TIẾNG ANH TOIEC
PHƯƠNG PHÁP HỌC - ƠN LUYỆN
BÍ QUYẾT - KỸ NĂNG
THI ĐẠT ĐIỂM CAO
I. PHƯƠNG PHÁP HỌC TIẾNG ANH TOEIC HIỆU QUẢ
II. CẤU TRÚC BÀI THI & PHƯƠNG PHÁP ÔN LUYỆN TOEIC
III. KỸ NĂNG THI TỐT ANH VĂN TOEIC
IV. NHỮNG CUỐN SÁCH ANH VĂN THAM KHẢO HAY
I. PHƯƠNG PHÁP HỌC TIẾNG ANH TOEIC HIỆU QUẢ
Học tiếng Anh TOEIC hiệu quả là một vấn đề rất quan trọng bởi vì hiện
nay đa phần các cơng ty đều sử dụng chứng chỉ TOEIC như một công cụ để
đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh của cán bộ nhân viên và là tiêu chuẩn để
tuyển dụng ứng viên của các nhà tuyển dụng. Để học TOEIC đạt kết quả cao,
bạn hãy chuẩn bị, làm theo những bước sau nhé.
Bước 1. Đặt ra mục tiêu học tiếng Anh TOEIC cho mình thật chi tiết,
cụ thể.
Nếu bạn đã quyết định tham gia kỳ thi TOEIC. Xin chúc mừng bạn. Điều
đầu tiên bạn cần phải làm là đặt cho mình một mục tiêu trong học tập. Nếu tham
gia kỳ thi để xin việc thì cần phải đặt cho mình mục tiêu cao hơn. Nhìn chung tất
cả các vị trí đều địi hỏi số điểm tối thiểu là 600. Vị trí quản lý có thể địi hỏi
một số điểm đánh giá cao hơn là 800 điểm.
Hãy đặt mục tiêu phù hợp cho bản thân. Nhưng nếu mục tiêu của bạn quá
cao, bạn có thể sẽ thất vọng về điểm số của mình. Hãy nhớ rằng bạn có thể đăng
ký dự thi bất kỳ thời điểm nào khi bạn đã sẵn sàng lúc học Tiếng Anh TOEIC.
2. Tìm hiểu kỹ trước đề thi TOEIC
Trước khi bắt đầu kỳ thi TOEIC, bạn cần trang bị hành trang cho mình
những hiểu biết về cấu trúc từng phần thi thật tốt. Kỳ thi kiểm tra hai kỹ năng là
nghe hiểu và đọc hiểu. Bạn nên làm quen với các dạng đề thi TOEIC bằng cách
thực hành những bài
Không sáng suốt là một trong những lý do khiến nhiều thí sinh thất bại
trong kỳ thi TOEIC khi luyện thi TOEIC. Để đạt được kết quả mong muốn, bạn
cần lập cho mình kế hoạch học tập ngay từ khi quyết định tham gia kỳ thi
TOEIC và không nên để đến gần kỳ thi mới lên kế hoạch ôn tập. Chọn cho mình
những bộ sách luyện thi TOEIC đáng tin cậy nếu bạn quyết định tự ơn tập hoặc
tìm một lớp luyện thi TOEIC trước khi tham gia kỳ thi. Để có được kết quả tốt
nhất, bạn nên luyên thi dưới cả hai hình thức.
2
Nếu bạn không đủ khả năng theo học một lớp luyện thi TOEIC, hãy chắc
chắn rằng loại sách mà bạn chọn để luyện thi có đáp án và giải thích rõ ràng cho
từng câu hỏi. Nếu bạn chọn tham gia một khoá học TOEIC trước kỳ thi tại các
trung tâm luyện thi Toeic tốt nhất hiện nay bạn nên tin tưởng vào giảng viên
hướng dẫn của bạn và tạo cho mình một tâm lý thoải mái khi đến lớp học. Nên
học với một người bạn khác và đặt mục tiêu phấn đấu cho cả hai người.
Chọn thời gian học Tiếng Anh TOEIC vào một khoảng giờ cố định trong
ngày và lặp đi lặp lại việc ôn tập hàng ngày sẽ nhanh chóng nâng cao điểm số
của bạn. Hãy lập kế hoạch học tập và thực hiện nó.
3. Sắp xếp thời gian ôn tập một cách hợp lý,hiệu quả khi khi học Tiếng
Anh TOEIC
Tất cả các bài thi TOEIC đều gồm 7 phần. Mỗi phần thi đều có những điểm
cần chú trọng riêng. Không nên dành quá nhiều thời gian vào việc ôn tập một
phần thi cụ thể nào. Rất nhiều thí sinh đã mắc sai lầm khi chỉ ơn tập phần thi mà
họ yêu thích và dành quá nhiều thời gian cho phần thi đó.
5. Nâng cao/Tăng vốn từ vựng TOEIC
Một lý do nữa khiến nhiều thí sinh gặp thất bại trong các đề thi TOEIC đó
là vốn tự vựng của họ quá ít chỉ ở mức giới hạn. Khi quyết định tham gia kỳ thi
thì thí sinh cần chắc chắn rằng họ có một vốn từ vựng phong phú về nhiều lĩnh
vực khác nhau. Lời khuyên tốt nhất là người học nên có một cuốn sổ tay nhỏ và
viết tất cả các từ mới vào đó. Khơng nên học từ mới theo một danh sách các từ.
Vì bạn chỉ có thể nhớ được từ vựng một cách tốt nhất và dễ dàng nhất chỉ nhờ
vào ngữ cảnh của từ. Do vậy với mỗi một từ bạn gặp trong quá trình học hãy
viết từ đó và học từ đó trong câu. Sau mỗi tuần học, bạn nên viết một bức thư
hoặc bài luận ngắn và sử dụng tối đa các từ mà bạn học trong một tuần đó.
6. Tập đọc TO lúc học tiếng Anh TOEIC ở nhà.
Kỹ năng tập đọc to sẽ trợ giúp cho bạn kỹ năng đọc hiểu và nghe hiểu. Để
hiểu được tiếng Anh tốt hơn thì điều quan trọng là bạn phải hiểu được nhịp điệu
của ngôn ngữ này. Hãy đọc thật nhiều sách, báo, tạp chí và thậm chí là truyện
3
dành cho thiếu nhi. Bạn cũng có thể thu âm giọng đọc của mình vào trong đài để
xem giọng của mình như thế nào.
7. Sử dụng các phương tiện thơng tin đại chúng
Một trong những phương pháp luyện thi TOEIC hiệu quả nhất là học theo
tiếng Anh thực tiễn hàng ngày. Hãy chịu khó xem TV, nghe đài, đọc sách báo;
chú ý tới những mẩu quảng cáo, những tin tức về thời tiết, về tình trạng giao
thơng,….Và điều quan trọng nhất là bạn hãy tìm một người bạn để luyện tập với
mình. Các bạn có thể tập đặt ra những câu hỏi và trả lời với nhau.
8. Sử dụng những trang web miễn phí
Có rất nhiều trang web cung cấp miễn phí các mẫu đề thi, vì vậy bạn nên
thường xuyên lướt qua các trang web. Bạn có thể dành một tiếng đồng hồ mỗi
ngày để học tiếng Anh trên mạng, nhưng nhớ đừng bị thu hút bởi các trò chơi
game trên mạng.
4
II. CẤU TRÚC BÀI THI & PHƯƠNG PHÁP ÔN LUYỆN TOEIC
TOEIC là một trong những chuẩn điểm thi của ETS rất phổ biến tại Việt
Nam. Sau đây là một vài điểm bạn cần lưu ý để “chuẩn bị” và “ôn luyện” thật
hiệu quả cho kỳ thi TOEIC hiện nay.
Cấu trúc bài thi TOEIC
TOEIC là bài thi trắc nghiệm được tiến hành trong 2 giờ, gồm 200 câu hỏi
chia thành hai phần như sau:
•
Phần nghe hiểu: Đánh giá trình độ nghe hiểu ngơn ngữ nói tiếng Anh,
bao gồm 100 câu hỏi với 4 phần được thực hiện qua băng casset hoặc đĩa
CD trong thời gian 45 phút. Thí sinh sẽ nghe các câu miêu tả, câu hỏi, hội
thoại và đoạn thông tin bằng tiếng Anh, sau đó lựa chọn câu trả lời dựa
trên những nội dung đã nghe.
•
Phần đọc hiểu: Đánh giá trình độ hiểu ngơn ngữ viết tiếng Anh, bao gồm
100 câu hỏi với 3 phần được thực hiện trong thời gian 75 phút. Thí sinh sẽ
đọc các thơng tin trong đề thi và lựa chọn câu trả lời dựa vào nội dung đã
đọc.
Nghe hiểu
100 câu
Hình ảnh
10 câu
Hỏi và Trả lời
30 câu
Hội thoại
30 câu (10 đoạn hội thoại, mỗi đoạn có 3 câu hỏi tương
ứng)
Đoạn thơng tin ngắn
30 câu (10 đoạn thơng tin, mỗi đoạn có 3 câu hỏi tương
ứng)
Đọc hiểu
100 câu
Hoàn thành câu
40 câu
Hoàn thành đoạn văn
12 câu
Đoạn đơn
Đoạn kép
28 câu (7-10 đoạn văn, mỗi đoạn có 2-5 câu hỏi)
20 câu (4 đoạn kép, mỗi đoạn có 5 câu hỏi)
5
Với thang điểm từ 10-990, TOEIC Listening & Reading có thể đánh giá mọi
trình độ sử dụng Anh Ngữ (Từ sơ cấp đến mức độ thành thạo như người bản
ngữ) phù hợp với tất cả các vị trí cơng việc, từ lao động giản đơn đến cấp
quản lý.
Bài thi TOEIC mới gồm 7 phần:
Phần 1 – Picture Description (Miêu tả tranh)
Phần 2 - Question – Response
Phần 3 - Short conversation
Phần 4 - Short Talk
Phần 5 - Incomplete Sentences
Phần 6 - Incomplete Texts
Phần 7 - Reading Comprehension
1. Phần 1 – Picture Description (Miêu tả tranh)
Bạn hãy chuẩn bị cho phần thi đầu tiên với những gợi ý sau:
- Bạn hãy cố gắng tự học bằng cách thầm đặt ra trong đầu các câu bằng
tiếng Anh miêu tả những gì bạn làm trong ngày, ví dụ: I am watching TV, I am
washing my clothes, I am getting on the bus... Nếu có từ nào bạn chưa biết hay
chưa chắc chắn về cách phát âm thì hãy dùng từ điển Việt - Anh để tra từ. Có
một lời khuyên từ các giáo viên và những người có kinh nghiệm là sau khi bạn
tra từ bằng từ điển Việt - Anh, bạn nên kiểm tra lại, nhất là phần phát âm bằng
từ điển Anh-Anh chuẩn, ví dụ như “Oxford Advanced Learner Dictionary,
Cambridge Advanced Learner's Dictionary, Longman Advanced American
Dictionary”.
- Cũng dùng cách đó, bạn có thể liệt kê ra tất cả mọi thứ bạn thấy lúc làm
việc trên công ty hay trên tàu, xe, máy bay... khi đi du lịch. Để thực sự nhớ được
vốn từ vựng, bạn có thể vẽ phác họa các địa điểm và ghi các từ mới lên đó. Một
phương pháp khác là sắp xếp vốn từ vựng cho mỗi tình huống bằng một biểu đồ
theo kiểu "mạng nhện". Bạn còn có thể viết tên tiếng Anh của các đồ vật trong
nhà lên tờ giấy nhỏ và dán lên các vật dụng đó để có thể học từ mới mọi lúc.
6
- Đọc các lời tựa hay đoạn miêu tả các bức tranh trên báo chí, ở bảo tàng,
trong sách tranh ảnh... cũng giúp bạn nâng cao kĩ năng cho phần thi này. Dùng
tiếng Anh miêu tả các bức ảnh của chính bạn cho một ai đó nghe. Bạn cũng có
thể đưa tranh ảnh riêng lên một số trang như Flick, photobucket... và viết lời
miêu tả cho các bức ảnh đó.
- Bạn có thể tìm xem một số video dành cho người học tiếng Anh. Một số
video có các nội dung như bắt người xem phải miêu tả những việc đang diễn ra
trên màn hình hay nối các đoạn miêu tả với bức tranh phù hợp.
- Đôi lúc phần thi này bao gồm những câu hỏi mẹo dựa vào cách phát âm
gần giống nhau hay giống nhau của các từ. Vì vậy bạn cần học cẩn thận cách
phát âm nhất là các nguyên âm và chú ý các từ có cách đọc giống nhau nhưng
nghĩa khác nhau hay những từ đa nghĩa.
2. Phần 2 - Question - Response (Câu Hỏi - Trả Lời)
Các dạng câu hỏi thường ra trong phần thi question - response:
•
Type 1: Information questions--What: cái gì xảy ra, vật, điều gì
•
Type 2: Information questions--Who: ai đó, ai đang làm gì đó...
•
Type 3: Information questions--When: thời gian của sự kiện nào đó
•
Type 4: Information questions--Where: Nơi chốn
•
Type 5: Information questions--Why: Lý do
•
Type 6: Information questions--How: Cách thức, thực hiện một việc như
thế nào...
•
Type 7: Yes/No Questions: Đơi khi câu trả lời khơng trực tiếp là yes/no
mà có thể kèm theo giải thích hay cách trả lời gián tiếp
•
Type 8: Alternative Questions: Câu hỏi lựa chọn: cái này hay cái kia
•
Type 9: Indirect Questions: Câu hỏi gián tiếp
•
Type 10: Tag Questions: Câu hỏi đi
•
Type 11: Negative Questions: Câu hỏi phủ định
Sau khi nghe câu hỏi, bạn cần nhanh chóng xác định được với dạng đó thì
thường cần những câu trả lời thế nào. Ví dụ when: 1 câu trả lời về thời gian,
where: địa điểm, why: yêu cầu 1 sự giải thích...
7
3. Phần 3 - Short conversation (Hội thoại ngắn)
Ở phần thi này, bạn cần luyện tập nghe ở nhà cho quen với dạng thi để lúc
làm bài không bị lúng túng hay thiếu tập trung. Khi bạn luyện tập ở nhà bằng
cách nghe các đoạn hội thoại, nếu nghe thấy một người đặt ra một câu hỏi gì đó
hãy cố gắng nhẩm trả lời câu hỏi đó thật nhanh trước khi nghe câu trả lời của
người kia, hay ít ra là đưa ra cấu trúc câu có thể dùng để trả lời câu hỏi đó. Như
vậy bạn vừa có thể tập trung vào bài nghe, vừa nhớ nội dung, cấu trúc nói ... và
đồng thời luyện tập khả năng phản ứng nhanh khi thi.
4. Phần 4 - Short Talk (Bài nói ngắn)
Hãy cố gắng luyện tập nghe thật nhiều và luyện làm các dạng bài thi
TOEIC. Phần này yêu cầu bạn phải có trí nhớ tốt và sự nhanh nhẹn nên ngồi
việc luyện nghe cho tốt bạn cịn cầu luyện khả năng nhớ. Hãy thử tự tóm tắt lại
bằng tiếng Anh sau khi bạn nghe bản tin hay bài nói nào đó. Như vậy ít nhất bạn
cũng khơng có thói quen nghe một cách thụ động vì để tóm tắt được bạn cần
mức độ tập trung nhất định.
5. Phần 5 - Incomplete Sentences (Hoàn thành câu)
Các câu hỏi trong dạnh thi này có thể liên quan tới:
Từ vựng: danh từ, động từ, bổ ngữ, từ gốc và từ phái sinh, những từ nghĩa
mơ hồ, không rõ ràng….
Ngữ pháp:giới từ, sự kết hợp của câu, từ, thì của động từ. cụm động từ,
động từ giả định, câu hỏi đuôi, trạng từ…
Để làm tốt phần thi này khơng cịn cách nào khác là bạn phải tự học tốt ngữ
pháp và học từ vựng càng rộng càng tốt. Nên chăm chỉ đọc sách báo tạp chí...
bằng tiếng Anh vì đó là cách rất tốt để bạn củng cố vốn từ vựng, ngữ pháp cũng
như mở rộng kiến thức về các lĩnh vực khác nhau.
6. Phần 6 - Incomplete Texts (Hoàn thành đoạn văn)
Để chuẩn bị thật tốt cho phần thi này các bạn cần lưu ý những vấn đề tương
tự như ở phần 5. Ngoài ra do phần thi này thường dùng các đoạn thư, thơng
báo... ngắn... nên các bạn có thể tìm đọc các dạng này để làm quen dần với kiểu
8
bài và mẫu câu thường dùng. Như vậy khi làm bài sẽ khơng bị bỡ ngỡ trước
dạng đề và có thể dễ dàng xác định được đáp án cần phải chọn.
7. Phần 7 - Reading Comprehension (Phần 7 - Đọc hiểu)
Đây là phần thi mà bạn có thể đạt được điểm tối đa. Để luyện tập cho phần
thi này bạn nên đọc nhiều dạng báo chí bằng tiếng Anh với nội dung phong phú,
vừa kết hợp tập thói quen đọc lướt, đọc nhanh để lấy thông tin. Như vậy sẽ giúp
bạn phản ứng nhanh trong lúc làm bài.
9
III. KỸ NĂNG THI TỐT ANH VĂN TOEIC
PART 1: PICTURE
Đối với phần thi Picture này ta chọn câu mà có từ nghĩa liên quan
đến hình ảnh.
Có 4 câu trả lời A, B, C, D.
Phần lớn các câu miêu tả bức ảnh có con người đều ở thì tiếp diễn
Chủ ngữ + động từ be + V-ing
Câu ở dạng bị động nếu trong ảnh có sự vật
+ Thể bị động ở thì tiếp diễn ( be being p.p) -> trong bức ảnh phải
có người thì câu này mới là lựa chọn đúng
+ Thể bị động ở thì hoàn thành ( have been p.p)
PART 2: QUESTION-RESPONSE: Phân biệt từ đầu tiên của câu hỏi Who,
What …
Có 3 câu trả lời A, B, C.
WHO: AI
Chọn câu trả lời có tên người là được.
Khơng chọn những câu có từ lặp lại hay cách đọc gần giống
như từ trong câu hỏi.
Không thể trả lời Yes hoặc No.
WHAT: CÁI GÌ
Phải hiểu câu hỏi để mà trả lời theo đúng ý câu hỏi.
Không chọn những câu có từ lặp lại hay cách đọc gần giống
như từ trong câu hỏi.
Nếu trong câu hỏi có chữ cost thì chọn câu trả lời có số tiền.
What còn có nhiều nghĩa khác nhau tùy vào từ theo sau nó.
Ví dụ: What time, What size, …
Không thể trả lời Yes hoặc No.
10
WHEN: KHI NÀO
Chọn câu trả lời có từ chỉ thời gian.
Khơng chọn những câu có từ lặp lại hay cách đọc gần giống
như từ trong câu hỏi.
Không thể trả lời Yes hoặc No.
WHERE: Ở ĐÂU
Chọn câu trả lời có từ chỉ nơi chốn
Khơng chọn những câu có từ lặp lại hay cách đọc gần giống
như từ trong câu hỏi.
Không thể trả lời Yes hoặc No.
WHY: TẠI SAO, LÝ DO
Đây là câu hỏi về lý do hoặc là lời đề nghị.
Câu hỏi Why hỏi lý do.
Câu hỏi Why mang nghĩa đề nghị: Why don’t we … Câu trả
lời là từ chối hoặc đồng ý. Các mẫu câu đồng ý thông dụng:
That’s a good idea, That sounds good, I’d love to.
Khơng chọn những câu có từ lặp lại hay cách đọc gần giống
như từ trong câu hỏi.
Không thể trả lời Yes hoặc No.
HOW: CẢM THẤY NHƯ THẾ NÀO
HOW MUCH(MANY): BAO NHIÊU
HOW OFTEN: THƯỜNG
HOW LONG: DÀI(KHÔNG GIAN, THỜI GIAN)
HOW SOON: CHỈ THỜI GIAN
HOW FAR: BAO XA
Tùy theo câu hỏi How, How much, How often, How long
mà chọn trả lời hợp lý.
11
Khơng chọn những câu có từ lặp lại hay cách đọc gần giống
như từ trong câu hỏi.
Không thể trả lời Yes hoặc No. Nhưng đối với How about…
(câu đề nghị) thì có thể dùng Yes/No.
WHICH: CÁI GÌ
Là câu hỏi yêu cầu chọn 1 trong 2 hay nhiều thứ.
Câu trả lời có nội dung cụ thể thường là đáp án đúng.
Phương án trả lời thường là:
+ Trường hợp chọn dứt khoát một thứ: Câu trả lời đúng trong
trường hợp này dùng đại từ one, chẳng hạn The first one, The
blue one…
+ Trường hợp không dứt khoát: Câu trả lời theo kiểu lẩn
tránh, chẳng hạn I have no idea./ We haven’t decided it yet./
It’s a difficult question.
Không thể trả lời Yes hoặc No.
Khơng chọn những câu có từ lặp lại hay cách đọc gần giống
như từ trong câu hỏi.
AUXILIARIES: TRỢ ĐỘNG TỪ
Khơng chọn những câu có từ lặp lại hay cách đọc gần
giống như từ trong câu hỏi.
Would you…? thường trả lời là chủ từ + would
Có thể trả lời Yes hoặc No.
CÂU HỎI GIÁN TIẾP:
Câu hỏi gián tiếp là câu hỏi được chèn vào vị trí túc từ của
một câu hỏi khác, chẳng hạn Do you know who… ?/ Can
you tell me what…?
Đáp án đúng dựa vào câu hỏi được chèn đó.
12
Có thể trả lời Yes hoặc No.
Không chọn những câu có từ lặp lại hay cách đọc gần giống
như từ trong câu hỏi.
CÂU HỎI PHỦ ĐỊNH/ CÂU HỎI ĐUÔI:
Câu hỏi phủ định là câu hỏi có not sau trợ động từ, ví dụ
Don’t you like…?/ Hasn’t it…?. Cách trả lời câu hỏi này
giống như trả lời cho câu hỏi tương tự không có not.
Câu hỏi đuôi là câu hỏi có thêm phần đuôi phía sau, dùng để
tái xác nhận thì và chủ ngữ phía trước.
Thường trả lời có Yes hoặc No.
Không chọn những câu có từ lặp lại hay cách đọc gần giống
như từ trong câu hỏi
CÂU HỎI LỰA CHỌN:
Là câu hỏi yêu cầu phải chọn một trong hai thứ. Câu trả lời
có thể là “A”, “B”, hoặc A hoặc B đều được, hoặc không
chọn cái nào cả.
Đáp án đúng thường gặp là: Whichever, either, neither.
Không thể trả lời Yes hoặc No.
Khơng chọn những câu có từ lặp lại hay cách đọc gần giống
như từ trong câu hỏi.
PART III: SHORT CONVERSATIONS
Mỗi câu có 3 đoạn đối thoại ngắn của người nói và 4 câu trả
lời A,B,C,D.
Phải đọc lướt câu hỏi trước rồi đến câu trả lời trước khi nghe
đoạn đối thoại.
13
Trong đoạn đối thoại giữa 2 người chú ý nghe kỹ câu đầu
và câu cuối là được. Đoạn giữa khơng cần phải nghe cũng
được.
Nghe kỹ câu ngắn hồn chỉnh trong cuộc đối thoại không cần
phải nghe 1 câu quá dài.
Giọng nam và giọng nữ. Nếu trong câu hỏi về người nam/nữ
thì ta chỉ tập trung nghe phần người đó cịn các đoạn khác
khơng cần phải nghe cũng được.
PART IV: SHORT TALKS
Đọc câu hỏi và trả lởi trước khi nghe cuộc đối thoại.
Ta phải đọc kỹ các câu hỏi trước và xem trong cuộc nói chuyện có
từ lặp lại từ câu hỏi và tiếp theo từ trong câu trả lời thì câu trả lời ấy thường
là sẽ đúng.
ADVERTISEMENTS:
WEATHER:
NEWS:
RECORDED ANNOUNCEMENTS
SPECIAL ANNOUNCEMENTS
BUSINESS ANNOUNCEMENTS
PART V: INCOMPLETE SENTENCES & PART VI: ERROR RECOGNITION
Những ngữ pháp căn bản cần phải nhớ:
12 thì cơ bản
Các động từ modals
Câu điều kiện Conditionals and wish
Câu Passive voice
Câu tường thuật Reported speech
Câu quan hệ Relative clauses
Động từ -ing và động từ -infinitive
14
Mạo từ Articles and nouns
Tính từ và trạng từ Adjectives and adverbs
Các liên từ và giới từ Cọnunctions and prepositions
Những cấu trúc thường gặp trong thi Toeic:
Sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ.
So sánh nhất, so sánh hơn và so sánh bằng
o –est …. than ;
the most adj
o –er … than; more adj than
o As(so) adj as
Adj + enough + (for…) + To-infinitive
Too + adj + for… + To-infinitive
So + adj + that
Such + (a/an + adj + n) + that
It + be + adj + To-infinitive
To-infinitive + be + adj
Would rather + V
Prefer + V-ing/ to V
Would prefer + to V
Had better + V
Although/ though/ even though + Clause
Despite/ in spite of + Noun/Gerund
Because/ As, Since + Clause
Because of/ Due to + Noun/Gerund
It + take (+S.O) + How long + to V
Why don’t you + V…? -> S + Suggested that + S + Should
V(bare)+..
Used to + V
15
Be + used to + V-ing/Noun; Be + accustomed to + Ving/Noun
Either … or;
neither … nor;
Not noly … But also; Both … and\
Những chú ý tổng quát thường gặp:
Đi sau động từ to be thường là tính từ hoặc là như 1 câu như
present/continuous.
Cấu trúc It’s time that S + V(bare)…
Need to + V ; Spend + V-ing
Before, After + Gerund/Clause/noun
By the time thường là xuất hiện ở thì Present perfect.
Các động từ modals thì khơng có số ít hay số nhiều.
Every, neither, either, each chủ từ sau nó là số ít và động từ
số ít.
Neither/either + S(singular)
Both + S(plural)
Neither/either/both + of + the S(plural)
All, most, some, other đứng trước danh từ đếm được số nhiều
và danh từ không đếm được.
One of the S(plural) + V(singular)
The number of S(plural) + V(singular)
A number of S(plural) + V(plural)
Nếu có past perfect thì : sau after S + V(p.p) ; S + V
before S + V ; S + V(p.p)
Sau being + adj ; being + p.p
Trước mạo từ thì khơng dùng được Many mà được dùng
Few.
Câu sai: thousands dollars -> câu đúng phải là thousands of
dollars. Muốn có “s” sau thousand thì phải thêm giới từ “of”
16
Danh động từ khơng có mạo từ như danh từ.
Danh động từ có thể có túc từ theo sau (thường là danh từ)
trong khi bản thân danh từ khơng có túc từ.
S + be/become/remain + adj
Those who : những người.
Whole: hoàn toàn, toàn bộ. Dùng whole với các danh từ số
ít.
Phân biệt câu bị động dựa vào như sau:
nếu có túc từ thì đó là câu chủ động
nếu khơng có túc từ thì là câu bị động
Đại từ quan hệ that có thể thay thế cho who và which. Tuy
nhiên that không đứng ngay sau dấu phẩy “,” và giới từ.
Liên kết 2 đối tượng dùng between. Hơn 2 đối thường dùng
among.
Cụm từ -ing thường nói về một sự việc (và đơi khi nói về
người)
Cụm từ -ed có nghĩa bị động thường nói về người.
Ta dùng not … anymore và not … anylonger, no longer
khi muốn nói là 1 tình huống nào đó đã thay đổi. Anymore,
anylonger đứng ở cuối câu.
No longer đứng ở giữa câu và dùng giống như trạng từ.
Yet(adv) : thường dùng sau not với nghĩa là chưa.
Still(adv): đứng trước từ phủ định not.
Still để nói 1 hành động hay tình huống nào đó vẫn cịn đang
tiếp diễn chưa thay đổi hay kết thúc. Still cũng có thể dùng
trong câu phủ định( đặt trước kết cấu phủ định).
Yet chủ yếu dùng trong câu phủ định, câu hỏi thường đặt ở
cuối câu cho thấy người nói đang chờ đợi 1 hành động nào
đó sẽ xảy ra.
17
Already để nói về việc nào đó đã xảy ra sớm hơn dự định,
thường được đặt ở giữa câu.
As long as, so long as, provided, providing -> nghĩa là nếu
hay với điều kiện là.
As ( chỉ thời gian, lý do); like (giống như, tương tự)
By + thời gian : không muộn hơn.
Until/ till : sự việc nào đó được tiếp tục cho tới 1 thời điểm
nào trong tương lai.
Khơng nói by với mạo từ như là the, my, …
On time(đúng giờ) ≠ late
in time(vừa đúng lúc) ≠
too late
Nếu động từ nguyên mẫu có to hoặc danh động từ (V-ing)
làm chủ ngữ thì động từ phải ở số ít.
Liên từ that phải đứng trước một mênh đề hoàn chỉnh.
Liên từ what đứng trước một cấu trúc khơng hồn
chỉnh( thiếu túc từ).
Trong 1 câu nếu sau ngoại động từ là tân ngữ thì câu đó ở
dạng chủ động (V-ing). Nếu khơng có tân ngữ thì câu đó ở
dạng bị động (Vp.p).
*** Kỹ năng đạt điểm cao trong bài thi TOEIC
Phần bài tập đọc hiểu trong bài thi TOEIC khá dài và khó. Để làm tốt phần
này bạn cần nắm vững các kiến thức ngữ pháp căn bản cũng như rèn luyện kỹ
năng đọc hiểu. Sau đây trung tâm tiếng Anh New Ocean xin chia sẻ với các bạn
các mẹo làm bài để có thể vượt qua phần này một cách dễ dàng.
Phần 1: Hoàn thiện câu
Mỗi câu trong phần này có 1 từ / cụm từ cịn thiếu và cần được thêm vào.
18
Thí sinh đọc 4 phương án trả lời cho mỗi câu và chọn phương án trả lời
đúng nhất bằng cách bơi đen vào ơ trịn tương ứng với câu trả lời A, B, C hoặc
D trong tờ bài làm.
Để làm tốt phần này, bạn nên chú ý vào các từ đứng trước và sau chỗ trống
vì nó sẽ giúp bạn có manh mối để kiểm tra câu trả lời đúng. Đọc và hiểu nghĩa
của cả câu trước khi trả lời.
Cẩn thận với các câu trả lời có hình thức sai. Ví dụ: drove, drives, driving.
Cẩn thận với các từ bắt đầu hay kết thúc giống nhau. Ví dụ: return, retire,
reuse.
Cẩn thận với các từ thường bị dung sai. Ví dụ: affect, effect, lend/borrow.
Phần 2: Hoàn thiện văn bản
Mỗi đoạn trong phần này có một số câu cịn thiếu từ / cụm từ và cần thêm
vào. Thí sinh đọc 4 phương án trả lời cho mỗi câu và chọn phương án trả lời
đúng nhất bằng cách bơi đen vào ơ trịn tương ứng với câu trả lời A, B, C hoặc
D trong tờ bài làm.
Để làm tốt phần này, phải luôn nhớ rằng bạn cần tìm từ thích hợp nhất để
điền vào chổ trống. Đọc cả đoạn văn chứ không chỉ các từ xung quanh chỗ
trống. Cố gắng hiểu nghĩa của cả đoạn.
Cẩn thận với những cụm từ lặp và thừa. Ví dụ: keep on continuing, finally
at last.
Cẩn thận với những từ khơng cần thiết. Ví dụ: The apples they are fresh.
Chú ý đến hình thức từ và cách chia thì của động từ.
Phần 3: Đọc hiểu
Trong phần này, thí sinh đọc các đoạn văn và một số câu hỏi nằm bên dưới
mỗi đoạn. Thí sinh đọc 4 phương án trả lời cho mỗi câu hỏi và chọn phương án
trả lời đúng nhất bằng cách bơi đen vào ơ trịn tương ứng với câu trả lời A, B, C
hoặc D trong tờ bài làm.
Cũng như trong phần IV, bạn hãy chú ý đến phần giới thiệu. Nó sẽ cho bạn
biết số lượng câu hỏi cũng như gợi ý về dạng thông tin trong bài đọc.
19
Trong khi đọc, hãy tự đặt ra các câu hỏi: Đối tượng của bài đọc này là ai?
Nó được viết để làm gì?
Trước hết hãy đọc lướt qua bài đọc, rồi đọc các câu hỏi. Sau đó quay lại bài
đọc để tìm câu trả lời.
Nhiều lựa chọn trả lời chứa thơng tin có trong bài đọc, nhưng có thể khơng
liên quan đến câu hỏi.
Cũng như các phần thi TOEIC khác, hãy cẩn thận với các từ phát âm giống
nhau, những con số rối rắm, các hình thức từ sai và các từ có nghĩa giống nhau.
20
IV. NHỮNG CUỐN SÁCH ANH VĂN THAM KHẢO HAY
[1]. Raymond Murphy: Grammar in use Intermediate, Nhà xuất bản Trẻ.
[2]. Lin Lougheed: Longman Preparation Series for the TOEIC Test
Intermediate Course, Nhà xuất bản Thống Kê.
[3]. Lin Lougheed: Longman Preparation Series for the TOEIC Test Advanced
Course, Nhà xuất bản Thống Kê.
[4]. Oxford: Oxford practice tests for the TOEIC test with key Tài liệu luyện thi
tiếng Anh tập 1&2, OXFORD.
[5]. Barron’s: 600 Essential Words For The TOEIC, Nhà xuất bản Trẻ.
[6]. Kim Soyeong-Park Won chuyển ngữ phần chú giải Lê Huy Lâm: Big Step
TOEIC 2, Nhà xuất bản Tổng Hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
[7]. Neungyule Education chuyển ngữ phần chú giải Nguyễn Thành Yến:
New TOEIC 4n4 four weeks for weakness 730 Level, Nhà xuất bản Tổng
Hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
21