Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

úng dụng năng lượng mặt trời

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.54 KB, 14 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Khi các dạng năng lượng truyền thống đang ngày một cạn kiệt thì ánh sáng
mặt trời được coi là một trong những kho năng lượng quý giá có thể thay thế
được. Ở nước ta, từ hơn hai mươi năm trở lại đây đã sử dụng nhiều loại thiết
bị thu hứng ánh sáng mặt trời để phục vụ cho quá trình sản xuất như: thiết bị
sấy, thiết bị đun nước nóng, thiết bị chưng cất, dàn pin mặt trời
Không phải đến năm nay ngành điện mới đưa ra dự báo thiếu điện cho mùa
khô giai đoạn 2006-2007. Nhưng, tình trạng “thiếu” điện đã dẫn đến phải cắt
điện luân phiên tại miền Bắc vào mùa khô năm 2005 khiến cho nỗi lo ngày
càng lớn. Các biện pháp chống thiếu điện được Bộ Công nghiệp và ngành
điện triển khai từ rất sớm. Tuy nhiên, theo dự kiến, lượng điện sẽ phải cắt
năm nay vào khoảng từ 1-3 triệu KWh/ngày. Điều này khiến nhiều người
nghĩ đến loại năng lượng đã xuất hiện ở Việt Nam từ lâu nhưng chưa được
đầu tư phát triển một cách rộng rãi – đó là năng lượng mặt trời. Thập kỷ 80
của thế kỷ XX, nguồn năng lượng mặt trời chỉ mang tính chất thử nghiệm.
Nhưng gần đây, khi con người ý thức được rằng, trong tương lai, các nguồn
nhiên liệu trên trái đất sẽ cạn kiệt, bầu khí quyển cũng bị phá huỷ, thêm vào
đó, các vụ mất điện lớn làm ngưng trệ đời sống sinh hoạt và sản xuất xảy ra
thường xuyên hơn thì năng lượng mặt trời được coi như một nguồn năng
lượng dự trữ vĩnh cửu.
Việt Nam là nước nhiệt đới, tiềm năng bức xạ mặt trời vào loại cao trên thế
giới với tổng số giờ nắng và cường độ bức xạ nhiệt cao (trung bình xấp xỉ
5KWh/m
2
/ngày). Đặc biệt là ở các vùng phía Nam, số giờ nắng khoảng
1.600-2.600 giờ/năm. Nước ta đã phát triển nguồn năng lượng điện mặt trời
từ những năm 1960, tới nay, hoàn toàn làm chủ công nghệ điện mặt trời.
Tuy nhiên, dù có nguồn tài nguyên năng lượng mặt trời lớn nhưng sau một
thời gian phát triển, việc ứng dụng các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời
vào cuộc sống, với mục đích tiết kiệm điện, cũng chỉ mới ở mức giậm chân
tại chỗ và chưa được khai thác hiệu quả do thiếu kinh phí.


Vì vậy việc sử dụng năng lượng mặt trời vào sấy nông sản là rất cần thiết,
đòi hỏi phải ngiên cứu và phát minh những thiết bị mới sử dụng năng lượng
mặt trời.
- 1 –
Giáo viên hướng dẫn: Th.S : Đinh Vương Hùng
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
Ứng dụng năng lượng mặt trời ở Việt Nam
Năng lượng mặt trời đã được rất nhiều nhà khoa học, các trường đại học ở
Việt Nam nghiên cứu, thử nghiệm các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời.
Các thử nghiệm này đều thành công và cho thấy những kết quả đáng khích
lệ nhưng việc ứng dụng vào cuộc sống và sản xuất lại chưa được quan tâm
đúng mức.
Hơn 20 năm trở lại đây, nước ta đã sử dụng nhiều loại thiết bị thu hứng ánh
sáng mặt trời để phục vụ cho quá trình sản xuất như thiết bị sấy, thiết bị đun
nước nóng, thiết bị chưng cất nước và dàn pin mặt trời Thiết bị sấy dùng
để làm khô các loại nông sản, hải sản hoặc dược liệu; thiết bị đun nóng được
lắp đặt tại các trường học, bệnh viện hay tại các hộ gia đình để lấy nước
nóng sử dụng trong mùa đông; thiết bị chưng cất nước được ứng dụng nhằm
biến nước mặn, ô nhiễm (nhiễm phèn, thuỷ ngân, nitrat ) thành tinh khiết
rất hữu ích, tiết kiệm được nhiều chi phí cho người dân vùng biển, vùng
nước chua phèn, cho bộ đội ngoài hải đảo Theo thống kê, tính đến cuối
năm 1999, cả nước lắp đặt được khoảng 70 thiết bị sấy, 70 thiết bị đun nóng,
600 dàn pin và hàng loạt thiết bị chưng cất nước tại nhiều khu vực. Những
thiết bị này hàng năm đã tạo ra một lượng điện năng đáng kể kể ánh sáng
mặt trời cung cấp cho người dân, đồng thời tiết kiệm được cho nhà nước
hàng tỷ đồng.
Tuy nhiên, đây chưa phải là con số khả quan bởi đến nay, việc ứng dụng
thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời vẫn chưa được người tiêu dùng quan
tâm và cũng chưa được các ngành khai thác một cách hiệu quả. Nguyên
nhân cũng bởi những vấn đề rắc rối trong thiết kế, lắp ráp và vận hành. Đặc

biệt là những tấm pin mặt trời hiện nay đều phải nhập ngoại nên giá thành
cũng còn cao. Duy chỉ có một sản phẩm sử dụng năng lượng mặt trời đã
“đến” được với người tiêu dùng là đèn năng lượng mặt trời. Loại đèn này sử
dụng pin ắc quy mặt trời để phát điện, tích điện bằng pin niken, dùng liốt
(LED) phát ra ánh sáng cao, tuổi thọ cao, chịu nhiệt, chịu lạnh, chống ăn
mòn tự nhiên. Ưu điểm lớn nhất của các loại đèn năng lượng mặt trời là
không tiêu hao nguồn năng lượng, tự động khống chế đèn sáng. Tuổi thọ của
ắc quy tích điện thông thường là từ 3-4 năm, tuổi thọ của đèn là 80.000h.
- 2 –
Giáo viên hướng dẫn: Th.S : Đinh Vương Hùng
Mạch điều khiển thông minh, ngoài tính năng tự động bật tắt còn có thể tự
điều khiển nạp và chống xả kiệt ắc quy. Đèn có khả năng làm việc trong 2-3
ngày khi trời không có nắng trong điều kiện ắc quy đã được nạp đầy vào
ngày trời nắng. Đèn năng lượng mặt trời rất dễ lắp đặt vì không cần thiết kế
đường điện, an toàn cho người sử dụng vì điện áp thấp (chỉ 12VDC). Giá
của những chiếc đèn năng lượng mặt trời chỉ trên dưới 100.000VND/chiếc.
Hiện nay, sử dụng điện mặt trời là xu hướng tất yếu của thế giới. Muốn khai
thác và sử dụng một cách hiệu quả, đòi hỏi nhà nước phải có những chính
sách định hướng và hỗ trợ hợp lý. Bên cạnh việc cấp kinh phí cho hoạt động
nghiên cứu, thử nghiêm, nhà nước cần đỡ đầu và tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp đầu tư vào quá trình chuyển giao công nghệ, nhằm nâng cao
số lượng cũng như chất lượng các sản phẩm. Có như vậy, nước ta mới có thể
đưa ngành này thành một ngành công nghiệp năng lượng mới, tiến tới trọng
điểm trong tương lai, góp phần giải quyết tình trạng thiếu điện theo hướng
lâu dài.
Thiết bị sấy cacao bang năng lượng mặt trời
Nằm trong chương trình phát
triển 10.000 ha cây ca cao đến
năm 2010, được sự hỗ trợ của
tổ chức Hợp tác phát triển nông

nghiệp quốc tế Hoa kỳ, thông
qua dự án Success Alliance
“Phát triển dịch vụ khuyến
nông bền vững cho nông hộ”
do ACDI/VOCA triển khai
thực hiện, Bến Tre đang tập
trung mở rộng diện tích trồng xen cây ca cao trong vườn dừa và vườn cây ăn
trái. Đến nay, toàn tỉnh đã trồng mới trên 2.000 ha cây ca cao và có khả năng
tăng nhanh trong vài năm tới.
Cùng với việc đầu tư phát triển, nâng cao năng suất và sản lượng cây ca cao,
vấn đề quan tâm nhất của Bến Tre hiện nay là hỗ trợ nông dân sơ chế hạt ca
cao xuất khẩu, tạo qui trình sản xuất khép kín, giúp người trồng ca cao tăng
thêm thu nhập. Ngoài xây dựng 8 điểm sơ chế lên men hạt ca cao ở Châu
Thành, tổ chức ACDI/VOCA tiếp tục hỗ trợ Bến Tre đầu tư công nghệ sấy
hạt ca cao thành phẩm. Với 35.000 USD vừa được bổ sung cho dự án
Success Alliance, Bến Tre sẽ dành một khoản khá lớn đầu tư cho công nghệ
sơ chế hạt ca cao. Ngoài xây dựng một phòng kiểm định chất lượng hạt ca
- 3 –
Giáo viên hướng dẫn: Th.S : Đinh Vương Hùng
cao tại Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN, Sở KH&CN tỉnh Bến Tre phối
hợp với Trường Đại học Cần Thơ xây dựng 2 hệ thống sấy hạt ca cao bằng
năng lượng mặt trời tại hộ bà Tư Lẫm ở xã An Khánh và hộ anh Hùng Sơn ở
xã Phú Đức (Châu Thành).
Thiết bị này khá đơn giản, được thiết kế gồm 1 lò sấy chính giữa, bên trên
sàn sấy là tấm nhựa có tác dụng vừa chống mưa, vừa hấp thụ năng lượng
mặt trời. Hai bên hông lò sấy là 6m
3
đá, mỗi bên 3m
3
, được chất theo dạng

hình tam giác vuông, với độ nghiêng khoảng 30
0
. Đá được sơn đen có tác
dụng hấp thụ toàn bộ năng lượng mặt trời thông qua 2 tấm nhựa lợp bên
trên. Các tấm nhựa chuyên dụng này nhập từ Israel, được làm bằng chất liệu
đặc biệt, hấp thu tối đa nguồn năng lượng mặt trời truyền xuống lớp đá bên
dưới. Độ nghiêng của các khối đá 2 bên hông lò sấy có tác dụng chuyển
năng lượng mặt trời thành nhiệt năng cung cấp trực tiếp cho lò sấy. Với thiết
kế này, nhiệt độ lò sấy bao giờ cũng cao hơn nhiệt độ ngoài môi trường.
Biên độ nhiệt bên trong so với bên ngoài có lúc sai biệt từ 10 - 15
0
C, đảm
bảo độ nóng để sấy hạt ca cao trong điều kiện thời tiết không ổn định, mưa
nhiều. Theo các hộ được đầu tư, nếu phơi 100 kg hạt ca cao tươi bằng ánh
sáng tự nhiên phải mất từ 6 - 7 ngày. Khi ứng dụng lò sấy bằng năng lượng
mặt trời thời gian rút ngắn chỉ còn 4 - 5 ngày.
Anh Hùng Sơn hiện đang trồng 1 ha cây ca cao xen trong vườn nhãn, mỗi
năm thu được trên 35 tấn trái. Trước đây phơi hạt trong điều kiện mưa nắng
thất thường, chất lượng hạt ca cao đạt thấp, độ ẩm cao, độ thất thoát nhiều.
Áp dụng hệ thống sấy bằng năng lượng mặt trời, tỷ lệ thu hồi cao (40%),
đảm bảo độ ẩm (từ 7 - 7,5%), hạt lại sáng đẹp hơn. Nhờ vậy, chỉ sau 4 mẻ
sấy bằng công nghệ mới, hạt ca cao của anh được Công ty ED&F MAN Việt
Nam đặt tại Bến Tre đánh giá cao. Hiện nay, ngoài nguyên liệu hạt ca cao tự
trồng, anh Sơn còn tổ chức thu mua trái tươi của nông dân để sơ chế, góp
phần tiêu thụ nguồn ca cao do nông dân làm ra.
Cũng như anh Hùng Sơn, ngoài nguồn ca cao từ 3 công đất trồng xen, bà Tư
Lẫm tổ chức thu mua trái ca cao tươi của nhà vườn để sơ chế. Bình quân
mỗi ngày, cơ sở của bà thu mua khoảng 500kg trái tươi. Cứ 100kg trái, thu
được 25kg hạt tươi. Sau khi trải qua công đoạn lên men và sấy, còn lại
khoảng 10kg. Như vậy, nếu sấy 100kg hạt tươi, thu được 40kg hạt khô, tỷ lệ

thu hồi khoảng 40%. Trong khi phơi bằng nắng thông thường, tỷ lệ thu hồi
thấp hơn và phải tốn nhiều công sức.
Ứng dụng công nghệ sấy nông sản bằng năng lượng mặt trời cho các
nông hộ có vườn đồi.
- 4 –
Giáo viên hướng dẫn: Th.S : Đinh Vương Hùng
Thiết bị sấy nông sản bằng năng lượng mặt trời kiểu tunnel phù hợp với điều
kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của nước ta. Cấu tạo thiết bị đơn giản, vận
hành dẽ dàng phù hợp với trình độ nông dân, chi phí sấy thấp, sử dụng thiết
bị sấy bằng năng lượng mặt trời cho phép nâng cao giá trị thương phẩm,
tăng thu nhập cho nông hộ, kết quả là đã sấy được 8 loại sản phẩm khác
nhau: Chuối, dứa, nhãn, đu đủ, ớt, nấm, sắn nạo. Hiện nay dàn sấy đã được
bàn giao cho Hội phụ nữ huyện Yên Châu, hiệu quả sấy chuối rất cao, chất
lượng ngon, bán được 8000 đồng/kg, hơn hẳn chất lượng và giá bán chuối
sấy thủ công.
Cấu trúc của bộ thu nhiệt khá đơn
giản. Bên ngoài làm bằng khung tre
(hoặc sắt), gắn bao plastic màu trắng
xung quanh, bên trong sử dụng bao
nilông màu đen. Nguồn nhiệt từ năng
lượng mặt trời sẽ được hấp thụ vào
trong, nhờ hiệu ứng nhà kính nên ánh
sáng mặt trời sẽ tích tụ lại thành nhiệt
(và sẽ không quay ngược trở lại
được). Gió từ bên ngoài sẽ theo hai lỗ
tròn còn chừa lại của bộ thu nhiệt lùa vào trong đưa nguồn nhiệt qua cánh
quạt thực hiện việc sấy khô sản phẩm. Nếu nhiệt độ bên ngoài là 280C thì
nhiệt độ tích tụ lại trong bộ thu nhiệt sẽ lên đến 40 - 500C. Vì thế, việc sấy
khô nhanh và hiệu quả. Nhờ cấu trúc khá đơn giản này mà chi phí đầu tư
cũng không cao. Ứng dụng mô hình này vào sản xuất của Công ty TNHH

SX - TM - DV Phương Đông (FudoCo., Ltd.) sấy khô sản phẩm nui và sấy
khô lúa ở Gò Công, Tiền Giang, kết quả thật đáng phấn khởi.
Công ty TNHH SX- TM - DV Phương Đông (FudoCo., Ltd.) bắt đầu ứng
dụng mô hình bộ thu nhiệt năng lượng mặt trời để sấy khô sản phẩm nui từ
đầu năm 2006. Kết quả đã thay thế gần như hoàn toàn chi phí mua than đá
làm chất đốt trước đó, tiết kiệm được 30-40% chi phí nguyên liệu của công
ty. Ông Mai Quốc Hùng, Quản đốc phân xưởng Công ty Fudo Co.,Ltd. nhận
xét: “Qua thực tế ứng dụng, bộ thu nhiệt năng lượng mặt trời đã phát huy
hiệu quả tích cực. Trước khi sử dụng mô hình này, mỗi ngày để sấy khô 300
- 400kg nui, công ty phải đốt khoảng 60kg than đá, giá 2.000 đồng/kg.
Nhưng khi có bộ thu nhiệt, công ty có thể tận dụng được nguồn năng lượng
vô tận từ thiên nhiên không chỉ tiết kiệm chi phí nguyên liệu mà còn không
gây ô nhiễm môi trường. Nếu sử dụng nhiên liệu than đá sẽ ảnh hưởng đến
sức khỏe con người bởi hàm lượng cacbon, chì, lưu huỳnh làm hư hỏng các
thiết bị nhà xưởng Bộ thu nhiệt năng lượng mặt trời không chỉ khắc phục
- 5 –
Giáo viên hướng dẫn: Th.S : Đinh Vương Hùng
được những nhược điểm trên mà chất lượng sản phẩm cho ra tốt hơn nhiều
so với dùng than đá. Thực tế là các lô hàng xuất khẩu ra nước ngoài bằng
cách sấy bằng nguồn năng lượng mặt trời kết quả đều đạt về chất lượng do
không bị bụi bặm, khí độc bám vào như khi sử dụng than”.
Dùng năng lượng mặt trời sấy hoa quả
Đề tài khoa học cấp Bộ "Nghiên cứu thiết bị
sấy khô bằng năng lượng mặt trời" đã được
đưa vào ứng dụng, đó là lò sấy vải khô được
một hộ trồng vải tỉnh Bắc Giang sử dụng trong
vụ vải năm nay. Lò sấy này đã khắc phục
những nhược điểm của lò sấy vải thủ công đốt
bằng than củi.
Theo TS.Phạm Ngọc Trinh, tác giả của lò sấy:

"Tôi có ý tưởng nghiên cứu lò sấy bằng năng
lượng mặt trời vì thấy thời gian nắng ở đây
nhiều, phương pháp sử dụng loại lò sấy này vẫn dựa trên nguyên tắc dùng
năng lượng mặt trời, tích nhiệt độ, thổi hơi nóng vào làm khô quả vải".
Số lượng vải sấy được nhiều hay ít phụ thuộc vào công suất của từng chiếc
lò. Điều quan trọng là độ nóng ở mọi điểm trong lò đều như nhau, để khi quả
vải đủ độ khô, khi ra lò, chúng phải đạt chất lượng đều như nhau
Anh Nguyễn Văn Liệu, thôn Ba Gò, xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam -
Bắc Giang cho biết: "Loại máy sấy này sử dụng đơn giản, chất lượng quả tốt
hơn, lòng vải dẻo, màu vàng đẹp. Hiện đã có khách đặt hàng với số lượng
lớn để mang sang châu Âu"…
TS.Phạm Ngọc Trinh cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu nâng cao năng suất và
giảm giá thành bằng cách chỉ chuyển giao lắp đặt bộ thu nhiệt, chuyển giao
công nghệ để bà con tự xây lò, như vậy giá thành sẽ giảm đi một nửa, nhiều
hộ nông dân sẽ được tiếp cận công nghệ mới này.
- 6 –
Giáo viên hướng dẫn: Th.S : Đinh Vương Hùng
Kho sấy thóc bằng năng lượng mặt trời
- Hiện nay, một số nước như Nhật bản,
Thái lan đã sử dụng nguồn năng lượng
mặt trời để sấy trong kho bảo quản thóc
(kho sấy thóc dùng năng lượng mặt trời).
Thóc thường được phơi hoặc sấy khô sau
khi được tách hạt khỏi bông lúa rồi để
trong kho bảo quản. Tuy nhiên, thời gian
thóc để trong kho lâu thường bị hồi ẩm,
đặc biệt là độ ẩm của thóc không đồng đều
cho nên khi đưa vào xay xát, chế biến thì
chất lượng gạo không được cao và tỷ lệ thu hồi thường thấp. Vì vậy, thóc
trước khi đưa vào xay xát cần có độ ẩm đồng đều và thích hợp. Do đó, việc

sử dụng kho sấy thóc từ năng lượng mặt trời đã khắc phục được những hạn
chế trên. Kho sấy thóc dùng năng lượng mặt trời gồm có: nhà có mái bằng
kính để thu nhiệt năng từ năng lượng mặt trời và hệ thống máy móc, thiết bị
dùng để khấy thóc cho được đồng đều trước khi vào xay xát (xem sơ đồ hình
dưới). Ưu điểm là sử dụng năng lượng mặt trời nên chi phí sấy rất thấp, nhờ
có hệ thống quấy đảo thóc tự động chạy dọc theo bin sấy cho nên độ ẩm của
thóc được đồng đều hơn, nhiệt độ sấy và áp lực quấy đảo thấp nên thóc
không bị nứt gãy, thóc đưa vào xay xát, chế biến cho chất lượng và tỷ lệ thu
hồi cao.
- 7 –
Giáo viên hướng dẫn: Th.S : Đinh Vương Hùng
Sơ đồ máy sấy thóc bằng năng lượng măt trời
- 8 –
Giáo viên hướng dẫn: Th.S : Đinh Vương Hùng
Máy sấy lạc được thiết kế có thùng sấy, sử dụng máy nổ để vận hành tạo
gió đưa hơi nóng vào thùng sấy, máy sấy có công suất 3 tấn/mẻ, thời gian
sấy trong 28 giờ, giá thành để sấy là
150.000 đồng/tấn.
Máy sấy lạc được thiết kế theo
phương pháp động, chia làm 2 phần,
phần thùng sấy có thể tích 3,5 mét x 2
mét, cao 0,8 mét và phần đốt hơi nóng
từ nhiên liệu than hoặc củi rời, sẽ
được quạt thổi hơi nóng theo các ồng
dẫn đặt phía dưới thùng sấy, điều quan trọng là việc vận hành đảm bảo
cho hơi nóng phù hợp với độ ẩm của lạc, khắc phục được thành phẩm
quá khô hay quá ướt, ảnh hưởng đến tiêu chuẩn dùng để làm giống cho
vụ sau.
Trước đây, nông dân huyện Cầu Ngang chỉ trồng lạc vụ chính, trong mùa
nắng nên việc phơi lạc sau thu họach có thuận tiện hơn. Hiện nay, diện

tích trồng lạc trong huyện đã tăng lên trên 2.700 ha trong năm 2006,
trong đó nông dân đã mở rộng diện tích trồng cây lạc mùa nghịch trên
vùng đất gò, đất triền giồng vào ngay mùa mưa, với diện tích trên 500 ha.
Do thu hoạch vào mùa mưa nên lạc ít được phơi, độ ẩm của lạc rất cao
khiến chất lượng lạc thấp, nông dân chỉ tiêu thụ theo lối nhỏ lẻ. Trong khi
đó, giá lạc mùa nghịch luôn cao gấp đôi so với lạc chính vụ.
Máy sấy lạc của anh Trần Văn Phong ra đời đã giúp nông dân giảm chi
phí đầu tư xây dựng sân phơi, nâng cao chất lượng hạt lạc, giúp người
trồng lạc tăng thêm thu nhập. Nếu tính vụ lạc chính năm nay, nông dân
huyện Cầu Ngang thu họach đạt năng suất bình quân 400 giạ lạc/ha
(tương đương 8 tấn/ha), có mức lãi ròng trên 20 triệu đồng/ha, thì vụ lạc
mùa nghịch với năng suất trên 6 tấn/ha, sẽ có mức lãi ròng trên 30 triệu
đồng/ha./.
Ứng dụng thiết bị sấy nấm mèo, dùng năng lượng mặt trời làm nguồn
nhiệt hỗ trợ
- 9 –
Giáo viên hướng dẫn: Th.S : Đinh Vương Hùng
Nghề trồng nấm ở Đồng Nai đã hình thành từ lâu với các tên làng nấm như:
Làng nấm Sông Trầu (huyện Trảng Bom) đã tồn tại hơn 15 năm nay với
khoảng 100 hộ trồng nấm; Làng nấm Xuân Định (huyện Xuân Lộc) có tới
khoảng 300 hộ trồng nấm mèo, tổng sản lượng thu hoạch nấm khô toàn
huyện 1.174 tấn/năm, đạt doanh thu 35,2 tỷ đồng; Làng nấm Bình Lộc (Thị
Xã Long Khánh) có khoảng 60 hộ trồng nấm mèo, tổng sản lượng thu hoạch
nấm khô toàn huyện khoảng 1.578 tấn/năm, đạt doanh thu 47,3 tỷ đồng .
Riêng tại huyện Cẩm Mỹ nấm được trồng tập trung ở xã Bảo Bình và Xuân
Bảo có khoảng 110 hộ trồng nấm, tổng sản lượng thu hoạch năm đạt 86,4
tấn . Đối với một số huyện trên, nghề trồng nấm là một trong những nghề có
vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần giải
quyết công ăn việc làm cho lao động nhàn rỗi và đem lại thu nhập ổn định
cho các hộ nông dân trồng nấm tại địa phương.

Nấm mèo sau khi thu hoạch phải được
phơi khô hoặc sấy mới bảo quản được
lâu, và sản phẩm nấm khô phải có ẩm độ
3-8%, để đạt được độ ẩm này thì nấm
phải được phơi hoặc sấy ở nhiệt độ 80-
120
0
C, vào mùa khô nấm đạt được ẩm
độ theo yêu cầu với thời gian phơi là 2
đến 3 ngày, mỗi ngày 8 đến 10 tiếng .
Tuy nhiên vào mùa mưa, thời gian phơi
có thể kéo dài đến 10 ngày, chất lượng
nấm giảm, dễ bị mốc trong quá trình bảo
quản, hình dạng bị cuốn xoắn do sâu culi
vì độ ẩm nấm cao . Đặc biệt trong những
năm gần đây, thời tiết thất thường xuất
hiện làm cho việc thu hoạch nấm với số
lượng lớn rất dễ bị hư nếu không có máy
sấy hỗ trợ. Theo Ông Nguyễn Văn
Quang - Trưởng Ban Tuyên giáo huyện
Cẩm Mỹ vào mùa mưa sản xuất nấm
mèo rất khó khăn trong việc phơi khô do
thiếu ánh nắng mặt trời, không có sân
phơi dẫn đến nấm dễ bị thối rửa, thiệt
hại cho sản xuất . Do đó thiết bị sấy nấm
mèo là rất cần thiết cho người trồng nấm
đặc biệt là vào mùa mưa . Trước thực
trạng trên, Trung tâm Khuyến công
Đồng Nai phối hợp Trường Đại học
- 10 –

Giáo viên hướng dẫn: Th.S : Đinh Vương Hùng
Nông Lâm TP HCM và Phòng Kinh tế huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ và thị xã
Long Khánh khảo sát điều tra đối với các hộ trồng nấm mèo trên địa bàn
huyện, thì hiện nay chưa có hộ nào dùng thiết bị sấy cho nấm mèo mà chỉ
phơi thủ công . Vì vậy, qua nhu cầu thực tế Trường ĐH Nông lâm TP HCM
đã xây dựng đề án ứng dụng sấy nấm mèo dùng năng lượng mặt trời làm
nguồn nhiệt hỗ trợ (tạm đặt tên là SNM-600MT). Thiết bị sấy nấm mèo
SNM-600MT đang trong giai đoạn hoàn thiện bởi những nhà khoa học của
Trường Đại học Nông lâm để nghiên cứu tìm ra giải pháp tối ưu nhất về chi
phí đầu tư thiết bị sấy cho người nông dân . Đặc biệt, chi phí sấy nấm mèo
sẽ giảm một nửa nếu một hộ nông dân đầu tư một máy sấy lớn với quy mô 3
tấn tươi/mẻ và sấy gia công cho 2 đến 3 hộ trồng nấm khác cùng chung với
sản phẩm của chính mình.
Việc sử dụng máy sấy để sấy nấm mèo giúp cho người dân không
những tiếp cận được với các máy móc, thiết bị thay thế cho phương pháp thủ
công thô sơ mà còn giảm chi phí thuê nhân công, thuê sân phơi và giảm thời
gian phơi trong những ngày mưa hay bão lũ kéo dài . Ngoài ra, người nông
dân còn yên tâm về giá cả thị trường nấm không bị biến động do chất lượng
của sản phẩm ổn định, giữ được hương vị và màu mùi đặc trưng của nấm là
một trong những yếu tố được người tiêu dùng quan tâm hàng đầu trong thời
buổi thị trường phong phú về chủng loại và đa dạng về chất lượng, và còn
tránh được tình trạng nông dân sẽ bỏ cây này trồng cây khác có lợi nhuận
cao hơn . Ứng dụng máy móc thiết bị phục vụ sản xuất công nghiệp nông
thôn tuy không còn mới mẻ đối với người dân trên thế giới nhưng vẫn còn
xa lạ với nông dân Việt Nam . Do đó, việc giới thiệu ứng dụng thiết bị sấy
này tạo điều kiện cho các hộ trồng nấm tiếp cận thiết bị mới nhằm đầu tư và
sử dụng máy sấy nấm mèo sẽ là một hướng đi mới cho bà con nông dân để
thay thế hàng loạt những công cụ lạc hậu tiếp theo, đồng thời giảm được
phần nào công sức của người lao động.
Theo kế hoạch trong quý I năm 2007, Trung tâm Khuyến công Đồng

Nai sẽ phối hợp với Phòng Kinh tế một số huyện trên địa bàn xây dựng thí
điểm mô hình trình diễn kỹ thuật sấy nấm mèo dùng năng lượng mặt trời
làm nguồn nhiệt hỗ trợ, nhằm giúp cho các hộ trồng nấm có điều kiện tiếp
cận với khoa học kỹ thuật, đầu tư mới để phục vụ việc sấy và bảo quản nấm
đạt chất lượng tốt, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời có thể
đưa sản phẩm tiếp cận lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế . Việc xây dựng thí
điểm mô hình trình diễn kỹ thuật sấy nấm mèo dùng năng lượng mặt trời
làm nguồn nhiệt hỗ trợ nếu tổ chức thành công thì sẽ phổ biến nhân rộng
thêm một số địa bàn khác trong thời gian tới.
- 11 –
Giáo viên hướng dẫn: Th.S : Đinh Vương Hùng
III. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH PHƠI
SẤY BẰNG NĂNG LƯỢNG MĂT TRỜI.
Ánh nắng mặt trời.
Lưu lượng ánh sáng mặt trời phát ra đạt tới địa cầu với cường độ một kilô
watt mỗi mét vuông. Như vậy có nghĩa là, nếu ta cần 10 kW để sưởi căn hộ
của bạn và cho chạy vài đồ gia dụng thông thường, thì bức tường nhà bạn đủ
để hấp thụ tất cả sức mạnh cần thiết. Nhưng ta có thể làm được như vậy
trong hai điều kiện tối ưu là bức tường thẳng góc với bức xạ mặt trời, và ánh
sáng từ mặt trời không bị mây hay bụi bậm hấp thụ một phần. Hai điều kiện
đó ít khi được thỏa mãn. Mùa đông, khi mặt trời mọc và nếu bức tường của
bạn được xây thẳng so với mặt đất thì ánh sáng mặt trời sẽ không thẳng góc
với bức tường của bạn. Trừ khi bạn xây nhà ở giữa sa mạc và với điều kiện
không có bão cát thì lúc nào cũng có một phần ánh sáng mặt trời bị tiêu hao
trước khi đạt tới bức tường của bạn. Ngoài ra, ban đêm thì bạn không có mặt
trời. Nói tóm lại, để có 10 kW một cách liên tục thì bạn cần từ 100 đến cả
nghìn mét vuông và một hệ tích trữ năng lượng lớn nhỏ tùy địa phương và
thời điểm bạn cần có năng lượng so với thời điểm có ánh sáng mặt trời
Quá trình phơi sấy nông sản bằng năng lương mặt trời chủ yếu là dùng ánh
nắng mặt trời vì vậy những ngày mà trời không nắng hoặc mưa thì ảnh

hưởng rât lớn đến quá trình phơi sấy. Làm giảm năng suất phơi sấy cũng
như sản lượng khi phơi sấy.
Độ dày của lớp sấy.
Độ dày của lớp rau quả sấy cũng ảnh hưởng đến quá trình sấy. Lớp nguyên
liệu càng mỏng thì quá trình sấy càng nhanh và đồng đều, nhưng nếu quá
mỏng sẽ làm giảm năng suất của lò sấy. Ngược lại, nếu quá dày thì sẽ làm
giảm sự lưu thông của không khí, dẩn đến sản phẩm bị "đổ mồ hôi" do hơi
ẩm đọng lại. Thông thường nên xếp lớp hoa quả trên các khay sấy với khối
lượng 5 - 8kg/m2 là phù hợp.
Độ ẩm của nông sản
- 12 –
Giáo viên hướng dẫn: Th.S : Đinh Vương Hùng
Độ ẩm của nông sản anh hưởng rât lớn đến quá trình phơi sấy. Nếu độ ẩm
quá lớn thì quá trình phơi sấy sẽ lâu hơn, đòi hỏi một lượng ánh nắng mặt
trời rất lớn, vì vậy diện tích hứng ánh nắng cũng rộng ra. Diện tích sẽ tăng
lên đáng kể.
Mặt khác, dưới ánh nắng mặt trời các chất dinh dưỡng bị tổn thất lớn, đặc
biệt là Caroten trong quá trình phơi đã mất đi 80-90% bởi tia cực tím (Gohl-
1993).
+ Nếu chế độ phơi sấy không tốt, các chất dinh dưỡng bị tổn thất cao, do quá
trình hô hấp nội bào.
+ Quá trình làm khô và quá trình bảo quản tiếp theo, nếu không hợp lý thì sự
mất mát dinh dưỡng do sự phá hủy của vi sinh vật (vi khuẩn, nấm mốc )
khá cao, đôi khi tổn thất đó lên tới 15-20% (Dương Hữu Thời, Dương Thanh
Liêm và cộng sự, 1982).
+ Quá trình phơi sấy thường làm giảm đáng kể tỷ lệ tiêu hoá các chất hữu cơ
đồng thời tăng chi phí nhiệt lượng trong quá trình tiêu hoá.
- 13 –
Giáo viên hướng dẫn: Th.S : Đinh Vương Hùng
III. KẾT LUẬN

Sử dụng năng lượng măt trời vào phơi sấy các sản phẩm nông sản là rất cần
thiết, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi mà năng lượng điện ngày cang
cạn kiệt.
Trong quá trình thu thập những số liệu cũng đa có nhiều hạn chế, khi mà
năng lượng mặt trời ở nước ta chưa phát triển rộng rãi, chưa được tiếp xúc
với các sản phẩm chạy bằng năng lượng mặt trời.
Trong khi làm bài cũng có nhiều sai sót, nguồn tài liệu hạn chế và thời gian
cũng có hạn.
Vì vậy, rất mong giáo viên hướng dẫn chỉnh sữa để bài làm của tôi hoàn
chỉnh hơn.
- 14 –
Giáo viên hướng dẫn: Th.S : Đinh Vương Hùng

×