1
Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Tên đồ án: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cầu xe Buýt ở Nha Trang”.
Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Hương.
Lớp: 46KT. MSSV: 46136292.
Nhận xét:
Giáo viên hướng dẫn
Chu Lê Dung.
2
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến cầu xe buýt tại Nha Trang”, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và
hướng dẫn tận tình, sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo trường, các thầy cô trong
khoa và những hành khách đi xe buýt tại địa phương đã tạo điều kiện tốt nhất cho
em hoàn thành đề tài. Đặc biệt em xin gửi lời cám ơn đến cô Chu Lê Dung và
thầy Phạm Hồng Mạnh. Cùng với sự cảm ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè
những người đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn!
Nha trang, tháng 11 năm 2008.
Sinh viên
Trần Thanh Hương
3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 11
1.1 CẦU 11
1.1.1 Khái niệm 11
1.1.2 Biểu cầu, hàm số cầu, đường cầu 12
1.1.3 Quy luật cầu 13
1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu 14
1.2 CẦU GIAO THÔNG CÔNG CỘNG. 17
1.2.1 Khái niệm về giao thông công cộng. 17
1.2.2 Khái niệm cầu giao thông công cộng 18
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 19
2.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 19
2.2 NGHIÊN CỨU SƠ BỘ 20
2.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 22
2.3.1. Mô hình kinh tế lượng. 22
2.3.2. Nguồn số liệu sử dụng. 24
2.3.3. Mẫu nghiên cứu và các phần mềm được sử dụng 24
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28
3.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 28
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 28
3.1.2 Tên gọi và lịch sử 29
3.1.3 Đặc điểm kinh tế xã hội của Nha Trang – Khánh Hoà 32
3.1.4 Cơ sở hạ tầng. 35
3.2. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỊCH VỤ XE BUÝT Ở NHA TRANG 37
3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển. 37
3.2.2 Bộ máy tổ chức và tình hình hoạt động 38
3.3. KHÁI QUÁT VỀ MẪU NGHIÊN CỨU 41
3.3.1. Thu nhập của hành khách: 41
3.3.2 Chi phí đi lại bằng xe buýt: 42
3.3.3 Chi phí đi lại bằng phương tiện thay thế: 43
4
3.3.4 Chi phí tích kiệm được khi đi lại bằng xe buýt 44
3.3.5 Nghề nghiệp và độ tuổi của hành khách: 45
3.3.6 Trình độ học vấn 47
3.3.7 Giới tính của hành khách: 48
3.3.8 Tình trạng hôn nhân 48
3.4 KIỂM ĐỊNH MỐI TƯƠNG QUAN HỒI QUY GIỮA MỘT SỐ BIẾN ĐỘC LẬP 49
3.4.1 Mối tương quan giữa tuổi và thu nhập 49
3.4.2 Mối tương quan giữa giới tính và thu nhập: 50
3.4.3 Mối quan hệ giữa nghề nghiệp và thu nhập: 51
3.4.4 Mối tương quan giữa giá vé và thu nhập: 52
3.4.5 Mối tương quan giữa nghề nghiệp và giới tính: 53
3.5 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cầu đi xe buýt tại Nha Trang 54
3.5.1 Mô hình xét với số lần hành khách đi xe buýt (N). 54
3.5.2 Mô hình xét với Ln(số lần đi xe buýt của hành khách) 57
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GỢI Ý GÓP PHẦN CẢI THIỆN DỊCH VỤ XE BUÝT
TẠI NHA TRANG 62
4. 1 MỘT SỐ GỢI Ý 62
4. 2 KIẾN NGHỊ. 63
KẾT LUẬN 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
5
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Giá vé tháng xe Buýt.
Bảng 3.2: Thu nhập hàng tháng.
Bảng 3.3: Thống kê chi phí đi xe buýt trong 6 tháng.
Bảng 3.4: Thống kê chi phí đi lại bằng xe máy trong 6 tháng.
Bảng 3.5: Thống kê chi phí tiết kiệm được trung bình trong 6 tháng.
Bảng 3.6: Chi tiết chi phí tiết kiệm trung bình trong 6 tháng đi xe buýt.
Bảng 3.7: Kết hợp nghề nghiệp và độ tuổi.
Bảng 3.8: Trình độ học vấn.
Bảng 3.9: Giới tính hành khách.
Bảng 3.10: Tình trạng hôn nhân.
Bảng 3.11: Mối quan hệ giữa tuổi và thu nhập.
Bảng 3.12: Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa tuổi và thu nhập.
Bảng 3.13: Mối quan hệ giữa thu nhập và giới tính.
Bảng 3.14: Kết quả kiểm định Chi- bình phương.
Bảng 3.15: Mối quan hệ giữa thu nhập và nghề nghiệp.
Bảng 3.16: Kết quả kiểm định Chi- bình phương.
Bảng 3.17: Kết hợp mối quan hệ giữa thu nhập và giá vé.
Bảng 3.18: Kết quả kiểm định Chi- bình phương.
Bảng 3.19: Kết hợp mối quan hệ giữa giới tính và nghề nghiệp.
Bảng 3.20: Kết quả kiểm định Chi- bình phương.
Bảng 3.21: Tóm tắt mô hình N.
Bảng 3.22: Kết quả kiểm định ANOVA.
Bảng 3.23: Hệ số của mô hình số lần.
Bảng 3.24: Hồi quy nghề nghiệp theo số lần đi xe buýt trung bình.
Bảng 3.25: Tóm tắt mô hình hồi quy theo Ln(N).
Bảng 3.26: Kết quả kiểm định ANOVA(b).
Bảng 3.27: Kết quả hồi quy Ln(N).
Bảng 3.28: Hồi quy trình độ học vấn theo Ln(N).
Bảng 3.29: Hồi quy nghề nghiệp theo Ln(N).
Bảng 3.30: Kết quả phân tích tổng hợp.
6
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Đường cầu thị trường
Hình 1.2: Đường cầu không đổi
Hình 1.3: Đường cầu dịch chuyển
Sơ đồ 2.1:Qui trình nghiên cứu
Sơ đồ 2.2:Các nhân tố ảnh hưởng tới cầu xe buýt
Hình 3.1: Bản đồ hành chính Tp.Nha Trang – Khánh Hòa.
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu Tổ chức Công ty Dịch vụ Vận tải Khánh Hòa.
Biểu đồ 1: Thu nhập hàng tháng.
Biểu đồ 2: Chi phi đi xe buýt trung bình trong 6 tháng.
Biểu đồ 3: Chi phí đi lại bằng xe máy trong 6 tháng
Biểu đồ 4: Nghề nghiệp của hành khách.
Biểu đồ 5: Biểu đồ độ tuổi của hành khách
Biều đồ 6: Trình độ học vấn
Biểu đồ 7: Giới tính của hành khách.
Biểu đồ 8: Tình trạng hôn nhân.
7
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề.
Trong quá trình phát triển đô thị, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn
là quá trình gia tăng nhanh dân số và nhu cầu đi lại. Dẫn đến sự gia tăng không
ngừng phương tiện cá nhân về cả số lượng và chủng loại. Điều này tạo thuận lợi
cho các Doanh nghiệp trong ngành sản xuất phương tiện giao thông như ôtô, xe
máy, xe đạp…Tuy nhiên, nếu gắn liền với đó là sự thiếu quy hoạch hạ tầng giao
thông đồng bộ, hợp lý, thì rất có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng mang
tính toàn cầu như tình trạng ách tắc và tai nạn giao thông, sự khó khăn trong đi
lại và ô nhiễm môi trường.
Thực tế đã chứng minh, tại các thành phố lớn như Hà Nội và Tp.Hồ Chí
Minh, sở giao thông địa phương đã không nắm bắt, dự đoán được nhu cầu đi lại
của người dân để có những quy hoạch tổng thể, đồng bộ, phù hợp với nhịp độ
phát triển kinh tế xã hội. Kết quả là trong vòng chưa đầy 10 năm trở lại đây, tình
hình ách tắc giao thông trong nhiều giờ đồng hồ xảy ra thường xuyên vào các giờ
cao điểm, gây khó khăn trong đi lại. Cùng với đó là tình trạng ô nhiễm môi
trường hay ô nhiễm khói bụi từ xăng xe gây hậu quả nghiêm trọng đối với sức
khỏe con người cũng như sự cân bằng sinh thái.
Tại Nha Trang hiện nay, về tổng quan tình hình trật tự an toàn giao thông
là khá tốt, ít khi xảy ra ùn tắc giao thông trên diện rộng vào các giờ cao điểm
trong ngày. Tuy nhiên, trong tương lai không xa Nha Trang với điều kiện vị trí
địa lý, kinh tế thuận lợi chắc chắn sẽ trở thành một khu đô thị lớn của cả nước nói
chung và của tỉnh Khánh Hòa nói riêng. Khi đó, cùng với sự gia tăng dân số là sự
gia tăng nhu cầu đi lại của người dân. Để đáp ứng được nhu cầu này, cần thiết
phải sớm xây dựng hệ thống giao thông đồng bộ, trên diện rộng phù hợp với nội
lực phát triển của địa phương. Góp phần đưa Tp.Nha Trang phát triển nhanh hơn,
mạnh hơn và bền vững hơn.
Xe buýt luôn được coi là giải pháp trung gian góp phần giải quyết tốt nhất
nhu cầu đi lại của mọi người một khi nó đáp ứng được nhu cầu của người sử
dụng về mặt chất lượng dịch vụ, giá cả hay mặt tiện nghi, tốc độ, và sự thuận
8
tiện. Ở các thành phố lớn và hiện đại trên thế giới mạng lưới xe buýt cũng như hệ
thống tàu điện, metro cực kỳ phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho người dân
trong đi lại cũng như giao thương giữa các vùng. Bên cạnh đó nó góp phần giải
quyết tốt nhất các vấn nạn giao thông như ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi
trường Vì vậy, không chỉ dừng lại ở việc xây dựng hệ thống xe buýt mà ta cần
phát triển mạnh hơn nữa loại hình giao thông công cộng (GTCC) này. Ngoài ra,
phát triển hệ thống GTCC thông qua hệ thống xe buýt còn là tiền đề để phát triển
hệ thống GTCC hiện đại (tàu điện,metro…), đó là những bước đi đầu tiên trên
con đường xây dựng một đô thị văn minh, hiện đại và bền vững.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, việc chọn đề tài “Phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến cầu xe buýt tại Nha Trang, Khánh Hòa”, để nghiên cứu là cần
thiết và hữu ích.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới cầu
xe buýt tại Nha Trang. Trong đó bao gồm các mục tiêu cụ thể như sau:
• Xác định các yếu tố tác động đến cầu xe buýt tại Thành phố Nha Trang.
• Xác định mức độ quan trọng tương đối của các yếu tố.
• Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố.
• Cuối cùng đưa ra các giải pháp đề xuất để cải thiện chất lượng phục vụ
được tốt hơn.
3. Đóng góp của đề tài.
Thông qua việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cầu xe buýt, các nhà
quản lý có thể biết được sự tác động mạnh yếu của từng yếu tố. Từ đó giúp cho
cho nhà quản lý đưa ra những quyết định hiệu quả.
+ Biết được lượng cầu xe buýt tăng mạnh nhờ yếu tố nào giúp Công ty tập
trung khai thác sâu hơn yếu tố này. Ngược lại, yếu tố nào có tác động tiêu cực
đến lượng cầu sẽ có những giải pháp khắc phục.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu cũng đồng thời phát hiện và dự báo thị
trường tiềm năng của dịch vụ xe buýt, góp phần giải quyết tốt hơn nhu cầu đi lại
của người dân.
9
Hơn nữa, kết quả nghiên cứu còn có thể đem đến cái nhìn tổng quát hơn
về thực trạng hoạt động cuả mạng lưới xe buýt trên địa bàn thành phố, chỉ ra
những mặt còn hạn chế, các điểm còn thiếu sót trong việc cung cấp dịch vụ. Đây
là một trong những đóng góp quan trọng vì nó giúp công ty nâng cao chất lượng
phục vụ của sản phẩm.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là toàn bộ hành khách đi xe buýt và nghiên cứu
được thực hiện trong phạm vi Thành phố Nha Trang.
5. Cấu trúc đề tài.
Căn cứ vào mục tiêu và phạm vi nghiên cứu, cấu trúc của đề tài được xây
dựng như sau:
Chương 1: Tổng quan về lý thuyết và các kết quả nghiên cứu trước
đây
Nội dung của chương là giới thiệu khái niệm cầu hàng hóa trên thị trường
nói chung và cầu giao nói riêng. Cùng với việc đưa ra hai khái niệm này là nêu
tổng quát các yếu tố ảnh hưởng đến chúng. Cuối cùng phần tóm tắt các kết quả
nghiên cứu liên quan đến đề tài được trình bày.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương này sẽ nêu lên những việc phải làm để đạt được mục đích nghiên
cứu đề ra, gồm các nội dung về mô hình nghiên cứu, xây dựng bảng câu hỏi như
thế nào? Sử dụng các kỹ thuật phân tích nào? để đạt được mục tiêu gì?. Sau đó là
phần báo cáo sơ bộ từ bảng phỏng vấn thử. Cuối cùng đưa ra mô hình nghiên cứu
đề xuất cụ thể cùng với các kỳ vọng về mô hình.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu.
Phần đầu của chương sẽ trình bầy tổng quan về địa điểm nghiên cứu từ vị
trí địa lý, điều kiện tự nhiên, lịch sử cho đến các đặc điểm kinh tế xã hội để từ đó
có những nhận xét ban đầu về những thuận lợi và khó khăn có thể ảnh hưởng tới
hệ thống xe buýt của vùng.
Phần thứ hai sẽ trình bày sơ qua về quá trình hình thành, phát triển và tình
hình hoạt động của đội xe buýt Nha Trang trên địa bàn thành phố.
10
Phần cuối cùng cũng là phần quan trọng nhất của Chương, trình bày kết
quả nghiên cứu của đề tài.
Chương 4: Một số gợi ý góp phần cải thiện dịch vụ xe buýt.
Chương này đưa ra một vài gợi ý góp phần cải thiện dịch vụ xe buýt từ
những kết quả nghiên cứu thu được. Bên cạnh đó, từ quá trình đi điều tra, nghiên
cứu, tác giả sẽ đưa ra một số kiến nghị nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn
tại trong hệ thống giao thông công cộng.
11
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU
1.1 CẦU.
1.1.1 Khái niệm.
Cầu về một sản phẩm là lượng sản phẩm mà người tiêu dùng sẵn lòng mua
tương ứng với các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian xác định.
* Cần phân biệt cầu và nhu cầu:
- Nhu cầu là sự ham muốn vô hạn của con người trong tiêu dùng hàng hóa
dịch vụ.
- Cầu ngoài việc có nhu cầu về hàng hóa đó còn phải có khả năng thanh
toán. Hay nói cách khác là khả năng chi trả cho nhu cầu về hàng hóa đó trong
sự khan hiếm về số tiền chi tiêu của người tiêu dùng.
Ví dụ: Tôi thích thích sử dụng máy tính xách tay hơn máy tính để bàn nhưng
không có đủ tiền mua vậy tôi có nhu cầu nhưng không có cầu.
Tôi có khả năng mua máy tính để bàn nhưng không muốn mua cũng là
không có cầu.
Do đó khi nói điến cầu là nói đến hai yếu tố: khả năng và ý muốn sẵn sàng
mua. Đặc biệt khi nghiên cứu thị trường phải nhắm đến những người vừa muốn
lại vừa có khả năng mua.
* Cần phân biệt cầu và lượng cầu:
- Cầu: Chỉ hành vi của người tiêu dùng ở tất cả các mức giá, mỗi mức giá
cụ thể có một lượng cầu cụ thể.
- Lượng cầu: Là số lượng hàng hóa dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng
mua ở một mức giá cụ thể trong một thời kỳ nhất định.
Do đó sự thay đổi trong giá sẽ gây nên sự thay đổi trong lượng cầu, nghĩa
là chỉ có sự di chuyển dọc đường cầu đối với một hàng hóa. Trong hình 1 khi giá
giảm từ P
1
xuống P
2
tạo ra một sự di chuyển dọc từ điểm A đến điểm B, làm tăng
lượng cầu từ Q
1
lên Q
2
đơn vị.
Trái lại, cầu không phải là một con số cụ thể, nó chỉ là một khái niệm
dùng để mô tả hành vi của người tiêu dùng.
12
Như vậy để có cầu một sản phẩm cần phải có:
• Nhu cầu, thị hiếu, sở thích
• Khả năng thanh toán
• Sẵn lòng mua
1.1.2 Biểu cầu, hàm số cầu, đường cầu.
* Hàm cầu tổng quát:
Q
Dx
= f (P
X
, P
Y
, I, Nb, Tas…… )
Hàm cầu là một hàm đa biến, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên,
trong nghiên cứu để đơn giản ta chỉ xét hàm cầu đơn giản phục thuộc vào giá với
giả thiết các yếu tố khác không đổi.
Q
Dx
= f(P) : Hàm cầu theo giá
Giữa P và Q
Dx
có quan hệ nghịch biến. Có 3 cách thể hiên mối quan hệ
này là: hàm cầu, biểu cầu và đường cầu.
* Biểu cầu: Biểu hiện mối liên hệ giữa lượng cầu và giá cả hàng hoá trong điều
kiện các yếu tố khác tác động đến cầu không thay đổi.
Ví dụ: Biểu cầu về đường ăn tại một địa phương.
P (đ/Kg) Q (tấn/tháng)
8000
7000
6000
5000
4000
40
60
90
120
150
Q
3
Lượng cầu
Giá
Q
1
Q
2
P
1
P
2
P
3
Cầu
A
B
C
Hình 1: Đường cầu thị trường
13
* Đường cầu: Là đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa lượng cầu với các mức giá
trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
Đường cầu có dạng dốc xuống: dQ/dP < 0
Chú ý: Nếu giá sản phẩm thay đổi thì đường cầu sản phẩm không đổi.
Nếu các yếu tố ngoài giá thay đổi thì đường cầu sản phẩm thay đổi có nghĩa là
đường cầu dịch chuyển.
1.1.3 Quy luật cầu.
Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, người tiêu thụ thông thường sẽ
mua số lượng hàng hóa nhiều hơn khi mức giá giảm xuống và họ chỉ mua ít đơn
vị hoặc không mua nếu mức giá tăng lên. Lượng cầu của hầu hết các hàng hóa và
dịch vụ có mối liên hệ ngược chiều với giá cả, mối liên hệ này chính là quy luật
cầu. Quy luật cầu có thể tóm tắt như sau:
P Q
Dx
P Q
Dx
* Giải thích quy luật cầu:
- Tác dụng của thu nhập: Ngân sách của người tiêu dùng là có hạn nên
không thể thỏa mãn hết nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ của họ. Khi giá
Q
P
D
Q
3
Lư
ợng cầu
Giá
Q
1
Q
2
P
1
P
2
P
3
(D)
Hình2: Đường cầu không đổi
Lư
ợng cầu
Giá
Q
P
Hình 3: Đường cầu dịch chuyển
Q
’
14
hàng hóa rẻ hơn người tiêu dùng có khả năng thanh toán (thu nhập tương đối của
họ tăng lên), do vậy có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn.
- Tác dụng thay thế: Các hàng hóa khác nhau có cùng chức năng có khả
năng thay thế cho nhau. Nếu giá sản phẩm này tăng thì người tiêu dùng sẽ
chuyển sang tiêu dùng sản phẩm khác.
Ví dụ: Khi chi phí đi lại bằng xe máy tăng lên, người tiêu dùng có thể sẽ
chuyển sang đi xe buýt.
1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu.
a. Giá của chính mặt hàng đó (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi):
giá tăng thì lượng cầu giảm và ngược lại.
P
X
tăng (giảm) Q
Dx
giảm (tăng)
b. Giá của các hàng hóa liên quan (các yếu tố khác không đổi)
Lượng cầu của một mặt hàng không chỉ chịu tác động từ giá của chính
nó, mà còn từ giá của các mặt hàng liên quan. Giả định các yếu tố khác không
thay đổi. Các hàng hóa có liên quan này được chia thành: hàng hóa thay thế,
hàng hóa bổ sung và hàng độc lập.
- Hàng hóa thay thế được hiểu là khi chi phí sử dụng mặt hàng này tăng
lên thì nó sẽ kích thích sự tiêu dùng của mặt hàng khác cùng loại.
Nếu Y là hàng hoá thay thế cho X:
P
Y
tăng (giảm) Q
Dx
tăng (giảm)
Ví dụ: Sử dụng xe buýt và xe máy trong lưu thông. Trong điều kiện giá
dầu tăng làm cho chi phí sử dụng xe máy tăng lên, dẫn đến xe máy trong lưu
thông giảm xuống và chuyển dần qua phương tiện xe buýt làm cho lượng cầu đi
xe buýt tăng lên.
Mức độ nhạy cảm trong thay đổi lượng cầu của một mặt hàng khi giá cả
các mặt hàng khác thay đổi tùy thuộc vào độ co dãn chéo theo giá cả của hai
hàng hóa này.
- Đối với hàng hóa bổ sung (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi)
nếu chi phí mặt hàng này tăng lên sẽ làm cho lượng tiêu thụ của mặt hàng kia
giảm.
15
Nếu Y là hàng hóa bổ sung cho X:
P
Y
tăng (giảm) Q
Dx
giảm (tăng)
Ví dụ: Xăng và xe, khi giá xăng tăng lên, lượng tiêu thụ xe giảm đi.
- Hàng độc lập (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi), là loại hàng
hóa mà sự tăng giá hay giảm giá của nó không ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ
của mặt hàng khác.
Nếu Y là hàng độc lập với X:
P
Y
tăng (giảm) Q
Dx
không đổi
Ví dụ: Cà phê và thịt, xăng và đường ăn, …
c. Thu nhập (I) (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi):
Thu nhập của người tiêu dùng có quan hệ chặt chẽ với lượng cầu, bởi lẽ
thu nhập ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mua hàng của người tiêu dùng.
Thông thường khi thu nhập tăng lên người tiêu dùng có khuynh hướng
mua nhiều hơn các loại hàng hóa hay dịch vụ và ngược lại. Tuy nhiên trên thực
tế, cũng có những trường hợp đặc biệt là cầu về nó sẽ giảm khi thu nhập tăng lên
(với trường hợp hàng hóa cao cấp) và ngược lại (đối với trường hợp là hàng hóa
thứ cấp hoặc cấp thấp).
Cụ thể:
- Hàng bình thường:
I tăng (giảm) Q
Dx
tăng (giảm)
- Hàng thiết yếu:
I tăng (giảm) mà Q
Dx
tăng (giảm) rất ít
Ví dụ: Gạo, thực phẩm, quần áo….
- Hàng cao cấp:
I tăng (giảm) mà Q
Dx
tăng (giảm) nhiều
Ví dụ: Xe máy, hàng thời trang, rượu ngoại…
- Hàng thứ cấp:
I tăng (giảm) thì Q
Dx
giảm (tăng)
d. Thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng
Thị hiếu là sở thích hay sự ưu tiên của người tiêu dùng đối với các hàng
hóa hay dịch vụ. Nó là nhân tố khác hẳn với các nhân tố khác của cầu, nó không
16
thể quan sát trực tiếp được và nó cũng không có quan hệ chặt chẽ với các nhân tố
khác. Dĩ nhiên, nếu thị hiếu về hàng hóa hay một loại dịch vụ tăng lên thì cầu của
nó cũng sẽ tăng lên và ngược lại.
Ví dụ: Người tiêu dùng thích đi xem phim ở rạp hơn là mua đĩa CD về nhà
xem, khi đó cầu về vé xem phim sẽ dịch chuyển sang phải (mặt khác đường cầu
CD dịch chuyển sang trái).
Sở thích của người tiêu dùng có thể chịu ảnh hưởng của phong tục, tập
quán, môi trường văn hóa - xã hội, thói quen tiêu dùng, v.v. của người tiêu dùng.
Khi những yếu tố này thay đổi, nhu cầu đối với một số loại hàng hóa cũng đổi
theo. Thí dụ, khi phim Hàn Quốc được trình chiếu phổ biến ở nước ta, thị hiếu về
nhuộm tóc và quần áo thời trang Hàn Quốc trong thanh niên gia tăng. Điều này
dẫn đến nhu cầu đối với thời trang Hàn Quốc cũng gia tăng.
e. Chất lượng hàng hóa và dịch vụ:
Chất lượng hàng hóa dịch vụ có yếu tố quyết định đến lượng cầu của hàng
hóa, dịch vụ đó. Hàng hóa dịch vụ được tiêu dùng nhiều hơn khi chất lượng hàng
hóa đó tốt hơn và ngược lại.
f. Kỳ vọng của người tiêu dùng:
Cầu đối với một hàng hóa, dịch vụ còn có thể phụ thuộc vào sự kỳ vọng
của người tiêu dùng về giá của hàng hóa, dịch vụ đó trong tương lai.
Ví dụ: Người dân đổ xô mua đất đai trong thời kỳ nào đó là do họ dự đoán
giá đất đai sẽ gia tăng trong thời gian tới khi nhu cầu về đất để sinh sống và đô thị
hóa gia tăng. Thông thường, người tiêu dùng sẽ mua nhiều hàng hóa, dịch vụ hơn
khi họ dự đoán giá trong tương lai của hàng hóa, dịch vụ đó tăng và ngược lại.
Hoặc giả người tiêu dùng dự đoán có sự thay đổi thu nhập hay chính sách
nào đó của chính phủ cũng sẽ gây ra những thay đổi trong cầu đối với một số mặt
hàng cụ thể.
Do đó sự dự đoán của người tiêu dùng về các sự kiện tương lai sẽ tác động
đến cầu.
g. Dân số, quy mô thị trường:
Số người tiêu dùng trên thị trường đối với một hàng hóa, dịch vụ cụ thể
nào đó có ảnh hưởng quan trọng đến cầu đối với hàng hóa, dịch vụ đó.
17
Có những mặt hàng được tiêu dùng bởi hầu hết người dân như nước giải
khát, bột giặt, lúa gạo, v.v. Vì vậy, số lượng người mua trên thị trường những mặt
hàng này rất lớn nên cầu đối với những mặt hàng này rất lớn. Ngược lại, có
những mặt hàng chỉ phục vụ cho một số ít khách hàng như rượu ngoại, nữ trang
cao cấp, kính cận thị, v.v. Do số lượng người tiêu dùng đối với những mặt hàng
này tương đối ít nên cầu đối với những mặt hàng này cũng thấp.
Dân số nơi tồn tại của thị trường là yếu tố quan trọng quyết định quy mô
thị trường. Cùng với sự gia tăng dân số, cầu đối với hầu hết các loại hàng hóa
đều có thể gia tăng.
Ví dụ: Các nhà buôn sẽ hài lòng khi nhiều chung cư được xây dựng, mang
đến cho họ nhiều khách hàng, khi đó đường cầu dịch chuyển sang phải. Ngược
lại, một nhà máy lớn ở địa phương đóng cửa, ít công nhân và gia đình họ còn ở
lại trong vùng sẽ gây phiền muộn cho các nhà buôn vì cầu các hàng hóa giảm,
các đường cầu dịch chuyển sang trái.
h. Các yếu tố khác:
Sự thay đổi của cầu đối với hàng hóa, dịch vụ còn phụ thuộc vào một số
yếu tố khác. Đó có thể là các yếu tố thuộc về tự nhiên như thời tiết, khí hậu hay
những yếu tố mà chúng ta không thể dự đoán trước được.
Ví dụ: Cầu đối với dịch vụ đi lại bằng máy bay đột ngột suy giảm sau khi
xảy ra sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001 tại New York (Mỹ) hay cầu về thịt bò
giảm mạnh khi xảy ra dịch bệnh “bò điên” ở Anh và các nước châu Âu khác.
Nói chung, đường cầu đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó sẽ dịch
chuyển khi các yếu tố khác với giá ảnh hưởng đến cầu đối với loại hàng hóa, dịch
vụ đó thay đổi. Số cầu của người tiêu dùng tại mỗi mức giá sẽ thay đổi khi các
yếu tố này thay đổi.
1.2 CẦU GIAO THÔNG CÔNG CỘNG.
1.2.1 Khái niệm về giao thông công cộng.
Vận tải hàng khách công cộng gọi tắt là giao thông công cộng. Giao thông
công cộng là hệ thống giao thông trong đó người tham gia giao thông không sử
dụng các phương tiện thuộc sở hữu cá nhân.
18
Điển hình cho hệ thống giao thông công cộng ở Việt Nam hiện nay là xe
buýt. Xe buýt là phương tiện vận tải đơn giản, cơ động, thay đổi tuyến dễ dàng
với chi phí ban đầu ít và có thể tổ chức vận tải với tốc độ cao.
Giao thông công cộng là trường hợp đặc biệt của hàng hóa công cộng, nó
được gọi là hàng hóa công cộng không thuần túy vì người sử dụng phải chi trả
một khoản tiền nhất định cho việc sử dụng của mình. Do đó, cầu giao thông công
cộng cũng chính là cầu hàng hóa công cộng.
1.2.2 Khái niệm cầu giao thông công cộng.
Mỗi cá nhân có một ngân sách nhất định và có nhu cầu khác nhau về hàng
hóa công cộng (G) và hàng hóa cá nhân (X), nếu giá của hàng hóa công cộng là t
và của hàng hóa cá nhân là p thì đường ngân sách của cá nhân sẽ có dạng:
I = pX + tG.
Ở mỗi mức t khác nhau, cá nhân sẽ có cầu về hàng hóa công cộng khác
nhau và để tối đa hóa lợi ích, mỗi cá nhân sẽ có tỷ suất thay thế biên giữa hàng
hóa công cộng và hàng hóa cá nhân bằng tỷ số giá giữa chúng (t/p). Đường cầu
của mỗi cá nhân về hàng hóa công cộng cũng chính là tỷ suất thay thế biên nên
đường cầu tổng hợp của tất cả các cá nhân là tổng tỷ suất thay thế biên.
Cũng giống như cầu về hàng hóa thị trường nói chung, cầu về hàng hóa
công cộng có thể loại trừ bằng giá (hàng hóa công cộng không hoàn hảo) phụ
thuộc vào giá của hàng hóa, dịch vụ đó và giá cả của hàng hóa thay thế. Cùng với
đó, nó còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: các yếu tố thuộc về nhân khẩu học
(tuổi, giới tính, nghề nghiệp…), yếu tố an toàn, yếu tố thuận tiện, yếu tố thị yếu,
yếu tố chất lượng phục vụ.
19
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
2.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU.
Để đạt được các mục tiêu của đề ra thì qui trình nghiên cứu của đề tài
được tổ chức hai giai đoạn bao gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định
lượng.
Nghiên cứu định tính bao gồm 2 nội dung cơ bản là nghiên cứu cơ sở lý
thuyết của cầu và các yếu tố ảnh hưởng đến cầu, phương pháp đánh giá ngẫu
nhiên đồng thời tổng quan về các kết quả nghiên cứu trước đây nhằm hình thành
khung lý thuyết và xác định mô hình nghiên cứu của đề tài.
Bước tiếp theo là tổ chức phỏng vấn thử tại các địa điểm chờ xe buýt khác
nhau tại Nha Trang như điểm chờ xe buýt Đại học Nha Trang, điểm chờ xe buýt
mã vòng, điểm chờ xe buýt cầu đá…để bước đầu khám phá những nhân tố ảnh
hưởng tới hoạt động đi xe buýt của hành khách. Cùng với những kết quả nghiên
cứu trước của các tác giả khác thì việc phỏng vấn thử còn là cơ sở để xây dựng
bảng câu hỏi điều tra phục vụ cho quá trình nghiên cứu định lượng tiếp theo.
Toàn bộ qui trình nghiên cứu này được tóm tắt trong sơ đồ 2.1 như sau:
20
Sơ đồ 2.1 Qui trình nghiên cứu
2.2 NGHIÊN CỨU SƠ BỘ.
Bảng câu hỏi sơ bộ được thiết kế để tìm hiểu các yếu tố tác động tới hoạt
động đi lại của hành khách bằng xe buýt. Các câu hỏi được lựa chọn đưa vào
bảng câu hỏi sơ bộ là được tổng hợp từ ba nguồn: Từ các nghiên cứu trước, từ ý
kiến tư vấn của giáo viên hướng dẫn và từ kết quả của việc phân tích phỏng vấn
nhóm.
Các thông tin cơ bản trong bảng câu hỏi bao gồm: mục đích của chuyến
đi(đi học, đi làm hay đi chơi ), thường đi tuyến số mấy, có phải đổi tuyến trong
quá trình đi không, loại vé sử dụng (vé ngày hay vé tháng), mức độ thường xuyên
đi, chi phí nếu đi bằng xe máy, những thông tin cá nhân của du khách như: tuổi,
Phỏng vấn thử
N = 30
Giai đoạn 1:
Nghiên cứu
tài liệu và
phát triển
bản hỏi
Giai đoạn 2:
Nghiên cứu
thực địa và
phân, tích
tổng hợp
Cơ sở lý thuyết
(Nguyên lý đường cầu và các yếu
tố ảnh hưởng đến cầu)
Định hướng
mô hình lý
thuyết
Bản câu hỏi mẫu
Phân tích hồi quy
đa biến
Hoàn thiện bản câu hỏi
Nghiên cứu chính thức (N = 180)
Phân tích thống kê
mô tả
Phân tích
ANOVA
Bản câu hỏi
chính thức
Đưa ra gợi ý chính sách về phát triển
mạng lưới xe buýt
21
thu nhập, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, giới tính và một số thông tin cá
nhân khác.
Mục tiêu của việc nghiên cứu sơ bộ là bước đầu nhận dạng những nhân tố
nào ảnh hưởng đến cầu xe buýt ở các tuyến xe khác nhau, các độ tuổi khác nhau,
v.v…khi hành khách sử dụng xe buýt để đi lại, cụ thể:
- Nhận dạng xem có phải yếu tố về sự thuận tiện, an toàn khi đi xe buýt là
những nhân tố để hành khách đi lại bằng phương tiện này.
- Nhận dạng về các yếu tố như thu nhập, chi phí của hàng hóa thay thế
(chi phí đi lại bằng xe máy) của hành khách ảnh hưởng như thế nào đến cầu xe
buýt.
- Ảnh hưởng của các đặc điểm kinh tế - xã hội đối với cầu xe buýt tại Nha
Trang.
Trong phỏng vấn sơ bộ, nghiên cứu đã chọn 30 hành khách đi các tuyến
xe khác nhau để thực hiện phỏng vấn. Kết quả của phỏng vấn sơ bộ cho thấy:
- Về lý do hành khách chọn đi xe buýt: Lý do chủ yếu để những hành
khách này lựa chọn xe buýt là vì đi xe buýt tiết kiệm và an toàn. Hơn thế nữa, họ
cho rằng đi xe buýt đỡ bui bặm, nắng gắt. Cũng có những trường hợp chọn đi xe
buýt là vì không có phương tiện cá nhân nhưng số này không lớn.
- Về mức độ thường xuyên đi: Những hành khách nằm trong độ tuổi từ 18
đến 24 tuổi chủ yếu đi xe vé tháng và đi hàng ngày từ 1 đến 2 lần. Hành khách
trong độ tuổi này chủ yếu là học sinh, sinh viên. Ở những lứa tuổi khác, hành
khách chủ yếu sử dụng vé ngày với mức độ đi thường xuyên khác nhau.
- Những đặc điểm về kinh tế xã hội của du khách: Hành khách đi xe buýt chủ
yếu là học sinh, sinh viên, ngoài ra gặp một số nghề như: nhân viên văn phòng,
nội trợ, hưu trí và các nghề khác. Độ tuổi của hành khách trải dài từ 10 tuổi đến
76 tuổi; trình độ học vấn của họ cũng rất đa dạng từ học cấp 1 cho đến đại học.
Đa phần họ là những người chưa có gia đình.
- Về thu nhập của hành khách: Thu nhập của hành khách cũng rất khác
nhau, phổ biến từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng. Do phần lớn hành khách là học
sinh sinh viên nên thu nhập của đối tượng này phụ thuộc vào số tiền tiêu vặt gia
22
đình cho hàng tháng, vì vậy mà mức thu nhập thấp hơn 500 nghàn đồng cũng khá
phổ biến.
Có thể nói rằng, việc nghiên cứu sơ bộ đã bước đầu nhận dạng các đặc
điểm kinh tế xã hội của hành khách đi xe buýt ở Nha Trang. Những yếu tố này sẽ
là cơ sở quan trọng trong việc thiết kế bảng câu hỏi điều tra phục vụ cho quá
trình nghiên cứu tiếp theo.
2.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.
2.3.1. Mô hình kinh tế lượng.
Bài nghiên cứu sử dụng mô hình kinh tế lượng hồi quy đa biến để tìm ra
những nhân tố kinh tế xã hội có tác động thực sự đến cầu xe buýt tại TP. Nha
Trang hay không.
Bên cạnh đó, mô hình này sẽ phục vụ cho việc gợi ý các chính sách về
phát triển hệ thống xe buýt tại địa phương. Mô hình hồi quy với các biến cụ thể
như sau:
• Mô hình hồi quy đa biến xác định những nhân tố tác động đến chi
tiêu đầu người
Sơ đồ 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới cầu xe buýt
Giá vé
Tuổi
Giới tính
Trình độ học
vấn
Tình trạng hôn
nhân
Chi phí đi bằng
phương tiện
thay thế
Thu nh
ập
Cầu xe
buýt
23
Để thiết lập mô hình nhằm tìm ra những mức độ của các yếu tố ảnh hưởng
tới cầu xe buýt tại Nha Trang, mô hình hồi quy đa biến được xác định có các
dạng như sau:
ε
β
β
β
β
β
β
β
β
β
+
+
+
+
+
+
+
+
+
=
JOBEDUMARAGEGENPTTYPRIN
876543210
ε
β
β
β
β
β
β
β
β
β
+
+
+
+
+
+
+
+
+
=
JOBEDUMARAGEGENPTTYPRINLn
876543210
)(
N - Là số lần đi lại bằng xe buýt.
PRI – Là biến chi phí đi xe buýt hay chính là giá vé xe buýt. Kỳ vọng của
biến số này mang dấu âm (-). Theo lý thuyết kinh tế giá vé sẽ nghịch biến với số
lần đi xe của hành khách.
Y : Biến số thu nhập của hành khách. Kỳ vọng nghiên cứu mang dấu (-).
Theo kinh nghiệm và kết quả điều tra sơ bộ thì biến số thu nhập của hành khách
nghịch biến với số lần đi xe buýt.
PTT – Biến chi phí khi đi bằng phương tiện thay thế. Kỳ vọng của biến
này mang dấu dương (+). Theo lý thuyết kinh tế ta có thể cho rằng biến số chi phí
đi lại bằng phương tiện thay thế có tỷ lệ thuận với số lần đi lại bằng xe buýt.
GEN – Là biến giới tính (biến giả ), nhận giá trị 0 nếu hành khách là nữ,
nhận giá trị 1 nếu hành khách là nam. Dấu mong đợi của biến tuổi không dự đoán
được, vì ta không dự đoán đối tượng nào đi xe buýt nhiều hơn giữa hai nhóm
này.
AGE - Biến số tuổi được tính từ năm sinh của hành khách. Kỳ vọng mang
dấu (+). Người càng lớn tuổi càng đi xe buýt thường xuyên hơn do họ mong đợi
sự an toàn khi đi xe buýt. Vì vậy nghiên cứu giả định rằng tuổi của hành khách
đồng biến với số lần đi xe buýt.
EDU - Là biến thể hiện trình độ học vấn của hành khách. Kỳ vọng mang
dấu dương (+). Người có trình độ học vấn càng cao càng có ý thức đi xe buýt để
góp phần tiết kiệm, giảm ách tắc giao thông và ô nhiễm môi trường. Do đó,
nghiên cứu giả định rằng trình độ học vấn của du khách cũng có mối quan hệ
đồng biến với số lần đi xe buýt.
MAR – Biến tình trạng hôn nhân (là biến Dummy), nhận giá trị 0 nếu du
khách chưa có gia đình và giá trị 1 nếu du khách đã có gia đình. Kỳ vọng mang
dấu dương (-). Theo điều tra, cho rằng biến số tình trạng hôn nhân có quan hệ
24
nghịch biến với số lần đi xe buýt của du khách, bởi đa phần những người đã có
gia đình họ thường có phương tiện đi lại cá nhân để đi làm hoặc đi chơi với cả
gia đình.
JOB – Biến nghề nghiệp của hành khách đi xe buýt. Kỳ vọng mang dấu
dương (+). Nếu hành khách là học sinh sinh viên thì có xu hướng đi xe buýt
nhiều hơn do chi phí đi lại bằng xe buýt phù hợp với quỹ tiền của học sinh, sinh
viên.
ε là sai số ngẫu nhiên của hàm hồi qui tổng thể và đôi khi còn được gọi là
nhiễu trắng (White Noise) khi các giả định truyền thống của hàm hồi qui tổng thể
được thoả mãn.
Ln(N) – logarit cơ số e của số lần đi xe buýt.
2.3.2. Nguồn số liệu sử dụng.
Số liệu sơ cấp được thu thập từ quá trình điều tra phỏng vấn hành khách đi
xe buýt tại Nha Trang. Thông tin chủ yếu thu thập về chi phí đi lại bằng phương
tiện thay thế và những thông tin kinh tế - xã hội của hành khách.
Số liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu từ Công ty Dịch vụ Vận tải Khánh
Hòa, tài liệu của Cục thống kê Khánh Hoà, và một số bài báo trên các trang web
tin cậy.
2.3.3. Mẫu nghiên cứu và các phần mềm được sử dụng.
2.3.3.1. Mẫu nghiên cứu.
- Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu:
Chọn mẫu là quá trình chọn lựa một bộ phận tương đối nhỏ từ một tổng
thể, với tư cách là đại diện cho tổng thể nghiên cứu. Chọn mẫu nghiên cứu là
phương pháp ưu việt hơn phương pháp điều tra tổng thể. Tuy nhiên, không phải
mọi mẫu nghiên cứu đều thực sự hoàn hảo cho tổng thể nghiên cứu, nếu mẫu
được chọn không theo đúng yêu cầu.
Việc chọn mẫu được tiến hành điều tra các đối tượng mang tính đại diện
cho tổng thể. Sau khi có thông tin thu được từ mẫu nghiên cứu sẽ suy rộng cho
các đặc tính của tổng thể nghiên cứu. Cụ thể, mẫu nghiên cứu trong đề tài mẫu
được chọn bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
25
- Kích thước mẫu cần thu thập: Trong phân tích thống kê kích thước mẫu cần
thu thập phải đủ lớn để đạt được mục tiêu của đề tài và cần phải đạt được độ tin
cậy nhất định. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và kinh phí thực hiện đề tài nên
cỡ mẫu được xác định khoảng 180 mẫu.
2.3.3.2. Xây dựng bảng câu hỏi.
Bảng câu hỏi (Questionnaire) là một công cụ dùng để thu thập các thông
tin cần thiết để giải quyết vấn đề cần nghiên cứu. Từ việc nghiên cứu lý thuyết và
nghiên cứu thí điểm để xây dựng và điều chỉnh bảng câu hỏi phù hợp với thời
gian thực hiện và mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Bảng câu hỏi sẽ tập trung vào
việc thu thập các thông tin quan trọng mà mục tiêu nghiên cứu của đề tài đã đặt
ra.
Xuất phát từ mục tiêu của đề tài mà bảng câu hỏi được thiết kế với các nội
dung chủ yếu sau đây:
Phần 1: Gồm những câu hỏi liên quan đến thông tin cá nhân của người
được hỏi. Những câu hỏi đó là: Bạn làm nghề gì? Địa chỉ? Tuổi? Giới tính?
Trình độ học vấn? Tình trạng hôn nhân? Thu nhập của bạn?.
Phần này bỏ đi câu hỏi về tên của người được phỏng vấn để họ cảm thấy
thoải mái, tự nhiên hơn trong các câu trả lời của chính họ. Giúp cho lượng thông
tin ta thu thập được đầy đủ và chính xác.
Người được hỏi sẽ tự trả lời về tuổi của mình, sau đó các tuổi này sẽ được
nhóm lại theo các khoảng cho phù hợp với nghiên cứu.
Trình độ học vấn, thu nhập được chia ra theo thứ bậc, mức độ khác nhau.
Trình độ gồm có: Trung học cơ sở; Trung học phổ thông; Trung cấp; Cao Đẳng;
Đại học; Trên đại học. Tương tự, thu nhập được chia theo các khoảng: từ 500- 1
triệu đồng; từ 1-2 triệu đồng; từ 2-3 triệu đồng; từ 3-4 triệu đồng; lớn hơn 4 triệu.
Với các mức chia như thế này, người được phỏng vấn chỉ việc tích vào một trong
những ô đã nêu ra, tạo sự thuận tiện và nhanh chóng khi trả lời.
Nghề nghiệp được liệt kê như sau: học sinh, sinh viên; quân nhân; giáo
viên; nhân viên văn phòng, công nhân; hưu trí; nội trợ; buôn bán hay khách vãng
lai và nghề nghiệp khác. Việc xác định trước các nhóm nghề này giúp cho người
trả lời không bị lúng túng khi được hỏi về nghề nghiệp của mình.