Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Bài giảng môn học Quản trị học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 82 trang )

Trường Đại học Lạc Hồng ThS. Nguyễn Hoàng Hải
Quản trị học 1
1
CHƯƠNG 1:
NHÀ QUẢN TRỊ VÀ
CÔNG VIỆC QUẢN TRỊ
2
1/ Công việc quản trị
1.1/ Khái niệm:
Quản trị là một phương thức để thực
hiện một cách có hiệu quả mục tiêu của tổ
chức bằng và thông qua những người khác.
Phương thức này được các nhà quản trị thực
hiện qua các công việc hay còn gọi là các
chức năng Hoạch định, Tổ chức, Điều
khiển, Kiểm tra.
Trường Đại học Lạc Hồng ThS. Nguyễn Hoàng Hải
Quản trị học 2
3
1/ Công việc quản trị
1.2/ Chức năng:
+ Hoạch định
+ Tổ chức
+ Điều khiển (Lãnh đạo)
+ Kiểm tra
4
1/ Công việc quản trị
1.2.1 Hoạch định:
* Xác định các mục tiêu
* Xây dựng các chiến lược (giải pháp lớn),
các giải pháp chung nhất để thực hiện


mục tiêu đã định
* Lập ra các kế hoạch tác nghiệp để thực
hiện những công việc hàng ngày.
Trường Đại học Lạc Hồng ThS. Nguyễn Hoàng Hải
Quản trị học 3
5
1/ Công việc quản trị
1.2.2 Tổ chức:
* Cụ thể hóa các mục tiêu nhiệm vụ thành
những công việc được chuyên môn hóa
* Tạo dựng các bộ phận chức năng để
thực hiện những công việc này
* Tiến hành ủy quyền có hiệu quả.
6
1/ Công việc quản trị
1.2.3 Điều khiển:
Liên quan đến việc sử dụng nguồn lực quan
trọng nhất của tổ chức – nguồn nhân lực
* Tuyển dụng, đào tạo, bố trí và động viên nhân viên
* Tìm phong cách lãnh đạo thích hợp nhất cho từng
giai đoạn phát triển của tổ chức
* Giải quyết xung đột giữa các cá nhân và các bộ
phận để tạo nên bầu không khí tâm lý thuận lợi cho
việc thực hiện các mục tiêu.
Trường Đại học Lạc Hồng ThS. Nguyễn Hoàng Hải
Quản trị học 4
7
1/ Công việc quản trị
1.2.4 Kiểm tra:
* So sánh kết quả đạt được trong thực tế

với mục tiêu nhiệm vụ đã đặt ra
* Đưa ra các giải pháp khắc phục nếu
thấy cần thiết.
8
1/ Công việc quản trị
Trường Đại học Lạc Hồng ThS. Nguyễn Hoàng Hải
Quản trị học 5
9
1.3 Tính phổ biến của quản trị:
 Lĩnh vực quản trị bao gồm cả kinh
doanh, Nhà nước, và những tổ chức phi lợi
nhuận (không nhằm kiếm lời).
 Đối phó với những vấn đề quản trị như
nhau, và những nhà quản trị của họ thực
hiện các chức năng giống nhau.
1/ Công việc quản trị
10
2/ Nhà quản trị
2.1 Các khái niệm:
2.1.1 Tổ chức:
Là sự tập hợp nhiều người theo một cách
(kiểu) nhất định để thực hiện mục đích đặt
ra cho họ.
Mục đích đó lại được cụ thể bằng các
mục tiêu ở các giai đoạn khác nhau.
Trường Đại học Lạc Hồng ThS. Nguyễn Hoàng Hải
Quản trị học 6
11
2/ Nhà quản trị
2.1 Các khái niệm:

2.1.2 Người thừa hành:
Chiếm phần đông các thành viên trong
tổ chức có nhiệm vụ trực tiếp thực hiện một
công việc cụ thể mà không phải hướng dẫn
đôn đốc, kiểm tra công việc của người khác.
12
2/ Nhà quản trị
2.1 Các khái niệm:
2.1.3 Nhà quản trị:
Là thành viên trong tổ chức nhưng họ có
nhiệm vụ hướng dẫn, đôn đốc, động viên
những người thừa hành để giúp những
người này hoàn thành công việc được giao.
Trường Đại học Lạc Hồng ThS. Nguyễn Hoàng Hải
Quản trị học 7
13
2/ Nhà quản trị
2.2 Cấp bậc nhà quản trị:
2.2.1 Cấp cơ sở:
Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra những người
thừa hành để giúp những người này hoàn thành
công việc được giao.
Đồng thời, vì ở vị trí sát ngay với những người
thừa hành nên họ cũng tham gia những công việc
sản xuất hoặc kinh doanh trực tiếp như những
người thừa hành dưới quyền.
14
2/ Nhà quản trị
2.2 Cấp bậc nhà quản trị:
2.2.2 Cấp giữa (cấp trung):

Điều khiển nhân viên trong bộ phận của
mình và quản trị các nhà quản trị cấp cơ sở
thuộc quyền bằng cách cụ thể hóa mục tiêu
nhiệm vụ mà các nhà quản trị cấp cao đề ra
cho phù hợp với từng bộ phận mà họ phụ
trách.
Trường Đại học Lạc Hồng ThS. Nguyễn Hoàng Hải
Quản trị học 8
15
2/ Nhà quản trị
2.2 Cấp bậc nhà quản trị:
2.2.3 Cấp cao:
Một số rất ít các nhà quản trị ở trong
một tổ chức, họ có quyền hạn cao nhất
nhưng cũng có trách nhiệm nhiều nhất đối
với kết quả hoạt động của tổ chức. Công
việc chính của họ là đề ra phương hướng
hoạt động của tổ chức và các giải pháp lớn
(chung nhất) để thực hiện nhiệm vụ đã định.
16
2.3 Các kỹ năng
2.3.1 Chuyên môn (kỹ năng kỹ thuật)
 Nắm bắt và thực hành được công việc chuyên
môn liên quan đến phạm vi mà mình đang điều
hành (qui trình, nguyên tắc, kỹ thuật thực hiện
công việc).
 Giúp nhà quản trị thực hiện việc chỉ đạo, điều
hành công việc, kiểm soát và đánh giá năng lực
cấp dưới. Kỹ năng này phải trở thành một kỹ năng
thường xuyên, liên tục, nhất quán của nhà quản trị.

 Vd: soạn thảo tài liệu, hợp đồng kinh tế, thiết
kế, sửa chữa máy móc thiết bị,…
Trường Đại học Lạc Hồng ThS. Nguyễn Hoàng Hải
Quản trị học 9
17
2.3 Các kỹ năng
2.3.2 Nhân sự (kỹ năng con người)
 Là tài năng đặc biệt của nhà quản trị trong
việc quan hệ với người khác (cùng làm việc, động
viên, điều khiển con người và tập thể trong xí
nghiệp dù đó là thuộc cấp, ngang cấp hay cấp trên)
nhằm tạo thuận lợi và thúc đẩy sự hoàn thành công
việc chung.
 Các kỹ năng nhân sự cần thiết cho nhà quản trị
là biết cách thông đạt hữu hiệu, quan tâm tích cực
đến người khác, xây dựng không khí hợp tác và
động viên nhân viên dưới quyền.
18
2.3 Các kỹ năng
2.3.3 Tư duy (kỹ năng nhận thức)
 Tầm nhìn, tư duy có hệ thống, năng
lực xét đoán , khả năng trong việc khái
quát các mối quan hệ, qua đó giúp cho
việc nhận dạng vấn đề và đưa ra giải
pháp, từ đó lập kế hoạch (đặc biệt là
hoạch định chiến lược) và tổ chức thực
hiện.
Trường Đại học Lạc Hồng ThS. Nguyễn Hoàng Hải
Quản trị học 10
19

2.4 Các vai trò
của
nhà QT
2.4.1 Vai trò quan hệ với con người:
 Đại diện cho tổ chức
 Lãnh đạo tổ chức
 Liên lạc
20
2.4 Các vai trò
của
nhà QT
2.4.2 Vai trò thông tin:
 Thu thập và tiếp nhận thông tin
 Cung cấp các thông tin cho các đối tượng
bên ngoài với các mục đích giải thích hoặc
bảo vệ hoặc tranh thủ sự đồng tình ủng
hộ.
 Phổ biến các thông tin cần thiết cho các bộ
phận, các cá nhân trong tổ chức.
Trường Đại học Lạc Hồng ThS. Nguyễn Hoàng Hải
Quản trị học 11
21
2.4 Các vai trò
của
nhà QT
2.4.3 Vai trò quyết định:
 Doanh nhân (chủ doanh nghiệp)
 Giải quyết những xáo trộn để sớm đưa tổ
chức trở lại họat động bình thường.
 Quyết định phân phối một cách hợp lý các

nguồn lực để sử dụng chúng có hiệu quả.
 Quyết định cho các cuộc thương thuyết &
thảo luận đối với các đối tác.
Chiến tranh Anh – Pháp ( Thế kỷ XV ) đã kéo dài hàng chục năm
khiến cả hai quốc gia đều kiệt quệ. Vì Anh là kẻ xâm lược nên sự
tổn hao về tiền của là rất lớn bên cạnh sự tổn hao về nhân mạng.
Người Anh rất muốn dừng chiến tranh nhưng viên Tư lệnh gặp phải
hai vấn đề khó xử: Một là Chi phí lui binh khoảng 100 USD không
được Hoàng gia chấp nhận (theo quan điểm của nữ hoàng là không
cấp tiền cho kẻ bại trận ). Hai là: ít nhất họ cũng cần có một trận
thắng dù nho nhoi để gỡ thể diện trước khi rút lui nhưng trước tinh
thần chiến đấu ngoan cường của binh lính Pháp, ý đồ đó gần như là
không tưởng. Vua Louis của Pháp là một vị vua trẻ, thông minh khi
biết nội tình của quân Anh đã đi đến một quyết định trái ngược với
nhiều vị tướng dưới triều đại của ông ta nhưng ngược lại được một
người dân Châu Âu ca ngợi như vị anh hùng.
Câu 1: Hãy phân tích tình huống đã cho và dự đoán xem Vua Louis
của Pháp sẽ quyết định như thế nào? Tại sao bạn đưa ra dự đoán
này?
Câu 2: Nếu bạn là người được quyền đề xuất lên nhà vua Pháp, bạn
sẽ chọn kịch bản nào cho nước Pháp?
22
Trường Đại học Lạc Hồng ThS. Nguyễn Hoàng Hải
Quản trị học 12
23
CHƯƠNG 2:
SỰ TIẾN TRIỂN CỦA TƯ
TƯỞNG QUẢN TRỊ
24
TRƯỜNG PHÁI CỔ ĐIỂN

 Lý thuyết quản trị khoa học
 Lý thuyết quản trị hành chính
 Tóm lược
Trường Đại học Lạc Hồng ThS. Nguyễn Hoàng Hải
Quản trị học 13
25
Lý thuyết quản trị khoa học
 “Quản trị khoa học” là thuật ngữ dùng để
chỉ các ý kiến của một nhóm tác giả ở Hoa
Kỳ vào đầu thập niên của thế kỷ XX
 “Các nguyên tắc quản trị khoa học”, xuất
bản năm 1911
26
Lý thuyết quản trị khoa học
 Frederick Winslow Taylor (1856 – 1915)
 Taylor không phải là tác giả
duy nhất của lý thuyết này.
Nhưng Ông thực sự xứng
đáng với tên gọi là cha đẻ của
Quản trị học mà nhiều học giả
phương Tây suy tôn.
Trường Đại học Lạc Hồng ThS. Nguyễn Hoàng Hải
Quản trị học 14
27
4 nguyên tắc chung của QT
1- Các nhà quản trị từ cấp cơ sở trở lên nên
dành nhiều thời gian và công sức để lập kế
hoạch hoạt động của tổ chức cho công nhân
làm việc và kiểm tra hoạt động thay vì cùng
tham gia công việc cụ thể của người thừa

hành.
28
4 nguyên tắc chung của QT
2- Các nhà quản trị phải đầu tư để tìm ra
những phương cách hoạt động khoa học để
hướng dẫn công nhân, thay vì để công nhân
tự ý chọn phương pháp làm việc riêng của
họ.
Trường Đại học Lạc Hồng ThS. Nguyễn Hoàng Hải
Quản trị học 15
29
4 nguyên tắc chung của QT
3- Các nhà quản trị nên sử dụng các biện pháp
kinh tế để động viên công nhân hăng hái
làm việc. Trong đó Ông đề ra phương pháp
trả lương theo sản phẩm.
30
4 nguyên tắc chung của QT
4- Phân chia trách nhiệm, quyền hạn và quyền
lợi một cách hợp lí giữa những nhà Quản trị
và người thừa hành. Tránh trút hết trách
nhiệm cho người công nhân.
Trường Đại học Lạc Hồng ThS. Nguyễn Hoàng Hải
Quản trị học 16
31
Tóm tắt Lý thuyết “Quản
trị khoa học”
 Là lý thuyết Quản trị đầu tiên, nó đánh dấu
một bước ngoặc mới trong lĩnh vực quản trị
doanh nghiệp.

 Những tư tưởng của lý thuyết “Quản trị
khoa học” là nền tảng cho các lý thuyết
quản trị sau này.
32
Lý thuyết quản trị hành chính
 Sau lý thuyết “Quản trị
khoa học”, lý thuyết “Quản
trị hành chính” là một lý
thuyết quản trị xuất hiện rất
sớm, tiêu biểu nhất là Henri
Fayol (1841 – 1925) của
Pháp.
Trường Đại học Lạc Hồng ThS. Nguyễn Hoàng Hải
Quản trị học 17
33
Lý thuyết quản trị hành chính
Lý thuyết này ra đời căn cứ trên giả thuyết: Mặc dù
mỗi loại hình tổ chức có những đặc điểm riêng (doanh
nghiệp, nhà nước, các tổ chức đoàn thể, tôn giáo …),
nhưng chúng đều có chung một tiến trình Quản trị mà
qua đó nhà quản trị có thể quản trị tốt bất cứ một tổ
chức nào. Người có công lớn đề ra lý thuyết này là
Henri Fayol.
34
14 nguyên tắc quản trị
 Phân chia công việc: sẽ dẫn đến sự chuyên
môn hóa và điều đó sẽ giúp cho công việc hoàn
thành nhanh chóng với chất lượng cao.
 Thẩm quyền và trách nhiệm: nhà quản trị
hãy sử dụng triệt để quyền hạn mà mình có

được đồng thời cũng phải chịu trách nhiệm đầy
đủ khi sử dụng quyền hạn đó.
Trường Đại học Lạc Hồng ThS. Nguyễn Hoàng Hải
Quản trị học 18
35
14 nguyên tắc quản trị
 Kỷ luật: tất cả những qui định, những điều lệ,
nội quy…được bàn soạn và đi đến hệ thống
nhất để thực hiện trong tổ chức. Kỷ luật sẽ giúp
tổ chức hoạt động được thông suốt. Muốn thực
hiện được nguyên tắc này đòi hỏi các nhà quản
trị phải có bản lĩnh.
36
14 nguyên tắc quản trị
 Thống nhất chỉ huy: mỗi một người thừa
hành chỉ nhận lệnh chỉ thị từ một nhà quản trị
cấp trên trực tiếp của mình và cũng chỉ có trách
nhiệm báo cáo kết quả thực hiện công việc cho
chính người đó mà thôi.
Trường Đại học Lạc Hồng ThS. Nguyễn Hoàng Hải
Quản trị học 19
37
14 nguyên tắc quản trị
 Thống nhất điều khiển: khi các bộ phận
khác nhau trong tổ chức cùng tham gia thực
hiện một nhiệm vụ chung thì giữa các bộ phận
này phải có kế hoạch thống nhất và phải có một
nhà quản trị cấp cao đứng ra làm nhiệm vụ điều
khiển kế hoạch đó.
38

14 nguyên tắc quản trị
 Lợi ích cá nhân phụ thuộc lợi ích chung: khi lợi
ích của cá nhân mâu thuẫn lợi ích tổ chức thì đặt lợi
ích cá nhân sau lợi ích của tổ chức và nhà quản trị phải
đứng ra làm nhiệm vụ hòa giải.
 Thù lao (tiền lương): phải được trả công bằng và
hợp lý để đem lại sự thỏa mãn tối đa có thể có cho chủ
nhân của doanh nghiệp và cho công nhân viên của
doanh nghiệp đó.
Trường Đại học Lạc Hồng ThS. Nguyễn Hoàng Hải
Quản trị học 20
39
14 nguyên tắc quản trị
 Tập trung và phân tán
 Cấp bậc (tuyến lãnh đạo): các quyết định từ trên xuống
và phản hồi từ dưới lên.
 Trật tự
 Công bằng
 Ổn định nhiệm vụ
 Sáng kiến
 Tính đồng đội (đoàn kết)
40
Tóm tắt lý thuyết quản trị
hành chính
 Đồng quan điểm với lý thuyết “Quản trị một cách khoa học”,
lý thuyết “Quản trị hành chính” chủ trương rằng, để đem lại
hiệu quả phải bằng con đường tăng năng suất lao động. Nhưng,
theo Fayol muốn tăng năng suất lao động phải sắp xếp tổ chức
một cách hợp lí thay vì tìm cách tác động vào người công nhân
(tức Taylor và những người trước đó xuất phát vấn đề từ phía

người công nhân, còn Fayol thì xuất phát từ phía người quản
trị).
Trường Đại học Lạc Hồng ThS. Nguyễn Hoàng Hải
Quản trị học 21
41
TRƯỜNG PHÁI CỔ ĐIỂN
Hạn chế:
 Xem con người là ”Con người thuần túy kinh
tế”, bỏ qua các khía cạnh xã hội của con người.
 Xem tổ chức là một hệ thống khép kín, điều
này là không thực tế.
 Nhiều nguyên tắc lại mâu thuẫn với nhau
42
TRƯỜNG PHÁI TÁC PHONG
 Abraham Maslow (1908 – 1970)
 Hoạt động của con người nhằm để thỏa mãn nhu
cầu cá nhân
 Maslow xây dựng lý thuyết về nhu cầu con người
gồm 5 mức độ được xếp từ thấp đến cao: Nhu cầu về
vật chất, nhu cầu được an toàn, nhu cầu xã hội, nhu
cầu được trọng vọng, nhu cầu tự hoàn thiện
Trường Đại học Lạc Hồng ThS. Nguyễn Hoàng Hải
Quản trị học 22
43
Các mức độ nhu cầu cá nhân
44
CHƯƠNG 3:
MÔI TRƯỜNG CỦA TỔ CHỨC
Trường Đại học Lạc Hồng ThS. Nguyễn Hoàng Hải
Quản trị học 23

45
1/ Khái
niệm
và phân
loại
môi
trường
1.1 Khái niệm:
 Môi trường là khái niệm để chỉ các yếu tố, lực lượng, thể
chế ……………………………. tổ chức mà các nhà quản trị
khó hoặc không thể kiểm soát được nhưng chúng lại ảnh
hưởng đến hoạt động và kết quả hoạt động của tổ chức.
 Mục đích việc nghiên cứu môi trường là để giúp các nhà
quản trị có thể ……………………………………………
…………… mà môi trường có thể đem lại cho tổ chức.
46
1/ Khái
niệm
và phân
loại
môi
trường
1.2 Phân loại:
 Môi trường…………….
 Môi trường…………….
Trường Đại học Lạc Hồng ThS. Nguyễn Hoàng Hải
Quản trị học 24
47
2/ Môi
trường

………………………
2.1 Đặc điểm:
 Tác động một cách ………………. đến hoạt động và
kết quả hoạt động của tổ chức.
 Các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực khác nhau có
thể có chung một môi trường vĩ mô, vì vậy người ta
hay gọi môi trường này là môi trường tổng quát.
 Các yếu tố của môi trường vĩ mô thường có mối liên
hệ mật thiết với nhau để cùng tác động lên một tổ
chức.
48
2/ Môi
trường
………………………
Kinh nghiệm thực tế:
 Sử dụng kết quả nghiên cứu môi trường của đơn vị
khác.
 Áp dụng gần như nguyên vẹn kinh nghiệm giải quyết
những bất trắc của môi trường vĩ mô của tổ chức khác
trong cùng một thời điểm.
 Khi nghiên cứu môi trường vĩ mô không thể nghiên cứu
một, hai yếu tố mà phải nghiên cứu tất cả các yếu tố cơ
bản.
Trường Đại học Lạc Hồng ThS. Nguyễn Hoàng Hải
Quản trị học 25
49
2/ Môi
trường
………………………
2.2 Các yếu tố cơ bản:

 Kinh tế
 Chính trị, chính phủ
 Xã hội, dân cư
 Tự nhiên
 Kỹ thuật (công nghệ)
50
2/ Môi
trường
………………………
2.2.1 Kinh tế:
 Nền kinh tế quốc gia đang ở giai đoạn nào của chu kỳ
phát triển.
 Tổng sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân, đặc biệt là
thu nhập quốc dân tính theo đầu người mà người dân
được tự do chi tiêu (thu nhập sau khi trừ thuế và các
khoản chi tiêu còn lại bao nhiêu)
 Chính sách kinh tế .
 Tỷ lệ lạm phát.
 Vấn đề thất nghiệp.
 Cán cân thu chi quốc gia…

×