BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
KHOA KẾ TOÁN
BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI 02 : TÓM LƯỢT LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ
GIỮA BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ
GIÁO VIÊN BỘ MÔN : TRƯƠNG MINH TUẤN
SINH VIÊN THỰC HIỆN ( NHÓM 07 ) GỒM :
1. HÀ THỦY TIÊN
2. PHAN THỊ KIỀU TRINH
3. NGUYỄN THANH PHÚ
4. BÙI XUÂN CƯỜNG
5. PHẠM HỮU NHÂN
LỚP : KT02 – VB2K15
Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ
TPHCM, 11/2012
LỜI MỞ ĐẦU
o o o o o o o
Như chúng ta đã biết, bội chi ngân sách là một vấn đề mà các quốc gia
đều gặp phải. Việc xử lý bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) là một vấn đề
nhạy cảm, bởi nó không chỉ tác động trước mắt đối với nền kinh tế mà còn tác
động đến sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Vì vậy, mỗi quốc gia đều có
những biện pháp thích hợp nhằm khắc phục bội chi ngân sách đưa bội chi đến
một mức nhất định, trong đó Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Trong
bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có những biến động lớn như: giá dầu tăng cao,
khủng hoảng tài chính tại Mỹ và nhiều nước khác, tình trạng lạm phát diễn ra tại
nhiều nước trên thế giới, vấn đề kiềm chế lạm phát đặt ra vô cùng cấp bách. Vì
vậy xử lý bội chi NSNN như thế nào để ổn định vĩ mô, thực hiện hiệu quả các
mục tiêu chiến lược về phát triển kinh tế – xã hội, tăng trưởng kinh tế và kiềm
chế lạm phát hiện nay là một vấn đề chính phủ cần giải quyết.
Với bài tiểu luận “ Tóm lượt lý thuyết về mối quan hệ giữa bội chi
ngân sách nhà nước và tăng trưởng kinh tế “, chúng ta có thể tìm hiểu, phân
tích cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa bội chi ngân sách nhà nước và tăng
trưởng kinh tế, qua đó chúng ta có thể thấy được những ưu nhược điểm để tìm
ra những giải pháp, thực tiễn hợp lý để khắc phục các vần đề về bội chi ngân
sách nhà nước một cách hiệu quả hơn, từ đó tạo tiền đề vững chắc để phát triển,
tăng trưởng kinh tế.
Vì bài tiểu luận được tham khảo và sưu tầm từ nhiều nguồn tài liệu khác
nhau nên khó tránh khỏi những sai lầm và thiếu sót trong quá trình thực hiện.
Rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy Trương Minh Tuấn ( giáo viên bộ
môn Lý Thuyết Tài Chinh – Tiền Tệ ) cùng các bạn đọc để cho bài tiểu luận
ngày càng hoàn thiện hơn. Mọi đóng góp ý kiến xin gởi về địa chỉ email:
Tập thể Nhóm 7 thực hiện
Nhóm 07 – Đề tài 2 Trang 2
Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ
Nhóm 07 – Đề tài 2 Trang 3
Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ
ĐỀ TÀI 2 : TÓM LƯỢT LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA BỘI
CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
I. LÝ THUYẾT VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC:
1. Khái niệm ngân sách nhà nước:
Theo luật ngân sách nhà nước đã được Quốc hội Việt Nam thông qua
năm 1996 định nghĩa thì ngân sách nhà nước là toàn bộ những khoản thu chi
của nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy
định và được thực hiện trong một năm nhằm thực hiện chức năng và nhiệm
vụ của nhà nước.
Như vậy theo như định nghĩa thì quản lý chi ngân sách nhà nước cũng là
một phần quan trọng trong quản lý ngân sách nhà nước.
Theo cách hiểu đơn thuần thì quản lý chi ngân sách nhà nước là quản lý
những khoản chi tiêu của nhà nước, và nó được thực hiện bởi chủ thể là
những cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức cá nhân được nhà nước trao
quyền.
2. Chức năng ngân sách nhà nước:
a. Chức năng phân phối:
Phân phối của NSNN là phân phối các nguồn lực tài chính có liên quan
đến NN, nhằm giải quyết mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng xã hội, thực
hiện tái sản xuất mở rộng, xác lập cơ cấu kinh tế - xã hội hợp lý làm nền tảng
cho quá trình phát triển phù hợp trong từng thời kỳ.
Đặc trưng cơ bản của phân phối NSNN:
• Phân phối dưới hình thức giá trị (chủ yếu sử dụng tiền tệ làm đơn vị
tính toán, làm phương tiện phân phối).
• Tham gia không đầy đủ vào quá trình phân phối các yếu tố đầu vào,
chủ yếu là NN đầu tư trực tiếp, cấp vốn kinh doanh, trợ cấp đối với nền kinh
tế.
• Phân phối NSNN tác động đến cả hai bên cung và bên cầu của nền
kinh tế, gắn liền với sự hình thành và sử dụng quỹ ngân sách của NN.
• NN luôn là chủ thể quyết định trong các quan hệ phân phối có liên
quan đến NSNN, NN sử dụng tối đa quyền lực chính trị thực hiện chức năng
phân phối của NSNN.
• Về cơ bản, quá trình phân phối lại của NSNN đa phần mang đặc tính
không hoàn trả.
b. Chức năng giám đốc:
Chức năng giám đốc của NSNN là việc giám sát, đôn đốc, kiểm tra một
cách thường xuyên, liên tục cùng với quá trình vận động của các đối tượng
Nhóm 07 – Đề tài 2 Trang 4
Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ
phân phối NSNN nhằm đảm bảo tính hiệu quả, tiết kiệm trong việc huy động
và sử dụng đồng vốn của NSNN.
Các đặc trưng cơ bản của giám đốc NSNN là:
• Giám đốc NSNN được thực hiện bởi các đại diện chính thức của NN
như: Nghị viện (Quốc hội), Chủ tịch nước (Tổng thống), các Hội đồng dân
cử, các cơ quan có trách nhiệm được ủy quyền như Kiểm toán NN, Thanh tra
NN … Ngoài ra, giám đốc tài chính còn được thực hiện bởi công luận và báo
chí (mặc dù về nguyên tắc, giám đốc NSNN được thực hiện bởi chủ thể NN).
• Công cụ giám đốc NSNN là các nghiệp vụ thống kê, kế toán, kiểm
toán, nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra tài chính, chế độ công khai tài chính,
ngân sách và các phương tiện thông tin tài chính.
• Giám đốc NSNN được thực hiện ở cả tầm vĩ mô và vi mô, cả gián
tiếp và trực tiếp.
• Giám đốc NSNN được tiến hành từ khâu đầu đến khâu cuối cùng của
chu kỳ phân phối NSNN.
• Giám đốc NSNN bao gồm giám đốc tuân thủ và giám đốc hiệu quả.
Giám đốc tuân thủ là giám đốc quá trình hình thành và sử dụng quỹ NSNN
xem có tuân thủ đúng chế độ, đúng dự toán được phê chuẩn, có nằm trong
khuôn khổ luật pháp cho phép hay không. Giám đốc hiệu quả là thông qua
quá trình phân phối thu, chi NSNN mà xem xét việc phân phối và sử dụng
NSNN có mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội không ? có lãng phí không ?
3. Vai trò của ngân sách nhà nước:
a. Vai trò của ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường:
• NSNN là công cụ huy động nguồn tài chính để đảm bảo các nhu cầu
chi tiêu của nhà nước. Việc huy động các nguồn thu vào NSNN phải chú ý
đến mức động viên vào NSNN phải hợp lý. Mức động viên cao hay thấp đều
có những tác động tích cực và tiêu cực. Tỷ lệ động viên vào NSNN đối với
GDP vừa đảm bảo tính hợp lý với tốc độ tăng trưởng kinh tế, vừa đảm bảo
cho các đơn vị cơ sở có điều kiện tích tụ vốn để tái sản xuất mở rộng.
• NSNN là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội của NN. Xuất
phát từ những khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường (như thị trường nhiều
khi phát ra những tín hiệu sai, làm mất cân đối cung cầu, hiện tượng lạm
phát, phá sản và thất nghiệp, hiện tượng độc quyền, vấn đề ô nhiễm môi
trường, khai thác tài nguyên thiên nhiên, vấn đề phân hóa xã hội, khu vực tư
nhân sẽ không đầu vào hàng hóa công cộng, hoặc những lĩnh vực cần vốn
lớn, nhưng chậm thu hồi vốn hoặc tỷ suất lợi nhuận không cao…), đòi hỏi
phải có sự can thiệp của NN.
b. Vai trò của ngân sách nhà nước trong hệ thống tài chính:
Năm khâu của hệ thống tài chính:
Nhóm 07 – Đề tài 2 Trang 5
Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ
• Khu vực Nhà nước (Tài chính NN).
• Khu vực sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ phi tài
chính (tài chính của khu vực phi tài chính = tài chính doanh nghiệp).
• Khu vực sản xuất, kinh doanh các dịch vụ tài chính (tài chính của khu
vực tài chính = tài chính của các tổ chức tài chính trung gian).
• Khu vực sản xuất, tiêu dùng ở các hộ gia đình (tài chính của các hộ gia
đình).
• Khu vực hoạt động của các tổ chức xã hội không vì mục đích kinh
doanh (tài chính của các tổ chức xã hội).
Tài chính NN bao gồm ngân sách NN, dự trữ NN, tín dụng NN, ngân
hàng NN, tài chính các cơ quan hành chính NN, tài chính các đơn vị sự
nghiệp NN, tài chính DNNN, các quỹ NN, trong đó NSNN là hạt nhân.
4. Thu ngân sách nhà nước:
Thu NSNN là hệ thống những quan hệ kinh tế giữa NN và xã hội, phát
sinh trong quá trình NN huy động các nguồn tài chính để hình thành nên quỹ
tiền tệ tập trung của NN nhằ thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của NN.
Thu NSNN đảm bảo nguồn vốn thực hiện các nhu cầu chi tiêu của NN,
các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của NN.
Thông qua thu NSNN, NN thực hiện việc quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh
tế - XH.
Căn cứ vào nội dung kinh tế của các nguồn thu thì thu NSNN gồm 2 loại:
• Thu trong nước: thu từ kinh tế NN, thu từ các thành phần kinh tế ngoài
KTNN, thu từ các hoạt động sự nghiệp, thu khác…
• Thu ngoài nước: bao gồm các khoản thu về vay, viện trợ, ủng hộ của
CP các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ…
Căn cứ vào tính chất kinh tế của các nguồn thu thì thu NSNN gồm 2 loại:
• Thu từ thuế và các khoản mang tính chất thuế (phí, lệ phí,…) hay còn
gọi là thu từ thuế, phí, lệ phí.
• Các khoản thu không mang tính chất thuế (hay còn gọi là thu ngoài
thuế, phí, lệ phí).
a. Thuế:
Các đặc điểm của thuế:
• Thuế mang tính chất cưỡng chế.
• Thuế không có đối giá trực tiếp: dù nộp ít hay nhiều đều được NN đối
xử bình đẳng trước pháp luật.
• Thuế dùng vào chi tiêu công cộng (ngoài 1 phần cung cấp cho quản lý
hành chính).
Nhóm 07 – Đề tài 2 Trang 6
Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ
• Thuế mang tính chất vĩnh viễn (không giống như hình thức cho vay).
Vai trò của thuế trong nền KTTT:
• Thuế là khoản thu chủ yếu của NSNN (thể hiện ở chỗ: thuế là khoản
đóng góp mang tính chất pháp lệnh của NN, là khoản thu mang t/c ổn định,
không hoàn trả trực tiếp cho người nộp, hình thức thu bao quát được hầu hết
các hoạt động SXKD, các nguồn thu nhập và mọi tiêu dùng XH, đảm bảo
được tính tự chủ trong cân đối NS, thể hiện một nền tài chính QG lành mạnh.
• Thuế là công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
• Thuế là công cụ góp phần điều hòa thu nhập và thực hiện bình đẳng,
công bằng xã hội.
Phân loại thuế: căn cứ vào tính chất của thuế, thuế được chia thành 2 loại:
• Thuế trực thu (người nộp thuế = người chịu thuế).
Ví dụ: Thuế thu nhập DN, thuế thu nhập cá nhân,…
Ưu điểm: công bằng (phù hợp với khả năng từng đối tượng).
Nhược điểm: Thường dễ có thái độ từ chối, trốn thuế. Cơ sở tính thuế là
đánh vào thu nhập có trừ đi chi phí cần thiết (xác định sao cho hợp lý ?).
Việc quản lý khó khăn, phức tạp, tốn nhiều chi phí quản lý.
• Thuế gián thu (người trực tiếp nộp thuế # người chịu thuế). Là 1 yếu
tố cấu thành trong giá cả, nhằm động viên một phần thu nhập của người tiêu
dùng.
Ví dụ: Thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt,…
Ưu điểm: thuế cao hay thấp tùy theo túi tiền của người tiêu dùng, năng
suất thu tương đối ổn định vì nhu cầu tiêu dùng lúc nào vẫn tồn tại, tránh
được quan hệ căng thẳng giữa NN và người nộp thuế, dễ điều chỉnh tăng
thuế, là công cụ điều tiết bảo hộ sản xuất kinh doanh trong nước, hướng dẫn
tiêu dùng, dễ quản lý và chi phí quản lý ít hơn thuế trực thu.
Nhược điểm: Không đảm bảo tính công bằng vì chúng ảnh hưởng rất
khác nhau đối với kẻ giàu, người nghèo.
Căn cứ vào đối tượng tính thuế:
• Thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ: thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt,
thuế XNK,…
• Thuế đánh vào thu nhập: thuế thu nhập DN, thuế thu nhập cá nhân,…
• Thuế đánh vào tài sản: thuế nhà đất, thuế tài sản,…
• Thuế đánh vào việc sử dụng tài sản của NN: thuế tài nguyên, thuế sử
dụng đất nông nghiệp.
Căn cứ theo chế độ phân cấp quản lý NSNN:
Nhóm 07 – Đề tài 2 Trang 7
Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ
• Thuế trung ương: ngân sách trung ương được hưởng 100%. Tại Việt
Nam : thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hóa nhập
khẩu, thuế VAT hàng hóa nhập khẩu…
• Thuế địa phương: là loại thuế thuộc khoản thu NS địa phương 100%.
Tại Việt Nam : thuế môn bài, thuế nhà đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất,
thuế sử dụng đất nông nghiệp…
• Thuế điều tiết: là loại thuế được phân chia giữa NS trung ương và NS
địa phương theo tỉ lệ nhất định. Tại Việt Nam : thuế VAT (không kể thuế
VAT hàng hóa nhập khẩu, thuế VAT từ hoạt động xổ số kiến thiết), thuế tiêu
thụ đặc biệt từ hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước (không kể thuế tiêu thụ
đặc biệt từ hoạt động xổ số kiến thiết), thuế thu nhập DN (không kể thuế thu
nhập DN từ hoạt động xổ số kiến thiết)…
b. Phí, lệ phí:
• Phí là một khoản thu mang tính chất bù đắp hay là một khoản nộp có
tính chất bắt buộc đối với các thể nhân, pháp nhân do được hưởng một lợi
ích hoặc được sử dụng một dịch vụ công cộng nào đó do NN cung cấp.
Ví dụ: Thủy lợi phí; phí kiểm dịch động vật, thực vật; phí chứng nhận
xuất xứ hàng hóa; phí chợ; phí qua cầu; phí qua đò, qua phà; phí sử dụng
cảng, nhà ga; phí xác minh giấy tờ, tài liệu; phí an ninh, trật tự, an toàn XH;
phí giới thiệu việc làm; học phí . . .
• Lệ phí là khoản thu của NSNN, vừa mang t/c phục vụ cho người nộp
lệ phí về việc thực hiện một số thủ tục hành chính, vừa mang tính chất động
viên đóng góp cho NSNN
Ví dụ: lệ phí quốc tịch; lệ phí tòa án; lệ phí trước bạ; lệ phí cấp biển số
nhà; lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký KD; lệ phí hải quan; lệ phí chứng
thực; lệ phí công chứng; lệ phí cấp văn bằng, chứng chỉ . . .
• So sánh với thuế:
+ Giống nhau: là khoản thu của NSNN, là khoản đóng góp của các thể
nhân, pháp nhân, mang tính chất bắt buộc, ổn định tương đối, đều được
lượng hóa thông qua tiền tệ.
+ Khác nhau:
Thuế
- Là luật định, dưới hình thức luật
hoặc pháp lệnh do Quốc Hội ban
hành, bãi bỏ, hoặc sửa đổi.
- Không có đối phần cụ thể
Phí, lệ phí
- Dưới hình thức VB do cơ quan hành
pháp ban hành.
- Có đối phần cụ thể.
Nhóm 07 – Đề tài 2 Trang 8
Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ
- Là khoản thu chủ yếu của NSNN
- Là công cụ điều tiết vĩ mô nền
kinh tế và điều hòa thu nhập trong
XH.
- Không mang tính hoàn trả trực
tiếp cho người nộp.
- Mang tính chất nghĩa vụ đóng
góp.
- Việc định ra mức thuế phải thận
trọng.
- Mục đích: để giảm chi NS, bù đắp
một phần chi phí của NN.
- Mang tính hoàn trả trực tiếp.
- Chỉ khi có hưởng lợi ích or sử dụng
dịch vụ công cộng mới phải nộp.
- Mức thu là một loại giá cả đặc biệt,
chịu sự chi phối bởi quy luật cung
cầu trên thị trường.
• Căn cứ vào đặc điểm của hình thức động viên được chia làm 3 loại:
+ Thu dưới hình thức nghĩa vụ: Thuế, phí, lệ phí,…
+ Thu dưới hình thức đóng góp tự nguyện: tiền quyên góp, ủng hộ của
dân chúng,…
+ Thu dưới hình thức vay mượn trong và ngoài nước.
5. Chi ngân sách nhà nước:
a. Khái niệm:
Đứng về phương diện pháp lý, chi NSNN là những khoản chi tiêu do
chính phủ hay các pháp nhân hành chính thực hiện để đạt được các mục tiêu
công ích.
Chi NSNN là hệ thống các quan hệ phân phối lại các khoản thu nhập phát
sinh trong quá trình sử dụng có kế hoạch quỹ tiền tệ tập trung của NN, nhằm
thực hiện tăng trưởng kinh tế, từng bước mở mang các sự nghiệp văn hóa –
xã hội, duy trì hoạt động của bộ máy quản lý NN và bảo đảm an ninh quốc
phòng.
b. Vai trò của chi NSNN:
• Chi NSNN là nguồn lực tài chính nhằm đảm bảo và duy trì sự hoạt
động của hệ thống chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương.
• Chi đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN (đặc biệt, chi cho hệ thống cơ
sở hạ tầng)…
• Chi NSNN trợ cấp cho 1 số DN góp phần không nhỏ cho sự phát triển
của nền kinh tế.
• Đảm bảo công bằng xã hội.
• Ổn định kinh tế.
Nhóm 07 – Đề tài 2 Trang 9
Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ
• Phát triển kinh tế: chi NSNN ảnh hưởng đến sản xuất, phát triển
nguồn nhân lực, ảnh hưởng đến việc nghiên cứu và phát triển khoa học kỹ
thuật.
Ví dụ: ở Mỹ và Đức, ngoài hệ thống trường công, ngân sách các bang còn
trang trải khoảng 40% số chi cho các trường đại học tư và hầu như toàn bộ
chi phí giáo dục tiểu học ở tất cả các nước đều do ngân sách NN đài thọ.
c. Phân loại:
Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động, chi NSNN được chia làm 6 nhóm :
• Chi đầu tư kinh tế: là những khoản chi nhằm hoàn thiện và mở rộng
nền sản xuất xã hội.
• Chi cho y tế: bao gồm các khoản chi để duy trì và mở rộng hoạt động
của lĩnh vực y tế.
• Chi cho giáo dục: bao gồm các khoản chi cho việc duy trì và phát triển
hoạt động giáo dục – đào tạo.
• Chi cho phúc lợi xã hội: bao gồm những khoản trợ cấp cho người già,
người tàn tật, trẻ mồ côi, người lao động chưa có việc làm, nhân dân các
vùng thiên tai, địch họa, cho thương binh, gia đình liệt sĩ,…
• Chi cho quản lý hành chính: là những khoản chi nhằm duy trì hoạt
động của các cơ quan quản lý NN thuộc chính quyền các cấp, Quốc hội, Hội
đồng nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân,…
• Chi cho an ninh và quốc phòng: là những khoản chi cho các lực lượng
vũ trang và công tác bảo vệ trị an trong nước.
Căn cứ vào tính chất sử dụng được chia làm 2 nhóm:
• Chi cho lĩnh vực sản xuất: là những khoản chi dành cho các ngành sản
xuất vật chất như: công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, thương nghiệp,…
• Chi cho lĩnh vực phi sản xuất: là những khoản chi về dịch vụ công
cộng, văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, y tế, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa
học, quản lý NN,…
Căn cứ vào chức năng quản lý NN:
• Chi nghiệp vụ: là những khoản chi gắn với nghiệp vụ của NN, bao
gồm các khoản chi về tiền lương, tiền công, trả nợ trong nước và ngoài nước,
hỗ trợ và chuyển giao, hưu trí và thâm niên, cung cấp và dịch vụ, trợ giá, trợ
cấp,…
• Chi phát triển: là những khoản chi không gắn với nghiệp vụ của NN,
bao gồm các khoản chi về dịch vụ kinh tế (phát triển nông nghiệp và nông
thôn, các cơ sở công cộng, thương mại, công nghiệp, giao thông,…), các
dịch vụ XH (giáo dục, y tế,…), quản lý hành chính, an ninh, quốc phòng.
Căn cứ vào mục đích kinh tế - xã hội: 2 nhóm:
Nhóm 07 – Đề tài 2 Trang 10
Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ
• Chi tích lũy: bao gồm các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi cấp
vốn lưu động cho các DNNN, chi dự trữ,…
• Chi tiêu dùng: bao gồm chi quản lý hành chính, chi sự nghiệp, chi bù
giá và chi khác.
Căn cứ vào yếu tố thời hạn tác động của các khoản chi:
• Chi thường xuyên: là những khoản chi có thời hạn tác động ngắn, bao
gồm: chi lương, chi bổ sung quỹ hưu trí, chi công vụ phí, chi mua sắm hàng
hóa và dịch vụ cho nghiệp vụ và cho sửa chữa thường xuyên, chi trợ cấp, dự
bị phí, chi trợ giá, chi hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội,…
• Chi đầu tư phát triển: là những khoản chi có thời hạn tác động dài, bao
gồm: chi đầu tư các dự án phát triển, chi chuyển giao vốn đầu tư cho các
doanh nghiệp nước ngoài hoặc các địa phương, chi bổ sung dự trữ NN,…
• Chi trả khác: bao gồm chi cho vay, trả lãi và nợ gốc, chi viện trợ,…
d. Những nguyên tắc và yêu cầu cơ bản đối với quản lý chi ngân sách nhà
nước:
Chi ngân sách nhà nước nhằm mục tiêu cung cấp tài chính cho việc thực
hiện các chính sách kinh tế, chính trị và xã hội của nhà nước trên cơ sở các
chức năng, nhiệm vụ vốn có của nhà nước. Quản lý chi ngân sách nhà nước
là việc lập kế hoạch, đề xuất các chính sách, tổ chức, điều hành và kiểm tra
mọi khoản chi tiêu từ ngân sách nhà nước.
Các nguyên tắc quản lý chi ngân sách nhà nước:
• Nằm trong khả năng chi trả ngân sách nhà nước (đảm bảo kỷ luật tài
khóa tổng thể). Điều này đòi hỏi lập dự toán ngân sách mang tính tổng hợp
thể hiện được toàn bộ các khoản chi tiêu của chính phủ. Việc xây dựng ngân
sách phải dựa vào tình hình kinh tế vĩ mô. Nhận biết được các tác động của
ngân sách đối với nền kinh tế vĩ mô và dự toán ngân sách phải hợp lý và có
khả năng thực hiện được.
• Nguyên tắc phân bố hiệu quả: đòi hỏi kế hoạch chi tiêu phải phù hợp
với thứ tự ưu tiên trong chính sách và giới hạn trần của ngân sách. Từ đó có
khả năng lựa chọn giữa các chương trình mang tính cạnh tranh trong khi
nguồn lực có hạn dựa trên các mục tiêu chiến lược.
• Nguyên tắc sử dụng có hiệu quả: để có thể biết được các khoản chi
tiêu sử dụng có hiệu quả hay không đòi hỏi phải thực hiện việc đánh giá dựa
vào kết quả công việc. Nguyên tắc này cũng xem xét các khía cạnh về tính
linh hoạt trong quản lý và cả khả năng dự đoán được kết quả và mục tiêu đã
định.
Nhóm 07 – Đề tài 2 Trang 11
Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ
Các yêu cầu về chi ngân sách nhà nước:
Để đảm bảo các nguyên tắc trên, chi ngân sách nhà nước cần đáp ứng các
yêu cầu như:
• Nhà nước phân định và nó trí các khoản chi ngân sách tương ứng với
các nguồn thu thích hợp:
+ Chi tiêu thường xuyên chỉ được sử dụng trong phạm vi từ nguồn thu
trong nước (thuế, phí, lệ phí) và viện trợ nhân đạo.
+ Chi trả nợ gốc nước ngoài trong một phạm vi tỷ lệ quy định trong chi
ngân sách.
+ Chi đầu tư phát triển được xác định một tỷ lệ thich hợp trong tổng số
chi ngân sách để đảm bảo yêu cầu tăng trưởng kinh tế.
• Chi ngân sách phải được thực hiện vai trò điều tiết kinh tế và phát
triển kinh tế. Thông qua chi ngân sách phân phối vốn cho các mục tiêu có
tầm quan trọng lớn để hình thành cơ cấu ngành, cơ cấu sản xuất hiện đại; tập
trung đầu tư cho các ngành kinh tế mũi nhọn, đổi mới công nghệ, kết cấu hạ
tầng, tiến bộ khoa học kỹ thuật, đào tạo, giải quyết công ăn việc làm cho
người lao động.
• Đơn giản bộ máy nhà nước đảm bảo gọn nhẹ, năng động, có hiệu lực,
sắp xếp lại bộ máy, chấn chỉnh định biên, tiêu chuẩn hóa cán bộ theo chức
danh. Thực hiện công cuộc cải cách triệt để nền hành chính quốc gia.
• Quán triệt nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả kinh tế trong mọi khoản
chi ngân sách.
• Đảm bảo thu chi ngân sách theo kế hoạch trong phạm vi khả năng thu,
tích cực thu đảm bảo nhu cầu chi, hạn chế bội chi ngân sách nhà nước. Chỉ
được chi trong phạm vị dự toán được duyệt.
• Quản lý chi ngân sách theo đúng luật pháp, chính sách, chế độ,
nguyên tắc, đúng mục tiêu chuẩn định mức, được thủ trưởng đơn vị quyết
định chi và chịu sự kiểm soát của kho bạc nhà nước.
Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước:
Quản lý chi ngân sách nhà nước là việc đề xuất các chính sách chi ngân
sách, lập kế hoạch, tổ chức, điều hành chi ngân sách nhà nước. Các nội dung
cụ thể của quản lý chi ngân sách nhà nước là:
• Ban hành các chính sách về chi ngân sách nhà nước: nhà nước xây
dựng các chính sách về chi ngân sách nhà nước theo các mục tiêu mà nhà
nước đề ra. Các nội dung chủ yếu của chi ngân sách nhà nước là:
+ Xóa bỏ bao cấp vốn trong kinh tế, giảm bớt chi bù lỗ, chỉ tập trung vào
lĩnh vực cần thiết, cấp bách, đảm bảo vai trò quản lý vĩ mô nền kinh tế của
Nhà nước.
Nhóm 07 – Đề tài 2 Trang 12
Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ
+ Chú trọng đầu tư cho các mục tiêu chiến lược kinh tế - xã hội (các
ngành kinh tế mũi nhọn, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, các dự án huy động
được nhiều lao động nhằm tận dụng nhân lực, đầu tư máy móc thiết bị, công
nghệ hiện đại.
+ Chi thường xuyên không vượt quá nguồn thu từ thuế, phí lệ phí trong
nước.
+ Tăng chi hợp lý cho các mục tiêu trọng điểm : giáo dục – đào tạo, y tế,
xã hội (chú ý công tác dân số, xóa đói giảm nghèo và khắc phục tệ nạn xã
hội).
+ Thực hiện triệt để tiết kiệm và nâng cao hiệu quả mọi khoản chi. Hoàn
thiện cơ chế chính sách chi tiêu của nhà nước đúng đối tượng, mục đích, có
hiệu quả. Hình thành các quỹ dự trữ quốc gia đủ mạnh (quỹ dự trữ tài chính,
ngoại tệ, kim khí quý, vật tư chiến lược).
• Ban hanh các chế độ, định mức vê chi ngân sách nhà nước: nhà nước
ban hành các chế độ, định mức về chi ngân sách, tạo cơ sở để quản lý chi
ngân sách, tạo cơ sở để quản lý chi ngân sách một cách khoa học và thống
nhất, có hai loại định mức chi ngân sách nhà nước:
+ Định mức phân bổ ngân sách: đây là căn cứ để xây dựng và phân bổ
ngân sách cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, cơ quan
khác ở trung ương và các địa phương. Thẩm quyền quyết định mức phân bổ
ngân sách theo chế độ hiện hành như sau: Thủ tướng chính phủ quyết định
định mức phân bổ ngân sách nhà nước làm căn cứ để xây dựng và phân bổ
ngân sách cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, cơ quan
khác ở trung ương và các địa phương. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh căn cứ
vào định mức phân bổ ngân sách nhà nước do thủ tướng chính phủ ban hành,
khả năng tài chính – ngân sách và đặc điểm tình hình ở địa phương, quyết
định định mức phân bổ ngân sách lam căn cứ xây dựng dự toán và phân bổ
ngân sách ở địa phương.
+ Định mức chi tiêu: Định mức chi tiêu là những chế độ, tiêu chuẩn làm
căn cứ để thực hiện chi tiêu và kiểm soát chi tiêu ngân sách. Theo chế độ
hiện hành, thẩm quyền ban hành định mức chi tiêu như: Chính phủ quyết
định những chế độ ngân sách quan trọng, phạm vi ảnh hưởng rộng, liên quan
đến việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của cả nước. Thủ tướng chính
phủ quyết định các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu thực hiện thống
nhất trong cả nước. Bộ trưởng Bộ tai chính quyết định chế độ, tiêu chuẩn,
định mức chi ngân sách đối với các ngành lĩnh vực sau khi thống nhất với
các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực. Đối với một số nhiệm vụ chi có tính chất
đặc thù ở địa phương trên cơ sở nguồn ngân sách địa phương được đảm bảo.
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được quyết định chế độ chi ngân sách phù hợp
Nhóm 07 – Đề tài 2 Trang 13
Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ
với các đặc điểm thực tế ở địa phương. Các cơ quan có thẩm quyền ban hành
các chế độ, định mức chi ngân sách phải được định kỳ rà soát lại các định
mức tiêu chuẩn chi tiêu cho phù hợp với yêu cầu thực tế và nguồn lực ngân
sách. Đồng thời, tiếp tục ban hành các chế độ, định mức chi theo nhu cầu
thực tế.
• Tổ chức điều hành chi ngân sách nhà nước: việc tổ chức điều hành chi
ngân sách dựa trên dự toán ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền
phê duyệt. Hàng năm, các cơ quan đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước
phải lập dự toán trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Dự toán ngân sách
nhà nước của cả nước được Chính phủ tổng hợp trình Quốc hội quyết định.
Quốc hội tiến hành phân bổ dự toán ngân sách trung ương; hôi đồng nhân
dân các cấp phân bổ dự toán ngân sách của cấp mình. Dự toán chi ngân sách
nhà nước được lập dựa vào các căn cứ sau:
+ Nhiệm vụ cụ thể của các Bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ quan khác ở
trung ương và các cơ quan nhà nước ở địa phương.
+ Cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách các cấp và tỷ
lệ % phân chia các khoản thu và mức bổ sung cho ngân sách cấp dưới (trong
năm tiếp theo của thời kỳ ổn định).
+ Lập ngân sách nhà nước dựa trên các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn,
định mức hiện hành về thu chi ngân sách nhà nước như chi tiền lương, sinh
hoạt phí cho cán bộ, …
+ Đối với các cơ quan thụ hưởng ngân sách, viêc lập dự toán ngân sách
cho ngân sách của cơ quan phải dựa vào số kiểm tra về dự toán ngân sách
được thông báo.
Căn cứ thực hiện chi ngân sách nhà nước: trên cơ sở dự toán ngân sách
nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, việc thực hiện các khoản
chi ngân sách nhà nước phải đảm bảo các điều kiện :
+ Chi ngân sách nhà nước phải được thực hiện theo đúng dự toán đã
được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Chi ngân sách nhà nước phải đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp
có thẩm quyền quy định.
+ Đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy
quyền quyết định chi.
• Kiểm tra, giám sát chi ngân sách nhà nước:
+ Cơ quan tài chính có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi
tiêu và sử dụng ngân sách ở các cơ quan, đơn vị. trường hợp phát hiện các
khoản chi vượt nguồn cho phép, chi sai chính sách, chế độ thì cơ quan tài
chính có thẩm quyền yêu cầu Kho bạc nhà nước tạm dưng thanh toán các
khoản chi.
Nhóm 07 – Đề tài 2 Trang 14
Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ
+ Kho bạc nhà nước thực hiện việc thanh toán, chi trả các khoản chi
ngân sách nhà nước căn cứ vào dự toán được giao, quyết định chi của thủ
trưởng đơn vị sử dụng ngân sách và tính hợp pháp của các tài liệu cần thiết
khác theo quy định. Trường hợp phát hiện không đủ điều kiện chi thì có
quyền từ chối các khoản chi.
+ Cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương hướng dẫn, theo dõi,
kiểm tra việc sử dụng ngân sách thuộc ngành, lĩnh vực do cơ quan quản lý và
của các đơn vị trực thuộc, chịu trách nhiệm về những sai phạm của các đơn
vị, tổ chức trực thuộc.
+ Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước quản lý, sử dụng ngân
sách và tài sản nhà nước theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đúng mục
đích, tiết kiệm hiệu quả. Trường hợp vi phạm, tùy theo tính chất và mức độ
sẽ bị xử lý lỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự
theo quy định của pháp luật.
II. LÝ THUYẾT VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ:
Để bàn về vấn đề tăng trưởng kinh tế thì có rất nhiều lý thuyết đề cập tới
vấn đề này, nhưng bài tiểu luận của chúng tôi ở đây chỉ đề cập tới những vấn
đề chung nhất về khái niệm và những thông số cơ bản nói về tăng trưởng
kinh tế để bạn đọc có thể hiểu được một cách đơn giản dễ hiểu mà không cần
phải suy nghĩ cao siêu. Vì trọng tâm trong đề tài này là vấn đề Bội chi ngân
sách chứ không phải là tăng trưởng kinh tế.
1. Khái niệm về tăng trưởng kinh tế:
Tăng trưởng kinh tế chỉ sự tăng thu nhập và sản phẩm quốc gia hay trên
đầu người. Nếu sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong một quốc gia tăng lên,
bằng bất cứ cách gì đó, và cùng với nó là thu nhập trung bình tăng, thì quốc
gia đó đạt được “tăng trưởng kinh tế”.
Từ khái niệm trên chúng ta cần phân biệt giữa tăng trưởng kinh tế và phát
triển kinh tế bởi vì thuật ngữ tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế đôi khi
được sử dụng thay cho nhau nên hay dễ gây ra nhầm lẫn, nhưng về cơ bản
thì chúng khác nhau. Vậy phát triển kinh tế khác tăng trưởng kinh tế được
định nghĩa ở trên là gì.
• Phát triển kinh tế hàm ý nhiều hơn, đặc biệt là cải thiện sức khỏe, giáo
dục, và những khía cạnh khác về phúc lợi của con người. Những quốc gia có
thu nhập tăng nhưng tuổi thọ trung bình không tăng, không giảm tỷ lệ tử
vong của trẻ sơ sinh và không tăng tỷ lệ học vấn nghĩa là quốc gia đó còn
thiếu một số khía cạnh quan trọng của sự phát triển. Nếu tất cả thu nhập tăng
Nhóm 07 – Đề tài 2 Trang 15
Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ
lên tập trung vào tay một tầng lớp thượng đẳng giàu có hay để dành cho
những công trình lớn hay một thiết bị quân sự, thì sự phát triển này không
đúng với ý nghĩa chúng ta muốn nói đến.
• Phát triển cũng thường đi kèm với những thay đổi quan trọng trong
cấu trúc của nền kinh tế, tiêu biểu như ngày càng có nhiều người chuyển từ
sản xuất nông nghiệp ở nông thôn sang công việc được trả lương cao hơn và
có cơ sở ở thành thị, thường là trong sản xuất hay dịch vụ. Tăng trưởng kinh
tế mà không thay đổi cơ cấu thì thường là một chỉ báo của thu nhập mới tập
trung vào tay của một số ít người. Những tình huống tăng trưởng mà không
phát triển là những ngoại lệ chứ không phải là một qui luật, nhưng trên thực
tế điều này đã xảy ra. Ví dụ, việc khám phá và phát triển mới đây của những
mỏ dầu rất lớn ngoài khơi của Guinea Xích đạo đã tăng thu nhập bình quân
đầu người của quốc gia nhỏ trên bờ biển phía tây châu Phi này từ khoảng
700 đô la trong năm 1990 đến hơn 3.700 đô la. Vào năm 2003 Guinea Xích
đạo có thu nhập bình quân đầu người có thể so sánh với thu nhập của Costa
Rica; nhưng hai quốc gia này giống nhau chỉ có bấy nhiêu mà thôi. Mặc dù
mức thu nhập bình quân đầu người cao bất ngờ nhưng vẫn có rất ít biến đổi
về mức giáo dục thấp và tình trạng sức khỏe yếu kém, hay trong hoạt động
kinh tế của phần lớn Guinea Xích đạo
• Hai trong số những thay đổi cơ cấu quan trọng nhất thường đi kèm với
phát triển kinh tế là phần đóng góp của công nghiệp tăng lên cùng với phần
đóng góp của nông nghiệp giảm xuống trong sản phẩm quốc dân và tỷ lệ dân
chúng sống trong thành phố tăng nhiều hơn ở miền quê. Thêm vào đó, những
quốc gia bắt đầu phát triển kinh tế thường trải qua những giai đoạn dân số
tăng vọt, rồi sau đó chậm lại, trong thời gian này cơ cấu tuổi của quốc gia
thay đổi đột ngột. Những mô hình tiêu dùng cũng mở ra khi người ta không
còn tiêu hết thu nhập của mình vào nhu yếu phẩm mà thay vào đó chuyển
sang hàng tiêu dùng lâu bền và thỉnh thoảng chi tiêu cho những dịch vụ và
sản phẩm dành cho thì giờ nhàn rỗi. Nếu tăng trưởng chỉ có lợi cho một thiểu
số giàu có, dù trong nước hay nước ngoài, thì đó không phải là sự phát triển
• Cuối cùng, chúng ta nên luôn ghi nhớ rằng, mặc dù phát triển kinh tế
và tăng trưởng kinh tế hiện đại liên quan nhiều hơn với sự gia tăng trong thu
nhập bình quân trên đầu người hay sản phẩm, nhưng không có phát triển bền
vững nào có thể diễn ra mà không có tăng trưởng kinh tế.
2. Các chỉ số đo lường về tăng trưởng kinh tế phổ biến:
• Trọng tâm của các nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế là những thay
đổi về thu nhập quốc dân. Có hai số đo cơ bản của thu nhập quốc dân thường
được sử dụng phổ biến. Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là tổng giá trị các
Nhóm 07 – Đề tài 2 Trang 16
Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ
hàng hoá và dịch vụ sau cùng được sản xuất ra trong xã hội trong một năm.
GNP không bao gồm hàng hoá trung gian (hàng hoá được sử dụng trong việc
sản xuất ra các hàng hoá khác, như thép sử dụng trong sản xuất ô tô hay bộ
vi xử lý trong một máy tính). GNP tính sản lượng sản xuất ra bởi công dân
của một nước, bao gồm cả giá trị hàng hoá và dịch vụ được sản xuất bởi
những công dân sống bên ngoài biên giới đất nước. GNP là một trong những
chỉ tiêu phổ biến nhất được sử dụng trong hạch toán thu nhập quốc dân.
Ngân hàng Thế giới và các tổ chức đa phương khác thường gọi khái niệm
này là tổng thu nhập quốc dân (GNI). Tổng sản phẩm trong nước (quốc nội)
(GDP) cũng tương tự như GNP, ngoại trừ việc nó tính đến toàn bộ sản lượng
được sản xuất ra trong phạm vi biên giới đất nước, bao gồm sản lượng được
sản xuất bởi cư dân người nước ngoài, nhưng không tính giá trị sản lượng
của công dân sống bên ngoài đất nước. Lấy GNP hay GDP chia cho tổng dân
số ta được số đo thu nhập Ta có thể minh hoạ sự khác biệt giữa đầu người.
• Phân biệt giữa GNP và GDP bằng một ví dụ từ hai nền kinh tế Đông
nam Á, Malaysia và Philippines. Có nhiều người dân Filipino sống ở
Malaysia và các quốc gia châu Á khác, nơi có muôn vàn cơ hội cho người
lao động kỹ năng thấp và bán kỹ năng. Giá trị sản lượng sản xuất ra bởi
những người lao động Filipino này được tính là một phần trong GNP của
Philippines (vì họ là người dân nước Philipines) nhưng không phải là một
phần GDP của Philippines (vì công việc được thực hiện bên ngoài đất nước).
Ngược lại, giá trị công việc này được tính là một phần GDP của Malaysia
nhưng không được tính trong GNP của Malaysia. Năm 2002, Malaysia, nơi
tuyển dụng một số lượng lớn người lao động nước ngoài và có nhiều công ty
đa quốc gia gửi về nước một phần lợi nhuận của họ, có GDP lớn hơn khoảng
7 phần trăm so với GNP. Ở Philippines, nơi chủ yếu dựa vào tiền chuyển về
của người Filipino làm việc ở nước ngoài, GDP nhỏ hơn GNP khoảng 6
phần trăm. Ở hầu hết các nước, sự chênh lệch giữa GNP và GDP thường ít
hơn. Một phần vì dễ dàng theo dõi hoạt động kinh tế trong biên giới đất nước
hơn, nên GDP trở thành một số đo phổ biến hơn về thu nhập quốc dân được
sử dụng bởi Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Chương trình phát triển Liên hiệp
quốc, Ngân hàng Thế giới, và các tổ chức đa phương khác cũng như các nhà
nghiên cứu tham gia vào việc phân tích số liệu so sánh giữa các nước và các
xu hướng. Chúng ta tuân theo thông lệ này và chủ yếu liên hệ đến GDP và
GDP đầu người như một số đo thu nhập quốc dân kể từ đây trở đi. Trừ khi
có ghi chú khác, khi thảo luận về các xu hướng theo thời gian, ta liên hệ đến
GDP thực và GDP thực đầu người, nghĩa là tổng sản phẩm quốc nội đầu
người đã được điều chỉnh theo lạm phát giá nội địa.
Nhóm 07 – Đề tài 2 Trang 17
Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ
Tóm lại: qua phân tích ở trên các bạn cũng có thể hiểu phần nào về khái
niệm tăng trưởng kinh tế để từ đó ta có thể tìm hiểu tiếp theo về mối quan hệ
giữa bội chi ngân sách nhà nước với tăng trưởng kinh tế.
III. MỐI QUAN HỆ GIỮA BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ:
1. Mặt tích cực:
Bội chi ngân sách nhà nước (BCNSNN) có quan hệ đặc biệt tới tăng
trưởng kinh tế. Mặc dù không luôn luôn đạt thành quả như mong muốn,
nhưng xét bình quân, nó một tác động tích cực đối với tăng trưởng và phát
triển kinh tế.
Cơ sở lập luận về mặt kinh tế rõ ràng nhất của Bội chi ngân sách là để
đẩy mạnh tăng trưởng thông qua tài trợ đầu tư mới, đặc biệt đầu tư vào hàng
hóa công. BCNS được sử dụng để xây dựng đường sá, bến cảng, nhà máy
phát điện, trường học và các cơ sở hạ tầng khác giúp thúc đẩy quá trình tích
luỹ vốn, mà (nếu đầu tư hữu hiệu) sự tích luỹ vốn này sẽ tăng tốc tỷ lệ phát
triển. Sự tạo lập vốn này thông qua viện trợ (không hoàn lại và có hoàn lại)
là động lực chính của tăng trưởng. Ta có thể thấy rằng, muốn BCNS thì
chúng ta phải huy động 1 lượng vốn còn thiếu so với nhu cầu chi tiêu. Vậy
vốn xem ra giống như bệ phóng, động lực đối với tăng trưởng kinh tế, xem
tích luỹ vốn là quan trọng đối với tăng trưởng, cho dù với sinh lợi giảm dần
và với một vai trò mạnh mẽ của công nghệ mới. Trong bối cảnh các mô hình
này, viện trợ bổ sung cho tổng giá trị tiết kiệm, làm tăng đầu tư và trữ lượng
vốn, từ đó làm tăng tốc tỷ lệ tăng trưởng kinh tế.
Theo quan điểm này, các nước nghèo không thể tự mình tạo ra đủ lượng
tiết kiệm cần thiết để tài trợ những dự án đầu tư cần thiết nhằm khởi động
tăng trưởng, hay nếu có thể làm được điều này thì họ cũng chỉ có thể tài trợ
cho sự tăng trưởng rất chậm. Như ta đã biết trong kinh tế học vĩ mô, tỷ lệ tiết
kiệm có xu hướng thấp ở những nước nghèo nhất, và ngay cả ở nơi tỷ lệ tiết
kiệm cao vừa phải, lượng tiết kiệm thực tế cũng thấp. Một nước với thu nhập
trên đầu người 200 USD và tỷ lệ tiết kiệm 10 phần trăm chỉ tạo ra được
lượng tiết kiệm 20 USD đầu người một năm, không thể mua được nhiều
hàng hoá vốn. Trong phiên bản mạnh nhất của mô hình này, các nước nghèo
nhất có thể rơi vào chiếc bẩy đói nghèo (poverty trap), trong đó thu nhập của
họ quá thấp không thể tạo ra được tiết kiệm cần thiết để khởi động quá trình
tăng trưởng bền vững. Tổng tiết kiệm có thể quá thấp không thể bù đắp khấu
Nhóm 07 – Đề tài 2 Trang 18
Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ
hao, đừng nói gì đến bổ sung trữ lượng vốn. Trong một phiên bản chừng
mực hơn, các nước nghèo nhất có thể tiết kiệm đủ để bắt đầu tăng trưởng,
nhưng chỉ với tỷ lệ tăng trưởng rất thấp. Như vậy, các dòng viện trợ mang lại
một phương cách gia tăng tiết kiệm nội địa và tăng tốc quá trình tăng trưởng.
BCNN thông qua viện trợ có thể giúp hỗ trợ tăng trưởng thông qua xây
dựng tri thức và chuyển giao ý tưởng mới, công nghệ, và các thông lệ thực
hành tốt nhất từ nước này sang nước khác. Một số viện trợ giúp hỗ trợ
nghiên cứu ở các nước thu nhập thấp mà có thể đẩy nhanh nhịp độ tăng
trưởng. Một trong những ví dụ hay nhất là hoạt động nghiên cứu được tài trợ
bằng viện trợ vào thập niên 60 và 70 về các giống hoa màu mới, phân bón và
thuốc trừ sâu giúp chuyển đổi nông nghiệp ở châu Á thông qua cuộc Cách
mạng xanh. Tương tự, một phần viện trợ đáng kể nhằm tài trợ sự hỗ trợ kỹ
thuật và tư vấn mà sau cùng vì mục đích củng cố thể chế và gia tăng năng
suất. Loại viện trợ này, khi có tác dụng, có thể được xem là làm dịch chuyển
hàm sản xuất hướng lên trên, qua đó giúp gia tăng tỷ lệ tăng trưởng.
BCNS thông qua viện trợ có thể có tác động tích cực đối với các mục tiêu
phát triển quan trọng khác mà có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng một cách
gián tiếp hay chỉ ảnh hưởng sau một thời gian dài, như y tế, giáo dục, hay
môi trường. Tương tự, viện trợ có thể mang lại sự trợ giúp khẩn cấp hay cứu
trợ nhân đạo hay được sử dụng để giúp đạt được ổn định kinh tế vĩ mô.
Chúng ta sẽ lần lượt trình bày ngắn gọn từng điểm một sau đây.
Gần một nửa trong tất cả các dòng viện trợ là nhằm vào cải thiện y tế,
giáo dục, môi trường và các mục tiêu khác. Viện trợ giúp tài trợ cho công tác
tiêm chủng, cung ứng vật tư y tế, thuốc men, mùng màn (để ngăn sự lây lan
bệnh sốt rét), nước sạch, và đồ dùng nhà trường là nhằm giúp cung cấp các
hàng hoá và dịch vụ thiết yếu cho những người quá nghèo không thể có khả
năng chi trả. Theo thuật ngữ kinh tế, phần lớn các loại chi tiêu này được xem
là bổ sung cho tiêu dùng chứ không phải chi tiêu đầu tư (cho dù một phần
viện trợ cho giáo dục và y tế, như xây trường học và phòng khám chữa bệnh
được xem là chi tiêu đầu tư).
Tăng trưởng kinh tế thường là một mục tiêu thứ cấp dài hạn của loại viện
trợ này. Người lao động có trình độ hơn, sức khoẻ tốt hơn sẽ làm việc có
năng suất hơn, làm dịch chuyển hàm sản xuất và mở rộng sản lượng và thu
nhập. Ta cũng có thể lập luận tương tự ít nhất cho một số dạng viện trợ
nhằm vào mục đích bảo vệ môi trường. Cải tiến quản lý lâm nghiệp hay ngư
nghiệp, làm sạch nguồn nước, hay giảm ô nhiễm không khí có thể giúp cải
thiện phúc lợi và tăng năng suất theo thời gian. Tuy nhiên, tác động đối với
tăng trưởng có thể phải mất một thời gian dài mới hiện thực hoá được. Các
chương trình tiêm chủng trẻ em hay cải thiện chất lượng tiểu học chỉ ảnh
Nhóm 07 – Đề tài 2 Trang 19
Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ
hưởng đến năng suất lao động khi những trẻ em này tham gia lực lượng lao
động, mà điều đó phải mất nhiều năm sau khi nhận được viện trợ.
Một số viện trợ được cung cấp để giúp các nước đối phó trước tình trạng
bất ổn kinh tế vĩ mô. Giảm sút giá xuất khẩu, tăng giá nhập khẩu, hay một cú
sốc kinh tế, như hạn hán, ngập lụt, động đất, có thể làm cho đồng tiền mất
giá mạnh từ đó ảnh hưởng lan truyền trong nền kinh tế và làm tăng giá hàng
hoá và dịch vụ ngoại thương. Dòng viện trợ bổ sung nguồn cung ngoại tệ và
giúp điều hoà áp lực đối với tỉ giá hối đoái. IMF đóng vai trò dẫn đầu trong
lĩnh vực này, các nhà tài trợ khác như Ngân hàng Thế giới cung cấp nguồn
vốn hỗ trợ. Những dòng viện trợ nhằm phản ứng trước khủng hoảng kinh tế
vĩ mô hay thiên tai, như mô tả trong đoạn trên đây, thường tương quan
ngược chiều với tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng giảm do khủng hoảng, và
viện trợ gia tăng như một hệ quả của điều đó. Nhưng vì viện trợ là để đáp
ứng trước tình trạng tăng trưởng chậm, các trường hợp này không nên xem
là ví dụ về sự thất bại của viện trợ trong việc đẩy mạnh tăng trưởng và phát
triển.
Khoảng một phần mười trong tổng số viện trợ nước ngoài được dành cho
sự cứu tế khẩn cấp sau các trận thiên tai hay khủng hoảng nhân đạo. Các
chương trình cứu tế sau động đất, ngập lụt, và các trận thiên tai khác thường
cung cấp lương thực, quần áo, các loại thuốc men cơ bản và các thứ khác
giúp đáp ứng những nhu cầu cơ bản. Tương tự, viện trợ nhân đạo hỗ trợ
người dân sống ở các trại tị nạn và những người bị mất nơi sinh sống do
chiến tranh hay những cuộc xung đột khác. Nhìn từ góc độ kinh tế, phần lớn
viện trợ này là nhằm hỗ trợ tiêu dùng cơ bản chứ không phải bản thân sự
tăng trưởng, cho dù một phần cũng được sử dụng để khôi phục cơ sở hạ tầng
bị hư hại và ngăn sản lượng không bị giảm sút hơn nữa như thường xảy ra
sau các thảm họa thiên tai.
2. Mặt hạn chế:
Như chúng ta đã được biết, bất cứ một sự vật, hiện tượng nào trong cuộc
sống này đều có tính quy luật và chu kỳ của nó và kinh tế học cũng vậy, nó
chúng có tính chu kỳ mà kinh tế học gọi là chu kỳ kinh doanh. Chu kỳ kinh
doanh có thể được định nghĩa là sự biến động của sản lượng thực dao động
xoay quanh sản lượng tiềm năng (còn được gọi là sản lượng thực theo xu
hướng). Độ dài của chu kỳ kinh doanh không xác định được vì các cú sốc
trong nền kinh tế không theo quy luật, nó có thể kéo dài hàng chục năm,
cũng có thể rất ngắn trong khoảng vài năm. Một chu kỳ kinh doanh bao gồm
4 thời kỳ theo một trình tự nhất định: hưng thịnh, suy thoái, đình trệ và phục
hồi. Ở thời kỳ hưng thịnh là thời kỳ có mức sản lượng thực tế cao hơn sản
lượng tiềm năng và làm cho tối đa hóa sản xuất làm cho xu hướng mức giá
Nhóm 07 – Đề tài 2 Trang 20
Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ
chung tăng lên, dẫn đến tỷ lệ lạm phát tăng cao. Tất nhiên ở cực đối lại thời
kỳ đình trệ là thời kỳ có mức sản lượng thực tế thấp hơn sản lượng tiềm
năng và nó là điều mà bất cứ ai cũng không mong muốn vì nhiều nguồn lực
sẽ không được sử dụng, trong đó có lao động, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao.
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng, nếu như sản lượng quá cao hay quá thấp
đều không tốt cho nền kinh tế vậy thì sản lượng đáng mong muốn là mức
trung bình giữa 2 cực đó, một mức sản lượng không quá cao để tỷ lệ lạm
phát vừa phải và cũng không quá thấp để tỷ lệ thất nghiệp ở mức tự nhiên.
Đó là mức sản lượng mà các nhà kinh tế gọi là sản lượng tiềm năng mà tôi
đã đề cập ở trên.
Tại sao chúng tôi lại đưa ra khái niệm về chu kỳ kinh doanh. Các bạn cứ
vận dụng mô hình này chuyện chúng ta đang bàn ở đây đó là vấn đề bội chi
ngân sách hay nói chi tiết và cụ thể hơn là đầu tư công (ở đây chúng tôi chưa
đề cập tới những khoảng chi đầu tư phát triển khác) vì chủ yếu khoảng bội
chi ngân sách này chủ yếu dùng cho lĩnh vực này. Khi chính phủ quyết định
chi Ngân sách nhà nước cho đầu tư công, tức là đang chi tiền nghĩa là dòng
tiền đang đi ra từ quỹ tiền tệ là Ngân sách nhà nước. Chúng ta thử hình dung
1 tí như sau: là tại sao chính phủ lại quyết định đầu tư nhiều hơn mức tiềm
lực của đất nước bằng cách đi vay mượn, phải chăng là do nền kinh tế đang
trong thời ký suy thoái cần kích thích gí đó từ bên ngoài đề nền kinh tế đi
lên. Tôi nói đến điều này để nói lên là khi chính phủ tăng đầu tư công thì
cũng có nghĩa là sản lượng thực tế thấp hơn sản lượng tiềm năng hay nền
kinh tế đang ở thời kỳ đình trệ và bắt đầu thời kỳ phục hồi và tiến lên thời kỳ
hưng thịnh tiếp theo – một chu kỳ mới bắt đầu. Đây chỉ là lý thuyết còn thực
tế thì sao, nếu như những khoảng chi tiêu tiền cho đầu tư công không hợp lý,
dàn trải, không hiệu quả thì sẽ dẫn đến thất thoát , lãng phí và không tạo
được hiệu ứng phát triển cho toàn bộ nền kinh tế. Đáng lẽ ra nếu đầu tư
thành công mà lại đạt được hiệu quả thì sẽ tạo ra kích thích phát triển kinh tế
theo đúng như dự đoán và chu kỳ thì đằng này lại cứ kéo dài thời gian phục
hồi mà không tiến tời thời gian hưng thịnh làm cho nền kinh tế trì trệ, không
phát triền mà có khi lại trôi vào thời kỳ khủng hoảng tiếp theo vì những
khoảng đầu tư này chủ yếu lấy từ nguồn là đi vay nợ từ nước ngoài thì áp lực
về trả nợ cả vốn lẫn lãi rất lớn làm cho khả năng trả nợ là không thể, điều
này lại càng đẩy nền kinh tế đi vào ngõ cụt, cái vòng lẫn quẫn không thoát ra
được. Những món nợ này lại đổ trên đầu người dân, trong khi đồng tiền thực
chất lại đi đâu về đâu thì ai cũng đã biết. Cái này người ta nói là “tiền không
tự mất đi mà chỉ chuyển từ tay người này sang người khác” và không tạo ra
được giá trị cho cuộc sống này. Có rất nhiều biện luận lý lẻ để nói về vấn đề
này muốn biết rõ trừ khi các bạn phải là người trong guồng máy thì các bạn
mới có thể nắm rõ nhất.
Nhóm 07 – Đề tài 2 Trang 21
Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ
Sau đây là bài viết của Phó Thủ tướng Vũ Khoan về tình trạng đầu công ở
nước ta. Bài viết thể hiện mặt hạn chế của chính sách Bội chi ngân sách nhà
nước dùng cho chi đầu tư phát triển sẽ đem lại những tác động tiêu cực cho
nền kinh tế của đất nước. Như chúng ta đã tìm hiểu về tăng trưởng kinh tế ở
phần trên, đó là sự gia tăng thu nhập quốc dân thực trên đầu người, nghĩa là
sự gia tăng giá trị hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra trên mỗi đầu người
trong một nền kinh tế sau khi đã điều chỉnh lạm phát. Vấn đề đầu tư công là
một trong những mục tiêu quan trọng trong nên kinh tế quốc gia, nếu không
được thực hiện một cách đúng đắn thì rất gây ra lãng phí nguồn lực quốc gia,
tổn thất nặng nề cho nền kinh tế, làm cho nền kinh tế đi vào suy thoái. Tại
sao nhóm chúng tôi đề cặp tới vấn đề này vì ngoài những mặt tích cực do
đầu tư phát triển mang lại cho cuộc sống chất lượng hơn cho người dân mà
mọi người ai cũng cảm nhận được, thì rất nhiều vấn đề mà vẫn tồn tại hàng
ngày vẫn được đông đảo mọi người quan tâm. Ở đời mà, nhiều người đứng
đầu cơ quan nhà nước có những đóng góp thì ít được mọi người chú ý tới,
chắc cũng bởi vì cuộc sống cơm áo gạo tiền này nên chắc người ta không
còn mấy quan tâm đến những con ngưới này hay là do chế độ nhà nước này;
mà người ta hay để ý tới những vấn đề thời sự nhiều hơn như tham ô, tham
nhũng, thất thoát tiền Ngân sách nhà nước…Bài viết này do người trong hệ
thống vận hành của bộ máy nhà nước ta viết ra sẽ cho chúng ta thấy một
phần nào đó những tác động tiêu cực, dẫn đến nhiều vấn đề trong xã hội, đặc
biệt là ảnh hưởng rất lớn tới sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Riêng tôi,
tôi là một người làm trực tiếp trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, tôi
cũng đã từng được trải nghiệm những điều này như những con người bình
thường khác mà không có 1 chút suy nghĩ hay phản kháng gì cả. Nói chung
đây cũng là cái guồng máy khi bạn đã vào rồi thì các bạn chỉ có thể được
hoàn thành theo như thiết kế mà thôi.
Những công trình không đem lại hiệu quả kinh tế sẽ làm cho nguồn
lực quốc gia suy kiệt, ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của cả nước nói
chung, đó là chưa kể tới những tác hại về môi trường, lòng tin của người
dân…
Điểm lại từ ngày triển khai công cuộc đổi mới tới nay, nền kinh tế
nước ta đã trải qua nhiều đợt đầu tư “theo phong trào”, nhiều “hội chứng đầu
tư” đã xuất hiện. Nào là đua nhau đầu tư xây dựng nhà máy bia, thuốc lá,
tiếp đến là xi măng lò đứng, mía đường, lắp ráp xe máy, sản xuất bột sắn,
đánh bắt xa bờ, xây dựng cảng biển, khu công nghiệp và khu kinh tế, kể cả
kinh tế cửa khẩu. Kế đến là bột giấy, cán thép, thủy điện nhỏ và vừa, khu
nghỉ dưỡng, khu đô thị, “tận thu” khoáng sản, trường đại học, sân golf rồi
sân bay…
Nhóm 07 – Đề tài 2 Trang 22
Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ
Trong số các dự án đó, có phần do doanh nghiệp đầu tư nhưng một
phần không nhỏ bắt nguồn từ đầu tư công của trung ương và địa phương lẫn
doanh nghiệp nhà nước. Tiếc rằng, cho tới nay chưa thấy có công trình tổng
kết nào phân tích rõ xem những dự án ấy hiệu quả tới đâu, lãng phí thế nào
và đã tác động ra sao đến những bất ổn vĩ mô và làm cho nền kinh tế nước ta
kém hiệu quả.
Viết bài này, tôi không nghĩ mình là “người ngoài cuộc” mà phần nào
đó còn là một “tội đồ” vì đã từng tham gia lãnh đạo Chính phủ nhưng bản
thân chưa nhận thức được đầy đủ tình hình và chưa đóng góp hữu hiệu vào
việc hạn chế, ngăn chặn tình trạng hao công tốn của nói trên.
Nay ngẫm lại thấy muốn tránh lặp lại những biểu hiện “đầu tư theo
phong trào”, những “hội chứng” như vừa qua, có lẽ nên trở lại một số cách
tiếp cận cơ bản
Phải ưu tiên cho hiệu quả kinh tế
Cách hiểu sơ đẳng về kinh tế là với nguồn lực hạn hẹp cần làm sao
đem lại hiệu quả cao nhất. Điều đó càng đúng với nước ta, một nước còn rất
nghèo (cho dù đã đạt ngưỡng khởi điểm của nước có thu nhập trung bình):
Nhà nước nghèo, từng địa phương nghèo, các doanh nghiệp, kể cả các tập
đoàn cũng nghèo. Muốn cho nền kinh tế khả dĩ có hiệu quả thì không có
cách nào khác là phải chọn lựa trình tự ưu tiên trong đầu tư; nhiều công trình
tuy cần đấy song vẫn đành phải “nhịn”, chờ đến khi điều kiện cho phép mới
đầu tư
Thật buồn khi thấy những cái chợ được xây dựng khang trang trống
rỗng, một số công trình văn hóa như bảo tàng, nhà hát, nhà văn hóa không
sáng đèn hoặc vắng bóng khán giả, những bến cảng tàu vào ra lèo tèo, những
đường bay thua lỗ triền miên, những trường đại học không tuyển đủ sinh
viên… trong khi với số tiền đã bỏ ra để xây dựng chúng ta có thể giải quyết
biết bao nhu cầu dân sinh bức bách khác
Nguyên nhân đẻ ra tình trạng trên có nhiều: nào là tâm lý muốn phát
triển nhanh, nào là ý nguyện “công nghiệp hóa” bằng mọi giá, nào là cơ chế
phân bổ nguồn vốn theo kiểu cào bằng và xin - cho, nào là tâm lý “nhiệm
kỳ”, nào là những tính toán theo lợi ích ngành và địa phương, thậm chí cá
nhân… Ở đây chỉ xin nhấn mạnh một số nguyên nhân liên quan tới tư duy
kinh tế và cơ chế quản lý, phân cấp.
Cầu quyết định cung
Mọi người đều rõ, trong nền kinh tế thị trường thì “cầu” quyết
định“cung”; vấn đề không chỉ là có thể làm gì mà chủ yếu là thị trường có
Nhóm 07 – Đề tài 2 Trang 23
Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ
cần và có khả năng tiêu thụ, sử dụng không. Về chuyện này chỉ xin lấy ra vài
ba chuyện.
Thứ nhất: Thứ nhất là chuyện xây cảng, trong đó có cảng nước
sâu,cảng tầm cỡ quốc tế. Một điều không cần bàn cãi là nước ta có bờ biển
dài, vận tải biển cần chiếm tỷ trọng cao, do đó cần xây dựng cảng biển; vấn
đề chỉ là làm sao bảo đảm tính hiệu quả của chúng
Muốn vậy thì địa hình (nước nông sâu) chưa đủ mà còn cần có địa thế
thuận tiện (kể cả đường vào, đường ra bến cảng và các tuyến vận tải biển
quốc tế) và nhất là nguồn hàng vào-ra dồi dào, năng lực quản lý tốt làm cho
việc vận chuyển, bốc xếp vừa rẻ vừa nhanh, qua hàng trăm năm vận hành
hiệu quả cao tạo thành thương hiệu nổi tiếng.
Có người nói nước ta có bờ biển dài, nằm gần đường vận tải biển quốc
tế sôi động như vậy mà kém Singapore là không chấp nhận được! Hãy bình
tâm xem lại trên thế giới biết bao nước có bờ biển còn dài hơn bờ biển nước
ta nhiều, trình độ phát triển kinh tế cao hơn nhiều lần nhưng vì sao vẫn
không có được các cảng biển tầm cỡ quốc tế; ngược lại nhiều cảng tầm cỡ
toàn cầu lại nằm ở những vùng lãnh thổ khá hẹp như Singapore, Hồng Kông,
Hà Lan…?
Malaysia đã từng bỏ ra nhiều tỉ đô la xây dựng cảng nước sâu rất hiện
đại với kỳ vọng cạnh tranh với Singapore song đâu có thành? Xem như vậy
thì chỉ cảng nào đáp ứng được cả năm yêu cầu nói trên mới thỏa mãn được
khách hàng và trở thành cảng tầm cỡ quốc tế chứ không phải chỉ có địa hình,
thậm chí địa thế thuận lợi là đủ
Thứ đến là chuyện xây sân bay cũng không khác mấy. Tính hiệu quả
của chúng tùy thuộc vào lượng hành khách và hàng hóa có đủ lớn không,
mức thu nhập của hành khách đã tới mức chọn đường hàng không chưa?
Cung đường có tiện lợi không? Dịch vụ có bảo đảm không? Đó là chưa
tính đến diện tích đất đai phải sử dụng và những hệ lụy về môi trường do sân
bay gây ra nếu xây dựng tràn lan
Tương tự như vậy, khi quyết định xây dựng các khu kinh tế mở, đặc
khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu trước hết cũng cần tính đến bên “cầu”, tức
là lợi ích và khả năng của những người tới đó làm ăn
Để những khu này hoạt động có hiệu quả thì cả ở “đầu vào” lẫn “đầu
ra” đều cần hội đủ điều kiện cần thiết chứ không chỉ có hạ tầng cơ sở và cơ
chế chính sách hấp dẫn trong nội khu (ngay những điều kiện này ở nước ta
cũng còn kém so với nhiều nước khác)
Nhóm 07 – Đề tài 2 Trang 24
Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ
Thẩm Quyến, Chu Hải… ở Trung Quốc thành công là vì bên cạnh
chúng có những bình ắc-quy dồi dào điện năng là Hồng Kông, Ma Cao, Đài
Loan nạp vốn vào và tiêu thụ hàng hóa ra, điều mà Chu Lai, Chân Mây…
không có được. Đó là chưa kể những khu kinh tế cửa khẩu đều nằm ở những
vùng xa xôi, hẻo lánh, đường sá khó khăn, dân cư thưa thớt và cực nghèo
Tình trạng bên kia biên giới cũng không khác, thậm chí còn kém hơn
thì lấy đâu ra nguồn lực để phát triển và lấy đâu ra thị trường để tiêu thụ?
Ngoài ra còn tình trạng đầu tư dàn trải gần ba cửa khẩu, nơi nào cũng dở
dang không ra món gì; cơ chế chính sách đối với các tỉnh biên giới lại chưa
tạo động lực cho họ
Lẫn lộn địa giới hành chính với không gian kinh tế
Việc đầu tư dàn trải kém hiệu quả, na ná như nhau còn liên quan tới sự
lẫn lộn về khái niệm giữa địa giới hành chính và không gian kinh tế. Do cơ
chế và lợi ích của địa phương, mỗi tỉnh đều muốn trở thành một thực thể
kinh tế “hoàn chỉnh” nông - công nghiệp - dịch vụ đều có, kèm theo là
trường đại học, bến cảng, sân bay, khu kinh tế…mặc dầu không hội đủ điều
kiện.
Công nghiệp hóa đất nước không có nghĩa là tỉnh nào, huyện nào cũng
công nghiệp hóa mà cần có sự phân công lao động hợp lý phù hợp với lợi thế
của từng vùng. Trong khi đó, sự liên kết và quy hoạch vùng còn xa mới đáp
ứng yêu cầu làm cho nguồn lực bị phân tán, trùng chéo, hiệu quả thấp, nền
kinh tế nước nhà đã yếu càng yếu thêm
Sở dĩ có tình trạng này một phần do sự lẫn lộn khái niệm, một phần
khác do tâm lý địa phương chủ nghĩa, căn bệnh nhiệm kỳ và nhất là cách
đánh giá thành tích, phân bổ ngân sách và vốn đầu tư từ trung ương đã thúc
đẩy cuộc chạy đua về dự án, công trình, tốc độ tăng trưởng “GDP tỉnh-
thành”
Góp phần vào căn bệnh này còn có những khiếm khuyết trong khâu
quy hoạch và phân cấp giữa trung ương và địa phương. Thực ra lâu nay ta đã
có quy hoạch ngành và vùng lãnh thổ. Vấn đề chỉ là chất lượng quy hoạch:
nhiều khi quy hoạch không đủ tầm nhìn, mới triển khai đã lạc hậu so với
cuộc sống; quy hoạch ngành thường rất chậm so với quy hoạch vùng; tính
đồng bộ không cao (tình trạng quá tải trên các quốc lộ và tỉnh lộ vận chuyển
bauxite Lâm Đồng, đường vào các cảng ở Hải Phòng, TPHCM, Bà Rịa -
Vũng Tàu… là những minh chứng gần đây nhất). Quy hoạch đã quan trọng,
việc thực hiện quy hoạch còn quan trọng hơn nếu tính rằng, nhiều bản quy
hoạch trong thực tế không được tuân thủ nghiêm ngặt, quy hoạch một đằng,
thực thi một nẻo
Nhóm 07 – Đề tài 2 Trang 25