Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

phân tích báo cáo tài chính của Công Ty Cổ Phần Vận Tải và Thuê tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.2 KB, 26 trang )

Bài phân tích báo cáo tài chính GVHD: Th.s Huỳnh Thái Bảo
Công ty CP Vận tải và Thuê tàu
LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế xã hội ngày càng phát triển, các hoạt động kinh doanh đa dạng và phong phú hơn.
Do đó việc phân tích quá trình hoạt động kinh doanh cũng như phân tích báo cáo tài chính của doanh
nghiệp là một vấn đề cần thiết hiện nay. Kết quả phân tích không chỉ giúp cho doanh nghiệp nắm bắt
được tình hình hoạt động của công ty mà còn dùng để đánh giá dự án đầu tư, tính tóan mức độ thành
công trước khi bắt đầu ký kết hợp đồng.
Ngoài ra, việc phân tích tình hình hoạt động kinh doanh còn là một trong những lĩnh vực không
chỉ được quan tâm bởi các nhà quản trị mà còn nhiều đối tựơng kinh tế khác liên quan đến doanh
nghiệp. Dựa trên những chỉ tiêu kế hoạch, doanh nghiệp có thể định tính trước khả năng sinh lời của
hoạt động, từ đó phân tích và dự đoán trước mức độ thành công của kết quả kinh doanh. Qua kết quả
của việc phân tích báo cáo tài chính cho thấy được hoạt động kinh doanh không chỉ là việc đánh giá
kết quả mà còn là việc kiểm tra, xem xét trước khi bắt đầu quá trình kinh doanh nhằm hoạch định
chiến lược tối ưu.
Để đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải xác định
phương hướng, mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sử dụng các điều kiện vốn có về các nguồn nhân tài,
vật lực. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác
động của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh. Điều này chỉ thực hiện được trên cơ sở của phân tích
kinh doanh thông qua việc phân tích báo cáo tài chính.
Từ những cơ sở trên, chúng em nhận thấy việc phân tích báo cáo tài chính của Công Ty Cổ
Phần Vận Tải và Thuê tàu phù hợp với khả năng cũng như sự hiểu biết của chúng em. Qua đó, giúp
công ty biết được khả năng hoạt động của công ty trong giai đoạn nền kinh tế đầy biến động như
hiện nay để công ty kịp thời có những chiến lược kinh doanh tốt nhất trong thời gian tới. Đó cũng là
cơ hội để chúng em được áp dụng những điều đã học vào thực tế doanh nghiệp.
Trang 1
Bài phân tích báo cáo tài chính GVHD: Th.s Huỳnh Thái Bảo
Công ty CP Vận tải và Thuê tàu
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY


Công ty cổ phần Vận tải và thuê tàu “VFR” ( tên tiếng anh là TRANSPORT AND
CHARTERING CORPORATION,tên viết tắt là “Vietfracht”) thành lập ngày 18 tháng 2 năm 1963
theo QD số 103/BNGT/TCC của Bộ Ngoại thương (khi mới thành lập tên là “Tổng công ty Vận tải
ngoại thương”, 100% vốn sở hữu của nhà nước). Trước đây, công ty trực thuộc Bộ Ngoại thương, Bộ
Giao thông vận tải và trở thành công ty cổ phần từ cuối năm 2006.
Tháng 10/1984, Công ty được chuyển từ Bộ Ngoại thương sang Bộ Giao thông Vận tải trực
tiếp quản lý theo Quyết định số 334/CT ngày 1/10/1984 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là
Thủ tướng Chính phủ).
-Ngày 9/11/1984, Công ty được đổi tên thành “Tổng công ty Thuê tầu và môi giới hàng hải”
trực thuộc Bộ Giao thông vận tải theo Quyết định số 145/HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
(nay là Thủ tướng Chính phủ).
- Ngày 11/10/1991, Công ty được đổi tên thành “Tổng Công ty Vận tải và Thuê tàu” trực thuộc
Bộ Giao thông vận tải theo Quyết định số 2036/QĐ-TCCB-LĐ của Bộ Giao thông vận tải,.
- Ngày 01/6/1993, Công ty được thành lập lại và đổi tên thành “Công ty Vận tải và Thuê tàu”
(Vietfracht) theo Quyết định số 1084/QĐ-TCCB-LĐ của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
- Ngày 25/11/2003, Công ty mẹ : Công ty Vận tải và Thuê tàu được thành lập theo Quyết định số
207/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 3554/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải.
Với lịch sử hơn 40 năm, Vietfracht là đơn vị đi đầu trong việc áp dụng phương thức “vay
mua, thuê mua” để phát triển đội tầu. Vietfracht là đơn vị có mạng lưới đại diện ở nhiều nước trên
Trang 2
Bài phân tích báo cáo tài chính GVHD: Th.s Huỳnh Thái Bảo
Công ty CP Vận tải và Thuê tàu
thế giới, đi đầu trong việc lập công ty ở nước ngoài như Hongkong, Malta và lập công ty liên doanh
ở Anh và Singapore. Qua nhiều lần đổi tên nhưng chức năng nhiệm vụ, phạm vi kinh doanh của công
ty không bị thu hẹp mà ngày càng phát triển đa dạng hơn, nhiều ngành nghề hơn.
Với những thành tích xuất sắc đạt được trong thời kỳ đổi mới, Công ty đã được Đảng, Nhà
nước và Chính phủ và các bộ, ngành tặng nhiều phần thưởng cao quý, Huân chương Lao động hạng
Nhất, Huân chương Độc lập hạng Ba, đặc biệt tháng 05/2003 Công ty đã vinh dự được Nhà nước
phong tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.

Năm 2006, thực hiện chủ trương lớn của Chính phủ là cổ phần hoá các Doanh nghiệp Nhà
nước, Công ty cổ phần Vận tải và Thuê tàu chính thức chuyển sang công ty cổ phần theo Quyết định
số 963/QĐ-BGTVT ngày 27/04/2006 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải về việc chuyển Doanh
nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần, với tên gọi đầy đủ là Công ty Cổ phần Vận tải và Thuê tàu,
viết tắt là VIETFRACHT
Ngoài ra,Vietfracht còn là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như: Tổ chức Hàng hải
quốc tế và Ban-tích (BIMCO), Liên đoàn quốc tế những Hiệp hội giao nhận (FIATA), Liên đoàn
những Hiệp hội quốc gia về đại lý và môi giới hàng hải (FONASBA), Hiệp hội Chủ tàu các nước
thuộc Hội các nước Đông Nam Á (FASA), Diễn đàn Chủ tàu châu Á (ASF), và là một trong những
thành viên sáng lập của nhiều tổ chức quốc gia như: Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam (VSA), Hiệp hội Đại
lý và môi giới hàng hải Việt Nam (VISABA), Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS) và
Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Vietfracht luôn mong muốn không ngừng tăng cường và tích cực hợp tác, mở rộng hoạt
động sản xuất kinh doanh với tất cả bạn hàng trên toàn thế giới.
 Cơ cấu vốn của công ty:
Vốn điều lệ:150,000,000,000 VND
Mệnh giá:10,000
Mã chứng khoán : VFR
Nơi niêm yết:HASTC
Số lương niêm yết:15,000,000
Ngày niêm yết:28/12/2006
Giá giao dich phiên đầu: 36,100
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY:
Công ty có trụ sở chính tại Hà Nội và các chi nhánh trãi dọc từ Bắc tới Nam.
Trang 3
Bài phân tích báo cáo tài chính GVHD: Th.s Huỳnh Thái Bảo
Công ty CP Vận tải và Thuê tàu
 TRỤ SỞ CHÍNH:
Công ty cổ phần Vận tải và thuê tàu (Vietfracht)
Số 74, Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Tel. 4.38228915
Fax. 4.38228916
Email:
 CÁC CHI NHÁNH CỦA CÔNG TY:
1. VIETFRACHT QUẢNG NINH
Địa chỉ: 51 Lê Thánh Tông, TP Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh
Điện thoại: 33.3627569
E-mail:
2. VIETFRACHT HẢI PHÒNG
Địa chỉ: 35 Minh Khai, quận Hồng Bàng, Thành phố Hải Phòng
Điện thoại: 31.3745529 - Fax : 31.3842276
E-mail:
3. VIETFRACHT TP HỒ CHÍ MINH
Địa chỉ: Tầng 2, 3, 11 Nguyễn Công Trứ, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.
Tel: 84-8-38215890
Fax: 84-8-38216682
Email:
Website:
4. VIETFRACHT CẦN THƠ
Địa chỉ : 95C Đường Mậu Thân, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ
Tel : 84 (071) 3811793 / 3813646
Fax : 84 (071) 3821342 / 3813647
Email : ;
Trang 4
Bài phân tích báo cáo tài chính GVHD: Th.s Huỳnh Thái Bảo
Công ty CP Vận tải và Thuê tàu
SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC CÔNG TY
Trang 5
Bài phân tích báo cáo tài chính GVHD: Th.s Huỳnh Thái Bảo
Công ty CP Vận tải và Thuê tàu

III. LĨNH VỰC VÀ NGHÀNH NGHỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Vietfracht bao gồm:
1. Vận tải hàng hoá bằng đường biển, đường bộ (kể cả vận tải Container bằng đường biển, đường
bộ, vận tải quá cảnh, vận tải hàng siêu trường, siêu trọng và hàng phục vụ công trình trong nước và
quốc tế).
2. Kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế
3. Thuê tàu, cho thuê tàu, môi giới thuê tàu và các dịch vụ môi giới khác.
4. Đại lý tàu biển, đại lý giao nhận vận tải đường hàng không, đường biển, đường bộ, container tiếp
vận (logistics), kể cả giao nhận vận tải đa phương thức theo uỷ thác của chủ hàng và chủ tàu.
5. Khai thuê hải quan, môi giới hải quan, đại lý làm thủ tục hải quan.
6. Cung ứng các dịch vụ và vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu phục vụ triển lãm trong nước và quốc
tế
7. Đại lý hàng hoá, bán vé máy bay cho các hãng hàng không trong và ngoài nước.
8. Dịch vụ vận chuyển, phát chuyển nhanh quốc tế (Bao gồm các dịch vụ vận chuyển hàng nặng và
hàng trên 31,5 kg, tài liệu khoa học kỹ thuật, chứng từ thương mại, vật phẩm, hàng mẫu, hàng hoá).
9. Xuất nhập khẩu trực tiếp hàng hoá, vật tư, trang thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, xuất nhập
khẩu uỷ thác hàng hoá cho chủ hàng và dịch vụ tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu hàng hóa.
10 .Kinh doanh cảng cạn (ICD),kho bãi, container, kho ngoại quan, kho trung chuyển, phân phối, thu
gom hàng hoá xuất nhập khẩu và hàng nội địa.
11. Cung ứng cho tàu biển và các dàn khoan dầu khí: lương thực, thực phẩm, nước ngọt, vật tư, thiết
bị, nhiên liệu, dầu nhờn, vật liệu chèn lót ngăn hàng…Giao nhận vận chuyển phụ tùng sửa chữa tàu
biển.
12. Cung cấp các dịch vụ tổ chức đưa đón, xuất nhập cảnh, chuyển đổi thuyền viên, phục vụ các nhu
cầu về đời sống, vui chơi, giải trí của hành khách và thuyền viên
13. Dịch vụ kiểm đếm hàng hoá.
14. Kinh doanh bất động sản. Cho thuê văn phòng làm việc và nhà ở.
15. Bốc xúc, vận chuyển, san lấp mặt bằng phục vụ khai thác khoáng sản và phục vụ xây dựng.
IV. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TRONG CÁC NĂM TỚI
 Trong thời gian tới, Vietfracht tiếp tục phát triển hoạt động môi giới thuê tàu. Đây là ngành
nghề truyền thống và thế mạnh của Vietfracht. Tuy nhiên, trong tình hình thị trường có nhiều biến

động như hiện nay công ty cũng đưa ra cho mình một số định hướng để tiếp tục phát triển lĩnh vực
này. Đó là việc phải khuyến khích cán bộ nhân viên làm việc trong bộ phận môi giới, hướng tới việc
đào tạo nguồn nhân lực. Trước việc có nhiều công ty đã từ bỏ kinh doanh trong lĩnh vực này,
Vietfracht xác định phải cố gắng đáp ứng được nhu cầu thị trường, tiếp tục duy trì và phát huy các
Trang 6
Bài phân tích báo cáo tài chính GVHD: Th.s Huỳnh Thái Bảo
Công ty CP Vận tải và Thuê tàu
thế mạnh của công ty. Đồng thời Vietfracht cũng quan niệm sử dụng người của mình, người Việt
Nam làm việc với nhau, phát huy tinh thần yêu nước, tinh thần cộng đồng.
 Đồng thời, tới công ty sẽ đổi mới và trẻ hóa đội tàu, tìm tàu đã qua sử dụng cỡ 8.000DWT -
10.000DWT từ 8-10 tuổi đồng thời tranh thủ sự ưu đãi về tài chính của Chính phủ trong việc đóng
mới tàu biển trong nước. Sẵn sàng chuẩn bị triển khai công tác khai thác nguồn hàng hóa XNK và
chở thuê nước ngoài khi không còn cho thuê định hạn.
 Tìm kiếm vị trí phù hợp khu vực lân cận Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các khu công nghiệp lớn
để triển khai xây dựng kho bãi. Phát triển đội xe, trang thiết bị bốc xếp tại kho.
Xây dựng văn phòng cho thuê: Thành lập Công ty cổ phần để huy động vốn, tiếp tục hoàn thiện dự
án đầu tư và tổ chức kinh doanh văn phòng cho thuê tại số 73 Lò Đúc, Hà nội. Xúc tiến việc xây
dựng dự án đầu tư cao ốc văn phòng tại 74 Nguyễn Du, Hà Nội để làm văn phòng Công ty tại Hà Nội
và cho thuê văn phòng cao cấp.
Ngoài ra công ty đang triển khai dự án tìm kiếm đối tác lớn để thành lập các công ty liên doanh,
công ty cổ phần trong các lĩnh vực then chốt như: hàng không, xây dựng cảng biển.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI
VÀ THUÊ TÀU
I.) TỶ SỐ THANH KHOẢN:
Tỷ số thanh khoản: các tỷ số trong loại này được tính toán và sử dụng để quyết định xem liệu
một doanh nghiệp nào đó có đủ khả năng thanh toán các nghĩa vụ phải trả ngắn hạn hay không? Bao
gồm: tỷ số thanh khoản nhanh và tỷ số thanh khoản hiện thời.
Trích số liệu từ bảng CĐKT và bảng BCKQHĐKD để tính các tỷ số thanh khoản:
Năm
Chỉ tiêu

2009 2010 2010-2009
TSLĐ 117.892.347.155 102.636.707.798 -15.255.639.357
Gía trị HTK 0 0 0
Các khoản nợ NH 121.242.009.055 157.040.576.503 35.798.567.448
TS thanh khoản
nhanh
0,97 0,65 -0,43
1.) Tỷ số thanh khoản nhanh:
Trang 7
Bài phân tích báo cáo tài chính GVHD: Th.s Huỳnh Thái Bảo
Công ty CP Vận tải và Thuê tàu
Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của DN bằng tiền và các
chứng khoán ngắn hạn có thể chuyển đổi nhanh thành tiền mặt. Chỉ số này cho biết khả năng huy
động các nguồn vốn bằng tiền để trả nợ vay ngắn hạn trong thời gian gần như tức thời. Vì vậy
Ngân hàng rất quan tâm đến chỉ tiêu này
Tài sản lưu động – Giá trị hàng tồn kho
Tỷ số thanh khoản nhanh =
Các khoản nợ ngắn hạn
 Năm 2009:
117.829.347.115 - 0
Tỷ số thanh khoản nhanh = = 0,97 < 1
121.242.009.055
Tỷ số thanh toán nhanh của công ty năm 2009 là 0,97 điều này có nghĩa là 1 dồng tài sản nợ
ngắn hạn được đảm bảo bằng 0,97 đồng tài sản lưu động sau khi đã trừ đi trị giá hàng tồn kho.
 Năm 2010:
102.636.707.798 - 0
Tỷ số thanh khoản nhanh = = 0,65 < 1
157.040.576.503
Vì TSLĐ giảm 15.255.369.357 trong khi nợ ngắn hạn tăng 35.798.567.448 nên tỷ số thanh khoản
năm 2010 giảm từ 0,97 còn 0,65. Tỷ số thanh khoản này cho thấy công ty không đủ tài sản lưu động

để đảm bảo nợ vay.
 Mặc dù tỷ số thanh toán nhanh của công ty năm 2010 là 0,65 < 0,97 (2009). Nguyên nhân
giảm là do:
 Do các khoản nợ ngắn hạn của công ty vào năm 2010 tăng so với năm 2009 là
35.798.567.448 đồng, nợ ngắn hạn tăng là do các khoản phải trả người bán, người mua trả tiền trước,
chi phí phải trả, các khoản phải trả phải nộp khác đểu tăng so với cùng kỳ năm 2009 (thông qua bảng
số liệu 1).
 TSLĐ năm 2010 giảm 15.255.639.357 trong khi nợ ngắn hạn tăng 35.798.567.448 so với
năm 2009
Bảng Số Liệu 1 (trích từ bảng CĐKT các năm 2009 và 2010)
Trang 8
Bài phân tích báo cáo tài chính GVHD: Th.s Huỳnh Thái Bảo
Công ty CP Vận tải và Thuê tàu
Đvt: đồng
Nội dung 2009 2010 2010 – 2009
Nợ ngắn hạn 121.242.009.055 157.040.576.503 35.798.567.448
1. Vay và nợ ngắn hạn 42.139.820.800 50.138.839.127 7.999.018.320
2. Phải trả người bán 24.780.365.086 37.985.502.871 13.205.137.785
3. Người mua trả tiền trước 2.541.906.237 19.077.118.291 16.535.212.054
4. Thuế và các khoản nộp
ngân sách nhà nước
7.790.102.603 8.785.524.691 995.422.088
5. Phải trả người lao động 13.211.862.331 3.966.612.797 - 9.245.249.533
6. Chi phí phải trả 154.928.611 1.654.945.067 1.500.016.456
7. Các khoản phaỉ trả, phaỉ
nộp ngắn hạn khác
30.623.023.387 35.092.662.022 4.469.638.640
 Tỷ số thanh toán nhanh của công ty năm 2010 là thấp hơn 1, chứng tỏ khả năng thanh toán
nợ của công ty là thấp, TSLĐ không đảm bảo nợ vay do khủng hoảng kinh tế trong năm 2009 và có
xu hướng lan rộng sang năm 2010, làm cho nhiều ngành nghề kinh doanh gặp khó khăn trong đó

ngành vận tải tàu biển là một trong những ngành gặp nhiều khó khăn nhất do giá dầu tăng cao, giảm
cước vận chuyển…
2.) Tỷ số thanh khoản hiện thời:
Đây là chỉ số đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn.
Tài sản lưu động
Tỷ số thanh khoản hiện thời =
Các khoản nợ ngắn hạn
 Năm 2009 117.829.347.115
Tỷ số thanh khoản hiện thời = = 0,97 < 1
121.242.009.055
 Năm 2010:
102.636.707.798
Tỷ số thanh khoản nhanh = = 0,65 < 1
157.040.576.503
Tỷ số thanh toán hiện thời của công ty năm 2010 nhỏ hơn 1 chứng tỏ tài sản lưu động của
doanh nghiệp không đủ khả năng tài trợ cho việc thanh toán nợ.
Trang 9
Bài phân tích báo cáo tài chính GVHD: Th.s Huỳnh Thái Bảo
Công ty CP Vận tải và Thuê tàu
 Qua tính toán ta thấy chỉ số thanh toán nhanh và chỉ số thanh toán hiện thời của công ty
còn thấp hơn mức giới hạn( gần bằng 1), có xu hướng giảm so với năm sau và có nhiều bất ổn trong
hoàn cảnh nền kinh tế thị trường còn gặp nhiều khó khăn với con số 0,65 đây cũng có thể xem là một
con số khá an toàn và con số này cũng cho chúng ta thấy hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp
là khá tốt do tài sản của doanh nghiệp không bị cột chặt vào tài sản lưu động.
II.) CÁC TỶ SỐ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG:
Trích số liệu từ bảng CĐKT và bảng BCKQHĐKD để tính các tỷ số hiệu quả hoạt động:
Đvt: đồng
Năm
Chỉ tiêu
2009 2010

Giá vốn hàng bán 219.581.298.168 252.670.221.157
Hàng tồn kho 0 0
Các khoản phải thu 30.887.241.236 35.696.573.914
Doanh thu thuần
225.979.730.759 278.995.547.435
Tổng giá trị tài sản cố định 310.950.559.823 428.840.007.177
Tổng giá trị tài sản 461.653.472.478 583.521.858.284
1.) Tỷ số vòng quay hàng tồn kho
Giá vốn hàng bán
Tỷ số vòng quay hàng tồn kho =
Hàng tồn kho bình quân
Do công ty không có hàng tồn kho nên chúng ta không xác định chỉ tiêu này.
2.) Kỳ thu tiền bình quân:
Các khoản phải thu bình quân
Kỳ thu tiền bình quân =
Doanh thu bình quân 1 ngày
Doanh thu bình quân 1 ngày = Doanh thu hàng năm / 360
 Năm 2009: 225.979.730.759
Doanh thu bình quân 1 ngày = = 627.721.474,2 đồng
360
( 35.389.084.062 + 30.887.241.236) / 2
Kỳ thu tiền bình quân = = 53 ngày
627.721.474,2
Chỉ tiêu này cho thấy công ty phải mất 53 ngày để thu hồi được một khoản phải thu.
 Năm 2010: 278.995.547.435
Trang 10

×