Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Luận văn thạc sĩ NGHIÊN CỨU NGÀNH HÀNG TÔM SÚ HUYỆN THÁI THỤY TỈNH THÁI BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 130 trang )





















BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI







PHẠM QUỐC TRỊ




NGHIÊN CỨU NGÀNH HÀNG TÔM SÚ
HUYỆN THÁI THỤY TỈNH THÁI BÌNH




LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ




Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số: 60.31.10

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ DƯƠNG NGA














HÀ NỘI – 2011
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………


i



LỜI CAM ðOAN


 Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa từng ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
 ðồng thời tôi xin cam ñoan, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn
này ñã ñược cảm ơn và tất cả những trích dẫn trong luận văn này ñều ñã
ñược chỉ rõ nguồn gốc ./.

TÁC GIẢ



Phạm Quốc Trị













Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………


ii
LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực hiện ñề tài: “Nghiên cứu ngành hàng tôm sú huyện Thái
Thụy tỉnh Thái Bình” tác giả
PHẠM QUỐC TRỊ
ñã nhận ñược sự giúp ñỡ, hướng dẫn
chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo thuộc Khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội; một số cơ quan, phòng quản lý chuyên môn
của huyện Thái Thụy, các ñồng nghiệp và bạn bè ñến nay luận văn của tôi ñã ñược
hoàn thành.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy cô giáo trong Bộ môn Phân tích ñịnh
lượng – Khoa Kinh tế và PTNT – Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội; ðặc biệt
tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo T.S Nguyễn Thị Dương Nga ñã giúp ñỡ tôi rất
tận tình và chu ñáo về chuyên môn trong quá trình thực hiện ñể có ñược kết quả
luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn phòng Nông nghiệp & PTNT, Chi cục Thống kê
và Văn phòng UBND huyện Thái Thụy ñã tạo ñiều kiện thuận lợi ñể tôi khảo sát
thực ñịa, cung cấp số liệu tổng quan và các báo cáo phân tích chuyên ngành thủy
sản; Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh ñạo và cán bộ Viện Chính sách và Chiến lược
Phát triển Nông nghiệp Nông thôn ñã tạo ñiều kiện về thời gian, số liệu và ñặc biệt
là góp ý kiến quý báu vào báo cáo kết quả cuối cùng.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia ñình riêng của tôi, cảm ơn học viên

khóa cao học KT18 và các bạn bè, ñồng nghiệp ñã ñộng viên tôi phấn ñấu hoàn
thành ñề tài và nhiều giúp ñỡ quý báu khác.
Tôi xin trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, ngày tháng năm 2011.


TÁC GIẢ



Phạm Quốc Trị

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………


iii


MỤC LỤC

LỜI CAM ðOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC SƠ ðỒ v
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT vi
I- ðẶT VẤN ðỀ 1
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ðỀ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 4
1.2.1 Mục tiêu chung 4

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 4
1.3 ðỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4
1.3.1 ðối tượng nghiên cứu 4
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 4
II- CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGÀNH HÀNG
TÔM 6
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 6
2.1.1 Một số khái niệm 6
2.1.2 ðặc ñiểm ngành hàng tôm sú 11
2.1.3 Nội dung chính trong nghiên cứu ngành hàng 14
2.1.4 ðiều kiện phân tích ngành hàng 17
2.1.5 Ý nghĩa của việc phát triển ngành hàng tôm sú 17
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 20
2.2.1 Tình hình sản xuất và thương mại tôm trên thế giới 20
2.2.2 Tình hình chung về sản xuất và kinh doanh tôm của Việt Nam
trong những năm qua 24
2.2.3 Tổng quan một số nghiên cứu có liên quan tới ngành hàng và
ngành hàng tôm sú 29
III- ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 32
3.1 ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN NGHIÊN CỨU 32
3.1.1 ðiều kiện tự nhiên – xã hội 32
3.1.2 ðiều kiện kinh tế – xã hội 38
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
3.2.1 Phương pháp tiếp cận 42
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu, thông tin 43
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………


iv

3.2.3
Phương pháp tổng hợp và sử lý số liệu 45
3.2.4 Phương pháp phân tích thống kê mô tả 45
3.2.5 Phân tích ngành hàng 46
3.3 HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU 48
3.3.1 các chỉ tiêu trong phân tích ngành hàng 48
3.3.2 Nhóm chỉ tiêu chung 49
3.3.3 Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả và hiệu quả sản xuất kinh
doanh 50
IV- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 51
4.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ TÔM SÚ
HUYỆN THÁI THỤY 51
4.1.1 Sản xuất tôm sú tại huyện 51
4.1.2 Tình hình tiêu thụ tôm sú huyện Thái Thụy 59
4.2 THỰC TRẠNG NGÀNH HÀNG TÔM SÚ HUYỆN THÁI THỤY 61
4.2.1 Các tác nhân ngành hàng tôm sú 61
4.2.2 Phân tích tài chính của các tác nhân 73
4.2.3 Liên kết giữa các tác nhân trong ngành hàng 83
4.3 CÁC KHÓ KHĂN, CẢN TRỞ ðỐI VỚI HOẠT ðỘNG CỦA
CÁC TÁC NHÂN TRONG NGÀNH HÀNG 85
4.3.1 Các rủi ro thường gặp 85
4.3.2 Các hạn chế, khó khăn ngành hàng tôm sú 87
4.4 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH HÀNG TÔM SÚ HUYỆN
THÁI THỤY 91
4.3.1 Giải pháp ñối với tác nhân là hộ nuôi tôm sú 91
4.3.2 Giái pháp ñối với cơ sở ñầu mối thu gom 92
4.3.3 Giải pháp ñối với cơ sở chế biến 92
4.3.4 Giải pháp ñối với cơ sở thương mại tại chợ 93
V- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94
5.1 KẾT LUẬN 94

5.1.1 Hiệu quả kinh tế của chuỗi ngành hàng tôm sú 94
5.1.2 Rủi ro và những vướng mắc, khó khăn 95
5.2 KIẾN NGHỊ 96
5.2.1 Kiến nghị ñối với cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh và huyện
96
5.2.2 ðối với các xã và các tác nhân trong chuỗi ngành hàng 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO i
PHỤC LỤC iii



Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………


v

DANH MỤC BỤNG

Bảng 2. 1: Sản lượng các loại tôm nuôi chính trên thế giới 20

Bảng 3- 1: Biến ñổi diện tích ñất ñai của huyện qua các năm 36
Bảng 3- 2: Biến ñộng dân số và lao ñộng của huyện (2005 – 2010) 39
Bảng 3- 3: Cơ cấu giái trị kinh tế của huyện Thái Thụy (2008 – 2010) 40

Bảng 4- 1: Biến ñộng diện tích nuôi tôm sú của huyện (2005 – 2010) 56
Bảng 4- 2: Biến ñộng số hộ gia ñình nuôi tôm của huyện (2007 – 2010) 57
Bảng 4- 3: Biến ñộng số lao ñộng nuôi tôm sú của huyện (2007 – 2010) 58
Bảng 4- 4: Diễn biến giá mặt hàng tôm sú tại tác nhân cơ sở thu gom (2005 –
2010) 60
Bảng 4- 5: Phân tích chức năng các tác nhân trong chuỗi ngành hàng 66

Bảng 4- 6: Phân tích tài chính hoạt ñộng sản xuất tôm sú của hộ 74
Bảng 4- 7: Phân tích tài chính hoạt ñộng kinh doanh tôm sú tại Cơ sở ñầu mối
Thu gom (năm 2010) 76
Bảng 4- 8: Phân tích tài chính hoạt ñộng chế biến tôm sú 78
Bảng 4- 9: Phân tích tài chính hoạt ñộng kinh doanh tôm sú 79
Bảng 4- 10: Diễn biến chuỗi giá trị ngành hàng tôm giữa các tác nhân 81
Bảng 4- 11: Phân tích mức thu nhập của các tác nhân trong chuỗi 81
Bảng 4- 12: Phân tích những khó khăn, cản trở ngành hàng tôm sú 90

DANH MỤC SỤ ĐỤ

Sơ ñồ 3- 1: CHUỖI CÁC TÁC NHÂN TRONG NGÀNH HÀNG 47
Sơ ñồ 3- 2: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH NGÀNH HÀNG TÔM SÚ 48

Sơ ñồ 4- 1: SƠ ðỒ NGÀNH HÀNG TÔM HUYỆN THÁI THỤY 71

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………


vi
DANH MỤC CHỤ CÁI VIỤT TỤT

Viết tắt Nghĩa ñầy ñủ
A Hao mòn tài sản cố ñịnh
BQ Bình quân
CS Cơ sở
ðBSH ðồng bằng Sông hồng
DN Doanh nghiệp
EU Liên minh Châu âu
GDP Tổng sản phẩm quốc nội

GTSX Giá trị sản xuất
GTTM Giá trị thương mại
HTX Hợp tác xã
IC Chi phí trung gian
KTCB Kiến thiết cơ bản
MI Thu nhập hỗn hợp
NVL Nguyên vật liệu
SP Sản phẩm
T Thuế
TM Thương mại
TR Doanh thu
TP Thành phố
TT Thị trấn
TS Thủy sản
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
UBND Uỷ ban Nhân dân
VA Giá trị gia tăng
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………

1


I- ðẶT VẤN ðỀ

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ðỀ TÀI
Ngành thủy sản Việt Nam ngày càng khẳng ñịnh vị trí, giá trị kinh tế quan
trọng trong tổng thu nhập quốc dân và vai trò xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Năm 2010, Việt Nam ñã tổ chức festival thủy sản nhằm khẳng ñịnh giá trị kinh
tế to lớn của ngành kinh tế này trong những năm gần ñây. Festival ñã thu hút sự
tham gia của 30 tỉnh (thành phố), với 20 sự kiện chính xoay quanh các vấn ñề

về chất lượng thủy sản, cơ chế chính sách và thị trường cho ngành thủy sản.
Theo hiệp hội Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, giá trị xuất khẩu thủy sản cả
nước năm 2008 ñạt 4,5 tỷ USD (tương ñương 1,2 triệu tấn), tăng 33,7% về khối
lượng và tăng 26% về giá trị so với năm 2007. Trong ñó, liên minh Châu âu
(EU) tiếp tục giữ vị trí “nhà nhập khẩu thủy sản” lớn nhất với khối lượng 394
ngàn tấn và giá trị là 1,14 tỷ USD
1
. Cũng theo dự báo của hiệp hội này, năm
2010 mặt hàng tôm sú vẫn là sản phẩm xuất khẩu chủ lực, tiếp nối năm 2009
với kim ngạch xuất khẩu tôm ước ñạt 1,6 tỷ USD và ñược xuất sang những thị
trường chủ yếu: ASEAN, Hàn Quốc, Trung Quốc, Canada và Thụy Sĩ.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê
2
(bộ Kế hoạch và ðầu tư), trong tổng
số 1.052.600 ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản năm 2008, có tới
713.800 ha thuộc về diện tích thủy sản nước mặn và lợi. ðặc biệt, trong ñó diện
tích nuôi tôm là chủ yếu, chiếm 629.300 ha. Từ năm 2000 ñến 2008, diện tích
nuôi tôm nước mặn và lợ tăng từ 324.100 ha lên 629.300 ha (tăng lên 1,94 lần).
Tại vùng ðồng bằng Sông hồng, tỉnh Thái Bình là một trong số ít tỉnh có diện
tích nuôi trồng thủy sản lớn (năm 2008 là 13.100 ha). Tỉnh Thái Bình cũng là


1
Số liệu từ hiệp hội xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP)
2
Niên giám thống kê 2009
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………

2


ñịa phương có tốc ñộ tăng giá trị sản xuất ngành thủy sản cao, bình quân hàng
năm ñạt 115,1 %/năm. Sản lượng thủy sản toàn tỉnh Thái Bình năm 2008 là
88.899 tấn, tăng lên gấp 2,21 lần so với năm 2000.
Nhận thức rõ ñược tiềm năng, thế mạnh của ngành sản xuất thủy sản,
ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Thái Bình (khóa XVI) ñã ban hành nghị quyết số
02-NQ/TU về phát triển kinh tế biển
3
. Theo báo cáo kết quả thực hiện nghị
quyết 02, ngày 10/8/2009 của UBND tỉnh Thái Bình, diện tích nuôi trồng
thủy sản nước mặn, lợ năm 2008 là 4.812 ha, tăng 33% so với năm 2000 và
giá trị sản xuất thủy sản năm 2008 ñạt 164,7 tỷ ñồng (theo giá cố ñịnh năm
1994), tăng 150% so với năm 2000. Tôm sú và ngao là hai ñối tượng nuôi
trồng chính ñược ñầu tư phát triển mạnh mẽ trong những năm qua. Diện tích
nuôi tôm sú năm 2008 ñạt 3.606 ha, sản lượng ñạt 1.503 tấn, tăng 308,4% về
diện tích và 526% về sản lượng so với năm 2000. Có thể nói, Nghị quyết 02-
NQ/TU là nghị quyết dành riêng cho phát triển kinh tế biển của hai huyện
Thái Thụy và Tiền Hải.
Trong những năm qua ở huyện Thái Thụy, phát triển kinh tế biển ñã tạo ñiều
kiện thúc ñẩy tăng trưởng kinh tế, với tốc ñộ tăng bình quân giá trị kinh tế giai
ñoạn 2001 – 2008 ñạt 9,6%/năm. ðồng thời góp phần chuyển dịch mạnh mẽ cơ
cấu kinh tế của huyện theo hướng thủy sản và công nghiệp
3
.
Trong tổng giá trị kinh tế của huyện, cơ cấu giá trị sản xuất ngành thủy
sản– công nghiệp tăng từ 13% (năm 2000) lên 30% (năm 2008). ðặc biệt, phát
triển kinh tế biển ñã góp phần tích cực nâng cao thu nhập bình quân ñầu người
của ngư dân các xã ven biển. Một số xã có thu nhập bình quân ñầu người ñiển
hình như các xã: Xuân Trường 8,4 triệu ñồng/người/năm, Thụy Hải 7,14 triệu
ñồng/người/năm, Thụy Xuân 5,36 triệu ñồng/người/năm và thị trấn Diêm ðiền



3
Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TU, của UBND tỉnh Thái Bình.


Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………

3

ñạt 9,6 triệu ñồng/người/năm. Trong tổng số 30 xã thuộc quy hoạch vùng kinh
tế ven biển của tỉnh Thái Bình, giai ñoạn 2010 – 2020, có 15 xã thuộc huyện
Thái Thụy, bao gồm: Thụy Trường, Thụy Xuân, Thụy Hải, Thái Thượng, Thái
ðô, Thụy Tân, Thụy Lương, Thụy An, Thụy Hà, Thái Hòa, Thái Thọ, Mỹ Lộc,
Thụy Liên, Thái Nguyên và Thị trấn Diêm ðiền.
Tiềm năng thủy sản và giá trị sản xuất thủy sản trong những năm qua ñã
chứng minh tầm quan trọng của ngành nuôi tôm huyện Thái Thụy. Tuy nhiên,
ñể ñạt ñược hiệu quả kinh tế cao hơn – xứng tầm với tiềm năng thủy sản của
huyện thì còn nhiều việc cần phải làm, như xây dựng thị trường, quảng bá
thương hiệu, xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo lập quỹ bình ổn sản xuất, giá, ….
Cho ñến nay, ñã có một số nghiên cứu về thị trường, lao ñộng,… và kỹ thuật
nuôi trồng thủy sản tại hai huyện Tiền Hải, Thái Thụy. Tuy nhiên, chưa có
nghiên cứu nào xác ñịnh rõ chuỗi giá trị mặt hàng tôm của huyện Thái Thụy.
Nhằm cung cấp thông tin về chuỗi giá trị ngành hàng tôm sú của huyện, làm
cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo và ñặc biệt là phục vụ cho công tác
hoạch ñịnh chính sách phát triển ngành hàng tôm sú của các cơ quan quản lý
nhà nước ñịa phương, chúng tôi tiến hành thực hiện ñề tài “Nghiên cứu
ngành hàng tôm tại huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình”.










Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………

4

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng ngành hàng tôm sú tại huyện Thái Thụy, từ ñó ñề
xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của ngành hàng tôm sú tại huyện Thái Thụy
tỉnh Thái Bình trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
 Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về ngành hàng, phân tích ngành hàng
nói chung và ngành hàng tôm sú nói riêng;
 Phân tích ngành hàng tôm sú tại huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình;
 Phân tích rủi ro, khó khăn, hạn chế trong hoạt ñộng của ngành hàng tôm sú;
 ðề xuất giải pháp khắc phục khó khăn, tận dụng lợi thế của ngành hàng tôm
tại huyện Thái Thụy nhằm phát triển ngành hàng này trong thời gian tới.
1.3 ðỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 ðối tượng nghiên cứu
 ðối tượng nghiên cứu gồm những vấn ñề lý luận và thực tiễn về ngành hàng;
 ðề tài nghiên cứu sản phẩm tôm hàng hóa ñược sản xuất tại huyện Thái Thụy;
 Các chủ thể ñược nghiên cứu là các tác nhân tham gia vào chuỗi ngành
hàng tôm của huyện Thái Thụy (bao gồm: (i) Hộ nông dân, (ii) Hộ vệ
tinh thu gom; (iii) Cơ sở ñầu mối thu gom, (iv) Cơ sở chế biến tôm sú;
(v) Người bán lẻ tại chợ huyện.


1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2. 1 Về không gian
ðề tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi huyện Thái Thụy tỉnh Thái
Bình và một số hộ thương gia, doanh nghiệp tại Hải Phòng, Hà Nội có sử
dụng nguồn sản phẩm tôm của huyện Thái Thụy.

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………

5

1.3.2. 2 Về thời gian
Các dữ liệu, thông tin sử dụng trong nghiên cứu ñược thu thập từ năm
2008 – 2010. Một số cơ sở dữ liệu dùng ñể so sánh, ñánh giá có thể ñược thu
thập từ những năm ñầu của thế kỷ 21 và một số số liệu ñược dự báo cho
những năm tiếp theo (giai ñoạn 2010 – 2020).
1.3.2. 3 Về nội dung
ðề tài chỉ tập trung nghiên cứu sản phẩm tôm sú ñược sản xuất từ nuôi
tôm nước mặn và nước lợ của huyện Thái Thụy. Nghiên cứu hoạt ñộng sản xuất,
kinh doanh của một số các cơ sở thu gom (thương lái nhỏ), các HTX và doanh
nghiệp có sử dụng mặt hàng tôm ñược sản xuất tại huyện Thái Thụy.
Mặt hàng tôm nuôi của Việt Nam ñược tiêu thụ theo hai kênh chính: xuất
khẩu và tiêu dùng trong nước. Theo các số liệu nghiên cứu ban ñầu của nhóm
nghiên cứu, mặt hàng tôm của huyện Thái Thụy trong những năm qua ñã tiêu
thụ nội ñịa là chủ yếu và xuất khẩu khoảng 5%
4
. Vì vậy, nghiên cứu chỉ giới hạn
ñối với những sản phẩm ñược tiêu thụ nội ñịa.














4
Báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TU, của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình về “phát
triển kinh tế biển”.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………

6

II- CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ NGÀNH HÀNG TÔM
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1 Ngành hàng
Vào những năm 1960 phương pháp phân tích ngành hàng (Filiere) sử
dụng nhằm xây dựng các giải pháp thúc ñẩy các hệ thống sản xuất nông nghiệp.
Các vấn ñề ñược quan tâm nhiều nhất ñó là làm thế nào ñể các hệ thống sản xuất
tại ñịa phương ñược kết nối với công nghiệp chế biến, thương mại, xuất khẩu và
tiêu dùng nông sản. Bước sang những năm 1980, phân tích ngành hàng ñược sử
dụng và nhấn mạnh vào giải quyết các vấn ñề chính sách của ngành nông
nghiệp, sau ñó phương pháp này ñược phát triển và bổ sung thêm sự tham gia

của các vấn ñề thể chế trong ngành hàng.
ðến những năm 1990, có một khái niệm ñược cho là phù hợp hơn trong
nghiên cứu ngành hàng nông sản do J.P Boutonnet ñưa ra ñó là: "Ngành hàng
là một hệ thống ñược xây dựng bởi các tác nhân và các hoạt ñộng tham gia
vào sản xuất, chế biến, phân phối một sản phẩm và bởi các mối quan hệ giữa
các yếu tố trên cũng như với bên ngoài" (J.P Boutonnet, INRA.France).
Theo Fabre: “Ngành hàng ñược coi là tập hợp các tác nhân kinh tế (hay
các phần hợp thành các tác nhân) quy tụ trực tiếp vào việc tạo ra các sản
phẩm cuối cùng. Như vậy, ngành hàng ñã vạch ra sự kế tiếp của các hành
ñộng xuất phát từ ñiểm ban ñầu tới ñiểm cuối cùng của một nguồn lực hay
một sản phẩm trung gian, trải qua nhiều giai ñoạn của quá trình gia công, chế
biến ñể tạo ra một hay nhiều sản phẩm hoàn tất ở mức ñộ của người tiêu thụ.
Nói một cách khác, có thể hiểu ngành hàng là: “Tập hợp những tác
nhân (hay những phần hợp thành tác nhân) kinh tế ñóng góp trực tiếp vào sản
xuất tiếp ñó là gia công, chế biến và tiêu thụ ở một thị trường hoàn hảo của
sản phẩm nông nghiệp”.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………

7

Như vậy, nói ñến ngành hàng là ta hình dung ñó là một chuỗi, một quá
trình khép kín, có ñiểm ñầu và ñiểm kết thúc, bao gồm nhiều yếu tố ñộng, có quan
hệ móc xích với nhau. Sự tăng lên hay giảm ñi của yếu tố này có thể ảnh hưởng
tích cực hay tiêu cực tới các yếu tố khác. Trong quá trình vận hành của một ngành
hàng ñã tạo ra sự dịch chuyển các luồng vật chất trong ngành hàng ñó.
Sự dịch chuyển ñược xem xét theo 3 dạng sau:
- Sự dịch chuyển về mặt thời gian
Sản phẩm ñược tạo ra ở thời gian này lại ñược tiêu thụ ở thời gian khác.
Sự dịch chuyển này giúp ta ñiều chỉnh mức cung ứng thực phẩm theo mùa vụ.
ðể thực hiện tốt sự dịch chuyển này cần phải làm tốt công tác bảo quản và dự

trữ thực phẩm.
- Sự dịch chuyển về mặt không gian
Trong thực tế, sản phẩm ñược tạo ra ở nơi này nhưng lại ñược dùng ở
nơi khác. Ở ñây ñòi hỏi phải nhận biết ñược các kênh phân phối của sản
phẩm. Sự dịch chuyển này giúp ta thoả mãn tiêu dùng thực phẩm cho mọi
vùng, mọi tầng lớp của nhân dân trong nước và ñó là cơ sở không thể thiếu
ñược ñể sản phẩm trở thành hàng hoá. ðiều kiện cần thiết của chuyển dịch về
mặt không gian là sự hoàn thiện của cơ sở hạ tầng, công nghệ chế biến và
chính sách mở rộng giao lưu kinh tế của chính phủ.
- Sự dịch chuyển về mặt tính chất (hình thái của sản phẩm)
Hình dạng và tính chất của sản phẩm bị biến dạng qua mỗi lần tác ñộng
của công nghệ chế biến. Chuyển dịch về mặt tính chất làm cho chủng loại sản
phẩm ngày càng phong phú và nó ñược phát triển theo sở thích của người tiêu
dùng và trình ñộ chế biến. Hình dạng và tính chất của sản phẩm bị biến dạng
càng nhiều thì càng có nhiều sản phẩm mới ñược tạo ra.
Trong thực tế, sự chuyển dịch của các luồng vật chất này diễn ra rất
phức tạp và phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố về tự nhiên, công nghệ và
chính sách. Hơn nữa, theo Fabre thì “ngành hàng là sự hình thức hoá dưới
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………

8

dạng mô hình ñơn giản làm hiểu rõ tổ chức của các luồng (vật chất hay tài
chính) và của các tác nhân hoạt ñộng tập trung vào những quan hệ phụ thuộc
lẫn nhau và các phương thức ñiều tiết”.
2.1.1.2 Tác nhân
Tác nhân là một tế bào sơ cấp với các hoạt ñộng kinh tế, ñộc lập và tự
quyết ñịnh hành vi của mình. Có thể hiểu rằng, tác nhân là những hộ, những
doanh nghiệp, những cá nhân tham gia trong ngành hàng thông qua hoạt ñộng
kinh tế của họ. Tác nhân ñược phân ra làm hai loại:

- Tác nhân có thể là người thực (hộ nông dân, hộ kinh doanh, )
- Tác nhân là ñơn vị kinh tế (các doanh nghiệp, công ty, nhà máy )
Theo nghĩa rộng người ta phân tác nhân thành từng nhóm ñể chỉ tập
hợp các chủ thể có cùng một hoạt ñộng. Ví dụ tác nhân “ nông dân” ñể chỉ tập
hợp tất cả các hộ nông dân; tác nhân “thương nhân” ñể chỉ tập hợp tất cả các
hộ thương nhân; tác nhân “bên ngoài” chỉ tất cả các chủ thể ngoài phạm vi
không gian phân tích.
Mỗi tác nhân trong ngành hàng có những hoạt ñộng kinh tế riêng, ñó
chính là chức năng của nó trong chuỗi hàng. Tên chức năng thường trùng với
tên tác nhân. Ví dụ, hộ sản xuất có chức năng sản xuất, hộ chế biến có chức
năng chế biến, hộ bán buôn có chức năng bán buôn Một tác nhân có thể có
một hay nhiều chức năng. Các chức năng kế tiếp nhau tạo nên sự chuyển dịch
về mặt tính chất của luồng vật chất trong ngành hàng. Các tác nhân ñứng sau
thường có chức năng hoàn thiện sản phẩm của các tác nhân ñứng trước kế nó
cho ñến khi chức năng của tác nhân cuối cùng ở từng luồng hàng kết thúc thì
ta ñã có sản phẩm cuối cùng của ngành hàng.
2.1.1.3 Mạch hàng
Mạch hàng là khoảng cách giữa hai tác nhân. Mạch hàng chứa ñựng
quan hệ kinh tế giữa hai tác nhân và những hoạt ñộng chuyển dịch về sản
phẩm. Qua từng mạch hàng, giá trị của sản phẩm ñược tăng thêm và do ñó giá
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………

9

cả cũng ñược tăng thêm do các khoản giá trị mới sáng tạo ra ở từng tác nhân.
ðiều ñó thể hiện sự ñóng góp của từng tác nhân trong việc tạo nên giá trị gia
tăng (VA) của ngành hàng.
Mỗi tác nhân có thể tham gia vào nhiều mạch hàng. Mạch hàng càng
phong phú, quan hệ giữa các tác nhân càng chặt chẽ, chuỗi hàng càng bền
vững. ðiều ñó cũng có nghĩa là nếu có một vướng mắc nào ñó làm cản trở sự

phát triển của mạch hàng nào ñó thì sẽ gây ảnh hưởng có tính chất dây chuyền
ñến các mạch hàng sau nó và sẽ ảnh hưởng chung ñến hiệu quả của luồng
hàng và toàn bộ chuỗi hàng.
2.1.1.4 Luồng hàng
Những mạch hàng liên tiếp ñược sắp xếp theo trật tự từ tác nhân ñầu
tiên ñến tác nhân cuối cùng sẽ tạo nên các luồng hàng trong một ngành hàng.
Luồng hàng thể hiện sự lưu chuyển các luồng vật chất do kết quả hoạt
ñộng kinh tế của hệ thống tác nhân khác nhau ở từng công ñoạn sản xuất, chế
biến và lưu thông ñến từng chủng loại sản phẩm cuối cùng. Chủng loại sản
phẩm cuối cùng càng phong phú thì luồng hàng trong một ngành hàng càng
nhiều. ðiều ñó có ý nghĩa lớn trong quá trình tổ chức và phát triển sản xuất vì
sự luân chuyển của luồng vật chất qua từng tác nhân trong các luồng hàng ñã
làm cho mọi tác nhân trong ngành hàng trở thành người sản xuất sản phẩm
hàng hoá.
Mặt khác, việc bố trí lại lao ñộng giữa các khâu trong quá trình phát
triển của chuỗi hàng tạo nên sự chuyển dịch lao ñộng từ khâu sản xuất ñến
khâu chế biến và lưu thông ñể nối dài chuỗi hàng, từ ñó sẽ tạo ñiều kiện cho
sự phân công lao ñộng xã hội phát triển và kích thích quá trình sản xuất hàng
hoá, tạo ra nhiều loại sản phẩm phong phú hơn, thoả mãn ñầy ñủ hơn thị hiếu
tiêu dùng của xã hội. Mọi luồng hàng ñều bắt ñầu từ một tác nhân ở khâu sản
xuất ñầu tiên và kết thúc ở một ñịa chỉ tiêu thụ cuối cùng.

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………

10
2.1.1.5 Sản phẩm
Trong ngành hàng, mỗi tác nhân ñều tạo ra sản phẩm riêng của mình,
trừ những sản phẩm bán lẻ cuối cùng, sản phẩm của mọi chức năng khác chưa
phải là sản phẩm cuối cùng của ngành hàng mà chỉ là kết quả của hoạt ñộng
kinh tế, là “ñầu ra” của quá trình sản xuất kinh doanh của từng tác nhân. Sản

phẩm của tác nhân trước là chi phí trung gian của các tác nhân kế sau nó. Chỉ
có sản phẩm của tác nhân cuối cùng trước khi ñến tay người tiêu dùng mới là
sản phẩm cuối cùng của ngành hàng. Chủng loại sản phẩm khá ña dạng, nên
trong phân tích ngành hàng thường chỉ phân tích sự vận hành của các sản
phẩm chính.
2.1.1.6 Luồng vật chất
Luồng vật chất bao gồm một tập hợp liên tiếp những sản phẩm do các tác
nhân tạo ra ñược lưu chuyển từ tác nhân này qua tác nhân khác kế sau nó trong
từng luồng hàng. Ví dụ: vải quả tươi từ hộ sản xuất ñến hộ chế biến, vải quả chế
biến (vải khô) từ hộ chế biến ñến hộ bán buôn rồi bán lẻ và ñến người tiêu dùng.
Mỗi khi dịch chuyển ñến một tác nhân khác, luồng vật chất có thể thay
ñổi về số lượng tuỳ theo các hệ số kỹ thuật, thay ñổi về chất lượng ñôi khi cả
về hình thái tuỳ theo công nghệ chế biến ở từng mạch hàng. Trong phân tích
ngành hàng thông thường người ta chỉ ñề cập ñến luồng vật chất của những
sản phẩm chính.
2.1.1.7 Hệ số kỹ thuật
ðó là các hệ số quy ñổi sản phẩm (hay tỷ lệ về lượng giữa các sản
phẩm của các tác nhân) hoặc các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.
Các hệ số kỹ thuật ñược quy ñịnh bởi các cơ quan ño lường, thiết kế
của nhà nước hay tổng hợp qua khảo sát thực tế. Hệ số kỹ thuật sẽ giúp tính
toán suy rộng từ các kết quả ñiều tra mẫu. Vì vậy, chúng cần ñược ñảm bảo
tính chính xác và chỉ ñược sử dụng trong phạm vi cho phép.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………

11
2.1.2 ðặc ñiểm ngành hàng tôm sú
2.1.2.1 Những ñặc ñiểm cơ bản về sinh học của loài tôm Sú
Tôm sú có tên khoa học là P.Monodon, phân bố rộng khắp trên các
vùng ven biển từ Móng Cái ñến Kiên Giang song tập trung ở khu vực miền
Trung: ðà Nẵng, Nha Trang, Khánh Hòa,… Tôm sú thường sống ở ñộ sâu

nhỏ hơn 50 m nước, có ñộ mặn thay ñổi từ 15-300/00. Tôm sú có ñặc ñiểm là:
còn nhỏ sống ở ven bờ khu vực nước lợ, lớn di dần ra biển và sinh sản.
- Là ñối tượng sống ở tầng ñáy nơi có chất bùn cát, hoặc cát bùn, vùi
mình, hoạt ñộng bắt mồi chủ yếu về ban ñêm.
- Là ñối tượng sống có vòng ñời dài so với một số ñối tượng tôm nước
ngọt (từ 3-4 năm), tốc ñộ sinh trưởng nhanh sau mỗi lần lột xác "từ cỡ thả P15
sau 110- 120 ngày ñạt 25-30 g/con, lớn gấp từ 3.000 -4.000 lần so với ban ñầu".
- Là loài thích ứng với ñộ mặn từ 5-35
0
/
00
tốt nhất là từ 15-25
0
/
00
. Nhiệt
ñộ thích hợp cho sự phát triển từ 25-30
0
C lớn hơn 35
0
C hoặc thấp hơn 12
0
C
kéo dài tôm sinh trưởng chậm.
- Là một trong những ñối tượng có giá trị dinh dưỡng cao, giá cả và thị
trường tiêu thụ ổn ñịnh, giúp ngư dân xoá ñói, giảm nghèo và làm giàu nhanh
chóng trong công tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế lĩnh vực thuỷ sản.
Tuy nhiên, sự phát triển của tôm sú chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố về
ñiều kiện tự nhiên, kinh tế, kỹ thuật và tổ chức sản xuất…
2.1.2.2 ðiều kiện tự nhiên và môi trường ảnh hưởng ñến ngành hàng tôm sú

5

ðây là yếu tố rất quan trọng ñối với ñối tượng nuôi, bởi môi trường ñể
cho vật nuôi sinh trưởng và phát triển. ðối với nuôi tôm sú cũng vậy, có thể
nói môi trường và ñiều kiện tự nhiên là tập thợp các yếu tố tự nhiên như nhiệt
ñộ, ñộ mặn, ôxi hòa tan trong nước, ñộ pH, ñộ ñục của môi trường nước, ảnh
hưởng của các khí ñộc như H
2
S và HNO
3
,… các yếu tố này dễ thay ñổi do sự
thay ñổi tự nhiên và cũng có thể thay ñổi do chế ñộ nuôi và chăm sóc, khi môi


5
Tài liệu – Trung tâm Khuyên nông – ngư tỉnh Thái Bình
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………

12
trường sống thay ñổi, nó có tác ñộng rất mạnh mẽ ñến con tôm sú, bởi ñây là
giống vật nuôi rất nhạy cảm với môi trường sống. Bên cạnh ñó, tôm sú còn
chịu ảnh hưởng trực tiếp của các hiện tượng thời tiết, ñặc biệt như là gió mùa
ðông Bắc, giống, mưa phùn, sương mù,… Chính vì vậy, ñây là yếu tố cực kỳ
quan trọng, nó quyết ñịnh ñến năng suất, sản lượng nuôi.
 Yếu tố bão
Trong thời gian có bão (tháng 5 – 11), lượng mưa lớn và ñạt trung bình
200 – 300mm, chiếm khoảng 30% tổng lượng mưa toàn mùa mưa, dẫn ñến
hiện tượng nước bị ngọt hóa, giảm pH và tăng ñộ ñục trên diện rộng ảnh
hưởng ñến chất lượng nước trong các ao hồ nuôi một cách ñột ngột, gây ra
hiện tượng sốc ñối với cá và tôm nuôi. Bên cạnh ñó, thiên tai còn làm sạc lở

bờ kênh,… ảnh hưởng ñến quá trình nuôi trồng thủy sản, ñặc biệt là nuôi tôm
sú. Vì vậy, ñối với sản xuất tôm, trong thời gian này cần phải thu hoạch song
nhằm tránh sự mất mát, thiệt hại về sản lượng tôm nuôi.
 Yếu tố gió mùa ðông Bắc
Hiện tượng gió mùa ðông Bắc, kéo dài sẽ rất nguy hiểm ñến các hoạt
ñộng nuôi trồng thủy sản, ñặc biệt là ñối tượng nuôi có ngưỡng nhiệt ñộ dưới
thấp, như: tôm càng xanh, rô phi, cá chim trắng, và nhiều ñối tượng khác. Bên
cạnh ñó, sự xuất hiện của gió mùa ðông Bắc kéo dài, thường phát sinh các
mầm bệnh ñối với các ñộng vật nuôi như thủy sản: bệnh ñôm trắng, nấm,
bệnh lở loét, bệnh loét mang, bệnh ký sinh trùng, …
 Yếu tố mưa phùn
Mưa phùn là hiện tượng ñặc sắc của miền duyên hai Bắc bộ. Thời kỳ
mưa phùn kéo dài từ tháng 1 ñến giữa tháng 4 hàng năm.
Theo thống kê của Chi cục Thủy sản Thái Bình, hàng năm có khoảng 20
– 25 ngày mưa phùn, tần suất mưa phùn lên cao nhất vào tháng 2 và 3, lên ñến
6 – 9 ngày/tháng. Trong thời tiết mưa phùn, nhiệt ñộ và ñộ ẩm lên cao là ñiều
kiện thuận lợi cho các loài sâu bệnh, nấm mốc phát triển; quá trình han rỉ các
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………

13
vật liệu kim loại cũng tăng gây ảnh hưởng ñến quá trình nuôi trồng thủy sản.
2.1.2.3 ðiều kiện kinh tế, kỹ thuật ảnh hưởng ñến ngành hàng tôm sú
5

 Yếu tố giống tôm
Trong chăn nuôi thủy sản các tỉnh ðồng bằng Sông hồng hiện ñang sử
dụng nhiều loại giống tôm khác nhau. Theo quan trắc của Chi cục Thủy sản tỉnh
Thái Bình, trung bình mỗi năm ở ñây có khoảng 33 – 55 ngày giống. Giống xuất
hiện chủ yếu vào thời kỳ tháng 4 – 9, với khoảng 4 – 10 ngày/tháng.
Trước những lần thả giống, áp xuất không khí tăng ñột ngột dẫn ñến

khả năng hòa tan oxy vào môi trường nước kém, ngoài ra ñộ pH giảm xuống
ñột ngột, các hàm lượng khí ñộc tăng ñột ngột (do phản ứng hóa học trong
môi trường nước diễn ra với tốc ñộ cao), gây bất lợi ñối với vật nuôi thủy sản.
 ðiều kiện về lao ñộng
ðây là yếu tố quan trọng ñối với việc phát triển nghề nuôi tôm sú, nó
bao gồm số lượng và chất lượng lao ñộng. Bên cạnh ñó, thị trường sản phẩm
tôm thường không ổn ñịnh (bấp bênh) và một trong những ñiều kiện ñể hạn
chế sự rủi ro có thể xảy ra ñó chính là yếu tố con người. Yếu tố này ñược thể
hiện ở khả năng quản lý, mức ñộ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới
vào sản xuất có hiệu quả nhất, chính vì thế con người chính là yếu tố trọng
tâm, làm chủ trong việc phát triển nghề nuôi tôm sú.
 ðiều kiện về tiến bộ khoa học và kỹ thuật chăm sóc
Các tiến bộ khoa học và kỹ thuật chăm sóc là sự tác ñộng của con
người lên môi trường sống và bản thân vật nuôi có thể ñạt ñược năng suất cao
nhất. Tuy nhiên, việc áp dụng những tiến bộ kỹ thuật nuôi trồng còn phụ
thuộc vào cơ sở hạ tầng, vốn ñầu tư và kiến thức của người dân của vùng nuôi
trồng, nếu việc áp dụng tiến bộ không ñúng quy trình và không tuân thủ phác
ñồ thời gian thì không những làm cho việc phát triển nuôi tôm sú không có
hiệu quả mà còn gây ảnh hưởng ñến con giống nuôi, gây lãng phí kinh tế.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………

14
 ðiều kiện về thời gian thu hoạch
ðối với nuôi tôm sú nếu trọng lượng ñơn vị càng cao sẽ ñem lại giá bán
càng lớn. Tuy nhiên, người dân nuôi tôm phải dựa vào ñiều kiện tự nhiên, vốn
ñầu tư, quy luật sinh trưởng và phát triển của vật nuôi cũng như nhu cầu của
thị trường ñể có quyết ñịnh về thời gian và thu hoạch sao cho hợp lý, mang lại
hiệu quả kinh tế cao.
 ðiều kiện về thị trường và chính sách của nhà nước
ðây là hai yếu tố quan trọng quyết ñịnh lớn ñến vấn ñề phát triển ngành

nuôi tôm sú. Mọi hoạt ñộng sản xuất, kinh doanh tôm sú ñều phải ñược quyết
ñịnh trên cơ sở căn cứ vào tình hình thực tế của thị trường. Trong những năm
qua, mặt hàng tôm sú trên thị trường có giá trị rất cao nên ảnh hưởng trực tiếp
ñến sự phát triển nuôi tôm sú, biểu hiện là việc tập trung ñầu tư lớn vào các
ñầm tôm ñã mang lại kết quả về giá trị sản xuất tôm khá cao so với các ngành
kinh tế khác.
2.1.3 Nội dung chính trong nghiên cứu ngành hàng
Ngành hàng nói chung và ngành hàng nông sản nói riêng, khi tiến hành
nghiên cứu chúng ta cần quan tâm tới những nội dung sau:
 Hiện trạng chung của sản phẩm thuộc ngành hàng: phải xác ñịnh ñược
ñối với một ngành hàng thì các vùng sản xuất chính, các vùng tiêu thụ
và các vùng cung ứng ñầu vào cho ngành hàng.
 Các công ñoạn kỹ thuật của ngành hàng: Mô tả tất cả các công ñoạn kỹ
thuật chế biến từ một nông sản cho tới tiêu dùng, có ñể ý tới sự ña dạng
của các loại sản phẩm cuối cùng trước khi tiêu dùng.
 Các tác nhân tham gia ngành hàng: Xác ñịnh ñược các tác nhân tham
gia ngành hàng trong thương mại hóa cũng như là chế biến sản phẩm.
Họ làm chức năng gì? làm như thế nào? ở ñâu? mối quan hệ của họ ra
sao? ở ñây cũng phải chú ý ñến việc ñánh giá tầm quan trọng của các
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………

15
tác nhân theo khối lượng hàng hóa mà họ lưu thông trong ngành hàng.
 Các kết quả chính cần ñưa ra ñược: (i) Sơ ñồ hoạt ñộng của ngành hàng
với các kiểu tác nhân và mối liên hệ giữa các tác nhân; (ii) Các bảng
cân ñối tài chính của các tác nhân (giá trị sản xuất, chi phí trung gian,
giá trị gia tăng…); (iii) Mô tả các thái ñộ ứng sử của các kiểu tác nhân
và giải thích rõ nguyên nhân tại sao họ lại có những ứng sử như vậy;
(iv) Người tiêu dùng: phải ñi ñến một phân kiểu về người tiêu dùng liên
quan ñến ngành hàng theo thu nhập, thói quen tiêu dùng, xu hướng thay

ñổi của họ; (v) Sự hình thành giá: phải giải thích ñược các yếu tố quyết
ñịnh ñến mức giá của sản phẩm và giá biến ñổi ra sao từ vùng này qua
vùng khác, từ tác nhân này tới tác nhân khác; (vi) Ảnh hưởng của chính
sách nhà nước và của thị trường thế giới
Những kết quả trên sẽ ñược sử dụng nhằm xây dựng các giải pháp tác
ñộng, hỗ trợ, cụ thể: (i) Chiến lược của các doanh nghiệp chế biến, thương
mại, các tác nhân thương mại lớn: mở rộng thị trường sản phẩm, tăng trưởng
bên ngoài, dự ñoán và phân tích thị trường ; (ii) Phát triển ñịa phương: quan
hệ ngành hàng, lãnh thổ và chiến lược quy hoạch phát triển vùng; (iii) Chính
sách và ngành hàng: quản lý, ñổi mới nghiên cứu, thay ñổi về kỹ thuật, mục
tiêu, tổ chức thị trường…
Trong khi ñề cập ñến các nội dung chủ yếu của phương pháp phân tích
ngành hàng, lưu ý ñến nội dung phân tích kết quả hoạt ñộng của các tác nhân
trong ngành hàng thông qua hệ thống chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh tế với
hai nội dung chính là phân tích tài chính và phân tích kinh tế.
 Phân tích tài chính
ðây là một nội dung quan trọng và chủ yếu của phân tích ngành hàng.
Mục ñích của phân tích tài chính là thông qua hệ thống tài khoản kế toán sẽ
giúp cho người ta sử dụng thông tin dự ñoán tương lai bằng cách so sánh,
ñánh giá và xem xét xu hướng phát triển của sản phẩm.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………

16
Phân tích tài chính trong phân tích ngành hàng chủ yếu xem xét phần
tài chính tương ứng và luồng vật chất ñược lượng hoá ñối với từng tác nhân
tham gia trong các giai ñoạn khác nhau của quá trình sản xuất kinh doanh.
Khi phân tích tài chính có thể phân tích theo một ñơn vị khối lượng sản phẩm
của từng tác nhân ñầu tiên trong ngành hàng, sau ñó suy rộng cho ngành
hàng. Phân tích tài chính của ngành hàng ñược tiến hành từ những tài khoản
riêng biệt của các tác nhân hợp vào tài khoản hợp nhất của toàn bộ ngành

hàng. Phân tích tài chính xuất phát từ những tài khoản trên ñược thiết lập cho
từng tác nhân và sau ñó rút ra kết luận sơ bộ chung về ngành hàng trên giác
ñộ tài chính. Mặt khác, các chỉ tiêu tổng hợp như TR, IC, VA, MI có thể thấy
ñược vị trí của từng tác nhân trong ngành hàng và sự ñóng góp vào việc tạo
nên VA của ngành hàng và phân chia lợi ích kinh tế cho từng tác nhân ñó.
Trong phân tích tài chính giá cả sử dụng là giá thực tế mà từng tác nhân ñã sử
dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh (giá thị trường).
Khi phân tích tài chính, chúng tôi chỉ phân tích một ñơn vị khối lượng
sản phẩm chính của tác nhân ñầu tiên của ngành hàng (ở ñây là 1000 kg tôm
thành phẩm), sau ñó chúng tôi mới suy rộng ra cả ngành hàng.
 Phân tích kinh tế
Phân tích kinh tế trong ngành hàng là phân tích ñầy ñủ tất cả các hoạt
ñộng kinh tế của các tác nhân diễn ra trong một thời kỳ nhất ñịnh và hiệu quả
của sản xuất kinh doanh phải ñược coi trọng. Vì vậy, trong phân tích kinh tế phải
tính ñược ñầy ñủ các khoản mục kể cả tự sản, tự tiêu trong nội bộ cũng như phần
chi phí công lao ñộng gia ñình bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Trong phân tích kinh tế, giá cả sử dụng trong tính toán các chỉ tiêu là giá
cả quy ñổi hay mức giá chung ñược quy ñịnh trên cả nước.


Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………

17
2.1.4 ðiều kiện phân tích ngành hàng
Phân tích ngành hàng là một phương pháp tĩnh và những tài liệu thu
thập ñược là những thông tin trong quá khứ. Mặt khác, so với phương pháp
nghiên cứu truyền thống trước ñây, phân tích ngành hàng là một phương pháp
mới, hiện ñại và có nhiều ưu thế hơn trong việc tính toán hiệu quả kinh tế của
từng khâu trong quá trình sản xuất, kinh doanh. ðiều kiện của phương pháp
này là chỉ cho phép phân tích một ngành hàng ñộc lập.

Với yêu cầu của sự phát triển hiện nay cần thiết phải xét ñến hoạt ñộng
ña dạng và tính phân tán của những quyền lợi cùng quyết ñịnh của tất cả các
tác nhân tham gia vào ngành hàng ở mọi mức ñộ khác nhau. Phân tích ngành
hàng chỉ là một sự mô hình hoá hạn chế sự liên kết kinh tế và kế toán. Vì vậy,
nó phải ñược phân tích bằng những phân tích ngang và ñặc biệt là việc ñiều
tra và phân tích kinh tế - xã hội trong dân chúng. Nếu không có quan ñiểm
biện chứng và thông thoáng thì chúng ta sẽ có những giải pháp không ăn khớp
với sự phát triển kinh tế chung và cản trở ñến ngành hàng chúng ta ñang
nghiên cứu. ðôi khi những giải pháp cho sự phát triển về những ngành hàng
ñược nghiên cứu riêng rẽ lại mâu thuẫn với nhau, thậm chí triệt tiêu lẫn nhau.
Chính vì vậy, khi phân tích ngành hàng cần kết hợp với dự báo kinh tế cần
thiết và các dự kiến về quyết ñịnh có liên quan tới ngành hàng trong tương lai.
2.1.5 Ý nghĩa của việc phát triển ngành hàng tôm sú
2.1.6.1 Phát huy ngành kinh tế có lợi thế nhằm mang lại giá trị kinh tế
cao từ xuất siêu
Chiếm 8,6% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, xuất khẩu thủy sản Việt
Nam khá vững chắc và hiện ñang ở vị trí tốp trong 10 nước có giá trị thủy sản xuất
khẩu hàng ñầu thế giới và nằm trong nhóm 4 ngành hàng có giá trị xuất khẩu hơn 3
tỷ USD của Việt Nam năm 2007. Năm 2006 ñược ñánh dấu bằng cột mốc mới về
xuất khẩu thủy sản với việc ñạt con số 3,4 tỷ USD, góp 8,6% trong tổng kim ngạch
xuất khẩu chung của cả nước.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………

18
Hiện nay, Việt Nam ñã ñược xếp vào vị trí thứ 7 về xuất khẩu thủy sản
trên thế giới và là một trong những cường quốc về thủy sản. Việc gia nhập
WTO sẽ có nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp thủy sản, vì qua ñàm phán
ñã dỡ bỏ bớt những chính sách bảo hộ sản xuất nông nghiệp nội ñịa của các
thị trường lớn và có thể tham gia ñấu tranh, chống lại những vụ kiện bất công.
Từ thị trường truyền thống Nhật Bản mở sang thị trường Châu âu rồi sau khi

ký hiệp ñịnh song phương với Mỹ, Việt Nam ñã tạo ra 3 thị trường chân kiềng
lớn nhất. Chính vì vậy, các doanh nghiệp thủy sản ñã quen với luật chơi của
các nước này cũng như những luật chơi mang tính chung của WTO. Qua ñó
thủy sản Việt Nam cũng thích nghi ñược với những luật chơi này.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP),
năm 2009 tôm là mặt hàng thủy sản xuất khẩu duy nhất tăng cả về lượng và
giá trị so với năm 2008. Dự báo năm 2010, tôm sú vẫn là sản phẩm xuất khẩu
chủ lực trong khi xuất khẩu tôm chân trắng sẽ tăng gấp ñôi về kim ngạch.
Xuất khẩu tôm sang 3 thị trường lớn là Nhật, Mỹ và Australia trong
tháng 11, tháng 12/2009 giảm cả về lượng lẫn giá trị. Ngược lại xuất khẩu
sang các thị trường khác như ASEAN, Hàn Quốc, Trung Quốc, Canada, Thụỵ
Sĩ lại tăng mạnh. Có thể nói ñây là xu hướng ñáng chú ý nhất trong xuất
khẩu tôm năm 2009.
Trong các thời ñiểm xuất khẩu sang các thị trường truyền thống như
Mỹ, Nhật hay EU gặp khó khăn, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm ñã nỗ lực và
nhanh chóng tìm kiếm những cơ hội mới, các thị trường khác, bên cạnh việc
cố gắng duy trì bạn hàng truyền thống.
2.1.6.2 Phát triển ngành hàng tôm sú tạo ra khối lượng việc lạm tại chỗ
cho nông- ngư dân trên nhiều vùng trong cả nước
Ngành nuôi trồng tôm sú không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao từ
nguồn xuất siêu mà còn tạo ra những vùng sản xuất rộng khắp trên cả nước
dọc theo ñường bờ biển và theo chiều dài ñất nước. Từ những vùng sản xuất

×