Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

một số giải pháp kỹ thuật nâng cao tỷ lệ nảy mầm của hạt và nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn đến sự sinh trưởng của cây cóc đỏ con ở giai đoạn vườn ươm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.34 MB, 45 trang )

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, em xin gởi tới ban giám hiệu Trường Đại học Nha Trang,
Ban Lãnh đạo Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường lòng biết ơn và niềm
tự hào khi được học tập tại trường trong những năm qua.
Em xin chân thành cảm ơn ThS. Khúc Thị An – Trưởng bộ môn Công
nghệ Sinh học, ThS. Nguyễn Xuân Hòa - Phó phòng Thực vật biển – Viện
Hải dương học và các anh chị đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian
làm đồ án tốt nghiệp vừa qua.
Xin cảm ơn cha mẹ và bạn bè đã tạo điều kiện về vật chất và tinh thần
trong suốt thời gian thời gian qua em học và làm đồ án.
Nha Trang ngày 29/6/2012
Sinh viên thực tập
Bùi Thị Nga

i

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC BẢNG iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH iv
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Rừng ngập mặn và vai trò của nó đối với tài nguyên, môi trường và phát
triển kinh tế- xã hội 3
1.1.1 Khái niệm 3
1.1.2 Phân bố 3
1.1.3. Vai trò của rừng ngập mặn 4
1.1.3.1. Vai trò của rừng ngập mặn đối với tài nguyên, môi trường 4
1.1.3.2. Vai trò cung cấp thức ăn và nơi cư trú cho các loài thủy sản 4


1.1.3.3. Vai trò của rừng ngập mặn đối với phát triển kinh tế- xã hội 5
1.1.4. Sự suy thoái hệ sinh thái rừng ngập mặn 6
1.1.4.1. Thế giới 6
1.1.4.2. Việt Nam 8
1.2 Giới thiệu về loài Cóc đỏ 8
1.2.1.

Vị trí phân loại
8
1.2.2. Đặc điểm hình thái 9
1.2.3. Phân bố sinh thái của loài Cóc đỏ 10
1.2.4. Giá trị của loài Cóc đỏ 10
1.2.5. Tình hình nghiên cứu bảo tồn loài Cóc đỏ 11
1.3. Sự nảy mầm và một số giải pháp nâng cao khả năng nảy mầm của hạt 11
1.3.1 Sự nảy mầm 11
1.3.1.1 Định nghĩa sự nảy mầm của hạt
11
1.3.1.2 Điều kiện nảy mầm của hạt và sự phát triển của cây con.
12
1.3.2.Một số giải pháp nâng cao khả năng nảy mầm 13
1.3.2.1 Sử dụng chất kích thích nảy mầm GA
3
13
ii

1.3.2.2. Nước ấm 15
1.4. Một số đặc điểm thích nghi của thực vật ngập mặn đối với độ mặn cao của
môi trường 15
1.4.1.Cân bằng muối ở thực vật ngập mặn 15
1.4.1.1.Tích lũy muối trong cây 15

1.4.1.2.Tiết muối ra ngoài 16
1.4.2.Cân bằng nước 16
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
2.1. Đối tượng nghiên cứu 17
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 18
2.3. Phương pháp nghiên cứu 18
2.3.1 Thí nghiệm ảnh hưởng của việc xử lý hạt bằng chất kích thích nảy mầm
(GA
3
) và nước ấm ( 54
o
C) đối với tỷ lệ nảy mầm của hạt Cóc đỏ 18
2.3.2 Thí nghiệm ảnh hưởng của độ mặn nước biển đến sự sinh trưởng của cây
Cóc đỏ con 19
Chương 3 . KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 21
3.1 Khả năng nảy mầm của hạt Cóc đỏ trong điều kiện thí nghiệm 21
3.2. Ảnh hưởng của độ mặn nước biển đến sự sinh trưởng của cây Cóc đỏ con
trong điều kiện vườn ươm 24
3.2.1. Tỷ lệ sống 24
3.2.2. Tốc độ tăng trưởng 25
3.2.3. Phát triển chiều cao cây 28
3.2.4. Số lá, số nhánh 31
Chương 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 32
4.1 Kết luận 32
4.2. Kiến nghị 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO
33
PHỤ LỤC



iii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Ngày nảy mầm đầu tiên của hạt Cóc đỏ và số lượng cây con thu được sau
3 tháng gieo ở các nghiệm thức xử lý khác nhau 21
Bảng 3.2: Tỷ lệ nảy mầm của các hạt Cóc đỏ ở các nghiệm thức xử lý khác nhau 22
Bảng 3.3 Tỷ lệ sống cây Cóc đỏ trong 3 tháng thí nghiệm 25
Bảng 3.4 Tốc độ tăng trưởng của cây Cóc đỏ con ở các độ mặn nước tưới khác nhau25
Bảng 3.5: Chiều cao của cây Cóc đỏ ở các độ mặn nước tưới khác nhau 29
Bảng 3.6 Số lá đếm được trên cây Cóc đỏ ở các độ mặn nước tưới khác nhau qua
từng tháng thí nghiệm 31














iv

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 1.1. Cây Cóc đỏ ở vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa)
9
Hình 1.2. Hoa Cóc đỏ
10
Hình 1.3. Trái Cóc đỏ
10
Hình 2.1. Trái Cóc đỏ chín 17
Hình 2.2. Cây Cóc đỏ con được trồng ở Viện hải Dương học 17
Hình 2.3. Trái Cóc đỏ tốt (không bị sâu), hạt của nó và trái Cóc đỏ bị sâu 18
Hình 2.4. Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của việc xử lý hạt bằng chất kích thích nảy
mầm (GA
3
) và nước ấm (54
o
C) đối với tỷ lệ nảy mầm của hạt Cóc đỏ 19
Hình 2.5. Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của độ mặn nước biển đến sự sinh trưởng
của cây Cóc đỏ con 20
Hình 3.1. Hạt Cóc đỏ được xử lý bằng (GA
3
) nảy mầm sau 3 tháng 22
Hình 3.2. Hạt Cóc đỏ được xử lý bằng nước ấm nảy mầm sau 3 tháng 23
Hình 3.3. Hạt Cóc đỏ nảy mầm sau 3 tháng ở nghiệm thức đối chứng 23
Hình 3.4. Tốc độ tăng trưởng của cây Cóc đỏ con ở các độ mặn nước tưới khác
nhau qua các tháng thí nghiệm 27
Hình 3.5. Tương quan giữa độ mặn nước tưới và tốc độ tăng trưởng của cây Cóc
đỏ con trong điều kiện vườn ươm sau 3 tháng 27
Hình 3.6 Các cây Cóc đỏ trong vườn ươm sau khi kết thúc thí nghiệm (3 tháng) 28
Hình 3.7 Chiều cao cây Cóc đỏ con ở các độ mặn nước tưới khác nhau sau 3 tháng
thí nghiệm 29
Hình 3.8 Cây Cóc đỏ con trước thí nghiệm 30

Hình 3.9 Cây Cóc đỏ con sau 1 tháng thí nghiệm 30
Hình 3.10 Cây Cóc đỏ con sau 2 tháng thí nghiệm 30
Hình 3.11 Cây Cóc đỏ con sau 3 tháng thí nghiệm 30

1

MỞ ĐẦU

Cóc đỏ (Lumnitzera littorea (Jack) Voigt. 1845) là loài cây ngập mặn thật sự
(true mangrove) thuộc họ Bàng (Combretaceae), bộ Sim (Myrtales), lớp
Manoliopsida. Trên thế giới, loài Cóc đỏ phân bố ở vùng Đông Phi, trải dài từ vùng
Đông Nam Á đến phía Bắc Australia và Polynesia. Ở Đông Nam Á, loài này được
phát hiện ở các nước Myanmar, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore,
Philippin, Đông Timo, Brunây, Indonesia, Papua Niu Ghinê và Việt Nam (Win et
al., 2006; Guohua Su et al., 2007). Cũng như những loài cây ngập mặn khác, Cóc
đỏ có vai trò quan trọng đối với ổn định môi trường và phát triển kinh tế- xã hội ở
vùng ven bờ (Guohua Su et al., 2007). Rừng Cóc đỏ tham gia bảo vệ đường bờ
sông, biển, làng mạc khỏi sạt lở do tác động của sóng, gió, bão tố, làm ổn định môi
trường biển, cung cấp nơi cư trú, nơi sinh sản và nguồn thức ăn cho nhiều loài thủy
sản có giá trị. Cây Cóc đỏ rất có giá trị vì gỗ của chúng rất bền và chắc. Gỗ vẫn
không bị mục sau 50 năm ngâm trong nước mặn, nên thường được dùng để làm cầu,
cầu tàu, trục xe bò, làm sàn nhà, đóng giường… Hơn nữa, gỗ cây Cóc đỏ đẹp và có
mùi thơm giống như hoa hồng càng làm tăng giá trị gỗ. Đặc biệt, than của Cóc đỏ
rất tốt do có nhiệt lượng cao và giữ được nhiệt lâu hơn các loại than khác. Ngoài ra,
hoa Cóc đỏ màu đỏ, đẹp nên có giá trị trong nghệ thuật, trang trí (Rotaquio et al.,
2007).
Những tác động của con người, thiên nhiên đã làm cho những quần thể Cóc
đỏ bị cô lập và phân mảnh, điều này có thể dẫn đến giảm khả năng sinh sản hoặc
tồn tại của chúng. Do bị đe dọa tuyệt chủng cao, loài Cóc đỏ đã được đưa vào sách
đỏ cần được bảo tồn ở nhiều quốc gia trên thế giới (Guohua Su et al., 2007).

Ở Việt Nam, Cóc đỏ phân bố rất ít ở Thừa Thiên Huế, Cần Giờ, Côn Đảo,
Phú Quốc, Khánh Hòa (Pham Van Quy and Vien Ngoc Nam, 2006; Nguyễn Xuân
Hòa, 2010). Đây là loài cây quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam (Bộ Khoa
học Công nghệ và Môi trường, 1996).
Ở tỉnh Khánh Hòa, loài Cóc đỏ chỉ thấy phân bố ở vịnh Cam Ranh góp phần
làm đa dạng thành phần loài cây ngập mặn ở vùng ven biển tỉnh Khánh Hòa. Tuy
nhiên, quần thể Cóc đỏ quý hiếm nơi đây đang bị đe dọa phá hủy do những tác động
2

của con người như phá rừng ngập mặn để xây dựng ao, đìa nuôi thủy sản, phát triển
cơ sở hạ tầng, khu dân cư (Nguyễn Xuân Hòa, 2010).
Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy khả năng tái sinh ngoài tự nhiên
của loài Cóc đỏ rất thấp do hạt khó nảy mầm và cây con thường bị cua, còng cắn
đứt (Trần Quốc Dung & Nguyễn Khoa Lân, 2010; Pham Van Quy and Vien Ngoc
Nam, 2006). Một số công trình nghiên cứu cũng cho thấy rằng tỷ lệ nảy mầm của
hạt Cóc đỏ khi gieo trong điều kiện nhân tạo cũng rất thấp, chỉ đạt khoảng 2% sau 3
tháng gieo (Pham Van Quy and Vien Ngoc Nam, 2006). Những điều này làm cho
loài Cóc đỏ đang bị đe dọa biến mất ở Việt Nam và công tác trồng phục hồi các
quần thể Cóc đỏ gặp rất nhiều khó khăn do thiếu nguồn giống.
Với những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài “
Một số giải pháp kỹ thuật
nâng cao tỷ lệ nảy mầm của hạt và nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn đến sự sinh
trưởng của cây Cóc đỏ con (Lumnitzera littorea (Jack) Voigt. 1845) ở giai đoạn vườn
ươm” với các mục tiêu sau:
- Nâng cao tỷ lệ nảy mầm của hạt Cóc đỏ trong điều kiện vườn ươm.
- Xác định độ mặn thích hợp đối với cây Cóc đỏ con để đưa ra chế độ tưới hợp
lý, bảo đảm tỷ lệ sống và tốc độ sinh trưởng cao của cây con ở giai đoạn vườn ươm.
3

Chương 1: TỔNG QUAN


1.1. Rừng ngập mặn và vai trò của nó đối với tài nguyên, môi trường và phát
triển kinh tế- xã hội
1.1.1 Khái niệm
Rừng ngập mặn là một loại rừng đặc biệt ở vùng cửa sông, ven biển của các
nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Trong rừng ngập mặn chỉ có một số loài cây sống
được, đó là các cây ngập mặn bao gồm những cây gỗ, cây bụi và cây thân cỏ thuộc
nhiều họ khác nhau nhưng có một số điểm giống nhau về mặt sinh thái, sinh lý thích
nghi với môi trường lầy, mặn, thiếu oxy. Cây ngập mặn sinh trưởng và phát triển tốt
trên các các bãi bùn lầy ngập nước mặn, nước lợ ở cửa sông, ven biển và dọc theo
các sông, rạch, chịu tác động trực tiếp của thủy triều lên xuống hàng ngày, khác với
cây rừng trong đất liền và cây nông nghiệp chỉ sống được ở nơi có nước ngọt.
1.1.2 Phân bố
Rừng ngập mặn thường thấy phân bố ở vùng cửa sông, ven biển của các
nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Trên thế giới có khoảng 16.670.000 ha rừng ngập
mặn với hơn 100 loài, trong đó phần châu Á nhiệt đới và châu Úc 7.487.000ha,
châu Mỹ nhiệt đới 5.781.000 ha và châu Phi nhiệt đới 3.402.000 ha. Hai nước có
diện tích rừng ngập mặn lớn nhất thế giới là Indonêxia và Braxin. Ở các nước Đông
Nam Á như Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam rừng ngập mặn cũng phát
triển tốt do có những điều kiện thuận lợi như lượng mưa dồi dào trong năm, nhiệt
độ cao và ít biến động, giàu chất mùn và chất phù sa.
Do những tác động của con người và thiên nhiên, diện tích rừng ngập mặn
trên thế giới ngày càng suy giảm. Những năm gần đây, nhiều nước trên thế giới đã
chú trọng phục hồi và bảo tồn rừng ngập mặn, thành lập các vườn quốc gia, khu bảo
tồn, dự trữ sinh quyển nhằm bảo vệ các loài động thực vật, tổ chức nơi nghiên cứu
học tập và du lịch.
4

1.1.3. Vai trò của rừng ngập mặn
1.1.3.1. Vai trò của rừng ngập mặn đối với tài nguyên, môi trường

Rừng ngập mặn được coi là hệ sinh thái có tính đa dạng sinh học và năng
suất cao ở vùng nhiệt đới. Rừng ngập mặn không những cung cấp cho nhân dân
trong vùng các loại lâm sản như gỗ, củi, tanin, thức ăn, thuốc chữa bệnh mà còn là
nơi cư trú, sinh sản và kiếm ăn của nhiều loài thủy sản có giá trị, các loài chim
nước, chim di cư và một số động vật sống trên cạn. Rừng ngập mặn còn có những
chức năng to lớn trong việc bảo vệ đường bờ của sông, biển, chống xói lở, bảo vệ
đê điều, ruộng vườn, nhà cửa, làng mạc đồng thời điều hòa khí hậu cho khu vực.
Rễ
cây ngập mặn mọc sâu, nhiều giúp liên kết và cố định nền đáy. Vì vậy, cây có thể
đứng vững, giảm năng lượng sóng và dòng chảy, trong khi cả quần thể thực vật lại
làm trầm tích bồi tụ (Davies & Claridge, 1993; Othman, 1994). Sự bồi tụ lấn biển và
sự hình thành phát triển của rừng ngập mặn là hai hiện tượng đi kèm với nhau. Điển
hình như ở phía Tây mũi Cà Mau, đất bồi nhanh thì rừng cũng lan rộng nhanh. Chỉ
trong vòng 30 năm (1964 – 1994), hai đảo nhỏ đã hình thành ở cửa sông Ông Trang
là Cồn Trong và Cồn Ngoài (Phan Nguyên Hồng và cs., 1997).

Rừng ngập mặn làm điều hòa khí hậu trong vùng. Theo nghiên cứu về khí hậu
và vi khí hậu rừng, Blasco đã nhận xét rằng các quần xã rừng ngập mặn là một tác
nhân làm cho khí hậu dịu mát hơn, giảm nhiệt độ tối đa và biên độ nhiệt (Blasco,
1975). Hơn nữa, rừng ngập mặn được coi là “lá phổi xanh” vì nó giúp tiêu thụ một
lượng đáng kể các khí thải độc hại, tăng lượng oxi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Điều này càng có ý nghĩa hơn trong giai đoạn hiện nay khi rừng ngập mặn sẽ giúp
giảm bớt hiện tượng nóng lên của Trái đất, ngăn ngừa tình trạng dâng lên của nước
biển gây ảnh hưởng đến đời sống của những người dân ven biển.

1.1.3.2. Vai trò cung cấp thức ăn và nơi cư trú cho các loài thủy sản
Nguồn thức ăn đầu tiên phong phú và đa dạng cung cấp cho các loài thủy sản
là xác hữu cơ thực vật dạng hạt, hoặc còn gọi là mùn bã hữu cơ, đó là sản phẩm của
quá trình phân hủy xác thực vật, bao gồm: lá, cành, chồi, rễ, hoa, quả… của các cây
ngập mặn. Do vậy, vai trò của rừng ngập mặn đối với hệ sinh thái ven biển chính là

nơi cung cấp thức ăn cho các loài thủy sản nhất là tôm, cua, cá, và chắc chắn rằng sản
5

lượng khai thác thủy sản tại đây phụ thuộc vào diện tích rừng ngập mặn trong vùng.
Theo Snedaker (1978) lượng lá rơi của cây rừng ngập mặn ở nam Florida là 10- 14
tấn khô/ha/năm
Rừng ngập mặn không những cung cấp thức ăn mà còn là nơi cư trú của
nhiều loài thủy sản có giá trị như tôm, cua, cá…, đây cũng là vùng nuôi dưỡng con
non của nhiều loài thủy sản, đặc biệt là các loài tôm biển xuất khẩu. Hamilton và
Snedaker (1984) cho rằng 90% các loài sinh vật biển sống ở vùng cửa sông rừng
ngập mặn trong suốt một hoặc nhiều giai đoạn trong chu trình sống của chúng; đối
với nhiều loài thủy sản mối quan hệ đó là bắt buộc. Ví dụ điển hình là loài tôm thẻ,
loài tôm này có tập tính đẻ ở biển, cách xa bờ chừng 12km, do tác động của dòng
triều, sau khi trứng thụ tinh, ấu trùng chuyển vào vùng nước ven bờ, tìm những
vùng nước nông ở rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn ở đây vừa là nơi bảo vệ vừa là
nơi nuôi dưỡng con non của nhiều loài thủy sản. Những nghiên cứu ở Indonesia cho
thấy mối quan hệ mật thiết giữa những vùng cửa sông có rừng ngập mặn và sản
lượng đánh bắt tôm he xuất khẩu ở ven biển. Bình quân mỗi hecta đầm lầy rừng
ngập mặn cho năng suất hàng năm là 160 kg tôm xuất khẩu (Chan, 1986).
1.1.3.3. Vai trò của rừng ngập mặn đối với phát triển kinh tế- xã hội
Rừng ngập mặn là hệ sinh thái có năng suất sinh học rất cao, đặc biệt là nguồn
lợi thủy sản. Người ta ước tính trên mỗi ha rừng ngập mặn năng suất hàng năm là 91
kg thủy sản (Snedaker, 1975). Riêng đối với các loài tôm, cá, cua …sống trong rừng
ngập mặn, hàng năm thu hoạch khoảng 750.000 tấn. Tính bình quân trên mỗi ha đầm
lầy rừng ngập mặn cho năng suất hàng năm là 160kg tôm xuất khẩu ( Chan, 1986).
Tính cả các loài hải sản đánh bắt được ở vùng ven biển, cửa sông có rừng ngập mặn
thì sản lượng lên tới 925.000 tấn tương đương với 1% sản lượng đánh bắt trên toàn
thế giới.
Nhiều công trình khoa học cho thấy rằng có những mối quan hệ tương hỗ
giữa sự phong phú của nguồn lợi hải sản và năng suất đánh bắt vùng ven biển với

"tình trạng sức khỏe" của rừng ngập mặn. Điều đáng quan tâm là nguồn giống tôm,
cua, cá trong vùng rừng ngập mặn rất phong phú, đó là nơi cung cấp nguồn giống
tôm, cua, cá cho nghề nuôi thủy sản. Vì vậy, rừng ngập mặn đang thực hiện những
chức năng và vai trò sinh thái to lớn đối với tài nguyên, môi trường và sự phát triển
6

kinh tế- xã hội, đặc biệt là chúng đem lại sinh kế, nguồn thức ăn và những lợi ích
lâu dài khác cho đời sống của hàng ngàn người dân sống trong khu vực (Phan
Nguyên Hồng, 1997).
Rừng ngập mặn còn là nơi dùng để nuôi ong lấy mật. Theo thống kê thì có 21
loài cây cho mật ong như hoa đước cung cấp phấn cho ong làm mật, rừng tràm thu
hút ong mật đến làm tổ. Nhờ vào việc nuôi ong ở rừng ngập mặn mà người dân ven
biển có thu nhập kinh tế cao.
Ngoài ra, rừng ngập mặn còn cung cấp cho con người nguyên liệu làm thuốc.
Theo thống kê có khoảng 21 loài cây dùng làm thuốc như cây Đước có thể dùng để
chữa bỏng và vết thương phần mềm; cây Đưng, Đước bộp chữa bỏng, chữa sốt rét;
Muống biển chữa bệnh đau đầu, giảm sốt…
Không những làm dược liệu, các cây rừng ngập mặn còn được dùng làm củi
đốt như than Đước, Vẹt rất được ưa chuộng vì nhiệt lượng cao, ra ít khói. Một tấn
than của cây ngập mặn tương đương với 5 tấn than đá.
Rừng ngập mặn còn cung cấp cho con người những vật liệu dùng trong gia
đình như chi mắm, vẹt, đước, cóc được dùng làm cột kèo, xẻ ván làm nhà, đóng đồ
dùng thông thường, ngoài ra nó còn dùng làm nút chai, cho sợi, làm giấy, lá còn dùng
làm phân xanh.
Mặt khác, rừng ngập mặn là nguồn tài nguyên du lịch sinh thái hết sức quý
giá. Tại nhiều nước trên thế giới, những năm gần đây khách du lịch ngày càng có xu
hướng tìm đến tham quan, nghiên cứu các khu rừng ngập mặn. Theo đó, nguồn lợi
ngành du lịch thu được từ hệ sinh thái này cũng tăng lên. Rừng ngập mặn thực sự trở
thành đối tượng tiềm năng đối với hoạt động khai thác phát triển du lịch nói riêng,
kinh tế - xã hội nói chung.

1.1.4. Sự suy thoái hệ sinh thái rừng ngập mặn
1.1.4.1. Thế giới
Hệ sinh thái rừng ngập mặn đã và đang đối mặt với nhiều thách thức như diện
tích rừng ngập mặn trên thế giới liên tục suy giảm. Trong 5 năm 1990 đến 1995, đã
có 13,7 triệu ha rừng bị mất đi (FAO, 1997). Rừng mất do các yếu tố thiên nhiên, tác
động của con người (nuôi thuỷ sản, nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, đô thị hoá…)
7

Trong vài thập kỷ gần đây, rất nhiều khu vực ven biển này đã chịu sức ép ngày
càng tăng của việc phát triển đô thị và công nghiệp. Hơn 50% diện tích rừng ngập mặn
đã mất đi vì những nguyên nhân do con người gây ra. Rừng ngập mặn đã bị khai thác
quá mức hoặc chuyển sang nhiều dạng sử dụng đất khác trong đó có nông nghiệp, nuôi
trồng thuỷ sản, làm muối, phát triển đô thị và công nghiệp. Đó là còn chưa kể hết rừng
bị phá để làm đường, xây dựng đê, mương. Diện tích rừng ngập mặn đã bị giảm từ 20
đến 75% ở nhiều nước châu Á đang phát triển và vùng biển Caribê.
Chỉ riêng khu vực Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương, cho đến năm 1991 đã có
1,2 triệu ha rừng ngập mặn chuyển thành ao nuôi tôm.
Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, người ta ước tính tốc độ suy giảm rừng
ngập mặn khoảng 1%/năm (Ong, 1995). Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do việc
khai thác diện tích rừng ngập mặn để phục vụ cho mục đích nuôi tôm. Ở Philippines,
khoảng 50 % trong số 279.000 ha rừng ngập mặn bị mất đi trong giai đoạn từ năm
1951 đến 1988 do phá rừng làm ao nuôi tôm và 95% các ao nuôi tôm ở nước này trước
đó là rừng ngập mặn (Primavera, 1995). Còn ở Thái Lan, trong giai đoạn 1961 đến
1993, có đến 54,7 % diện tích rừng ngập mặn bị mất (Menasveta, 1997). Tương tự ở
Malaysia, 12% diện tích rừng bị mất trong vòng 10 năm (1980-1990).
Ở cấp quốc gia, Madagascar, Indonesia, Mexico, Pakistan, Papua New Guinea
và Panama là những nước có diện tích rừng bị mất lớn nhất trong những năm 1980.
Tổng diện tích rừng bị mất ở năm nước này là khoảng 1 triệu ha, tương đương với
diện tích Jamaica. Nhưng trong những năm 1990, Pakistan và Panama đã thành công
trong việc giảm tỷ lệ mất rừng ngập mặn. Ngược lại, Madagasca, Việt Nam và

Malaysia lại trải qua thời kỳ phá rừng tăng lên và nằm trong số năm quốc gia đứng
đầu về diện tích rừng bị mất trong thập niên 1990 và giai đoạn 2000-2005. FAO (Tổ
chức nông lương thế giới) chỉ ra rằng áp lực dân số cao, sự chuyển đổi quy mô lớn
một diện tích rừng ngập mặn sang nuôi trồng tôm cá, nông nghiệp, cơ sở hạ tầng và
du lịch, cũng như ô nhiễm và các thảm họa tự nhiên là những nguyên nhân chính dẫn
đến tàn phá rừng ngập mặn.
Như vậy, do áp lực vấn đề dân số và quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá con
người đang ngày càng tác động đến rừng ngập mặn. Vì vậy, diện tích rừng ngập mặn
suy giảm đáng kể.
8

1.1.4.2. Việt Nam
Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài trên 3.000 km, có điều kiện tự
nhiên phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loài cây ngập mặn. Tuy
nhiên, trong những năm qua do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan đã tác
động vào hệ sinh thái rừng ngập mặn làm cho diện tích rừng ngập mặn của nước ta
bị suy giảm đáng kể.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 1943 diện tích rừng
ngập mặn Việt Nam có trên 400.000 ha, tập trung nhiều nhất là vùng bán đảo Cà
Mau với 150.000 ha .Thành phần loài cây ngập mặn ở Việt Nam rất phong phú với
35 loài cây ngập mặn chủ yếu và hơn 40 loài cây tham gia rừng ngập mặn. Đến năm
1962 diện tích rừng ngập mặn giảm còn 290.000 ha và 252.000 ha vào năm 1982.
Năm 1999 diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam đã giảm xuống còn 156.608 ha và
đến năm 2005 chỉ còn khoảng 155.000 ha.
Vào những năm 80, khi phong trào nuôi tôm xuất khẩu phát triển mạnh, nhiều
diện tích rừng ngập mặn Việt Nam đã bị chuyển đổi thành đầm nuôi tôm.
Đối với các tỉnh miền Bắc Trung bộ, rừng ngập mặn bị phá để trồng cói xuất
khẩu, sau đó chuyển sang nuôi tôm nên diện tích rừng bị thu hẹp nhanh. Ở khu Đông
Bắc (Quảng Ninh) vào những năm 60 của thế kỷ 20 có khoảng 20.000 ha rừng ngập
mặn (Rollet, 1975). Do quan niệm của lãnh đạo địa phương cho các dải rừng ngập

mặn dạng bụi thấp không phải là rừng mà là đất hoang, nên tình trạng phá rừng ngập
mặn bừa bãi để lấy đất sản xuất nông nghiệp, làm ruộng muối và đặc biệt là làm đầm
nuôi tôm đã làm suy thoái và thu hẹp mạnh diện tích rừng.
Tính đến năm 1999, diện tích rừng ngập mặn của tỉnh Kiên Giang là 3.936ha
trong đó rừng trồng là 2.874ha. Tuy nhiên, dưới áp lực gia tăng dân số, chuyển đổi
cơ cấu sản xuất (phát triển nghề nuôi trồng thủy sản), thi công công trình đê biển,
rừng ngập mặn của tỉnh đã bị thu hẹp khoảng 450ha.

1.2 Giới thiệu về loài Cóc đỏ
1.2.1. Vị trí phân loại
Cóc đỏ có tên khoa học là Lumnitzera littorea (Jack) Voigt.
1845,
thuộc Chi
Lumnitzera, Họ Combretaceae (Họ Bàng),
Bộ Myrtales (bộ Sim) , lớp Manoliopsida.

9

1.2.2. Đặc điểm hình thái
Cây gỗ, cao 10-20m, đường kính 40-50cm, vỏ màu nâu sẫm, có vết nứt, mặt
trong vỏ màu nâu đỏ, phần giác màu vàng, lõi màu nâu thẫm, cành nhánh hình khúc
khuỷu, khi non màu đỏ nhạt, có nhiều mắt do những vết sẹo của lá rụng để lại.
Lá mọc cách tập trung ở đầu cành, phiến lá hình trứng ngược, mặt trên lá bóng
dài 2-8cm, rộng 1-2,5cm, đỉnh tròn có khía tai bèo, gốc hình nêm, ít gân, cuống dài
0,5-1cm, lá tích nhiều muối (hình 1.1).

Hình 1.1. Cây Cóc đỏ ở vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa)
Cụm hoa hình chùm ở đầu cành, dài 1,5-3cm. Hoa có cuống ngắn, đài 1,5-
2mm. Đài hình ống tạo thành đĩa chứa mật. Tràng 5 thùy, hình bầu dục thuôn, dài 5-
6mm, đứng, màu đỏ (hình 1.2). Một cặp bao hoa dạng vảy đính vào ống đài. Nhị 5-

10mm dài gấp đôi cánh hoa Nam, nhụy hơi nhô ra khi hoa nở, vòi nhụy và đài bền.
Bầu lô, 5 lá noãn hợp, noãn nhở 3-5mm, đính noãn treo. Hoa thụ phấn nhờ chim, đặc
10

biệt là chim hút mật và những loài ăn mật. Ong mật và ong vò vẽ cũng tham gia vào
sự thụ phấn của hoa. Những bông hoa thơm và cho rất nhiều mật.
Hình 1.2. Hoa Cóc đỏ Hình 1.3. Trái Cóc đỏ
Quả hạch, 1 hạt, hình trứng dài 3-4cm, với nhiều sợi cương mô của vỏ quả
nằm rải rác, vỏ quả trong cứng (hình 1.3). Quả non màu nâu đỏ, quả chín rụng, mùa
ra hoa là tháng 6-8, mùa quả chín là tháng 10-12.
1.2.3. Phân bố sinh thái của loài Cóc đỏ
Cây mọc ở rừng ngập mặn cửa sông, ven biển nơi ngập triều cao hoặc ít ngập
nước mặn, đất sét hơi chặt, thường mọc lẫn các loại giá (Excoexaria Agallocha), dà
(Ceriops spp), có khi mọc thành quần xã ưu thế (Trung Bộ hoặc Nam Bộ) hoặc gần
như thuần loại với mật độ dày.
Loài Cóc đỏ ( Lumnitzera littorea) là cây ngập mặn không có hiện tượng thai
sinh phân bố ở Châu Á và Châu Úc thuộc vùng nhiệt đới. Loài này phân bố từ bờ
biển phía đông Châu Phi đến phía nam Châu Á, Châu Úc, cụ thể là Việt Nam, Trung
Quốc, Xrilanca, Mianma, Thái Lan, Malaixia, Sinhgapo, Indonesia, Philippin…
Hiện nay, Cóc đỏ chính thức được phát hiện ở Cần Giờ-Tp.HCM, Phú Quốc,
Rạch Giá-Kiên Giang, Côn Đảo, Khánh Hòa nhưng số lượng không nhiều.

1.2.4. Giá trị của loài Cóc đỏ
Hoa đỏ, đẹp có giá trị trong nghệ thuật, trang trí, gỗ tốt, có thể nằm trong bùn và
nước ngập mặn lâu năm mà không bị mục nên được sử dụng làm cột, cừ hay dân địa
11

phương dùng làm công cụ lao động… Ngoài ra, nếu dùng để làm than sẽ cho nhiệt cao
và chứa ít NaCl hơn than Đước cũng như Cóc trắng nên không làm hư máy móc
1.2.5. Tình hình nghiên cứu bảo tồn loài Cóc đỏ

Cóc đỏ là loài cây quý hiếm đã được đưa vào sách đỏ cần được bảo tồn ở Việt
Nam và nhiều quốc gia trên thế giới. Vì những tác động của yếu tố tự nhiên và con
người mà những quần thể của loài này bị thay đổi, bị chia cắt và hủy diệt ngày càng
cao. Trong những năm gần đây, song song với việc bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái
rừng ngập mặn ở nhiều nước, việc phục hồi và bảo tồn một số loài cây ngập mặn có
nguy cơ tiệt chủng như Cui biển (Heritiera littoralit), Gõ biển (Intsia bijuga), Cóc đỏ
(Lumnitzera littorea) … cũng được chú trọng ( Phan Van Quy and Vien Ngoc Nam,
2006). Ở Trung Quốc, loài Lumnitzera littorea đã được trồng lại với một vùng nhỏ ở
đảo Hải Nam. Một số nước như Srilanka loài Cóc đỏ cũng được ươm trồng cho mục
đích phục hồi và bảo tồn (Jayatissa et al.,2010). Còn đảo Pohnpei (liên bang
Micronesia) đã thành lập các khu vực bảo tồn loài Cóc đỏ cùng với các loài cây ngập
mặn quý hiếm khác (Nora, 1991). Các quần thể Cóc đỏ tự nhiên ở Nam Trung Quốc,
bán đảo Mã Lai và bắc Australia đã được nghiên cứu về tính đa dạng và cấu trúc di
truyền phục vụ cho việc bảo tồn chúng (Guohua Su et al., 2007)
Ở Việt Nam, quần thể Cóc đỏ ở Cần Giờ chỉ gồm 30 cây phân bố trên diện
tích khoảng 1.000 m
2
đang được quan tâm nghiên cứu bảo tồn. Ban quản lý khu sinh
quyển Cần Giờ bước đầu đã thử nghiệm gieo ươm và trồng lại cây Cóc đỏ nhằm phục
hồi quần thể loài cây quý hiếm nơi đây (Phan Văn Quy and Vien Ngoc Nam, 2006).
Trong một nghiên cứu khác về một số nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến khả năng tái
sinh tự nhiên của cây Cóc đỏ ở Cần Giờ đã cho thấy yếu tố mùa, chất hữu cơ, pH đất
có ảnh hưởng đến khả năng tái sinh của cây Cóc đỏ. Khả năng tái sinh của cây Cóc
đỏ cao vào mùa mưa và thấp hơn vào mùa khô (Quach Van Toan Em & Vien Ngoc
Nam, 2006).
1.3. Sự nảy mầm và một số giải pháp nâng cao khả năng nảy mầm của hạt
1.3.1 Sự nảy mầm
1.3.1.1 Định nghĩa sự nảy mầm của hạt
Có rất nhiều định nghĩa về sự nảy mầm của hạt được đưa ra.
12


Theo các nhà sinh lý: “ sự nảy mầm của hạt được xác định là khi rễ con nhú ra
khỏi vỏ hạt”.
Theo nhà phân tích hạt: “sự nảy mầm là sự nhú và phát triển các cấu trúc từ
phôi hạt, các cấu trúc này yêu cầu sản sinh ra một cây bình thường dưới một điều
kiện thích hợp”
Theo ASOA 1981 “sự nảy mầm là hoạt động tiếp tục sinh trưởng của phôi khi
vỏ hạt thoái hóa và cây con nhú lên”. Đây là định nghĩa tiếp tục sinh trưởng của hạt
đã ngủ nghỉ sau khi hình thành và phát triển. Trong quá trình ngủ nghỉ của hạt không
hoạt động trao đổi chất và năng lượng hoặc hoạt động này diễn ra rất thấp.
1.3.1.2 Điều kiện nảy mầm của hạt và sự phát triển của cây con.
Nhân giống bằng hạt là phương pháp chính của quá trình sinh sản trong tự
nhiên và là phương pháp được áp dụng trên diện rộng trong nông nghiệp do tính hiệu
quả cao của nó. Hạt là một noãn đã chín, khi rụng khỏi cây mẹ nó chứa phôi và chất
dự trữ được bao bọc bởi vỏ hạt. Sự nảy mầm của hạt có thể được định nghĩa như một
loạt sự kiện xảy ra khi những hạt khô không hoạt động hút nước, kết quả là gia tăng
hoạt động trao đổi chất và khởi tạo một cây con từ phôi. Để khởi đầu sự nảy mầm,
những tiêu chuẩn sau phải có:
- Trước nhất hạt phải sống được (phôi còn sống và có khả năng nảy mầm).
- Những điều kiện môi trường thích hợp như nước đầy đủ, nhiệt độ thích hợp,
oxygen, và trong một vài trường hợp ánh sáng được cung cấp.
- Miên trạng chính phải được khắc phục.
Trong nhiều trường hợp, dấu hiệu còn sống đầu tiên của hạt nảy mầm là sự
nhú ra của rễ mầm từ vỏ hạt. Có những trường hợp đặc biệt, chồi là tín hiệu của sự
sống đầu tiên. Theo sau sự nhú ra của rễ mầm con mọc như một sinh vật dưới mặt đất
vẫn chưa dựa vào quang hợp cho sự sinh trưởng. Khi cây nhú lên từ đất, quang hợp
và dinh dưỡng bắt đầu.
Bốn giai đoạn liên quan đến sự nảy mầm của hạt và sự phát triển của cây con là:
- Sự hút nước.
- Sự tạo thành hoặc hoạt hóa enzyme.

13

- Sự biến dưỡng của những chất dự trữ, sự vận chuyển tiếp theo và sự tổng hợp
của những chất mới.
- Sự nhú ra của rễ mầm và sự sinh trưởng của cây con.
Có những chất ức chế và kích thích sinh trưởng nội sinh ảnh hưởng trực tiếp
đến sự nảy mầm của hạt. Mối quan hệ của những chất sinh trưởng thực vật đơn lẻ và
kết hợp là dựa trên những quan hệ nồng độ nội sinh của chúng với những giai đoạn
phát triển đặc biệt, những ảnh hưởng của việc áp dụng ngoại sinh và mối quan hệ của
những chất sinh trưởng thực vật với những hoạt động biến dưỡng. Những chất sinh
trưởng thực vật cũng có liên quan đến quá trình trước khi nảy mầm như sự huy động
chất dự trữ, phát triển rễ, phát triển trục hạ diệp, kích thước tử diệp, trọng lượng của
nó và sinh diệp lục tố trong tử diệp.
1.3.2. Một số giải pháp nâng cao khả năng nảy mầm
1.3.2.1 Sử dụng chất kích thích nảy mầm GA
3

Gibberellin là nhóm phytohormone thứ hai được phát hiện sau Auxin.
Gibberellin có công thức hóa học là C
19
H
22
O
6
.
Hiện nay đã được xác định có 136 GA, chúng có cấu trúc hóa học khác nhau song
đều có bộ khung gibberellane. Do các nhà khoa học
nhật bản tìm ra. GA được đặt tên theo thứ tự phát
hiện: GA
1

, GA
2
…GA
n
, trong đó có GA
3
là loại
được phân tích có cấu trúc đầu tiên, đây cũng là loại
GA có hoạt tính mạnh và được ứng dụng rộng rãi.
Các GA bản chất là các acid diterpene được tổng hợp bằng con đường
terpenoid trong lạp bào, sau đó được biến đổi hóa học trong lưới nội chất cho tới khi
hoàn thiện cấu trúc để trở thành dạng hoạt động.
GA được tổng hợp trong phôi đang sinh trưởng, lá non, rễ non, quả non và
chủ yếu trong lục lạp. Nó giúp vận chuyển không phân cực trong xylem và phloem
hay giữa các tế bào cạnh tranh. GA trong cây cũng tồn tại ở dạng tự do và liên kết
như auxin. Ngoài ra, chúng có thể liên kết với đường (thường là glucose) trở thành
dạng không hoạt động. GA khá bền vững trong cây, ít bị phân hủy.

14

 Vai trò của Gibberellin
Hiệu quả sinh lý rõ rệt nhất của GA là kích thích mạnh mẽ sự sinh trưởng kéo
dài của thân, sự vươn dài của lóng. Hiệu quả này có được là do GA kích thích mạnh
lên pha giãn của tế bào theo chiều dọc. Vì vậy khi xử lý GA cho cây đã làm tăng
nhanh sự sinh trưởng dinh dưỡng nên làm tăng sinh khối của cây, làm cho thân cây
tăng nhanh.
Nó không những kích thích sự sinh trưởng mà còn thúc đẩy sự phân chia tế
bào. GA kích thích sự nảy mầm, nảy chồi của các mầm ngủ, của hạt và củ, do đó nó
có tác dụng phá bỏ trạng thái ngủ nghỉ của chúng. Hàm lượng GA tăng lên khi chồi
cây, củ hết thời kỳ nghỉ, lúc hạt nảy mầm. Lúc này GA kích thích sự tổng hợp của các

enzyme amilaza và enzyme thủy phân khác như protease, photphatase…và làm tăng
hoạt tính của các enzyme này, vì vậy mà xúc tiến quá trinh phân hủy tinh bột thành
đường cũng như phân hủy các polymer, monome khác, tạo điều kiện cho quá trình
nảy mầm xảy ra.
Trong nhiều trường hợp GA còn kích thích sự ra hoa, tức là kích thích sự sinh
trưởng kéo dài và nhanh chóng của cụm hoa.
 Cơ chế tác dụng của Gibberellin
Một trong những quá trình có liên quan đến cơ chế tác động của gibberellin được
nghiên cứu khá kỹ là hoạt động của enzyme thủy phân trong các hạt họ lúa nảy mầm.
Gibberellin gây nên sự giải ức chế gen chịu trách nhiệm tổng hợp các enzyme
này mà trong hạt đang ngủ nghỉ chúng hoàn toàn bị trấn áp bằng các protein histon.
Gibberenllin đóng vai trò như là chất cảm ứng mở gen để hệ thống tổng hợp protein
enzyme thủy phân hoạt động.
Ngoài vai trò cảm ứng hình thành enzyme thì gibberellin còn có vai trò kích
thích sự giải phóng các enzyme thủy phân vào nội nhũ xúc tiến quá trình thủy phân
các polyme thành các monomer kích thích sự nảy mầm của loại hạt. Gibberellin xúc
tiến hoạt động của auxin, hạn chế sự phân giải của auxin do chúng có tác dụng kìm
hãm hoạt tính xúc tác của enzyme phân giải auxin, khử tác nhân kìm hãm hoạt động
của auxin. Cơ chế kích thích giãn của tế bào bởi gibberellin cũng liên quan đến hoạt
hóa bơm proton như auxin .
15

Tuy nhiên các tế bào nhạy cảm với auxin và gibberellin khác nhau có những
đặc trưng khác nhau. Điều đó liên quan đến sự có mặt các nhân tố tiếp nhận hormone
khác nhau trong các kiểu tế bào khác nhau.
1.3.2.2. Nước ấm
Xử lý hạt giống bằng nước ấm ở 54
0
C là phương pháp truyền thống trong
nông nghiệp. Sau khi được xử lý, miên trạng của hạt giống bị phá vỡ. Hơn nữa,

nước ấm còn diệt một phần mầm bệnh hại bám trên hạt, hạt hút nước nhanh tạo điều
kiện thuận lợi cho hạt nảy mầm (Mai Thành Phụng và cs, 2007).
1.4. Một số đặc điểm thích nghi của thực vật ngập mặn đối với độ mặn cao của
môi trường
Đặc điểm nổi bật phân biệt giữa cây ngập mặn với cây đất liền là khả năng
mọc trên đất mặn, thiếu không khí do ngập trong nước triều. Cây ngập mặn sống
phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới có khí hậu nóng, cường độ ánh
sáng mạnh, nên các hoạt động sinh lý của cây mang nhiều đặc điểm thích nghi với
môi trường mặn như: giữ cân bằng muối, giữ chênh lệch áp suất thấm lọc để tăng
cường khả năng hút nước…
1.4.1. Cân bằng muối ở thực vật ngập mặn
1.4.1.1. Tích lũy muối trong cây
Các loài cây ngập mặn chứa đựng một lượng muối cao trong các mô. Khi độ
mặn môi trường tăng cao, thành phần ion trong mô chủ yếu là Na
+
và Cl
-
, ngoài ra
còn có các ion khác như K
+
, Mg
2+
, Ca
2+
,… Với nhiều loài cây có khả năng hút và
tiết muối, nồng độ muối trong cây tăng tỷ lệ với tăng độ mặn của môi trường ngoài.
Nồng độ muối cao trong cây ngập mặn được cho là để giữ áp suất thấm lọc
của tế bào có giá trị thấp hơn thế năng nước của đất (Clough, 1984). Nhờ đó mà trong
môi trường độ mặn cao cây ngập mặn vẫn có thể lấy được nước từ môi trường ngoài.
Nồng độ muối cao, đặc biệt là NaCl trong tế bào chất làm ức chế hoạt động

của men (Flower và cs, 1977), và cũng do NaCl gây độc cho cây, nên bên cạnh khả
năng hút và tích lũy muối, cây ngập mặn còn có các cơ chế điều tiết muối khác như
16

điều tiết cân bằng muối bằng sự cản muối ở rễ (Field, 1984), tiết muối qua tuyến tiết
trên lá và cành non, và thải muối ra ngoài cơ thể qua các lá rụng.
1.4.1.2. Tiết muối ra ngoài
Các cây có tuyến tiết muối trên lá thuộc nhóm cây điều tiết muối bằng cách
hút muối vào qua rễ để tăng khả năng hút nước. Các loài cây tiết muối có nồng độ
muối trong lá đạt tới bằng nồng độ của nước biển. Khi nồng độ muối trong không
bào quá cao, muối được đưa dần qua tế bào thu góp của tuyến tiết muối và tiết ra
ngoài. Độ mặn trong môi trường càng cao, thì nồng độ muối trong mô lá càng đậm
đặc, tuyến tiết muối hoạt động càng mạnh để tiết muối ra ngoài.
Các loài cây không có tuyến tiết muối thì tập trung muối thừa ở lá già. Khi lá
rụng sẽ chuyển muối ra khỏi cây.
1.4.2. Cân bằng nước
Muốn giữ cân bằng nước dương, áp suất thẩm thấu của dịch tế bào phải có
giá trị thấp hơn của môi trường. Trong đó áp suất thẩm thấu của chất nguyên sinh là
thành phần chính của thế năng nước trong mô tế bào.
Các nghiên cứu trên cây mắm (Tuan et al, 1994) cho thấy thế năng và áp suất
thẩm thấu của rễ, thân, lá cây luôn luôn thấp hơn của môi trường. Môi trường càng
mặn sự cách biệt giá trị áp suất thẩm thấu của tế bào cây và của môi trường càng
lớn. Điều đó có nghĩa là sức hút nước của cây càng cao.
Một điểm nữa có liên quan tới cân bằng nước của cây ngập mặn là khả năng
hạn chế thoát hơi nước và chịu được nhiệt độ cao của môi trường. Lá cây có nhiều
cấu tạo chống mất nước như lớp cutin dày, có sáp bao phủ, lỗ khí nằm sâu trong
biểu bì và thường đóng vào ban ngày, cách sắp xếp lá trên cành thay đổi tùy theo vị
trí để tránh ánh sáng trực xạ.







17

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu
 Hạt của cây Cóc đỏ (Lumnitzera littorea (Jack) Voigt. 1845) được thu hái ở
vịnh Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa (hình 2.1.).
 Cây Cóc đỏ con được ươm trồng 6 tháng ở Viện hải Dương học (hình 2.2.).

Hình 2.1. Trái Cóc đỏ chín.

Hình 2.2. Cây Cóc đỏ con được trồng ở Viện hải Dương học
18

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Các thí nghiệm được tiến hành từ ngày 15/3/2012 đến 15/6/2012 tại Viện hải
Dương học.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Thí nghiệm ảnh hưởng của việc xử lý hạt bằng chất kích thích nảy mầm
(GA
3
) và nước ấm ( 54
o
C) đối với tỷ lệ nảy mầm của hạt Cóc đỏ
Trái Cóc đỏ chín được thu hái và nhặt quanh gốc cây, loại bỏ những trái bị
hư và sâu (hình 2.3.).

Trái sau khi thu được phơi khô dưới nắng nhẹ (không phơi trực tiếp trên sân
gạch hay sân xi măng). Sau đó các trái khô được xử lý theo các nghiệm thức sau
(hình 2.4.):


Hình 2.3. Trái Cóc đỏ tốt (không bị sâu) (a) và hạt của nó (b), trái Cóc đỏ bị
sâu (c, d).
 Nghiệm thức I: Trái được ngâm trong 24h trong dung dịch kích thích nảy
mầm acid gibberellic (GA
3
), nồng độ: 70mg/l (Klein, 1974).
 Nghiệm thức II: Trái được ngâm trong nước ấm khoảng 54-60
o
C (pha theo tỷ
lệ 2 nước sôi: 3 nước lạnh) trong 30 phút, sau đó ủ ở nhiệt độ 50
o
C trong
vòng 24h (Mai Thành Phụng và cs., 2007).
19

 Nghiệm thức III (đối chứng): Trái được ngâm trong nước lã (28-30
o
C) để ở
nhiệt độ phòng trong 24h .

Hình 2.4. Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của việc xử lý hạt bằng chất kích
thích nảy mầm (GA
3
) và nước ấm (54
o

C) đối với tỷ lệ nảy mầm của hạt Cóc đỏ
Mỗi nghiệm thức gồm 600 trái được gieo trong 3 khay xốp, mỗi khay gieo
200 trái. Các khay xốp có kích thước từ 0,6 x 0,35m chứa thể nền gồm các thành
phần sau: đất (50%), cát (20%), tro, trấu, xơ dừa (30%) (Phan Van Quy and Vien
Ngoc Nam, 2006).
Các khay gieo hạt Cóc đỏ được đặt trong nhà có mái che và được tưới bằng nước
máy. Thí nghiệm được theo dõi và thu thập số liệu hằng ngày, trong thời gian 3 tháng.
Tỷ lệ nảy mầm (%) = (số cây nảy mầm/ tổng số trái gieo) x 100
Số liệu được tính toán và xử lý bằng phần mềm Excel.
2.3.2 Thí nghiệm ảnh hưởng của độ mặn nước biển đến sự sinh trưởng của cây
Cóc đỏ con
Thí nghiệm được bố trí trong vườn ươm, với các điều kiện nhiệt độ, độ ẩm,
ánh sáng tự nhiên. Những cây Cóc đỏ con có từ 2- 4 lá, khỏe mạnh được tuyển chọn
trồng trong từng túi bầu riêng rẽ. Thí nghiệm ảnh hưởng của độ mặn nước biển đến
sự sinh trưởng của cây Cóc đỏ con được chia thành 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm
thức gồm 10 cây (hình 2.5.):
20

 Nghiệm thức I: Cây con được tưới nước với độ mặn nước biển 5‰
 Nghiệm thức II: Cây con được tưới nước với độ mặn nước biển 10‰
 Nghiệm thức III: Cây con được tưới nước với độ mặn nước biển 15‰
 Nghiệm thức IV (đối chứng): Cây con được tưới bằng nước máy (độ mặn 0‰).

Hình 2.5. Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của độ mặn nước biển đến sự sinh
trưởng của cây Cóc đỏ con
Hàng ngày cây con được tưới nước có các độ mặn tương ứng với từng nghiệm
thức nêu trên. Theo dõi và đo đạc tỷ lệ sống, tốc độ sinh trưởng của các cây Cóc đỏ
con ở các nghiệm thức sau mỗi tháng (thời gian thí nghiệm kéo dài 3 tháng).
 Các chỉ tiêu theo dõi:
 Tỷ lệ sống (%) = (số cây sống khi kết thúc thí nghiệm /tổng số cây ban

đầu)*100.
 Tốc độ sinh trưởng (cm/tháng) được tính theo công thức:
l

= l
1
-l
0

Trong đó:
l
0
: chiều cao ban đầu của cây.
l
1
: chiều cao của cây sau 1 tháng.
 Đếm số lá và số nhánh cây sau mỗi tháng thí nghiệm.

×