, tránh được các tác động bất lợi của môi
trường, phát tán tốt hơn, phát triển hơn.
2. * Động vật khác thực vật ở những đặc điểm:
- Tế bào khong có thành xenlulozo, không có lục lạp, sống dị dưỡng.
- Động vật có hệ xương và hệ thần kinh nên vận động di chuyển,
phản ứng nhanh và thích ứng cao với điều kiện môi trường.
* Động vật nguyên sinh khong xếp vào giới động vật vì:
- Dộng vật nguyên sinh là cơ thể đơn bào hoặc sống thành tập đoàn
nhưng còn đơn giản, động vật là cơ thể đa bào phức tạp.
- Động vật nguyên sinh có kiểu dinh dưỡng tự dưỡng hoặc dị dưỡng,

còn động vật có kiểu dinh dưỡng là dị dưỡng dạng nuốt.
Câu 13
1. Nêu những đặc giống nhau và khác nhau giữa đông vật nguyên
sinh và động vật bậc cao.
2. Tại sao hệ thống là hệ thống mở và tự điều chỉnh? Nêu ví dụ?
Trả lời:
1. * Giống nhau:
- Cấu tạo: được cấu tạo từ tế bào nhan thực, không có thành
xenlulozo, không có lục lạp.
- có khả năng vận động , sống dị dưỡng.
* Khác nhau:
Nội dung phân biệt Động vật nguyên
sinh
Động vật bậc cao
- Cấu tạo
- Vân động
- Hệ thần kinh
Đơn bào
Bằng lông hoặc roi
Chưa có
Đa bào phức tạp
Hệ xương và hệ cơ
Phát triển thích ứng
cao với những biến
đổi của môi trường
2. * Hệ sống là một hệ thống mở vì sinh vật ở mọi cấp tổ chức đều
không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường. Sinh
vật không chỉ chịu tác động của môi trường mà còn góp phần làm
biến đổi môi trường.
Ví dụ: Thực vật sủ dụng CO2 cho quá trình quang hợp tổng hợp chất

hữu cơ và tham gia hô hấp trả lại CO2 cho môi trường.
* Mọi cấp tổ chức sống đều có cơ chế tự điều chỉnh để dùy trì cân
bằng động giúp tổ chức đó tồn tại và phát triển.
Ví dụ: Ở cơ thể động vật có cơ chế cân bằng nội môi đảm bảo duy trì
ổn định môi trường bên trong; trong quần thể, khi mật độ tăng lên
qua cao, nguồn thức ăn khan hiếm, cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể
trong quần thể làm cho nhiều cá thể bị chết hoặc di cư đi nơi khác
làm mật độ quần thể được điều chỉnh về mức cân bằng.
Câu 14:
1. Nêu những điểm khác nhau giữa vi khuẩn cổ và vi khuẩn?
2. Cho biết sự khác nhau giữa hệ hô hấp của động vật không xương
sống và động vật có xương sống?
Trả lời:
1. Những điểm khác nhau giữa vi khuẩn cổ và vi khuẩn:
- Thành tế bào không có peptidoglycan.
- Trong hệ gen chưa các đoạn intron.
- Thích nghi với điều kiện môi trường khắc nghiệt như ở nhiệt độ
100C
2. Sự khác nhau giữa hệ dô hấp của động vật không xương sống và
động vật có xương sống:
Động vật không xương sống Động vật có xương sống
Thẩm thấu qua da hoặc bằng ống
khí
Bằng mang hoặc bằng phổi
Câu 15:
1. Phân biệt giới Khởi sinh và giới Nguyên sinh.
2. Vì sao Nấm được tách ra khỏi giới Thực vật.
3. Tại sao xem tế bào là cấp tổ chức cở bản của sự sống.
4. Những điểm khác biệt giữa động vật có xương sống và động vật
không xương sống.

Trả lời:
1 Giới Khởi sinh gồm những sinh vật đơn bào nhân sơ; giới Nguyên
sinh gồm những sinh vật đơn bào hoặc đa bào nhân thực.
- Giới Khởi sinh gồm các nhóm vi khuẩn; giới Nguyên sinh gồm
thực vật nguyên sinh, động vật nguyên sinh, nấm nhầy.
2 Thành tế bào của nấm có chứa kitin
- Sống dị dưỡng hoại sinh, kí sinh, cộng sinh.
- Tế bào không chưa lục lạp.
- Sinh sản bằng bào tử, một số nảy chồi, phân cách.
Chuyên đề 2: Thành phần hóa học và cấu trúc tế bào.
Câu 1:
1. Hãy cho biết ở tế bào động vật thì ba loại cấu trúc dưới tế bào nào
có chứa protein và axit nucleic? Hãy nêu sự khác nhau giữa các axit
nucleoic có trong ba loại cấu trúc đó.
2. Hãy xác định các phát biểu sau đây đúng hay sai. Giải thích.
a. Các tế bào có thể nhận biết nhau do màng sinh chất có các “dấu
chuẩn” là protein bám màng.
b. Mỗi tế bào đều có màng sinh chất, tế bào chất, các bào quan và
nhân.
c. Dầu và mỡ đều là este của glixerol với axit béo nên chúng có cấu
tạo giống nhau.
d. Guanin và xitozin có cấu trúc vòng kép còn adenin và timin có
cấu trúc vòng đơn.
Trả lời:
1 Đó là riboxom ( chứa rARN và protein ), ti thể ( chứa AND vòng
và protein ) và nhân tế bào ( chứa AND và protein ).
- Điểm khác nhau:
rARN AND ti thể AND nhân
Mạch đơn Mạch kép Mạch kép
Dạng cuộn xoắn Dạng vòng Dạng thẳng

Đơn phân A, U, G,
X
Đơn phân A, T, G, X Đơn phân A, T, G, X
2. Hãy xác định các phát biểu sau đây đúng hay sai. Giải thích.
a. Sai. Vì dấu chuẩn là gai glicoprotein.
b. Sai. Vì tế bào nhân sơ chưa có nhân hoàn chỉnh, chỉ có bào quan
riboxom, chưa có các bào quan khác.
c. Sai. Vì dầu có gốc axit béo không no, còn mỡ chứa gốc axit béo
no.
d. Sai. Vì G và A có cấu trúc vòng kép còn T và X có cấu trúc vòng
đơn.
Câu 2 : Các câu sau đây đúng hay sai? Nếu sai thì giải thích?
a. Tế bào thần kinh là tế bào duy nhất không sử dụng gluxit.
b. Lipit không tan trong nước và dung dịch hữu cơ.
c. Vi khuẩn Gram âm không bắt màu thuốc nhuộm tím tinh thể mà
bắt màu đỏ fuschin khi nhuộm bằng phương pháp nhuộm Gram.
d. Plasmit là một chuỗi ADN 2 mạch dạng vòng có trong vùng nhân
của vi khuẩn.
e. Vi khuẩn nitrat hóa là loại vi khuẩn hấp thu nitrat từ môi trường
đất để tổng hợp các phân tử axit amin cần cho cơ thể.
f. Hoạt động của vi khuẩn phản sulfat hóa thường gây hại cho cây
lúa hoặc làm chết các hải sản.
g. Axit teicoic là thành phần của vi khuẩn Gram âm.
h. Thuật ngữ “VSV khuyết dưỡng” dùng để chỉ các VSV có khả năng
phát triển với CO2 là nuồn cacbon độc nhất.
Trả lời:
a. Sai. Vì tế bào thần kinh là tế bào sử dụng nhiều gluxit.
b. Sai. Vì phân tử Lipit không tan trong nước nhưng tan trong dung
môi hữu cơ.
c. Đúng.

d. Sai. Vì tế bào Plasmit có trong tế bào chất của vi khuẩn.
e. Sai. Vi khuẩn nitrat hóa sử dụng năng lượng sinh ra khi oxi hóa
nitrit thành nitrat để khử cacbon trong khí CO2.
f. Đúng.
g. Sai. Vi khuẩn Gram dương có axit teicoic, vi khuẩn Gram âm
không có.
h. Sai. VSV khuyết dưỡng dùng để chỉ các vi sinh cật đòi hỏi sự có
mặt của một hoặc nhiều nhân tố sinh trưởng trong môi trường để
chúng phát triển. Còn vi sinh vật tự dưỡng mới có khẳ năng phát triển
với CO2 là nguồn cacbon độc nhất.
Câu 3:
1. Tại sao thành phần các nguyên tố có trong tế bào của các loài sinh
vật về cơ bản lại giống nhau?
2. Hãy nêu hai chức năng của cacbonhidrat đối với cơ thể sống?
3. So sánh cấu trúc và chức năng của ti thể và lục lạp?
Trả lời:
1. Thành phần các nguyên tố có trong tế bào của các loài sinh vật về
cơ bản lại giống nhau vì:
+ Trong quá trình phát sinh sự sống có sự tham gia của các nguyên
tố C, H, O, N…
+ Các loại tế bào đều tiến hóa từ một tổ tiên chung.
2. Hai chức năng của Cacbonhidrat đối với cơ thể sống:
+ Chức năng cấu trúc như xenlulozo là thành phần cấu trúc nên
thành tế bào thực vật.
+ Chức năng cung cấp năng lượng như glucozo là nguồn năng
lượng chủ yếu.
3. So sánh cấu trúc và chức năng của ti thể và lục lạp:
* Giống nhau:
+ Màng kép
+ Bên trong chứa ADN vòng, riboxom, protein, protein, enzim.

+ Đều có nguồn gốc cộng sinh từ vi khuẩn
+ Đều là bào quan chuyển hóa năng lượng trong tế bào.
* Khác nhau:
Ti thể Lục lạp
- Màng trong nếp gấp  nhiều
mào có đính enzim hô hấp.
- Bên trong:
+ Xoang trong chứa chất bán
lỏng, enzim hô hấp.
+ Xoang ngoài có chứa ion H+
+ ADN vòng nỏ.
- Có ở mọi tế bào.
- Màng trong không gấp nếp,
không có enzim hô hấp.
- Bên trong:
+ Stroma chưa enzim quang hợp.
+ Hạt granna: Gồm các tilacoit,
trên màng tilacoit có hệ sắc tố,
enzim quang hợp  đơn vị quang
hợp, giữa các hạt có phiến màng.
Câu 4:
1. Tại sao nói tế bào vừa là đơn vị cấu trúc vừa là đơn vị chức năng
của cơ thể?
2.a.Khi phân tích thành phần hóa học của một bào quan, người ta thu
được nhiều enzim như photphoidase, Cytochrom B, transferase…
Hãy cho biết đây là bào quan nào? Nêu cấu tạo của bào quan đó.
b.Tại sao lá cây có màu xanh? Màu xanh đó có vai trò như thế nào
với quá trình quang hợp?
Trả lời:
1. Tế bào vừa là đơn vị cấu trúc vừa là đơn vị chức năng của cơ thể,

vì:
* Tế bào là đơn vị cấu trúc cơ bản của cơ thể sinh vật:
- Từ cơ thể có cấu trúc đơn giản đến cơ thể có cấu trúc phức tạp đều
có đơn vị cấu tạo cơ bản nên cơ thể là tế bào. Ở vi khuẩn, tế bào là
một cơ thể hoàn chỉnh.
- Trong mỗi tế bào có nhiều bào quan, mỗi bào quan thực hiện các
chức năng khác nhau. Mỗi tế bào gồm các phần điển hình là màng tế
bào, tế bào chất và nhân.
* Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể sống:
- Tất cả các dấu hiệu của sự sống: sinh trưởng, hô hấp, tổng hợp,
phân giải… đều xảy ra trong tế bào. Tế bào là đơn vị hoạt động thống
nhất về trao đổi chất, nhân giữ vai trò điều khiển.
- Các cơ chế từ hiện tượng di truyền từ cấp độ phân tử (tái bản ADN,
phiên mã ARN…) đến cấp độ tế bào (hoạt động của NST trong
nguyên phân, giảm phân, thụ tinh…) đều diễn ra trong tế bào. Nhờ đó
mà thông tin được truyền đạt qua các thế hệ ổn định.
2.a. – Bào quan đó là ti thể.
- Cấu tạo của ti thể:
+ Bên ngoài có lớp màng kép bao bọc, màng ngoài không gấp
khúc, màng trong gấp khúc tạo nên các mào trên có nhiều enzim hô
hấp.
+ Bên trong ti thể có chất nền chứa ADN và riboxom.
b. Trong lá cây có nhiều lục lạp và trong lục lập chứa các hạt diệp
lục, khi ánh sáng chiếu vào lá thì tia sáng màu xanh lục bị phản xạ trở
lại nên ta nhìn thấy màu xanh. Như vậy màu xanh lục tà nhìn thấy
không có vai trò gì trong quang hợp.
Câu 5:
1. Sự khác nhau về cấu trúc, tính chất, chức năng giữa màng sinh chất
và màng nhân?
2. Trong quá trình truyền tin qua tế bào đối với các chất hòa tan trong

nước, chúng phải thông qua thụ quang màng.
- Có những loại thụ qua nào?
- Với loại thụ quan liên kết với protein G, hãy nêu vai trò của protein
G?
3. Trong thí nghiệm co và phản co nguyên sinh cả tế bào thực vật.
Thành phần cấu trúc nào của tế bào đóng vai trò chính trong quá trình
đó? Tại sao?
Trả lời:
1. Sự khác nhau về cấu trúc, tích chất, chức năng của màng sinh chất
và màng nhân
Chỉ tiêu Màng nhân Màng sinh chất
Cấu trúc - Cấu tạo màng kép,
có xoang gian màng
(xoang quanh nhân)
- Độ dày khoảng
40nm
- Màng nhân không
liên tục do có hệ
thống lỗ.
- Mặt ngoài của màng
có đính riboxom, mặt
trong có hệ thống tấm
lamina có vai trò cơ
học.
- Cấu tạo màng đơn
- Độ dày khoảng
10nm
- Liên tục không có
hệ thống lỗ.
- Mặt trong có liên

kết với các vi sợi của
khung xương tế bào
Tính chất - Không có khả năng
hàn gắn khi bị phá
hủy.
- Tính thấm chọn lọc
khác nhau
Ví dụ: các protein
kiềm histon dễ dàng
qua màng nhân
- Có khả năng hàn
gắn khi bị phá hủy.
- Tính thấm chọn lọc
khác nhau.
Chức năng - Trao đổi chất giữa
nhân và tế bào chất
- Phân lập, cách li
NST ra khỏi tế bào
- Trao đổi chất giữa
tế bào và môi trường.
- Giới hạn giữa tế bào
và môi trường.
2. – Có 3 loại thụ quan màng: thụ quan liên kết với protein G, thụ
quan- kênh ion, thụ quan tirozinkinaza.
- Vai trò của protein G: nó có linh hoạt của GTPaza, khi ở dạng
hoạt hóa nó bám vào một enzim làm cho enzim này được hoạt hóa
để kích hoạt bước tiếp theo trong con đường truyền tín hiệu, dẫn
đến một đáp ứng của tế bào. Do đó protein G hỗ trợ cho hoạt động
của thụ quan liên kết với nó.
3. – Không bào đóng vai tro chính trong thí nghiệm này.

- Do không có kích thước rất lớn, có chứa nước và dịch hòa tan, tạo
ra dịch tế bào. Dịh tế bào luôn có một áp suất thẩm thấu lớn hơn áp
suất thẩm thấu của nước nguyên chất.
Câu 6:
1. Mô tả cấu trúc và chức năng của ribozim?
2. Dựa vào hình dạng và cách sắp xếp của mạch, protein được chia
thành những nhóm nào? Phân biệt các đặc tính chính của nhóm.
3. Các phân tử Lipit có vai trò như thế nào trong việc quy định tính ổn
định nhưng lại mềm dẻo của màng.
Trả lời:
1 Cấu trúc: ribozim thực chất là một loại ARN có hoạt tính enzim
+ Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân là 4 loại
nucleotit (A,U,G,X), mỗi đơn phân gồm: đường ribozo, bazo nito, gốc
photphat.
+ Cấu tạo phân tử: một chuỗi polinucleotit gồm các nucleotit gắn
vào nhau bằng liên kết cộng hóa trị.
- Chức năng: xúc tác cho phản ứng loại bỏ các intron của tiền
mARN, nối các đoạn exon lại với nhau tạo thành mARN trưởng thành.
2 2 nhóm: protein sợ và protein hạt.
- Phân biệt:
Tiêu chí Protein sợi Protein hạt
Cấu trúc Các mạch duỗi thẳng Các mạch gấp cuộn
phúc tạp
Tính chất Không tan, bền vẵng
với biến động của
nhiệt độ và PH
Dễ hòa tan tạo dung
dịch keo, nhạy cảm
với sự thay đổi của
nhiệt độ và pH

Chức năng Nguyên liệu cấu trúc Thành phần chức
năng quan trọng của
sự trao đổi chất
3 Tính ổn định
+ Lớp kép photpholipit tạo nên một cái khung liên tục.
+ Khi các phân tử photpholipit có đuôi kị nước ở trạng thái no
+ Sự xen kẽ của các phân tử colesterol.
- Tính mềm dẻo:
+ Các phân tử photpholipit có thể tự quay,dịch chuyển ngang và
trên dưới.
+ Khi các phân tử photpholipit có đuôi kị nước ở trạng thái không
no.
+ Sự linh hoạt của khung Lipit  màng có thể thay đổi tính thấm
đáp ứng với các hoạt động thích nghi của tế bào.
Câu 7:
1. Hai bào quan nào trong tế bào đã tham gia vào quá trình chuyển hóa
năng lượng? Hãy so sánh cấu trúc và chức năng của hai loại bào quan
đó. Hai bào quan trên có nguồn gốc từ đâu?
2. Lizoxom có chức năng gì đối với tế bào?
Tại sao các ezim thủy phân có trong lizoxom lại không làm vỡ
chính nó?
3. Có bốn ống nghiệm, mỗi ống chứa 20ml nước cất, người ta tiến
hành một số thí nghiệm như sau:
- Thí nghiệm 1: cho thêm vào ống nghiệm 1 vi khuẩn gram dương và
5ml nước bọt.
- Thí nghiệm 2: cho thêm vào ống nghiệm 2 tế bào thực vật và 5ml
nước bọt
- Thí nghiệm 3: cho thêm vào ống nghiệm 3 vi khuẩn cổ và 5 ml nước
bọt
- Thí nghiệm 4: cho thêm vào ống nghiệm 4 tế bào hồng cầu và 5ml

nước bọt
Sau một thời gian điều gì sẽ xảy ra
Trả lời:
1. * Ti thể và lục lạp
* So sánh ti thể và lục lạp:
- Giống nhau: + Có màng kép
+ Có AND, riboxom riêng .
+ Có chứa enzim ATP synthaza tổng hợp ATP
+ Tham gia chuyển hóa năng lượng.
- Khác nhau:
Ti thể Lục lạp
Cấu trúc:
- Màng trong gấp nếp tạo thành
mấu lồi có chứa enzim tổng hợp
ATP
- Không có tilacoit
- Xoang giữa hai màng là bể chứa
H+
Cấu trúc:
- Màng không có gấp nếp.
- Có chứa các hạt granna: bào
gồm các túi tilacoit xếp chồng lên
nhau. Trên màng tilacoit có chứa
enzim tổng hợp ATP.
- Xoang tilacoit là bể chứa H+
- Chất nền chứa các enzim của
chu trình crep.
- Chất nền chứa các enzim của
chu trình canvin
Chức năng:

Nơi thực hiện quá trình hô hấp,
chuyển háo năng lượng trong cá
hợp chất hữu cơ thành ATP cung
cấp cho mọi hoạt động sống của
tế bào.
Chức năng:
Nơi thực hiện quá trình quang
hợp, chuyển hóa năng lượng ánh
sáng mặt trời thành hóa năng
trong các hợp chất hữu cơ.
* Ti thể và lục lạp có nguồn gốc cộng sinh;
Trong quá trình tiến hóa, một loại vi khuẩn hiếu khí đã xâm nhập
vào tế bào, chúng cộng sinh trong tế bào, trở thành một bào quan hô
hấp (ti thể) và phụ thuộc vào tế bào.
Tương tự, một loại vi khuẩn lam đã xâm nhập vào tế bào, sống cộng
sinh với tế bào, trở thành lục lạp và phụ thuộc vào tế bào.
2. *Chức năng:
- Tiêu hóa, tự vệ.
- Tham gia vào quá trình phân hủy tế bào già, các tế bào bị tổn thươn,
cũng như các tế bào thoái hóa, hư hỏng.
- Lúc cơ thẻ bị đói kéo dài lizoxom tiêu hóa một số bào quan để cung
cấp năng lượng cho các hoạt động quan trọng nhất đối với sự duy trì sự
sống.
* Giải thích:
Các enzim thủy phân có trong lizoxom lại không làm vỡ lizoxom vì
trong điều kiện bình thường các enzim này ở trạng thái bất hoạt.
Khi có nhu cầu sử dụng, các enzim này mới được hoạt hóa bằng
cách thay đổi độ pH trong lizoxom. Sau đó enzim lại được trở về trạng
thái bất hoạt cho nên không làm vỡ lizoxom.
3. Các hiện tượng có thể xảy ra:

- Ở ống nghiệm 1: Tế bào vi khuẩn vỡ vì nước bọt có chứa lizozim,
làm tan thành tế bào và trong môi trường nhược trương tế bào hút
nước mạnh làm vỡ tế bào.
- Ở ống nghiệm 2: Không có hiện tượng gì xảy ra do lizozim không tác
động làm tan thành tế bào thực vật  trong môi trường nhược trương
mặc dù tế bào hút nước mạnh nhưng tế bào không bị vỡ.
- Ở ống nghiệm 3: Tế bào không bị vỡ do lizozim không phá vỡ thành
tế bào vi khuẩn cổ  trong môi trường nhược trương tế bào hút nước
mạnh nhưng do có thành tế bào vững chắc nên tế bào không bị vỡ.
- Ở ống nghiệm 4: Tế bào hồng cầu bị vỡ vì mặc dù lizozim không tác
động vào màng tế bào nhưng trong môi trường nhược trương tế bào
hồng cầu hút nước mạnh nên tế bào vỡ.
Câu 8: Trả lời ngắn gọn các câu sau đây:
a, Tại sao tế bào bạch cầu có thể thay đổi hình dạng mạnh mẽ mà
không làm đứt tế bào?
b, AND và hệ gen ở lục lạp khác ti thể ở điểm nào?
c, Chức năng của thành tế bào là gì?
d, Tại sao sự thẩm thấu lại phục thuộc tổng nồng độ chất tan trong
dung dịch?
e, Sự tương tác giữa tế bào với môi trường qua màng sinh chất có
những phương thức nào?
f, Tại sao nói quá trình quang hợp là các phản ứng oxi hóa khử?
Trả lời:
a, Vì tế bào có khung nâng đỡ gồm vi ống, vi sợi, sợi trung gian. Cả vi
sợi và sợi trung gian đều được néo chặt vào protein gắn ở phía trong
màng sinh chất, giúp tế bào có độ bền cơ học. Sợi trung gian hoạt động
như một gân nội bào có tác dụng ngăn ngừa sự co giãn quá mức của tế
bào còn vi sợi xác định hình dạng tế bào.
b, AND vòng của lục lạp lớn hơn của ti thể nhưng nhiều gen quy định
các thành phần của lục lạp thì được định vị trong nhân.

c, Tạo bộ khung ngoài ổn định hình dạng tế bào
Bảo vệ bề mặt và gắn dính nhưng vẫn đảm bảo liên lạc giữa các tế
bào nhờ khớp nối hay cầu nguyên sinh chất.
d, Vì khi có nhiều chất tan khác nhau cung tan trong nước thì càng có
nhiều phân tử nước liên kết với cá chất tan, do đó càng ít có phân tử
nước tự do, mà sự khuếch tán của nước chỉ được thực hiện bởi các
phân tư nước tự do này.
e, Các phương thức:
- Dẫn truyền nước đi ua.
- Dẫn truyền khối vật chất (ẩm bào, thực bào).
- Dẫn truyền chọn lọc phân tử.
- Tiếp nhận thông tin.
- Sự nhận dạng tế bào.
- Liên kết tự nhiên với các tế bào khác.
f, Vì:
* Phản ứng oxi hóa:
- Mất điện tử, loại H, giải phóng năng lượng.
- Diệp lục mất điện tử thực hiện quang phân li nước sẽ mất e, loại H và
giải phóng ATP
*Phản ứng khử:
- Nhận e, thêm H, tích lũy năng lượng.
- NADP nhận e, thêm H thành NADPH. Khử CO
2
thành glucose, tích
lũy năn lượng.
Câu 9:
1. Nêu sự khác nhau giữa tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ?
2. Phân biệt hình thức phân bào nguyên phân ở tế bào nhân thực và
phân đôi ở tế bào nhân sơ?
Trả lời:

1.Sự khác nhau giữa tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ:
Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực
Sinh vật điển hình Vi khuẩn, vi sinh vật
cổ
Nguyên sinh vật,
nấm, thực vật, động
vật
Kích thước điển hình Khoảng 1-10
micromet
Khoảng 10-100
mictomet (tinh trùng
không kể đuôi)
Cấu trúc nhân tế bào Có vùng nhân, không
có màng nhân
Cấu trúc nhân điển
hình với màng nhân
có cấu trúc lỗ nhân
Nhiễm sắc thể Một phân tử không
liên kết với protein
histon và thường
dạng vòng
Thường nhiều phân
tử AND dạng thẳng
được bao bọc bởi các
protein histon trong
cấu trúc NST
Vị trí xảy ra quá
trình phiên mã và
dịch mã
Diễn ra động thời

trong tế bào chất
Tổng hợp ARN
(phiên mã) ở nhân tế
bào.
Tổng hợp protein
(dịch mã) tại tế bào
chất
Cấu trúc riboxom 50S + 30S 60S + 40S
Cấu trúc nội bào Rất ít bào quan và hệ
thống nội màng,
không có khung tế
bào.
Được tổ chức phức
tạp và riêng biệt bởi
hệ thống màng nội
bào và khung tế bào
Vận động tế bào Lông, roi VK được
tạo thành từ các
protein flagelin
Lông, roi được cấu
tạo từ tupulin dạng vi
ống 9+2
Ti thể Không có Mỗi tế bào thường có
hàng chục đến hàng
ngàn
Lục lạp Không có Có ở tế bào tảo và
thực vật
Mức độ tổ chức cơ
thể
Thường là đơn bào Đơn bào, tập đoàn, và

các cơ thể đa bào với
các tế bào được biệt
hóa rõ rệt
Phân bào Phân đôi Nguyên phân
Giảm phân
3. Phân biệt hình thức phân bào ở tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ:
Phân đôi ở tế bào nhân sơ Nguyên phân ở tế bào nhân chuẩn
- Chỉ phân chia khi gặp điều kiện
thích hợp
- Phân chia theo lối trực tiếp
không hình thành thoi phân bào
- Chu kì tế bào đơn giản, tốc độ
phân chia tế bào nhanh hơn
- AND nhân đôi và chia đôi bám
vào màng sinh chất ở các
mezoxom
- Sự phân chia vật chất di truyền
nhờ sờ sự phát triển của màng sinh
chất tạo thành vách ngăn
- Sự phân chia tế bào chất: tạo
vách ngăn ở giữa chia tế bào mẹ
thành hai tế bào con
- Phân chia theo một chương trình
đã lập trình sẵn trong hệ gen hoặc
do nhu cầu thay thế tế bào tổn
thương
- Phân chia theo hình thức nguyên
phân có hình thành thoi phân bào
- Chu kì tế bào phức tạp hơn, tốc
độ phân chia tế bào chậm hơn

- AND nhân đôi, NST nhân đôi ở
trong nhân tế bào, sau đó tập hợp
trên mặt phẳng xích đạo và đính
với thoi phân bào ở tâm động
- Sự phân chia vật chất di truyền
nhờ vào thoi phân bào
- sự phân chia tế bào chất: ở tế bào
thực vật hình thành vách ngăn ở
giữa, ở tế bào động vật hình thành
eo thắt chia tế bào mẹ thành hai tế
bào con
Câu 10:
1. Thành tế bào thực vật có vai trò gì? Nhờ đặc trưng gì mà giúp thành
tế bào thực hiện được vai trò trên?
2. a. ARN là gì? Nguồn gốc và phân loại ARN ở tế bào nhân chuẩn?
b. Nêu những giống nhau và khác nhau trong cấu trúc của phân tử
ARN ở tế bào nhân chuẩn?
Trả lời:
1 Vai trò của thành tế bào:
+ Làm nhiệm vụ bao bọc và bảo vệ cho hệ chất nguyên sinh bên
trong
+ Chống lại áp suất thẩm thấu do không bào trung tâm gây nên.
- Đặc trưng của thành tế bào: Thành tế bào bền vững về mặt cơ học
nhưng cũng mềm dẻo để có thể sinh trưởng
+ Tính bền vững: nhờ vật liệu cấu trúc có tính đàn hồi và ổn định
của phân tử xenlulose.
+ Tính mềm dẻo: Các vật liệu cấu trúc mềm mại dưới dạng khuôn
vô định hình của propectin và hemixenlulose.
2.a. * ARN: tên viết tắt của axit ribonucleic
* Nguồn gốc:

- Có nguồn gốc từ nhân tế bào
- Được tổng hợp dựa trên khôn mẫu là mạch gốc của AND trong
nhân tế bào
* Phân loại:
- ARN thông tin (mARN)
- ARN vận chuyển (tARN)
- ARN riboxom (rARN)
b. Điểm giống nhau và khác nhau trong cấu trúc phân tử ARN
* Điểm giống nhau:
- Cấu trúc:
+ Mạch đơn, đơn phân là ribonucleotit gồm 3 thành phần.
+ Có 4 loại ribonucleotit: A,U,G,X
- Chức năng: cung tham gia quá trình tổng hợp protein cho tế bào
* Điểm khác nhau:
- Cấu trúc:
+ Có cấu trúc xoắn (tARN và rARN) hay thẳng mARN
+ Co liên kết bổ sung hay không có liên kết bổ sung
- Chức năng:
+ mARN là bản sao thông tin di truyền của gen trong nhân
+ tARN tham gia vận chuyển axit amin
+ rARN tham gia cấu tạo ribosome.
Câu 11:
1. Theo mô hình khảm-động màng sinh chất được cấu tạo bởi những
thành phần hóa học nào? Nêu chức năng của từng thành phần hóa học
cấu tạo nên màng sinh chất?
2. Trình bày những chức năng của ti thể trong tế bào? Căn cứ vào đâu
mà thuyết cộng sinh cho rằng: sự có mặt của ti thể trong tế bào nhân
chuẩn là kết quả cộng sinh của một dạng vi khuẩn hiếu khí với tế bào?
Trả lời:
1 Thành phần hóa học của màng sinh chất:

+ Lipit màng: lớp photpholipit kép
+ Các phân tử colesrol
+ Protein màng
+ Cacbonhidrat màng
- Chức năng của các thành phần:
+ Lớp photpholipit tạo nên tính mềm dẻo, linh hoạt của màng
+ Các phân tử colestrol tạo nên khung ổn định của màng nếu tỉ lệ
photpholipit / colestrol cao màng sẽ mềm dẻo, còn tỉ lệ này thấp (lượng
colestrol cao), màng bền chắc và kém linh động.
+ protein màng: phân bố khảm vào màng lipit ở dạng bám màng hay
xuyên màng và có những chức năng: vận chuyển, xúc tác, thu nhận và
truyền đạt thông tin, nhận biết tế bào, kết nối…
+ Cacbonhidrat màng: liên kết với protein bám ngoài màng tạo chất
nền ngoại bào lipoprotein vừa có chức năng kết dính giữa các tế bào
vừa có chức năng thu nhận thông tin
2 Chức năng của ti thể:
+ Có vai trò qua trọng trong hô hấp hiếu khí, là nhà máy sản sinh ATP
cho tế bào
+ Tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong tế bào
+ Chất nền ti thể có AND và các loại ARN, ribosome để tổng hợp
được một số protein riêng cho mình
+ Ti thể tham gia vào quá trình tự chết của tế bào bằng cách giải phóng
vào tế bào chất các nhân tố cos tác dụng hoạt hóa các enzim gây tự
chết theo chương trình của tế bào
- Dựa vào những bằng chứng:
+ Cấu trúc AND và kích thước ribosome của ti thể giống vi khuẩn
+ Cơ chế tổng hợp protein của ti thể có nhiều đặc điểm giống vi khuẩn
+ Màng ti thể có cấu tạo giống màng vi khuẩn
+ Ti thể được hình thành do sự sự phân chia của ti thể trước đó
Câu 12:

×