1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KINH TẾ
@&?
TRẦN THỊ LỆ HẰNG
Đ
Đ
O
O
À
À
A
A
Ù
Ù
N
N
T
T
O
O
Á
Á
T
T
N
N
G
G
H
H
I
I
E
E
Ä
Ä
P
P
Đ
Đ
A
A
Ï
Ï
I
I
H
H
O
O
Ï
Ï
C
C
NGHIÊN CỨU NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG
BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN HÓA TÂN BÌNH
Chuyên Ngành : Kinh Tế Thương Mại
MSSV: 44D4102
Lớp: 44KTTM
GVHD : VÕ HOÀN HẢI
Nha Trang, tháng 11 năm 2006
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
2
LỜI NÓI ĐẦU
1. Đặt vấn đề:
Từ trước đến nay, thương mại quốc tế luôn luôn đóng một vai trò quan trọng đối với
sự phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Bất kỳ quốc gia nào cũng không thể
tự sản xuất tất cả mọi thứ mình cần do không đủ nguồn lực hoặc do không có lợi thế
hơn so với các nước khác. Có nước mạnh về sản xuất mặt hàng này, nước khác lại
mạnh về sản xuất mặt hàng kia. Điều này dẫn tới một tất yếu là các nước phải mua thứ
mình cần từ nước chuyên sản xuất mặt hàng đó và bán sản phẩm của mình cho những
nước có nhu cầu. Làm như vậy, các quốc gia có thể tránh được những lãng phí khi tiến
hành sản xuất những mặt hàng mình không có lợi thế và tập trung nguồn lực để sản
xuất những hàng hoá thế mạnh của mình, góp phần vào sự phát triển kinh tế của chính
quốc gia đó cũng như của toàn thế giới.
Trong quá trình thực hiện hoạt động thương mại quốc tế, các quốc gia không thể
không quan tâm tới một số vấn đề như thuế quan, vận chuyển, thanh toán, , và đặc
biệt là bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu. Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu đóng
vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh hoạt động thương mại quốc tế, nhằm giải quyết
những khó khăn về vốn trong kinh doanh từ những rủi ro, mất mát của hàng hoá trong
quá trình vận chuyển.
Trên thế giới, bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu đã ra đời từ rất lâu và hiện nay
vẫn đang phát triển không ngừng. Ở Việt Nam, nghiệp vụ này ra đời muộn hơn nhưng
cũng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu bảo hiểm cho các đối tượng tham gia. Trong
nền kinh tế thò trường hiện nay, sự tồn tại của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần
kinh tế cùng với sự phát triển không ngừng của ngành ngoại thương Việt Nam đã và
đang tạo ra nhu cầu bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu ngày càng lớn. Chính những
yêu cầu khách quan đó đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải am hiểu sâu sắc hoạt động
kinh doanh xuất nhập khẩu, trong đó có nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
để đáp ứng với nhu cầu mới.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
3
Đối với Công ty Cổ phần Văn hóa Tân Bình, một doanh nghiệp có xuất khẩu theo
giá CIF, việc nghiên cứu sâu sắc nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là rất
quan trọng và góp phần nâng cao hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty.
Trong thời gian thực tập tại Phòng Xuất Nhập Khẩu, thuộc Công ty Cổ Phần Văn
Hóa Tân Bình, em đã nhận thức rõ vò trí và vai trò quan trọng của nghiệp vụ bảo hiểm
hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển đối với sự phát triển của Công
ty cũng như hoạt động thương mại quốc tế. Trên cơ sở đó, em đã chọn đề tài:
"Nghiên cứu nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu vận chuyển bằng đường biển
tại Công ty Cổ phần Văn Hóa Tân Bình”.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
2.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu về tình hình thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất
khẩu và đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng nghiệp vụ bảo hiểm tại Công
ty Cổ phần Văn hóa Tân Bình.
2.2 Phạm vi nghiên cứu:
Trong phạm vi đề tài này, em chỉ tập trung nghiên cứu tình hình thực hiện
nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Văn hóa Tân Bình
từ năm 2003 – 2005.
3. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp phân tích, so sánh và kết hợp với một số phương pháp khác.
4. Bố cục của đề tài nghiên cứu:
§Ị tµi nµy gåm 3 chương:
Chương I: Lý ln chung vỊ b¶o hiĨm hµng ho¸ xt nhËp khÈu vËn chun b»ng
® êng biĨn.
Chương II: Thực trạng nghiƯp vơ b¶o hiĨm hµng ho¸ XNK vËn chun b»ng ® êng
biĨn tại Công ty Cổ phần Văn hóa Tân Bình.
Chương III: Một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa
xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Công ty.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
4
5. Mục đích nghiên cứu:
Vận dụng những kiến thức đã học ở nhà trường vào thực tiễn nhằm nâng cao tầm
hiểu biết hơn về nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do còn hạn chế về kiến thức thực tế và khả năng
chuyên môn nên đề tài của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ Thầy Cô, các cô chú, anh chò trong Công ty và
các bạn để đề tài này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
5
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ
XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
I. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP
KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN:
1. Trên thế giới:
Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu là một phạm trù của bảo hiểm tài sản. Nó ra đời
và phát triển gắn liền với hoạt động giao thương quốc tế và ngành vận tải hàng hải.
Bảo hiểm hàng hải đã có lòch sử rất lâu đời. Nó ra đời và phát triển cùng với sự
phát triển của hàng hoá và ngoại thương. Khoảng thế kỷ V trước công nguyên, vận
chuyển hàng hoá bằng đường biển đã ra đời và phát triển người ta biết tránh tổn thất
toàn bộ một lô hàng bằng cách chia nhỏ, phân tán chuyên chở trên nhiều thuyền khác
nhau. Đây có thể nói là hình thức sơ khai của bảo hiểm hàng hoá.
Đến thế kỷ thứ XII, thương mại và giao lưu hàng hoá bằng đường biển giữa các
nước phát triển. Nhiều tổn thất lớn xảy ra trên biển vì khối lượng và giá trò của hàng
hóa ngày càng tăng, do thiên tai, tai nạn bất ngờ, cướp biển gây ra làm cho giới
thương nhân lo lắng nhằm đối phó với các tổn thất nặng nề có khả năng dẫn tới phá
sản. Họ đã đi vay vốn để buôn bán kinh doanh. Nếu hành trình gặp phải rủi ro gây ra
tổn thất toàn bộ thì các thương nhân được xoá nợ, nếu hành trình may mắn thành công
thì ngoài vốn vay họ còn phải trả chủ nợ một khoản tiền lãi với lãi suất rất cao. Lãi suất
cao và nặng nề này có thể coi là hình thức ban đầu của phí bảo hiểm.
Bảo hiểm hàng hoá được khơi nguồn từ các thương gia HANSEATIC và LOMBARD
tại phía bắc nước ITALIA vào cuối thế kỷ XII và đầu thế kỷ XIII.
Thuật ngữ hợp đồng chuyển từ thuật ngữ POLIZZA của tiếng ITALIA - có nghóa một
lời hứa hoặc sự cam kết.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
6
Các thương gia LOMBARD kinh doanh rất thành công, ảnh hưởng của họ lớn đến nỗi
họ thuyết phục được Vua HENRY đệ tứ của nước Anh cấp cho họ một khu vực của
thành phố LONDON để xây nhà và kinh doanh buôn bán cho an toàn.
Khu vực dành riêng này dần được biết đến như đường LOMBARD - bây giờ nổi
tiếng có các sở tài chính.
Trong giai đoạn thuyền buôn neo đậu dọc theo dòng sông Thames, mọi người luôn
nao nức chờ tàu viễn dương cập bến mang về thành phố London những hàng hóa đang
có nhu cầu lớn.
Khoảng 350 năm trước đây, một q ông tên là LLOYD mở tiệm cà phê bên dòng
sông Thames. Các thương gia thường găäp và trao đổi buôn bán tại tiệm cà phê này.
Những người ký nhận trách nhiệm thanh toán các hợp đồng bảo hiểm dùng tiệm cà phê
này làm nơi buôn bán các sản phẩm bảo hiểm.
Tiệm cà phê của ông LLOYD dần dần trở thành trung tâm giao dòch bảo hiểm.
Ngày nay chúng ta biết đến là LLOYD của LONDON.
Có thể nói lòch sử phát triển của ngành hàng hải và thương mại thế giới gắn liền
với sự phát triển của nước Anh. Thế kỷ XVII nước Anh đã có nền ngoại thương phát
triển với đội tàu buôn mạnh nhất thế giới và trở thành trung tâm thương mại và hàng hải
của thế giới. Do đó nước Anh cũng là nước sớm có những nguyên tắc, thể lệ hàng hải
và bảo hiểm hàng hải. Năm 1779, các hội viên của Lloyd's đã thu thập tất cả các
nguyên tắc bảo hiểm hàng hải và quy thành một hợp đồng chung gọi là hợp đồng
Lloyd's. Hợp đồng này đã được Quốc hội Anh thông qua và được sử dụng ở nhiều nước
cho đến 1982. Từ ngày 1/1/1982, đơn bảo hiểm hàng hải mẫu mới đã được Hiệp hội bảo
hiểm London thông qua và được sử dụng ở hầu hết các nước trên thế giới hiện nay.
Không chỉ riêng bảo hiểm hàng hải, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh
tế thế giới, các loại hình bảo hiểm cũng phát triển hết sức mạnh mẽ để đáp ứng yêu
cầu phát triển kinh tế và mọi mặt của đời sống xã hội, văn hoá và giao lưu quốc tế.
2. Tại Việt Nam:
Thời kỳ đầu, Nhà nước giao cho một Công ty chuyên môn trực thuộc Bộ Tài chính
kinh doanh bảo hiểm đó là Công ty Bảo hiểm Việt Nam nay là Tổng Công ty Bảo hiểm
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
7
Việt Nam (gọi tắt là Bảo Việt). Công ty Bảo hiểm Việt Nam được thành lập ngày
17/12/1964 theo Quyết đònh số 179/CP và chính thức đi vào hoạt động ngày 15/1/1965.
Trước năm 1964 Bảo Việt chỉ làm đại lý bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu cho
Công ty Bảo hiểm nhân dân Trung Quốc trong trường hợp mua theo giá FOB, và bán
theo giá CIF với mục đích là học hỏi kinh nghiệm.
Từ năm 1965 - 1975 Bảo Việt mới triển khai ba nghiệp vụ bảo hiểm đối ngoại trong
đó có bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu. Từ sau 1970 Bảo Việt có quan hệ tái bảo
hiểm với Liên Xô (cũ), Ba Lan, Triều Tiên. Trước đó Bảo Việt chỉ có quan hệ tái bảo
hiểm với Trung Quốc.
Từ năm 1975 - 1992 Bảo Việt đã triển khai thêm nhiều nghiệp vụ và mở rộng
phạm vi hoạt động. Từ chỗ chỉ có quan hệ tái bảo hiểm với một số nước Xã Hội Chủ
Nghóa cũ thì trong thời kỳ này Bảo Việt đã có quan hệ đại lý, giám đònh, tái bảo hiểm
với hơn 40 nước trên thế giới. Năm 1965 khi Bảo Việt đi vào hoạt động, Bộ Tài chính
đã ban hành quy tắc chung về Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển. Gần
đây, để phù hợp với sự phát triển thương mại và ngành hàng hải của đất nước, Bộ Tài
Chính đã ban hành quy tắc chung mới - Quy tắc chung 1990 (QTC-1990) cùng với Luật
Hàng hải Việt Nam. Quy tắc chung này là cơ sở pháp lý chủ yếu điều chỉnh các vấn đề
về bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển.
Trong vài năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có phần khởi sắc, hoạt động
ngoại thương phát triển mạnh mẽ đã kéo theo sự phát triển của các ngành liên quan
như ngân hàng hay bảo hiểm. Hiện nay, các Công ty bảo hiểm của Việt Nam đã quan
hệ với nhiều tổ chức, Công ty có danh tiếng hoạt động trong lónh vực bảo hiểm trên thế
giới.
Với sự phát triển lớn mạnh của nền kinh tế thò trường ở Việt Nam, sự độc quyền
trước đây trong ngành bảo hiểm đã bò phá vỡ. Nghò đònh 100/CP của Chính phủ đã cho
phép mở ra một thò trường bảo hiểm và tái bảo hiểm hết sức sôi động tại Việt Nam.
Đến nay, thò trường bảo hiểm Việt Nam đã có trên 15 Công ty bảo hiểm (nhân thọ và
phi nhân thọ) thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau (doanh nghiệp nhà nước, Công
ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty liên doanh và Công ty 100% vốn nước ngoài) và hàng
chục văn phòng đại diện của các Công ty bảo hiểm nước ngoài chính thức hoạt động.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
8
Chính vì vậy, nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu càng có triển vọng để phát
triển hơn bao giờ hết.
II. VAI TRÒ CỦA BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN:
Do đặc điểm của vận tải biển tác động đến sự an toàn cho hàng hoá được chuyên
chở là rất lớn. Vì vậy vai trò của bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng
đường biển càng được khẳng đònh rõ nét :
- Thứ nhất, hàng hoá xuất nhập khẩu phải vượt qua biên giới của một hay nhiều quốc
gia, người xuất khẩu và nhập khẩu lại ở xa nhau và thường không trực tiếp áp tải được
hàng hoá trong quá trình vận chuyển, và hàng hoá xuất nhập khẩu thường có giá trò
cao, do đó phải tham gia bảo hiểm cho hàng hoá. Ở đây, vai trò của bảo hiểm là người
bạn đồng hành với người được bảo hiểm.
- Thứ hai, vận tải đường biển thường gặp nhiều rủi ro tổn thất đối với hàng hoá do
thiên tai, tai nạn bất ngờ gây nên như: mắc cạn, đâm va, đắm chìm, cháy nổ, mất cắp,
cướp biển, bão, lốc, sóng thần vượt quá sự kiểm soát của con người. Hàng hoá xuất
nhập khẩu chủ yếu lại được vận chuyển bằng đường biển đặc biệt ở những nước quần
đảo như Anh, Singapore, Nhật, Hồng Kông do đó phải tham gia bảo hiểm hàng hoá
xuất nhập khẩu.
- Thứ ba, theo hợp đồng vận tải người chuyên chở chỉ chòu trách nhiệm về tổn thất của
hàng hoá trong một phạm vi và giới hạn nhất đònh. Trên vận đơn đường biển, rất nhiểu
rủi ro các hãng tàu loại trừ không chòu trách nhiệm, ngay cả các công ước quốc tế cũng
quy đònh mức miễn trách nhiệm rất nhiều cho người chuyên chở (Hague, Hague Visby,
Hamburg ). Vì vậy các nhà kinh doanh phải tham gia bảo hiểm hàng hoá xuất nhập
khẩu.
- Trong một giao dòch ngoại thương, sự liên quan giữa người mua, người bán và ngân
hàng, bảo hiểm nhằm di chuyển sự mất mát tài chính của một bên nào đó từ những rủi
ro ngoài khả năng kiểm soát của họ mà nó dẫn đến sự mất mát một phần hoặc toàn bộ
hàng hoá.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
9
III. SỰ CẦN THIẾT VÀ TÁC DỤNG CỦA BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP
KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN:
Ngành bảo hiểm đã ra đời do có sự tồn tại khách quan của các rủi ro mà con
người không thể khống chế được. Nếu có những rủi ro xảy ra mà không có các khoản
bù đắp thiệt hại kòp thời của các nhà bảo hiểm, đặc biệt là những rủi ro mang tính thảm
hoạ gây ra tổn thất rất lớn thì chủ tàu và chủ hàng gặp rất nhiều khó khăn về tài chính
trong việc khắc phục hậu quả do các rủi ro đó gây ra. Vì vậy, sự ra đời và việc tham gia
bảo hiểm cho hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển trở thành một nhu
cầu rất cần thiết và nó có những tác dụng sau:
- Thứ nhất, nó xuất phát từ chính đặc điểm và vai trò của vận tải biển trong thương mại
quốc tế. So với các phương thức vận tải khác, vận tải bằng đường biển có nhiều ưu điểm
nổi bật:
Bảng 01: SO SÁNH TÍNH ƯU VIỆT CỦA CÁC PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI.
Xếp
hạng
Tốc độ
Tính đều
đặn
Độ tin cậy
Năng lực
vận chuyển
Tính linh
hoạt
Giá thành
1
Đường không Đường ô tô Đường ô tô Đường thuỷ Đường ô tô Đường thuỷ
2
Đường ô tô Đường không Đường sắt Đường sắt Đường sắt Đường sắt
3
Đường sắt Đường sắt Đường thuỷ Đường ô tô Đường không Đường ô tô
4
Đường thủy Đường thuỷ Đường không
Đường không Đường thuỷ Đường không
Nguồn : Fearnleys - Oslo, Review 2005
Nhận xét:
Với những ưu điểm nổi bật như trên, vận tải bằng đường biển đã trở thành hình thức
phổ biến trong vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu. Theo các nguồn số liệu thống kê,
vận chuyển bằng đường biển chiếm tới hơn 80% lượng hàng hoá chuyên chở hàng năm.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
10
Bảng 02: BUÔN BÁN ĐƯỜNG BIỂN CỦA THẾ GIỚI THEO MỘT SỐ MẶT HÀNG
Đơn vò tính: Tỷ tấn/hải lý
Năm Dầu thô Sản phẩm
dầu
Quặng
sắt
Than Ngũ cốc Hàng khác
Tổng
2002 7.750 2.276 2.840 2.300 1.253 6.215 22.634
2003 7.985 2.584 3.015 2.453 1.478 6.436 23.951
2004 8.302 2.769 3.398 2.645 1.786 6.792 25.692
2005 8.550 3.148 3.670 2.782 1.953 6.945 27.048
Nguồn: Fearnleys - Oslo, Review 2005
- Thứ hai, giảm bớt rủi ro cho hàng hoá do hạn chế tổn thất nhờ tăng cường bảo quản
kiểm tra đồng thời kết hợp các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất.
- Thứ ba, bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu cũng đem lại lợi ích cho nền kinh tế
quốc dân, góp phần tiết kiệm và tăng thu ngoại tệ cho nhà nước. Khi các đơn vò kinh
doanh xuất nhập khẩu nhập hàng theo giá FOB, CF, xuất theo giá CIF, CIP sẽ tạo ra
khả năng cạnh tranh của bảo hiểm trong nước với nước ngoài. Nhờ có hoạt động bảo
hiểm trong nước các chủ hàng không phải mua bảo hiểm ở nước ngoài, nói cách khác là
không phải xuất khẩu vô hình.
- Thứ tư, nghóa vụ và quyền lợi của mỗi bên tham gia bảo hiểm đã trở thành nguyên tắc
thể lệ và tập quán trong thương mại quốc tế. Nên khi hàng hoá xuất nhập khẩu gặp rủi
ro gây ra tổn thất các bên tham gia sẽ được Công ty bảo hiểm giúp đỡ về mặt pháp lý
khi xảy ra tranh chấp với tàu hoặc các đối tượng có liên quan.
- Thứ năm, khi các Công ty có tổn thất hàng hoá xảy ra sẽ được bồi thường một số tiền
nhất đònh giúp họ bảo toàn được tài chính trong kinh doanh. Số tiền chi bồi thường của
các Công ty hàng năm là rất lớn chiếm khoảng 60%-80% doanh thu phí bảo hiểm.
Trong nền kinh tế mở cửa của Việt Nam hiện nay, bảo hiểm hàng hoá xuất nhập
khẩu vận chuyển bằng đường biển càng phát huy tác dụng vốn có của nó. Nó góp phần
vào việc tăng thu nhập quốc dân, giảm chi ngoại tệ.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
11
IV. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BẢO HIỂM HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU
VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN:
1. Đặc điểm và trách nhiệm của các bên liên quan trong quá trình xuất nhập khẩu
hàng hóa vận chuyển bằng đường biển:
1.1. Đặc điểm quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa vận chuyển bằng đường biển:
- Việc xuất nhập khẩu hàng hoá thường được thực hiện thông qua hợp đồng giữa
người mua và người bán với nội dung về: số lượng, phẩm chất, ký mã hiệu, quy cách
đóng gói, giá cả hàng hoá, trách nhiệm thuê tàu và trả cước phí, phí bảo hiểm, thủ tục
và đồng tiền thanh toán
- Trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá có sự chuyển giao quyền sở hữu lô
hàng hoá xuất nhập khẩu từ người bán sang người mua.
- Hàng hoá xuất nhập khẩu thường được vận chuyển qua biên giới quốc gia, phải
chòu sự kiểm soát của hải quan, kiểm dòch theo quy đònh, thông lệ của mỗi nước.
Đồng thời để vận chuyển ra (hoặc vào) qua biên giới phải mua bảo hiểm theo tập quán
thương mại quốc tế. Người tham gia bảo hiểm có thể là người mua hàng (người nhập
khẩu) hay người bán hàng (người xuất khẩu). Hợp đồng bảo hiểm thể hiện quan hệ
giữa người bảo hiểm và người mua bảo hiểm đối với hàng hoá được bảo hiểm. Nếu
người bán hàng mua bảo hiểm thì phải chuyển nhượng lại cho người mua hàng, để khi
hàng về đến nước nhập, nếu bò tổn thất có thể khiếu nại đòi người bảo hiểm bồi
thường.
- Hàng hoá xuất nhập khẩu thường được vận chuyển bằng các phương tiện khác
nhau theo phương thức vận chuyển đa phương tiện, trong đó có tàu biển. Người vận
chuyển hàng hoá đồng thời cũng là người giao hàng cho người mua. Vì vậy người
chuyên chở là bên trung gian phải có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc hàng hoá đúng quy
cách, phẩm chất, số lượng từ khi nhận của người bán đến khi giao cho người mua hàng.
«
Trách nhiệm của bảo hiểm về mặt không gian và thời gian:
Bảo hiểm này bắt đầu có hiệu lực kể từ khi hàng dời khỏi kho hay nơi chứa hàng
tại đòa điểm có ghi trên hợp đồng bảo hiểm để bắt đầu vận chuyển, tiếp tục có hiệu lực
trong quá trình vận chuyển bình thường và kết thúc tại một trong các thời điểm sau:
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
12
* Khi giao hàng vào kho hay nơi chứa hàng cuối cùng của người nhận hàng hoặc
một người nào khác tại nơi nhận có ghi tên trong hợp đồng bảo hiểm;
* Khi giao hàng cho bất kỳ kho hay nơi chứa hàng nào khác, dù trước khi tới hay
tại nơi nhận hàng ghi trong hợp đồng bảo hiểm mà người được bảo hiểm dùng làm:
- Nơi chia hay phân phối hàng hoặc
- Nơi chứa hàng ngoài hành trình vận chuyển bình thường.
* Khi hết hạn 60 ngày kể từ khi hoàn thành việc dỡ hàng khỏi tàu biển tại cảng dỡ
cuối cùng ghi trên đơn bảo hiểm.
Trong quá trình vận chuyển nói trên nếu xảy ra chậm trễ ngoài sự kiểm soát của
người được bảo hiểm, tàu đi chệch hướng dỡ hàng bắt buộc, chuyển tải ngoại lệ hoặc
thay đổi hành trình thì hợp đồng bảo hiểm vẫn giữ nguyên hiệu lực với điều kiện người
được bảo hiểm phải thông báo cho người bảo hiểm biết về việc xảy ra và phải trả thêm
phí bảo hiểm nếu có yêu cầu.
Quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa có liên quan đến nhiều bên, trong đó có bốn
bên chủ yếu là: người bán (bên xuất khẩu), người mua (bên nhập khẩu), người vận
chuyển và người bảo hiểm. Vì vậy, cần phải phân đònh rõ ràng trách nhiệm của các bên
liên quan và khi tiến hành xuất nhập khẩu hàng hoá các bên liên quan phải thực hiện
đầy đủ các nghóa vụ của mình.
1.2. Trách nhiệm của các bên trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa:
Ø
Người bán (người xuất khẩu): có trách nhiệm chuẩn bò hàng theo đúng hợp
đồng về số lượng, chất lượng, loại hàng, bao bì đóng gói, thời hạn tập kết hàng ở cảng,
thủ tục hải quan, kiểm dòch
Nếu người bán bán hàng theo giá CIF thì họ sẽ phải mua bảo hiểm cho hàng
hoá, sau đó ký hậu vào đơn bảo hiểm để chuyển nhượng quyền lợi bảo hiểm cho người
mua hàng.
Ø
Người mua (người nhập khẩu): có trách nhiệm nhận hàng từ người chuyên chở
theo đúng số lượng, chất lượng đã ghi trong hợp đồng vận chuyển và hợp đồng mua
bán, lấy giấy chứng nhận kiểm đếm, biên bản kết toán giao nhận hàng với chủ tàu,
biên bản hàng hoá hư hỏng đổ vỡ do tàu gây nên (nếu có).
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
13
Ngoài ra, người mua còn có trách nhiệm mua bảo hiểm cho hàng hoá (nếu mua
theo giá C&F, giá FOB, ) hoặc nhận từ người bán chuyển nhượng lại (mua theo giá
CIF).
Ø
Người vận chuyển (người chuyên chở): có trách nhiệm chuẩn bò phương tiện
vận chuyển đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật thương mại và kỹ thuật hàng hải, giao nhận
hàng theo đúng số lượng và thời hạn quy đònh trong hợp đồng vận chuyển.
Đồng thời, người vận chuyển còn có trách nhiệm cung cấp vận đơn (B/L) cho
người gửi hàng.
Khi giao hàng, nếu có tổn thất thì người vận chuyển phải lập biên bản kết toán
giao nhận để giới hạn trách nhiệm của mình.
Ø
Người bảo hiểm: là người có trách nhiệm đối với hàng hoá được bảo hiểm như:
kiểm tra chứng từ về hàng hoá, hành trình và bản thân con tàu vận chuyển
Khi xảy ra tổn thất thuộc phạm vi, trách nhiệm bảo hiểm, người bảo hiểm phải
tiến hành giám đònh, bồi thường tổn thất và đòi người thứ ba (nếu họ gây ra tổn thất
này).
2. Điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng
đường biển:
Điều kiện bảo hiểm là những điều quy đònh phạm vi trách nhiệm của người bảo
hiểm đối với những rủi ro tổn thất của đối tượng bảo hiểm. Vì vậy, phạm vi trách
nhiệm của người bảo hiểm phụ thuộc vào các điều kiện bảo hiểm mà các bên thoả
thuận trong hợp đồng.
Trách nhiệm của người bảo hiểm đối với hàng hoá theo các điều kiện bảo hiểm
gốc của Việt Nam được quy đònh theo bản Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hoá xuất
nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển năm 1990 do Bộ Tài chính ban hành. Quy tắc
này được xây dựng trên cơ sở điều khoản ICC ngày 1/1/1982 của Viện những người bảo
hiểm London (Institute of London Underwriters - ILU). Vì các điều kiện này được áp
dụng ở hầu hết các nước trên thế giới thay thế các điều kiện cũ ICC-1963 và trở thành
tập quán thông dụng quốc tế. Nó bao gồm các điều kiện sau:
- Institute cargo clauses C (ICC-C) - điều kiện bảo hiểm C
- Institute cargo clauses B (ICC-B) - điều kiện bảo hiểm B
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
14
- Institute cargo clauses A (ICC-A) - điều kiện bảo hiểm A
- Institute war clauses - điều kiện bảo hiểm chiến tranh
- Institute strikes clauses - điều kiện bảo hiểm đình công
So với các điều kiện bảo hiểm cũ, các điều kiện bảo hiểm mới trình bày rõ ràng,
dễ hiểu hơn. Điều kiện bảo hiểm mới đã khắc phục được sự mập mờ, khó hiểu và ngôn
ngữ cổ được sử dụng trong điều kiện bảo hiểm cũ. Tên gọi của các điều kiện là C, B, A
thay cho các tên cũ FPA, WA, AR nên dễ nhớ, dễ sử dụng hơn. Và điều cơ bản là nội
dung của các điều kiện bảo hiểm mới có những thay đổi.
v Nội dung cụ thể của các điều kiện bảo hiểm mới như sau :
a. Điều kiện bảo hiểm C (ICC- C).
a.1. Rủi ro được bảo hiểm :
- Cháy hoặc nổ;
- Tàu hay xà lan bò mắc cạn, đắm hoặc lật úp;
- Tàu đâm va nhau hoặc tàu, xà lan hay phương tiện vận chuyển đâm va phải bất
kỳ vật thể gì bên ngoài không kể nước hoặc bò mất tích;
- Dỡ hàng tại cảng lánh nạn;
- Phương tiện vận chuyển đường bộ bò lật đổ hoặc bò trật bánh;
- Hy sinh vì tổn thất chung;
- Ném hàng khỏi tàu.
a.2. Những tổn thất, chi phí và trách nhiệm khác:
- Tổn thất chung và chi phí cứu hộ được điều chỉnh hay xác đònh bằng hợp đồng
vận tải hoặc theo luật lệ và tập quán hiện hành;
- Những chi phí và tiền công hợp lý cho việc dỡ hàng lưu kho và gửi tiếp hàng hóa
được bảo hiểm tại cảng dọc đường hay cảng lánh nạn do hậu quả của một rủi ro thuộc
phạm vi hợp đồng bảo hiểm;
- Những chi phí mà người được bảo hiểm hoặc đại lý của họ đã chi nhằm phòng
tránh hoặc giảm nhẹ tổn thất cho hàng hoá được bảo hiểm hoặc những chi phí kiện tụng
để đòi người thứ ba bồi thường;
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
15
- Phần trách nhiệm mà người được bảo hiểm phải chòu theo điều khoản "hai bên
cùng có lỗi" ghi trong hợp đồng vận tải.
a.3. Rủi ro loại trừ :
Trừ khi có thỏa thuận khác, người bảo hiểm không chòu trách nhiệm đối với
những mất mát, hư hỏng hay chi phí gây ra bởi:
- Chiến tranh, nội chiến, cách mạng, khởi nghóa hoặc hành động thù đòch;
- Việc chiếm, bắt giữ, cầm giữ tài sản hoặc kiềm chế và hậu quả của chúng;
- Mìn, thuỷ lôi, bom hay những vũ khí chiến tranh khác đang trôi dạt;
- Đình công, cấm xưởng, rối loạn lao động hoặc bạo động;
- Người đình công, công nhân bò cấm xưởng, người gây rối loạn lao động hoặc bạo
động, kẻ khủng bố hay hành động vì động cơ chính trò;
-Việc sử dụng các vũ khí chiến tranh có dùng đến năng lượng nguyên tử, hạt nhân
hoặc chất phóng xạ;
- Khuyết tật vốn có tính chất đặc biệt của hàng hoá bảo hiểm;
- Hành động ác ý hay cố ý của bất cứ người nào.
Trong mọi trường hợp, người bảo hiểm không chòu trách nhiệm đối với những mất
mát, hư hỏng và chi phí do:
- Việc làm xấu cố ý của người được bảo hiểm;
- Chậm trễ là nguyên nhân trực tiếp;
- Tàu hay xà lan không đủ khả năng đi biển và do tàu, xà lan, phương tiện vận
chuyển hoặc container không thích hợp cho việc chuyên chở hàng hoá mà người được
bảo hiểm hay người làm công cho họ đã biết về tình trạng đó vào thời gian bốc xếp
hàng hoá ;
- Bao bì không đầy đủ hoặc không thích hợp;
- Hao hụt tự nhiên, hao mòn tự nhiên, rò chảy thông thường;
- Chủ tàu, người quản lý tàu hoặc thuê tàu không trả được nợ hoặc thiếu thốn về
mặt tài chính gây ra.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
16
b. Điều kiện bảo hiểm B (ICC- B):
b.1. Rủi ro được bảo hiểm:
Như điều kiện C và mở rộng thêm một số rủi ro sau:
- Động đất, núi lửa phun, sét đánh;
- Nước cuốn khỏi tàu;
- Nước biển, nước sông chảy vào tàu, xà lan, hầm hàng, phương tiện vận chuyển,
container hoặc nơi chứa hàng;
- Tổn thất toàn bộ của bất kỳ kiện hàng nào do rơi khỏi tàu hoặc rơi trong khi xếp
hàng lên hay đang dỡ hàng khỏi tàu hoặc xà lan.
b.2. Những tổn thất, chi phí và trách nhiệm khác:
Như điều kiện C.
b.3. Rủi ro loại trừ:
Như điều kiện C.
c. Điều kiện bảo hiểm A (ICC- A):
c.1. Rủi ro được bảo hiểm:
Theo điều kiện này, người bảo hiểm chòu trách nhiệm về mọi rủi ro gây ra mất
mát hư hỏng cho hàng hoá bảo hiểm trừ những rủi ro đã được loại trừ. Rủi ro được bảo
hiểm theo điều kiện bảo hiểm này bao gồm cả rủi ro chính (tàu mắc cạn, đắm, cháy,
đâm va nhau, đâm va phải những vật thể khác, mất tích ) và những rủi ro phụ (hư
hỏng, đổ vỡ, cong, bẹp, gỉ, hấp hơi, thiếu hụt, trộm cắp, không giao hàng ) do tác
động ngẫu nhiên bên ngoài trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ, giao nhận, bảo quản,
lưu kho hàng hoá.
c.2. Những tổn thất, chi phí và trách nhiệm khác:
Như điều kiện B, C.
c.3. Rủi ro loại trừ:
Như điều kiện B, C; loại trừ thiệt hại do hành động ác ý gây ra.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
17
d. Điều kiện bảo hiểm chiến tranh:
Theo điều kiện này, người bảo hiểm phải bồi thường những mất mát, hư hỏng của
hàng hoá do:
- Chiến tranh, nội chiến, cách mạng, nổi loạn, khởi nghóa hoặc xung đột dân sự
xảy ra từ những biến cố đó hoặc bất kỳ hành động thù đòch nào;
- Chiếm đoạt, bắt giữ, kiềm chế hoặc cầm giữ;
- Mìn, thuỷ lôi, bom hoặc các vũ khí chiến tranh khác;
- Tổn thất chung và chi phí cứu nạn.
Phạm vi không gian và thời gian bảo hiểm đối với rủi ro chiến tranh hẹp hơn các
rủi ro thông thường. Bảo hiểm bắt đầu có hiệu lực khi hàng hoá được xếp lên tàu biển
và kết thúc khi được dỡ khỏi tàu tại cảng cuối cùng hoặc khi hết hạn 15 ngày kể từ nửa
đêm ngày tàu đến cảng dỡ cuối cùng, tùy theo điều kiện nào xảy ra trước. Nếu có
chuyển tải, bảo hiểm vẫn tiếp tục có hiệu lực cho đến khi hết hạn 15 ngày kể từ nửa
đêm ngày tàu đến tàu đến cảng chuyển tải.
Đối với rủi ro mìn và ngư lôi, trách nhiệm của người bảo hiểm được mở rộng ra cả
khi hàng hoá còn ở trên xà lan để vận chuyển ra tàu hoặc từ tàu vào bờ nhưng không
vượt quá 60 ngày kể từ ngày dỡ hàng khỏi tàu, trừ khi có thỏa thuận đặc biệt khác.
e. Điều kiện bảo hiểm đình công:
Theo điều kiện bảo hiểm này, chỉ bảo hiểm cho những mất mát, hư hỏng của hàng
hoá được bảo hiểm do:
- Người đình công, công nhân bò cấm xưởng hoặc những người tham gia gây rối
loạn lao động, bạo động hoặc nổi dậy;
- Hành động khủng bố hoặc vì mục đích chính trò;
- Tổn thất chung và chi phí cứu nạn.
Người bảo hiểm chỉ bồi thường những tổn thất do hành động trực tiếp của những
người đình công mà không chòu trách nhiệm về những thiệt hại do hậu quả của đình
công gây ra.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
18
3. Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển:
3.1. Khái niệm:
Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển là một
văn bản trong đó người bảo hiểm cam kết sẽ bồi thường cho người tham gia bảo hiểm
các tổn thất của hàng hoá theo các điều kiện bảo hiểm đã ký kết, còn người tham gia
bảo hiểm cam kết trả phí bảo hiểm.
3.2. Tính chất:
- Là một hợp đồng bồi thường (contract of indemnity): khi có tổn thất xảy ra người bảo
hiểm có trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm theo thiệt hại thực tế và chế
độ bảo đảm bảo hiểm đã thỏa thuận.
- Là một hợp đồng của lòng trung thực (contract of good faith): người được bảo hiểm
phải khai bảo trung thực, không có ý đồ xấu làm thiệt hại đến người bảo hiểm và ngược
lại người bảo hiểm có trách nhiệm bảo đảm bồi thường đúng mức. Sự tín nhiệm của
hợp đồng bảo hiểm thể hiện ở quyền lợi bảo hiểm (insurable interests). Muốn được bồi
thường khi có tổn thất xảy ra thì người được bảo hiểm phải có quyền lợi bảo hiểm vào
thời điểm xảy ra tổn thất. Nếu khi xảy ra tổn thất mà người được bảo hiểm chưa có
quyền lợi bảo hiểm, nghóa là chưa có sở hữu về hàng hóa thì sẽ không được bồi thường
cho dù tổn thất xảy ra là do một rủi ro được bảo hiểm gây ra và nằm trong hiệu lực của
bảo hiểm.
- Là một hợp đồng chuyển nhượng.
3.3. Các loại hợp đồng:
Trong hợp đồng bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
người ta chia ra làm hai loại hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng bảo hiểm chuyến và hợp
đồng bảo hiểm bao:
ª Hợp đồng bảo hiểm chuyến (Voyage Policy):
Hợp đồng bảo hiểm chuyến là hợp đồng bảo hiểm cho một chuyến hàng được vận
chuyển từ đòa điểm này đến một đòa điểm khác ghi trong hợp đồng bảo hiểm. Người
bảo hiểm chỉ chòu trách nhiệm về hàng hoá trong phạm vi một chuyến. Hợp đồng bảo
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19
hiểm chuyến thường được trình bày dưới hình thức đơn bảo hiểm hay giấy chứng nhận
bảo hiểm do người bảo hiểm cấp. Đơn bảo hiểm chính là một hợp đồng bảo hiểm
chuyến đầy đủ.
Hợp đồng bảo hiểm chuyến thường dùng bảo hiểm cho những lô hàng nhỏ, lẻ tẻ,
không có kế hoạch chuyên chở nhiều lần.
ª Hợp đồng bảo hiểm bao (Hợp đồng bảo hiểm mở):
Hợp đồng bảo hiểm bao là hợp đồng bảo hiểm trong đó người bảo hiểm nhận bảo
hiểm cho một khối lượng hàng vận chuyển trong nhiều chuyến kế tiếp nhau trong một
thời gian nhất đònh (thường là một năm) hoặc nhận bảo hiểm cho một khối lượng hàng
hoá vận chuyển nhất đònh không kể đến thời gian. Tất cả các chuyến hàng thuộc phạm
vi bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm bao đều được bảo hiểm một cách tự động, linh
hoạt và phí bảo hiểm thường được trả theo thời gian thoả thuận, thường là theo tháng.
Hợp đồng bảo hiểm bao có lợi ích cho cả người bảo hiểm và người được bảo
hiểm. Người bảo hiểm đảm bảo thu được một khoản phí bảo hiểm trong thời hạn bảo
hiểm. Người được bảo hiểm vẫn được người bảo hiểm chấp thuận bảo hiểm ngay cả khi
hàng đã xếp lên tàu vận chuyển rồi mà chưa kòp thông báo bảo hiểm. Hợp đồng bảo
hiểm bao dùng để bảo hiểm cho hàng hoá xuất nhập khẩu thường xuyên khối lượng lớn
vận chuyển làm nhiều chuyến. Điều khoản huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm quy đònh cho
phép một bên có thể huỷ bỏ hợp đồng hoặc bất kỳ một phần nào của hợp đồng với điều
kiện phải thông báo trước (thường là 30 ngày).
4. Nôïi dung của hợp đồng bảo hiểm:
Hợp đồng bảo hiểm được in sẵn thành mẫu thường bao gồm 2 mặt: mặt trước gồm
các thông tin về người bảo hiểm, người được bảo hiểm và đối tượng bảo hiểm; mặt sau
in sẵn các quy đònh cơ bản về bảo hiểm. Mẫu của các nước khác nhau có thể khác nhau
song hiện nay hầu hết các nước, các Công ty đều sử dụng mẫu đơn bảo hiểm của Hiệp
hội bảo hiểm London từ tháng 4 năm 1982 theo quy đònh của ICC-1982. Nội dung của
hợp đồng bảo hiểm bao gồm:
- Tên, đòa chỉ, số hiệu tài khoản ở ngân hàng của người bảo hiểm và người được
bảo hiểm.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
20
- Tên hàng hoá được bảo hiểm, số lượng, trọng lượng, loại bao bì, cách đóng
gói
- Loại tàu chuyên chở: tên tàu, tuổi tàu, cờ tàu, trọng tải, dung tích
- Số vận đơn
- Cách xếp hàng lên tàu
- Nơi đi, nơi đến, nơi chuyển tải
- Ngày gửi hàng
- Thời gian khởi hành và thời gian cả hành trình
- Điều kiện bảo hiểm, giá trò bảo hiểm, số tiền bảo hiểm
- Nơi giám đònh tổn thất, nơi thanh toán bồi thường
- Đòa điểm và ngày ký hợp đồng.
- Ký tên, đóng dấu.
Những nội dung trên được ghi tóm tắt trên đơn bảo hiểm cấp cho mỗi chuyến hàng
tham gia bảo hiểm.
Ngoài ra, hợp đồng bảo hiểm còn ghi các điều khoản về quyền và trách nhiệm
của mỗi bên, trong đó có một số nội dung cơ bản như sau:
4.1. Giá trò bảo hiểm:
Giá trò bảo hiểm là giá trò thực tế của lô hàng. Giá trò thực tế của lô hàng có thể là
giá hàng hoá (giá FOB) cũng có thể bao gồm: giá hàng hoá, cước phí vận chuyển, phí
bảo hiểm và các chi phí liên quan khác. Công thức xác đònh:
V = C + I + F
Trong đó: V - là giá trò bảo hiểm của hàng hoá
C - là giá hàng tại cảng đi (giá FOB)
I - là phí bảo hiểm
F - là cước phí vận tải
Ngoài ra để đảm bảo quyền lợi của mình, người được bảo hiểm có thể bảo hiểm
thêm cả khoản lãi dự tính do việc xuất nhập khẩu mang lại. Khi xuất nhập khẩu theo
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
21
giá CIF hoặc CIP thì theo tập quán giá trò bảo hiểm sẽ tính thêm 10% lãi dự tính. Như
vậy khi xuất nhập khẩu theo giá CIF thì:
V = 110% * CIF
Trong đó: R - tỷ lệ phí bảo hiểm.
4.2. Số tiền bảo hiểm:
Số tiền bảo hiểm là toàn bộ hay một phần giá trò bảo hiểm do người được bảo
hiểm yêu cầu và được bảo hiểm.
Về nguyên tắc, số tiền bảo hiểm chỉ có thể nhỏ hơn hoặc bằng giá trò bảo hiểm.
Nếu số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trò bảo hiểm thì phần lớn hơn đó sẽ không được tính.
Ngược lại, nếu Số tiền bảo hiểm thấp hơn giá trò bảo hiểm, người bảo hiểm sẽ chỉ bồi
thường bằng số tiền bảo hiểm ghi trong hợp đồng.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trò bảo hiểm. Đó là
khi đối tượng bảo hiểm được bảo hiểm trùng. Bảo hiểm trùng có nghóa là cùng một rủi
ro, một giá trò bảo hiểm được đồng thời bảo hiểm ở nhièu Công ty bảo hiểm khác nhau.
Tổng số tiền bảo hiểm từ các hợp đồng này sẽ lớn hơn giá trò bảo hiểm của đối tượng
bảo hiểm. Nhưng khi xảy ra sự cố thuộc phạm vi bảo hiểm của nhiều hợp đồng thì
những người bảo hiểm liên quan có quyền chia sẻ trách nhiệm bồi thường. Số tiền bồi
thường được xác đònh theo công thức:
Số tiền Số tiền bảo hiểm của hợp đồng
bồi thường của = Trò giá thiệt hại x
từng hợp đồng Tổng số tiền bảo hiểm của các hợp đồng
Trong xuất nhập khẩu nếu số tiền bảo hiểm chỉ bằng giá trò hóa đơn hay giá FOB
hoặc giá CFR thì người được bảo hiểm chưa bảo hiểm đầy đủ giá trò hay nói cách khác
là bảo hiểm dưới giá trò.
4.3. Phí bảo hiểm, tỷ lệ phí bảo hiểm:
Phí bảo hiểm là một khoản tiền mà người được bảo hiểm phải trả cho người bảo
hiểm để được bồi thường khi có tổn thất do các rủi ro đã thoả thuận gây nên. Phí bảo
R
1
F
C
CIF
-
+
=
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
22
hiểm thường được tính toán trên cơ sở xác suất của những rủi ro gây ra tổn thất hoặc
trên cơ sở thống kê tổn thất của nhiều năm trên một loại hàng hoá được bảo hiểm nhằm
đảm bảo trang trải tiền bồi thường và có lãi. Như vậy phí bảo hiểm được tính toán trên
cơ sở tỷ lệ phí bảo hiểm và phụ thuộc vào số tiền bảo hiểm hoặc giá trò bảo hiểm. Để
lập công thức tính phí bảo hiểm cần có các chỉ tiêu sau:
R : là tỷ lệ phí bảo hiểm
I : là phí bảo hiểm
A : là số tiền bảo hiểm
V : là giá trò bảo hiểm
Thì : I = R * A (nếu A < V)
Hoặc I = R * V (nếu A = V)
Đối với hàng hoá xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay thì phí bảo hiểm được tính
theo công thức sau: I = R * CIF
Do CIF = C + I + F = C + ( R * CIF) + F
Nên :
Đối với hàng xuất khẩu từ Việt Nam theo giá CIF và mua bảo hiểm trong nước
thì:
Trong đó: a là phần trăm lãi dự tính và thường bằng 10% của số tiền bảo hiểm
hoặc giá trò bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực ngay sau khi phí bảo hiểm
được trả, người bảo hiểm có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm nếu người được bảo
hiểm không thực hiện đúng nghóa vụ trả phí bảo hiểm hoặc có quyền từ chối bồi thường
khi rủi ro xảy ra.
5. Cách thức mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển:
Thông thường các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu tiến hành mua bảo hiểm bằng
hai cách:
- Trực tiếp với Công ty bảo hiểm.
R
1
F
C
CIF
-
+
=
a)(1*
R
1
F
C
A +
-
+
=
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
23
- Gián tiếp qua Công ty môi giới bảo hiểm .
Trên thế giới, phần lớn các khách hàng đều mua bảo hiểm hàng hóa gián tiếp qua
Công ty môi giới bảo hiểm vì những Công ty này có nghiệp vụ chuyên môn cao, thông
tin nghiệp vụ rộng và họ sẽ bảo vệ được quyền lợi cho người được bảo hiểm. Hơn nữa
nhiều chủ hàng không thông thạo về nghiệp vụ bảo hiểm, không nắm vững giá cả trên
thò trường bảo hiểm cho nên dễ bò mắc phí bảo hiểm cao. Ở Việt Nam chúng ta hiện
nay, các chủ hàng đều mua trực tiếp tại các Công ty bảo hiểm.
Khi khách hàng yêu cầu được mua bảo hiểm, người khai thác viên của Công ty
bảo hiểm sẽ cung cấp và hướng dẫn khách hàng làm giấy yêu cầu bảo hiểm, sau đó
chuẩn bò hợp đồng để ký với khách hàng.
§ Thủ tục bảo hiểm gồm có:
a. Giấy yêu cầu bảo hiểm:
Khi muốn mua bảo hiểm cho một lô hàng xuất khẩu, người có nhu cầu bảo hiểm
phải làm giấy yêu cầu bảo hiểm theo mẫu in sẵn của Công ty bảo hiểm trong đó bao
gồm các đề mục như: loại hàng hóa cần được bảo hiểm, giá trò hàng hóa, quy cách
đóng gói, cảng xếp dỡ, tên tàu vận chuyển, các điều kiện yêu cầu bảo hiểm … Sau đó
người có nhu cầu bảo hiểm thương lượng trực tiếp hoặc qua telex với Công ty bảo hiểm
để được cấp đơn hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm. Khi nhận được giấy yêu cầu bảo
hiểm, người khai thác viên phải kiểm tra xem chứng từ có hợp lệ không.
b. Cấp đơn bảo hiểm hay giấy chứng nhận bảo hiểm:
Sau khi nộp giấy yêu cầu bảo hiểm để được người bảo hiểm xét duyệt và cấp đơn
bảo hiểm hay giấy chứng nhận bảo hiểm thì người được bảo hiểm phải thực hiện những
nghóa vụ sau: Nộp phí bảo hiểm đúng thời hạn: theo nguyên tắc bảo hiểm chỉ có hiệu
lực khi đã thanh toán phí bảo hiểm. Công ty Bảo hiểm Việt Nam chấp nhận thời hạn
nộp phí như sau:
+ Đối vơi ngoại tệ : 15 ngày kể từ ngày phát đơn bảo hiểm.
+ Đối với tiền Việt Nam: 07 ngày kể từ ngày phát đơn bảo hiểm.
c. Sửa đổi – bổ sung đơn bảo hiểm:
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
24
Trường hợp khách hàng xin điều chỉnh trò giá bảo hiểm như giá FOB, CFR và
điều kiện bảo hiểm thì phải tính lại giá CIF và tính lại phí bảo hiểm bằng hình thức cấp
cho khách hàng một giấy sửa đổi bổ sung (endorsement) và thu lệ phí sửa đổi đơn.
Phần chênh lệch tăng: đề nghò khách hàng thanh toán thêm phí; phần chênh lệch giảm:
bảo hiểm sẽ hoàn trả phí cho khách hàng.
Trường hợp điều chỉnh B/L, trọng lượng, số kiện thì không thu lệ phí, không cần
phát giấy sửa đổi bổ sung mà có thể điều chỉnh ngay trên đơn có đóng dấu sửa đổi
trước khi cấp đơn.
Riêng điều chỉnh tên tàu cần phải đánh giấy sửa đổi.
Trường hợp khách hàng yêu cầu huỷ đơn, phải xem xét lý do, chủ yếâu phải xem
xét hợp đồng mua bán, nếu thực sự hai bên đã thoả thuận huỷ bỏ việc mua bán thì cấp
cho khách hàng giấy sửa đổi huỷ đơn, hoàn trả lại cho khách hàng toàn bộ số phí đã thu
và trừ lệ phí hủy đơn đồng thời thu hồi lại toàn bộ đơn gốc đã cấp để huỷ.
6. Khiếu nại đòi bồi thường trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển
bằng đường biển:
6.1. Nghóa vụ của người được bảo hiểm khi xảy ra tổn thất:
Khi phương tiện chuyên chở bò tai nạn và đe doạ đến sự an toàn cho hàng hoá của
người được bảo hiểm thì người được bảo hiểm phải có trách nhiệm thông báo cho các
cơ quan chức năng nơi gần nhất như cơ quan hàng hải, cơ quan bảo hiểm để các cơ
quan này có biện pháp phối hợp theo dõi, phòng bò cho tàu và hàng hoá. Nếu được
thông tin hay phát hiện thấy thực tế hàng hoá bò tổn thất thì người được bảo hiểm cần
làm ngay các công việc sau:
- Thông báo cho người bảo hiểm biết và nếu thấy tình hình hàng hoá tổn thất hoặc
nghi ngờ có tổn thất thì cần làm giấy yêu cầu đề nghò người giám đònh ngay. Việc giám
đònh hàng hoá được bảo hiểm bò tổn thất phải do người bảo hiểm tiến hành theo đơn đề
nghò của người được bảo hiểm. Nếu vụ tổn thất không được giám đònh viên của người
bảo hiểm giám đònh thì sẽ không được chấp nhận bồi thường.
- Thực hiện các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất. Thực ra, việc đề phòng
và hạn chế tổn thất cho hàng hóa nói chung trong hợp đồng bảo hiểm là để chỉ những
trường hợp hàng hoá bò rủi ro (thuộc phạm vi bảo hiểm như: cháy, nổ, mắc cạn ) đe
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
25
doạ tàu khi tàu chở hàng đang trên đường hành trình hoặc neo đậu tại bến cảng dọc
đường.
- Việc bảo vệ tài sản trước những tình huống có nguy cơ thuộc phạm vi trách
nhiệm của hợp đồng bảo hiểm đều đòi hỏi sự nỗ lực của cả hai bên và khi đó chưa cần
xét đến biện pháp giải quyết bồi thường của người bảo hiểm.
- Xuất phát từ những đặc điểm này, người bảo hiểm có quy đònh việc người bảo
hiểm tham gia vào các biện pháp cứu hộ và bảo vệ hàng hoá đều không thể coi là dấu
hiệu của sự khước từ hay chấp nhận việc từ bỏ hàng hoá.
6.2. Thủ tục khiếu nại đòi bồi thường:
Khiếu nại là sự thỉnh cầu hay yêu cầu người bảo hiểm bồi thường trên cơ sở những
chứng cứ do người được bảo hiểm đưa ra. Hồ sơ khiếu nại để đòi người bảo hiểm bồi
thường gồm nhiều loại giấy tờ khác nhau nhưng phải chứng minh được:
- Người khiếu nại có lợi ích bảo hiểm;
- Hàng hoá đã được bảo hiểm;
- Tổn thất thuộc rủi ro được bảo hiểm;
- Mức độ tổn thất;
- Thực hiện nguyên tắc thế quyền để người bảo hiểm có thể đòi được người thứ ba
bồi thường.
6.3. Hồ sơ khiếu nại đòi bồi thường phải bao gồm các loại giấy tờ sau đây:
1- Đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm (bản gốc);
2- Vận đơn đường biển (bản gốc) và hợp đồng thuê tàu (nếu có);
3- Hoá đơn thương mại;
4- Hoá đơn về các chi phí khác (nếu có);
5- Giấy chứng nhận trọng lượng, số lượng;
6- Biên bản kết toán nhận hàng với tàu;
7- Phiếu đóng gói;
8- Văn bản, giấy tờ liên quan tới việc đòi người thứ ba bồi thường và trả lời (nếu
có);
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com