Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

thiết kế, lắp đặt hệ thống chuẩn bị nhiên liệu dùng dầu thực vật cho động cơ d12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 80 trang )

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay nền kinh tế toàn cầu đã phát triển rất nhanh, trong sự phát
triển đó ngành động cơ đốt trong đóng vai trò rất quan trọng. Nó không chỉ giảm
bớt sức lao động, sự độc hại cho con người mà còn tạo ra ngày càng nhiều sản
phẩm có số lượng và chất lượng cao.
Hiện nay gần như hầu hết các loại động cơ đốt trong sử dụng nhiên
liệu Diesel làm nguồn nhiên liệu chính, nguồn nhiên liệu này là sản phẩm có trong
dầu mỏ được khai thác trong tự nhiên. Với những nước không có nguồn dầu mỏ q
giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho phải nhập rất nhiều sản lượng dầu trong một
năm.
Trong những năm gần đây, giá cả dầu Diesel luôn biến động và tăng rất
nhanh, con người đã tìm ra nhiều loại nhiên liệu mới để thay thế cho nhiên liệu
diesel, trong đó có nhiên liệu được làm từ dầu thực vật.
Ở dầu thực vật có những tính chất khác nhiều so với dầu Diesel, do vậy
trong hệ thống chuẩn bò nhiên liệu cho động cơ cần phải lắp thêm một số bộ phận
để xử lý các tính chất đó gần giống với tính chất dầu Diesel.
Với mục đích trên, em đã được bộ môn Động Lực Khoa Cơ Khí Trường Đại
Học Thuỷ sản giao cho thực hiện đề tài tốt nghiệp với nội dung” Thiết kế, lắp đặt
Hệ thống chuẩn bò nhiên liệu dùng dầu thực vật cho động cơ D12 “.
Nội dung thực hiện gồm 3 chương:
Chương1: Khái quát hệ thống chuẩn bò nhiên liệu động cơ Diesel.
Chương 2: Thiết kế, lắp đặt Hệ thống chuẩn bò nhiên liệu dùng dầu thực vật
cho động cơ D12
Chương 3: Hạch toán giá thành và kết luận.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trang 2

Sau hơn 3 tháng tìm tòi nghiên cứu, với sự hướng dẫn tận tình của Thầy


Th.S. Phùng Minh Lộc, đến nay đề tài đã hoàn thành. Do bước đầu làm quen công
tác nghiên cứu khoa học, trình độ còn hạn chế nên chắc chắn trong đề tài này còn
nhiều thiếu sót. Rất mong được sự chỉ bảo của thầy cô và các bạn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn Thầy Th.S Phùng Minh Lộc, thầy Hồ
Đức Tuấn, cùng các thầy trong Khoa Cơ Khí đã giúp đỡ em trong suốt quá trình
thực hiện thực hiện đề tài này.

Nha Trang, ngày 20 tháng 0 6 năm 2006
Sinh viên thực hiện


LÊ VĂN BÌNH
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trang 3

Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG CHUẨN BỊ
NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL.

I.1. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU ĐỐI VỚI HỆ THỐNG CHUẨN BỊ
NHIÊN LIỆU CỦA ĐỘNG CƠ DIESEL:
I.1.1. Nhiệm vụ:
Hệ thống chuẩn bò nhiên liệu có các nhiệm vụ chính như sau :
- Tiếp nhận nhiên liệu ( từ các kho ở trên bờ hoặc từ các tàu tiếp dầu ), dự trữ
, bảo quản nhiên liệu;
- Cung cấp nhiên liệu cho đôïng cơ chính, động cơ phụ, nồi hơi phụ hoạt động
trong mọi điều kiện;
- Phân ly và lọc sạch khỏi nước và tạp chất trong nhiên liệu . Hâm nóng
nhiên liệu nặng lên nhiệt độ nhất đònh trước khi đưa vào động cơ hoạt động
- Ngoài ra còn đảm bảo việc vận chuyển nhiên liệu trong các khoang, két dự

trữ để góp phần cân bằng tàu, cũng như chuyển dầu từ dưới tàu lên bờ hoặc sang
tàu khác.
- Đối với động cơ sử dụng dầu Diesel, là sản phẩm của dầu mỏ, nó có ưu điểm
là : năng suất toả nhiệt cao, nên giảm lượng dư trữ trên tàu, tăng được thời gian
hoạt động của tàu.
Bên cạnh đó, nhiên liệu lỏng tạo kiện thuận lợi cho việc cơ giới hoá và tự
động hoá việc cấp dầu.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trang 4

Hiện nay người ta có xu hướng sử dụng nhiên liệu nặng do giá rẻ ( chỉ bằng
35% giá dầu nhẹ ). Nhiên liệu nặng có chất lượng kém, khi sử dụng có thể xảy ra
một số vấn đề kỹ thuật sau:
- Hệ thống thiết bò phức tạp cồng kềnh: phải có thiết bò phân ly, lọc sạch nước
và tạp chất, thiết bò hâm nóng dầu để giảm độ nhớt, phải cho thêm một số hoá chất
để trơ hoá lưu huỳnh.
- Làm tăng sự ăn mòn và mài mòn xilanh và piston của động cơ;
- Chất lượng dầu nhờn giảm nhanh;
- Nhiều chi tiết của động cơ thường xuyên bò đóng cấu cặn . Vòi phun hay bò tắc.
I.1.2. Yêu cầu đối với hệ thống:
Hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel phải thoả mãn các yêu cầu sau:
- Hệ thống nhiên liệu phải đảm bảo động cơ làm việc bình thường trong mọi
điều kiện. Lúc tàu nghiêng 15
0
, chúi 5
0
các thiết bò của hệ thống vẫn đảm bảo cung
cấp đầy đủ nhiên liệu cho động cơ trong thời gian dài;
- Tất cả các két nhiên liệu, đường ống dẫn nhiên liệu không được bố trí ở trên
các thiết bò toả nhiệt như: ống khí xả của động cơ, bầu tiêu âm, động cơ điện…và

không đặt cạnh các két nước ngọt, dưới các phòng ở, mỗi két phải có ống thông khí
và ống này phải đặt ở trên mặt hở của boong. Ngoài ra còn phải có ống tràn.
- Các bơm để chuyển nhiên liệu bao giờ cũng có hai bơm ( một bơm làm việc
và một bơm dự phòng ), có sản lượng sao cho bơm đầy két lớn nhất trong thời gian
2 – 4 giờ.
Nếu hệ thống dùng nhiên liệu nặng thì nhất thiết phải bố trí thêm két nhiên
liệu nhẹ có dung tích không nhỏ hơn 20% dung tích nhiên liệu nặng, dùng để chạy
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trang 5

cho động cơ trong các trường hợp: Khởi động động cơ, trước khi tắt động cơ và
chạy tốc độ thấp.
- Nếu dùng nhiên liệu nặng thì phải hâm nhiên liệu trước khi cấp vào động cơ
tới nhiệt độ ( 70 – 90 )
0
C có lúc tới 120
0
C để đảm bảo độ nhớt ( 2 – 6 )
0
E. Còn khi
lắng trong các két phải hâm tới ( 50 – 70 )
0
C để đảm bảo lắng và phân ly có hiệu
quả nhất.
- Thể tích két dầu trực nhật hàng ngày bảo đảm cho động cơ chính, động cơ
phụ làm việc ở công suất đònh mức:
+ Không nhỏ hơn 12giờ đối với nhiên liệu nặng.
+ Không nhỏ hơn 8 giờ đối với nhiên liệu nhẹ.
- Ngoài ra hệ thống chuẩn bò nhiên liệu phải dễ bảo quản, làm vệ sinh, đơn
giản, giá thành thấp.










PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trang 6

I.2. SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG CHUẨN BỊ
NHIÊN LIỆU CỦA ĐỘNG CƠ DIESEL.
I.2.1. Hệ thống chuẩn bò nhiên liệu động cơ Diesel tàu thuỷ.
I.2.1.1. Sơ đồ nguyên lý của hệ thống chuẩn bò nhiên liệu Diesel
(nhẹ).










Hình I.1. Sơ đồ hệ thống chuẩn bò nhiên liệu Diesel ( nhẹ ).
1. Động cơ Diesel chính (máy chính); 2. Nồi hơi phụ độc lập; 3. Lọc thô;
4. Bơm cấp -(điện); 5. Két nhiên liệu hàng ngày dùng cho động cơ chính; 7. Két

nhiên liệu hàng ngày dùng cho động cơ phụ; 8. Bơm chuyển-tay; 9. Bơm chuyển-
điện; 10. Lọc thô; 11. Ống chuyển nhiên liệu khỏi tàu; 12. Ống nhận nhiên liệu;
13. Lọc thô; 14. Két dự trữ nhiên liệu; 15. Thiết bò phân ly; 16. Động cơ Diesel
phụ ( máy phụ) ; 17. Két tháo ; 18. Lọc thô kép

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trang 7

*Nguyên lý hoạt động:
Với sơ đồ trên tất cả máy chính 1, máy phụ 16 và nồi hơi phụ độc lập 2 đều
sử dụng chung một loại nhiên liệu đó là nhiên liệu Diesel nhẹ. Khi nhận nhiên liệu
nó tự chảy qua ống nhận 12, qua lọc thô 13 vào các két dự trữ 14. Từ két dự trữ 14
nhiên liệu đươc bơm chuyển –điện 9 hoặc bơm tay 8 hút và cấp qua lọc thô 10, vào
các két hàng ngày của nồi hơi độc lập 5, của máy chính 6, của máy phụ 7.
Trong sơ đồ trên các két nhiên liệu được bố trí trên cao. Từ các két nhiên liệu
hàng ngày này nó sẽ tự chảy tương ứng qua các van chăn đóng mở nhanh được dẫn
động từ xa, đi đến các động cơ Diesel phụ 16 và qua lọc kép 18 đến các động cơ
Diesel chính 1.
Nhiên liệu được cấp đến nồi hơi độc lập nhờ bơm cấp-điện 4, qua lọc 3. Thiết
bò phân ly 15 được dùng để làm sạch nhiên liệu (tách nước, tạp chất cơ học và nhũ
tương ra khỏi nhiên liệu ) từ két dự trữ 14 để cấp các két hàng ngày 5,6,7. Nhiên
liệu rò rỉ từ các động cơ Diesel và từ đáy két hàng ngày được đưa về két tháo 17.
Từ két tháo, nhiên liệu được thiết bò phân ly 15 làm sạch và chuyển trở về các két
hàng ngày hoặc khi cần nó được bơm 9 chuyển trực tiếp trở lại các két hàng ngày
mà không qua thiết bò phân ly . Khi cần lấy nhiên liệu ra khỏi két hàng ngày người
ta có thể sử dụng bơm 9 chuyển nhiên liệu qua ống 11.







PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trang 8

I.2.1.2. Sơ đồ nguyên lý của hệ thống chuẩn bò nhiên liệu Diesel
(nặng).














Hình 1.2. Sơ đồ hệ thống chuẩn bò nhiên liệu nặng động cơ Diesel.
1. Động cơ phụ; 2. Động cơ chính; 3. Bầu hâm nóng; 4. Bơm cấp nhiên liệu; 5.
Phin lọc kép; 6. Két trực nhật; 7. Đường ống xả dầu bẩn; 8. Két lắng; 9. Nồi hơi ;
10. Đường ống dẫn dầu lên bờ, sang taù khác ; 11. Ống nạp trên boong ; 12. Phễu
lọc ; 13. Két dự trữ nhiên liệu nặng; 14. Két dự trữ nhiên liệu nhẹ; 15. Phin lọc ; 16.
Bơm diện ; 17. Bơm tay ; 18. Két trực nhật của dầu nhẹ; 19. Máy phân ly

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trang 9


*Nguyên lý hoạt động:
Nhiên liệu được nạp thông qua ống nạp 11 trên boong, qua phễu lọc 12 vào
két dư trữ 13 ( nếu là nhiên liệu nặng ) hoặc két 14 (nếu là nhiên liệu nhẹ). Nhiên
liệu nặng được bơm điện 16 hoặc bơm tay 17 hút qua phin lọc 15 , đẩy vào két
lắng 8, hoặc vào két trực nhật cho nồi hơi 9. Từ két lắng nhiên liệu tự chảy xuống
máy phân ly 19 và được đưa vào két trực nhật 6. Dầu bẩn từ két lắng 8 được xả ra
ngoài qua van và đường ống 7 vào két dầu bẩn.
Nhiên liệu nặng từ két trực nhật chảy qua phin lọc kép 5 đến bơm cấp nhiên
liệu 4 , sau đó được nén qua bầu hâm nóng 3, hâm nóng tới nhiệt độ (80 ÷90)
0
C và
cấp vào bơm cao áp của động cơ chính 2.
Két trực nhật 18 nhận trực tiếp dầu nhẹ từ két dự trữ qua bơm 16 hoặc qua
máy phân ly để cung cấp dầu nhẹ cho các động cơ phụ 1 và động cơ chính 2 hoạt
động trong trường hợp khởi động,trước khi dừng, đảo chiều hoặc chạy non
tải.Đường ống 10 dùng để chuyển dầu lên bờ hoặc sang các tàu khác.








PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trang 10

I.2.2. Hệ thống chuẩn bò nhiên liệu động cơ Diesel ôtô và tónh tại
cỡ nhỏ.

I.2.1.1. Sơ đồ nguyên lý của hệ thống chuẩn bò nhiên liệu động cơ
Diesel ôtô.







Hình I.3. Sơ đồ hệ thống chuẩn bò nhiên liệu Diesel ôtô.
1. Miệng két dầu; 2. Két dầu; 3. Nút xã dầu; 4. Van; 5,8. Lọc nhiên liệu;
6. Van an toàn; 7. Bơm chuyển nhiên liệu; 9. Dầu đến BCA;
*Nguyên lý hoạt động:
Đối với động cơ ôtô, việc tiếp nhận nhiên liệu rất dễ dàng và thường xuyên,
bên cạnh đó để đảm bảo gọn nhẹ, đơn giản nên người ta thường lắp đặt két dầu 2
tương đối nhỏ.
Nhiên liệu được đổ trực tiếp vào két dầu. Trước khi đến bơm chuyển nhiên
liệu 7, nhiên liệu đi qua lọc thô 5, van an toàn 6 làm việc khi áp suất dầu lớn hơn
áp suất cho phép, sau bơm chuyển nhiên liệu 7 người ta lắp thêm một lọc tinh 8.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trang 11

I.2.1.2. Sơ đồ nguyên lý của hệ thống chuẩn bò nhiên liệu động cơ
Diesel tónh tại cỡ nhỏ.







Hình I.4. Sơ đồ hệ thống chuẩn bò nhiên liệu động cơ tónh tại cỡ nhỏ
1. Miệng két dầu; 2. Két dầu; 3. Nút xả dầu; 4. Van chặn; 5 . Lọc
nhiên liệu; 6. Dầu đến BCA;
*Nguyên lý hoạt động:
Nguyên lý hoạt động của hệ thống chuẩn bò nhiên liệu động cơ tónh tại cỡ nhỏ
rất đơn giản, nhiên liệu được chứa trong két dầu 2 đặt trên cao, lợi dụng thế năng,
nhiên liệu tự chảy qua lọc 5.
Van chặn 4 được khoá lại khi độïng cơ ngừng hoat động.

I.2.3. Hệ thống chuẩn bò nhiên liệu động cơ D12.
Động cơ D12 là loại động cơ nhỏ, hệ thống nhiên liệu đơn giản, dễ sử dụng,
bảo quản và sửa chữa.



PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trang 12










Hình 1.5. Sơ đồ hệ thống chuẩn bò nhiên liệu động cơ D12.
1. Miệng két nhiên liệu ; 2. Két nhiên liệu; 3. Lọc thô; 4. Van; 5. Lọc tinh;

*Nguyên lý hoạt động:
Nhiên liệu được đưa vào két nhiên liệu 2 thông qua miệng két 1, két nhiên
liệu 2 được đặt trên cao, lợi dụng thế năng nên không cần dùng bơm chuyển nhiên
liệu vẫn có thể tự chảy đến lọc tinh 5, van 4 được đóng chặt khi tắt máy.

I.3. CÁC BỘ PHẬN CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG CHUẨN BỊ NHIÊN
LIỆU CỦA ĐỘNG CƠ DIESEL.
I.3.1. Thùng nhiên liệu (két nhiên liệu):
Bao gồm thùng nhiên liệu hàng ngày và thùng nhiên liệu dự trữ. Thùng nhiên
liệu hàng ngày cần có dung tích đảm bảo chứa đủ số nhiên liệu cho động cơ hoạt
động liên tục trong một khoảng thời gian đònh trước .
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trang 13

Thùng nhiên liệu dự trữ không được đặt bên dưới nồi hơi và buồng ở, cầu
thang,ống khí xả, thiết bò điện,…
Các két nhiên liệu được đặt cách thành sau của nồi tối thiểu là 600 mm và
cách vỏ của nó 450 mm.
Để hạn chế sự dao động lớn của mặt thoáng nhiên liệu trong két chứa lớn,
người ta bố trí bên trong két các tấm ngăn dọc thông nhau được hoặc chia két lớn
thành 2÷3 két nhỏ theo chiều ngang và được nối với nhau bằng các đoạn ống dẫn.
Ngoài két nhiên liệu hàng ngày, két nhiên liệu dự trữ còn có thể có két lắng
đọng, két tháo, két nhiên liệu bẩn.
I.3.2. Bơm thấp áp.
Bơm có chức năng hút nhiên liệu từ thùng chứa hăng ngày rồi đẩy đến bơm
cao áp. Hệ thống nhiên liệu có thể không có bơm thấp áp nếu thùng chứa nhiên
liệu hàng ngày được đặt ở vò trí cao hơn động cơ để nhiên liệu tự chảy đến bơm cao
áp.
Năng suất của bơm chuyển phải bằng( 1,5÷2 ) lần lượng cung cấp đònh mức
của động cơ. Cột áp được xác đònh theo vò trí tương đối của bơm chuyển, bình lọc

và BAC và phải đủ lớn để thắng trở lực đường ống và chủ yếu để tạo ra áp suất
thẩm thấu qua lọc.
Lượng cung cấp ở các máy Diesel không lớn nên bơm tháp áp thường là loại
bơm piston kép, bơm bánh răng ăn khớp ngoài , ăn khớp trong hoặc bơm phiến trượt.
I.3.2.1. Bơm piston kép hay còn gọi là bơm tác dụng hai chiều. Trong loại
bơm này piston làm việc cả hai phía, do đó có hai buồng làm việc A,B; hai van hút
2,6; và hai van đẩy 3,5 . Trong một chu kỳ làm việc của bơm có hai quá trình hút
và hai quá trình đẩy ( khi buồng A hút thì buồng B đẩy và ngược lại ).
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trang 14











Hình 1.6. Sơ đồ cấu tạo của bơm piston kép
1. Đầu vào của nhiên liệu; 2,6 . Van hút; 3,5. Van đẩy; 4. Đầu ra của nhiên liệu.
*Nguyên lý làm việc:
Khi piston chuyển động về phía bên trái van hút 6 và van đẩy 3 mở ,
đồng thơiø van hút 2 và van đẩy 5 đóng lại, quá trình này nhiên liệu được đưa
vào buồng B, và nhiên liệu có trong buồng A được đưa lên trên thông qua
van đẩy 3.
Khi piston chuyển động về phía phải van hút 2 và van đẩy 5 mở , đồng
thời van hút 6 mở và van đẩy 3 đóng lại, nhiên liệu trong buồng B được lên

trên thông qua van đẩy 5.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trang 15

I.3.2.2. Bơm bánh răng:
Gồm hai bánh răng ăn khớp với nhau trong một vỏ bơm. Nhiên liệu chuyển từ
bọng hút A qua bọng đẩy B nhờ các rãnh răng quay vòng theo vỏ bơm.

Hình 1.7. Sơ đồ cấu tạo của bơm bánh răng ăn khớp ngoài.
1. Bánh răng chủ động; 2. Vỏ bơm; 3. Đầu hút; 4. Bánh răng bò động ; 5. Đầu
đẩy; A. Bọng hút; B. Bọng đẩy
*Nguyên lý hoạt động:
Bánh răng chủ động 1 gắn liền trên trục chính của bơm ăn khớp với bánh
răng bò động 4, cả hai bánh răng đều đặt trong vỏ bơm. Khi bơm làm việc , bánh
răng chủ động quay kéo bánh răng bò động quay theo chiều mũi tên, nhiên liệu
chứa đầy trong các rãnh C giữa các răng ngoài vùng ăn khớp được chuyển từ bọng
hút qua bọng đẩy vòng theo vỏ bơm (theo chiều chuyển động của bánh răng ). Vì
thể tích trong bọng đẩy giảm khi các răng của hai bánh răng ăn khớp , nên chất
lỏng bò chèn ép và đồn vao ống đẩy 5 với áp suất cao. quá trình này gọi là quá
trình đẩy của bơm. Đồng thời với quá trình đẩy, thì ở bọng hút xảy ra quá trình hút
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trang 16

như sau : thể tích chứa nhiên liệu tăng ( khi các bánh răng ra khớp ), áp suất giảm
xuống thấp hơn áp suất trên mặt thoáng của bể hút làm cho chất lỏng chảy qua
ống hút 3 vào bơm.
Như vậy quá trình hút và đẩy của bơm xảy ra đồng thời và liên tuc khi bơm làm
việc.
I.3.3. Lọc nhiên liệu.

Trong hệ thống nhiên liệu của động cơ diesel có các bộ phận được chế tạo và
lắp ráp với độ chính xác rất cao như : đầu phun, cặp piston-xylanh của bơm cao áp,
van triệt hồi. Các bộ phận này dễ bò hư hại nếu trong nhiên liệu có tạp chất cơ học.
Bởi vậy nhiên liệu phải được lọc sạch trước khi đến bơm cao áp.
Yêu cầu lọc sạch tạp chất cơ học có kích thước lớn hơn ( 3÷5
)micromet.Trong dầu đốt còn có thể lẫn nước, các hạt keo nhựa như hắc ín, nhựa
đường. Sự có mặt của chúng dễ làm cho các mối ghép chính xác ở BCA, vòi phun
bò kẹt cứng, nước có thể làm cho động cơ khó khởi động, nổ không đều, vì vậy cần
phải tách chúng ra.
Trong quá trình sử dụng cần phải thường xuyên theo dõi chất lượng lọc, tình
trạng của các bình lọc, và kòp thời rửa, vệ sinh và thay chúng cần thiết.
Kết cấu của các loại bình lọc và phần tử lọc rất đa dạng. Yêu cầu chung của
các bình lọc là: làm việc tin cậy có hiệu quả, có kích thước nhỏ gọn nhất, sử dụng
và bảo dưỡng đơn giản, dễ dàng. Các bình lọc có kích thước nhỏ thường bố trí
ngay trên động cơ. Còn trên các động cơ Diesel cở lớn nhiều khi người ta bố trí
chung thành cụm thiết bò tự điều khiển riêng .
Thông thường trong hệ thống dầu đốt máy diesel người ta bố trí 4 loại lọc: lọc
sơ, lọc thô, lọc tinh và lọc rất tinh.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trang 17

Lọc sơ đặt ở miệng bình chứa dầu nó giữ lại các rác cùng với các hạt cứng có
kích
thước
lơn
khoảng (
0,1÷0,22
) mm.

I.3.3.1.

Lọc
thô.














PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trang 18











Hình I.8. Bình lọc thô của máy D50, D70 ( Nga ).

Nó gồm phần tử lọc ngoài 2 và phần tử lọc trong 1. Đó là các cốc hình trụ
dạng sóng , phía ngoài được quấn các dây đồng thau.
Dầu bẩn vào chứa ở xung quanh cốc 2, ngấm qua nó vào cốc 1 rồi vào trung
tâm, trở thành dầu sạch để đi đến lọc tinh.
Trục hình côn số 3 thực chất nó là van 3 ngả. Nó cho phép dừng 1 trong 2 bình
để kiêm tra sửa chữa, thay thế hoặc vệ sinh ruột của nó, trong khi bình kia vẫn làm
việc.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trang 19

I.3.3.2. Lọc tinh.
















Hình I.9. Bình lọc tinh của máy d50.
Phần tử lọc là các khoanh nỉ ép lại. Dầu bẩn từ phía ngoài thấm qua các

khoanh nỉ này đi vào trung tâm sẽ trở thành dầu sạch. Các hạt rắn có kích thước
0,04mm sẽ được giữ lại phía ngoài vỏ lọc. Lõi lọc có thời gian sử dụng 400 giờ.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trang 20

I.3.4. Ống dẫn nhiên liệu.
Gồm có ống cao áp và ống thấp áp. ống cao áp dẫn nhiên liệu có áp suất cao
từ bơm cao áp đến vòi phun. Ống thấp áp dẫn nhiên liệu từ thùng chứa đến bơm
cao áp và dẫn nhiên liệu về thùng chứa.
Ống dẫn thường là loại ống có tiết diện tròn. Vật liệu ống khác nhau, tuỳ từng
loại ống cao áp hay thấp áp mà người ta sử dụng vật liệu làm ống bằng kim loại, nhựa…
Đối với ống thấp áp người ta thường sử dụng ống làm bằng nhựa, cao su.
Đường ống cao áp người ta các ống làm bằng thép cacbon và thép không gỉ,
đồng thau, đồng đỏ, các hợp kim đồng-niken, lưỡng kim và nhôm .
Qui phạm qui đònh:
Ống thép, ống đồng và ống hợp kim đồng phải là ống không hàn, nếu ống đó
được dùng cho các đường ống có áp suất làm việc từ 5 kG/cm
2
trở lên.
Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng máy, giảm bớt sự toả nhiệt ra buồng
máy và giảm tổn thất nhiệt các đường ống dẫn nhiên liệu có nhiệt đo mặt ngoài
vượt quá 60
0
C cần phải được bọc cách nhiệt. Tuỳ theo nhiệt độ của nhiên liệu được
dẫn qua ống mà người ta sử dụng các loại vật liệu cách nhiệt khác nhau cho lớp
cách nhiệt của ống ( sợi thuỷ tinh, bột , vải amiăng…).
Kết cấu lớp cách nhiệt được thể hiện sau đây:






Hình
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trang 21

1.10. Kết cấu lớp cách nhiệt
1. Ống;
2. Lớp cách nhiệt thứ nhất ;
3. Lớp cách nhiệt thứ 2;
4. Lưới bọc .
I.3.5. Van.
I.3.5.1. Van chặn.
Cấu tạo của van chặn phụ thuộc chủ yếu vào chức năng công dụng của van,
kích cở van và dòng chảy qua van.















Hình 1.11. Van khoá
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trang 22

1. Thân; 2. Bệ van; 3. Đóa van; 4. Đệm kín; 5. Chèn đệm; 6. Trục; 7. Vô lăng;
8. Đầu vào; 9. Đầu ra.
Đây là loại van chặn thông dụng trong hệ thống nhiên liệu Diesel. Phần tử
đóng kín là đóa van 3 được truyền động bằng trục 6, ép sát đóa van 3 vào bệ van 2.
Đóa van 3 được nâng hạ nhờ việc điều khiển vô lăng 7.
Thân các loại van có thể bằng gang đúc hoặc đồng đúc, nó cũng có thể được
tiện hoặc hàn. Đệm kín 4 thường là các vòng cao su tổng hợp hoặc phi kim loại .
Cơ cấu chèn đệm 5 dùng để chèn chặt đệm kín vào khe giữa thân van và trục van
để bòt kín không cho dầu rò rỉ qua trục van khi trục van chuyển động lên xuống.
Ren để dòch chuyển trục lên xuống là ren hình thang. Khi quay theo chiều kim
đồng hồ van đóng. Về nguyên tắc, để đỡ rò rỉ môi chất qua đệm trục, phía đệm
trục bao giờ cũng là phía áp suất thấp khi đóng van.
I.3.5.2.Van một chiều và van an toàn.
a. Van một chiều:
Van một chiều (còn gọi là clapê một chiều ) chỉ cho dòng chảy đi theo một
hướng








Hình I.12. Van một chiều hình cốc.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Trang 23

1. Thân van
2. Đế van










Hình 1.13. Van một chiều hình nấm
1. Đầu vào; 2. Đế van; 3. Thân van; 4. Đầu ra; 5. Đệm kín bằng cao su
Van một chiều được lắp trên đường cung cấp nhiên liệu giữa bơm và két trực
nhật, có nhiệm vụ không cho nhiên liệu chảy ngược trở lại. Trong trường hợp này
bơm ngừng hoạt động, sửa chữa bơm hoặc bơm bò sự cố.
Khi bơm hoạt động, áp suất được tạo ra giữa đầu vào và đầu ra của va một
chiều. Khi áp suất cửa vào lớn hơn áp suất cửa ra một chút van sẽ tự động mở cho
dòng nhiên liệu đi đến két trựt nhật. Trường hợp ngược lại ,khi ngừng bơm hoặc khi
bơm bò sự cố, áp suất phía đầu vào giảm xuống van một chiều sẽ tự động đóng lại
ngăn không cho dòng nhiên liệu chảy về lại bơm.
b. Van an toàn:
Van toàn chỉ khác van một chiều ở chỗ độ chênh áp suất dầu ở đầu vào và đầu
ra phải đạt những trò số nhất đònh thì van mới mở. Van an toàn được bố trí ở những
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trang 24


thiết bò có áp suất cao, thường là sau bơm. Nó dùng để phòng trường hợp khi áp
suất vượt quá mức qui đònh. Khi áp suất trong một thiết bò nào đó vượt quá mức qui
đònh thì van an toàn sẽ mở ra để xả nhiên liệu về thiết bò có áp suất thấp.










Hình 1.14. Van an toàn
1.Vỏ van; 2. Viên bi van an toàn; 3. Đường dầu vào; 4. Đường dầu ra; 5. Mũ
ốc điều chỉnh; 6. Lò xo.
I.3.6. Máy phân ly.
Phân ly là một trong những hình thức lọc sạch nhiên liệu nhất , vì nó không
những các tạp chất cơ học mà còn có khả năng tách nước và thành phần keo nhựa
ra khỏi nhiên liệu.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trang 25

Trong các thiết bò Diesel chạy bằng nhiên liệu nhẹ , người ta sử dụng một
máy phân ly để tách nước, các tạp chất vô cơ và cơ học; các thiết bò Diesel chạy
bằng nhiên liệu nặng người ta trang bò hai máy phân ly mắc nối tiếp.
Thông thường, trên các tàu biển người ta trang bò ( 3 – 4 ) máy phân ly , trong
đó 1 hoặc 2 cái đóng vai trò dự phòng .
Nguyên tắc làm việc của máy phân ly dựa trên cơ sở của lực ly tâm xuất hiện
khi máy làm việc, làm phân lớp các chất có tỷ trọng khác nhau theo hướng kính.

I.3.6.1. Phân loại máy phân ly.
Dựa vào cấu tạo ta có thể phân loại máy phân ly làm hai loại : máy phân ly
dạng đóa nón và máy phân ly dạng đóa trống.
a.

Máy phân ly dạng trống.












Hình I.15. Cấu tạo máy phân ly dạng trống.
1. Đường ống dẫn nhiên liệu vào .
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

×