Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Luận văn thạc sĩ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ðẶC ðIỂM SINH HỌC SINH SẢN VÀ KÍCH THÍCH SINH SẢN CÁ NHƯNG (Carassioides cantonensis Heincke,1892)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.11 MB, 58 trang )






























LỜI CAM ð
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO


TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI









LÊ THỊ ÁNH TUYẾT


NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ðẶC ðIỂM SINH HỌC
SINH SẢN VÀ KÍCH THÍCH SINH SẢN CÁ
NHƯNG (Carassioides cantonensis Heincke,1892).



LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản
Mã số: 60.62.70
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HỮU NINH






HÀ NỘI - 2011


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………
i

LỜI CAM ðOAN


Tôi xin cam ñoan các số liệu, kết quả trong luận văn này là trung thực
và chưa ñược công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Tôi xin cam ñoan rằng mọi sự giúp ñỡ trong quá trình thực hiện luận
văn ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ
rõ nguồn gốc.

Tác giả


Lê Thị Ánh Tuyết
















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………
ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện ñề tài, tôi ñã nhận ñược sự quan tâm, chỉ
bảo, hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo, các anh chị ñi trước, bạn bè,
ñồng nghiệp và sự ñộng viên khích lệ của gia ñình ñã

giúp tôi hoàn thành
luận văn.
Lời ñầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến thầy giáo TS.
Nguyễn Hữu Ninh, người ñã tận tình ñịnh hướng, chỉ bảo và giúp ñỡ tôi trong
suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường ðại học Nông nghiệp
Hà nội, Khoa sau ñại học, Ban giám ñốc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản
1, Phòng ðào tạo và hợp tác quốc tế - Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản
ñã tạo ñiều kiện thuận lợi cho tôi học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám ñốc, các cán bộ công nhân viên
của Trung tâm Tư vấn thiết kế và chuyển giao công nghệ - Viện Nghiên cứu
nuôi trồng thủy sản I; Trung tâm quan trắc và cảnh báo môi trường, Bệnh
thủy sản – Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I – Từ Sơn – Bắc Ninh.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia ñình, bạn bè và ñồng nghiệp,
những người ñã luôn giúp ñỡ và ñộng viên tôi trong học tập cũng như trong
cuộc sống.
Hà nội, tháng 4 năm 2011

Tác giả


Lê Thị Ánh Tuyết



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………
iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH vi
PHẦN 1. ðẶT VẤN ðỀ 1
Mục tiêu: 2
Nội dung nghiên cứu: 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ðỀ NGHIÊN CỨU 3
2.1. Một số ñặc ñiểm sinh học của cá Nhưng 3
2.1.1. Vị trí phân loại 3
2.1.2. ðặc ñiểm hình thái và phân bố 3
2.1.3. ðặc ñiểm sinh trưởng 5
2.1.4. ðặc ñiểm dinh dưỡng 5
2.1.5. ðặc ñiểm sinh sản 5
2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước và thế giới 6
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 6
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 6
2.3. Một số vấn ñề chung về sinh học sinh sản ở cá 7

2.3.1. Sự phát triển tuyến sinh dục và tế bào sinh dục 7
2.3.2. Sự thụ tinh của trứng và quá trình phát triển phôi ở cá 12
PHẦN 3. ðỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
3.1. Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu 17
3.1.1. Thời gian nghiên cứu 17
3.1.2. ðịa ñiểm nghiên cứu 17
3.3. Phương pháp nghiên cứu 17
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………
iv

3.3.1. Nghiên cứu một số ñặc ñiểm sinh học sinh sản cá Nhưng trong ao
nuôi
17
3.3.2. Thử nghiệm kích thích sinh sản nhân tạo cá Nhưng 24
3.4. Xử lý số liệu 25
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26
4.1. ðặc ñiểm sinh học sinh sản cá Nhưng 26
4.1.1. Tuổi, cỡ cá, ñặc ñiểm sinh dục phụ 26
4.1.2. Hình thái và cấu tạo tuyến sinh dục cá Nhưng 27
4.1.3. Sự phát triển của tuyến sinh dục và tế bào sinh dục qua các tháng
nghiên cứu
29
4.1.4. Mùa vụ sinh sản của cá Nhưng 33
4.1.5. Hệ số thành thục và ñộ béo của cá 33
4.1.6. Sức sinh sản tuyệt ñối và sức sinh sản tương ñối 38
4.1.7. Sự phát triển phôi cá Nhưng 40
4.2.1. Kết quả kích thích sinh sản 43
4.2.2. Kết quả ấp trứng cá Nhưng 44
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 46
5.1. Kết luận 46

5.2. Kiến nghị 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
PHỤ LỤC 49







Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………
v

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Cấu trúc tuổi và cỡ cá Nhưng 26
Bảng 2. Biến ñổi hệ số thành thục của cá cái 34
Bảng 3. Hệ số ñộ béo Fullton và Clack của cá Nhưng 36
Bảng 4. Sức sinh sản tuyệt ñối và sức sinh sản tương ñối của cá Nhưng 39
Bảng 5. Kết quả kích thích sinh sản cá Nhưng 44
Bảng 6. Tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở và tổng số cá bột 45

























Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………
vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Cá Nhưng Carassioides cantonensis 3
Hình 2. Sự khác nhau giữa lổ sinh dục cá cái (♀) và cá ñực (♂) 27
Hình 3. Hình thái tuyến sinh dục ñực 28
Hình 4. Hình thái tuyến sinh dục cá cái 28
Hình 5. Tiêu bản mô học của tinh sào giai ñoạn II (ðộ phóng ñại 100 lần) 29
Hình 6. Tiêu bản mô học của tinh sào giai ñoạn III (ðộ phóng ñại 100 lần) 30
Hình 7. Tiêu bản mô học của tinh sào giai ñoạn IV (ðộ phóng ñại 100 lần) 30
Hình 8. Tiêu bản mô học noãn sào giai ñoạn II (ðộ phóng ñại 100 lần) 31
Hình 9. Tiêu bản mô học noãn sào giai ñoạn III (ðộ phóng ñại 100 lần) 32
Hình 10. Tiêu bản mô học noãn sào giai ñoạn IV (ðộ phóng ñại 100 lần) 33

Hình 11. Tỷ lệ các cá thể cái phát triển tuyến sinh dục từ tháng 5 - 12 37
Hình 12. Tỷ lệ các cá thể ñực phát triển tuyến sinh dục từ tháng 5 - 12 37
Hình 13. Hình thành xoang thụ tinh 41
Hình 14. Phôi hai tế bào 41
Hình 15. Phôi 4 tế bào 42
Hình 16. Phôi 8 tế bào 42
Hình 17. Phôi nhiều tế bào 42

Hình 18. Phôi dâu 42
Hình 19. Phôi vị 42
Hình 20. Phôi thần kinh 42
Hình 21. Phôi hình thành bọc mắt
43
Hình 22. Phôi hình thành mầm ñuôi 43
Hình 23. Phôi hoàn chỉnh 43
Hình 24. Cá con mới nở 43

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………
1

PHẦN 1. ðẶT VẤN ðỀ
Việt Nam là một nước có khí hậu nhiệt ñới gió mùa, có sự phân hoá sâu
sắc về ñiều kiện ñịa lý và khí hậu giữa các miền, cùng với hệ thống sông ngòi
dày ñặc ñã tạo ñiều kiện cho sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của nhiều ñối
tượng thuỷ sản nước ngọt. Do ñó, nguồn lợi cá nước ngọt của nước ta rất
phong phú và ña dạng về thành phần loài. Khu hệ cá nước ngọt Việt Nam có
544 loài, ở miền Bắc có 226 loài chiếm 41,6 %; trong ñó có trên 60 loài có giá
trị kinh tế, nhiều loài quý hiếm và trên 30 loài có giá trị kinh tế cao có khả
năng xuất khẩu (Bộ Thuỷ sản, 1996).
Tuy nhiên, trong vài thập kỷ gần ñây, nguồn lợi thuỷ sản nước ta suy

giảm nhiều về thành phần loài cũng như năng suất và sản lượng. Nguyên nhân
suy giảm nguồn lợi là do hiện tượng khai thác quá mức, thậm chí dùng cả
những hình thức khai thác mang tính huỷ diệt như thuốc nổ, kích ñiện Bên
cạnh ñó, môi trường ngày càng ô nhiễm do chất thải sinh hoạt, công nghiệp,
nông nghiệp ñã dẫn ñến nguy cơ tuyệt chủng một số loài cá bản ñịa như cá
Rầm xanh Cá Nhưng là một loài cá bản ñịa có giá trị kinh tế, thịt cá thơm
ngon, theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân (2001) thì nguồn
lợi tự nhiên của cá này ñang bị suy giảm, cần nghiên cứu bảo vệ và khôi phục
nguồn lợi.
Ở Việt Nam, cá Nhưng xuất hiện nhiều ở vùng trung và hạ lưu các sông
lớn, các vùng nước ven các sông nhánh và ñầm hồ ở các tỉnh phía Bắc. Cá ăn
tạp, lớn nhanh hơn cá diếc, có thể nuôi trong ao và ruộng (Nguyễn Văn Hảo
và Ngô Sỹ Vân, 2001). Việc nghiên cứu sinh học sinh sản cá Nhưng sẽ bổ
sung thêm ñối tượng nuôi nước ngọt có giá trị kinh tế nhằm nâng cao năng
suất và hiệu quả trên một ñơn vị diện tích nuôi là cần thiết.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………
2

Xuất phát từ những lý do trên, tôi tiến hành ñề tài “Nghiên cứu một số
ñặc ñiểm sinh học sinh sản và kích thích sinh sản cá Nhưng (Carassioides
cantonensis Heincke, 1892)”.
Luận văn này ñược thực hiện trong khuôn khổ ñề tài khoa học “Nghiên
cứu sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Nhưng (Carassioides cantonensis
Heincke, 1892)” thực hiện tại Trung tâm Tư vấn thiết kế và Chuyển giao công
nghệ - Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I.
Mục tiêu:
Góp phần xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ sản xuất giống
nhân tạo cá Nhưng (Carassioides cantonensis Heincke, 1892).
Nội dung nghiên cứu:
Nghiên cứu một số ñặc ñiểm sinh học sinh sản cá Nhưng.

Thử nghiệm kích thích sinh sản nhân tạo cá Nhưng.










Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………
3

PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ðỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Một số ñặc ñiểm sinh học của cá Nhưng
2.1.1. Vị trí phân loại
Lớp cá xương: Actinoperigii
Bộ cá Chép: Cypriniformes
Họ cá Chép: Cyprinidae
Phân họ Chép: Cyprininae
Giống cá Nhưng: Carassioides Oshima, 1926
Loài cá Nhưng: Carassioides cantonensis Heincke, 1892


Hình 1. Cá Nhưng Carassioides cantonensis

2.1.2. ðặc ñiểm hình thái và phân bố
ðặc ñiểm nhận dạng


Thân cá cao, dẹp bên. Viền lưng cong sâu, viền bụng thẳng. Cán ñuôi của
cá ngắn và thóp lại. ðầu lớn vừa phải. Mõm ngắn tù, chiều rộng lớn. Cá có 2 ñôi
râu: râu mõm ngắn và râu hàm phát triển hơn. Mắt lớn, nổi cao. Khoảng cách
hai mắt rộng, hơi lồi. Lỗ mũi gần mắt hơn mõm. Miệng ở mút mõm, hướng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………
4

ngang, hình bán nguyệt. Hàm dưới dài hơn hàm trên. Rạch miệng không tới
viền trước mắt. Màng mang liền với eo mang. Lược mang dài, mảnh cứng.
Răng hầu mảnh, dài (Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân, 2001).
Vây lưng của cá lớn, khởi ñiểm vây lưng ñối diện hoặc trước khởi ñiểm
vậy bụng một ít, gốc vây lưng dài viền sau hơi lõm. Tia gai vây lưng và vây
hậu môn cứng, phía sau có răng cưa. Hậu môn sát vây hậu môn. Vây ñuôi
phân thuỳ sâu, mút gần bằng nhau.
Vẩy cá tròn lớn. Vẩy phần ngực nhỏ hơn. ðường bên hoàn toàn, nằm
giữa thân. Ruột cá có chiều dài bằng 1,8 – 2,2 chiều dài thân.
Cá có lưng màu sẩm, bụng trắng bạc. Vây hậu môn ñỏ, gốc vàng.
Một số chỉ tiêu về hình thái

Vây lưng (D) = III – IV, 16 - 19; vây hậu môn (A) = III, 5; vây bụng
(V) = 1, 7 - 8; vây ngực (P) = 1, 15 – 17; lược mang cung mang I: 42 – 46.
Răng hầu 2 hàng: 2.4 – 4.2 hoặc 2.5 – 5.2. Vẩy ñường bên 30– 33.
Chiều dài thân (L
0
) = 2,3 – 3,6 chiều cao thân (H) = 3,5 – 3,7 chiều dài
ñầu (T) = 1,9 – 2,0 khoảng cách trước vây lưng (daD).
Chiều dài ñầu (T) = 3,8 – 4,2 chiều dài mõn (Ot) = 2,8 – 3,2 ñường
kính mắt (O) = 2,6 – 3,1 khoảng cách 2 mắt (OO) = 1,5 – 1,7 chiều dài cán
ñuôi (Lcd) = 1,7 – 2,0 chiều cao cán ñuôi (ccd) (Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ
Vân, 2001).

ðặc ñiểm phân bố

Tại Việt Nam, cá Nhưng phân bố khá rộng tại các sông thuộc các tỉnh
phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Cá sống chủ yếu ở trung, hạ lưu các sông lớn và
các sông nhánh vùng ñồng bằng và ñầm hồ, các con sông lớn bao gồm sông
Chảy (Yên Bái), sông Lô (Tuyên Quang), sông Hồng (khu vực Việt Trì, Phú
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………
5

Thọ) và vùng hạ lưu sông Hồng. Giới hạn phân bố thấp nhất về phía Nam của
cá này là sông Ba - Nam Trung Bộ (Nguyễn Hữu Dực, 1995).
Trên thế giới, cá Nhưng phân bố ở phía Nam Trung Quốc (Quảng
ðông, Quảng Tây và ðảo Hải Nam ) (Mai ðình Yên, 1978; Nguyễn Văn
Hảo và Ngô Sỹ Vân, 2001).
Tập tính sinh sống

Cá Nhưng sống ở các vực nước chảy và nước ñứng, chất ñáy là bùn cát,
cá thường hoạt ñộng ở tầng giữa và tầng ñáy ñể kiếm mồi (Mai ðình Yên,
1978; Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân, 2001).
2.1.3. ðặc ñiểm sinh trưởng
Cá Nhưng lớn tương ñối nhanh. Cá 1 tuổi dài 107mm, 2 tuổi dài
146mm và 3 tuổi dài 186mm. Cá lớn nhất ñạt 0,6 – 0,8 kg/con. So sánh sức
tăng trưởng của cá Nhưng với các loài trọng họ cá Chép thì cá Nhưng có sức
tăng trưởng chậm hơn so với các loài như cá Chép, Rohu, Mrigal (Nguyễn
Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân, 2001).
2.1.4. ðặc ñiểm dinh dưỡng
Cá Nhưng là loài cá ăn tạp. Thức ăn chủ yếu của cá là rong (rong tóc
tiên, rong ñuôi chó ), ấu trùng côn trùng, giun ít tơ, ñộng vật phù du và các
mảnh vụn thực vật mục nát chìm xuống ñáy (Mai ðình Yên, 1978; Nguyễn
Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân, 2001).

2.1.5. ðặc ñiểm sinh sản
Theo Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân (2001), cá Nhưng sống và có
khả năng sinh sản trong các vực nước tự nhiên. Trong tự nhiên, cá Nhưng
phát dục khi chiều dài thân 110mm và khối lượng ñạt 50g trở lên. Mùa cá
sinh sản vào tháng 3 – 5, khi thời tiết ấm áp nhiệt ñộ thuận lợi. Cá ñẻ trứng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………
6

dính vào các thực vật thuỷ sinh hoặc các giá thể chìm trong nước. Trứng có
màu vàng xanh, ñường kính trứng từ 0,8 – 1,0mm. Buồng trứng thường có
trứng ở nhiều giai ñoạn khác nhau, cá có thể ñẻ nhiều lần trong năm. Sức sinh
sản của cá Nhưng khá lớn từ 24.000 – 83.000 trứng hoặc 195 – 389 trứng/1g
khối lượng cá. Sức sinh sản của cá phụ thuộc vào kích thước cá thể, cá càng
lớn thì sức sinh sản càng cao (Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân, 2001).
2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước và thế giới
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Cá Nhưng là một trong những loài cá có giá trị khoa học ñặc trưng cho cá
Nam Trung Quốc (Quảng ðông, Quảng Tây, ñảo Hải Nam). Do ñó, các
nghiên cứu về cá Nhưng tập trung chủ yếu ở Trung Quốc. Ở Trung Quốc
cũng ñã có nhiều tác giả tiến hành nghiên cứu về cá Nhưng như Nguyễn ðiền
Ngũ, Thập Cát (1943); Ngũ Hiến Văn (1963) Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu
ñược công bố mới chỉ giới hạn về hình thái phân loại, các ñặc ñiểm sinh học,
chưa có nhiều tài liệu công bố về nghiên cứu sinh sản và nuôi thương phẩm
loài cá này.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, cá Nhưng Carassioides cantonensis (Heincke, 1892),
còn có tên gọi là cá Dưng, cá Rưng. Những nghiên cứu ñầu tiên về cá Nhưng
của các tác giả như Mai ðình Yên (1978), Nguyễn Văn Hảo (1993), Nguyễn
Hữu Dực (1995) mới chỉ dừng lại ở việc ñiều tra nguồn lợi, nghiên cứu khu
hệ cá, mô tả các ñặc ñiểm hình thái phân loại và giới hạn phân bố của cá ở

nước ta. Tiếp ñến là nghiên cứu của Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân (2001)
ñã bổ sung một số ñặc ñiểm sinh học sinh sản của cá Nhưng trong tự nhiên.
Theo ñánh giá và khuyến cáo của các tác giả trên, cá Nhưng là một loài
cá có giá trị kinh tế, thịt ngon, sản lượng cao nhưng ñang có nguy cơ suy giảm
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………
7

về nguồn lợi, cần ñược bảo vệ và có hướng phát triển. ðến nay, ở Việt Nam
chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về sản xuất giống nhân tạo và nuôi
thương phẩm cá Nhưng. Chính vì vậy mà việc nghiên cứu một số ñặc ñiểm
sinh học sinh sản và kích thích sinh sản nhân tạo cá Nhưng là cần thiết, ñóng
góp cơ sở khoa học cho sản xuất giống nhân tạo loài cá này.
2.3. Một số vấn ñề chung về sinh học sinh sản ở cá
Do chưa có những nghiên cứu về ñặc ñiểm sinh học sinh sản phục vụ
cho sản xuất giống nhân tạo cá Nhưng. ðể có cơ sở khoa học nghiên cứu, việc
tìm hiểu về sự phát triển của tuyến sinh dục và tế bào sinh dục, sự thụ tinh và
phát triển phôi của cá là cần thiết.
2.3.1. Sự phát triển tuyến sinh dục và tế bào sinh dục
2.3.1.1. Sự phát triển tuyến sinh dục và tế bào sinh dục cái
* Sự phát triển của tế bào sinh dục cái
Tế bào sinh dục cái còn gọi là trứng hay noãn bào. Trứng là một trong
những tế bào hoàn hảo vì nó có khả năng phát triển thành một cơ thể mới. Trứng
cá phát triển gần như ñộc lập, do ñó nó có chứa rất nhiều chất dự trữ dưới dạng
noãn hoàng. Các chất chứa trong noãn hoàng là nguyên liệu cần thiết cho sự
phát triển phôi sau này. Trứng cá là trứng ñoạn hoàng do nó chứa nhiều chất
noãn hoàng nhất, khi thành thục noãn hoàng dồn về cực thực vật, ñẩy nhân và tế
bào chất về cực ñối diện là cực ñộng vật (Nguyễn Tường Anh, 1999). Màu của
trứng cá có thể là màu xanh nhạt, vàng nhạt, da cam hay màu ñỏ. ða số các công
trình nghiên cứu chia sự phát triển của trứng cá thành 5 giai ñoạn căn cứ vào
kích thước và cấu tạo trứng thông qua nghiên cứu mô học.

- Giai ñoạn I: Giai ñoạn này trứng còn non, chỉ là những noãn nguyên
bào ñang ở giai ñoạn sinh trưởng sinh chất và biến ñổi nhân. Ở giai ñoạn này
kích thước tế bào nhỏ, tỷ lệ giữa nhân và tế bào chất lớn.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………
8

- Giai ñoạn II: Noãn bào vẫn tiếp tục tăng trưởng về nguyên sinh chất,
cuối giai ñoạn này là sự kết thúc sinh trưởng về nguyên sinh chất.
- Giai ñoạn III: Noãn bào ñang trong giai ñoạn tạo noãn hoàng, kích
thước tế bào tăng nhanh nhờ sự tích lũy chất dinh dưỡng, nhân tế bào (còn
gọi là túi mầm) nằm ở chính giữa. Kết thúc giai ñoạn này thì tế bào trứng ñã
hoàn thành quá trình tích lũy chất noãn hoàng và ñạt kích thước tới hạn. Sự
phát triển noãn bào ở giai ñoạn III chịu ảnh hưởng trực tiếp của hóc môn tuyến
yên, nếu cắt bỏ tuyến yên thì ở cá sẽ không có sự hình thành noãn hoàng. Khi
kết thúc giai ñoạn này, sự phát triển của noãn bào có thể bị phong tỏa một thời
gian trước khi chuyển sang giai ñoạn thành thục hoàn toàn (Nguyễn Tường
Anh, 1999).
- Giai ñoạn IV: Giai ñoạn này kéo dài suốt quá trình di chuyển của
nhân noãn bào từ trung tâm ra ngoại biên (còn gọi là quá trình cực hóa). Kết
quả của quá trình cực hóa là tạo nên sự phân cực của noãn bào, cực chứa túi
mầm là cực ñộng vật, phía ñối diện là cực thực vật (cực sinh dưỡng). Lúc này
trong noãn bào có nhiều giọt mỡ với kích cỡ khác nhau.
- Giai ñoạn V: ðây là giai ñoạn trứng chín và rụng. Trứng chín là trứng
có túi mầm tan biến, màng nhân bị tan biến dưới sự ảnh hưởng của tác nhân
phá hủy màng nhân, tác nhân này xuất hiện trong noãn bào dưới sự ảnh
hưởng của progesteron (Nguyễn Mộng Hùng, 1993).
Sự rụng trứng là sự tách và vỡ nang trứng, trứng ñược ñẩy vào xoang
buồng trứng hoặc xoang thân.
* Các giai ñoạn phát triển tuyến sinh dục
Sự phát triển tuyến sinh dục cái (buồng trứng, noãn sào) của cá ñược

phân chia dựa theo các tiêu chuẩn về hình thái ngoài, màu sắc, khối lượng,
kích thước tuyến sinh dục và mức ñộ phát triển tế bào sinh dục về mô học. ðã
có rất nhiều tác giả nghiên cứu về sự phát triển tuyến sinh dục của nhiều loài
cá khác nhau, các tác giả ñều cho rằng chúng trải qua các giai ñoạn phát triển
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………
9

tương tự nhau. Tuy nhiên, mức ñộ phân chia cụ thể các giai ñoạn phát triển
tuyến sinh dục ở cá lại tùy thuộc vào tác giả ở mỗi nước khác nhau. Ví dụ như
các nhà nghiên cứu ở Nhật, Ấn ðộ chia làm 5 giai ñoạn, ở Mỹ người ta chia
làm 7 giai ñoạn còn Trung Quốc và Liên Xô cũ lại chia làm 6 giai ñoạn. Hiện
nay, các nghiên cứu về sự phát triển tuyến sinh dục ở nước ta ñang áp dụng
cách phân chia theo 6 giai ñoạn của các tác giả Liên Xô cũ như Kixelevits,
Pravdin, Sakun và Butskaia Sự phân chia noãn sào theo 6 giai ñoạn dựa vào
sự xuất hiện noãn bào giai ñoạn lớn nhất trong noãn sào, dựa vào quan sát
kích thước, màu sắc và cấu trúc mô học tuyến sinh dục.
- Giai ñoạn I: Giai ñoạn I là giai ñoạn ñặc trưng cho thời kỳ còn non,
tuyến sinh dục chưa phát triển có dạng mảnh, trong suốt nằm trong xoang
bụng của cá và sát vách cơ thể. Ở giai ñoạn này chúng ta chưa phân biệt ñược
ñực cái.
- Giai ñoạn II: Buồng trứng lớn hơn giai ñoạn I, hạt trứng vẫn chưa
nhìn thấy ñược bằng mắt thường. Trên bề mặt buồng trứng có nhiều mạch
máu phân bố.
- Giai ñoạn III: Kích thước buồng trứng tăng lên nhiều, chiếm 1/3 – 1/2
xoang bụng. Ở giai ñoạn này chúng ta có thể nhìn thấy hạt trứng bằng mắt
thường. Tuy nhiên, các hạt trứng khó tách rời khỏi vách ngăn bên trong của
buồng trứng và luôn luôn kết thành từng chùm gồm vài hạt (Pravdin, 1973).
Các noãn bào ñược bao quanh bởi màng Follicul kép, trong tế bào
trứng xuất hiện một hoặc hai hàng không bào. Hầu hết các tiểu hạch phân bố
ở màng nhân, một số lượng nhỏ phân tán ở giữa nhân. Sự lớn lên của các

noãn bào ở giai ñoạn này một phần nhỏ do sự tăng lên về thể tích nguyên sinh
chất, phần lớn là do việc tích lũy chất dinh dưỡng dưới dạng các giọt mỡ và
các hạt noãn hoàng. Các hạt noãn hoàng có màu từ vàng ñến da cam, do vậy
mà trứng và buồng trứng lúc này ñã có màu xác ñịnh. Giai ñoạn III, tế bào
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………
10

trứng có nhiều biến ñổi phức tạp, do vậy ñể tiện theo dõi người ta chia làm
nhiều phase (giai ñoạn phụ) khác nhau.
Phase 3
1
: Ở ngoại vi tế bào trứng xuất hiện một hàng không bào ngay
sát màng của nó.
Phase 3
2
: Xuất hiện hàng không bào phía dưới hàng không bào cũ, như
vậy lúc này trong tế bào trứng có 2 hàng không bào.
Phase 3
3
: Số lượng không bào xuất hiện thêm nhiều, chiếm khoảng một
nửa không gian từ màng nhân ñến màng tế bào trứng.
Phase 3
4
: Tế bào trứng bắt ñầu tích lũy noãn hoàng, các hạt noãn hoàng
xuất hiện từ nhân ra ngoại vi.
Phase 3
5
: Tích lũy ñủ noãn hoàng và noãn hoàng dồn nhân ra ngoại vi.
Không bào bị vỡ chỉ còn lại một lớp gọi là lớp hạt vỏ, lớp này có tác dụng
hình thành màng thụ tinh sau này.

- Giai ñoạn IV: Buồng trứng ñạt kích thước tối ña chiếm phần lớn thể
tích xoang bụng và có màu vàng ñậm hoặc xanh vàng. Các hạt trứng căng
tròn và tách rời nhau. Nhân của noãn bào trong giai ñoạn này dịch chuyển dần
về lỗ noãn.
- Giai ñoạn V: Giai ñoạn này trứng ñã rơi vào xoang buồng trứng và có
nhân ñã hoàn toàn chuyển về cực ñộng vật. Do ñó mà buồng trứng và bụng cá
rất mềm, nếu chúng ta dùng tay vuốt nhẹ dọc theo bụng cá về phía hậu môn
có thể thấy trứng chảy ra ngoài qua lỗ sinh dục.
- Giai ñoạn VI: Giai ñoạn sau khi cá ñẻ, sản phẩm sinh dục ñã thải ra
ngoài, thể tích buồng trứng thu hẹp lại, nhão và các mạch máu mở rộng ra.
Lúc này trong buồng trứng còn lại các vết tích của tế bào nang, các tế bào
chín muồi còn sót lại và các tế bào trứng giai ñoạn II. Những trứng không
ñược giải phóng sẽ nhanh chóng bị thoái hóa và hấp thu.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………
11

Trong thực tế, sau khi cá ñẻ thì buồng trứng quay lại giai ñoạn II, bỏ
qua giai ñoạn I. Vì giai ñoạn I ñã hình thành sẵn (trứng ở giai ñoạn non) và nó
chỉ có ở lúc cá mới lớn.
2.3.1.2. Sự phát triển tuyến sinh dục và tế bào sinh dục cá ñực
* Tuyến sinh dục ñực
Tuyến sinh dục ñực của cá còn gọi là buồng sẹ hay tinh sào. Buồng sẹ
nằm hai bên mạc treo ruột phía lưng. Trong buồng sẹ chứa nhiều bóng nhỏ
(ampull) và tinh trùng ñược phát sinh, phát triển trong các ampull này. Mỗi
ampull có một ống nhỏ ñổ ra ống chung ở mặt lương của buồng sẹ. Theo tác
giả Kixelevits (1923), Sakun và Butskaia (1968) thì tuyến sinh dục ñực ở cá
ñược chia làm 6 giai ñoạn, mỗi giai ñoạn có ñặc ñiểm sau:
- Giai ñoạn I: Tuyến sinh dục chưa phát triển, có dạng sợi dài.
- Giai ñoạn II: Tinh sào có kích thước lớn hơn so với giai ñoạn I.
- Giai ñoạn III: Kích thước của tinh sào khá lớn. Tinh sào có phần trước

rộng và phần sau bị hẹp lại. Bề mặt tinh sào có màu hồng, ở một số cá có màu
ñỏ vì có nhiều mạch máu nhỏ phân bố. Khi cắt ngang tinh sào các mép của nó
không tròn mà sắc cạnh.
- Giai ñoạn IV: Kích thước tinh sào ñạt tới hạn, tinh sào có màu trắng,
chứa ñầy sẹ, nếu ta dùng tay vuốt bụng cá thì sẹ rất dễ chảy ra ngoài. Nếu cắt
ngang tinh sào, các mép của nó tròn lại ngay và chỗ cắt có dịch nhờn chảy ra.
- Giai ñoạn V: Giai ñoạn này nếu ta dùng tay vuốt nhẹ bụng cá thì sẹ
chảy ra thành tia qua lỗ niệu sinh dục.
- Giai ñoạn VI: Sau khi thải sản phẩm sinh dục, tinh sào nhỏ, nhão và
có màu ñỏ sẫm.
* Tế bào sinh dục ñực (tinh trùng)
Mỗi loài cá khác nhau thì hình dạng tinh trùng khác nhau, nhìn chung
ñều có roi. Khi còn trong tuyến sinh dục, tinh trùng không vận ñộng nhưng
khi vào môi trường nước tinh trùng vận ñộng mạnh sau ñó giảm dần.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………
12

2.3.2. Sự thụ tinh của trứng và quá trình phát triển phôi ở cá
* Sự thụ tinh
Ở cá cũng như các ñộng vật khác, sự thụ tinh là khởi ñầu cho quá trình
phát triển cá thể. Thụ tinh là quá trình xâm nhập của tinh trùng vào trứng, tuy chỉ
kéo dài có vài giây nhưng ñây là quá trình rất phức tạp gồm nhiều phản ứng lý
hóa làm thay ñổi quan trọng trong trứng. Ở ña số các loài cá quá trình thụ tinh
xảy ra trong môi trường nước, sản phẩm sinh dục ñực và cái ñồng thời ñược thải
ra từ cá ñực và cá cái (Lưu Thị Dung và Phạm Quốc Hùng, 2005).
Tinh trùng xâm nhập vào trứng thông qua noãn khổng ở cực ñộng vật.
Khi tiếp xúc với vỏ trứng, thể ñỉnh của tinh trùng lập tức vỡ ra giải phóng men
Hialuronidza ñể phá vỡ màng tinh trùng và vỏ trứng. Nhờ vậy, nhân tinh trùng
ñược phóng vào trứng. Sau khi tinh trùng xâm nhập vào trứng, màng thụ tinh
và xoang thụ tinh ñược hình thành, ñồng thời tế bào chất ở các phần khác của

trứng cũng dồn về cực ñộng vật. Như vậy ở cực ñộng vật lúc này có nhân tế
bào trứng, nhân tinh trùng và tế bào chất. Chính các thành phần này tạo nên ñĩa
phôi nằm trên khối noãn hoàng (Lưu Thị Dung và Phạm Quốc Hùng, 2005).
Tiếp theo màng nhân tinh trùng và màng nhân của trứng vỡ ra, các nhiễm sắc
thể của chúng hòa nhập lại với nhau tạo thành một thể thống nhất. Thoi phân
cắt xuất hiện ở hai cực của bộ nhiễm sắc thể mới, bắt ñầu quá trình phân cắt
trứng (phát triển phôi).
* Quá trình phát triển phôi
Quá trình phát triển phôi ñược bắt ñầu từ sau khi trứng thụ tinh ñến khi
nở thành cá con. Quá trình phân cắt trứng ở cá xương chỉ thực hiện ở khu vực
ñĩa phôi nằm ở phía cực ñộng vật. Khối noãn hoàng giữ nguyên không tham
gia vào quá trình phân cắt (Lưu Thị Dung và Phạm Quốc Hùng, 2005). Quá
trình phát triển phôi là quá trình phân cắt (phân bào nguyên nhiễm) liên tục,
từ một tế bào hợp tử sau một thời gian phân cắt tạo nên vô vàn tế bào phôi.
Cùng với sự phân bào là quá trình phân hóa mô và cơ quan tạo nên cá con.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………
13

Sau khi tiến hành phân cắt lần thứ nhất, chia ñĩa phôi thành 2 phôi bào,
tiếp tục các lần phân cắt sau chia ñĩa phôi thành 4 phôi bào, 8 phôi bào, 16
phôi bào, 32 phôi bào ðến khi quan sát dưới kính hiển vi thấy phôi giống
hình quả dâu gọi là phôi dâu. Tiếp theo là giai ñoạn phôi nang, phôi mịn hơn
so với phôi dâu, eo thắt giữa phôi và khối noãn hoàng khá rõ. ðĩa phôi dần
dần dẹp xuống, mỏng hơn và có xu hướng phủ xuống khối noãn hoàng, chúng
tạo thành khối hình cầu, eo thắt hoàn toàn biến mất. Khi ñĩa phôi phủ xuống
khoảng 1/3 – 1/2 túi noãn hoàng thì quá trình tạo phôi vị bắt ñầu. Sau khi kết
thúc giai ñoạn phôi vị, sự phát triển phôi chuyển sang giai ñoạn mới là giai
ñoạn hình thành các cơ quan (Hồ Thu Cúc, 1996).
Quá trình hình thành hệ thần kinh: Các tế bào của lá phôi ngoài hình
thành tế bào thần kinh và tạo thành tấm mỏng ngay chính giữa tâm phôi – gọi

là phôi thần kinh. Tấm này lõm xuống tạo thành máng thần kinh. Tiếp theo
máng thần kinh tách khỏi lá phôi ngoài và khép lại thành ống thần kinh.
Sự hình thành bọc mắt, túi tai: ðây là giai ñoạn bọc mắt ñược hình
thành từ hai túi lồi mọc ra hai bên não trước. Tiếp ñến là sự hình thành hai túi
tai do sự lõm vào của ngoại bì, thân phôi dài dần ra.
Sự hình thành mầm ñuôi: Mầm ñuôi ñược hình thành phía sau thân
phôi. Lúc ñầu nó áp sát vào túi noãn hoàng về sau tách ra, dần dần tạo thành
phần ñuôi.
Quá trình hình thành hệ tuần hoàn: Sau khi hình thành mầm, hệ thống
mạch máu và tim ñược hình thành, máu vận chuyển và tim ñập nhẹ, lúc ñầu
máu chưa có hồng cầu về sau có hồng cầu (Lưu Thị Dung và Phạm Quốc
Hùng, 2005).
Quá trình nở: Trước lúc cá nở, phôi chuyển ñộng mạnh, tim ñập nhanh
và mạnh hơn. ðuôi dài do có sự hình thành thêm các ñốt cơ ñuôi. Bọc mắt
phát triển thành gốc mắt và túi tai ñã có nhĩ thạch. Cá nở ñược là do sự vận
ñộng của phôi và tác dụng của men nở. Trước khi cá nở, quanh mắt và hàm
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………
14

dưới của cá con xuất hiện nhiều tuyến nở (tuyến ñơn bào). Các tuyến này có
chức năng tiết men nở. Men nở có tác dụng hòa tan màng tế bào trứng, hoạt
tính của men nở phụ thuộc vào nhiệt ñộ nước. Khi nhiệt ñộ nước cao thì hoạt
tính của men nở tăng lên và ngược lại (Hồ Thu Cúc, 1996). Theo Blaxter
(1988), phôi cá gần ñến giai ñoạn nở hoạt ñộng mạnh làm màng ñệm vỡ ra
bởi enzim tiết ra từ tuyến nở nằm ở ñầu phôi. Khi cá nở là lúc kết thúc sự phát
triển phôi.
2.4. Kích thích sinh sản nhân tạo cá
Quá trình sinh sản ở cá cũng như các ñộng vật khác, nó là sự tổng hòa
của các yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể. Ở cá, các yếu tố môi
trường ngoài ảnh hưởng ñến sinh sản gồm nhiệt ñộ, dinh dưỡng, dòng chảy,

oxy hòa tan trong nước Còn các yếu tố môi trường bên trong là hệ thống
thần kinh nội tiết sản xuất ra các chất kích thích sinh sản. Chính vì vậy, muốn
thành công trong sinh sản nhân tạo một loài cá nào ñó thì ngoài việc nắm
vững các ñặc ñiểm sinh học cụ thể của loài, từ ñó có biện pháp chăm sóc và
quản lý phù hợp tạo ñiều kiện thuận lợi cho cá phát dục thành thục. Chúng ta
cần hiểu rõ các yếu tố nội tiết ñiều khiển quá trình sinh sản ở cá ñể ñạt hiệu
quả cao trong sản xuất. Từ những năm 30 của thế kỷ 19 cho ñến nay ñã có rất
nhiều tác giả nghiên cứu về các chất tác ñộng kích thích sinh sản ở cá.
ðầu tiên phải kể ñến nghiên cứu của các tác giả như Houssay (1930),
Gherbilsky (1938) ñã chứng minh rằng việc tiêm dịch chiết từ tuyến yên có
thể kích thích sự sinh sản ở cá. Từ ñó việc tiêm não thùy thể kích thích sinh
sản ñược thực hành trong nghề nuôi cá khắp nơi trên thế giới (Nguyễn Tường
Anh, 1999). Não thùy thể là một tuyến nội tiết quan trọng, nó nằm ở dưới bán
cầu ñại não. Não thùy thể sản xuất và ñiều khiển hoạt ñộng của nhiều tuyến
nội tiết khác, nó sản xuất ra loại hormon kích thích sinh sản ñó là FSH
(Follicle stimulating hormon) kích thích sự phát triển thành thục của tế bào
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………
15

trứng và LH (Luteinizing hormon) kích thích trứng chín và rụng. Như vậy não
thùy thể có tác dụng kích thích sự hoàn thiện tuyến sinh dục, rụng trứng và ñẻ
trứng của cá.
Năm 1966, tác giả Gherbilsky ñã nghiên cứu thử nghiệm phương pháp
tiêm kích dục tố làm 2 lần trên các ñối tượng cá mè và cá trắm. Kết quả của
công trình nghiên cứu này cho thấy tiêm kích dục tố kích thích cá ñẻ làm 2
lần có hiệu quả tốt hơn. Theo tác giả Gherbilsky, tiêm liều sơ bộ (tiêm lần 1)
có ý nghĩa rất quan trọng ñối với những loài cá nuôi vỗ trong ao và cho sinh
sản nhân tạo, vì liều sơ bộ giúp cho quá trình di chuyển nhân ra sát biên. Nói
cách khác, liều sơ bộ kích thích cá sang trạng thái thành thục hoàn toàn. Vai
trò của liều sơ bộ tiếp tục ñược tác giả Sakun (1967, 1970) trong thực nghiệm

in vivo (Nguyễn Tường Anh, 1999). Theo kinh nghiệm của các nhà sản xuất
Liên Xô cũ nên tiêm liều sơ bộ với liều lượng 0,5mg não thùy/1kg cá cái,
bằng 1/10 tổng liều. Ở Việt Nam, theo tác giả Nguyễn Tường Anh nên tiêm
cho cá liều sơ bộ với lượng 1/10 – 1/8 tổng liều [2].
Cho ñến nay, phương pháp dùng não thùy thể ñể kích thích sinh sản
vẫn ñang ñược sử dụng. Tuy nhiên nếu dùng não thùy thể ñể kích thích sinh
sản nhân tạo trong sản xuất với quy mô lớn thì sẽ gặp hạn chế, do không chủ
ñộng ñược nguồn não cung cấp cho quá trình sản xuất. Sở dĩ như vậy là do,
chúng ta muốn lấy não phải giết cá thể ñã thành thục.
ðể khắc phục hạn chế này, các nhà khoa học ñã ñi sâu nghiên cứu tìm
ra những chất ñể thay thế não thùy thể. Hiện nay, ñã có nhiều chất khác ñược
nghiên cứu như HCG, LRH - a trong ñó LRH - a ñang ñược sử dụng rộng
rãi trong sản xuất giống nhân tạo các loài thủy sản ở nước ta và cho hiệu quả
tốt. LRH - a là loại thuốc do Trung Quốc sản xuất, ưu ñiểm của loại thuốc này
là dễ sử dụng và bảo quản, giá thành rẻ hơn nhiều so với não thùy thể. Khi
dùng LRH – a ta phải kết hợp với DOM ñể kích thích cá ñẻ trứng. Hiện nay,
trong thực tế sản xuất ở nước ta ñã dùng LRH – a trên nhiều ñối tượng như cá
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………
16

Chép, cá Chim nước ngọt, cá Lăng vàng, cá Leo, cá Chày mắt ñỏ mỗi loài
sử dụng với liều lượng khác nhau. Cụ thể, cá Chép V1 dùng với lượng 30 -
35µg LRH – a + 10mg DOM, cá Leo dùng với lượng 60 - 120µg LRH – a, cá
Chim nước ngọt dùng với lượng 40 – 50µg LRH – a, cá Chày mắt ñỏ dùng
với lượng 40µg LRH – a + 30mg DOM [10, 11, 12]. Các nghiên cứu ñều chia
kích dục tố làm 2 lần tiêm, khoảng cách giữa 2 lần tiêm từ 4 – 6 giờ tùy thuộc
vào ñiều kiện nhiệt ñộ.







Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………
17

PHẦN 3. ðỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu
3.1.1. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 5/2010 ñến 12/2010.
3.1.2. ðịa ñiểm nghiên cứu
Mẫu tuyến sinh dục ñược thu hàng tháng tại Trạm nghiên cứu thực
nghiệm nuôi trồng thuỷ sản Mê Linh thuộc Trung tâm tư vấn thiết kế và
chuyển giao công nghệ – Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 – Từ Sơn –
Bắc Ninh.
Nghiên cứu tổ chức học tuyến sinh dục của cá ñược tiến hành tại
phòng mô học – Trung tâm Quan trắc và Cảnh báo môi trường, Bệnh thủy sản
– Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Nghiên cứu một số ñặc ñiểm sinh học sinh sản cá Nhưng trong ao
nuôi
ðịnh kỳ hàng tháng từ tháng 05/2010 ñến tháng 12/2010 (thu mẫu vào
ngày 10 hàng tháng), tiến hành thu mẫu ñể nghiên cứu một số ñặc ñiểm sinh
học. Mẫu ñược thu trong ao nuôi vỗ tại Trạm nghiên cứu thực nghiệm nuôi
trồng thuỷ sản Mê Linh, mỗi tháng thu 5 mẫu cá ñực và 5 mẫu cá cái.
3.3.1.1. Xác ñịnh tuổi, cỡ cá, mùa vụ sinh sản, ñặc ñiểm sinh dục phụ
* Tuổi cá: Xác ñịnh tuổi thành thục của cá theo phương pháp của
Pravdin (1973).
Chọn những vẩy còn nguyên vẹn, không trầy xước, rửa sạch bằng nước
cất. ðưa lên kính hiển vi ở ñộ phóng ñại 4

×
, quan sát và xác ñịnh tuổi cá dựa
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………………
18

vào các vòng sinh trưởng trên vẩy. Vòng tuổi là tập hợp những vòng thưa và
vòng dày tạo nên vùng sáng tối, vòng tuổi khép kín không bị ñứt quảng.
* Cỡ cá:
- Khối lượng cá: Dùng cân ñiện tử ñộ chính xác 0,1g ñể xác ñịnh khối
lượng cá.
- Chiều dài: ðo chiều dài tiêu chuẩn (Lo) và chiều dài toàn thân cá (L)
bằng thước, ñơn vị ño bằng cm, ñộ chính xác 1mm.
* Mùa vụ sinh sản: Dựa vào hệ số thành thục và tỷ lệ phát triển tuyến
sinh dục của cá, vào thời ñiểm mà hệ số thành thục và tỷ lệ tuyến sinh dục
phát triển ở giai ñoạn IV cao nhất thì coi ñó là mùa vụ sinh sản.
* ðặc ñiểm sinh dục phụ: Quan sát và mô tả các ñặc ñiểm sinh dục phụ
của cá ñực và cá cái.
3.3.1.2. Hình thái và cấu tạo của tuyến sinh dục
Cá Nhưng ñược bắt lên, ñặt vào khay men, dùng kéo giải phẫu cắt một
ñường từ lỗ hậu môn lên mép dưới ñường bên rồi tiếp tục cắt dọc theo ñường
bên ñến mép sau xương nắp mang. Sau ñó tìm tuyến sinh dục, quan sát, mô tả
hình thái ngoài tuyến sinh dục cá ñực và cá cái. Tiến hành cân tuyến sinh dục
cá ñực và cá cái.
3.3.1.3. Theo dõi sự phát triển tuyến sinh dục và tế bào sinh dục cá Nhưng
qua các tháng nghiên cứu
Dựa vào quan sát hình dạng bên ngoài của noãn bào và tinh sào bằng
mắt thường kết hợp với làm tiêu bản mô học tuyến sinh dục. Phân chia sự
phát triển của tuyến sinh dục ra làm 6 giai ñoạn theo bậc thang của Sakun và
Butskaia (1978).
Tiêu bản tuyến sinh dục ñược thực hiện dựa trên phương pháp của

David E. Honton (1990) và quy trình làm tiêu bản mô học của Trung tâm
Quan trắc và cảnh báo môi trường, bệnh thủy sản – Viện nghiên cứu Nuôi
trồng thủy sản I. Nhuộm mẫu bằng thuốc nhuộm Haematoxylin và Eosin theo

×