Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp công ty cổ phần bánh kẹo hữu nghị - hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (776.59 KB, 42 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
Khoa kinh tế và Quản lý
Bộ môn Quản trị kinh doanh
o0o
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Địa điểm thực tập : Công ty cổ phần bánh kẹo Hữu Nghị - Hà Nội
Hà Nội - 2009
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
o0o
XÁC NHẬN CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP
Công ty cổ phần Bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị có trụ sở tại:
Số nhà 122 Phố Định Công;
Phường Định Công, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội;
Số điện thoại: 04.6658342 Số fax: 04.8642597
Trang web: huunghi.com.vn
Địa chỉ e-mail:
Xác nhận
Anh: LÊ ANH ĐỨC
Sinh ngày: 11/01/1988 Số CMT: 012498983
Là sinh viên lớp: Cao đẳng Quản trị doanh nghiệp K12 Số hiệu SV: KT0600006
Có thực tập tại công ty trong khoảng thời gian từ ngày đến ngày
Trong thời gian thực tập tại công ty, anh Đức đã chấp hành tốt các quy định của công ty và thể
hiện tinh thần làm việc nghiêm túc, chăm chỉ và chịu khó học hỏi.
Ngày tháng năm Ngày tháng năm
Người hướng dẫn trực tiếp Xác nhận của công ty
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Khoa Kinh tế và Quản lý Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số 01 – 03/ĐT – ĐHBK – KTQL
PHIẾU THEO DÕI QUÁ TRÌNH THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN
Họ và tên : LÊ ANH ĐỨC


Lớp : Cao đẳng Quản trị doanh nghiệp K12 Ngành: Quản trị doanh nghiệp
Địa điểm thực tập: Công ty cổ phần Bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị, số 122 Định Công, Hoàng
Mai, Hà Nội.
Người hướng dẫn: GV. Cao Thuỳ Dương.
TT Ngày tháng Nội dung công việc Xác nhận của GVHD
1
2
3
4
5
Đánh giá chung của người hướng dẫn :

Ngày Tháng Năm
Mục lục
Nội dung
Phần 1: Giới thiệu chung về doanh nghiệp
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
1.2. Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp
1.3. Công nghệ sản xuất của một số hàng hoá chủ yếu
1.4. Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh
nghiệp
1.5. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
Phần 2: Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
2.1. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing
2.2. Phân tích công tác lao động, tiền lương
2.3. Phân tích công tác quản lý vật tư, tài sản cố định
2.4. Phân tích chi phí và giá thành
2.5. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp
Phần 3: Đánh giá chung và định hướng đề tài tốt nghiệp
3.1. Đánh giá chung về các mặt quản trị của doanh nghiệp

3.2. Định hướng đề tài tốt nghiệp
Trang
PHẦN 1: Giới thiệu chung về doanh nghiệp
1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
1.1.1. Giới thiệu
Tên Doanh nghiệp: Công ty cổ phần Bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị, trực thuộc Tổng Công ty
Thực phẩm Miền Bắc.
Năm thành lập: 1997.
Địa chỉ: 122 phố Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội. SĐT: 046658342 Fax: 048642579
Các chi nhánh:
- 01 Nhà máy sản xuất tại 122 Định Công - Hoàng Mai - Hà Nội,
- 01 Nhà máy sản xuất tại Khu công nghiệp Đồng Văn - Duy Tiên - Hà Nam,
- 01 Nhà máy sản xuất tại Khu công nghiệp Quang Trung - Quy Nhơn- Bình Định,
- 01 Nhà máy sản xuất tại Thủ Dầu Một - Bình Dương.
Nhân sự:
- Đội ngũ lãnh đạo có năng lực, giàu kinh nghiệm, có chiến lược kinh doanh tốt, nhạy
bén với thị trường.
- Đội ngũ kỹ sư được đào tạo chuyên ngành, chính quy; công nhân kỹ thuật lành nghề; nhân
viên bán hàng và giám sát bán hàng được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, năng động và nhiệt
tình.
- Số lượng cán bộ, công nhân viên: 3000 người .
Quy mô hoạt động của Doanh nghiệp:
Với số lượng cán bộ, công nhân viên và quy mô hoạt động như vậy thì Công ty Bánh kẹo cao
cấp Hữu Nghị là một công ty có quy mô lớn ( vốn đăng ký trên 10 tỷ đồng, số lao động trung
bình hàng năm trên 300 người ).
1.1.2. Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển
- Nhà máy Bánh kẹo Hữu nghị, tiền thân là Xí nghiệp Bánh kẹo Trần Hưng Đạo, được thành
lập từ năm 1946.
- Năm 1997, Nhà máy được đổi tên thành Nhà máy Bánh kẹo Hữu Nghị, trực thuộc Tổng
Công ty Thực phẩm Miền Bắc

- Năm 2006, Nhà máy Bánh kẹo Hữu Nghị đã chuyển sang hình thức cổ phần.
1.1.3. Một số thành tích đã đạt được
- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2004,
- Bằng khen của Bộ thương mại các năm 2000 - 2004,
- Huy chương vàng hội chợ triển lãm EXPO hàng năm từ 1999 - 2006,
- Danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao các năm 2001 - 2005,
- Danh hiệu Sao vàng đất Việt năm 2004,
- Huân chương lao động hạng Ba năm 2005,
- Huy chương vàng Bánh dẻo năm 2005.
- Huy chương vàng EXPO năm 2007 cho 03 sản phẩm: TIPO; OMONI và bánh mỳ Ruốc
Staff.
- Nhận danh hiệu Đơn vị Anh hùng thời kỳ đổi mới năm 2008.
1.2. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA DOANH NGHIỆP
1.2.1. Các chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp ( theo giấy phép đăng ký kinh doanh
của doanh nghiệp )
Chức năng:
Sản xuất, kinh doanh các mặt hàng bánh, mứt, kẹo, các thực phẩm chế biến.
Nhiệm vụ:
- Là một doanh nghiệp cổ phần nên nhiệm vụ hàng đầu của Công ty Bánh kẹo Hữu Nghị là
nâng cao lợi nhuận, đảm bảo lợi ích cho cổ đông trên cơ sở đảm bảo tất cả những yêu cầu đề
ra về các điều kiện an toàn lao động, an toàn kỹ thuật, vệ sinh môi trường trong quá trình sản
xuất.
- Bảo toàn và phát triển nguồn vốn Nhà nước giao, quản lý sản xuất kinh doanh tốt, có lãi để
tạo thêm nguồn vốn tái bổ sung cho sản xuất kinh doanh, mở rộng sản xuất, đổi mới trang
thiết bị và làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước.
- Với tôn chỉ của Công ty lấy chất lượng đặt lên hàng đầu và phục vụ lợi ích khách hàng là
mục đích tối cao, Công ty Cổ phần Hữu Nghị luôn coi trọng và nâng cấp các khâu đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm. Chất lượng được đảm bảo ngay từ khâu nguyên liệu đầu vào, quá
trình sản xuất và cất trữ được thực hiện trên những dây truyền theo công nghệ tiên tiến, hiện
đại với hệ thống nhà xưởng, kho tàng tiện nghi. Toàn bộ các khâu trong quá trình cho ra đời

một sản phẩm hoàn thiện đều được kiểm tra, giám sát chặt chẽ theo quy trình đã được chứng
nhận.
- Thực hiện tốt chính sách lao động tiền lương, áp dụng tốt hình thức trả lương thích hợp để
khuyến khích sản xuất, đào tạo và đãi ngộ xứng đáng để người lao động yên tâm làm việc, hết
lòng vì sự phát triển chung.
1.2.2. Các loại hàng hoá chủ yếu
Bánh, mứt, kẹo:
- Bánh kem xốp (kem xốp sữa, khoai môn, hương cốm, trái cây, ca cao…)
- Bánh Cracker và bánh có vị (Bánh kẹp kem, bánh mặn Party, bánh dinh dưỡng…)
- Bánh Cookies và bánh Biscuit (Vani Trứng, bánh qui bơ )
- Bánh mì dinh dưỡng (bánh mì Staff, lucky, paket, dinh dưỡng, …)
- Bánh tươi, bánh ăn nhanh (Gato cốc, gato tam giác, bánh su kem, bánh cuộn kem dừa, bánh
mì bơ, hamburger, …)
- Lương khô (ca cao, đậu xanh, dinh dưỡng, tổng hợp)
- Thạch (Thạch trái cây, khoai môn, tổng hợp)
- Snack Bimbim (Vị Cua, Tôm, Mực, Gà, Bò, Ngô)
- Kẹo (Kẹo chanh, cam, chanh leo, đậu đỏ, hương cốm, cà phê, chuối, khoai môn )
- Bánh Trung Thu
- Mứt Tết.
Thực phẩm chế biến
- Giò Tông Đản (Giò Lụa, Giò Bò, Giò Tai, Giò Gà )
- Ruốc,
- Rượu (Vang, Vodka, Champagne).
1.3. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
1.3.1. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất.
Nguyên liệu
Trộn bột
Nướng bánh
Phết kem
Ổn định

KCS
KCS
Tạo hình
KCS
Đóng gói
Trả lại kho
Đánh kem
Xay via
Hình 1.1. Quy trình công
nghệ sản xuất bánh kem
xốp
1.3.2. Nội dung cơ bản của các bước công việc trong quy trình công nghệ
* Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu.
- Mục đích:
+ Nhận lệnh sản xuất ( sản xuất sản phẩm gì? sản xuất bao nhiêu? )
+ Đảm bảo nguyên liệu đạt đúng yêu cầu chất lượng, đúng số lượng trước khi đưa vào sản
xuất.
- Yêu cầu:
+ Nhận kế hoạch sản xuất và phiếu xuất nguyên liệu.
+ Đảm bảo thiết bị hoạt động bình thường và đảm bảo VSATTP trước khi đưa vào sản xuất.
+ Đọc sổ giao ca, nhật ký thiết bị.
+ Kiểm tra thiết bị, an toàn thiết bị.
+ Vận hành chạy thử không tải để đảm bảo VSATTP trước khi đưa vào sản xuất.
+ Kiểm tra cảm quan nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất.
+ Kiểm tra lại nguyên liệu theo phiếu xuất nguyên liệu và cân chính xác các nguyên liệu theo
công thức.
+ Khi có sự cố cần báo cáo ngay với Tổ trưởng hoặc Quản đốc phân xưởng để kịp thời có
hướng xử lý.
* Bước 2: Trộn bột.
- Mục đích: Phối trộn các nguyên liệu tạo thành dịch trộn tạo điều kiện thuận lợi cho công

đoạn nướng.
- Yêu cầu:
Sự ổn định chất lượng của bánh kem xốp phụ thuộc rất lớn vào quá trình trộn bột. Trong quá
trình trộn bột, tính đồng đều của dịch trộn bị biến đổi trong suốt quá trình, nó bao gồm sự
hình thành của các Gluten, hoạt động của các nguyên liệu khác bao gồm cả khí Quá trình
trộn được kết thúc khi các nguyên liệu đạt đến độ hoà quyện cao. Tính đồng nhất của dịch
trộn tốt thì công nhân mới có thể bơm được khối lượng dịch trộn chính xác vào khuôn nướng.
Dịch trộn được hoàn thiện khi tính chất của dịch trộn được đồng nhất, không chứa bất cứ
dạng vón cục nào. Độ nhớt của dịch trộn phải luôn đảm bảo đồng đều. Vì vậy, người trực tiếp
vận hành máy trộn cần phải:
+ Tuân thủ các quy định về VSATTP.
+ Tuân thủ các công thức và cân chính xác các nguyên liệu sử dụng theo công thức sản xuất.
+ Tuân thủ việc phối hợp sử dụng các loại phụ gia trong thời gian trộn.
+ Cân bằng hiệu suất máy trộn, đảm bảo Gluten không được hình thành.
+ Không trộn quá nhiều dịch trộn cùng một lúc ( Thời gian để nướng hết một mẻ bột không
quá 40 phút ).
+ Bất kỳ sự thay đổi nào trong công thức phải được sự đồng ý, sau khi xem xét lại của Kỹ
thuật trưởng và Ban lãnh đạo nhà máy.
- Đánh giá dịch trộn.
+ Tính đồng đều: Đồng nhất, ít đồng nhất, không đồng nhất.
+ Khả năng hoạt chảy: Chảy dễ dàng, bình thường và dính nhớt.
+ Lọc loại bỏ: Không có, thấp 0,1%, trung bình 0,5%, cao 1%.
+ Phần trăm chất khô ( phần trăm trong dịch trộn ): 30 – 37 %.
* Bước 3: Nướng bánh.
- Mục đích: Nướng chín bánh tạo nên tính đặc trưng cho sản phẩm, tạo điều kiện cho công
đoạn tiếp theo.
- Yêu cầu:
Dịch trộn được bơm đưa vào khuôn nướng, do vậy phải đảm bảo việc dàn trải kín mặt dịch
trên tấm nướng phía dưới của khuôn nướng, tạo tấm bánh sau nướng có hình dạng, kích thước
và trọng lượng đạt yêu cầu kỹ thuật. Vì vậy, người vận hành trực tiếp lò nướng bánh cần phải:

+ Tuân thủ các quy định về VSATTP.
+ Tuân thủ về thời gian nướng và nhiệt độ nướng, không nướng cố, quá thời gian.
+ Tuân thủ quy trình vận hành lò nướng để đảm bảo cho hoạt động nướng bánh ổn định.
+ Bánh sau khi nướng mịn, không được cong vênh, màu sắc vàng sáng.
+ Trọng lượng, độ dày của tấm bạt sau nướng phải đạt đúng quy định. Trọng lượng phải đạt
51gr (±1 gr)/1 vỏ bánh( dây chuyền 1 ) và 60 gr (±1gr)/1 vỏ bánh ( dây chuyền 2 ). Độ dày
2,2 – 2,6 mm.
* Bước 4: Đánh kem.
- Mục đích: Tạo cho kem xốp có các hương vị, màu sắc đặc trưng, tạo điều kiện thuận lợi cho
công đoạn tiếp theo.
- Yêu cầu:
+ Tuân thủ các quy định về VSATTP.
+ Tuân thủ công thức, chuẩn xác trong công thức về số lượng và chất lượng để hoạt động
được thông suốt trong quá trình.
+ Xay đường và xay bánh vụn: Là một phần của phết kem. Yêu cầu đường xay phải mịn,
không được vón cục, bột bánh vụn phải sáng màu, không được xay quá thời gian để xẫm màu
ảnh hưởng đến màu sắc của kem.
+ Tuân thủ hướng dẫn đánh kem như: Thời gian, tốc độ, thứ tự cho các nguyên liệu
+ Kiểm tra lại các thành phần sau khi đánh trộn: Sau khi đánh trộn, kem phải bông, mịn, mát,
không có mùi vị lạ.
+ Bất kỳ sự thay đổi nào của công đoạn đánh kem phải được sự đồng ý và xem xét của Kỹ
thuật trưởng và Ban lãnh đạo của nhà máy.
* Bước 5: Phết kem.
- Mục đích: Phết kem lên vỏ bánh tạo thành từng lớp vỏ - kem, trọng lượng của tấm phết tuỳ
theo từng loại sản phẩm kem xốp, tạo điều kiện thuận lợi cho công đoạn tiếp theo.
- Yêu cầu:
+ Tuân thủ các quy định về VSATTP.
+ Tuân thủ nghiêm các thông số kỹ thuật của từng loại bánh đề ra ( tốc độ băng tải, nhiệt độ
“ quả lô ” phết, thông số của cân ).
+ Bất kỳ sự thay đổi nào về thông số kỹ thuật trong công đoạn phết kem phải được sự đồng ý

và xem xét của Kỹ thuật trưởng và Ban lãnh đạo của nhà máy.
- Trong công đoạn phết kem này có một bước phụ được thực hiện ở cuối dây chuyền phết
kem, đó là công đoạn ép bánh. Các khuôn bánh sau khi phết sẽ đi qua 2 “ quả lô ” ép để giữ
cho kem không bị rơi ra khỏi khuôn bánh.
* Bước 6: Ổn định kem.
- Mục đích: Giúp cho kem đông cứng tạo điều kiện cho quá trình tạo hình ( cắt ).
- Yêu cầu:
+ Tuân thủ các quy định về VSATTP.
+ Nhiệt độ của khoang 1 là 10 - 12 ºC.
+ Nhiệt độ của khoang 2 là 6 – 8 ºC.
+ Nhiệt độ của khoang 3 là 3 – 5 ºC.
+ Thời gian là 7 – 10 phút.
* Bước 7: Tạo hình.
- Mục đích: Định hình sản phẩm ( kích thước, hình dạng ) cho phù hợp với từng sản phẩm và
nhu cầu thị trường, tạo điều kiện cho quá trình bao gói sản phẩm.
- Yêu cầu:
+ Tuân thủ các quy định về VSATTP.
+ Tuân thủ nghiêm các thông số kỹ thuật như tốc độ cắt, kích thước khuôn cắt,
+ Bất kỳ sự thay đổi nào của các thông số cắt đều phải được sự đồng ý và xem xét của Kỹ
thuật trưởng và Ban lãnh đạo nhà máy.
* Bước 8: Đóng gói.
- Mục đích: Bảo quản và tạo hình thức cho tiêu thụ sản phẩm.
- Yêu cầu:
+ Tuân thủ các quy định về VSATTP.
+ Chất lượng đóng gói và điều kiện bảo quản quyết định chất lượng và hình dạng bánh. Vì
vậy, bánh ngay sau khi tạo hình phải đưa vào đóng gói ngay lập tức, không được để ngoài quá
20 phút.
+ Ghi sổ giao ca.
+ Ký phiếu nghiệm thu thành phẩm.
+ Cập nhật các thông số kỹ thuật ghi vào biểu mẫu.

1.4. HÌNH THỨC TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ KẾT CẤU CỦA DOANH NGHIỆP
1.4.1. Hình thức tổ chức ở doanh nghiệp:
Chuyên môn hoá đối tượng. Mỗi sản phẩm bánh kẹo khác nhau được sản xuất trên những dây
chuyền sản xuất khác nhau để đảm bảo chất lượng bánh kẹo cũng như hương vị không bị lẫn
mùi với nhau.
1.4.2. Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp.
Hình 1.2. Sơ đồ kết cấu sản xuất bánh kem xốp.
BP trộn bột
BP nướng bánh
BP phết kem
BP ổn định
BP tạo hình
BP đóng gói
KCS Kho thành phẩm
BP nhập bao bì
BP làm khuôn
BP vận chuyển
BP nhập nguyên
liệu
Chú thích:

BPSX chính
BPSX phụ trợ

 Các bộ phận sản xuất chính:
- Bộ phận nhập nguyên liệu: có 1 trưởng ca đảm nhiệm công việc kiểm tra số lượng và chất
lượng của nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất. Nếu nguyên liệu không đảm bảo chất
lượng đầu vào thì trả lại kho.
- Bộ phận trộn bột: có 1 công nhân điều khiển máy trộn sao cho nguyên liệu được trộng đều,
không vón cục.

- Bộ phận nướng bánh: có 1 công nhân điều khiển nhiệt độ lò nướng để bánh không bị quá
non hoặc bị cháy.
- Bộ phận phết kem: có 1 công nhân điều khiển tốc độ chạy của “ quả lô ” phết kem và “ quả
lô ” ép bánh.
- Bộ phận ổn định: không cần công nhân điều khiển vì đây là một dây chuyền được lắp đặt
sẵn.
- Bộ phận tạo hình: có 1 công nhân điều khiển máy cắt tạo hình bánh. Nếu bánh sau khi tạo
hình bị vụn hoặc cắt hỏng do kem phết bị bong ra thì đưa sang bộ phận xay via, đánh kem rồi
tiếp tục quá trình phết kem.
- Bộ phận đóng gói: thông thường có từ 7 – 10 công nhân đóng gói theo số lượng và mẫu mã
từng loại bánh.
- Bộ phận KCS: có 1 trưởng ca đảm nhiệm công việc kiểm tra số lượng và chất lượng của sản
phẩm đã làm ra.
 Các bộ phận sản xuất phụ trợ:
- Bộ phận vận chuyển: có 3 – 5 công nhân đảm nhiệm công việc vận chuyển nguyên liệu nhập
vào xưởng sản xuất và vận chuyển thành phẩm sau khi đóng gói sang kho thành phẩm.
- Bộ phận làm khuôn: các khuôn bánh được làm ra từ phòng cơ điện.
- Bộ phận nhập bao bì: bao bì sản phẩm được nhập từ các công ty sản xuất bao bì theo đơn đặt
hàng của công ty và theo lượng bánh sản xuất dự kiến. Có 1 trưởng ca đảm nhận việc kiểm tra
chất lượng và số lượng bao bì cần nhập.
- Kho thành phẩm: là nơi chứa thành phẩm sau khi được đóng gói từ các phân xưởng sản
xuất. Có 1 thủ kho ghi chép số liệu về ngày nhập ( xuất ) kho, số lượng thành phẩm nhập
( xuất ) kho.
1.5. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA DOANH NGHIỆP
1.5.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.
Hình 1.3. Sơ đồ tổ chức.
- Số cấp quản lý: 3 cấp ( Ban Tổng Giám đốc & Các phòng ban chức năng; Nhà máy/ Xí
nghiệp/ Chi nhánh; phân xưởng ).
- Sơ đồ kiểu trực tuyến chức năng. Tổ chức ra các bộ phận chức năng nhưng không trực tiếp
ra quyết định mà tham mưu cho người quản lý cấp cao trong quá trình chuẩn bị ban hành và

thực hiện các quyết định thuộc phạm vi chuyên môn của mình.
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC CÔNG TY
P. Đầu
tư KD
XNK
P. Bán
hàng
P.Tài
chính-
Kế
toán
P. Kỹ
thuật
P.Cơ
điện
P. Kế
hoạch-
Vật tư
P. Tổ
chức –
Hành
chính
PGĐ Kinh doanh PGĐ Sản xuất PGĐ Nhân sự
Px
Bánh
Px
Kem
Px
Lương

khô
Px
Kẹo
Px
Bánh
ngọt
Px
Cracker
Px
Snack
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ
ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT
- Ưu điểm: Đạt tính thống nhất cao trong mệnh lệnh, nâng cao chất lượng quyết định quản lý,
giảm bớt gánh nặng cho người quản lý các cấp, có thể dễ dàng quy trách nhiệm khi mắc sai
lầm. Tuy nhiên, khi thiết kế nhiệm vụ cho mỗi bộ phận chức năng, Ban Giám đốc phải chỉ rõ
nhiệm vụ mà mỗi phòng ban phải thực hiện, mối quan hệ giữa các bộ phận chức năng để tránh
sự chồng chéo trong công việc hoặc đùn đẩy giữa các bộ phận.
1.5.2. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý.
- Đại Hội đồng cổ đông: Nơi đề ra các phương hướng giải quyết các vấn đề liên quan đến bộ
máy quản lý của công ty, các định hướng chiến lược cho việc sản xuất kinh doanh nhằm giúp
cho công ty phát triển. Có 40 cổ đông sở hữu 79.44 % tổng số cổ phần của Công ty.
- Hội Đồng Quản Trị: Là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty, thực hiện chức năng quản
lý, kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm cho sự phát triển của
công ty theo phương hướng mà Đại hội Cổ đông thông qua. HĐQT có toàn quyền nhân danh
công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những
vấn đề liên quan đến Đại hội đồng cổ đông.
- Ban Kiểm soát: Theo dõi quá trình hoạt động của công ty để kịp thời báo cáo cho các lãnh
đạo cấp cao khi có sự thay đổi so với định hướng chiến lược của công ty.
- Ban Giám Đốc: Là bộ máy quản lý cấp cao của công ty, trong đó:

 Giám Đốc : điều hành chung mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm về hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh trước HĐQT và Đại hội Cổ đông; xây dựng phương án,
chiến lược hoạt động và triển khai thực hiện các chiến lược đó sau khi đã được HĐQT
phê duyệt.
 Phó Giám Đốc Kinh doanh: Quản lý tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh và
hoạt động đầu tư xuất nhập khẩu của công ty.
 Phó Giám Đốc Sản xuất: Phụ trách về mặt kỹ thuật, tình hình vật tư, đảm bảo cho
công ty và các phân xưởng hoạt động liên tục.
 Phó Giám Đốc Nhân sự: Phụ trách tình hình lao động - tiền lương, tổ chức hành
chính trong công ty.
- Các đơn vị trực thuộc:
 Phòng Đầu tư kinh doanh - Xuất nhập khẩu: Phụ trách mảng đầu tư của công ty,
các hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu.
 Phòng Bán hàng: Phụ trách công tác bán hàng cho khách hàng ở các đại lý của công
ty và các cửa hàng bán lẻ.
 Phòng Tài chính - Kế toán: Thực hiện các nghiệp vụ kế toán của công ty.
 Phòng Kỹ thuật: Phụ trách về kỹ thuật, máy tính, các thiết bị liên lạc của công ty.
 Phòng Cơ điện: Phụ trách về việc máy móc tại các phân xưởng, làm khuôn bánh, sửa
chữa và bảo dưỡng máy móc giúp cho phân xưởng hoạt động liên tục.
 Phòng Kế hoạch vật tư: Phụ trách về vật tư, nguyên liệu theo kế hoạch sản xuất.
 Phòng Tổ chức hành chính: Quản lý nhân sự toàn công ty, chịu trách nhiệm công tác
PCCC, bảo vệ tài sản của toàn công ty.
- Các phân xưởng: Đảm bảo sản xuất theo đúng tiến độ công việc mà công ty đã đề ra về số
lượng, chất lượng của các loại sản phẩm.
Phần 2: Phân tích hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp
2.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ CÔNG TÁC MARKETING
2.1.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm trong những năm gần đây của doanh nghiệp
Bảng 2.1. Doanh thu 2006 – 2008
TT Các chỉ tiêu Đơn vị

Năm
2006
Năm
2007
Năm 2008 Tăng/ giảm
( % )
Thực
hiện
Thực
hiện
Thực
hiện
Kế
hoạch
07/ 06 08/ 07
1 Doanh thu
tỷ
đồng
119,01 223,7 400 250 87,97 78,81
2 Lợi nhuận
tỷ
đồng
1,24 5,92 10 5,0 377,42 68,92
3 Lợi nhuận /
Doanh thu
% 1,042 2,646 2,5 2 153,93 - 5,52
4 Nộp nghĩa vụ
tỷ
đồng
4,59 5,94 7,0 6,0 29,41 17,84

5
Thu nhập bình
quân người lao
động/ tháng
triệu
đồng
1,38 1,9 2,2 2,2 37,68 15,79
6
Lao động bình
quân
người 345 560 1.450 62,32 158,93
Nguồn: Phòng Kế toán
Trong những năm gần đây ( Từ 2006 – 2009 ), doanh thu của công ty mỗi năm đều tăng so
với năm trước đó. Tuy nhiên, nhìn vào các số liệu ở bảng trên ta thấy tỷ lệ doanh thu và lợi
nhuận so sánh giữa 2 năm liên tiếp giảm dần. Điều này xảy ra là do để có được một khoản
doanh thu lớn như vậy thì công ty cũng phải đầu tư rất nhiều vào công nghệ sản xuất ( hầu hết
các thiết bị, máy móc được nhập từ các nước Đức và Italia ), đầu tư vào chất xám để nghiên
cứu và phát triển các sản phẩm mới, dành chi phí tương đối lớn cho quảng cáo và chi phí bán
hàng Chính vì những lý do đó khiến cho tỷ số lợi nhuận/ doanh thu giảm mạnh.
Cùng với đó, hàng năm công ty còn phải nộp nghĩa vụ cho Nhà nước một số tiền rất lớn, năm
2006 & 2007 còn nộp ngân sách số tiền lớn hơn cả lợi nhuận của công ty.
Thu nhập bình quân cho người lao động qua các năm cũng tăng lên. Số người lao động được
đào tạo và làm việc tại công ty càng ngày càng nhiều hơn. Điều đó thể hiện công ty đã tạo
công ăn việc làm cho rất nhiều người, giúp cho số lượng người thất nghiệp trong xã hội cũng
giảm đi được phần nào.
Tỷ lệ lợi nhuận thu được trên doanh thu năm 2007/ 2006 tăng đột biến đến 337,42 %. Đây là
con số có ý nghĩa rất lớn đối với công ty vì nó thể hiện được trình độ quản lý bán hàng và sản
xuất của Ban lãnh đạo là rất tốt. Còn tỷ lệ này ở năm 2008/ 2007 thì bị giảm xuống -5,52 %
do năm 2007 công ty đã đạt kết quả rất cao, khó có thể vượt qua được.
Bảng 2.2. Doanh thu bán hàng theo khu vực

Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm Hà Nội Hà Nam Bình Định Bình Dương Cửa hàng và
đại lý
Tổng cộng
2007
83,328 35,345 10,20 10,961 83,866 223,7
37,25 % 15,80 % 4,56 % 4,9 % 37,49 %
2008
147,68 64,32 17,4 20,32 150,28 400
36,92 % 16,08 % 4,35 % 5,08 % 37,57 %
08 - 07
64,352 28,975 7,2 9,359 66,414 176,3
77,23 % 81,98 % 70,59 % 85,38 % 79,19 % 78,81 %
Nguồn: Phòng Kế toán
Qua bảng 2.2. ta nhận thấy:
- Doanh thu năm sau tăng hơn năm trước một cách đột biến do có sự quản lý sát sao của Ban
lãnh đạo của Công ty, giúp cho giảm thiểu các chi phí vô hình trong sản xuất và kinh doanh.
- Tỷ lệ doanh thu ở từng khu vực thay đổi theo năm chênh lệch nhau không đáng kể, trong đó
doanh thu từ việc bán hàng ở các cửa hàng và đại lý của công ty là cao nhất ( chiếm 37,49 % -
37,57 % ), kế đến là doanh thu ở khu vực Hà Nội ( chiếm 36,92 % - 37,25 % ) và vùng lân
cận Hà Nam ( chiếm 15,80 % - 16,08 % ).
- Mặc dù tỷ trọng doanh thu thay đổi không đáng kể nhưng các khu vực đều có mức tăng
trưởng doanh thu rõ rệt, từ 70,59 % - 85,38 %. Đây là những con số rất ấn tượng mà bất cứ
một doanh nghiệp nào cũng mong muốn đạt được.
Bảng 2.3. Doanh thu bán hàng theo từng loại sản phẩm chủ yếu
Đơn vị tính: tỷ đồng
Sản phẩm 2007 2008 +/- 2008 so với 2007
Doanh thu % Doanh thu % Doanh thu %
1. Kem xốp 167,775 75 % 307,2 76,8 % 139,425 83,10 %
KX 35gr 1,09613 0,49 % 2,16 0,54 % 1,06387 97,06 %

KX 145gr 1,58827 0,71 % 3,28 0,82 % 1,69173 106,51 %
KX 180gr 1,78960 0,80 % 3,04 0,76 % 1,2504 69,87 %
KX 240gr 26,4861 11,84 % 48,4 12,10 % 21,9139 82,74 %
KX 400gr 136,815 61,16 % 250,32 62,58 % 113,505 82,96 %
2. Snack 20,133 9 % 33,4 8,35 % 13,267 65,90 %
Snack 7gr 7,0395 3,147 % 12,856 3,214 % 5,8165 82,63 %
Snack 15gr 13,0935 5,853 % 20,544 5,136 % 7,4505 56,90 %
3. Lương
khô
3,5792 1,6 % 5,96 1,49 % 2,3808 66,52 %
Ca cao
140gr
0,5324 0,238 % 0,964 0,241 % 0,4316 81,07 %
Đậu xanh
70gr
1,5327 0,685 % 2,596 0,649 % 1,0633 69,37 %
Dinh dưỡng
70gr
0,7008 0,313 % 1,3 0,325 % 0,5992 85,50 %
Ca cao 70gr

0,4280 0,191 % 0,748 0,187 % 0,32 74,77 %
Tổng hợp
70gr
0,3853 0,173 % 0,352 0,088 % - 0,0333 - 8,64 %
4. Các sản
phẩm khác
32,2128 14,4 % 53,44 13,36 % 21,2272 65,90 %
Tổng cộng 223,7 100 % 400 100 % 176,3 78,81 %
Nguồn: Phòng Kế toán

Qua bảng 2.3, ta thấy sản phẩm chủ lực của công ty là bánh kem xốp chiếm hơn 70 % tổng
doanh thu hàng năm, trong đó sản phẩm bánh kem xốp 400 gr chiếm tỷ lệ cao nhất
( hơn 60 % ) vì đây là loại sản phẩm có khối lượng và thiết kế bao bì phù hợp với thị hiếu tiêu
dùng của người Việt Nam, giá cả phải chăng và có mẫu mã đẹp.
2.1.2. Chính sách sản phẩm - thị trường:
 Các loại sản phẩm: Bánh kem xốp, snack, lương khô, các thực phẩm chế biến khác
• Bánh kem xốp có 5 loại chính: kem xốp 35 gr, 145 gr, 180 gr, 240 gr, 400 gr là
các loại bánh kem xốp đã tạo nên thương hiệu cho Công ty bánh kẹo cao cấp
Hữu nghị. Với đặc điểm của bánh là vị thơm của kem bánh, độ mịn của mặt
bánh và độ giòn tạo nên vị thơm ngon đặc trưng của từng vị bánh. Với nhiều
bánh có trọng lượng khác nhau, khách hàng có thể tìm mua được những hộp
bánh có mẫu mã và chủng loại khác nhau tuỳ theo nhu cầu và sở thích của mỗi
khách hàng.
• Snack có 2 loại chính: Snack 7 gr và snack 15 gr cũng có những vị đặc trưng
riêng, rất phù hợp cho lứa tuổi mẫu giáo và nhi đồng.
• Lương khô có 4 loại chính: Ca cao ( 70 gr và 140 gr ), đậu xanh 70 gr, dinh
dưỡng 70 gr, tổng hợp 70 gr. Với những thành phần bột đậu xanh hay ca cao
và một số nhân tố khác, lương khô do Công ty bánh kẹo Hữu Nghị sản xuất ra
rất thích hợp cho nhóm khách hàng là các hộ gia đình có thể dùng làm đồ ăn
sáng hoặc rất thuận tiện khi đi picnic
• Một số thực phẩm chế biến khác: Chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng doanh
thu của công ty. Các thực phẩm này bao gồm các loại sản phẩm như: rượu
vang, bánh mì, kẹo, bánh quy, bánh Trung thu, mứt Tết,
 Đặc điểm của sản phẩm:
- Có các hương vị khác nhau, dễ dàng cho khách hàng chọn lựa.
- Giòn, bề mặt bánh mịn tạo cảm giác ngon hơn khi khách hàng sử dụng sản phẩm.
- Gọn, nhẹ, tiện cho khách hàng sử dụng.
 Chứng nhận đạt được:
Không ngừng nghiên cứu, nâng cao chất lượng sản phẩm, công ty đã thực hiện và duy
trì thường xuyên, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 – 2000. Với những

kết quả đã đạt được, sản phẩm của Công ty bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị đã được người
tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao nhiều năm ( 2001 – 2005 ), huy
chương vàng hội chợ triển lãm EXPO hàng năm từ 1999 - 2006, danh hiệu Sao vàng
đất Việt năm 2004 và những giải thưởng cao quý khác.
 Nhãn hiệu sản phẩm: Các sản phẩm của Công ty bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị đều
mang logo nhãn hiệu Hữu Nghị và có chất lượng như nhau. Công ty không sản xuất
bất cứ một sản phẩm nào có chất lượng thấp hơn để giảm giá thành sản phẩm. Sản
phẩm của công ty hiện nay đã được bày bán ở khắp nơi trên đất nước và dự kiến sẽ
được xuất khẩu sang nước ngoài.
 Thị trường mục tiêu:
Ngày nay, kinh tế thị trường càng ngày càng phát triển. Bên cạnh nhu cầu ăn no mặc
ấm, người tiêu dùng đã quan tâm đến việc ăn ngon mặc đẹp và thị hiếu tiêu dùng cũng
thay đổi theo. Vì thế, Công ty bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị luôn đảm bảo sản xuất các
mặt hàng có chất lượng cao để phục vụ mọi tầng lớp khách hàng.
Khách hàng mục tiêu của công ty là tất cả các tầng lớp khách hàng, từ người già đến
trẻ em, từ nam đến nữ đều có thể lựa chọn cho mình những sản phẩm thích hợp với
nhu cầu của mỗi cá nhân.
2.1.3. Chính sách giá
Bảng 2.4 Giá bán một số loại sản phẩm
Đơn vị tính: đồng
Sản phẩm Giá bán ( VNĐ)
Kem xốp 35 gr 1.200
Kem xốp 145 gr 6.500
Kem xốp 180 gr 6.000
Kem xốp 240 gr 7.500
Kem xốp 400 gr 13.500
Snack 7 gr 310
Snack 15 gr 780
Lương khô ca cao 70 gr 1.500
Lương khô đậu xanh 70 gr 1.500

Lương khô dinh dưỡng 70 gr 1.500
Lương khô tổng hợp 70 gr 1.500
Lương khô cacao 140 gr 3.000
Nguồn: Phòng tiếp thị - Bán hàng
Công ty áp dụng giá bán thống nhất trên toàn quốc. Các cửa hàng, đại lý của Hữu Nghị phải
bán đúng giá niêm yết của công ty.
Đối với các đại lý của công ty, ngoài mức hoa hồng bán hàng theo quy định, công ty còn hỗ
trợ cho đại lý lấy hàng trưng bày ( tại các dịp Tết Nguyên đán, Tết Trung thu, ).
2.1.4. Chính sách phân phối
Hình 2.1 Sơ đồ phân phối
CÔNG TY HỮU NGHỊ
CÁC ĐẠI LÝ CỦA
CÔNG TY
CÁC ĐẠI LÝ VỆ
TINH
CÁC CỬA HÀNG
BÁN LẺ
NGƯỜI TIÊU DÙNG NGƯỜI TIÊU DÙNG
CỬA HÀNG CỦA
CÔNG TY
NGƯỜI TIÊU DÙNG
Hiện tại, hệ thống phân phối của Công ty Hữu Nghị đã phủ khắp tất cả các tỉnh thành trên
toàn quốc. Với hàng trăm đại lý lớn nhỏ và hàng nghìn cửa hàng bán lẻ rải khắp các tỉnh
thành, tất cả mọi người đều đã biết đến thương hiệu của công ty bánh kẹo Hữu Nghị.
2.1.5. Các hình thức xúc tiến bán
 Quảng cáo
- Quảng cáo trên truyền hình: thực hiện phim quảng cáo 30s trên truyền hình, được phát
sóng trên các kênh VTV 3, đài truyền hình Hà Nội.
- Quảng cáo trên báo, áp-phích: giới thiệu các sản phẩm của Công ty.
- Quảng cáo trên internet: Công ty có trang web riêng, dễ nhớ, dễ truy cập.

 Khuyến mại
Các sản phẩm của Công ty khi được bán trên thị trường có ít đợt khuyến mại, giảm giá bởi
giá cả của các mặt hàng này là rất phải chăng, không quá đắt đối với người tiêu dùng.
 Hoạt động hội chợ
Tham gia các kỳ hội chợ: Hàng Việt Nam chất lượng cao, Hội chợ EXPO, hội chợ thương
mại với các hoạt động chính là: Tư vấn, giới thiệu sản phẩm; Bán hàng trực tiếp tại hội
chợ; Tìm kiếm đối tác.
2.1.6. Công tác thu thập thông tin marketing
Trong thời gian qua, Công ty Hữu Nghị chưa đưa ra các cuộc thăm dò ý kiến khách hàng. Tuy
vậy, công ty cũng có đội ngũ nhân viên giám sát thị trường, theo dõi sản phẩm của các đối thủ
cạnh tranh ( về giá bán sản phẩm, khuyến mại, sản phẩm mới, chính sách mở rộng thị
trường ), đồng thời ghi nhận lại những góp ý của khách hàng thông qua mạng lưới cửa hàng
và đại lý của mình.
2.1.7. Đối thủ cạnh tranh
Đối với sản phẩm bánh kẹo tại Việt Nam, ngoài Công ty bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị còn có
một số công ty khác cũng rất lớn như: Công ty bánh kẹo Hải Hà, Xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà
Nội, công ty bánh kẹo Kinh Đô, công ty bánh kẹo Bibica, công ty bánh kẹo Hải Châu
- Giá cả một số mặt hàng của Xí nghiệp Bánh mứt kẹo Hà Nội: Bánh Sampa: 22.000đồng/kg,
bánh xốp vừng: 20.000 đồng/kg, bánh xốp dừa: 22.000 đồng/kg, 1kg mứt bí khẩu: 22.000
đồng, mứt táo: 22.000 đồng/kg, mứt quất: 27.000 đồng/kg, mứt sen: 32.000 đồng/kg…
- Giá cả một số loại bánh kẹo của Công ty Hữu Nghị: bánh kem xốp, loại gói 400g, giá 9.250
đồng/gói; bánh hương cốm, loại 400g, giá 5.250 đồng/gói; bánh quy bơ dừa, loại 240g, giá
4.200 đồng/gói; mứt vuông, loại 500g, giá 16.000 đồng/hộp; mứt lục giác, loại 500g, giá
19.000 đồng/hộp; mứt quai xách, giá 19.000 đồng/hộp 500g
- Giá cả một số loại mặt hàng của Công ty bánh kẹo Kinh Đô: Bánh bông lan phô mai kẹp
Nice Lady Cake, đường kính 20x20 cm, giá 175.000 đồng/ bánh; Dynamic Cake, giá 100.000
đồng/ bánh; bánh kem Strawberry Mouse Cake, giá 250.000 đồng/ bánh.
Nhận xét:
- Về giá bán, bánh kẹo của công ty Hữu Nghị có giá bán rẻ hơn so với các mặt hàng của các
công ty bánh kẹo khác. Tuy nhiên, chất lượng của bánh kẹo Hữu Nghị luôn được đảm bảo,

chính vì vậy mà các sản phẩm bánh kẹo của Công ty Hữu Nghị được rất nhiều người ưa
chuộng, nhất là nhóm người tiêu dùng có thu nhập thấp ở Việt Nam hiện nay. Sản phẩm của
những công ty khác có giá cao hơn so với sản phẩm của Hữu Nghị lại phù hợp hơn với đối
tượng khách hàng có thu nhập trung bình khá trở lên.
- Các đối thủ cạnh tranh cũng đưa ra những phương thức xúc tiến bán như khuyến mại giảm
giá khi mua nhiều hàng, liên tục thay đổi mẫu mã để phù hợp với thị hiếu của người tiêu
dùng.
2.1.8. Nhận xét về tình hình tiêu thụ và công tác marketing của doanh nghiệp
Những cơ hội và thách thức trong công tác tiêu thụ và marketing đối với Công ty cổ phần
bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị:
* Cơ hội
- Ngành bánh kẹo là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng ổn định ( khoảng 2 %
/năm ). Dân số phát triển nhanh khiến nhu cầu về bánh kẹo cũng tăng theo. Hiện nay khu vực
châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có tốc độ tăng trưởng về doanh thu tiêu thụ bánh kẹo
lớn nhất thế giới ( 14% ) trong 4 năm từ 2003 đến 2006 tức khoảng 3 %/ năm.
- Trong những năm gần đây ngành bánh kẹo Việt Nam đã có những bước phát triển khá ổn
định. Tổng giá trị của thị trường Việt Nam ước tính năm 2005 khoảng 5.400 tỷ đồng. Tốc độ
tăng trưởng của ngành trong những năm qua ước tính đạt 7,3 - 7,5 %/ năm. Ngành bánh kẹo
Việt Nam có nhiều khả năng duy trì mức tăng trưởng cao và trở thành một trong những thị
trường lớn trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
- Thị trường bánh kẹo có tính chất mùa vụ, sản lượng tiêu thụ tăng mạnh vào thời điểm sau
tháng 9 Âm lịch đến Tết Nguyên Đán, trong đó các mặt hàng chủ lực mang hương vị truyền
thống Việt Nam như bánh trung thu, kẹo cứng, mềm, bánh qui cao cấp, các loại mứt, hạt…
được tiêu thụ mạnh. Về thị phần phân phối, trong các siêu thị, bánh kẹo Việt Nam luôn chiếm
khoảng 70%, bánh kẹo của các nước lân cận như Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc chiếm
khoảng 20% và bánh kẹo châu Âu chiếm khoảng 6 – 7 %.
* Thách thức
- Kể từ khi việc giảm thuế nhập khẩu cho các mặt hàng bánh kẹo xuống còn 20% có hiệu lực
trong năm 2003, các doanh nghiệp trong nước dưới sức ép cạnh tranh từ hàng nhập khẩu phải
không ngừng đổi mới về công nghệ.

- Có nhiều đối thủ cạnh tranh rất mạnh trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh các mặt hàng bánh
kẹo như đã nêu ở trên. Sản phẩm của HAIHACO rất đa dạng về kiểu dáng và phong phú về
chủng loại đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Có những sản phẩm mang hương vị hoa
quả nhiệt đới như Nho đen, Dâu, Cam, Chanh , có những sản phẩm mang hương vị sang
trọng như Chew cà phê, Chew caramen, sôcôla lại có những sản phẩm mang hương vị đồng
quê như Chew Taro, Chew đậu đỏ, Cốm Mặt khác các sản phẩm Bánh kẹo Hải Hà luôn luôn
có chất lượng đồng đều, ổn định nên được người tiêu dùng đặc biệt là ở miền Bắc rất ưa
chuộng. Thị phần của HAIHACO ở thị trường này khá lớn, Đức Phát mạnh bởi dòng bánh
tươi, Kinh Đô mạnh về bánh qui, bánh cracker, trong khi Bibica lại mạnh về kẹo và bánh
bông lan. HAIHACO chiếm khoảng 6,5% thị phần bánh kẹo cả nước tính theo doanh thu. Thị
phần của Kinh Đô chiếm khoảng 20%, Bibica chiếm khoảng 7%, Hải Châu chiếm khoảng
3%, còn thị phần của Hữu Nghị chiếm khoảng 15 % thị phần bánh kẹo trong cả nước.
* Nhận xét về công tác marketing
- Chính sách giá: Thực hiện chính sách giá bán thống nhất trên toàn quốc, giúp người tiêu
dùng an tâm khi mua sản phẩm của Hữu Nghị ở bất cứ điểm phân phối nào.
- Địa điểm phân phối: mở rộng mạng lưới phân phối, bao phủ hết các tỉnh thành trong cả
nước, giúp người tiêu dùng dễ dàng tìm mua.
- Sản phẩm: Có nhiều chủng loại với giá bán hợp lý, phù hợp với tất cả các đối tượng khách
hàng.
⇒ Công ty đã thực hiện rất tốt các chính sách về giá, phát triển hệ thống phân phối, đa dạng
hoá sản phẩm.
- Tuy nhiên, công ty chưa có kế hoạch marketing đủ mạnh, có ít các chương trình khuyến mại
giảm giá, truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng còn ít. Nếu cải thiện được
điều này, chắc chắn sản phẩm của công ty sẽ được nhiều người tiêu dùng tìm mua và thị phần
sản phẩm của công ty sẽ tăng cao.
2.2. PHÂN TÍCH CÔNG TÁC LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG
2.2.1. Cơ cấu lao động:
Trong các năm qua, lao động và việc làm của công ty ngày càng tăng. Điều đó được
thể hiện qua tốc độ phát triển lao động và việc làm thông qua các số liệu sau:
Bảng 2.5 Số lượng lao động

Năm CB Quản lý Lao động trực tiếp Tổng cộng
Số lượng % Số lượng %
2007 358 16,65 1.792 83,35 2.150
2008 266 8,11 3.014 91,89 3.280
08 - 07 - 92 - 8,54 1.222 8,54 1.130
Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính
Bảng 2.6 Cơ cấu lao động theo trình độ
Trình
độ
Năm
Đại học Cao đẳng, trung
cấp
Lao động phổ
thông
Tổng cộng
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
2007 281 13,07 154 7,16 1.715 79,77 2.150
2008 526 16,04 285 8,69 2.469 75,27 3.280
08 - 07 245 131 754 1.130
Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính
Căn cứ vào số liệu trên, ta thấy số lượng cán bộ, công nhân viên của công ty có trình độ từ
trung cấp trở lên ngày càng tăng cao, dẫn đến cơ cấu nhân sự đã có sự chuyển biến rõ rệt về
chất lượng, đưa yếu tố con người lên hàng đầu trong các vấn đề ưu tiên giải quyết.
Bảng 2.7 Cơ cấu lao động theo giới tính
Giới tính
Năm
Nam Nữ
Số lượng % Số lượng %
2007 645 30 1.505 70
2008 1.542 47 1.738 53

Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính
Bảng 2.8 Cơ cấu lao động theo độ tuổi
Độ tuổi 18 – 35 36 – 50 > 50
Slượng % Slượng % Slượng %
2007 1.260 58,6 787 36,6 103 4,8 2.150
2008 2.116 64,5 1.076 32,8 88 2,7 3.280
Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính
Nhìn vào bảng 2.10 ta có thể thấy sự gia tăng số lượng nhân sự tập trung ở độ tuổi từ 18 – 35.
Ban lãnh đạo Công ty đã hoạch định kế hoạch trẻ hóa đội ngũ cán bộ kế thừa. Với kế hoạch
này, Công ty đã tổ chức tuyển dụng, tìm kiếm, phát hiện những nhân viên trẻ, có năng lực và
trình độ để đào tạo họ trở thành những cán bộ quản lý trong tương lai. Những trường hợp
không thể bổ nhiệm vào những vị trí quản lý thì những cá nhân đó cũng sẽ là những nhân viên
năng động, có kiến thức vững chắc và có tay nghề cao, đóng góp tốt nhất cho hoạt động
chung của công ty.
Bảng 2.9 Cơ cấu lao động theo hợp đồng lao động
HĐLĐ Lao động 1 – 3 năm Lao động 3 – 5 năm Lao động thời vụ
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
2007 321 14,9 356 16,6 1.473 68,5
2008 502 15,3 810 24,7 1.968 60
Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính
Do đặc điểm của Công ty là sản xuất những sản phẩm mang tính chất mùa vụ nên lực lượng
lao động của Công ty cũng tăng theo mùa vụ. Vào những đợt cao điểm như Tết, Trung thu,
Công ty phải thêm một lượng lao động tương đối lớn. Việc duy trì ổn định quá trình sản xuất
kinh doanh trong từng thời vụ là vô cùng quan trọng đối với Công ty sao cho sản xuất đáp
ứng kịp thời nhu cầu của thị trường, đảm bảo kế hoạch sản xuất kinh doanh đã đề ra. Việc
tuyển thêm lao động phải được lên kế hoạch từ trước dựa trên kế hoạch sản xuất trong từng
giai đoạn, từng mùa vụ và phải được Ban lãnh đạo công ty xem xét kỹ lưỡng trước khi phê
duyệt. Tuy lực lượng thời vụ là cao nhưng theo bảng số liệu 2.11 ở trên ta thấy tỷ lệ số lượng
lao động mùa vụ của năm 2008 giảm đi so với năm trước đó. Điều này xảy ra là do công ty
tuyển thêm những lao động mùa vụ có tay nghề cao vào làm chính thức tại công ty. Những

lao động có tay nghề và kinh nghiệm lâu năm của công ty vẫn rất ổn định và tỷ lệ có xu
hướng tăng lên.
2.2.2. Định mức lao động
* Mức lao động: Là lượng lao động hao phí hợp lý nhất được quy định để chế tạo một
sản phẩm hay hoàn thành một công việc nhất định trong các điều kiện về tổ chức - kỹ thuật –
tâm sinh lý – kinh tế - xã hội xác định.
* Định mức lao động: Là một quá trình đi xác định lượng lao động hao phí hợp lý đó.
* Việc xác định mức lao động gồm các bước sau:
- Sản xuất thử sản phẩm đó.
- Nghiên cứu việc sử dụng thời gian của người lao động khi làm ra sản phẩm đó bằng phương
pháp chụp ảnh.
- Dùng phương pháp phân tích thích hợp để xác định mức lao động cho sản phẩm đó.
Hiện nay ở công ty bánh kẹo Hữu Nghị đang sử dụng phương pháp tính toán phân tích bằng
cách đo lường thực tế ( chụp ảnh thao tác và bấm giờ nguyên công ) rồi thống kê để xác định
mức lao động.
Phương pháp này có tính chính xác cao vì được đo lường thực tế, tuy nhiên mất nhiều thời
gian hơn so với phương pháp sử dụng kinh nghiệm để xác định mức lao động.
Ví dụ: Mức lao động để sản xuất ra sản phẩm Bánh kem xốp 345gr/ gói với định mức sản
lượng ca là 870 kg:

×