Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Luận văn thạc sĩ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT ðIỀU HOÀ SINH TRƯỞNG VÀ BIỆN PHÁP TỈA HOA, TỈA QUẢ ðẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG VẢI THIỀU THANH HÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI








LÂM NGUYÊN NĂNG


NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT ðIỀU HOÀ
SINH TRƯỞNG VÀ BIỆN PHÁP TỈA HOA, TỈA QUẢ
ðẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG VẢI THIỀU THANH HÀ
TRỒNG TẠI LỤC NGẠN - BẮC GIANG




LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT
Mã số : 60.62.01
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. VŨ MẠNH HẢI



HÀ NỘI - 2010


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
i
LỜI CAM ðOAN

- Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn
ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ
nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 5 tháng 11 năm 2010
Tác giả luận văn


Lâm Nguyên Năng



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
ii
LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực hiện ñề tài nghiên cứu, tôi luôn nhận ñược
rất nhiều sự quan tâm giúp ñỡ của cơ quan, nhà trường, các thầy cô giao, ñồng
nghiệp và gia ñình.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong Ban Giám hiệu nhà
trường; Viện ðào tạo Sau ñại học, Khoa Nông học, Bộ môn Rau - Hoa - Quả,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội; Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Lãnh
ñạo, tập thể cán bộ Trạm Khuyến nông huyện Lục Ngạn - Bắc Giang và
UBND xã Kiên Lao - Lục Ngạn - Bắc Giang ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi

trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu ñể hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Vũ Mạnh Hải người ñã
hướng dẫn và giúp ñỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện ñề tài và hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia ñình, bạn bè và
ñồng nghiệp những người luôn ủng hộ, ñộng viên và tạo ñiều kiện cho tôi
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu thực hiện luân văn.

Tác giả luận văn



Lâm Nguyên Năng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
iii
MỤC LỤC

Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục hình ix
1 MỞ ðẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2 Mục ñích, yêu cầu của ñề tài 2
2 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU CỦA ðỀ TÀI 4
2.1 Cơ sở khoa học của ñề tài 4
2.2 Giới thiệu chung về cây vải 5

2.3 Yêu cầu sinh thái của cây vải 13
2.4 ðặc tính sinh trưởng phát triển của cây vải 18
2.5 Những nghiên cứu về các chất ñiều hoà sinh trưởng trên cây vải 23
2.6 Những nghiên cứu về cắt tỉa hoa, quả trên cây vải 29
3 VẬT LIỆU, ðỐI TƯỢNG, ðỊA ðIỂM, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
3.1 Vật liệu và ñối tượng nghiên cứu 30
3.2 ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 30
3.3 Nội dung nghiên cứu 30
3.4 Phương pháp ngiên cứu 31
3.5 Phương pháp xử lý số liệu 34
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35
4.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của chất ñiều hòa sinh trưởng GA
3

(gibberellic acid) ñến khả năng ra hoa, ñậu quả, năng suất và phẩm
chất của vải thiều Thanh Hà trồng tại Lục Ngạn - Bắc Giang 35
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
iv
4.1.1 Ảnh hưởng của GA
3
ñến khả năng ñậu quả 35
4.1.2 Ảnh hưởng của GA
3
ñến khả năng giữ quả 37
4.1.3. Ảnh hưởng của GA
3
ñến ñộng thái tăng trưởng quả 39
4.1.4 Ảnh hưởng của GA
3

ñến thời gian chín của quả 40
4.1.5 Ảnh hưởng của GA
3
ñến phẩm cấp quả 41
4.1.6 Ảnh hưởng của GA
3
ñến các yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất của quả 42
4.1.7 Ảnh hưởng của GA
3
ñến một số chỉ tiêu cơ giới quả 43
4.1.8 Ảnh hưởng của GA
3
ñến chất lượng quả 46
4.1.9 Hiệu quả của việc xử lý GA
3
47
4.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của tỉa hoa ñến khả năng ñậu quả, năng
suất và phẩm chất của vải thiều Thanh Hà trồng tại Lục Ngạn -
Bắc Giang 48
4.2.1 Ảnh hưởng của tỉa hoa ñến số lượng hoa và thành phần các loại hoa 49
4.2.2 Ảnh hưởng của tỉa hoa ñến khả năng ñậu quả 50
4.2.3 Ảnh hưởng của tỉa hoa ñến khả năng giữ quả 51
4.2.4 Ảnh hưởng của tỉa hoa ñến ñộng thái tăng trưởng quả 53
4.2.5 Ảnh hưởng của tỉa hoa ñến phẩm cấp quả 53
4.2.6 Ảnh hưởng của tỉa hoa ñến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất của vải thiều Thanh Hà trồng tại Lục Ngạn - Bắc Giang 54
4.2.8 Ảnh hưởng của tỉa hoa ñến một số chỉ tiêu cơ giới quả của vải
thiều Thanh Hà trồng tại Lục Ngạn - Bắc Giang 56
4.2.9 Ảnh hưởng của tỉa hoa ñến các chỉ tiêu hoá sinh trong quả của

giống vải thiều Thanh Hà trồng tại Lục Ngạn - Bắc Giang 58
4.2.10 Hiệu quả của biện pháp tỉa hoa 58
4.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của tỉa quả ñến khả năng giữ quả, năng
suất và phẩm chất của vải thiều Thanh Hà trồng tại Lục Ngạn -
Bắc Giang 59
4.3.1 Ảnh hưởng của tỉa quả ñến khả năng giữ quả 59
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
v
4.3.2 Ảnh hưởng của tỉa quả ñến ñộng thái tăng trưởng quả 61
4.3.3 Ảnh hưởng của tỉa quả ñến phẩm cấp quả 62
4.3.4. Ảnh hưởng của tỉa quả ñến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất của vải thiều Thanh Hà trồng tại Lục Ngạn - Bắc Giang 63
4.3.5 Ảnh hưởng của tỉa quả ñến một số chỉ tiêu cơ giới quả của giống
vải chín vải thiều Thanh Hà trồng tại Lục Ngạn - Bắc Giang 64
4.3.6 Ảnh hưởng của tỉa quả ñến các chỉ tiêu hoá sinh trong quả của
vải thiều Thanh Hà trồng tại Lục Ngạn - Bắc Giang 65
4.3.7 Hiệu quả của biện pháp tỉa quả 66
5 KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 67
5.1 Kết luận 67
5.2 ðề nghị 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
PHỤ LỤC 73

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

NXB Nhà xuất bản
ðH ðại Học
Tr Trang

NN Nông Nghiệp
ðHNN ðại học Nông nghiệp
PTNT Phát triển nông thôn
GA
3
Gibberellic acid
CT Công thức
NS Năng suất
ð/C ðối chứng
FAO Tổ chức nông lương thế giới


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
vii
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang


2.1 Diện tích và sản lượng vải của một số nước chủ yếu trên thế giới 9

2.2 Tình hình sản xuất vải ở một số tỉnh năm 2007 10

2.3 Diện tích và sản lượng vải của một số tỉnh trồng vải qua các năm 11

4.1 Ảnh hưởng của việc xử lý GA
3
ñến tỷ lệ ñậu quả 35

4.2 Ảnh hưởng của GA
3

ñến khả năng giữ quả 38

4.3 Ảnh hưởng của việc xử lý GA
3
ñến ñộng thái tăng trưởng quả 39

4.4 Ảnh hưởng của việc xử lý GA
3
ñến thời gian chín của quả 40

4.5 Ảnh hưởng của việc xử lý GA
3
ñến phẩm cấp quả 41

4.6 Ảnh hưởng của việc xử lý GA
3
ñến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất 42

4.7 Ảnh hưởng của việc xử lý GA
3
ñến một số chỉ tiêu cơ giới quả 44

4.8 Ảnh hưởng của việc xử lý GA
3
ñến các chỉ tiêu hoá sinh trong quả 46

4.9 Hiệu quả kinh tế của việc xử lý GA
3
48


4.10 Ảnh hưởng của tỉa hoa ñến số lượng hoa và thành phần các loại hoa 49

4.11 Ảnh hưởng của tỉa hoa ñến tỷ lệ ñậu quả 50

4.12 Ảnh hưởng của tỉa hoa ñến khả năng giữ quả 52

4.13 Ảnh hưởng của tỉa hoa

ñến ñộng thái tăng trưởng quả 53

4.14 Ảnh hưởng của tỉa hoa

ñến phẩm cấp quả 54

4.15 Ảnh hưởng của tỉa hoa ñến các yếu tố cấu thành năng suất 55

4.16 Ảnh hưởng của tỉa hoa

ñến một số chỉ tiêu cơ giới quả 57

4.17 Ảnh hưởng của tỉa hoa

ñến các chỉ tiêu hoá sinh trong quả 58

4.18 Hiệu quả kinh tế của tỉa hoa trên vải thiều Thanh Hà trồng tại Lục
Ngạn - Bắc Giang 59

4.19 Ảnh hưởng của tỉa quả ñến khả năng giữ quả 60


4.20 Ảnh hưởng của tỉa quả

ñến ñộng thái tăng trưởng quả 61

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
viii
4.21 Ảnh hưởng của tỉa quả

ñến phân loại quả 62

4.22 Ảnh hưởng của tỉa quả ñến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất 63

4.23 Ảnh hưởng của tỉa quả

ñến một số chỉ tiêu cơ giới quả 64

4.24 Ảnh hưởng của tỉa quả

ñến các chỉ tiêu hoá sinh trong quả 66

4.25 Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng tỉa quả trên vải thiều Thanh Hà
trồng tại Lục Ngạn - Bắc Giang 66


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
ix
DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang


2.1 Tỷ lệ về diện tích vải của các tỉnh 12

2.2 Tỷ lệ về sản lượng vải của các tỉnh 12

2.3 Diện tích vải qua các năm tại một số tỉnh chủ lực 13

2.4 Sản lượng vải qua các năm tại một số tỉnh chủ lực 13

4.1 Ảnh hưởng của GA
3
ñến tỷ lệ ñậu quả 36

4.2 Ảnh hưởng của GA
3
ñến năng suất 43

4.3 Ảnh hưởng của GA
3
ñến khối lượng quả 45

4.4 Ảnh hưởng của GA
3
ñến khối lượng hạt 45

4.5 Ảnh hưởng của GA
3
ñến tỷ lệ phần ăn ñược 46

4.6 Ảnh hưởng của tỉa hoa ñến tỷ lệ ñậu quả cuối cùng 50


4.7 Ảnh hưởng của tỉa hoa ñến năng suất 55

4.8 Ảnh hưởng của tỉa hoa ñến khối lượng quả 57

4.9 Ảnh hưởng của tỉa quả ñến năng suất 64

4.10 Ảnh hưởng của tỉa quả ñến khối lượng quả 65












Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
1
1. MỞ ðẦU

1.1 Tính cấp thiết của ñề tài

Cây vải (Litchi chinensis Sonn.) là một trong những cây ăn quả ñặc sản
có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Trên thị trường thế giới, quả vải
ñược xếp sau dứa, chuối, cam, quýt, xoài, bơ. ðặc biệt, vải là một trong
những loại quả Á nhiệt ñới ñược ñánh giá cao về mặt chất lượng. Cây vải có

khung tán lớn, tròn ñều, lá sum xuê, xanh quanh năm có thể làm cây bóng
mát, cây chắn gió, cây cảnh, cây phủ xanh ñất trống ñồi núi trọc, hạn chế sự
xói mòn góp phần cải thiện ñiều kiện môi sinh.
Phát triển cây ăn quả nói chung và cây vải nói riêng còn góp phần
chuyển ñổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng ña dạng hoá sản phẩm, nâng cao
giá trị kinh tế. ðây là một vấn ñề có ý nghĩa quan trọng ñã và ñang ñược
ðảng và Nhà nước quan tâm. Trồng vải trong vườn gia ñình ñem lại thu nhập
khá cao so với một số cây ăn quả khác. Những năm gần ñây việc phát triển
cây vải thực sự trở thành một phong trào rộng khắp tại các tỉnh trung du và
miền núi phía bắc.
So với các cây ăn quả khác ở miền Bắc Việt Nam, vải ñang là một
trong những cây có quy mô sản xuất lớn, tập trung, mang tính hàng hoá cao.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ñến năm 2008, diện tích trồng vải cả
nước ñạt 88.900 ha với sản lượng 428.900 tấn (chiếm 32,9% diện tích và
24,8% sản lượng cây ăn quả của miền Bắc). Vùng sản xuất vải tập trung ở
một số tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Dương, Thái Nguyên. Trong ñó,
Bắc Giang là tỉnh trồng vải với diện tích lớn nhất 39.835 ha, chiếm 44,8 %
về diện tích và sản lượng ñạt 228.558 tấn, chiếm 53,3% về sản lượng so với
cả nước, tiếp ñến là các tỉnh Hải Dương, Thái Nguyên, Quảng Ninh.
Lục Ngạn ñược biết ñến là huyện có diện tích và sản lượng vải thiều
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
2
lớn nhất cả nước. Cây vải thiều bắt ñầu ñược trồng ở Lục Ngạn từ những năm
60 của thế kỷ trước cùng với phong trào khai hoang xây dựng vùng kinh tế
mới. ðến nay, diện tích trồng vải của huyện ñạt 18.500 ha, vải thiều tươi thu
hoạch hàng năm ñạt khoảng 60 - 100 nghìn tấn, giá trị thu hoạch khoảng 400 -
600 tỷ ñồng. Cây vải thiều ñã ñem lại nguồn thu không nhỏ cho người dân Lục
Ngạn nói riêng và người dân trồng vải thiều tỉnh Bắc Giang nói chung, là một
trong những cây xoá ñói giảm nghèo cho người dân, góp phần phát triển kinh
tế làm ñổi mới diện mạo của một huyện vùng sâu, vùng xa còn nghèo khó.

Vải có số lượng hoa lớn nhưng tỷ lệ ñậu quả thấp, tỷ lệ rụng quả cao
nên năng suất thường không ổn ñịnh. Quả vải chín tập trung, thu hoạch trong
một thời gian ngắn nên rất dễ gây dư thừa cục bộ, trong lúc khâu bảo quản sau
thu hoạch cho ñến hiện nay vẫn chưa có phương pháp thật hữu hiệu, phẩm
chất quả sau khi thu hái một thời gian, do vậy, bị giảm sút ñáng kể ảnh hưởng
ñáng kể ñến hiệu quả kinh tế .
ðể góp phần làm tăng tỷ lệ ñậu quả, rải vụ thu hoạch, nâng cao năng
suất và phẩm chất quả vải, việc tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của chất ñiều
hoà sinh trưởng cùng với một số biện pháp cơ giới trong ñó có tỉa hoa và tỉa
quả ñến năng suất, chất lượng vải sẽ góp phần khắc phục hiện tượng rụng quả,
làm tăng hiệu quả kinh tế cho người trồng. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi
tiến hành thực hiện ñề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của chất ñiều hoà sinh
trưởng và biện pháp tỉa hoa, tỉa quả ñến năng suất, chất lượng vải thiều
Thanh Hà trồng tại Lục Ngạn - Bắc Giang”
1.2 Mục ñích, yêu cầu của ñề tài
1.2.1 Mục ñích
- Xác ñịnh nồng ñộ và số lần phun của chất ñiều hoà sinh trưởng ñến
thời ñiểm chín, khả năng ñậu quả, năng suất và chất lượng vải thiều Thanh Hà
trồng tại Lục Ngạn.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
3
- Xác ñịnh biện pháp kỹ thuật tỉa hoa, tỉa quả phù hợp nhằm nâng cao
năng suất, chất lượng vải thiều Thanh Hà trồng tại Lục Ngạn.
1.2.2 Yêu cầu
- Nghiên cứu ảnh hưởng số lần phun GA
3
ở các thời kỳ khác nhau ñến
năng suất và chất lượng vải thiều Thanh Hà trồng tại Lục Ngạn.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp tỉa hoa và tỉa quả ñến năng suất
và chất lượng vải Thanh Hà trồng tại Lục ngạn.

1.2.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
1.2.3.1 Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của ñề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về
mối quan hệ của việc sử dụng GA
3
và biện pháp tỉa hoa, tỉa quả ảnh hưởng
ñến khả năng giữ quả, năng suất và chất lượng vải thiều Thanh Hà trồng tại
Lục Ngạn - Bắc Giang.
- Kết quả nghiên cứu ñề tài ñóng góp thêm tư liệu tham khảo cho việc
nghiên cứu và giảng dạy về kỹ thuật thâm canh cây vải thiều.
- Kết quả nghiên cứu của ñề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo
trong quá trình thực hiện ñề án chuyển dịch cơ cấu cây trồng tại huyện Lục
Ngạn tỉnh Bắc Giang.
1.2.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của ñề tài sễ góp phần bổ sung các biện pháp kỹ thuật
vào quy trình thâm canh vải thiều Thanh Hà trồng tại Lục Ngạn - Bắc Giang.




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
4
2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU
CỦA ðỀ TÀI
2.1 Cơ sở khoa học của ñề tài
Sự ra hoa, ñậu quả không ổn ñịnh là hiện tượng xảy ra khá phổ biến
trên tất cả những các loại cây ăn quả thân gỗ lâu năm và ở hầu khắp các nước
trên thế giới. Khác với cây lâm nghiệp và một số loại rau ăn lá, sản phẩm cần
cho con người là các bộ phận sinh dưỡng, chỉ tiêu sinh khối ñược ñặt lên hàng
ñầu, mục tiêu của việc trồng trọt cây ăn quả là tạo ñược cho cây có năng suất

cao, chất lượng tốt nên việc duy trì sự cân ñối giữa hai quá trình sinh trưởng
sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực là ñiều hết sức quan trọng. Trong ñời
sống thực vật, hai quá trình này vừa có mối quan hệ thúc ñẩy, hỗ trợ cho nhau
nhưng lại vừa có mối quan hệ kìm hãm, hạn chế lẫn nhau. Một chế ñộ canh
tác, chăm sóc không hợp lý, chỉ tập trung thúc ñẩy quá trình sinh trưởng sẽ rất
dễ ảnh hưởng xấu ñến quá trình phát triển, cây có thể xanh tốt, tán lá xum xuê
nhưng lại không ra hoa, kết quả. Ngược lại nếu chỉ tập trung vào việc làm cho
cây ra hoa ñậu quả ñể thu ñược sản phẩm mà không chú trọng thúc ñẩy sinh
trưởng, sức khoẻ cây trồng kém sẽ dẫn ñến sự ra quả không ổn ñịnh trong các
năm tiếp theo, hạn chế rõ rệt ñến năng suất và chất lượng sản phẩm. Vũ Mạnh
Hải (2010) [8]. Các chất ñiều hoà sinh trưởng tham gia trực tiếp hoặc gián
tiếp vào các quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật góp phần làm cho
cây trồng thích ứng với ñiều kiện ngoại cảnh, duy trì sự sống thông qua việc
ñiều chỉnh các hoạt ñộng sinh lý cũng như sự hình thành các cơ quan sinh sản,
cơ quan dự trữ có tác dụng quyết ñịnh tới năng suất thu hoạch.
Năng suất chất lượng sản phẩm thu hoạch của cây ăn quả phụ thuộc vào
giống, khả năng sinh trưởng phát triển và sự tác ñộng của ñiều kiện tự nhiên
cũng như các biện pháp kỹ thuật canh tác. Biện pháp kỹ thuật hợp lý (trong ñó
có sử dụng chất ñiều hoà sinh trưởng, cắt tỉa) có tác ñộng rất lớn ñến cây trồng,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
5
góp phần làm tăng năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm thu hoạch.
Ngược lại, nếu tác ñộng không hợp lý sẽ gây thiệt hại không nhỏ trong sản
xuất. Vì lý do ñó, người làm vườn cần có biện pháp hợp lý, ñiều chỉnh quá
trình sinh trưởng phát triển của cây, ñảm bảo ổn ñịnh năng suất và chất lượng
sản phẩm thu hoạch, ñồng thời kéo dài chu kỳ kinh doanh của vườn quả.
2.2 Giới thiệu chung về cây vải
2.2.1 Nguồn gốc, phân bố
Cây vải có nguồn gốc ở giữa miền Nam Trung Quốc, bắc Việt Nam và
bán ñảo Malay và ñược trồng trọt cách ñây trên 3.000 năm. Hiện tại, ở Trung

Quốc vẫn còn những cây vải tổ ở huyện Bồ ðiền (Phúc Kiến), có tuổi cây trên
1.000 năm [14], [26]. Thực tế, nhiều tài liệu Trung Quốc cho biết, nhiều nơi
cây vải mọc dại như: núi Tạ Hoài Sơn, huyện Liên Giang, tỉnh Quảng ðông;
Thạch Phượng Sơn, huyện Bác Bạch, tỉnh Vân Nam; núi Lôi Hồ Lĩnh; Bá
Vương Lĩnh Tại núi Kim Cổ Lĩnh (ñảo Hải Nam), vải dại mọc thành rừng.
Ngoài ra, ở Dương Xuân, Hoá Châu, Liêm Giang và trên sáu vạn núi ở vùng
giáp gianh huyện Bác Bạch và huyện Hồ Bắc của tỉnh Quảng Tây ñều có
cây vải dại, ñiều ñó chứng tỏ cây vải có nguồn gốc từ Trung Quốc [14].
Theo FAO (1989) [28], Tài liệu ñầu tiên viết về cây vải ñã ghi lại vào
năm 100 trước công nguyên, Hoàng ðế Hán Vũ ñã ñem vải vào miền Nam
Trung Quốc và miền Bắc Indonexia. Cuối thế kỷ 17, cây vải từ Trung Quốc
ñầu tiên ñược ñưa vào Mianma, cuối thế kỷ 18 ñưa sang Ấn ðộ (Singh,
1954), năm 1775 ñưa sang quần ñảo Tây Ấn, năm 1854 ñưa sang Ôxtralia
(Queens và Anon, 1962). Năm 1870 vải ñược du nhập vào Nam Phi (Meulen,
1957), năm 1873 sang Hawai của Mỹ (Grove, 1952), ñến năm 1886 vào
Florida của Mỹ (Barley, 1916). Vào những năm 30 của thế kỷ 20, công nhân
Hoa Kiều gốc Quảng ðông ñã ñưa vải vượt qua xích ñạo vào Công Gô (Cao
Lệ Hoa, 1985) [14].
Ở Việt Nam, cây vải ñược trồng từ cách ñây khoảng 2000 năm và phân
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
6
bố từ 18 - 19
0
vĩ ñộ Bắc trở ra. Tuy nhiên, do yêu cầu chặt chẽ về ñiều kiện
thời tiết, nên tập trung chủ yếu vẫn là vùng ñồng bằng sông Hồng, trung du
miền núi phía Bắc và một phần khu Bốn cũ [19]. Sử sách ñã chép lại rằng
cách ñây 10 thế kỷ, dưới thời Bắc thuộc, vải (tiếng Hán là Lệ Chi) là một
trong những cống vật hàng năm Việt Nam phải ñem nộp cho Trung Quốc [9],
[22]. Theo C. Petelot (1952), (dẫn theo Vũ Công Hậu, 1999) [9], có nhiều cây
vải dại mọc ở sườn núi Ba Vì. Năm 1982, ñã phát hiện cây vải mọc ở chân

núi Tam ðảo (Vĩnh Phúc) [9], [22]. Từ ñó miền Bắc Việt Nam cũng ñược coi
là nơi có nguồn gốc phát sinh của cây vải.
Hiện nay, vải ñược trồng ở các nước nằm trong phạm vi 20 - 30 vĩ ñộ
Bắc và Nam ñường xích ñạo [10], [19]. Ở Châu Á vải ñược trồng ở Trung
Quốc, Ấn ðộ, Thái Lan, Việt Nam, Mianma, Lào, Campuchia, Malaixia,
Philippin, Indonexia, Srilanca, Bănglades, Nhật Bản và Ixrael. Ở Châu Phi vải
có ở Nam Phi, Morithiuyt, Madagasca, Ga Bông, Công Gô và Rêuyniông.
Châu Mỹ có Hoa Kỳ, Hundurat, Panama, Cu Ba, Tirinidat, Pooctoricô và
Braxin. Châu ðại Dương có Australia và Newzeland.
ðến nay, ở Việt Nam ñã hình thành một số vùng trồng vải mang tính
sản xuất hàng hoá như: Thanh Hà (Hải Dương); ðông Triều (Quảng Ninh);
Lục Ngạn (Bắc Giang); ðồng Hỷ (Thái Nguyên) Một số vùng thuộc các
tỉnh miền Trung như ðăk Nông, ðăk Mil, ðăk R
,
Lâp (ðăk Lak); ðà Lạt
(Lâm ðồng) cũng trồng ñược vải [20].
2.2.2 Phân loại giống và giống vải
Theo Menzel (2002) [35]; Hoàng Thị Sản, 2003 [15], cây vải có tên
khoa học là Litchi chinensis Sonn. thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae), bộ Bồ hòn
(Sapindales), phân lớp hoa hồng (Rosidae). Họ Bồ hòn có 150 chi với trên
2.000 loài ñược phân bố ở vùng nhiệt ñới và Á nhiệt ñới, tập trung chủ yếu ở
Châu Á và Châu Mỹ [39], [40]. Ở Việt Nam, họ Bồ hòn có 25 chi và trên 70
loài, phân bố trên khắp các miền của ñất nước.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
7
Về ñặc ñiểm phân loại, cây vải là cây gỗ nhỡ, xanh tốt quanh năm, lá
kép lông chim, hoa nhỏ không có cánh hoa, bầu có 2 ngăn. Trên cùng chùm
hoa có 4 loại hoa: Hoa ñực, hoa cái, hoa lưỡng tính, và một số ít hoa dị hình.
2.2.3 Các giống vải chủ yếu trên thế giới và trong nước
Hiện tại, Trung Quốc có số lượng giống vải nhiều nhất thế giới. Tuy

nhiên, chỉ có khoảng 15 giống trong số hơn 100 giống vải ở Trung Quốc có
khả năng sản xuất thương mại như: Wai chee, Baila, Baitangying, Heiye,
Feizixiao, Huaizhi , ñặc biệt hai giống Gwiwei và Nuomici ñược trồng ở tỉnh
Quảng ðông với diện tích lớn (trên 60.000 ha mỗi giống). Tỉnh Phúc Kiến có
2 giống chủ lực là Soney Tung và Haak Yip. Ở tỉnh Vân Nam, Lanzhu là
giống trồng chính. Các giống quan trọng khác là Taiso, Chen Zi, Sum Yee
Hong, Kwai May và NoMai Chee (Menzel và Simpson, 1986) [27], [33]. Một
số giống mới ñược chọn tạo có năng suất phẩm chất tốt như: giống hạt lép
Hoong Hu, giống chín sớm Dong guan Seedless [14], [30].
Ấn ðộ có khoảng 50 giống vải, ñược trồng ở các bang khác nhau.
Bihar là nơi trồng vải với diện tích lớn nhất của Ấn ðộ (chiếm trên 74% diện
tích). Các giống quan trọng là: Shahi, Bombai, China, Deshi, Purbi, Cabcutta,
Rose Scenetd và Mazaffarpur, trong ñó những giống cho năng suất và chất
lượng tốt là West Bengal, Bom bai, China và Bedana. Hai giống lai mới ñược
chọn tạo là H - 105 và H - 73 có tiềm năng cho năng suất cao ñang ñược phát
triển mạnh trong sản xuất [29].
Ở Australia, có trên 40 giống vải ñược trồng tập trung ở những vùng
nằm theo dải bờ biển phía ðông. Các giống chính hiện nay là: Taiso, Haak Ip,
Kwai May Pink, Wai Chi, FayZee Siu, Salathiel [34].
Ở Việt Nam, sự phân chia các giống còn mang tính tương ñối, xét theo
thời gian thu hoạch có: nhóm chín sớm, chín chính vụ và chín muộn. Xét theo
phẩm chất có nhóm vải chua, nhóm vải nhỡ và nhóm vải thiều [22]. Theo Vũ
Mạnh Hải và cộng sự (2002) [9], Viện Nghiên cứu Rau quả ñã thu thập và mô
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
8
tả 33 giống vải ñược trồng ở các vùng khác nhau. Trong ñó 8 giống có triển
vọng, ñã và ñang ñược phát triển ngoài sản xuất như giống vải thiều Thanh
Hà, Hùng Long, Yên Hưng, Bình Khê, Yên Phú
2.2.4 Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải trên thế giới và trong nước
2.2.4.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải trên thế giới

Thế giới hiện có trên 20 nước trồng vải, diện tích trồng vải năm 2002 là
780.000 ha với tổng sản lượng ñạt 1,95 triệu tấn. Trong ñó, các nước ðông
Nam Á chiếm khoảng 600.000 ha và sản lượng ñạt 1,75 triệu tấn (chiếm 77%
diện tích và 90% sản lượng vải của thế giới) [22].
Trung Quốc ñứng ñầu thế giới về diện tích và sản lượng vải. Năm
2001, diện tích trồng vải của Trung Quốc ñã lên ñến 584.000 ha, sản lượng
958.700 tấn. Quảng ðông là tỉnh ñứng ñầu cả về diện tích và sản lượng:
303.080 ha và 793.200 tấn [29].
ðứng thứ hai trên thế giới về diện tích và sản lượng vải là Ấn ðộ. Theo
Ghosh (2002) [29], Singh H.P, năm 2000 diện tích vải của Ấn ðộ là 56.200
ha, sản lượng ñạt 428.900 tấn. Vùng sản xuất vải chủ yếu của Ấn ðộ là Bihar
với sản lượng là 310.000 tấn, Wesst Bengal (36.000 tấn), Tripura (27.000 tấn)
và Uttar Pradesh (14.000 tấn)
Theo Minas (2002) [36], năm 1999 diện tích vải ở Thái Lan là 22.200
ha, sản lượng 85.083 tấn. Vùng sản xuất vải chủ yếu của Thái Lan là Phayao,
Nan, Chiang Mai, Lamphun, Phrae và Fang với các giống chính: Tai So
(Hong Huay), Chacapat, Wai chi (Kim Cheng), Haak Yip (Ohia) và Kom.
Theo Mezel C.(2002), Australia có khoảng 350 người trồng vải với
tổng sản lượng khoảng 3.000tấn. ðến năm 2002, Australia có khoảng 250 hộ
trồng vải với sản lượng lên ñến 6.000 tấn. Ở Australia, thời gian thu hoạch vải
từ tháng 10 năm trước ñến hết tháng 4 năm sau [33], [36].
Châu Phi có 4 nước trồng vải theo hướng hàng hóa là: Nam Phi,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
9
Madagasca, Renyniong, Moritiuyt. Trong ñó Madagasca nằm ở phía Tây Ấn
ðộ Dương là nước có sản lượng vải lớn nhất Châu Phi, sản lượng hàng năm
ñạt 3,5 vạn tấn [7]. Theo số liệu của FAO (2002) [35], [33] và báo cáo của X.
Huang, L. Zeng, H.B. Huang [31], R.J. Knight (2002) [32], diện tích và sản
lượng vải của một số nước ñược thể hiện ở bảng 2.1.
Bảng 2.1. Diện tích và sản lượng vải của một số nước chủ yếu trên thế giới

STT

Tên nước Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn)
1 Trung Quốc 2002 584.000 958.000
2 Ấn ðộ 2002 56.200 429.000
3 Thái Lan 2003 22.200 85.083
4 ðài Loan 2004 12.000 108.668
5 Bangladesh 2002 4.750 12.755
6 Australia 2002 2.500 6.000
7 Nepal 2003 2.830 13.875
8 Florida 2004 486 -

Hai thị trường Hồng Kông và Singapore tiêu thụ vải lớn nhất thế giới.
Trong hai tháng 6 - 7, các thị trường này tiếp nhận khoảng 12 nghìn tấn vải từ
Trung Quốc, ðài Loan và Thái Lan. ðức và Pháp nhập 10 - 12 nghìn tấn vải từ
Madagasca và Nam Phi trong tháng 10 ñến tháng 3 năm sau. Sau năm 1980,
vải từ Thái Lan, ðài Loan, Trung Quốc ñược bán sang Châu Âu. ðến năm
1990, một lượng nhỏ xuất sang Ấn ðộ. Vải ñóng hộp chất lượng tốt xuất sang
Malaixia, Singapore, Mỹ, Australia, Nhật Bản và Hồng Kông [29]. Năm 2000
Thái Lan xuất khẩu 12.475 tấn vải tươi và sấy khô trị giá 15,4 triệu ñô la Mỹ
sang Singapore, Hồng Kông, Malaisia, Mỹ [25]. Australia sản xuất vải với số
lượng ít, nhưng tập trung chủ yếu cho xuất khẩu, hàng năm Australia xuất khẩu
30% sản lượng vải cho Hồng Kông, Singapore, Châu Âu và các nước Ả Rập
nhưng lại nhập khẩu vải của Trung Quốc vào những tháng trái vụ [35].
Thị trường nội ñịa là thị trường tiêu thụ mạnh vải tươi của hầu hết các
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
10
quốc gia sản xuất vải trên thế giới, ñặc biệt Trung Quốc là nước ñứng ñầu thế
giới về diện tích và sản lượng, nhưng hàng năm chỉ xuất khẩu khoảng 10.000
- 20.000 tấn (chiếm khoảng trên dưới 2% sản lượng vải) [31], [35].

2.2.4.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải trong nước
Trong các cây ăn quả hiện nay, vải ñang là một trong những cây có quy
mô sản xuất lớn, tập trung, mang tính hàng hoá cao. Theo số liệu của Tổng
cục Thống kê, ñến năm 2008, diện tích trồng vải cả nước ñạt 88.900 ha với
sản lượng 428.900 tấn (chiếm 32,9% diện tích và 24,8% sản lượng cây ăn
quả của miền Bắc). Vùng sản xuất vải tập trung ở một số tỉnh như Bắc
Giang, Quảng Ninh, Hải Dương, Thái Nguyên. Trong ñó, Bắc Giang là tỉnh
trồng vải lớn nhất với diện tích 39.835 ha, chiếm 44,8 % và sản lượng ñạt
228.558 tấn, chiếm 53,3 % so với cả nước, tiếp ñến là các tỉnh Hải Dương,
Thái Nguyên, Quảng Ninh tính theo tỷ lệ về diện tích và sản lượng (bảng 2.2
và Hình 2.1) [5].
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất vải ở một số tỉnh năm 2007
Chỉ ti
êu/
Vùng trồng
Di
ện tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
Diện tích
thu hoạch
(ha)
Năng
suất
(tạ/ha)
Sản
lượng
(tấn)
T

ỷ lệ
(%)
Cả nước
88.900 100 77.500 55.3 428.900 100
Bắc Giang 39.835 44.81 39.238 58.2 228.558 53.3
Hải Dương 14.219 8.41 12.634 37.7 47.632 11.1
Lạng Sơn 7.473 7.72 5.501 23.1 12.684 3.0
Thái Nguyên 6.861 7.51 4.692 36.7 17.219 4.0
Quảng Ninh 6.700 15.57 4.981 45.1 22.465 5.2
Các tỉnh khác 13.812 15.98 12.410 41.3 100.342 23.4
Nguồn: Tổng cục thống kê - 2007
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
11
Các vùng trồng vải truyền thống như Bắc Giang, Hải Dương, Quảng
Ninh có tỷ lệ diện tích trồng và diện tích cho thu hoạch lớn hơn các vùng khác.
Tính riêng ở Bắc Giang, diện tích vải cho thu hoạch năm 2007 lớn gấp 7 lần
Lạng Sơn nhưng sản lượng lại gấp trên 18 lần. Nguyên nhân là do Bắc Giang là
một trong những tỉnh có ñiều kiện tự nhiên thích hợp với cây vải, mức ñộ ñầu
tư và trình ñộ thâm canh của người dân cũng cao hơn ở các tỉnh khác.
Bảng 2.3. Diện tích và sản lượng vải của một số tỉnh trồng vải
qua các năm
Năm

Tỉnh/chỉ tiêu
Quảng
Ninh
Bắc
Giang
Hải
Dương

Tổng
c
ộng
3 tỉnh
Tổng
c
ộng
cả nước
Diện tích (ha) 1.097 6.099 9.325 16.521 17.276
1996

Sản lượng (tấn)

1.118 6.774 12.500 20.392 24.964
Diện tích (ha) 3.077 11.785 9.325 24.187 25.114
1997

Sản lượng (tấn)

1.925 9.282 11.249 22.501 27.193
Diện tích (ha) 4.925 20.275 7.268 32.468 50.072
2000

Sản lượng (tấn)

4.276 20.248 17.219 41.743 74.331
Diện tích (ha) 6.500 33.774 12.200 52.474 58.742
2002

Sản lượng (tấn)


8.500 45.475 35.000 88.975 95.475
Diện tích (ha) 5.174 34.926 14.219 54.319 86.396
2004

Sản lượng (tấn)

17.349 158.774 47.632 223.755 309.153
Diện tích (ha) 6.700 39.835 14.219 60.754 88.900
2007

Sản lượng (tấn)

22.465 228.558 47.632 298.655 428.900
Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh

Bảng 2.3 và Hình 2.2 là kết quả so sánh tốc ñộ phát triển cây vải ở 3
tỉnh trồng vải chủ lực trong cả nước là: Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương
qua các năm. Số liệu trong bảng 2.3 cho thấy: tốc ñộ phát triển vải của Bắc
Giang nhanh hơn so với 2 tỉnh còn lại là Quảng Ninh và Hải Dương. Năm
2004 diện tích và sản lượng vải của Bắc Giang mới ñạt 34.926 ha và 158.774
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
12
tấn, chiếm 40,4% về diện tích và 51,35% về sản lượng vải cả nước. ðến năm
2007, Bắc Giang ñã ñạt 39.835 ha và 228.558 tấn chiếm 44,8% về diện tích
và 53,3% sản lượng vải của cả nước. Tốc ñộ tăng lên không ngừng này ñã
chứng minh cây vải là một trong những cây ăn quả chủ lực, có tính thích nghi
cao với ñiều kiện khí hậu thời tiết ở vùng và là cây mang lại hiệu quả kinh tế
cao cho người trồng ñến thời ñiểm hiện tại. Hình 2.3 và 2.4 cho thấy rõ hơn
tốc ñộ tăng trưởng về diện tích và sản lượng vải của các tỉnh.

8.41%
7.72%
7.51%
15.57%
15.99%
44.81%
Bắc Giang
Hải Dương
Lạng Sơn
Thái Nguyên
Quảng Ninh
Các tỉnh khác

Hình 2.1. Tỷ lệ về diện tích vải của các tỉnh
11.10%
23.40%
3.00%
4.00%
5.20%
53.30%
Bắc Giang
Hải Dương
Lạng Sơn
Thái Nguyên
Quảng Ninh
Các tỉnh khác

Hình 2.2. Tỷ lệ về sản lượng vải của các tỉnh
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
13


0
5,000
10,000
15,000
20,000
25,000
30,000
35,000
40,000
Diện tích (ha)
1996 1997 2000 2002 2004 2007
Năm
Quảng Ninh
Bắc Giang
Hải Dương

Hình 2.3. Diện tích vải qua các năm tại một số tỉnh chủ lực

0
50,000
100,000
150,000
200,000
250,000
sản lượng (tấn)
1996 1997 2000 2002 2004 2007
Năm
Quảng Ninh
Bắc Giang

Hải Dương

Hình 2.4. Sản lượng vải qua các năm tại một số tỉnh chủ lực

2.3 Yêu cầu sinh thái của cây vải
2.3.1 Yêu cầu về nhiệt ñộ
Nhiệt ñộ là một trong những nhân tố chủ yếu tác ñộng ñến sinh trưởng
sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực của cây vải. Theo Groff (1921), vải ñược
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
14
trồng ở các vùng lạnh thường cho năng suất cao, nhiệt ñộ thấp (từ -1,1 ñến
4,4
o
C) sẽ ức chế việc sinh ra hoocmon sinh trưởng, từ ñó làm giảm sự phát
lộc và tăng sự ra hoa. Theo Nguyễn Thiếu ðường (1984), cây vải sinh trưởng
ở những vùng có nhiệt ñộ bình quân năm từ 21 - 25
o
C có phản ứng tốt. Giống
chín muộn ở nhiệt ñộ 0
0
C và giống chín sớm ở 4
0
C thì ngừng sinh trưởng sinh
dưỡng. Khi nhiệt ñộ từ 8 - 10
0
C thì khôi phục sinh trưởng, 10 - 12
0
C cây sinh
trưởng chậm, nếu 21
0

C trở lên thì sinh trưởng tốt. Ở nhiệt ñộ 23 - 26
0
C cây
sinh trưởng mạnh nhất. Tổng nhiệt ñộ thích hợp cho sinh trưởng, phát triển cả
năm của vải là 2.500 - 2.800
0
C [14].
Quá trình phân hóa mầm hoa vải ñược thuận lợi hay không có liên quan
chặt chẽ tới nhiệt ñộ thấp của mùa ñông. Theo thống kê của Cục Nông nghiệp
Quảng ðông, những năm ñược mùa vải ñều là những năm có nhiệt ñộ thấp
nhất nằm trong phạm vi 1,5 - 14
0
C. Năm 1975 Bành Kính Ba theo dõi trên
các giống vải Nếp, Hoài Chi cho thấy, thời gian nhiệt ñộ từ 0 - 10
0
C thuận
lợi cho chùm hoa phân nhánh và phân hóa mầm hoa. Ở ñiều kiện nhiệt ñộ 11 -
14
0
C cành hoa và lá ñều có thể phát triển sớm trở thành chùm hoa có giá trị
kinh tế. Nhiệt ñộ từ 18 - 19
0
C trở xuống vẫn có thể hình thành chùm hoa
nhưng nhỏ, không có giá trị kinh tế [14].
Nghê Diệu Nguyên (1985) [14], theo dõi trên giống vải Hắc Diệp cho
rằng: Nhiệt ñộ thấp trong thời gian kéo dài có ảnh hưởng tốt ñến sự phân hóa
mầm hoa. Từ thượng tuần tháng 12 ñến trung tuần tháng 1 nhiệt ñộ không khí
bình quân khoảng ≥ 15
0
C, nhiệt ñộ bình quân thấp nhất khoảng 12

0
C thì thời
gian phân hóa mầm hoa kéo dài, còn thời gian ra hoa tương ứng lại ngắn.
Ngược lại, nếu nhiệt ñộ không khí ≤ 13
0
C, nhiệt ñộ không khí bình quân thấp
nhất ≤ 10
0
C thì thời gian phân hóa mầm hoa ngắn và thời gian ra hoa kéo dài.
Thời gian nhiệt ñộ thấp càng dài thì chùm hoa càng to, số lượng hoa càng
nhiều. Nhiệt ñộ còn liên quan ñến tỷ lệ hoa ñực và hoa cái của vải trong thời
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
15
gian phân hoá mầm hoa từ tháng 1 ñến tháng 3, nhiệt ñộ bình quân trong ngày
thấp thì tỷ lệ hoa cái cao, nhiệt ñộ tăng cao thì tỷ lệ hoa cái giảm.
Thể nguyên thủy của hoa vải là mầm hỗn hợp, có hoa, có lá. Nhiệt ñộ
cao ức chế hình thành các cơ quan hoa, kích thích sinh trưởng sinh dưỡng,
thúc ñẩy sự phát triển của lá. Ngược lại, nhiệt ñộ thấp thúc ñẩy sự phân hóa
mầm hoa và cơ quan hoa, ức chế sự phát dục thể nguyên thủy của lá, thiên
hướng về sinh thực.
Nhiệt ñộ còn ảnh hưởng tới tỷ lệ hoa ñực, cái của vải. Ở Trung Quốc,
Lâm Khả ðào và cộng sự qua phân tích 8 năm liên tục từ 1978 - 1985 về quan
hệ giữa nhiệt ñộ bình quân ngày của tháng 1 - 2 và tỷ lệ phần trăm hoa cái
trong năm ñã phát hiện giữa chúng có mối tương quan nghịch, R = - 0,86 có
nghĩa là nhiệt ñộ càng thấp thì tỷ lệ hoa cái càng cao. Ngoài ra, nhiệt ñộ còn
ảnh hưởng tới thời kỳ nở hoa và sự phát triển của quả, nhiệt ñộ bình quân hữu
hiệu càng cao thì quả phát triển càng nhanh và ngược lại [14].
Theo Vũ Công Hậu (1999), Trần Thế Tục (1998), nhiệt ñộ có ảnh
hưởng sâu sắc ñến sinh trưởng và phát triển của cây vải. Những vùng trồng
vải thường có nhiệt ñộ bình quân 10 - 17

0
C, nhiệt ñộ tối thấp không quá -2
0
C,
nhiệt ñộ thích hợp cho sinh trưởng phát triển là 24 - 29
0
C [4], [22].
Theo Phạm Văn Côn (2004), nhiệt ñộ là một trong những nhân tố khí
hậu chính không thể ñiều khiển ñược, nó quyết ñịnh diện tích trồng trọt và
ảnh hưởng ñến năng suất cây vải. Với cây vải khi ra hoa ñậu quả cần nhiệt ñộ
lạnh và khô, tổng tích ôn khoảng 2.500 - 2.600
o
C. Thời kỳ hình thành chồi
hoa tháng 11, 12 nếu trời lạnh và khô sẽ ra ñọt hoa, còn gặp trời nóng và ẩm
thì ra ñọt lá. Thời kỳ nở hoa (tháng 1, 2) và ñậu quả không gặp gió bắc, mưa
phùn kéo dài thì thụ phấn thuận lợi, ñậu quả nhiều [3].
Như vậy, nhiệt ñộ là một trong các yếu tố quan trọng nhất ñối với cây
vải. ðể phân hoá mầm hoa ñược tốt thì cây vải cần phải có mùa ñông lạnh.

×