Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG HOA LILY TRONG CHẬU TẠI THÁI NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 140 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM






DƢƠNG THỊ THU TRANG






NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT TRỒNG HOA LILY TRONG CHẬU
TẠI THÁI NGUYÊN







LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP














THÁI NGUYÊN - 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





DƢƠNG THỊ THU TRANG






NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT TRỒNG HOA LILY TRONG CHẬU
TẠI THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 60 62 01





LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP






Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐÀO THANH VÂN







THÁI NGUYÊN - 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được
chỉ rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày 15 tháng 9 năm 2011
Tác giả luận văn


Dương Thị Thu Trang
















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


ii
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi đã nhận được sự
quan tâm giúp đỡ tận tình của nhà trường, các thầy cô, bạn bè và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
PGS. TS Đào Thanh Vân, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi thực hiện
đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Phạm Ngọc Tuấn - cán bộ Trung tâm
Nghiên cứu Phân bón và Dinh dưỡng cây trồng, các thầy cô giáo trong Bộ
môn Rau Hoa Quả - Khoa Nông học - Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên đã tạo điều kiện, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin trân trọng cảm ơn gia đình, bạn bè và các bạn đồng
nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 9 năm 2011
Tác giả


Dương Thị Thu Trang













Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu của việc nghiên cứu 2
3. Mục đích và yêu cầu của việc nghiên cứu 3
4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu 3
PHẦN 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài 4
1.1.1. Cơ sở khoa học 4
1.1.2. Cơ sở thực tiễn 6
1.2. Nguồn gốc và phân loại hoa Lily 7
1.2.1. Nguồn gốc 7
1.2.2. Phân loại 8
1.3. Tình hình nghiên cứu và sản xuất hoa Lily trên thế giới và trong nước 9
1.3.1. Diện tích trồng hoa trên thế giới 9
1.3.2. Tình hình tiêu thụ hoa trên thế giới 10
1.3.3. Tình hình sản xuất hoa Lily trên thế giới 11
1.3.4. Tình hình sản xuất hoa ở Việt Nam 13
1.3.5. Kỹ thuật sản xuất hoa ở Việt Nam 14
1.3.6. Tình hình sản xuất hoa Lily tại Việt Nam 15
1.3.7. Kết quả nghiên cứu về giá thể trồng hoa và một số loại cây trồng
khác ở Việt Nam 16
1.3.8. Điều kiện tự nhiên và thực trạng sản xuất nông nghiệp tại tỉnh
Thái Nguyên 18

1.4. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái của hoa Lily 20
1.4.1. Đặc điểm thực vật học 20
1.4.2. Yêu cầu sinh thái của hoa Lily 21
1.4.3. Kỹ thuật áp dụng giá thể dinh dưỡng trồng hoa lily trong đề tài 22
1.4.4. Phòng trừ sâu bệnh 26
1.4.5. Phương pháp thu hoạch - Bảo quản 29

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

iv
1.5. Đặc điểm của một số chất điều hòa sinh trưởng, phân bón lá và dinh dưỡng
canxi nitrat dùng trong thí nghiệm đề tài
30
PHẦN 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.1. Địa điểm nghiên cứu và thời gian tiến hành 33
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 33
2.3. Nội dung nghiên cứu 33
2.4. Phương pháp nghiên cứu 34
2.4.1. Các thí nghiệm kỹ thuật 34
2.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 35
2.5. Xử lý số liệu 38
PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 39
3.1. Đặc điểm thời tiết khí hậu thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên 39
3.1.1. Đặc điểm chung 39
3.1.2. Đặc điểm thời tiết khí hậu vụ Đông Xuân năm 2010 - 2011 39
3.2. Ảnh hưởng của giá thể dinh dưỡng đến sinh trưởng, phát triển của
giống lily Sorbonne 41
3.2.1. Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ mọc mầm của giống lily Sorbonne 41
3.2.2. Ảnh hưởng của giá thể đến động thái ra lá của giống lily Sorbonne 42
3.2.3. Ảnh hưởng của giá thể dinh dưỡng đến sự tăng trưởng chiều cao cây . 44

3.2.4. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến các giai đoạn sinh trưởng và
phát triển của hoa Lily Sorbonne 46
3.2.5. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến hình thái và chất lượng của
hoa Lily Sorbonne 47
3.2.6. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến độ bền hoa 49
3.2.7. Tình hình sâu bệnh hại trên hoa Lily Sorbonne 50
3.2.9. Tính toán hiệu quả kinh tế 52
3.3. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến sinh trưởng, phát triển
của giống Lily sorbonne trồng chậu 53
3.3.1. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến số lá trên cây 53
3.3.2. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng đến chiều cao cây 55

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

v
3.3.3. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng đến giai đoạn sinh
trưởng và phát triển của hoa Lily Sorbonne 57
3.3.4. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng đến hình thái và chất
lượng hoa 58
3.3.5. Tình hình sâu bệnh hại trên hoa Lily Sorbonne 60
3.3.6. Tính toán hiệu quả kinh tế 61
3.4. Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến sinh trưởng, phát triển của giống
Lily sorbonne trồng chậu 62
3.4.1. Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái ra lá 63
3.4.2. Ảnh hưởng của phân bón lá đến chiều cao cây 64
3.4.3. Ảnh hưởng của phân bón lá đến giai đoạn sinh trưởng và phát triển
của hoa Lily Sorbonne 66
3.4.4. Ảnh hưởng của phân bón lá đến hình thái, chất lượng và độ bền hoa 67
3.4.5. Tình hình sâu bệnh hại trên hoa Lily Sorbonne 68
3.4.6. Tính toán hiệu quả kinh tế 69

3.5. Ảnh hưởng của nồng độ Canxi Nitrat (Ca(NO
3
)
2
) đến sinh trưởng, phát
triển của giống Lily Sorbonne trồng trong chậu 70
3.5.1. Ảnh hưởng của nồng độ Ca(NO
3
)
2
đến động thái ra lá 70
3.5.2. Ảnh hưởng của nồng độ Ca(NO
3
)
2
đến chiều cao cây 72
3.5.3. Ảnh hưởng của nồng độ Ca(NO
3
)
2
đến giai đoạn sinh trưởng và
phát triển của hoa Lily Sorbonne 74
3.5.4. Ảnh hưởng của nồng độ Ca(NO
3
)
2
đến hình thái và chất lượng hoa. 75
3.5.5. Ảnh hưởng của nồng độ Ca(NO
3
)

2
đến tình hình sâu bệnh hại trên
hoa Lily Sorbonne 76
3.6. Tính toán hiệu quả kinh tế 78
Phần 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 79
4.1. Kết luận 79
4.2. Đề nghị 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
HÌNH ẢNH TRONG ĐỀ TÀI 84
PHỤ LỤC 90

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
CT
Công thức
Đ/C
Đối chứng
Đ/K
Đường kính
KTST
Kích thích sinh trưởng
T
0
Nhiệt độ
TG
Thời gian
GT
Giá thể

NN&PTNT
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NLG
Nguyên liệu giấy
TB
Than bùn
P/C
Phân chuồng
ĐPS
Đất phù sa
ĐT
Đầu trâu
RB
Rong biển


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Diện tích hoa của một số nước trồng hoa trên thế giới 9
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất hoa lily ở một số nước qua các năm (ha) 12
Bảng 1.3. Diện tích trồng hoa cây cảnh ở một số tỉnh của Việt Nam 13
Bảng 3.1. Diễn biến khí hậu vụ Đông Xuân năm 2010 - 2011 tại thành phố
Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên 40
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của giá thể đến sức nảy mầm và tỷ lệ mọc mầm của củ
giống lily Sorbonne trồng chậu (%) 41
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến động thái ra lá của hoa
Lily Sorbonne 42

Bảng 3.4: Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến chiều cao cây 44
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến giai đoạn sinh trưởng và
phát triển của hoa Lily Sorbonne 46
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến hình thái và chất lượng hoa 48
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến độ bền hoa tự nhiên 49
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến tình hình cháy lá sinh lý và
bệnh thối lá 51
Bảng 3.9: Tính toán thu chi khi sử dụng các loại giá thể trồng hoa lily 52
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của các chất ĐHST đến động thái ra lá của hoa Lily
Sorbonne 54
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của các chất ĐHST đến chiều cao cây 56
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của các chất ĐHST đến giai đoạn sinh trưởng và phát
triển của hoa Lily Sorbonne 57
Bảng 3.13: Ảnh hưởng của các chất ĐHST đến hình thái và chất lượng hoa 59
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của các chất ĐHST đến tình hình cháy lá sinh lý và
bệnh thối lá 60
Bảng 3.15: Tính toán thu chi khi sử dụng các chất ĐHST phun cho hoa lily 62

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

viii
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái ra lá 63
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của phân bón lá đến chiều cao cây 65
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của phân bón lá đến giai đoạn phát triển của hoa Lily
Sorbonne 66
Bảng 3.19: Ảnh hưởng của phân bón lá đến hình thái, chất lượng và độ bền hoa 67
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của phân bón lá đến tình hình sâu bệnh hại lily 68
Bảng 3.21. Tính toán thu chi khi sử dụng phân bón lá cho hoa lily 69
Bảng 3.22: Ảnh hưởng của nồng độ Ca(NO
3

)
2
đến động thái ra lá của giống
lily sorbonne trồng trong chậu 70
Bảng 3.23: Ảnh hưởng của nồng độ Ca(NO
3
)
2
đến chiều cao cây của giống
lily Sorbonne trồng trong chậu 72
Bảng 3.24: Ảnh hưởng của nồng độ Ca(NO
3
)
2
đến giai đoạn sinh trưởng và
phát triển của hoa Lily Sorbonne 74
Bảng 3.25: Ảnh hưởng của nồng độ Ca(NO
3
)
2
đến hình thái và chất lượng hoa 75
Bảng 3.26. Ảnh hưởng của nồng độ Ca(NO
3
)
2
đến tình hình cháy lá sinh lý
và bệnh thối lá 77
Bảng 3.27. Tính toán thu chi khi sử dụng Ca(NO
3
)

2
78


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

ix
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến động thái ra lá của hoa
Lily Sorbonne 43
Hình 3.2. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến chiều cao cây 45
Hình 3.3. Ảnh hưởng của các chất ĐHST đến động thái ra lá của hoa
Lily Sorbonne 54
Hình 3.4. Ảnh hưởng của các chất ĐHST đến chiều cao cây 56
Hình 3.5. Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái ra lá 63
Hình 3.6. Ảnh hưởng của phân bón lá đến chiều cao cây 65
Hình 3.7. Ảnh hưởng của Ca(NO
3
)
2
đến động thái ra lá của giống lily
sorbonne trồng trong chậu 71
Hình 3.8. Ảnh hưởng của nồng độ Ca(NO
3
)
2
đến chiều cao cây của giống Lily
Sorbonne trồng trong chậu 73



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển không ngừng của các ngành khoa học - kỹ thuật và
kinh tế - xã hội, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống những năm
gần đây nghề trồng hoa ở nước ta cũng phát triển khá mạnh mẽ. Như chúng ta đã
biết, hoa là một sản phẩm đặc biệt của cây trồng, hoa chứa đựng những vẻ đẹp
tinh tế, là biểu tượng của tình yêu và hạnh phúc, hoa không những mang lại giá trị
tinh thần cho cuộc sống mà còn mang lại giá trị tinh thần cao cho người sản xuất.
Việt Nam là nước có truyền thống sản xuất hoa lâu đời, bên cạnh phát triển
nghề trồng hoa theo phương pháp truyền thống, một hướng trồng hoa mới đang
được nhiều người tiêu dùng quan tâm và chú trọng đó là nghề trồng hoa chậu.
Ngày nay hoa trồng trong chậu được sử dụng rộng rãi trong các công sở, văn
phòng, trường học và gia đình. Hoa chậu gắn với đời sống con người, mang lại
cho con người có cảm giác luôn được sống trong một không gian xanh, một môi
trường sinh động, không những xua tan đi những căng thẳng trong cuộc sống mà
còn có thể khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường không khí nhất là trong
quá trình đô thị hóa như hiện nay. Tuy nhiên từ trước tới nay kỹ thuật trồng hoa
chậu nói chung và hoa Lily chậu nói riêng ít được quan tâm nghiên cứu.
Là một thành phố công nghiệp, Thái Nguyên có nền kinh tế - văn hóa và
giáo dục phát triển, là nơi tập trung của nhiều trường đại học và cao đẳng đặc biệt
có khu công nghiệp Gang thép Thái Nguyên phát triển mạnh mẽ vì vậy môi
trường không khí bị ô nhiễm nặng nề, không khí chứa quá nhiều bụi bẩn mặt khác
diện tích cây xanh đang bị mất dần do quá trình đô thị hóa đang diễn ra ngày càng
nhanh chóng. Từ những lý do trên, chúng ta thấy rằng để tạo ra được những
khoảng xanh trong công sở, trong những khách sạn, trường học, trong gia đình và
để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, trong tương lai nghề trồng hoa

chậu sẽ là một ngành sản xuất chiếm lĩnh thị trường ngày càng cao với nhiều loại
hoa phù hợp như: hoa đồng tiền, tuylip, hoa anh thảo …

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

2
Những năm gần đây hoa Lily mới được phát triển mạnh ở nước ta, Lily là
một loài hoa cao cấp có hình dáng đẹp, màu sắc hoa phong phú và đa dạng, hoa có
độ bền cao đặc biệt mùi thơm rất sang trọng và quyến rũ do vậy được rất nhiều
người ưa chuộng.

Hoa lily là một trong những loài hoa mới xuất hiện trong
những năm gần đây, được người dân ưa chuộng, đặc biệt trong dịp tết, bên
cạnh hoa cắt cành thì hoa chậu cũng là một xu hướng tiêu thụ mạnh hiện nay.
Giá của hoa chậu thường cao gấp đôi cho đến gấp ba so với hoa cắt cành, hoa
cắt cành thông thường giá bán từ 25.000 - 35.000 VNĐ/cành, trong khi giá
hoa chậu là khoảng 50.000 - 60.000 VNĐ/cây, tương đương với khoảng
140.000 - 180.000 VNĐ/ chậu mà mức đầu tư của hoa cắt cành và hoa chậu là
như nhau. Vì vậy, hoa Lily chậu đang là một xu hướng sản xuất hiện nay, hoa
Lily trong chậu bán hiện nay thường trồng ngoài đất sau đó đến khi thu hoạch
mới đánh cây vào chậu bán trong dịp tết. Nhưng trên thực tế, hoa trồng ngoài
đất khi đánh vào chậu bị giảm phẩm chất, mẫu mã rất nhiều, nguyên nhân là
do trong quá trình đánh và vận chuyển hoa bị dập nát, rách lá, đứt rễ,… tốn
công lao động (đánh cây, trồng vào chậu), không những vậy hoa chóng tàn,
dễ bị thui và rụng nụ. Trong khi đó, hoa trồng chậu từ đầu đã khắc phục được
tất các nhược điểm trên và giá thành đầu tư không cao hơn so với hoa trồng
đất bán chậu.

Xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn của cuộc sống, để nâng cao
giá trị kinh tế, giá trị thẩm mỹ và phẩm chất cũng như tạo ra sự đa dạng

phong phú về hình dáng hoa Lily trồng trong chậu, chúng tôi tiến hành
thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng hoa Lily
trong chậu tại Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu của việc nghiên cứu
- Nâng cao năng suất, chất lượng hoa Lily trồng trong chậu.
- Đánh giá tình hình sinh trưởng và phát triển của giống hoa Lily Sorbonne
trên một số loại giá thể dinh dưỡng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

3
3. Mục đích và yêu cầu của việc nghiên cứu
* Mục đích:
- Xác định một số biện pháp kỹ thuật phù hợp trong sản xuất hoa lily trồng
trong chậu.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố: giá thể dinh dưỡng, chất điều
hòa sinh trưởng, phân bón qua lá và dinh dưỡng canxi nitrat đến sinh trưởng phát
triển của hoa lily Sorbonne trồng trong chậu.
* Yêu cầu:
- Xác định giá thể dinh dưỡng phù hợp trồng hoa lily trong chậu
- Xác định được loại phân bón qua lá và chất điều hòa sinh trưởng phù hợp
với hoa Lily trồng trong chậu.
4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về
trồng hoa lily chậu, góp phần nâng cao chất lượng hoa, mang lại hiệu quả kinh tế
cao khi sản xuất hoa lily chậu.
- Kết quả nghiên cứu đóng góp vào việc mở ra triển vọng phát triển nông
nghiệp công nghệ cao bằng các biện pháp kỹ thuật thâm canh tiên tiến hiện đại.



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

4
PHẦN 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài
1.1.1. Cơ sở khoa học
Là một trong những loại hoa quý, những năm gần đây hoa lily mới được
phát triển mạnh mẽ ở nước ta nhưng đã nhanh chóng được sử dụng phổ biến do
hoa lily có vẻ đẹp rất sang trọng, mùi thơm quyến rũ và giữ được độ bền rất lâu,
không chỉ sử dụng là hoa cắt cắm cành mà còn là loại hoa trồng trong chậu rất đẹp
vì vậy kết quả nghiên cứu của đề tài phục vụ cho định hướng xác định loại giá thể
phù hợp để ứng dụng cho việc trồng hoa lily trong chậu.
Hiện nay việc trồng các loại hoa trong những giá thể giàu dinh dưỡng
rất phổ biến, các loại giá thể này được hỗn hợp từ những hợp chất hữu cơ giàu
dinh dưỡng có hàm lượng mùn cao, độ thoáng khí và độ xốp tốt trong khi đó
hoa lily lại là loại cây có bộ rễ ăn nông, yêu cầu dinh dưỡng cao do vậy
nghiên cứu dinh dưỡng của cây nhằm xác định liều lượng và tỷ lệ phân bón
phối trộn vào giá thể. Tại Trung tâm Nghiên cứu Phân bón và Dinh dưỡng cây
trồng, sau nhiều năm nghiên cứu đã xây dựng nhiều mô hình trồng rau an toàn
trên diện rộng rất thành công, đã đưa ra khuyến cáo cho bà con nông dân và
các hộ gia đình ở thành phố áp dụng kỹ thuật trồng rau an toàn trên giá thể
GT05. Giá thể GT05 cung cấp các dinh dưỡng cho cây trồng, có độ tơi xốp,
thoáng khí, sạch nguồn bệnh, không có tuyến trùng, hút và giữ ẩm rất tốt.
Trong sản xuất rau an toàn, GT05 được sử dụng làm bầu ươm gieo cây rau
giống, sản xuất rau mầm, rau thương phẩm như các loại rau ăn lá, ăn quả
rất an toàn, hiệu quả và tiện lợi.
Dựa trên những nghiên cứu đã được công nhận, chúng ta thấy rằng trên
thực tế có rất nhiều loại giá thể được sản xuất để sử dụng cho việc trồng rau trong


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

5
các khay nhựa và trồng hoa trong chậu do vậy việc thử nghiệm nghiên cứu các
hỗn hợp dinh dưỡng để trồng hoa lily trong chậu là có cơ sở khoa học. Tuy nhiên
mục đích của người sản xuất không chỉ nhằm đạt được năng suất tối đa mà người
sản xuất còn mong thu được lợi nhuận kinh tế cao nhất, mặc dù dinh dưỡng trong
giá thể là đủ tuy nhiên cây trồng vẫn đòi hỏi phải có sự bổ sung dinh dưỡng định
kỳ trong những giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau cho nên việc sử
dụng các biện pháp bón phân để đạt hiệu quả cao nhất cũng được người dân rất
quan tâm.
Theo đề tài nghiên cứu khoa học của một nhóm tác giả tại Viện Thổ
Nhưỡng Nông hóa về việc sử dụng phân bón cho thấy: cây phát triển cân đối do
cây hấp thu dinh dưỡng qua rễ và hấp thu một lượng dinh dưỡng lớn qua bộ lá.
Theo số liệu đã được công bố thì hệ số sử dụng chất dinh dưỡng qua lá đạt 95% vì
diện tích lá của cây lớn hơn gấp hàng chục lần so với diện tích mà rễ cây hút được
dinh dưỡng, vì vậy khi dùng phân bón qua lá chất dinh dưỡng cung cấp cho cây sẽ
nhanh hơn là bón vào gốc, hiệu suất sử dụng dinh dưỡng cao hơn mà lại ít bị ảnh
hưởng đến môi trường và đất trồng.
Kết quả nghiên cứu của Viện Thổ Nhưỡng Nông hóa (thuộc Viện Khoa
học Nông nghiệp Việt Nam - Bộ Nông nghiệp & PTNN) đã chính thức công bố
phân bón qua lá FID không chỉ có tác dụng làm tăng năng suất cây trồng mà còn
có thể bổ sung Iốt cho con người thông qua lượng Iốt hòa tan trong cây. Theo đó,
chế phẩm phân bón lá FID giúp con người thông qua cây trồng hấp thụ Iốt nhiều
nhất dưới dạng hòa tan, phương pháp sử dụng phân bón qua lá FID cũng rất đơn
giản: chỉ cần pha 30 - 40ml dung dịch FID cho một bình 8 - 18lít nước với liều
lượng phun trung bình 2bình/sào bắc bộ.
Ngoài ra, nghề sản xuất nông nghiệp nói chung và nghề trồng hoa nói riêng
thì việc sử dụng chất kích thích sinh trưởng ngày càng được ứng dụng rộng rãi và
có nhiều thuận lợi do ở thực vật mọi hoạt động sinh trưởng và phát triển cũng như


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

6
sự chuyển hóa qua từng giai đoạn sinh trưởng của cây trồng đều được điều
chỉnh bằng nhiều loại hoocmon trong chúng vì vậy sự cân bằng hoocmon có ý
nghĩa quyết định, con người có thể xác định và điều chỉnh các quan hệ cân
bằng đó theo hướng có lợi cho mục đích sử dụng của mình. Việc sử dụng một
số chất kích thích điều tiết sinh trưởng như: Auxin, Gibberrllin(GA3),
Xytokinin, tuy có nhiều thuận lợi, có khả năng điều chỉnh theo ý muốn con
người nhất là tác dụng của chất điều tiết sinh trưởng đối với hoa rất nhanh và rõ
rệt, nhưng ảnh hưởng của chúng đối với môi trường nước, đất đai và sức khỏe của
con người không phải là không có, nhất là khi người sản xuất vì lợi nhuận kinh tế
mà sử dụng thường xuyên và lạm dụng quá nhiều chất kích thích sinh trưởng, do
đó việc sử dụng chất điều tiết sinh trưởng phải tuân thủ theo nguyên tắc: đúng
nồng độ, đúng thời điểm và đúng phương pháp.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
Hiện nay một số đất nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên đã chuyển đổi sang
hình thức canh tác mới như trồng hoa và một số loại cây trồng khác tuy nhiên việc
trồng hoa của vùng còn gặp nhiều khó nhăn như: đất đai nhỏ lẻ manh mún, cơ sở
hạ tầng kém, người dân vẫn còn lạc hậu, sản xuất chỉ áp dụng theo phương pháp
cổ truyền do đó kỹ thuật trong sản xuất hoa cây cảnh gặp nhiều khó khăn mặt
khác người dân sản xuất dựa vào kinh nghiệm là chính, số lao động hiểu biết về
kỹ thuật sản xuất hoa còn ít, việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật như sử dụng
phân bón qua lá, sử dụng chất kích thích sinh trưởng còn hạn chế nên năng suất
thấp, chất lượng kém, chủng loại hoa chưa phong phú vì vậy chưa đáp ứng
được nhu cầu của thị trường.
Mặc dù tỉnh cũng đã hình thành một số vùng trồng hoa như: vùng sản xuất
hoa hồng tại xã Hùng Thắng - Đại Từ với quy mô gần 5ha, vùng sản xuất đào
cảnh tại phường Cam Giá và Gia Sàng với quy mô gần 7,5ha (theo đề án phát

triển hoa, cây cảnh tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005 - 2007), nhưng theo kết quả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

7
điều tra cho thấy sản lượng hoa cây cảnh sản xuất trong tỉnh chỉ mới đáp ứng được
62,3% nhu cầu thị trường trong đó thị trường tiêu thụ hoa và cây cảnh của tỉnh chủ
yếu là nội địa, tập trung tại những khu đông dân cư như thành phố Thái Nguyên,
các thị xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra một số lượng hoa với các chủng loại
phong phú được vận chuyển từ nơi khác đến, chủ yếu là những loại hoa mà địa
phương chưa sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng với số lượng còn hạn chế
như: hoa Lily, Layơn, các loại hoa Lan
Như vậy, khi đời sống ngày càng được nâng cao thì nhu cầu thẩm mĩ ngày
càng lớn, cùng với sự phát triển và tăng trưởng mạnh mẽ về kinh tế - xã hội của
tỉnh như hiện nay thì nhu cầu về sử dụng hoa sẽ ngày một tăng cao. Đó cũng là
một trong những điều kiện thuận lợi để phát triển và mở rộng sản xuất hoa trên địa
bàn tỉnh đặc biệt là phát triển những loại hoa được trồng trong chậu nhằm đáp ứng
nhu cầu giải trí, tô đẹp cho cảnh quan môi trường. Trên cơ sở đó, việc triển khai
nghiên cứu những giá thể phù hợp để đưa vào sản xuất một số chủng loại hoa
trồng trong chậu nói chung và hoa lily nói riêng là hết sức có ý nghĩa nhằm tìm ra
hướng đi mới cho nghề sản xuất hoa chậu góp phần nâng cao năng suất, chất
lượng và hiệu quả kinh tế cho người sản xuất cũng như nhu cầu thưởng thức hoa
của người tiêu dùng.
1.2. Nguồn gốc và phân loại hoa Lily
1.2.1. Nguồn gốc
Trên thế giới, hoa lily có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đây là trung tâm và
cũng là nước có nhiều hoa lily nhất. Nhờ vẻ đẹp sang trọng, hương thơm quyến rũ
và cho giá trị kinh tế cao nên đã nhanh chóng phát triển và được coi là một trong
những loài hoa quan trọng ở nhiều nước trên thế giới như: Hà Lan, Anh, Pháp,
Mỹ, Italia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan,



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

8
1.2.2. Phân loại
Theo Dương Đức Tiến, Võ Văn Chi (1978) [1], Lily là tên chung của tất cả
các cây thuộc:
- Loài Lilium Spp
- Ngành một lá mầm Magnoliophyta
- Lớp hành Lilidae
- Bộ hành Liliales
- Họ hành Liliaceae
- Chi Lilium
Theo Comber (1949), Lightly (1968), và Dejong (1974) thì chi Lilium được
chia làm 7 nhóm: L. martagon, L. pseudolirion, L. lilium (L. Liriotypus), L.
archelirion, L. aisinomartagon, L. leucolirion và L. daurolirion.[1]
- Nhóm Martagon: L.hanonii, L. martagon, L. tsingauense.
- Nhóm Pseudolirion: L. canadense, L. michiganense, L. pardalinum.
- Nhóm Lilium (Liriotypus): L. canđium, L. chalcedonicum,
L.monadelphum.
- Nhóm Archelirion: L. auratum, L. speciosum, L. nobillissimum,
L.alexandrae, L. japonicum, L. rubellum, Oriental hybrids.
- Nhóm Aisinomartagon: L. dauricum, L. davidii, L. concolor, L. pumilum,
L. cernuum, L. amabile, L. leichtlinii, L. tigrinum, L. lankongenese, L. duchartrei,
L. bulbiferum, Asiatic hybrids.
- Nhóm Leucolirion: L. sulphurenum, L. formosanum, L. longiflorum, L.
ragale, Aurelian hybrids.
- Nhóm Daurolirion: L. henryi, L. daurolirion
Chi Lilium có rất nhiều loài khác nhau với những dạng hoa và màu hoa rất

đa dạng, phong phú và cũng rất hấp dẫn. Dựa vào hình dạng để phân loại có rất
nhiều loài như: một số loài có dạng hình phễu như: L.longifloum, L.candidum, có
loài dạng hình chén như: L.wallichianum với những cánh hoa nhỏ hẹp, có loài lại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

9
có dạng hình chuông như L.cannadense, hình nõ điếu: L.auratum. Để phân loại
theo màu sắc hoa lily thì vô cùng phong phú, từ các loài có màu trắng:
L.longifloum, màu đỏ: L.candidum, màu vàng cho tới các loài có màu hồng, đỏ
tím… Hoa lily có hương thơm ngát như L.auratum đến các loài có mùi rất khó
chịu như L.matargon. Ngoài ra còn rất nhiều các giống được lai tạo thành công
giữa các loài trong tự nhiên như Aarrelian, Backhause, Fista, Olipie … (theo hệ
thống phân loại thực vật).
Hiện nay trên thế giới có khoảng 80 loài lily khác nhau, dựa vào đặc điểm
hình thái và thời gian sinh trưởng hoặc màu sắc hoa… có thể phân loại tùy theo
mục đích yêu cầu của người nghiên cứu.
1.3. Tình hình nghiên cứu và sản xuất hoa Lily trên thế giới và trong nước
1.3.1. Diện tích trồng hoa trên thế giới
Hiện nay diện tích trồng hoa trên thế giới là 1.100.000ha. Trong đó châu Á
chiếm khoảng 80% diện tích trồng hoa trên thế giới, những nước đứng đầu về sản
xuất hoa cây cảnh trên thế giới là Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ, Hà Lan.
Bảng 1.1: Diện tích hoa của một số nƣớc trồng hoa trên thế giới
Tên nƣớc
Diện tích (ha)
Mỹ
44360
Hà Lan
17600
Italia

8463
Tây Ban Nha
7620
Đức
7056
Anh
6790
Pháp
6630
Úc
5400
Israel
5500
Kenya
2200
Nam Phi
1400
Zimbabwe
1800
(Nguồn: Hiệp hội hoa Hà Lan 2004)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

10
Qua bảng số liệu cho thấy Mỹ là nước đứng đầu thế giới về diện tích hoa
cây cảnh với diện tích là 44.630ha, ngành trồng hoa của Mỹ có thể xem như là
một thành phần trong nền kinh tế, chiếm khoảng 10 tỷ USD, bao gồm hoa cắt
cành, hoa trồng thảm, trồng chậu, và các cây chỉ dùng lá để trang trí. Tuy nhiên,
các loại hoa khác cũng phát triển nhanh chóng. Thị trường tiêu thụ ở Mỹ mặc dù
chưa mạnh như ở châu Âu hay Nhật Bản nhưng tiềm năng rất lớn. Nước có diện

tích trồng hoa, cây cảnh lớn thứ 2 là Hà Lan, đây có thể xem là nước đứng đầu thế
giới về sản xuất và xuất khẩu hoa phục vụ cho thị trường tiêu thụ rộng lớn với hơn
80 nước trên thế giới bao gồm hoa cắt cành, hoa trồng thảm, trồng chậu và cây
trang trí, trung bình mỗi năm là 7 tỷ bó hoa tươi và 600 triệu chậu hoa cảnh các
loại, với tổng kim ngạch xuất khẩu là 2 tỷ USD/năm. Nước đứng thứ 3 là Italia,
với khoảng 8463ha. Các nước châu Âu như Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha… đều
có nghề trồng hoa rất phát triển. Tại châu Phi, Kenya là nước có tốc độ phát triển
ngành hoa nhanh chóng, kim ngạch xuất khẩu hoa hàng năm lên tới 250 triệu
USD là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 2 sau chè. Năm 2008, 25% số hoa được bán
tại châu Âu là của Kenya, trong đó 1/3 hoa của Kenya được xuất khẩu sang Anh,
tốc độ tăng trưởng công nghiệp hoa của nước này là 35%. Nam Phi và Zimbabwe
là các nước có diện tích trồng hoa lớn ở châu Phi khoảng trên 1400ha. Như vậy,
diện tích trồng hoa chủ yếu là ở các nước châu Âu, châu Á và một phần ở các
nước châu Phi.
1.3.2. Tình hình tiêu thụ hoa trên thế giới
Trên thế giới có 3 thị trường tiêu thụ chính là Mỹ, châu Âu và Nhật Bản
(Buschman, 2005) [10].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

11
Hàng năm giá trị xuất khẩu hoa cắt trên thế giới khoảng 25 tỷ USD, đứng
đầu trong 4 nước xuất khẩu hoa trên thế giới là Hà Lan 1.590 triệu USD,
Colombia 430 triệu USD, Kenya 70 triệu USD và Israel 135 triệu USD.
Đức là một trong những nước nhập khẩu hoa cắt lớn nhất trên thế giới, với
giá trị nhập khẩu hoa cắt của Đức là 880 triệu Euro mỗi năm; Anh 830 triệu Euro;
Mỹ 600 triệu Euro; Canada 203 triệu Euro. Hà Lan không chỉ là nước xuất khẩu
nhiều hoa mà còn là nước nhập khẩu hoa lớn, giá trị nhập khẩu chiếm khoảng
25% giá trị xuất khẩu.
Tiêu thụ hoa bình quân đầu người trên thế giới hàng năm của các nước trên

thế giới biến động trong phạm vi rất rộng từ vài Euro như ở Nga đến trên 90 Euro
như ở Thụy Sỹ. Ước tính giá trị thị trường cao nhất ở Mỹ, đạt trên 7.000 triệu
Euro; sau đó đến Nhật, đạt gần 4.000 triệu Euro; ở Đức trên 3.000 triệu Euro và
Anh trên 2.000 triệu Euro , đây là thị trường hấp dẫn cho các nước đang phát
triển hướng tới xuất khẩu.
Sản xuất hoa cây cảnh của thế giới sẽ tiếp tục phát triển mạnh, nhất là ở các
nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh. Hướng sản xuất hoa cây cảnh là tăng
năng suất, giảm giá thành, nhưng vẫn đảm bảo hoa tươi, đẹp, chất lượng cao và
luôn thay đổi mẫu mã để phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng.
1.3.3. Tình hình sản xuất hoa Lily trên thế giới
Hiện nay trên thế giới ngành sản xuất hoa cây cảnh đã và đang phát triển
một cách mạnh mẽ, diện tích trồng hoa ngày càng được mở rộng và không ngừng
tăng lên. Theo Hoàng Ngọc Thuận [10], sản xuất hoa lily theo hướng cắt cành và
trồng chậu đang nhanh chóng lan rộng trên toàn thế giới. Theo thống kê mới đây
có trên 150 quốc gia sản xuất hoa mang tính thương mại trên toàn thế giới. Diện
tích hoa cắt cành và giá trị sản lượng trên thế giới đang tăng nhanh dựa trên 17

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

12
nước sản xuất hoa quan trọng nhất với diện tích ước lượng hiện nay vào khoảng
600.000 ha.
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất hoa lily ở một số nƣớc qua các năm (ha)
STT
Nƣớc
Năm
1989 – 1990
Năm
1997 - 1998
Năm

1999 - 2001
1
Hà Lan
1200
4000
5000
2
Pháp
30
150
420
3
Canada và Mỹ
200
215
235
4
Nhật Bản
370
350
360
5
Oxtrâylia
50
250
400
6
Chi Lê
8
45

135
7
Hàn Quốc
131
209
250
(Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Củ - theo TS. Đặng Trọng Lương, 2005)
Hà Lan là nước sản xuất hoa lily lớn nhất thế giới. Năm 1997, tại đây, diện
tích trồng hoa lily đứng thứ hai trong tổng số diện tích trồng hoa cắt bằng củ (sau
hoa Tuylip). Với khí hậu thuận lợi và nhiều nguồn gen giống lily đẹp, chống chịu
sâu bệnh tốt cho năng suất cao, cộng với kỹ thuật điều khiển ra hoa lily Hà Lan
phát triển rất nhanh và có thể cho ra hoa quanh năm. Mỗi năm Hà Lan tạo ra từ 15
- 20 giống mới, sản xuất 1315 triệu củ giống lily cung cấp cho các nước
trên thế giới.
Tại châu Á cây hoa lily ngày càng phát triển mạnh mẽ. Điển hình là
Trung Quốc với nhiều vùng hoa lily rộng lớn như ở: Thượng Hải, Bắc Kinh,
Cam Cúc, Vân Nam, Tứ Xuyên. Trong đó, Vân Nam được mệnh danh là
vương quốc hoa của Trung Quốc đứng đầu về sản lượng hoa cắt cành của cả
nước. Hiện nay, hoa cắt cành ở đây khoảng 450 ha, sản lượng khoảng 2.200 triệu
cành, diện tích sản xuất củ giống là 120 ha, sản lượng là 2.600 triệu củ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

13
Nhật Bản là nước sản xuất hoa lớn ở châu Á với diện tích là 4.600 ha
(1992), trong đó diện tích hoa lily chiếm 508 ha đứng vị trí thứ tư sau hoa
hồng, hoa cẩm chướng và hoa cúc.
Hàn Quốc có diện tích trồng hoa gần 15000 ha (năm 2002) với tổng sản lượng
đạt giá trị khoảng 700 triệu USD, trong đó hoa lily là cây có hiệu quả cao nhất.
Đài Loan có công nghệ sản xuất hoa lily cũng rất tiên tiến. Năm 2001, diện

tích trồng Lily là 490 ha, trong đó xuất khẩu hoa lily cắt cành 7,4 triệu USD.
Kenya là nước sản xuất hoa chủ yếu của châu Phi và là nước xuất khẩu
hoa tươi lớn nhất châu lục này. Hiện nay, nước này có tới 3 vạn nông trường
với hơn 2 triệu người trồng hoa, chủ yếu là hoa phăng, hoa lily, hoa hồng.
Mỗi năm nước này xuất khẩu sang châu Âu 65 triệu USD, trong đó riêng hoa
lily chiếm 35%. Ngoài những nước kể trên còn có nhiều nước trồng lily với
diện tích lớn như: Mỹ, Đức, Mêhicô, Israel
1.3.4. Tình hình sản xuất hoa ở Việt Nam
Việt Nam có diện tích đất tự nhiên khoảng 33 triệu ha trong đó diện tích đất
trồng hoa chỉ chiếm 0,02% diện tích đất nông nghiệp và chiếm khoảng 0,06%
diện tích đất tự nhiên. Hiện nay, cả nước có khoảng 4.000ha diện tích sản xuất hoa
cắt cành với sản lượng khoảng 3 tỷ cành hoa. Quy mô về diện tích này tương
đương Tây Ban Nha, nước đứng thứ 5 châu Âu. Hoa được trồng từ lâu đời và diện
tích trồng hoa thường tập trung ở các vùng trồng hoa truyền thống của các thành
phố, khu công nghiệp, khu du lịch nghỉ mát như Quảng An, Nhật Tân, Tây Tựu…
Bảng 1.3. Diện tích trồng hoa cây cảnh ở một số tỉnh của Việt Nam
TT
Tên tỉnh
Diện tích (ha)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Lâm Đồng
Hà Nội

Vĩnh phúc
Thành phố Hồ Chí Minh
Hải Phòng
Lào Cai
Sơn La
Hà Giang
Các tỉnh khác
2027
2100
800
700
300
96
22
18
6937
Tổng
13.000
Nguồn: Rau hoa quả Việt Nam (năm 2006)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

14
Qua bảng số liệu cho thấy Hà Nội là vùng trồng hoa có diện tích trồng lớn
nhất của cả nước chiếm khoảng 16,2% diện tích trồng hoa của cả nước. Vùng có
diện tích lớn thứ hai của cả nước là Đà Lạt - Lâm Đồng với diện tích 15%. Diện
tích còn lại phân bố khắp các tỉnh thành trong cả nước.
1.3.5. Kỹ thuật sản xuất hoa ở Việt Nam
Kỹ thuật sản xuất hoa cây cảnh ở Việt Nam chủ yếu dựa vào kinh nghiệm
truyền thống với kỹ thuật nhân giống cổ truyền. Cây giống trong sản xuất hiện nay

gồm các giống được trồng từ hạt, mầm, củ, nhánh hoặc từ nuôi cấy mô tế bào.
Các phương pháp cổ truyền nhìn chung là dễ làm, quen với tập quán kinh
nghiệm của người nông dân, giá thành thấp, nên được sử dụng phổ biến và chiếm
ưu thế trong sản xuất.
Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là chất lượng giống không
cao, dễ bị thoái hoá, sâu bệnh nhiều, đặc biệt là virus có khả năng lan truyền và
phát triển, từ đó làm giảm phẩm chất hoa, vì vậy tuy chủng loại hoa khá phong
phú nhưng thiếu giống hoa đẹp chất lượng cao.
Các loại hoa được trồng từ nuôi cấy mô như lan, cẩm chướng, cúc, hồng
môn… đã được đưa ra sản xuất nhưng quy mô còn nhỏ. Ưu điểm là cây giống
khoẻ sạch sâu bệnh, hệ số nhân giống cao, nên làm tăng chất lượng của hoa.
Nhưng nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào đòi hỏi có thiết bị giá thành cây giống
cao. Hiện nay thị trường hoa nước ta chưa phát triển nên nhân giống bằng nuôi
cấy mô tế bào chưa được ứng dụng rộng rãi.
Phần lớn hoa của Việt Nam đều trồng ở điều kiện tự nhiên ngoài trời,
không có điều kiện che chắn bảo vệ. Chỉ có diện tích nhỏ làm thí nghiệm được
che chắn nilon, lưới, nứa tre… để bảo vệ hoa khỏi nắng mưa sương muối….
Trồng trong điều kiện ngoài đồng có lợi là giá thành thấp, nhưng người trồng
không chủ động, năng suất chất lượng hoa giảm nếu thời tiết khí hậu không
thuận lợi.

×