Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

đồ án tốt nghiệp nghiên cứu tinh chế dầu gốc từ dầu gốc thô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (919.51 KB, 65 trang )

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành Đồ án này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của thầy
cô và bạn bè.
Trước hết tôi xin gửi tới Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nha Trang,
Phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học, Khoa Chế biến lòng biết ơn và niềm
tự hào được học tập tại trường trong những năm qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả thầy cô đã giảng dậy trong
thời gian học tại trường, tới toàn thể cán bộ viên chức nhà trường.
Sự biết ơn sâu sắc nhất tôi xin được giành cho thầy: TS. Vũ Ngọc Bội -
Phó giám đốc - Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường, Trường Đại học
Nha Trang và cô ThS. Nguyễn Thị Mỹ Trang – Giảng viên Khoa Chế biến đã
tận tình hướng dẫn và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện Đồ án này.
Đặc biệt xin được ghi nhớ tình cảm, sự giúp đỡ của: KS. Nguyễn Thừa
Bửu – Giám đốc Công Ty TNHH Nam Việt - An Giang, ThS. Khúc Thị An –
Trưởng Bộ môn Công nghệ Sinh học - Viện Công nghệ Sinh học và Môi
trường, các quý thầy cô giáo Phòng thí nghiệm Công nghệ Sinh học - Viện
Công nghệ Sinh học, phòng thí nghiệm Hóa sinh - Vi sinh, gia đình và bạn bè
luôn luôn chia sẻ cùng tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I. TỔNG QUAN 2
1.1. KHÁI QUÁT VỀ BIODIESEL 2
1.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG BIODIESEL TRÊN THẾ GIỚI
VÀ VIỆT NAM 5
1.3. Giới thiệu về phương pháp tinh chế dầu 9
PHẦN II 22
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 22


2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.2.1. Các phương pháp phân tích hóa học 22
2.2.2. Các phương pháp cảm quan 23
2.2.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm 23
2.2.3.1. Quy trình tinh chế dầu gốc thô dự kiến 23
2.2.3.2. Bố trí thí nghiệm 27
PHẦN III 33
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33
3.1. KẾT QUẢ KIỂM TRA DẦU CÁ BASA BAN ĐẦU VÀ DẦU GỐC THÔ 33
3.2. XÂY DỰNG QUY TRÌNH TINH CHẾ DẦU GỐC 35
3.2.1. Chọn môi trường và thời gian tách pha 35
3.2.2. Xác định chế độ xử lý bằng nhựa trao đổi ion 37
3.2.3. Xác định chế độ rửa 38
3.2.4. Chọn phương pháp sấy và chế độ sấy 39
3.2.4.1. Xác định chế độ sấy chân không. 39
3.2.4.2. Xác định chế độ sấy thường và sấy thường có kết hợp khuấy đảo. .43
3.3. Xác định tỷ lệ than hoạt tính 46
3.4. Đề xuất quy trình tinh chế dầu gốc thô và đánh giá chất lượng dầu gốc sau
tinh chế 47
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 50
1. Kết luận 50
2. Đề xuấy ý kiến 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Năng suất thu dầu của các loại cây phổ biến dùng trong sản xuất
biodiesel 7
Bảng 1.2. Quan hệ giữa hàm lượng acid béo và nồng độ NaOH 15
Bảng1.3. Quan hệ giữa độ “Bé” với nồng độ NaOH 15

Bảng 3.1. Kết quả kiểm tra một số chỉ tiêu của dầu cá nguyên liệu 33
Bảng 3.2. Các chỉ tiêu của dầu gốc thô 35
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của môi trường tách pha và thời gian tách pha đến sự thay
đôi hiệu suất thu glycerin 36
Bảng 3.4. Bảng kết quả xử lý dầu bằng nhựa trao đổi ion 38
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của chế độ rửa đến trạng thái dầu gốc sau rửa 39
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến hiệu quả tách nước 40
Bảng 3.7. Khối lượng dầu còn lại sau sấy có khuấy và không khuấy 43
Bảng 3.8. Khối lượng dầu còn lại sau sấy ở nhiệt độ khác nhau 44
Bảng 3.9. Bảng so sánh mầu sắc của dầu sau tẩy mầu 46
Bảng 3.10. Kết quả kiểm tra dầu sau tinh chế 49

DANH MỤC HÌNH


Hình 1.1 Sơ đồ công nghệ tinh luyện đầu mỡ thực phẩm 18
Hình 2.1. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất dầu gốc 25
Hình 2.2: Sơ đồ quy trình tinh chế dầu dự kiến 27
Hình 3.1. Ảnh hưởng của môi trường và thời gian tách pha đến hiệu suất thu
glycerin 36
Hình 3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến hiệu quả tách nước 40
Hình 3.3. Ảnh hưởng của thời gian sấy đến hiệu quả tách nước 41
Hình 3.4. Ảnh hưởng của thời gian sấy đến hiệu quả tách nước 42
Hình 3.5. Ảnh hướng của thời gian sấy đến khối lượng dầu còn lại 43
Hình 3.6. Ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến hiệu quả tách nước 45
Hình 3.7. Sơ đồ quy trình tinh chế dầu gốc 47

1



LỜI NÓI ĐẦU
Nghiên cứu và sản xuất dầu DO, mỡ bôi trơn từ mỡ cá tra, cá basa để
dùng trong bôi trơn cho máy chế biến là một hướng nghiên cứu đang được
nhiều người quan tâm. Để có thể sản xuất dầu DO hay mỡ bôi trơn từ mỡ cá
người ta phải tiến hành chuyển ester bằng cách thế glycerin trong liên kết
ester của glycerid bằng methanol. Vì vậy sản phẩm dầu gốc thu được thường
chứa các tạp chất như glycerin, acid béo còn dư,… Do vậy cần phải nghiên
cứu tinh sạch các lọai tạp chất để thu được dầu gốc sạch để có thể phối trọn
các lọai phụ gia trong lĩnh vực hóa dầu để sản xuất dầu DO, mỡ bôi trơn.
Theo hướng nghiên cứu này em được khoa chế biến giao cho thực hiện
đề tài: “Nghiên cứu tinh chế dầu gốc từ dầu gốc thô”. Mục tiêu của đề tài là
nghiên cứu loại bỏ các tạp chất như glycerin cũng như các tạp chất khác dầu
gốc.
Nội dung của đề tài:
1) Đánh giá chất lượng của dầu gốc thô sản xuất theo quy trình của
Nguyên Thị Hoài Giang.
2) Xác định các thông số tối ưu cho quá trình tinh chế dầu gốc từ dầu
gốc thô: chọn thời gian tách pha, xác định chế độ rửa,…
3) Đề xuất quy trình tinh chế và đánh giá chất lượng dầu gốc đã tinh chế.
Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế nên đề tài không thể
tránh khỏi những sai sót. Kính mong quý thầy cô và các bạn góp ý để đề tài
được hoàn thiện hơn.
Nha Trang, tháng 11 năm 2008
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Linh

2


PHẦN I. TỔNG QUAN

1.1. KHÁI QUÁT VỀ BIODIESEL [6], [7], [9]
Biodiesel hay còn gọi là Diesel sinh học là một loại nhiên liệu có tính
chất giống với dầu diesel nhưng không phải được sản xuất từ dầu mỏ mà
được làm từ dầu thực vật hay methylester tinh khiết từ dầu thực vật hay mỡ
động vật. Biodiesel hay nhiên liệu sinh học nói chung là năng lượng sạch,
không độc, dễ phân giải trong tự nhiên.
Biodiesel bắt đầu được sản xuất khoảng giữa những năm 1800, trong
thời gian đó người ta chuyển hóa dầu thực vật để thu glycerol ứng dụng làm
xà phòng và thu được các phụ phẩm là methyl hoặc ethylester gọi chung là
Biodiesel. Sau đó biodiesel được hiểu theo nghĩa rộng hơn, nó bao gồm các
alcol như methanol, ethanol và các sản phẩm này được chuyển hóa từ nguồn
nguyên liệu thực vật. Vậy về bản chất biodiesel là sản phẩm ester hóa giữa
methanol hoặc ethanol và acid béo trong dầu thực vật hoặc mỡ cá tra, basa.
Biodiesel – một loại nhiên liệu mới – được coi là sản phẩm có thể thay
thế diesel dùng cho động cơ đốt trong. Trong lịch sử, loại dầu này từng được
sử dụng để làm nhiên liệu cho động cơ đốt trong vào những năm 1900. Tuy
nhiên, vào thời điểm đó, nguồn năng lượng dầu, mỡ rẻ tiền chưa thật sự cần
thiết. Cho đến khi giá nhiên liệu tăng lên và sự lo lắng về nguy cơ thiếu hụt
nhiên liệu thì việc tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế là cần thiết. Ngoại trừ
năng lượng thủy điện và năng lượng hạt nhân, phần lớn năng lượng trên thế
giới đều tiêu tốn nguồn dầu mỏ, than đá và khí tự nhiên. Tất cả các nguồn này
đều có giới hạn và với tốc độ sử dụng như ngày nay thì sẽ bị cạn kiệt hoàn
toàn vào cuối thế kỷ 21. Sự cạn kiệt của nguồn dầu mỏ thế giới và sự quan
tâm về môi trường ngày càng tăng đã dẫn đến sự nghiên cứu và phát triển
nguồn năng lượng thay thế cho năng lượng có nguồn gốc dầu mỏ. Biodiesel là

3

một sự thay thế đầy tiềm năng cho diesel dựa vào những tính chất tương tự và
những ưu điểm vượt trội của nó.

 Ưu điểm.
 Về mặt môi trường.
 Giảm lượng khí thải, vì chỉ chứa chưa đến 15 phần triệu sulphua.
Lượng khí thải hydrocacbon và cacbon monoxide (CO) sẽ giảm tỷ lệ thuận
với với tỷ lệ biodiesel.
 Không chứa hợp chất thơm nên không gây ung thư.
 Có khả năng tự phân hủy và không độc( phân hủy nhanh hơn diesel 4
lần, phân hủy từ 85 ÷ 88% trong nước sau 28 ngày).
 Giảm ô nhiễm môi trường nước và đất.
 Giảm sự tiêu dùng các sản phẩm dầu mỏ.
 Về mặt kỹ thuật.
 Có chỉ số cetan cao hơn diesel nên đốt cháy nhanh hơn khi đưa vào
động cơ.
 Biodiesel rất linh động có thể trộn với diesel theo bất kì tỷ lệ nào.
 Biodiesel tinh khiết (B100) có thể sử dụng cho bất kỳ động cơ diesel
nào.
 Biodiesel có điểm chớp cháy cao hơn diesel, đốt cháy hoàn toàn, an
toàn tồn chứa và sử dụng.
 Biodiesel có tính bôi trơn tốt. Ngày nay để hạn chế lượng Sox thải ra
không khí, người ta hạn chế tối đa lượng S trong dầu diesel. Nhưng chính
những hợp chất lưu huỳnh lại là những tác nhân giảm ma sát của dầu diesel.
Do vậy dầu diesel có tính bôi trơn không tốt và đòi hỏi phải sử dụng thêm phụ
gia để tăng tính bôi trơn. Trong thành phần của Biodiesel có chứa oxi. Cũng
như S, O có tác dụng giảm ma sát. Cho nên Biodiesel có tính bôi trơn tốt.

4

 Do có tính năng tượng tự như dầu diesel nên nhìn chung khi sử dụng
không cần cải thiện bất kỳ chi tiết nào của động cơ ( riêng đối với các hệ
thống ống dẫn, bồn chứa làm bằng nhựa ta phải thay bằng vật liệu kim loại)

 Về mặt kinh tế.
 Sử dụng nhiên liệu Biodiesel ngoài vấn đề giải quyết ô nhiễm môi
trường nó còn thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển, tận dụng tiềm năng sẵn
có của ngành nông nghiệp như dầu phế thải, mỡ động vật, các loại dầu khác ít
có giá trị sử dụng trong thực phẩm.
 Hạn nhập khẩu nhiên liệu diesel, góp phần tiết kiệm cho quốc gia một
khoảng ngoại tệ lớn.
 Nhược điểm.
 Biodiesel cung cấp năng lượng ít hơn diesel thông thường một chút, vì
thế nếu tỷ lệ biodiesel cao thì động cơ sẽ yếu hơn hoặc phải dùng nhiều nhiên
liệu hơn mới đạt được công suất như khi dùng diesel thông thường. Với tỷ lệ
B5 thì sự khác biệt về công suất động cơ so với diesel không pha biodiesel là
không đáng kể.
 Việc sử dụng nhiên liệu chứa nhiều hơn 5% biodiesel có thể gây nên
những vấn đề sau: ăn mòn các chi tiết của động cơ và tạo cặn trong bình nhiên
liệu do tính dễ oxi hóa của biodiesel; làm hư hại nhanh các vòng đệm cao su
do sự không tương thích của biodiesel với chất làm vòng đệm.
 Biodiesel oxi hóa nhanh hơn do dặc điểm thành phần hóa học. Do đó,
khó có thể tích trữ loại nhiên liệu này lâu, cần phải có thêm các chất phụ gia
để giữ nhiên liệu được lâu hơn. Ngoài ra biodiesel rất háo nước nên cần
những biện pháp bảo quản đặc biệt để tránh tiếp xúc với nước.
 Nhược điểm lớn nhất của biodiesel là biodiesel nguyên chất dễ bị đóng
băng hoặc đặc lại trong thời tiết lạnh. Ở xứ lạnh, các xe phải có hệ thống sấy
nhiên liệu để có thể dùng diesel B5.

5

1.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG BIODIESEL TRÊN
THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM [8]
Theo xu hướng thế giới, người ta sẽ trộn biodiesel vào thành phần diesel

từ 5 ÷ 30%. Ở Châu Âu theo chỉ thị 2003/30/EC của EU mà theo đó từ ngày
31 tháng 12 năm 2005 ít nhất là 2% và cho đến ngày 31 tháng 12 năm 2010 ít
nhất là 5,75% các nhiên liệu dùng cho các phương tiện chuyên chở phải có
nguồn gốc tái tạo. Tại Áo, một phần của chỉ thị của EU đã được thực hiện
sớm hơn và từ ngày 1 tháng 11 năm 2005 chỉ có dầu diesel với 5% có nguồn
gốc simh học (B5) là được phép bán dùng làm nguyên liệu cho phương tiện
chuyên chở. Tại Australia, đã xử dụng B20 và B50 vào tháng 2 năm 2005. Tại
Mỹ năm 2005 đã sử dụng B20. Tại Thái Lan trong năm 2006, sử dụng B5 tại
Chiangmai và Bangkok. Năm 2007, Thái Lan bắt buộc sử dụng B2 tại 10
ngàn trạm dầu trên khắp đất nước cho tới tháng 1 năm 2008, sau đó chuyển
sang B5. Bộ năng lượng Thái Lan đã đưa ra mục tiêu tăng mức tiêu thụ
biodiesel từ 500 ngàn lit / ngày trong năm 2007 lên 4 triệu lit / ngày vào cuối
năm 2011 (tương đương 7% lượng dầu diesel tiêu thụ). Thái Lan cũng đề ra
kế hoạch thay thế 20% lượng nhiên liệu truyền thống bằng nhiên liệu sinh học
trong vòng 5 năm tới.
Tại Việt Nam, Petro Việt Nam đã có kế hoạch đưa 10% biodiesel (B10)
vào thành phần của diesel để lưu thông trên thị trường.
Trên thực tế, người ta đã và đang nghiên cứu gần như tất cả những
nguồn dầu, mỡ có thể sử dụng để sản xuất Biodiesel. Việc lựa chọn loại dầu
thực vật hoặc mỡ động vật nào phụ thuộc vào nguồn tài nguyên sẵn có và
điều kiện khí hậu cụ thể của từng vùng.
Với điều kiện ở châu Âu thì cây cải dầu với lượng dầu từ 40% đến 50%
là cây thích hợp để dùng làm nguyên liệu sản xuất diesel sinh học. Ở Trung
Quốc người ta sử dụng cây cao lương và mía để sản xuất Biodiesel. Cứ 16 tấn
cây cao lương có thể sản xuất được 1 tấn cồn, phần bã còn lại còn có thể chiết
xuất được 500 kg Biodiesel. Ngoài ra, Trung Quốc còn nghiên cứu phát triển

6

khai thác một loại nguyên liệu mới - Tảo. Khi nghiên cứu loại dầu sinh học từ

tảo thành công và được đưa vào sản xuất, quy mô sản xuất loại dầu này có thể
đạt tới hàng chục triệu tấn. Theo dự tính của các chuyên gia, đến năm 2010,
Trung Quốc sẽ sản xuất khoảng 6 triệu tấn dầu nhiên liệu sinh học.
Giống Trung Quốc, Mỹ cũng vận dụng công nghệ sinh học hiện đại như
nghiên cứu gen đã thực hiện tại phòng thí nghiệm năng lượng tái sinh quốc
gia tạo được một giống tảo mới có hàm lượng dầu trên 60%, một mẫu có thể
sản xuất được trên hai tấn dầu diesel sinh học.
Các Tiểu Vương Quốc Ả rập Thống Nhất thì sử dụng jojoba, một loại
dầu được sử dụng phổ biến trong mỹ phẩm để sản xuất biodiesel.
Đối với khu vực Đông Nam Á, các nước Thái Lan, Inđônêxia, Malaysia
cũng đã đi trước nước ta một bước trong lĩnh vực nhiên liệu sinh học. Như ở
Thái Lan, hiện nay sử dụng dầu cọ và đang thử nghiệm hạt cây jatropha, cứ 4
kg hạt jatropha ép được 1 lít diesel sinh học tinh khiết 100%, đặc biệt loại hạt
này không thể dùng để ép dầu ăn và có thể mọc trên những vùng đất khô cằn,
cho nên giá thành sản xuất sẽ rẻ hơn so với các loại hạt có dầu truyền thống
khác. Bộ Năng Lượng Thái Lan này cũng đặt mục tiêu, đến năm 2011, lượng
diesel sinh học sẽ đạt 3% (tương đương 2,4 triệu lít/ngày) tổng lượng diesel
tiêu thụ trên cả nước và năm 2012, tỷ lệ này sẽ đạt 10% (tương đương 8,5
triệu lit/ngày).
Indonexia thì ngoài cây cọ dầu, cũng như Thái Lan, Indonexia còn chú ý
đến cây có dầu khác là jotropha. Indonesia đặt mục tiêu đến năm 2010, nhiên
liệu sinh học sẽ đáp ứng 10% nhu cầu năng lượng trong ngành điện và giao
thông vận tải.
Do chi phí cho việc trồng cây nhiên liệu lấy dầu rất thấp, hơn nữa chúng
lại rất sẵn trong tự nhiên nên trong tương lai diesel sinh học có thể được sản
xuất ra với chi phí thấp hơn nhiều so với diesel lấy từ dầu mỏ. Tuy nhiên, bài
toán nguyên liệu đặt ra là : “ diesel sinh học cũng có thể làm thay đổi nhu cầu

7


với đất nông nghiệp”, Trevor Price, một chuyên gia môi trường tại Đại Học
Glamorgan ( Xứ Wales, Anh), nhận định: ” Diesel sinh học có thể giải quyết
được bài toán hiệu ứng nhà kính và sự cạn kiệt của nhiên liệu hóa thạch,
nhưng dẫu sao nó vẫn cần rất nhiều đất. Các cánh rừng nhiệt đới có thể bị đốt
dể trồng cọ, đậu tương và những cây lấy dầu khác. Nhiều quốc gia sẽ phải lựa
chọn giữa nhiên liệu và thực phẩm”. Vì lý do này mà nhiều quốc gia đã sử
dụng nguồn nguyên liệu là mỡ của các loại động vật ít có giá tri về mặt kinh
tế để sản xuất biodiesel.
Bảng 1.1. Năng suất thu dầu của các loại cây phổ biến dùng trong
sản xuất biodiesel
Loại cây Kg dầu / hecta Lit dầu /hecta
Đậu nành 375 446
Hướng dương 800 952
Cải dầu 1000 1190
Thầu dầu 1188 1413
Dầu mè 1590 1892
Dừa 2260 2689
Cọ 5000 5950
Tại An Giang, đề tài nghiên cứu khoa học của ông Hồ Xuân Thiên cùng
một số cán bộ kỹ thuật thuộc Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An
Giang (Agifish) nghiên cứu công nghệ sản xuất biodiesel từ mỡ cá Tra, cá
Basa hiện đang được áp dụng ở các công ty trong khu vực Đồng Bằng Sông
Cửu Long như: Công ty Agifish, Công ty Minh Tú, và các cơ sở sản xuất nhỏ
lẻ khác… nước ta đặt mục tiêu đến năm 2020 ÷ 20025 phải sán xuất được 4.5
÷ 5 triệu tấn (xăng, diesel pha cồn và biodiesel), chiếm 20% nhu cầu xăng dầu
cả nước.
Nhiều nước trên thế giới đã sử dụng nhiên liệu sinh học (biodiesel) từ lâu
nhằm giảm chi phí, bảo vệ môi trường và bổ sung cho nguồn nhiên liệu dầu

8


mở đang cạn dần. Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về biodiesel
và thực nghiệm cho kết quả tốt. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có chính sách sử
dụng, phát triển biodiesel.
Các nhà khoa học Viện Khoa học Vật liệu ứng dụng (Viện Khoa học –
công nghệ việt Nam) đã có nhiều công trình nghiên cứu nhiên liệu biodiesel
từ dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu hạt cao su, dầu mè… Qua chạy thực
nghiệm trên động cơ máy phát điện và ô tô chạy bằng dầu diesel (dầu mỏ) để
sử dụng, hàm lượng các chất độc hại trong khí thải đều nằm trong khuôn khổ
cho phép. Do đó có thể sử dụng 5% - 20% biodiesel cho máy phát điện, 20%
biodiesel cho ô tô không ảnh hưởng đến cấu tạo và chế độ làm việc của máy.
Nhóm các nhà khoa học gồm TS.Nguyễn Đình Thành, ThS. Phạm Hữu
Thiện, KS. Võ Thanh Thọ và Lê Trần Duy Quang cũng đã có công trình tổng
hợp biodiesel từ nguồn dầu mỡ phế thải (mỡ cá basa, dầu ăn phế thải). Các
nhà khoa học cho ra sản phẩm nhiên liệu biodiesel B20. Khi đem phân tích
một số chỉ tiêu hóa lý của B20 tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chế
biến dầu khí, cho thấy đáp ứng được một số tiêu chuẩn cơ bản của nhiên liệu
cho động cơ diesel. Mặt khác qua thử nghiệm trên động cơ xe ô tô Mercedes
16 chỗ với quãng đường 1000km, B20 đảm bảo độ khí thải trong mức cho
phép và không ảnh hưởng đến hoạt động của động cơ. Không chỉ trên động
cơ ô tô, các nhà khoa học cũng đã cho thử nghiệm trên động cơ máy nổ, tàu
đánh cá và đều cho kết quả tương tự. Bên cạnh dầu mỡ thực vật, động vật, các
nhà khoa học cũng đã nghiên cứu phối trộn cồn vào xăng để cho ra sản phẩm
nhiên liệu mới. Nhóm các nhà khoa học Viện Khoa học vật liệu ứng dụng,
Viện Khoa học - Công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu và thử nghiệm xăng pha
cồn cho kết quả khả quan.
Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu khẳng định việc phối trộn
biodiesel vào diesel, cồn vào xăng là hoàn toàn cho phép và không ảnh hưởng
đến môi trường, hoạt động của động cơ. Thế nhưng, đến nay các nhà khoa
học vẫn băn khoăn vì Chính phủ chưa có một chính sách cụ thể về việc sử


9

dụng biodiesel, trong khi các nước trên thế giới đã cho phép sử dụng biodiesel
rộng rãi và có cả chiến lược phát triển biodiesel. Tháng 8/2004, PGS.TS Đỗ
Huy Định - Ủy viên Hội đồng chính sách KH&CN quốc gia đã có đề án “Phát
triển năng lượng nhiên liệu sinh học ở Việt Nam” gửi Văn phòng Chính phủ.
Theo đó, mục tiêu đến năm 2020-2025, Việt Nam phải sản xuất được 4,5-5
triệu tấn (xăng, diesel pha cồn và biodiesel0, chiếm 20% nhu cầu xăng cả
nước. Mục tiêu trước mắt là đến năm 2010 phải sử dụng thử xăng/diesel pha
10% cồn ở một vài đô thị đông dân cư với số lượng 300.000-400.000
tấn/năm.Theo đánh giá của nhiều nhà khoa học, đó là một đề án thiết thực cho
việc phát triển biodiesel Việt Nam và góp phần phát triển kinh tế. Vừa qua bộ
Công nghiệp cũng đã thông báo đang xây dựng đề án phát triển biodiesel dến
năm 2015 và tầm nhìn 2020. Mục tiêu từ năm 2006-2010, Việt Nam tiếp cận
công nghệ sản xuất biodiesel, xây dựng mô hình thí điểm. Đến 2020, Việt
Nam sản xuất biodiesel với sản lượng đạt khoảng 5 tỷ lit xăng E10 (xăng pha
cồn với hàm lượng cồn tối đa là 10% thể tích) đáp ứng được hoạt động của
động cơ ô tô, xe máy.
1.3. Giới thiệu về phương pháp tinh chế dầu [1], [2], [3]
Dầu mỡ thô lấy ra từ các nguyên liệu động thực vật, ngoài glycerid, còn
chứa một số tạp chất khác; do đó làm cho dầu mỡ chưa thể đạt các yêu cầu sử
dụng trong công nghiệp cũng như trong thực phẩm. Mặt khác những tạp chất
đó có thể gây ra những biến đổi làm ảnh hưởng chất lượng dầu mỡ trong khi
cất giữ bảo quản.
Mục đích của tinh chế là dùng các phương pháp khác nhau để loại trừ
các tạp chất ra khỏi dầu mỡ, đảm bảo được các yêu cầu chất lượng trong các
lĩnh vực sử dụng.
Dầu mỡ sau tinh chế , nói chung cần đạt các yêu cầu sau:
 Về màu sắc: càng nhạt càng tốt ( thường vàng nhạt đến trắng), cần

đảm bảo trong suốt ứng với phạm vi nhiệt độ quy định cho mỗi loại dầu mỡ.

10

 Về mùi vị: không còn mùi vị ban đầu của dầu mỡ, không mang các
mùi lạ vào trong dầu mỡ.
 Về thành phần: cần loại trừ được các tạp chất không cần thiết đến
mức thấp nhất, đồng thời cũng không được để lại những tạp chất sinh ra trong
quá trình tinh luyện.
Hiện nay có nhiều phương pháp tinh chế khác nhau, nhưng có thể chia
làm 3 loại phương pháp:
 Các phương pháp cơ học bao gồm:
 Phương pháp lắng tự nhiên
 Phương pháp ly tâm.
 Phương pháp lọc.
 Các phương pháp hóa học gồm:
 Phương pháp dùng axit sunfuric.
 Phương pháp thủy hóa.
 Phương pháp trung hòa bằng kiềm
 Phương pháp tinh chế bằng các chất oxy hóa khử.
 Các phương pháp hóa lý gồm:
 Phương pháp tẩy màu bằng các chất hấp phụ bề mặt
 Phương pháp tẩy mùi bằng hơi nước trong chân không.
Nói chung mỗi phương pháp đều có những tác dụng và những đặc điểm
khác nhau, loại trừ được các tạp chất khác nhau. Cho nên căn cứ vào thành
phần và chất lượng dầu mỡ thô, và đồng thời tùy thuộc vào yêu cầu chất
lượng của việc sử dụng dầu mỡ tinh luyện mà có thể áp dụng phương pháp
khác nhau.
Vì dầu mỡ là một hỗn hợp vật chất phức tạp, cho nên trong thực tế phải
dùng nhiều phương pháp khác nhau với mỗi loại dầu mỡ. Các phương pháp

đó được phối hợp với nhau theo một trình tự xác định tạo thành các quy trình

11

tinh luyện, trong đó mỗi phương pháp trở thành một giai đoạn trong quy trình
sản xuất
Trừ một vài trường hợp cá biệt mới sử dụng một phương pháp đơn độc,
còn lại đại bộ phận dầu mỡ đều phải áp dụng các quy trình hỗn hợp.
Sau đây là một số quy trình tinh luyện thường gặp:
1) Lắng → Lọc nguội.
2) Lọc nóng → Lắng → Lọc nguội.
3) Lắng → Phân ly ly tâm.
4) Lắng → Luyện kiềm.
5) Lắng → Thủy hóa → Lọc hoặc phân ly ly tâm.
6) Thủy hóa → Luyện kiềm → Tẩy mầu.
7) Luyện axit → Luyện kiềm → Tẩy mầu.
8) Luyện axit → Tẩy mầu.
9) Luyện kiềm → Tẩy mầu.
10) Lắng → Thủy hóa → Luyện kiềm → Tẩy mầu → Tẩy mùi.
Tùy từng trường hợp mà lựa chọn quy trình thích hợp. Ví dụ ở các cơ sở
ép dầu chủ yếu áp dụng các quy trình có tính chất thuần túy cơ học ( quy trình
1,2,3). Đối với những loại dầu mỡ ít có thành phần tạp chất phức tạp hoặc chỉ
yêu cầu loại trừ một số tạp chất nào đó, không cần thiết loại trừ toàn bộ, có
thể áp dụng các quy trình không đủ giai đoạn ( quy trình 4, 5, 6, 7, 8, 9).
Đối với những loại dầu mỡ có chất lượng xấu, hoặc dầu tinh luyện xong
cần đạt các yêu cầu cao, thường áp dụng quy trình hoàn chỉnh ( quy trình 10).
Các loại dầu mỡ thực phẩm và dầu mỡ cung cấp cho ngành hydro hóa thường
dùng quy trình hoàn chỉnh.
Nói tóm lại việc xác định quy trình tinh luyện cho mỗi loại dầu mỡ phải
được xác lập dựa trên hai yếu tố cơ bản:

 Bản chất các thành phần tạp chất có trong dầu mỡ.

12

 Yêu cầu về chất lượng đối với dầu mỡ tinh luyện phù hợp với các đồi
tượng sử dụng.
Vì vậy, tùy thuộc vào mục đích sản xuất mà người ta có các biện pháp
kỹ thuật khác nhau để tinh chế dầu mỡ thành các sản phẩm khác nhau. Công
việc chính của quá trình tinh chế là: khử acid béo, khử màu, khử mùi, khử mỡ
cứng v.v…
 Phương pháp khử acid béo tự do cho dầu mỡ.
 Phương pháp chưng cất
 Nguyên lý: sử dụng nhiệt độ cao 150ºC và áp suất chân không 10
-3
÷
10
-7
mmHg không để chưng cất chuyển acid béo tư do về dạng hơi thoát ra
khỏi dầu cá. Nhờ vậy dầu sẽ sạch acid và khi ngưng tụ được acid béo tự do để
tận dụng vào lĩnh vực khác.
 Ưu điểm: phương pháp cho hiệu quả khử acid béo tương đối cao.
 Nhược điểm: phương pháp đòi hỏi thiết bị có áp suất chân không khó
chế tạo,
 Phương pháp ester hóa
 Nguyên lý: áp dụng phản ứng: Rượu + Acid = Ester + Nước
Trong đó rượu là glycerine hoặc các loại rượi có phân tử lượng thấp để
ester hóa acid béo tự do. Sau đó dùng phương pháp chưng cất đuổi dung môi
ester ra khỏi dầu để thu dầu sạch, phần ester đem đi tận dụng.
RCOOH + C
2

H
5
OH = RCOOC
2
H
5
+ H
2
O.
RCOOH + Glycerine → Glyceride
 Ưu điểm: phương pháp đơn giản, dễ làm.
 Nhược điểm: không thể chuyển hết được acid béo tự do, đòi hỏi thiết
bị phức tạp
 Phương pháp triết

13

 Nguyên lý : dùng hại loại dung môi hòa tan vào nhau, một loại hòa
tan dầu, một loại hòa tan acid béo tự do để trích ly acid béo ra khỏi dầu, rồi
chưng đuổi dung môi thu dầu sạch và acid béo tự do
 Ưu điểm: phương pháp này cho hiểu quả cao.
 Nhược điểm: phương pháp tốn kém ít được áp dụng.
 Phương pháp trao đổi ion
 Nguyên lý: trong nước acid béo bị phân ly
RCOOH→ RCOO
-
+ H
+

Do vậy có thể sử dụng cột trao đổi ion để tách acid béo khỏi dầu. Chẳng

hạn dùng cột nhựa trao đổi ion dạng H
+
, cho axit béo chảy qua, khi đó axit
béo sẽ bị hấp phụ trên cột nhựa.
 Ưu điểm: phương pháp dễ thực hiện
 Nhược điểm: phương pháp khử acid béo không sạch vì acid béo có
tính điện ly kém (K
pl
= 0,5÷0,7) nên mức độ sạch chỉ đạt 50÷70%.
 Phương pháp trung hòa
 Nguyên lý: áp dụng phản ứng giữa acid và kiềm tạo ra muối và nước.
Để thực hiện trung hòa acid béo tự do có trong dầu. Về nguyên tắc có thể sử
dụng mọi loại kiềm: NaOH, KOH, Ca(OH)
2
, Na
2
CO
3
…Tùy thuộc vào loại
kiềm và mức độ khử acid béo mà dầu có mức độ tổn hại vitamin A khác nhau.
Nhưng trong thực tế, người ta thường sủ dụng NaOH , KOH.
Dựa vào phản ứng:
RCOOH + NaOH→ RCOONa + H
2
O
 Ưu điểm: tốc độ xà phòng hóa mạnh, tách acid béo triệt để, năng suất
cao, dùng trong sản xuất công nghiệp. Tẩy màu tốt, phản ứng xà phòng hóa
mạnh nên hấp phụ một phần chất màu trên bề mặt.

14


 Nhược điểm: Gây hao tổn nhiều dầu trung tính và vitmin A nếu
không khống chế tốt nồng độ, lượng NaOH cũng như nhiệt độ, thời gian và
chế độ khuấy đảo.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trung hòa bằng NaOH:
+) Lượng NaOH: Lượng NaOH phải hợp lí, phải đủ để trung hòa
toàn bộ acid béo tự do và bù cho phản ứng phụ là phản ứng thủy phân và xà
phòng hóa dầu trung tính hoặc với một số tạp chất khác: acid amin, tinh bột,
đường lẫn vào trong dầu. Lượng này được tính theo công thức:

X = M × A × α × ×

Trong đó :
X: lượng NaOH cần dùng.
M: lượng dầu cần khử acid béo tự do
A: chỉ số acid của dầu (mgKOH/g dầu).
Hệ số chuyển từ KOH sang NaOH.
B: độ tinh khiết của NaOH.
α: Hệ số kiềm dư.
Hệ số kiềm dư để đảm bảo cho dầu được khử axit, khử màu và tạp chất
triệt để. Hệ số kiềm dư phụ thuộc vào chất lượng của dầu. Nếu dầu cá chất
lượng tốt (màu nhạt, tạp chất ít thì lượng liềm dư cần 5 – 30%), khi đó hệ số
kiềm dư α = 1,05÷1,3. Nếu dầu có chất lượng xấu (mầu thẫm, tạp chất nhiều)
thì lượng kiềm dư là 80÷100%, khi đó hệ số kiềm dư α = 1,8÷2.
+) Nồng độ NaOH: Nồng độ NaOH ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả khử
axit, nồng độ càng cao thì tốc độ phản ứng càng nhanh, phản ứng xảy ra triệt
để hơn, nhưng hao tốn dầu trung tính và vitamin A lớn. Nồng độ NaOH thấp
40
56,11
100

B

15

thì tốc độ phản ứng chậm, thời gian kéo dài, các phản ứng phụ có thời gian
xảy ra nhiều hơn, cũng gây hao tổn dầu trung tính và vitamin A.
Nồng độ NaOH thích hợp phụ thuộc vào chỉ số acid của dầu, cách xác
định nồng độ NaOH cần dùng dựa vào bảng 1.3 và bảng 1.4.
Bảng 1.2. Quan hệ giữa hàm lượng acid béo và nồng độ NaOH
Hàm lượng acid béo (%) Nồng độ NaOH độ “ bé”
0,03÷ 2
2 ÷3
3÷ 4
4÷5
5÷ 6
6÷7
7÷8
8÷9
9 ÷10
13 ÷14
14 ÷15
15 ÷16
16÷ 17
17 ÷18
18÷ 19
19÷ 20
20÷ 21
21 ÷22
Bảng1.3. Quan hệ giữa độ “Bé” với nồng độ NaOH
Độ “Bé”(15ºC) % NaOH Độ “ Bé”(15ºC) % NaOH

10
12
14
16
18
6.57
8
9.5
11.06
12.68
20
22
24
26
28
14.36
16.09
17.87
19.7
21.58
+) Nhiệt độ: nhiệt độ từ 40÷60ºC tốt nhất, nếu cao hơn dễ gây tổn hao
dầu trung tính còn nếu thấp hơn sẽ kéo dài thời gian tạo điều kiện cho các
phản ứng phụ xảy ra.
+) Chế độ khuấy đảo: chế độ khuấy đảo là vô cùng quan trọng đối với
khâu trung hòa. Nếu khuấy đảo không tốt thì dung dịch NaOH sẽ chìm ở
dưới, dầu nổi lên trên làm cho NaOH không tiếp xúc với acid béo tự do nên
khả năng khử acid béo là rất kém và hao tổn nhiều dầu trùng tính. Nếu khuấy

16


đảo tốt thì làm tăng khả năng tiếp xúc giữa acid béo với kiềm tạo điều kiện
cho phản ứng trung hòa xảy ra nhanh và triệt để hơn.
 Phương pháp khử màu cho dầu cá
Nguyên nhân hình thành màu trong dầu cá: các chất màu có sẵn trong
dầu cá: vitamin A, sắc tố caroten chúng có hàm lượng càng cao thì dầu cá có
màu càng đậm. Các sắc tố của nguyên liệu lẫn vào dầu: các loại caroten,
astaxanthin, melanin. Do các phản ứng phân hủy: protein, acid amin tạo thành
các sản phẩm phân hủy có khả năng gây màu. Có một số phương pháp khử
màu dầu cá như sau:
 Phương pháp hóa học: dùng các chất hóa học có tính oxi hóa hoặc khử
để làm biến đổi các cấu trúc mang màu làm mất màu hoặc làm giảm màu cho
sản phẩm.
 Phương pháp hóa lý:
Nguyên lý chung: dùng các chất có diện tích bề mặt riêng lớn không hòa
tan trong dầu, có khả năng hấp phụ các chất mang mầu.
Các chất hấp phụ thường dùng: than hoạt tính, than xương, đất sét trắng,
vôi núi lửa, màng lọc hấp phụ… trong đó thanh hoạt tính là chất có khả năng
khử màu rất cao, tỷ lệ hút dầu tương đối thấp, cho nên sử dụng rộng rãi.
 Phương pháp khử mùi cho dầu cá.
Nguyên nhân hình thành mùi trong dầu cá: do mùi tự nhiên của dầu cá là
mùi tanh của chất béo clupadonic có trong dầu cá, mùi tanh này mất đi khi
chất này bị tụ hợp phân tử. Do mùi tanh của nguyên liệu lẫn vào dầu như:
NH
3,
TMA, DMA…Do sản phẩm của các phản ứng: protein, acid amin lẫn
trong dầu, dưới điều kiện hoạt động của vi sinh vật tạo ra các sản phẩm phân
hủy: NH
3,
H
2

S các sản phẩm cấp thấp… do sản phẩm của các quá trình oxi
hóa lipid là indol, skatol, các hợp chất mecaptan gây mùi ôi khét khó chịu.
Nguyên tắc chung của công đoạn khử mùi cho dầu cá:
Sử dụng nhiệt độ cao, áp suất chân không, kết hợp với các tác nhân lôi
cuốn để chưng cất đuổi các hợp chất mang mùi ra khỏi dầu cá đồng thời tìm

17

cách gây tụ hợp phân tử acid Clupadonic nhờ vậy có thể làm sạch mùi tanh
cho dầu cá.
 Phương pháp tách mỡ cứng cho dầu cá
Khi hạ thấp nhiệt độ, dầu cá thường phân thành phần đặc và phần lỏng.
phần đặc chính là phần mỡ cứng chứa nhiều glyceride có nhiệt độ đông đặc
cao. Trong phân tử của mỡ cứng chứa nhiều acid béo no nên mỡ cứng còn
được gọi là stearin.
Nguyên tắc chung của phương pháp: dựa vào điểm đông đặc, điểm băng
của triglyceride để chọn nhiệt độ tinh chế. Các loại triglyceride chứa acid béo
không bão hòa và mạch càng dài thì nhiệt độ đông đặc càng cao do vậy sẽ hóa
rắn cả ở nhiệt độ bình thường. Nếu dầu chứa nhiều acid béo không bão hòa
với số nối đồi càng nhiều và mạch carbon càng ngắn thì nhiệt độ đông đặc
càng thấp.
 Hydrogen hóa dầu.
Hydrogen hóa dầu cá là làm no hóa các nối đôi từ đó làm thay đổi các
tính chất của dầu cá để mở rộng phạm vi ứng dụng của dầu cá đồng thời làm
tăng được khả năng bảo quản của dầu cá.
Nguyên tắc chung của việc hydrogen hóa dầu cá là: dùng phản ứng
hydrogen có xúc tác thích hợp làm no hóa các nối đôi trong phân tử
triglycerid. Khi đó dầu sẽ xuất hiện các tính chất mới mà trước đó không có
và chuyển từ dạng lỏng sang dạng rắn.
* Quy trình công nghệ tinh chế dầu cá

Trong công nghiệp sử dụng hại loại sơ đồ tinh luyện dầu: tinh luyện bộ
phận và tinh luyện hoàn chỉnh.
Tinh luyện bộ phận nhằm mục đích loại ra khỏi dầu những nhóm tạp
chất nhất định theo yêu cầu: acid béo tự do, photphatid, gluxit và các tạp chất
vô cơ. Sau đây là sơ đồ tinh luyện dầu hoàn chỉnh: ( hình 1.1)

18




























Hình 1.1 Sơ đồ công nghệ tinh luyện đầu mỡ thực phẩm
→ Cặn xà phòng
( thu hồi dầu mỡ và
axit, nấu xà phòng )
→ Cặn hydrat hóa
( thu h
ồi phôtphatit
)
Dầu mỡ thô
Làm nóng chảy hoặc
h
ỗn hợp

Xử lý sơ bộ (lắng ,
l
ọc)

Hydrat hóa
Trung hòa
Rửa dầu mỡ
Sấy khử nước
Tẩy màu
Dầu mỡ tinh luyện
Dung dịch NaOH →
Dung d
ịch NaCl




H
2
O →
Đất hoạt tính
Than hoạt tính →
( trong chân không)
→ Nước rửa
( thu hồi dầu mỡ
và axit béo)
→ Bã hấp phụ
( thu h
ồi dầu mỡ)

Lọc
Tẩy mùi
Hơi nước →
Quá nhiệt
( trong chân không)
Lọc
H
2
O →
( hoặc dung dịch
điện ly loãng )
→ Cặn dầu
(thu h
ồi dầu

)


19

Thuyết minh quy trình:
Xử lý sơ bộ:
Hydrat hóa: mục đích là tách các tạp chất háo nước có trong dầu chủ
yếu là các hợp chất photpholipit. Tác nhân thủy hóa là nước hoặc dung dịch
muối NaCl 0,3% lượng tác nhân thủy hóa dựa vào tùy theo hạt dầu, khoảng
0,5÷ 5% với khối lượng dầu.
Dầu được đun nóng đến nhiệt độ 40 ÷ 50˚C, khuấy liên tục và cho từ từ
tác nhân thủy hóa vào. Sau khi cho hết các tác nhân thủy hóa thì khuấy thêm
khoảng 15 phút và để lắng trong vòng 40÷ 60 phút
Trung hòa: mục đích là tách các axit béo tự do có trong dầu. để trung
hòa có thể dùng các loại bazo mạnh như hydroxyt natri, hidroxit kali, natri
cacbonat…
Nồng độ dung dịch kiềm sử dụng tùy thuộc vào chỉ số acid của dầu.
dung dịch kiềm dùng để trung hòa acid, theo nồng độ có thể chia ra: loãng:
35÷45g NaOH/ lit ; vừa 85÷105g NaOH/ lít; loại đặc > 125g NaOH / lit. Sử
dụng dung dịch kiềm loãng khi trung hòa dầu có chỉ số axit < 5 mg KOH;
dung dịch nồng độ vừa đối với dầu có chỉ số axit: 5÷mg KOH; và dung dịch
đặc đối với dầu có chỉ số axit > 7 mg KOH. Hiệu quả trung hòa dầu bằng
kiềm được đánh giá bằng chỉ số axit của dầu sau khi trung hòa:
Lượng kiềm dùng để trung hòa được tính theo công thức sau:

X = K ×
Trong đó:
D: lượng dầu đem trung hòa
A: chỉ số axit

40: khối lượng phân tử NaOH.
56.1: khối lượng phân tử KOH.
D.A.40.100

56,1.92


20

92%: nồng độ của NaOH công nghiệp
K: hệ số kiềm dư (tùy thuộc vào thành phần tạp chất và màu sắc của dầu
mà lấy K = 1.05÷1.5).
Chế độ trung hòa: phun đều dung dịch kiềm lên bề mặt dầu trung hòa,
vừa phun vừa khuấy. Nhiệt độ trung hòa với các loại dầu khác nhau được
khống chế khác nhau, tùy thuộc vào chỉ số axit và tính chất của dầu ( trong
phạm vi tử 30 ÷95˚C)
Sau khi cho hết dung dịch kiềm thì cho tiếp dung dịch muối với nồng độ
3÷4%. Dung dịch muối có tác dụng xúc tiến nhanh việc phân ly cặn xà phòng
ra khỏi dầu. Cặn xà phòng được xử lý để thu hồi dầu.
Rửa và sấy dầu: để loại hoàn toàn xà phòng ra khỏi dầu, dầu sau khi lắng
tách cặn xà phòng cần được rửa nhiều lần bằng nước nóng. Lần đầu rửa bằng
dung dịch NaCl 8 ÷ 10% để xà phòng kết lắng theo dung dịch muối, sau đó
rửa bằng nước nóng. Sau mỗi lần rửa để lắng 40 ÷ 60 phút rồi tháo nước rửa
vào bể thu hồi dầu.
Nhiệt độ của dầu khi rửa là: 90÷95˚C. Nước muối và nước nóng cũng
được đun sôi.
Sau khi rửa hết cặn xà phòng, tiến hành sấy dầu để tách ẩm. Sấy dầu có
thể thực hiện trong chân không hoăc áp suất khí quyển. Dầu sau khi sấy phải
đạt đến độ ẩm < 0.1% để tạo điều kiện tốt cho quá trình tẩy màu.
Tẩy màu: là quá trình tương tác giữa chất hấp phụ và dầu, dẫn đến kết

quả loại bỏ được chất gây màu, làm cho dầu sáng màu.
Chất hấp phụ thường là hỗn hợp đất tẩy trắng và than hoạt tính.
Hỗn hợp dầu và chất tẩy trắng sẽ được bơm chuyển từ thiết bị tẩy màu
sang máy lọc. Dầu sau khi lọc được đưa vào thiết bị khử mùi, còn cặn hấp
phụ sẽ được xử lý để thu hồi dầu.
Khử mùi: là quá trình tách ra khỏi dầu các hợp chất gây mùi. Phương
pháp loại các chất mùi được dưa vào việc dùng hơi nước để cất các chất bay

×