Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Luận văn thạc sĩ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN LÁ VÀ NGUỒN CHẤT THẢI HỮU CƠ CÓ XỬ LÝ EM ðẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT CÀ CHUA VỤ ðÔNG 2010 TẠI BẮC NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (933.58 KB, 123 trang )

BỘ
GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP
HÀ NỘI





NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG



NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN LÁ
VÀ NGUỒN CHẤT THẢI HỮU CƠ CÓ XỬ LÝ EM ðẾN
SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT CÀ CHUA
VỤ ðÔNG 2010 TẠI BẮC NINH



LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 60 62 01


Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Phú


Hµ néi - 2011


Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………


i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan rằng:
1.ðây là công trình nghiên cứu khoa học do tôi thực hiện trong vụ ñông
2010 dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Văn Phú.
2. Số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực và
chưa từng ñược sử dụng ñể bảo vệ bất kì một học vị nào ở trong và ngoài nước.
3. Mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược cảm ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.
Bắc Ninh, ngày 5 tháng 9 năm 2011
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Thu Hương














Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………


ii

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực hiện ñề tài nghiên cứu và hoàn thành bản luận
văn này tôi luôn nhận ñược sự giúp ñỡ tận tình quý báu của Ban giám hiệu
trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, Viện ñào tạo sau ñại học, khoa Nông học,
Bộ môn Sinh lý thực vật.
Tôi xin gửi tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới:
Thầy hướng dẫn TS. Nguyễn Văn Phú Bộ môn Sinh lý thực vật, khoa
Nông học, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội.
Các thầy cô giáo, cán bộ trong khoa Nông học trường ðại học Nông
nghiệp Hà Nội ñã tạo ñiều kiện thuận lợi giúp tôi về các phương diện như: Cơ sở
vật chất , phương pháp nghiên cứu, quy trình kỹ thuật, máy móc thiết bị phụcvụ
trong việc phân tích thí nghiệm.
Những người thân, người bạn và ñồng nghiệp ñã thường xuyên ủng hộ,
ñộng viên tôi trong suốt quá trình công tác, học tập và nghiên cứu. ðặc biệt là
lòng thương yêu vô hạn và sự ñộng viên kịp thời của gia ñình, bố mẹ, anh chị
em, chồng tôi ñã giúp tôi có niềm tin, nghị lực vượt qua thử thách ñể hoàn thành
nhiệm vụ học tập và nghiên cứu các nội dung ñề tài này.
Bắc Ninh, ngày 5 tháng 9 năm 2011
Tác giả luận văn




Nguyễn Thị Thu Hương




Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………


iii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ðOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH ix
1. MỞ ðẦU 1
1.1. ðặt vấn ñề 1
1.2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của ñề tài 2
1.2.1. Ý nghĩa khoa học: 2
1.2.2. Ý nghĩa thực tiễn: 2
1.3. Mục ñích, yêu cầu của ñề tài 3
1.3.1. Mục ñích 3
1.3.2. Yêu cầu 3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế 4
2.2. ðặc ñiểm thực vật học của cà chua 5

2.2.1. Rễ 5
2.2.2. Thân 5
2.2.3. Lá 6
2.2.4. Hoa 7
2.2.5. Quả 8
2.2.6. Hạt 9
2.3. Yêu cầu ngoại cảnh của cây cà chua 9
2.3.1. Nhiệt ñộ 9
2.3.2. Ánh sáng 11
2.3.3. Nước và ñộ ẩm 11
2.3.4. ðất và dinh dưỡng 11
2.4. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới và Việt Nam 15
2.4.1. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới 15
2.4.2. Tình hình sản xuất cà chua ở Việt Nam 16
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………


iv

2.5. Tình hình nghiên cứu và sử dụng phân hữu cơ trên thế giới và ở
Việt Nam
17
2.5.1. Những nghiên cứu chung về phân hữu cơ trên thế giới 17
2.5.2. Tình hình nghiên cứu về phân hữu cơ ở Việt Nam 18
2.5.3. Một số loại phân hữu cơ 19
2.6. Dinh dưỡng qua lá, một số phương pháp nâng cao năng suất và
chất lượng nông sản 22
2.6.1. Dinh dưỡng qua lá 22
2.6.2. Ưu ñiểm và nhược ñiểm của phương pháp dinh dưỡng qua lá 23
2.6.3. Những nghiên cứu về dinh dưỡng qua lá cho cây trồng 25

3. VẬT LIỆU, THỜI GIAN, ðỊA ðIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 28
3.1. Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu 28
3.2. ðối tượng và vật liệu nghiên cứu 28
3.3. Nội dung nghiên cứu 28
3.4. Phương pháp nghiên cứu 29
3.4.1. Bố trí thí nghiệm 29
3.4.2. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm 31
3.5. Các chỉ tiêu theo dõi 34
3.5.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển 34
3.5.2. Thời gian qua các giai ñoạn sinh trưởng 34
3.5.3. Các chỉ tiêu sinh lý 34
3.5.4. Các yếu tố cấu thành năng suất 35
3.5.5. Một số chỉ tiêu về chất lượng quả cà chua 35
3.5.6. Tình hình nhiễm một số sâu bệnh hại chính trên cây cà chua 36
3.6. Xử lý số liệu 36
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37
4.1. Ảnh hưởng của phân bón lá ñến sinh trưởng phát triển, năng suất
cà chua vụ ñông 2010 tại Bắc Ninh 37
4.1.1. Ảnh hưởng của phân bón lá ñến các giai ñoạn sinh trưởng chính của
cây cà chua 37
4.1.2. Ảnh hưởng của phân bón lá ñến ñộng thái tăng trưởng chiều cao cây
cà chua 39
4.1.3. Ảnh hưởng của phân bón lá ñến một số chỉ tiêu sinh lý cây cà chua. 43
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………


v

4.1.4. Ảnh hưởng của phân bón lá ñến năng suất và các yếu tố cấu thành

năng suất 51
4.1.5. Ảnh hưởng của phân bón lá ñến năng suất lý thuyết và năng suất thực
thu của cà chua 53
4.1.6. Ảnh hưởng phân bón lá ñến một số chỉ tiêu chất lượng quả 56
4.1.7. Ảnh hưởng của phân bón lá ñến sự gây hại của một số loại sâu bệnh
chính trên cây cà chua 58
4.1.8. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân bón lá trên cây cà chua 59
4.2. Ảnh hưởng của một số nguồn chất thải hữu cơ có xử lý với EM
ñến sinh trưởng phát triển, năng suất cà chua vụ ðông 2010 tại
Bắc Ninh 60
4.2.1. Ảnh hưởng của một số nguồn chất thải hữu có xử lý với EM ñến các
giai ñoạn sinh trưởng phát triển chủ yếu của cây cà chua 60
4.2.2. Ảnh hưởng của một số nguồn chất thải hữu cơ ñược xử lý với EM ñến
ñọng thái tăng trưởng chiều cao của cây cà chua 62
4.2.3. Ảnh hưởng của một số nguồn chất thải hữu cơ có xử lý với EM ñến
một số chỉ tiêu sinh lý cây cà chua 65
4.2.4. Ảnh hưởng của một số nguồn chất thải hữu cơ ñược xử lý với EM
ñến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 71
4.2.5. Ảnh hưởng của một số nguồn chất thải hữu cơ ñược xử lý với EM
ñến năng suất thực thu và năng suất lý thuyết của cà chua 72
4.2.6. Ảnh hưởng của một số nguồn chất thải hữu cơ có xử lý với EM ñến
một số chỉ tiêu chất lượng quả cà chua 73
4.2.7. Ảnh hưởng của một số nguồn chất thải hữu cơ có xử lý với EM ñến
sự gây hại của một số loại sâu bệnh chính trên cây cà chua 74
4.2.8. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng một số nguồn chất thải hữu cơ có
xử lý với EM trên cây cà chua 76
4.2.9. Một số chỉ tiêu hoá tính ñất sau khi sử dụng nguồn chất thải hữu cơ có
xử lý EM 77
5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 78
5.1. Kết luận 78

5.2. ðề nghị 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
PHỤ LỤC 84

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………


vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CT: Công thức
CTTN: Công thức thí nghiệm
CTXL: Công thức xử lý
TN: Thí nghiệm
FAO: Tổ chức nông lương thế giới
EM Chế phẩm EM
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………


vii

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Sản xuất cà chua toàn thế giới (2004-2009) 15
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua giai ñoạn 2004-2008 16
Bảng 2.3. Sản xuất cà chua tại một số tỉnh năm 2008 17
Bảng 2.4. Thành phần dinh dưỡng của một số loại phân chuồng 20
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của phân bón lá ñến các giai ñoạn sinh trưởng phát
triển chủ yếu của cây cà chua 38

Bảng 4.2. Ảnh hưởng của dinh dưỡng N, Mg và một số nguyên tố vi
lượng qua lá ñến ñộng thái tăng trưởng chiều cao cây cà chua 40
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của phân bón lá ñến hàm lượng diệp lục của cây cà
chua 44
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của phân bón lá ñến chỉ số diện tích lá LAI
(m
2
lá/m
2
ñất) của cây cà chua 46
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của phân bón lá ñến khả năng tích luỹ chất khô của
cây cà chua 49
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của phân bón lá ñến năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất 52
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của phân bón lá ñến năng suất thực thu và năng suất
lý thuyết của cà chua 54
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của phân bón lá ñến một số chỉ tiêu chất lượng quả 56
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của phân bón lá ñến sự gây hại của một số loại sâu
bệnh chính trên cây cà chua 58
Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân bón lá trên cây cà chua 59
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của một số nguồn chất thải hữu cơ có xử lý với EM
ñến các giai ñoạn sinh trưởng, phát triển chủ yếu của cây cà
chua 61
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………


viii

Bảng 4.12. Ảnh hưởng của một số nguồn chất thải hữu cơ có xử lý với EM
ñến ñộng thái tăng trưởng chiều cao cây cà chua 63

Bảng 4.13. Ảnh hưởng của một số nguồn chất thải hữu cơ có xử lý với EM
ñến chỉ số SPAD của cây cà chua 65
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của một số nguồn chất thải hữu cơ có xử lý với EM
ñến chỉ số diện tích lá (LAI) của cây cà chua 67
Bảng 4.15 . Ảnh hưởng của một số nguồn chất thải hữu cơ có xử lý với EM
ñến khả năng tích luỹ chất khô của cây cà chua 69
Bảng 4.16. Ảnh hưởng của một số nguồn chất thải hữu cơ cóxử lý với EM
ñến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 71
Bảng 4.17. Ảnh hưởng của một số nguồn chất thải hữu cơ có xử lý với EM
ñến năng suất thực thu và năng suất lý thuyết của cà chua 72
Bảng 4.18. Ảnh hưởng của một số nguồn chất thải hữu cơ có xử lý với EM
ñến một số chỉ tiêu chất lượng quả cà chua 73
Bảng 4.19. Ảnh hưởng của một số nguồn chất thải hữu cơ có xử lý với EM
ñến sự gây hại của một số loại sâu bệnh chính trên cây cà chua 75
Bảng 4.20. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng một số nguồn chất thải hữu
cơ có xử lý với EM trên cây cà chua 76
Bảng 4.21. Bảng phân tích hoá tính ñất sau thí nghiệm 77















Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………


ix
DANH MỤC HÌNH


Hình 4.1. Ảnh hưởng của phân bón lá ñến ñộng thái tăng trưởng chiều
cao cây cà chua 42
Hình 4.2. Ảnh hưởng của phân bón lá ñến hàm lượng diệp lục của cây
cà chua 44
Hình 4.3. Ảnh hưởng của phân bón lá ñến chỉ số diện tích lá LAI (m
2

lá/m
2
ñất) của cây cà chua 47
Hình 4.4. Ảnh hưởng của phân bón lá ñến khả năng tích luỹ chất khô
của cây cà chua 50
Hình 4.5. Ảnh hưởng của một số nguồn chất thải hữu cơ có xử lý với
EM ñến ñộng thái tăng trưởng chiều cao cây cà chua 64
Hình 4.6. Ảnh hưởng của một số nguồn chất thải hữu cơ có xử lý với
EM ñến hàm lượng diệp lục của cây cà chua 66
Hình 4.7. Ảnh hưởng của một số nguồn chất thải hữu cơ có xử lý với
EM ñến chỉ số diện tích lá (LAI) của cây cà chua 68
Hình 4.8. Ảnh hưởng của một số nguồn chất thải hữu cơ có xử lý với
EM ñến khả năng tích luỹ chất khô của cây cà chua 70










Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………


1

1. MỞ ðẦU
1.1. ðặt vấn ñề
Cà chua có tên khoa học là Lycopercium esculentum Mill, là loại rau ăn
quả, họ Cà (Solanaceae). Cà chua là loại rau quan trọng của nhiều vùng chuyên
canh rau và hệ thống luân canh lúa – rau ñược trồng trong vụ ñông (chính vụ),
vụ thu ñông (vụ sớm) và vụ ñông xuân (vụ muộn). Cà chua có giá trị dinh dưỡng
cao chứa nhiều gluxit, nhiều acid hữu cơ, các vitamin và khoáng chất.
Cà chua ñược dùng dưới nhiều hình thức khác nhau như ăn tươi, làm
salat, nước uống hoặc chế biến làm dạng dự trữ. Ngoài ra cà chua còn dùng làm
mỹ phẩm, chữa mụn trứng cá…[7], [26].
Bón phân là biện pháp kỹ thuật có ảnh hưởng quyết ñịnh ñến năng suất,
chất lượng sản phẩm, hiệu quả và thu nhập của người sản xuất. Vì vậy phân bón
là một yếu tố ñầu tư rất ñược quan tâm và thường chiếm một tỷ lệ ñáng kể trong
tổng chi phí sản xuất của người sản xuất. Tuy nhiên không phải cứ bón nhiều
phân (phân hoá học) hay bón phân thế nào cũng ñem lại hiệu quả mà việc bón
phân không hợp lý có thể ảnh hưởng xấu ñến năng suất, chất lượng và khả năng
bị sâu bệnh hại cây trồng và còn là nguyên nhân gây ra suy thoái ñất và ô nhiễm
môi trường.

Cà chua là cây trồng có năng suất cao và thời gian thu quả kéo dài. Trong
giai ñoạn thu quả, cà chua rất cần ñược bổ sung dinh dưỡng, tuy nhiên việc bổ
sung dinh dưỡng vào ñất lúc này hiệu quả thường thấp vì bộ rễ sinh trưởng kém
nên thường không kịp thời vì hiệu lực chậm. Trong khi ñó phân bón lá có hiệu
lực nhanh và rất kịp thời bổ sung vào giai ñoạn mà cây mất cân bằng dinh
dưỡng, lại có hiệu lực cao có thể ñạt 85 - 90% do vậy giảm ô nhiễm ñất, giảm
tiền công chi phí [48].
Thuật ngữ “foliar application” (dinh dưỡng qua lá) ñã và ñang rất phổ
biến ở các nước phát triển vào những năm 90 của thế kỷ trước. Nó ñang ñược
xem như là một cách bổ sung dinh dưỡng rất có hiệu quả cho nhiều loại cây
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………


2

trồng ñặc biệt là các loại rau. Ở Việt Nam hiện nay cũng ñã có rất nhiều loại
phân bón lá ñược sản xuất. Tuy nhiên không phải cây trồng nào bón phân qua lá
cũng ñạt hiệu quả cao.
Mặt khác ñối với cây cà chua quả ñược sử dụng trực tiếp là thức ăn vì thế
chất lượng quả ñược ñặt lên hàng ñầu. Việc sử dụng phân hoá học với lượng cao
không chỉ làm thoái hoá ñất mà còn tích luỹ hàm lượng (NO
3
)
-
gây ñộc ñối với
nông sản. Trong khi ñó phân hữu cơ là một giải pháp ñể tạo ra sản phẩm nông
nghiệp an toàn và nâng cao ñộ phì của ñất. Tuy nhiên trong thực tế sản xuất thì
người nông dân ñã và ñang từ bỏ một thói quen rất tốt trong nông nghiệp là sử
dụng phân chuồng và một số phân hữu cơ có sẵn trong tự nhiên như rơm rạ,
phân rác… Các nguồn này ñang bị bỏ lãng phí và gây ô nhiễm môi trường. Theo

Nguyễn Văn Phú và Tlustos.P; (2001) những nguồn hữu cơ này ñược chế biến
làm phân bón vừa nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, vừa cải tạo ñộ phì
ñất và làm sạch môi trường [47].
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành ñề tài: “Nghiên cứu
ảnh hưởng của phân bón lá và nguồn chất thải hữu cơ có xử lý EM ñến sinh
trưởng phát triển, năng suất cà chua vụ ñông 2010 tại Bắc Ninh”.
1.2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của ñề tài
1.2.1. Ý nghĩa khoa học:
- Cung cấp những dẫn liệu khoa học về ảnh hưởng của phân bón lá và
nguồn chất thải hữu cơ có xử lý EM ñến sinh trưởng phát triển, năng suất cà
chua vụ ñông tại Bắc Ninh.
- Là tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy về
dinh dưỡng cho cây cà chua.
1.2.2. Ý nghĩa thực tiễn:
- Xác ñịnh ñược loại phân bón lá, phân hữu cơ tốt nhất khi bón cho cây cà
chua vụ ñông 2010 tại Bắc Ninh

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………


3

1.3. Mục ñích, yêu cầu của ñề tài
1.3.1. Mục ñích
Trên cơ sở nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá và nguồn chất thải hữu
cơ có xử lý EM ñến sinh trưởng phát triển, năng suất cà chua vụ ñông 2010 tại
Bắc Ninh ñể ñề ra công thức sử dụng tối ưu.
1.3.2. Yêu cầu
- ðánh giá ñược ảnh hưởng của một số loại phân bón lá ñến sinh trưởng
phát triển, năng suất và hiệu quả của phân bón qua lá ñối với sản xuất cà chua vụ

ðông tại TP Bắc Ninh.
- ðánh giá ñược ảnh hưởng của một số nguồn chất thải hữu cơ có xử lý
EM ñến sinh trưởng phát triển, năng suất của cà chua vụ ðông tại TP Bắc Ninh.












Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………


4

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế
Cà chua là cây trồng thuộc họ cà (Solanaceae), có tên khoa học là
Lycopersicon esculentum Mill, Cà chua là loại rau ăn quả có giá trị dinh dưỡng
cao, trong quả cà chua có nhiều ñường chủ yếu là ñường glucoza, có nhiều
vitamin: B
1
, B
2

, caroten, C, axit amin và các chất khoáng quan trọng: Ca, P, Fe,
Zn…[8].
Trên 100 mẫu giống cà chua trồng vùng ñồng bằng sông Hồng có thành
phần hoá học chủ yếu sau:
Chất khô: 4,3 - 6,4%
ðường tổng số: 2,6 - 3,5%
Hàm lượng các chất tan: 3,4 - 6,2%
Axit tổng số: 0,22 - 0,72%
VitaminC: 17,1 - 38,81mg% [3].
Do có thành phần dinh dưỡng phong phú nên cà chua ñã trở thành món ăn
thông dụng của nhiều nước trên 150 năm nay và là cây rau ăn quả ñược trồng
rộng rãi trên khắp các châu lục. Cà chua cũng là loại rau có nhiều cách sử dụng:
có thể dùng ñể ăn như quả tươi, trộn salat, nấu canh, sào, nấu sốt vang và chế
biến thành các sản phẩm như: cà chua cô ñặc, tương cà chua, nước sốt nấm, cà
chua nguyên quả và nước quả… [8]
Cà chua là loại rau cho hiệu quả kinh tế cao và là mặt hàng xuất khẩu
quan trọng của nhiều nước [8].
Ở Việt Nam, cà chua ñược trồng khoảng trên 100 năm nay, diện tích trồng
hàng năm biến ñộng từ 12 - 13 ngàn ha. Cà chua là cây rau quan trọng của nhiều
vùng chuyên canh, là cây trồng sau lúa mùa sớm cho hiệu quả kinh tế cao. Tuỳ
theo ñặc ñiểm của từng vùng sinh thái, thời vụ và kinh nghiệm sản xuất của nhà
vườn mà có thể thu trên 1 ñến 2 - 3 triệu ñồng/sào Bắc bộ [8].
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………


5

Nước ta ñã xây dựng và ñưa vào khai thác một nhà máy chế biến cà chua
cô ñặc theo dây chuyền sản xuất hiện ñại tại Hải Phòng với công suất 10 tấn
nguyên liệu/giờ. Vì vậy việc quy vùng sản xuất cà chua ñể cung cấp cho nhà

máy ñang trở nên cấp thiết. Nhiều tỉnh thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Hải
Dương, Hải Phòng và Thái Bình sẽ là những vùng sản xuất cà chua quan trọng
cho nhà máy chế biến [8].
2.2. ðặc ñiểm thực vật học của cà chua
2.2.1. Rễ
Rễ cà chua thuộc hệ rễ chùm, có khả năng ăn sâu trong ñất. Rễ phụ cấp 2
phân bố dày ñặc trong ñất trong thời kỳ sinh trưởng mạnh. Hệ rễ phân bố chủ yếu
ở tầng ñất 0 - 30 cm. Khả năng tái sinh của hệ rễ mạnh, khi rễ chính bị ñứt, rễ phụ
phát triển mạnh.
Khi nhổ cây giống hoặc di chuyển cây giống (rễ trần), một số lượng rễ bị
rơi rụng và khô héo, nhưng sau khi trồng và ñất có ñủ ñộ ẩm rễ mới sẽ nhanh
chóng phát triển. Vì rễ cà chua hoá bần chậm, nên nhanh chóng hút ñược nước và
chất dinh dưỡng từ ñất. Cây cà chua còn có khả năng ra rễ bất ñịnh, loại rễ này tập
trung nhiều nhất ở ñoạn thân dưới 2 lá mầm.
Sự phân bố hệ rễ trong ñất sâu hay nông còn phụ thuộc vào bộ phận trên
mặt ñất và các yếu tố khác (Thí dụ: loài cà chua hoang dại, bộ phận trên mặt ñất
sinh trưởng kém, khối lượng thân lá ít nên hệ rễ ăn nông và hẹp).
Loài cà chua trồng trọt khi tạo hình, tỉa cành, lá, hạn chế sự phát triển của
cây thì sự phân bố của hệ rễ hẹp hơn khi không tỉa cành, lá.
Trong quá trình sinh trưởng, hệ rễ chịu ảnh hưởng lớn của ñiều kiện môi
trường như nhiệt ñộ ñất và ñộ ẩm ñất [8].
2.2.2. Thân

ðặc tính của cây cà chua là bò lan ra xung quanh hoặc mọc thành bụi.
Căn cứ vào ñặc ñiểm sinh trưởng chiều cao cây có thể phân thành 3 loại: loại
lùn, loại cao, loại trung bình.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………


6


Thân cây cà chua thay ñổi trong quá trình sinh trưởng phụ thuộc vào
giống, ñiều kiện ngoại cảnh (nhiệt ñộ), chất dinh dưỡng…
Ở thời kỳ cây con thân tròn, có màu tím nhạt, có lông tơ phủ dày, thân
giòn, dễ gẫy, dễ bị tổn thương…
Khi trưởng thành cây có màu xanh nhạt hơi tối thường có tiết diện ña
giác, cây cứng, phần gốc hoá gỗ. ðặc ñiểm của thân cà chua phát triển theo kiểu
lưỡng phân, các chùm hoa sinh ra trên thân chính và các cành. Vì vậy thân chính
có vị trí quan trọng ñối với sản lượng cây, các chồi phát triển ở nách lá, ñặc biệt
trong ñiều kiện nhiệt ñộ thích hợp và ẩm ñộ không khí cao.
Các chồi nách khi trưởng thành ñều có khả năng ra hoa, quả nhưng sự
sinh trưởng, phát triển, khả năng ra hoa, quả thay ñổi theo vị trí trên cây theo
quy luật vị trí cành ở sát ngay dưới chùm hoa thứ nhất của thân chính cho sản
lượng tương ñương như thân chính. Trong sản xuất khi tỉa 2 cành thì nên ñể 1
thân chính và 1 cành dưới chùm hoa thứ nhất. Nếu vì nguyên nhân nào ñó làm
cho cành này bị gẫy thì có thể ñể cành ở vị trí ngay trên chùm hoa thứ nhất của
thân chính. Sau khi xác ñịnh số cành, những nhánh còn lại kịp thời tỉa bớt khi
còn non ñể tập trung dinh dưỡng cho quả. [8]
2.2.3. Lá
Tác giả Tạ Thu Cúc (2008) cũng ñã mô tả lá cà chua ña số thuộc dạng lá
kép lông chim lẻ, mỗi lá hoàn chỉnh gồm 3 - 4 ñôi lá chét tuỳ theo giống ngọn lá
có một phiến lá riêng biệt gọi là lá ñỉnh. Ở giữa các ñôi lá chét còn có lá giữa,
trên gốc lá chét có những phiến lá nhỏ gọi là lá bên. Bộ lá có ý nghĩa quan trọng
ñối với năng suất, số lá trên cây ít, khi lá bị bệnh hại sẽ ảnh hưởng lớn ñến năng
suất quả [8].
Số lá là ñặc tính di truyền của giống nhưng quá trình hình thành cũng chịu
ảnh hưởng của nhiệt ñộ. ðể hình thành 10 lá ñầu sau khi trồng cần nhiệt ñộ trung
bình trên 13
0
C, khi hình thành 20 là cần nhiệt ñộ trung bình ngày ñêm là 24

0
C,
nếu nhiệt ñộ thấp hơn 13
0
C thời gian xuất hiện lá mới sẽ chậm lại.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………


7

Nhiệt ñộ cao trên mức ñể xuất hiện một lá mới ñược xem là ngưỡng nhiệt
ñộ, ngưỡng nhiệt ñộ của cà chua là 24
0
C, tổng nhiệt ñộ hữu hiệu ñể hình thành
một lá mới thay ñổi theo vị trí của lá trên cây: Lá thứ 12 cần 70
0
C, lá thứ 16 cần
33
0
C, lá thứ 20 cần 188
0
C .
2.2.4. Hoa
Hoa cà chua thuộc loại hoa hoàn chỉnh (gồm lá ñài, cánh hoa, nhị và
nhụy). Cà chua tự thụ phấn là chủ yếu, do ñặc ñiểm cấu tạo của hoa. Các bao
phấn bao quanh nhụy, thông thường vị trí của nhụy thấp hơn nhị. Núm nhụy
thường thành thục sớm hơn phấn hoa. Hoa cà chua nhỏ, màu sắc không sặc sỡ,
không có mùi thơm nên không hấp dẫn côn trùng. Tỷ lệ thụ phấn chéo cao hay
thấp phụ thuộc vào cấu tạo của hoa, giống và thời vụ gieo trồng.
Màu sắc của cánh hoa thay ñổi theo quá trình phát triển từ vàng xanh, vàng

tươi rồi ñến vàng úa.
Hoa cà chua mọc thành chùm, hoa ñính vào chùm bởi cuống ngắn. Một lớp
tế bào riêng rẽ hình thành ở cuống hoa, tại ñó phình to một chút, khi gặp ñiều kiện
ngoại cảnh không thuận lợi (nhiệt ñộ, ñộ ẩm, chất dinh dưỡng ) sẽ thúc ñẩy quá
trình hình thành tầng rời ở cuống hoa, lớp tế bào này sẽ khô héo và chết dẫn ñến
hoa sẽ bị rơi rụng khỏi chùm.
Cà chua có 3 loại chùm hoa: Chùm ñơn giản, chùm trung gian và chùm
phức tạp. Loại chùm ñơn giản chỉ có một trục chính, hoa mọc so le trên trục. Loại
chùm trung gian thường có hai nhánh chính. Loại chùm phức tạp thường chia
thành nhiều nhánh. Số chùm hoa trên cây trong một chu kỳ sống khoảng 20 chùm
hoặc nhiều hơn. ðiều ñó phụ thuộc chủ yếu vào ñặc tính của giống, ñiều kiện
ngoại cảnh và kỹ thuật trồng trọt. Số hoa trên chùm của loài cà chua biến ñộng từ
5 - 20 hoa, thông thường số hoa trên chùm từ 5 - 7 hoa.
Quá trình phân hoá mầm hoa chịu ảnh hưởng của môi trường như nhiệt ñộ,
ánh sáng, ñộ ẩm, chất dinh dưỡng và kỹ thuật chăm sóc. Thời kỳ ra hoa cà chua
rất mẫm cảm với nhiệt ñộ. ðiều kiện cần thiết cho quá trình phân hoá mầm hoa là
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………


8

nhiệt ñộ ban ngày từ 20 - 25
0
C, nhiệt ñộ ban ñêm 15
0
C, ñộ ẩm ñất từ 65 - 70 ñộ
ẩm không khí là 55 - 65%, cường ñộ ánh sáng tối thiểu 4000 lux. Khi nhiệt ñộ
20
0
C thì hoa to, tỷ lệ ñậu quả cao.

Quá trình phát triển hạt phấn chịu ảnh hưởng rất lớn của nhiệt ñộ, khi nhiệt
ñộ thấp dưới 15
0
C và nhiệt ñộ cao trên 35
0
C hạt phấn phát triển không bình
thường tạo thành những vết lõm sâu, gây ra hiện tượng quả bị nhăn, quả bị dị
hình, là giảm giá trị hàng hoá. Nhiệt ñộ thích hợp cho phấn hoa phát triển là 21 -
24
0
C. Hạt phấn không nảy mầm khi nhiệt ñộ ñất thấp dưới 10
0
C và cao trên 35
0
C.
Chất dinh dưỡng cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng ñến sự phát triển của
hoa cà chua. Khi cây ñược cung cấp nước ñầy ñủ, ñạm và ñường ñược dự trữ
trong quá trình sinh trưởng, phát triển thì cây hình thành ñược nhiều mầm hoa.
Căn cứ vào ñặc ñiểm ra hoa của cà chua có thể phân thành 3 loại: loại
hình sinh trưởng hữu hạn, loại hình sinh trưởng bán hữu hạn, loại hình sinh
trưởng vô hạn.
Cà chua là cây có khả năng ra nhiều hoa, nhưng tỷ lệ ñậu quả thấp, ñặc biệt
là gieo trồng trong ñiều kiện bất thuận nên ảnh hưởng ñến năng suất.
Số hoa trên cây là ñặc tính di truyền của giống nhưng cũng chịu ảnh hưởng
của ñiều kiện ngoại cảnh bất thuận như nhiệt ñộ quá thấp hoặc quá cao, chất dinh
dưỡng không ñầy ñủ, kỹ thuật bón phân không hợp lý, ñạm quá dư thừa hoặc
thiếu. ðộ ẩm không thích hợp, sâu bệnh hại [8].
2.2.5. Quả
Quả cà chua chín thuộc loại quả mọng bao gồm vỏ, thịt quả, vách ngăn, giá noãn.
Quả cà chua ñựơc cấu tạo từ 2 ngăn ñến nhiều ngăn. Hầu hết các giống

trồng trọt, loại quả trung bình trở lên có trên 3 ngăn.
Số lượng quả trên cây là ñặc tính di truyền của giống, nhưng cũng chịu ảnh
hưởng của ñiều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật trồng trọt. Số quả trên cây thay ñổi
lớn từ 4-5 quả ñến vài chục quả, những giống có tỷ lệ ñậu cao có thể ñạt tới hàng
100 quả. Cà chua trồng lưu niên có tới hàng vạn quả.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………


9

Khối lượng quả có sự chênh lệch ñáng kể giữa các loài và trong loài cà
chua trồng trọt từ 2 - 3g ñến 200 - 300g. Căn cứ vào khối lượng quả có thể phân
loại thành 3 cấp: Quả nhỏ có khối lượng dưới 50g, quả trung bình có khối lượng
trên 50 - 100g, quả to có khối lượng trên 100g.
Trong cùng một giống, số lượng quả và khối lượng quả thường có mối
tương quan nghịch. Giống có số lượng quả nhiều thì có khối lượng quả nhỏ và
ngược lại.
Số lượng quả trên cây tương quan chặt tới năng suất, khối lượng quả cũng
là tính trạng quan trọng ảnh hưởng tới năng suất cá thể.
Hình dạng quả thay ñổi giữa các loài và ngay cả trong loài với các dạng
chủ yếu là tròn, tròn bẹt, ovan, vuông, hình quả lê và dạng quả anh ñào.
Chất lượng quả cà chua ñược thể hiện qua các chỉ tiêu: Cấu trúc quả, ñộ
rắn chắc, tỷ lệ thịt quả/quả, tỷ lệ ñường/axit và sắc tố quả. Sự cân bằng về ñường
và axit thể hiện hương vị thích hợp [8].
2.2.6. Hạt
Hạt cà chua thường rất nhỏ, khối lượng hạt giống cà chua cần cho sản
xuất 1ha khoảng 1,5 - 3g tùy giống. Trên bề mặt thường bao phủ một lớp lông
nhung mềm và mịn tùy thuộc vào giống. ðiều kiện thời tiết ñặc biệt là nhiệt ñộ
có ảnh hưởng rất lớn ñến năng suất, chất lượng và màu sắc hạt. Nhiệt ñộ thấp
làm cho màu sắc hạt ñen, tỉ lệ nảy mầm và năng suất thấp [1], [27], [39].

2.3. Yêu cầu ngoại cảnh của cây cà chua
2.3.1. Nhiệt ñộ
Nhiệt ñộ ảnh hưởng ñến suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây
cà chua: từ nảy mầm, tăng trưởng cây, nở hoa, ñậu quả, hình thành hạt và năng
suất thương phẩm.
Cà chua ưa thích khí hậu ấm áp, ôn hòa, khả năng thích nghi rộng. Cà
chua sinh trưởng trong phạm vi nhiệt ñộ từ 15 - 35
o
C, hầu hết các giống cà chua
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………


10

trồng trọt không sinh trưởng và phát triển bình thường khi nhiệt ñộ dưới 15
o
C và
trên 35
o
C, nhiệt ñộ thích hợp nằm trong giới hạn 22 - 24
o
C [1].
Nhiệt ñộ thích hợp nhất cho hạt nảy mầm là 24 - 25
0
C, nhiều giống nảy
mầm nhanh ở nhiệt ñộ 28 - 32
0
C [50].
Theo Kuo và cộng sự (1998), nhiệt ñộ ñất có ảnh hưởng lớn ñến quá
trình phát triển của hệ thống rễ, khi nhiệt ñộ ñất cao trên 39

0
C sẽ làm giảm quá
trình lan toả của hệ thống rễ, nhiệt ñộ trên 44
0
C bất lợi cho sự phát triển của bộ
rễ, cản trở quá trình hấp thụ nước và chất dinh dưỡng [39].
Theo Lorenz O. A và Maynard D. N (1988), cà chua sinh trưởng tốt trong
phạm vi nhiệt ñộ 15 - 30
0
C, nhiệt ñộ tối ưu là 22 - 24
0
C. Quá trình quang hợp
của lá cà chua tăng khi nhiệt ñộ ñạt tối ưu 25 - 30
0
C, khi nhiệt ñộ cao hơn mức
thích hợp (>35
0
C) quá trình quang hợp sẽ giảm dần [40].
Biên ñộ nhiệt ñộ ngày và ñêm ñều có ảnh hưởng ñến sinh trưởng sinh
dưỡng của cây. Nhiệt ñộ ngày thích hợp cho cây sinh trưởng từ 20 - 25
0
C, nhiệt
ñộ ñêm thích hợp từ 13 - 18
0
C [39].
Khi nhiệt ñộ trên 35
0
C cây cà chua ngừng sinh trưởng và ở nhiệt ñộ 10
0
C

trong một giai ñoạn dài cây sẽ ngừng sinh trưởng và chết [49].
Nghiên cứu của Calvert (1957) cho thấy sự phân hoá mầm hoa ở 13
0
C
cho số hoa trên chùm nhiều hơn ở 18
0
C là 8 hoa/chùm, ở 14
0
C có số hoa trên
chùm lớn hơn ở 20
0
C [33], [50].
Nhiệt ñộ và ñộ ẩm cao còn là nguyên nhân tạo ñiều kiện thuận lợi cho một
số bệnh phát triển. Giá thể ñất cát rất dễ bị ñốt nóng, nhiệt ñộ ñất sẽ khá cao,
hơn nữa do giá thể bao gồm cả trấu hun nên rất thuận lợi cho các bệnh về nấm
phát triển. Bệnh héo rũ Fusarium phát triển mạnh ở nhiệt ñộ ñất 28
0
C, bệnh ñốm
nâu (Cladosporium fulvum Cooke) phát sinh ở ñiều kiện nhiệt ñộ 25 - 30
0
C và
ñộ ẩm không khí 85-90%, bệnh héo xanh vi khuẩn (Ralstonia solanacearum)
phát sinh phát triển ở nhiệt ñộ trên 20
0
C [4], [35], [39].
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………


11


2.3.2. Ánh sáng
Cà chua thuộc cây ưa ánh sáng, cây con trong vườn ươm nếu ñủ ánh sáng
(5000 lux) sẽ cho chất lượng tốt, cứng cây, bộ lá to khỏe, sớm ñược trồng. Ngoài
ánh sáng tốt, cường ñộ quang hợp tăng, cây ra hoa ñậu quả sớm hơn, chất lượng
sản phẩm cao hơn. Thiếu ánh sáng nghiêm trọng dẫn ñến rụng nụ, rụng hoa. Ánh
sáng yếu, ức chế quá trình sinh trưởng, làm chậm quá trình chuyển giai ñoạn từ
sinh trưởng sinh dưỡng ñến sinh trưởng sinh thực. Cường ñộ ánh sáng thích hợp
cho cà chua sinh trưởng và phát triển từ 4000 lux - 10000 lux [23].
Cường ñộ ánh sáng thấp làm chậm quá trình sinh trưởng và cản trở quá
trình ra hoa. Khi cà chua bị che bóng, năng suất thường giảm và quả bị dị
hình [43].
2.3.3. Nước và ñộ ẩm
ðộ ẩm ñất thích hợp cho cà chua là 60 - 65% và ñộ ẩm không khí là 70 –
80%. ðộ ẩm không khí quá cao (>90%) dễ làm cho hạt phấn bị trương nứt, hoa cà
chua không thụ phấn ñược sẽ rụng. Tuy nhiên, trong ñiều kiện gió khô cũng
thường làm tăng tỷ lệ rụng hoa. Nhiệt ñộ ñất và không khí phụ thuộc rất lớn vào
lượng mưa, ñặc biệt là các thời ñiểm trái vụ, mưa nhiều là yếu tố ảnh hưởng lớn
ñến sự sinh trưởng phát triển của cây kể từ khi gieo hạt ñến khi thu hoạch [3].
2.3.4. ðất và dinh dưỡng
Cà chua là cây thân lá sinh trưởng mạnh, khả năng ra hoa quả rất lớn, vì
vậy cung cấp ñầy ñủ chất dinh dưỡng là yếu tố có tính chất quyết ñịnh ñến năng
suất, chất lượng quả. Cà chua hút nhiều nhất là kali, sau ñó là ñạm và ít nhất là
lân. Cà chua sử dụng 60% lượng N, 50 – 60% K
2
0 và 15 – 20% P
2
0
5
tổng lượng
phân bón vào ñất suốt vụ trồng [5].

- Nitơ: có tác dụng thúc ñẩy sinh trưởng thân lá, phân hoá hoa sớm, số
lượng hoa trên cây nhiều, hoa to, tăng khối lượng quả và làm tăng năng suất trên
ñơn vị diện tích.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………


12

Thiếu N (ñạm): cây sinh trưởng còi cọc, xuất hiện màu xanh nhợt ñến
vàng nhạt trên các lá già, bắt ñầu từ mép lá sau ñó có thể chết tuỳ theo mức ñộ
thiếu. Thiếu N, số hoa bị giảm nhiều (nếu thiếu trầm trọng), hàm lượng diệp lục
trong lá giảm, hàm lượng protein trong sản phẩm giảm dẫn ñến năng suất cây
trồng giảm nghiêm trọng.
- Photpho: lân có tác dụng kích thích hệ rễ cà chua sinh trưởng nhất là
thời kỳ cây con. Bón lân ñầy ñủ giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng, cây ra hoa
sớm, tăng tỷ lệ ñậu quả, quả chín sớm, tăng chất lượng quả. Lân khó hòa tan
nên thường bón lót trước khi trồng.
Thiếu P (lân): Cây còi cọc toàn bộ, các lá trưởng thành có màu xanh sẫm
(biến dạng, ñiểm hoại tử ở mép lá phía dưới trước), rễ sinh trưởng kém. Lá,
thân có vết tím, thân mảnh (thiếu nhiều), chín chậm, không có hay phát triển
kém về hạt, quả
- Kali: cần thiết ñể hình thành thân, bầu quả, kali làm cho cây cứng
chắc, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và ñiều kiện bất thuận, tăng quá trình
quang hợp, tăng cường quá trình vận chuyển các chất hữu cơ và ñường vào
quả. ðặc biệt kali có tác dụng tốt ñối với hình thái quả, quả nhẵn, thịt quả chắc,
do ñó làm tăng khả năng bảo quản và vận chuyển quả chín. Cây cần nhiều kali
nhất vào thời kỳ ra hoa, hình thành quả.
Thiếu K: Úa vàng dọc mép lá trở vào trong, ñỉnh lá già chuyển nâu. Cây
phát triển chậm và còi cọc, thân yếu nên dễ bị ñổ
- Mg (Magiê)

Thiếu Mg: Thịt lá vàng (gân vẫn xanh) chủ yếu ở lá già, lá nhỏ, giòn ở
thời kỳ cuối, mép lá cong lên. Nếu thiếu trầm trọng có thể bị khô và chết. Ở một
số loại rau có các ñốm vàng không ñều giữa các gân lá màu da cam, ñỏ hay tía;
nhánh, thân yếu và dễ bị nấm bệnh, thường rụng lá sớm.
- Các yếu tố vi lượng với cây trồng nói chung và với cà chua nói riêng:
có tác dụng quan trọng ñối với sự sinh trưởng và phát triển của cây ñặc biệt là
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………


13

cải tiến chất lượng quả. Cà chua phản ứng tốt với các nguyên tố vi lượng B, Mn,
Zn…Trên ñất chua nên bón phân Mo [5].

Nguyên tố vi lượng làm thay ñổi ñặc tính lý hoá của nguyên sinh chất như
làm thay ñổi ñộ nhớt và khả năng thuỷ hoá của keo nguyên sinh chất nên ảnh
hưởng ñến tốc ñộ và chiều hướng của phản ứng hoá sinh. Các nguyên tố vi
lượng có khả năng làm thay ñổi tính chống chịu của cây với các ñiều kiện bất
thuận của môi trường: khả năng chịu hạn, chịu nóng, rét, sâu bệnh… [21].
*Vai trò của Zn
Khi không có Zn trong môi trường dinh dưỡng, cây không thể phát triển và
chết rất nhanh sau khi nảy mầm mặc dù có ñầy ñủ các nguyên tố khác. Zn tham
gia vào thành phần của hơn 70 loại enzim, là thành phần của nhiều cofacto của
nhiều enzim khác (Nguyễn Xuân Hiển, 1997) [13].
Thiếu Zn sự tổng hợp auxin bị giảm bởi Zn tham gia vào sự hoạt hoá enzim
tổng hợp tryptophan - chất tiền thân của auxin. Zn có vai trò quan trọng trong
tổng hợp protein [20].
Theo ðường Hồng Dật (2002), cây bị thiếu Zn có thể giảm tới 50% năng
suất mặc dù cây không biểu hiện triệu trứng ra bề ngoài [9].
*Vai trò của Mn

Mn ñóng vai trò quan trọng trong ñời sống của cây, tham gia vào cofactor
của nhiều enzim hoạt hoá ñặc biệt cho chu trình Krebs và quá trình nitrat liên
quan ñến sự tổng hợp auxin tự nhiên trong cây [21].
Mn có tác dụng tăng hiệu lực của phân lân, kích thích cây hút nhiều lân.
Mn thúc ñẩy quá trình hô hấp thông qua vai trò xúc tiến oxi hoá hydratcacbon
tạo thành CO2 và H2O. Mn làm tăng hoạt tính của men trong quá trình tổng hợp
chất diệp lục [9].
Khi thiếu Mn lá cây thường xuất hiện vết màu hay chết ở bản lá. Tuỳ theo
loại cây trồng mà triệu chứng có thể khác nhau [21].

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………


14

* Vai trò của Cu
ðồng (Cu) tham gia vào thành phần của các enzim có liên quan ñến quá
trình oxi hoá khử trong các phản ứng tối thông qua quá trình quang hợp, trao ñổi
chất và hydratcacbon. Trong chuỗi vận chuyển ñiện tử Cu tham gia vào thành
phần của Plastoxyamin [32].
Cu tham gia vào thành phần của các enzim thúc ñẩy chức năng hô hấp,
chuyển hoá của cây. Cu thúc ñẩy hình thành vitaminA trong cây giúp hạt phát
triển bình thường ñồng thời tăng hiệu lực của Zn, Mn, B [9].
Cu bảo vệ cho diệp lục khỏi bị phá huỷ, làm tăng khả năng quang hợp, làm
tăng khả năng chống chịu của cây: chịu hạn, sâu bệnh.
Cu hoạt hoá nhiều enzim oxi hoá khử và có trong thành phần của
plastocyanin - thành viên của chuỗi vận chuyển ñiện tử trong quang hợp. Các
enzim mà ñồng hoạt hoá liên quan ñến rất nhiều ñến các quá trình sinh lý và
sinh hoá trong cây như tổng hợp protein, dinh dưỡng nitơ [22].
*Vai trò của Bo

Bo cần thiết cho ñời sống của cây mà không một nguyên tố nào có thể thay
thế. Khi bị ñói Bo thân rễ sẽ ngừng sinh trưởng ñầu tiên. Nếu thiếu Bo nghiêm
trọng ñỉnh sinh trưởng sẽ bị chết. Khi thiếu Bo ñặc biệt nghiêm trọng thì có ảnh
hưởng ñến sự phát triển của các cơ quan sinh sản dẫn ñến hình thành hoa ít hoặc
không hình thành, quả bị dị dạng [13].
Theo Nguyễn Xuân Hiển, khi bị ñói Bo cũng thay ñổi cấu tạo giải phẫu của
cây, ảnh hưởng ñến mô phân sinh và cả hệ dẫn nên có ảnh hưởng ñến sinh
trưởng của thân rễ. Ngoài ra thiếu Bo gây ra các bệnh ñặc trưng ở một số cây
trồng như bệnh nhũn ñen ở củ cải, hoá bần ở quả táo Bo có ảnh hưởng trực
tiếp hoặc gián tiếp ñến hầu hết tất cả các hoạt ñộng trao ñổi chất trong cây. Bo
có ảnh hưởng ñến sự thu hút các nguyên tố dinh dưỡng khác vào cây. Khi có
mặt Bo thì hút nitrat và lân giảm, kali tăng, thúc ñẩy hút canxi [13].
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………


15

Bo có ảnh hưởng tích cực ñến sự nảy mầm của hạt phấn và sự phát triển
của ống phấn như giảm bớt oxy hoá một số chất hữu cơ ñể giữ năng lượng thúc
ñẩy khả năng hình thành ống phấn, tăng nhanh tốc ñộ phát triển của ống phấn,
thúc ñẩy quá trình ñậu trái cho cây. Ngoài ra Bo còn cần cho sự sinh trưởng,
thành thục tế bào, có vai trò ñặc biệt quan trọng trong quá trình trao ñổi
hydratcacbon [21].
Theo Kiều Thị Thư (1998) trích dẫn tài liệu More (1978) ñể có 1 tấn cà
chua cần 2,9kg N ; 0,4kg P ; 0,4kg K và 0,45kg Mg. Theo Becseev ñể tạo 1 tấn
quả cà chua cần ñến 3,8kg N ; 0,6kg P2O5 và 7,9kg K2O. Cà chua hấp thu
nhiều nhất là kali, tiếp ñến là ñạm và ít nhất là lân. Cà chua sử dụng 60% lượng
ñạm, 59-60% K2O và 15-20% P2O5 tổng lượng phân bón vào ñất suốt vụ trồng.
Ngoài các yếu tố ña lượng N, P, K cà chua cần các yếu tố vi lượng ñể sinh
trưởng, phát triển như B, Mn, Mg, Fe, Cu, S. Khi thiếu các yếu tố vi lượng cây

sinh trưởng chậm, dễ nhiễm bệnh, rụng hoa, quả non làm giảm năng suất [28].
2.4. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới và Việt Nam
2.4.1. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới
Bảng 2.1. Sản xuất cà chua toàn thế giới (2004-2009)
Năm
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(tấn)
2004 4.497.756 283,370 127.453.248
2005 4.557.446 280,467 127.821.788
2006 4.689.576 277,334 130.058.261
2007 4.792.928 280,668 134.522.310
2008 4.837.576 281,607 136.229.711
2009 4.980.424 283,912 141.400.629
Nguồn (Stat.database, 2009) [55]
Cà chua ñã trở thành một trong những cây trồng thông dụng và ñược
gieo trồng rộng rãi trên khắp thế giới. Nghiên cứu lịch sử trồng trọt cho ñến
thế kỷ XIX, cà chua vẫn chỉ ñược trồng như một loài cây cảnh nhờ vào sắc

×