Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

nghiên cứu bệnh hại rễ keo tai tượng (acacia mangium) làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý dịch bệnh tại tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (984.92 KB, 92 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM






NGUYỄN THỊ BÍCH PHƢỢNG




NGHIÊN CỨU BỆNH HẠI RỄ KEO TAI TƢỢNG (ACACIA
MANGIUM ) LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP
QUẢN LÝ DỊCH BỆNH TẠI TUYÊN QUANG





LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP







THÁI NGUYÊN - 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





NGUYỄN THỊ BÍCH PHƢỢNG




NGHIÊN CỨU BỆNH HẠI RỄ KEO TAI TƢỢNG (ACACIA
MANGIUM ) LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP
QUẢN LÝ DỊCH BỆNH TẠI TUYÊN QUANG


CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC
MÃ SỐ: 60 62 60

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Quang Thu




THÁI NGUYÊN - 2011


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên







LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan rằng số liệu tính toán chính xác và được lấy từ việc
đi thực tế và làm phòng thí nghiệm. Nếu có điều gì sai sót tôi xin chịu trách
nhiệm.



Nguyễn Thị Bích Phượng











LỜI CẢ M ƠN

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


Luận văn này đƣợc hoàn thành tại Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên theo chƣơng trình đào tạo cao học Lâm nghiệp, chuyên ngành Lâm
học, khoá XVII (2009 - 2011).
Trong quá trình thực hiện và hoàn thiện luận văn, tác giả đã nhận đƣợc
nhiều sự quan tâm, giúp đỡ và đóng góp của cán bộ Phòng nghiên cứu Bảo vệ
Thực vật rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Khoa đào tạo sau Đại
học - Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, từ gia đình và bạn bè đồng
nghiệp. Tác giả xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ, giúp đỡ đó. Đặc biệt tác giả
muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS. TS. Phạm Quang Thu, ngƣời thầy trực
tiếp hƣớng dẫn khoa học đã tận tình quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi và
truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt quá trình thực hiện.
Luận văn đƣợc hoàn thiện trên cơ sở tham khảo nhiều tài liệu có liên
quan và ý kiến đóng góp của nhiều nhà chuyên môn và sự nỗ lực của tác giả.
Tuy nhiên do khả năng, điều kiện và thời gian còn hạn chế nên luận văn
không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng
góp, xây dựng của các nhà khoa học cũng nhƣ của bạn bè đồng nghiệp để
Luận văn đƣợc hoàn thiện.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2011
Tác giả



Nguyễn Thị Bích Phượng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Stt
Từ viết tắt
Ý nghĩa
1
CT 2 – 1
Công thức tính thứ nhất
2
CT 2 – 2
Công thức tính thứ hai
3
CT 2 – 3
Công thức tính thứ ba
4
YS
Phú Lâm - Yên Sơn
5
MB
Mỹ Bằng - Yên Sơn
6
CH1
Hòa Phú - Chiêm Hóa
7
CH2
Minh Quang - Chiêm Hóa













Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Tỉ lệ bị bệnh hại rễ Keo tai tƣợng tại một số khu vực nghiên cứu 41
Bảng 4.2. Mức độ bị bệnh hại rễ Keo tai tƣợng tại một số khu vực điều tra 42
Bảng 4.3. Tỉ lệ bị bệnh tại các vị trí địa hình 43
Bảng 4.4. Kiểm tra sự sai khác của từng cặp về tỉ lệ bị bệnh tại các địa
hình theo tiêu chuẩn Bonferroni 45
Bảng 4.5. So sánh tỉ lệ bị bệnh ở các vị trí địa hình bằng tiêu chuẩn Duncan 45
Bảng 4.6. Tỉ lệ bị bệnh ở các hƣớng phơi 46
Bảng 4.7. So sánh tỉ lệ bị bệnh ở các hƣớng phơi bằng tiêu chuẩn Duncan 47
Bảng 4.8. Tỷ lệ bị bệnh ở các cấp độ dốc 48
Bảng 4.9. Kết quả phân tích phƣơng sai 48
Bảng 4.10. Kiểm tra sự sai khác của từng cặp về tỉ lệ bị bệnh theo độ dốc 49
Bảng 4.11. So sánh tỉ lệ bị bệnh ở các cấp độ dốc bằng trắc nghiệm Duncan 49
Bảng 4.12. Tỉ lệ bị bệnh ở các độ tàn che 50
Bảng 4.13. Kiểm tra sự sai khác của từng cặp về tỉ lệ bị bệnh theo độ tàn che 51
Bảng 4.14. So sánh tỉ lệ bị bệnh ở các mức độ tàn che bằng tiêu chuẩn Duncan 51

Bảng 4.15. Tỉ lệ bị bệnh tại các tuổi 53
Bảng 4.16. Kết quả phân tích phƣơng sai 53
Bảng 4.17. Kiểm tra sự sai khác của từng cặp về tỉ lệ bị bệnh theo tuổi 54
Bảng 4.18. So sánh tỉ lệ bị bệnh ở các tuổi bằng trắc nghiệm Duncan 55

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Bảng 4.19. Tốc độ phát triển của hệ sợi nấm ở các môi trƣờng dinh dƣỡng
khác nhau ở các khu vực khác nhau 56
Bảng 4.20. Tốc độ phát triển của hệ sợi nấm ở các nhiệt độ khác nhau trên
các khu vực khác nhau 58
Bảng 4.21. Ảnh hƣởng của độ ẩm không khí đến sinh trƣởng phát triển
đƣờng kính hệ sợi 60
Bảng 4.22. Ảnh hƣởng của môi trƣờng pH đến sinh trƣởng phát triển
đƣờng kính hệ sợi 63
Bảng 4.23. Kết quả đo vòng kháng nấm của thuốc 66


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Bẫy đất 15
Hình 4.1. Lá cây bị héo rũ 36
Hình 4.2. Lá keo bị héo từ ngọn xuống 36
Hình 4.3. Cây bị chết khô do bệnh hại rễ 37
Hình 4.4. Rễ cây bị bệnh 37
Hình 4.5. Rễ cây bị bệnh 37
Hình 4.6. Bào tử áo (Chlamydospore) 39
Hình 4.8. Túi bào tử động (Sporangia) 39

Hình 4.9. Hệ sợi nấm trên 39
Hình 4.10. Bào tử áo (Chlamydospore) 40
Hình 4.11. Bào tử noãn (Oospore) 40
Hình 4.12. Túi bào tử động (Sporangia) 40
Hình 4.13. Hệ sợi nấm trên môi trƣờng CMA 40
Hình 4.14. Biểu đồ tỷ lệ bị bệnh tại các khu vực nghiên cứu 42
Hình 4.15. Mức độ bị hại tại các khu vực nghiên cứu 43
Hình 4.16. Biểu đồ tỷ lệ bị bệnh tại các vị trí địa hình 44
Hình 4.17. Biểu đồ tỷ lệ bị bệnh tại các hƣớng phơi 47
Hình 4.18. Tỉ lệ bị bệnh ở các độ dốc khác nhau 50
Hình 4.19. Tỷ lệ bị bệnh ở các độ tàn che khác nhau 52
Hình 4.20. Biểu đồ tỷ lệ bị bệnh theo các tuổi 56

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Hình 4.21. Biểu đồ tốc độ phát triển của bào tử nấm trên môi trƣờng dinh
dƣỡng (m/giờ) 57
Hình 4.22. Hệ sợi nấm trên các môi trƣờng dinh dƣỡng 58
Hình 4.24. Biểu đồ tốc độ phát triển của bào tử nấm (m/giờ) 59
Hình 4.25. Hệ sợi nấm trên môi trƣờng dinh dƣỡng ở các thang nhiệt độ 60
Hình 4.26. Biểu đồ tốc độ mọc của hệ sợi ở các thang độ ẩm khác nhau 61
Hình 4.27. Hệ sợi nấm trên môi trƣờng dinh dƣỡng theo thang độ ẩm 62
Hình 4.28. Biểu đồ tốc độ mọc của khuẩn lạc ở các pH môi trƣờng khác nhau 63
Hình 4.29. Hệ sợi nấm trên môi trƣờng dinh dƣỡng theo các thang pH 64
Hình 4.30. Khả năng kháng nấm của ba loại thuốc so với đối chứng 67


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

MỤC LỤC

Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1.Trên thế giới 4
1.1.1. Nghiên cứu về bệnh hại cây rừng 4
1.1.2. Nghiên cứu về bệnh hại Keo 6
1.1.3. Một số nghiên cứu về sử dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM 7
1.2. Ở Việt Nam 9
1.2.1. Những nghiên cứu về bệnh trong nƣớc 9
1.2.2. Những nghiên cứu về bệnh hại Keo 9
1.2.3. Một số nghiên cứu về sử dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM ở
Việt Nam 10
1.3. Nhận xét chung 11
CHƢƠNG II. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU 12
2.1. Mục tiêu nghiên cứu 12
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu 12
2.3. Địa điểm nghiên cứu 12
2.4. Nội dung nghiên cứu 12
2.4.1. Xác định nguyên nhân gây bệnh: Phân lập và giám định mẫu vật gây bệnh 13
2.4.2. Xác định tỷ lệ bị bệnh (P%) và mức độ bị bệnh (R%) của bệnh hại
rễ Keo tai tƣợng tại khu vực nghiên cứu 13
2.4.3. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái học của vật gây bệnh 13
2.4.4. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học của vật gây bệnh trong
nuôi cấy thuần khiết 13
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu 13
2.5.1. Phƣơng pháp xác định nguyên nhân gây bệnh 13

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


2.5.2. Phƣơng pháp điều tra đánh giá ảnh hƣởng của các yếu tố sinh thái
đến tỷ lệ và mức độ bị bệnh 16
2.5.2.1. Điều tra sơ bộ 16
2.5.2.2. Điều tra tỷ mỉ 16
2.5.3. Phƣơng pháp nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của vật gây
bệnh 18
2.5.3.1. Nghiên cứu ảnh hƣởng của nhiệt độ đến đặc điểm nẩy mầm của
bào tử nấm 18
2.5.3.2. Nghiên cứu ảnh hƣởng của độ ẩm đến tốc độ sinh trƣởng và phát
triển của khuẩn lạc 19
2.5.3.3. Nghiên cứu ảnh hƣởng của pH môi trƣờng đến tốc độ sinh trƣởng
phát triển của khuẩn lạc 19
2.5.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu…………………………………………….19
2.5.5. Đề xuất biện pháp phòng trừ 20
CHƢƠNG III. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ -
XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 21
3.1. Điều kiện tự nhiên 21
3.1.1. Vị trí địa lý 21
3.1.2. Địa hình, địa thế 22
3.1.3. Đặc điểm khí tƣợng, thủy văn 23
3.1.3.1. Khí hậu 23
3.1.3.2. Đặc điểm thủy văn 23
3.1.4. Địa chất thổ nhƣỡng 24
3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 28
3.2.1. Dân số, dân tộc, lao động 28
3.2.2. Thực trạng chung về kinh tế của tỉnh 28
3.2.2.1. Nông nghiệp 29
3.2.2.3. Lâm nghiệp 30

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


3.2.2.4. Thuỷ sản 30
3.2.2.5. Công nghiệp 30
3.2.2.6. Năng lƣợng 31
3.2.3. Thực trạng xã hội và cơ sở hạ tầng 31
3.2.3.1. Giáo dục 31
3.2.3.2. Y tế 32
3.2.3.3. Văn hoá thông tin 32
3.2.3.4. Giao thông 32
3.2.3.5. Du lịch 33
3.3. Nhận xét và đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
khu vực nghiên cứu 33
3.3.1. Thuận lợi 33
3.3.2. Khó khăn 34
CHƢƠNG IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35
4.1. Xác định nguyên nhân gây bệnh và tỉ lệ bị bệnh hại rễ làm khô cành
ngọn Keo tai tƣợng tại khu vực nghiên cứu 35
4.1.1. Mô tả triệu chứng 35
4.1.2. Phân lập mẫu bệnh 38
4.1.3. Giám định sinh vật gây bệnh 38
4.2. Xác định tỉ lệ bị bệnh (P%) và mức độ bị hại (R%) của bệnh hại rễ
Keo tai tƣợng tại khu vực nghiên cứu 41
4.2.1. Xác định tỉ lệ bị bệnh (P%) của bệnh hại rễ Keo tai tƣợng tại khu
vực nghiên cứu 41
4.2.2. Mức độ bị hại (R%) của bệnh hại rễ Keo tai tƣợng tại khu vực
nghiên cứu 42
4.3. Nghiên cứu ảnh hƣởng của một số nhân tố sinh thái đến tỷ lệ bị bệnh
tại khu vực nghiên cứu 43

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


4.3.1. Ảnh hƣởng của địa hình đến tỉ lệ bị bệnh 43
4.3.2. Ảnh hƣởng của hƣớng phơi đến tỉ lệ bị bệnh 46
4.3.3. Ảnh hƣởng của độ dốc đến tỉ lệ bị bệnh 48
4.3.4. Ảnh hƣởng của độ tàn che đến tỉ lệ bị bệnh 50
4.3.5. Ảnh hƣởng của tuổi cây đến tỉ lệ bị bệnh 53
4.4. Đặc điểm sinh học của vật gây bệnh trong nuôi cấy thuần khiết 56
4.4.1. Nghiên cứu ảnh hƣởng của môi trƣờng dinh dƣỡng đến sinh trƣởng
và phát triển của khuẩn lạc 56
4.4.2. Nghiên cứu ảnh hƣởng của nhiệt độ đến sinh trƣởng và phát triển
của khuẩn lạc 58
4.4.3. Nghiên cứu ảnh hƣởng của ẩm độ đến sinh trƣởng phát triển của
khuẩn lạc 60
4.4.4. Nghiên cứu ảnh hƣởng của pH môi trƣờng đến sinh trƣởng phát
triển của khuẩn lạc 62
4.5. Đề xuất các biện pháp phòng trừ và quản lý dịch bệnh hại theo hƣớng
IPM 64
4.5.1. Biện pháp kỹ thuật lâm sinh 64
4.5.2. Biện pháp kiểm dịch thực vật 65
4.5.3. Biện pháp hoá học 65
4.5.3.2. Phƣơng pháp sử dụng thuốc hóa học 67
CHƢƠNG V. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 67
5.1. Kết luận 67
5.2. Tồn tại 70
5.3. Kiến nghị 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
PHỤ BIỂU

1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo thống kê của tổ chức Nông Lƣơng của Liên hợp quốc (FAO), ở thập
niên trƣớc, mỗi năm toàn thế giới có khoảng 83.000 km
2
rừng bị chặt phá. Trong
giai đoạn từ 2000 - 2010, mỗi năm có 52.000 km
2
rừng biến mất [34]. Ở Việt
Nam tình hình diễn biến tài nguyên rừng cũng xảy ra tƣơng tự. Năm 1943, diện
tích rừng toàn quốc là 14,3 triệu ha, tƣơng ứng độ che phủ là 43%, đến ngày
31/12/2009 diện tích rừng toàn quốc là 13.258.843 ha (diện tích rừng tự nhiên là
10.339.305 ha và rừng trồng là 2.919.538 ha) với độ che phủ 39,1% [3].
Sự suy giảm diện tích rừng do nhiều nguyên nhân khác nhau nhƣ: Quản
lý rừng không chặt chẽ, kinh doanh rừng không đúng mục đích, khai thác
rừng bất hợp pháp… Một trong những nguyên nhân chính là công tác bảo vệ
rừng, phòng chống sâu bệnh hại chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Hàng năm có
hàng nghìn ha rừng trên đất nƣớc ta, đặc biệt là rừng trồng bị các trận dịch sâu
bệnh tàn phá, ảnh hƣởng lớn đến sinh trƣởng, phát triển của rừng mà chƣa có
biện pháp phòng trừ hữu hiệu.
Trƣớc những thực trạng trên, nhiệm vụ chính và quan trọng hiện nay
của ngành Lâm Nghiệp và toàn xã hội là việc bảo vệ và duy trì vốn rừng hiện
có, đi đôi với công tác cải tạo và xây dựng vốn rừng. Đảng và nhà Nƣớc
thông qua chiến lƣợc phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020
nhằm quản lý rừng hợp lý, đẩy nhanh tốc độ trồng rừng, phủ xanh đất trống
đồi núi trọc, bảo vệ vốn rừng. Phấn đấu đến năm 2010 nâng tỷ lệ đất có rừng
lên 42 - 43% và 47% vào năm 2020 [4].
Việt Nam là một trong những nƣớc đƣợc đánh giá cao vì nỗ lực trồng
mới rừng. Đó là nhận xét nêu trong bản phúc trình của Tổ chức Nông Lƣơng

Liên Hợp Quốc (FAO) công bố vào thời điểm khởi đầu Năm Quốc tế bảo vệ
rừng 2011. Theo Trợ lý Tổng Giám đốc Bộ phận lâm nghiệp của FAO
Eduardo Rojas - Briales, Việt Nam, một nƣớc nhỏ, dân số đông nhƣng đã áp
dụng việc cải cách rừng rất thông minh và toàn diện [34]
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Công tác chọn loài cây trồng phù hợp với mục đích kinh doanh và yêu
cầu phòng hộ là một vấn đề quan trọng, trong đó cây Keo tai tƣợng đƣợc coi
là một trong các loài cây trồng chủ yếu cùng với Keo lai, Bạch đàn và Thông
ở các chƣơng trình, dự án tạo rừng. Theo tổng cục thống kê, diện tích rừng
trồng tập trung năm 2009 ƣớc tính đạt 212 nghìn ha, tăng 5,9% so với năm
2008 trong đó Tuyên Quang là một trong những địa phƣơng có diện tích trồng
rừng tập trung cao là 14,9 nghìn ha và chủ yếu trồng các loài cây nhập nội
nhƣ Keo, Bạch đàn, Thông [33].
Cây Keo tai tƣợng (Acacia mangium Willd.) thuộc chi Acacia, họ trinh
nữ (Mimosaceae R.Br.) là loài cây có phạm vi sinh thái rộng, dễ trồng, mọc
nhanh sớm khép tán, thích ứng với các điều kiện lập địa khác nhau, có tác
dụng che phủ và cải tại đất, có khả năng đảm bảo thành công trong công tác
trồng rừng và đã đƣợc khẳng định. Là cây cung cấp nguyên vật liệu cho
ngành chế biến bột giấy, gỗ ván dăm, ngành xây dựng, tận dụng lá và hạt keo
tai tƣợng trong công nghiệp chế biến thức ăn gia súc, chế biến phân vi
sinh, Tuy là cây trồng dễ thích ứng dễ sinh trƣởng song cây Keo tai tƣợng là
một trong những loài cây trồng rừng hiện nay mắc phải nhiều sâu bệnh hại
xảy ra tại vƣờn ƣơm cũng nhƣ rừng trồng, gây ảnh hƣởng đến sản lƣợng và
chất lƣợng rừng. Bệnh nghiêm trọng có thể làm chết cây trên diện rộng. Mới
đây tại nhiều xã của huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang keo trồng bỗng
nhiên héo ngọn, chết dần [32]. Qua điều tra sơ bộ tìm hƣớng nghiên cứu,
chúng tôi phát hiện nguyên nhân chủ yếu của hiện tƣợng cây Keo tai tƣợng
héo ngọn và lá là do rễ cây bị thối khiến cây không hút đƣợc chất dinh dƣỡng

dẫn tới cây ngừng hoặc kém phát triển làm giảm năng suất, chất lƣợng rừng
trồng. Có rất ít công trình nghiên cứu về loại bệnh hại này nên khi dịch bệnh
xảy ra thì ngƣời dân chỉ có thể làm một số biện pháp thủ công nhƣ chặt bỏ
cây, đào rễ, khử trùng đất hoặc trồng loài cây mới trên đất đó.
3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Xuất phát từ thực trạng tác hại của bệnh hại rễ gây ra cho cây Keo tai
tƣợng và những khó khăn trong công tác phòng trừ bệnh, đƣợc sự phân công
của Khoa Sau đại học - Trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên, dƣới sự
hƣớng dẫn của PGS.TS. Phạm Quang Thu, tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu bệnh hại rễ Keo tai tượng (Acacia mangium) làm cơ sở đề
xuất các biện pháp quản lý dịch bệnh tại Tuyên Quang”.
Từ đó tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh cho cây keo tai tƣợng và đề
xuất các biện pháp quản lý dịch bệnh hiệu quả.
















4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.Trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu về bệnh hại cây rừng
Bệnh cây rừng là một môn khoa học còn rất non trẻ đã đƣợc bắt đầu
nghiên cứu trên 150 năm nay tuy vậy sự cống hiến cho công tác nghiên cứu
khoa học, phục vụ cho đời sống sản xuất thực tiễn của các nhà bệnh cây hết
sức to lớn.
Lịch sử phát triển môn bệnh cây rừng trải qua 3 giai đoạn, theo G.H.Heptig,
nhà bệnh cây rừng nƣớc Mỹ; mỗi một giai đoạn thƣờng khoảng 30 - 40 năm.
Thời kỳ đầu là nghiên cứu chủng loại, phân bố, mức độ bị hại, quy luật phát
bệnh và biện pháp phòng trừ. Thời kỳ thứ 2 đã chuyển hƣớng sang nghiên
cứu thăm dò, đặc tính sinh thái các bệnh có tính hủy diệt, các biện pháp chọn
giống và kỹ thuật lai tạo các loài cây chống chịu bệnh. Các quan hệ bệnh hại
và ô nhiễm môi trƣờng, các bệnh do Mycoplasma gây ra. Thời kỳ thứ 3 từ
năm 1970 đến nay, sự phát triển bệnh cây rừng bƣớc vào nghiên cứu sâu hơn
về đánh giá tổn thất, dự tính dự báo, hiệu quả kinh tế thông qua toán học hiện
đại và quản lý thông tin và đƣa việc “Quản lý tổng hợp sâu bệnh hại rừng”
(IPM) đến những ngƣời làm công tác lâm nghiệp [16].
Sử sách đã ghi chép các hiện tƣợng tự nhiên gây ra những tổn thất cho
kinh tế, trong đó có bệnh cây rừng. Hơn 300 năm trƣớc công nguyên ngƣời Cổ
Hy Lạp Theophrastus đã mô tả khả năng chống chịu bệnh của cây gỗ. Trong
cuốn “Thần nông bản thảo kinh” trƣớc công nguyên ngƣời Trung Quốc đã mô
tả bệnh thối nâu quả đào. Có những tài liệu thống kê cho biết đời Chu đến đời
Thanh đã có 5000 điều ghi chép về bệnh hại cây gỗ. Trƣớc thế kỷ 19 một số
5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

nhà khoa học bệnh cây Châu Âu đã có những thăm dò vật gây bệnh trên cây
gỗ. Trong đó có G.L.Hartig và con ông là T.Hartig đã có những mô tả về
nguyên nhân gỗ bị mục, nhƣng học thuyết đó chƣa đƣợc xác lập nhiều kết luận
sai. Cho nên những quan sát, thí nghiệm và phân tích bƣớc đầu về bệnh cây
rừng đầu thế kỷ XIX đƣợc xem là phôi thai của khoa học bệnh cây rừng [16].
Bệnh cây rừng đã trở thành môn học độc lập bắt đầu từ năm 1980 và
đƣợc phát triển trên cơ sở của khoa học lâm sinh học và bệnh thực vật. Năm
1966, nhà thực vật học ngƣời Đức M.Willkomm đã phát biểu bài báo “Kẻ thù
nhỏ của cây rừng” (Die microcopischen Feinde des Waldes) đã có tác dụng
thúc đẩy việc nghiên cứu khoa học này và Robert Hartig, ngƣời cháu nội của
G.L.Hartig đã đƣợc công nhận là ngƣời đặt nền móng cho khoa học bệnh cây
rừng. Năm 1974 và 1975 ông phát biểu các tài liệu chuyên khảo về bệnh cây
rừng nhƣ “Bệnh hại chủ yếu cây rừng”, “Hiện tƣợng tổn thƣơng gỗ”. Năm 1982
ông xuất bản cuốn “Khoa học bệnh cây” (Lehrbuch der Baumkrankheiten). Đó
là cuốn giáo trình bệnh cây rừng đầu tiên trên thế giới. R.Hartig còn bồi
dƣỡng nhiều nhà bệnh cây rừng nổi tiếng và trở thành các nhà sáng lập bệnh
cây rừng ở các nƣớc Châu Âu và Châu Mỹ [16].
Những năm ở thập kỷ 50 của thế kỷ XX, nhiều nhà bệnh cây đã tập
trung vào việc xác định loài, mô tả nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát
sinh, phát triển của bệnh. Đặc biệt ở các nƣớc nhiệt đới, L. Roger (1953) đã
nghiên cứu các loại bệnh hại cây rừng đƣợc mô tả trong cuốn sách bệnh cây
rừng các nƣớc nhiệt đới (Phytopathologie des pays chauds). Trong đó có một
số bệnh hại lá của Thông, Keo, Bạch đàn …54.
Cuốn sách “Forest pathology” của John Boyce xuất bản năm 1961 đã
mô tả một số bệnh hại cây rừng. Cuốn sách này đƣợc xuất bản ở nhiều nƣớc
nhƣ: Anh, Mỹ, Canada 40.
6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


1.1.2. Nghiên cứu về bệnh hại Keo
Theo kết quả nghiên cứu của Pedley, 1978 và Boland, 1986 với tổng số
trên dƣới 1200 loài, chi Keo Acacia là một chi thực vật quan trọng đối với đời
sống xã hội của nhiều nƣớc [37], [51].
Theo các ghi chép của Trung tâm giống cây rừng Ôxtrâylia thì các loài
keo Acacia của Ôxtrâylia đã đƣợc gây trồng ở trên 70 nƣớc với diện tích
khoảng 1.750.000 ha vào thời điểm đó. Nhiều loài trong số đó đã đáp ứng
đƣợc các yêu cầu về sử dụng cho các mục tiêu công nghiệp, xã hội và môi
trƣờng (Maslin và McDonald, 1996) [49]. Các loài có tiếng về cung cấp
nguyên liệu gỗ và bột giấy là Keo lá tràm (A. auriculiformis), Keo lá liềm (A.
crassicarpa), Keo tai tƣợng (A. mangium), Keo đa thân (A. aulacocarpa),
còn các loài khác nhƣ A. colei, A .tumida lại có tiềm năng cung cấp gỗ củi,
chống gió và hạt làm thức ăn cho ngƣời ở một số vùng [43], [45].
Năm 1961 - 1968, John Boyce nhà bệnh cây rừng ngƣời Mỹ đã mô tả một
số bệnh cây rừng trong cuốn “Forest pathology” và trong đó có bệnh hại Keo 40.
Năm 1952 - 1954, Roger đã nghiên cứu một số bệnh hại trên cây Bạch
đàn và Keo trong cuốn “Phytopathologie des pays chauds” 54. G.F. Brown
(ngƣời Anh, 1968) cũng đề cập đến một số bệnh hại Keo trong cuốn “Forest
tree pests and deseases in plantation” 39.
Theo Shaama nghiên cứu (1994), Cây trồng bị khô héo, rụng lá và tàn
lụitừ trên xuống dƣới (chết ngƣợc) do loài nấm hại lá Glomerlla cingulata (giai
đoạn vô tính là nấm Colletotrichum gleosporioides.) đó là nguyên nhân chủ yếu
của sự thiệt hại với loài Keo Acacia mangium trong vƣờn giống ở Papua New
Guinea và Ấn Độ (FAO 1981) [57]. Theo nhà nghiên cứu bệnh cây Lee
(1993) loài nấm này còn gây hại với các loài Acacia ssp [48].
7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Theo Zhou zaizhi (1964) tại hội nghị lần thứ III họp tại Đài Loan cuối

tháng 6 năm 1964, nhóm tƣ vấn nghiên cứu và phát triển của các loài Acacia,
nhiều đại biểu kể cả các tổ chức Quốc tế nhƣ CIFOR (Trung tâm nghiên cứu
Lâm nghiệp Quốc tế) cũng đã đề cập đến các vấn đề sâu bệnh hại các loài
Acacia [61].
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2006 thực tế có một số
nấm bệnh đã đƣợc phân lập từ một số loài keo. Đó là nấm Glomerella
cingulata gây bệnh đốm lá ở A. simsii; nấm Uromycladium robinsonii gây
bệnh rỉ sắt ở lá giả loài A. melanoxylon; nấm Oidium sp. có trên các loài A.
mangium và A. auriculiformis 24.
Theo nghiên cứu của Chris Lang (1996) trong thực tế có một số nấm
bệnh đã đƣợc phân lập từ một số loài keo. Đó là nấm Glomerella cingulata
gây bệnh đốm lá ở A. simsii; nấm Uromycladium robinsonii gây bệnh rỉ sắt ở
lá giả loài A. melanoxylon; nấm Oidium sp. có trên các loài A. mangium và A.
auriculiformis ở Trung Quốc nhƣng loài A. confusa (Đài Loan tƣơng tƣ) địa
phƣơng lại không bị bệnh 41.
Năm 2000, Old et al. đã phát hiện, mô tả các bệnh hại keo ở các nƣớc Đông
Nam Á và Ấn Độ, các bệnh thƣờng gặp là: bệnh phấn trắng (Powdery mildew),
bệnh đốm lá, bệnh bồ hóng, bệnh phấn hồng và rỗng ruột (Heart rot) 50.
1.1.3. Một số nghiên cứu về sử dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM
Về phòng trừ vật gây hại nói chung, bệnh cây nói riêng, trong những
năm gần đây các nhà khoa học đã kết hợp việc khống chế sinh vật với lợi ích
kinh tế và cân bằng sinh thái đã đƣa ra khái niệm về quản lý vật gây hại tổng
hợp hay phòng trừ tổng hợp IPM (Integrated Pest Management).
Theo Water, 1976 đã định nghĩa IPM nhƣ sau: “Quản lý vật gây hại
tổng hợp là sách lƣợc thông qua việc vận dụng nguyên lý sinh thái học phù
8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

hợp với hiệu quả kinh tế và xã hội, bao gồm các biện pháp đề phòng vật gây
hại phát sinh, làm giảm bớt và điều chỉnh quần thể vật gây hại, giữ mật độ

quần thể ở mức độ có thể chịu đựng đƣợc, nghĩa là từ thiết kế đến thi công,
trong quá trình quản lý tài nguyên rừng phải hoàn toàn tổng hợp” [60].
Các bƣớc nghiên cứu IPM nhƣ sau:
- Phân tích vị trí vật gây hại trong hệ sinh thái rừng, xác định ngƣỡng
gây hại kinh tế của vật gây hại.
- Lập phƣơng án làm giảm sâu bệnh hại chủ yếu bao gồm cả việc tạo
sinh vật thiên địch mới trong tự nhiên, chọn cây chống chịu, thay đổi môi
trƣờng sống của vật gây hại.
- Trong tình hình khẩn cấp, tìm biện pháp phòng trừ ít ảnh hƣởng đến
hệ sinh thái. Nếu cần có thể dùng thuốc hoá học nhƣng phải nghiên cứu tỷ mỷ
đến loại thuốc, liều lƣợng, nồng độ, thời gian và phạm vi sử dụng.
- Xây dựng phƣơng án kỹ thuật khống chế sâu hại [55].
L. Araujo và cộng sự đã tiến hành biện pháp phòng trừ sinh học bằng
việc sử dụng sản phẩm trao đổi chất của vi khuẩn Bacillus sp, đƣợc phân lập
từ mô thực vật. Ông và cộng sự đã đi sâu vào nghiên cứu các loài vi khuẩn
sống trong mô của thực vật để tìm ra các chất kháng sinh có khả năng kiềm
chế các nguồn gây bệnh ở cây trồng bằng phƣơng pháp sinh học nhằm làm
giảm bớt tác động đến môi trƣờng, bởi hiện nay con ngƣời đang sử dụng rất
nhiều chất hoá học để phòng trừ bệnh cây và côn trùng gây hại trên các cánh
đồng. Phƣơng pháp phòng trừ sinh học của ông tạo nên từ các vi sinh vật sống
nội sinh. Đó là những tổ chức vi sinh vật mà có ít nhất có một pha đời sống
của chúng sống ở trong cây chủ mà chúng không làm ảnh hƣởng đến sinh
trƣởng của cây. Với phƣơng pháp này nhóm của ông đã phân lập và tuyển
chọn một số mẫu vi khuẩn nội sinh đƣợc lựa chọn trong các giống cam, quýt
9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

nghiên cứu để tìm ra các chất kháng sinh mới có hiệu lực cao trong việc
phòng trừ nấm bệnh [35].
1.2. Ở Việt Nam

1.2.1. Những nghiên cứu về bệnh trong nước
Bệnh cây rừng ở nƣớc ta bắt đầu muộn hơn so với các nƣớc trên thế
giới. Nhiều công trình đã khởi đầu đề cập đến một số loại bệnh hại.
Theo Trần Văn Mão, 1998 môn học bệnh cây rừng đƣợc bắt đầu giảng
dạy ở trƣờng Đại học Lâm nghiệp từ năm 1963. Từ đó đến nay các nhà khoa
học bệnh cây rừng đã đóng góp đáng kể cho nền khoa học chung trong cả
nƣớc, nhiều công trình điều tra bệnh cây rừng đã đƣợc công bố. Năm 1974
giáo trình bệnh cây rừng đã đƣợc xuất bản lần đầu tiên ở nƣớc ta. Cùng với sự
phát triển khoa học côn trùng rừng khoa học bệnh cây rừng đã có những bƣớc
phát triển từ khi thành lập bộ môn gỗ sâu bệnh 1964, bộ môn bảo vệ thực vật
năm 1968 tại trƣờng Đại học Lâm nghiệp. Trải qua gần 40 năm, chúng ta
đang ở giai đoạn đầu của giai đoạn thứ ba của lịch sử phát triển bệnh cây rừng,
nhƣng do sự tiếp nền khoa học hiện đại các nhà khoa học bệnh cây rừng đang
cố gắng hòa nhập vào nền khoa học chung của thế giới, nhiều nhà khoa học
bệnh cây nƣớc ta đã đƣợc tham gia làm thành viên của tổ chức nghiên cứu
lâm nghiệp quốc tế IUFRO và các tổ chức khác [16].
Từ năm 1971, với nhiều công trình nghiên cứu của mình, Trần Văn
Mão đã bắt đầu công bố một số bệnh trên các loài cây: Trẩu, Sở, Quế, Hồi,…
Bệnh hại thân cành đã đƣợc các tác giả: Lê Văn Liễu, Nguyễn Sỹ Giao,
Nguyễn Kim Oanh, Đỗ Xuân Quy, Phạm Văn Mạch nghiên cứu [14].
Trên Tạp chí Lâm nghiệp năm 1994, Trần Văn Mão đã đƣa ra một số
biện pháp phòng trừ bệnh hại thân cành Keo và Bạch đàn [20].
1.2.2. Những nghiên cứu về bệnh hại Keo
10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Từ đầu những năm 1980 trở lại đây, nhiều loài Keo đã đƣợc nhập về
thử nghiệm ở nƣớc ta nhƣ Keo tai tƣợng (A. mangium), Keo lá liềm (A.
crassicarpa), Keo đa thân (A. aulacocarpa), Keo bụi (A. cincinnata), Keo lá
sim (A. holosericea) và sau này là Keo lai tự nhiên đƣợc phát hiện và chủ

động lai tạo (Sedgley et al., 1992) 56].
Trong những năm gần đây nhiều nhà nghiên cứu bệnh cây rừng nƣớc
ngoài đã tiến hành nghiên cứu lâu năm ở nƣớc ta về bệnh hại keo nhƣ Hodge
(1990), Zhon (1992), Sharma (1994) đã công bố trong báo cáo chuyên đề
bệnh cây ở Việt Nam [57].
Kết quả nghiên cứu của Phạm Quang Thu, 2002 đã chỉ ra rằng một vài
năm gần đây khi diện tích gây trồng keo đã tăng lên đáng kể (gần 230.000 ha
vào cuối năm 1999) thì cũng đã xuất hiện bệnh ở rừng trồng. Tại Đạ Tẻh (Lâm
Đồng) Keo tai tƣợng trồng thuần loài trên diện tích 400 ha đã có 118,5 ha bị
bệnh với tỷ lệ từ 7 đến 59% trong đó có một số diện tích bị khá nặng [27]. Tại
Bầu Bàng, một số dòng Keo lai đã bị mắc bệnh phấn hồng (Pink Disease) với tỷ
lệ mắc và mức độ bệnh khá cao gây thiệt hại cho sản xuất. Tại Kon Tum năm
2001, có khoảng 1000 ha rừng keo lai 2 tuổi bị nhiễm bệnh loét thân, thối vỏ và
dẫn đến khô ngọn. Tỷ lệ nặng nhất là ở Ngọc Tụ, Ngọc Hồi (Kon Tum) lên đến
90% số cây bị chết ngọn 22, 27.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Nghĩa từ năm 2001 đến năm 2005
thực hiện đề tài: “Chọn giống kháng bệnh cho năng xuất cao, kháng bệnh cho
bạch đàn và keo”, tác giả đã tiến hành điều tra bệnh hại các loài keo ở vƣờn
ƣơm và rừng trồng, một số bệnh quan trọng đƣợc tác giả nhắc đến là: bệnh
phấn hồng do nấm Corticium salmonicolor, bệnh loét thân do nấm
Colletotrichum gloeosporioides và nấm Pestalotiopsis neglecta và
Pestalotiopsis acaciae, bệnh rỗng ruột do nấm Ganoderma spp [23].
1.2.3. Một số nghiên cứu về sử dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM ở
Việt Nam
11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Biện pháp phòng trừ các loại nấm bệnh bằng các chế phẩm sinh học có
nguồn gốc từ nấm và vi khuẩn đã đƣợc rất nhiều nhà khoa học trong nƣớc
nghiên cứu và áp dụng. GS. Nguyễn Lân Dũng, TS. Phạm Văn Ty và Lê Mai

Hƣơng đã sử dụng xạ khuẩn để phòng chống bệnh thối cổ rễ cây thông con ở
vƣờn ƣơm do nấm Fusarium oxysporum gây ra 10. TS. Phạm Văn Mạch, năm
1991 trong công trình nghiên cứu của mình đã sử dụng các chủng Tricoderma
spp, xạ khuẩn Streptomyces spp để phòng chống bệnh thối cổ rễ cây thông con
vƣờn ƣơm 14. Tuy nhiên những nghiên cứu này mới dừng lại ở những thí
nghiệm các chủng nấm và xạ khuẩn đều đƣợc phân lập từ đất.
Sử dụng vi sinh vật nội sinh thực vật có khả năng ức chế sự phát triển của
nấm gây bệnh cây rừng đã đƣợc nghiên cứu ở Việt Nam từ năm 2002 (Phạm
Quang Thu, 2002) 27. Các tác giả nhƣ Phạm Văn Toản, Nguyễn Phƣơng Chi,
Phạm Việt Cƣờng, Phạm Quang Thu (2004) đã đi sâu vào nghiên cứu khả năng
tƣơng tác của các vi sinh vật có khả năng ức chế sinh vật gây bệnh với các loài
sinh vật đặc thù khác nhau nhƣ vi sinh vật phân giải lân, vi sinh vật kích thích
sinh trƣởng, vi sinh vật cố định đạm nội sinh và cộng sinh, vi sinh vật đối kháng
với nấm gây bệnh…để tạo ra chế phẩm hỗn hợp đƣợc gọi là “phân vi sinh chức
năng”. Phân vi sinh chức năng này đã đƣợc nghiên cứu và sản xuất thử cho từng
đối tƣợng cây trồng nhƣ: cây Bông, cây Đậu, cây Cà chua, cây Điều và một số
cây khác nhƣ cây keo, cây Thông nhựa, Thông mã vĩ [28].
1.3. Nhận xét chung
Các công trình nghiên cứu trên đã đánh dấu một bƣớc phát triển mới về
nghiên cứu bệnh hại cây rừng nói chung và bệnh hại thân cành keo nói riêng,
có ý nghĩa rất lớn trong sản xuất thực tiễn và khoa học. Những công trình
nghiên cứu này sẽ góp phần bổ sung thêm lƣợng kiến thức về bệnh cây rừng
thêm đầy đủ trong việc điều tra nghiên cứu về bệnh hại, xác định vật gây
bệnh, đặc tính sinh thái học và sinh vật học của vật gây bệnh, đề xuất các giải
12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

pháp phòng trừ và quản lý dịch bệnh hại nhằm phát triển tốt loài Keo tai
tƣợng phục vụ nhu cầu kinh doanh và sinh thái của ngƣời trồng rừng.


CHƢƠNG II
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nhằm thực hiện các mục tiêu nhƣ sau:
Xác định đƣợc sinh vật gây bệnh hại rễ gây chết khô cành ngọn Keo tai
tƣợng (Acacia mangium).
Điều tra, đánh giá đƣợc tình hình và thực trạng vấn đề bệnh hại rễ gây
chết khô cành ngọn Keo tai tƣợng (Acacia mangium) ở Tuyên Quang.
Đề xuất một số biện pháp phòng trừ và quản lý dịch bệnh hại.
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Keo tai tƣợng tuổi 1 đến tuổi 5 bị bệnh hại rễ gây chết khô cành ngọn
Keo tai tƣợng (Acacia mangium).
2.3. Địa điểm nghiên cứu
Tuyên Quang có 6 huyện bao gồm Yên sơn, Sơn Dƣơng, Na Hang,
Hàm Yên, Chiêm Hóa, Lâm Bình trong đó huyện Yên Sơn, huyện Chiêm Hóa
là khu vực rừng trồng Keo tai tƣợng (Acacia mangium) phổ biến nhất nên đề
tài đƣợc tiến hành chủ yếu ở hai huyện: Yên Sơn, Chiêm Hóa.
Đề tài đƣợc tiến hành tại phòng Nghiên cứu bảo vệ thực vật rừng, viện
Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
2.4. Nội dung nghiên cứu

×