Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Báo cáo thí nghiệm chuyên ngành hóa dầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242 KB, 19 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU
KHOA HÓA VÀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
BÁO CÁO THÍ NGHIỆM CHUYÊN NGÀNH
HÓA DẦU
GVHD:Th.S Tống Thị Minh Thu
Nhóm SVTH : Đỗ Ngọc Phúc
Trần Việt Phúc
Lê Khả Nhất
Vũng Tàu, ngày 12 tháng 12 năm 2012
Bài 1: XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN PHÂN ĐOẠN
1. Mục đích của bài thí nghiệm.
Xác định thành phần phân đoạn cho các sản phẩm chính của dầu mỏ như xăng ô
tô, xăng máy bay, kerosen, dầu DO…ngoại trừ khí hóa lỏng và bitum.
2. Tóm tắc các bước tiến hành thí nghiệm.
2.1 Chuẩn bị dụng cụ và mẫu
Chuẩn bị bể làm lạnh: Cho nước đá cục vào bể làm lạnh. Thêm nước vào bể làm
lạnh cho đến khi ngập hoàn toàn ống sinh hàn. Trước khi tiến hành thử nghiệm các
mẫu nhẹ (xăng) thì nhiệt độ bể làm lạnh phải nhỏ hơn 5
o
C.
Chuẩn bị mẫu: Vệ sinh bình cầu bằng cách tráng bình cầu với một ít mẫu. Cho
khoảng 2 đến 3 viên đá bọt vào bình cầu. Dùng ống đong lấy chính xác 100ml mẫu
cần phân tích cho vào bình cầu.Mẫu dùng trong thí nghiêm là xăng ô tô.
2.2 Tiến hành thí nghiệm
Điều chỉnh tốc độ gia nhiệt từ lúc bắt đầu đến khi xuất hiện giọt lỏng dầu tiên
chảy ra khỏi đuôi ống sinh hàn:
- Xăng: 5÷10 phút
Khi xuất hiện giọt lỏng đầu tiên, ta đọc và ghi nhận nhiệt độ trên nhiệt kế ( đó là
nhiệt độ điểm sôi đầu).
Lưu ý: trước khi có giọt lỏng đầu tiên xuất hiện thì miệng ống sinh hàn không


được chạm vào thành ống đong.
Từ đây điều chỉnh tốc độ gia nhiệt sao cho tốc độ chưng cất khoảng 4 ÷ 5ml /phút
( thường mức gia nhiệt ở 3 ÷ 5
o
C / phút).
Ghi lần lượt các giá trị nhiệt độ ứng với thể tích sản phẩm cất thu được trong ống
đong tại các thời điểm 10, 20, 30, 50,…90ml.
Sau khi chưng cất được 90ml, điều chỉnh tốc độ gia nhiệt sao cho thời gian từ lúc
chưng cất được 90ml đến khi kết thúc chưng cất là 3 ÷ 5 phút ( thông thường mức gia
nhiệt ở 4 ÷ 4,5
o
C/phút).
Tiếp tục gia nhiệt nhưng khi thấy cột thủy ngân của nhiệt kế dâng lên một độ cao
nào đó rồi bắt đầu hạ xuống thì ghi nhận nhiệt độ cao nhất này ( đó chính là điểm sôi
cuối).
Tắt thiết bị gia nhiệt, chờ nhiệt độ trên nhiệt kế của bình cầu hạ xuống dưới 40
o
C
ta đọc thể tích thu được trong ống đong ( gọi là thể tích cất V
ng
).
Phần còn lại trong bình cầu rót vào ống đong 10ml để xác định cặn còn lại ở nhiệt
độ 20 ± 3
o
C (gọi là thể tích cặn V
c
).
Xác định lượng mất mát của quá trình chưng cất.
3. Xử lý kết quả.
Điểm sôi đầu: 36

o
C
Thể tích (ml) 10 20 30 40 50 60 70 80 90
Nhiệt độ (
o
C) 49 56 62 73 85 103 121 137 167
Điểm sôi cuối 170
o
C
V
ng
= 92 ml
V
c
= 2,5 ml
V
m
= 100 –(V
ng
+ V
c
) = 5,5 ml
Đường chưng cất ASTM
4. Đánh giá chất lượng mẫu thí nghiệm
Mẫu
thí nghiệm có lượng cấu tử nặng tương đối cao dẫn đến lượng cặn chưng cất lớn,
trong quá trình chưng cất có sự mất mát khoảng sắp xĩ 5%
5. Trả lời câu hỏi
Câu 1.Ý nghĩa của đường cong chưng cất ASTM , diểm sôi đầu , điểm sôi cuối
 Ý nghĩa của đường cong chưng cất ASTM :

- Xác định phạm vi thành phần trong sản phẩm dầu .
- Đánh giá sơ bộ hàm lượng các phần nhẹ, trung bình và phần nặng cũng như tính
bốc hơi của sản phẩm .
-Cho biết khoảng nhiệt độ sôi của sản phẩm : t

÷ t
sc
 Ý nghĩa của điểm sôi đầu :
-Đảm bảo hàm lượng phân đoạn nhẹ cần thiết để độngcơ khởi động được
dễ dàng .
-Điểm sôi đầu thấp nghĩa là sản phẩm có nhiều cấu tửnhẹ , dễ hóa hơi ở
nhiệt độ thấp , nhanh chóng sưởi ấm động cơ và phân bố đều giữa các xylanh , giúp động
cơ khởi động dễ dàng .
-Tuy nhiên nếu điểm sôi đầu quá thấp thì nhiên liệu quádễ hóa hơi sẽ gây ra
hao hụt quá mức và tạo ra các nút hơi trongcác ống dẫn đến động cơ , ngăn cản
nhiên liệu chảy vào bộ chế hòakhí hoặc vòi phun nhiên liệu . Bên cạnh đó quá trình
khởi động lạiđộng cơ cũng gặp nhiều khó khăn do phần lớn các cấu tử nhẹ
đãhóa hơi và trong nhiên liệu lúc này chỉ còn lại các cấu tử trung bìnhvà nặng .
- Ngược lại điểm sôi đầu quá cao nghĩa là sản phẩm có ítcấu tử nhẹ , khó hóa
hơi ở nhiệt độ thấp , do đó động cơ sẽ khókhởi động khi trời lạnh .
 Ý nghĩa của điểm sôi cuối :
-Giới hạn hàm lượng các hydrocacbon nặng nhằm đảm bảo cho nhiên liệu
cháy hoàn toàn , cháy tốt , cháy sạch .
-Điểm sôi cuối cao nghĩa là hàm lượng cấu tử nặng trongsản phẩm nhiều làm nhiên
liệu khó hóa hơi , cháy không hết dễ tạocốc , tạo cặn than trong buồng đốt .
Câu 2.Đánh giá sản phẩm thử nghiệm .
Theo tiêu chuẩn TCVN 6776 : 2000 đối với xăng ôtô không pha chì , sản phẩm
đem đi chưng cất đạt yêu cầu chất lượng .
Cụ thể : t
sd

= 36
o
Ct
sc
= 170
o
C < t
c
tiêu chuẩn = 215
o
C ( max ).
Thành phần phân đoạn:
%Thể tích cất
được
T
s
thí nghiệm
o
C
T
s
tiêu chuẩn(max)
o
C
10% 49 70
50% 85 120
90% 167 190
Vc = 2,5 ml = 2,5 % thể tích > 2 % thể tích theo tiêu chuẩn (max)
Nhận xét :Sản phẩm có hàm lượng cấu tử nhẹ tương đối nhiều , hàm lượng
cấu tử nặng tương đối nhiều .

Bài 2: TỶ TRỌNG
XÁC ĐỊNH TỶ TRỌNG BẰNG TỶ TRỌNG KẾ (HYDROMETER)
1. Mục đích của bài thí nghiệm.
Dùng phù kế xác định nhanh chóng tỷ trọng của dầu mỏ và các sản phẩm của dầu
mỏ ở dạng lỏng.
2. Tóm tắc các bước tiến hành thí nghiệm.
2.1 Chuẩn bị dụng cụ và mẫu
Trộn đều mẫu thử để đạt nhiệt độ gần với nhiệt độ môi trường ( ± 3
o
C). Môi
trường có thể tạo ra bằng một bể nước và giữ nhiệt độ trong suốt thời gian xác định.
Nhiệt độ quy định khoảng 20
o
C ±1
o
C.
Rót cẩn thận mẫu thử vào ống đong hình trụ sạch, khô sau đó đặt ở vị trí thăng
bằng không có gió thổi. Các mẫu có độ nhớt cao dễ tạo bọt khí trên bề mặt của nó, có
thể phá bọt bằng cách đưa một mảnh giấy lọc sạch chạm vào các bọt khí này.
Mẫu dùng là dầu DO
2.2Tiến hành thí nghiêm với sản phẩm dầu mỏ có độ nhớt nhỏ hơn 200 cSt ở
50
o
C.
Cho từ từ phù kế sạch và khô vào mẫu cần thí nghiệm. Chú ý sao cho phù kế
không chạm vào thành trong của ống đong.
Cầm phía trên tỷ trọng kế rồi thả từ từ vào ống đong đựng mẫu. Tránh để mẫu
thấm ướt phần không chìm của tỷ trọng kế.
Dùng nhiệt kế khuấy mẫu liên tục (tránh để mẫu thấm ướt phần không chìm của tỷ
trọng kế). Khi nhiệt độ đạt cân bằng, ghi nhiệt độ của mẫu và lấy nhiệt kế ra.

Kéo tỷ trọng kế lên khỏi chất lỏng khoảng 2 vạch chia và sau đó thả xuống. Để
cho tỷ trọng kế nổi tự do, tránh chạm vào thành ống đong.
Khi tỷ trọng kế đứng yên, đặt mắt ở vị trí hơi thấp hơn mực chất lỏng và đưa lên
từ từ cho đến khi ngang bằng với mặt thoáng của chất lỏng ( hình 2.2) rồi ghi giá trị
đọc được trên thang chia tỷ trọng kế.
Ngay sau đó lại dùng nhiệt kế khuấy cẩn thận rồi ghi nhiệt độ của mẫu thử. Nếu
nhiệt độ này khác với nhiệt độ trước hơn 0,5
0
C; đo lại tỷ trọng.
3. Xử lý kết quả.
Nhiệt độ lúc thử nhiệm t = 28
o
C.
Tỷ trọng tương đối của sản phẩm dầu mỏ ở nhiệt độ thí nghiệm t
o
C.
d
t
4
= 835,5 kg/m
3
Hệ số hiệu chỉnh đối với sự giãn nở của sản phẩm khi thay đổi 1
o
C
(tra bảng 1). Ta có: γ = 0,000725
Tỷ trọng tương đối d
20
4
của sản phẩm dầu mỏ ở 20
o

C được tính theo công thức
sau:
d
20
4
= d
t
4
+ γ (t-20)
 d
20
4
= 0,8355 + 0,000725.(28 - 20) = 0,8413 = 841,3 kg/m
3
Vậy tỷ trọng tương đối d
20
4
của dầu DO ở 20
o
C là 841,3 kg/m
3
4. Đánh giá chất lượng mẫu thí nghiệm
Mẫu dầu DO nếu lấy ra dùng làm thí nghiêm để lâu ngoài môi trường bình
thường mà không được đây nắp cẩn thận thì một phần cấu tử nhẹ sẽ bị bay hơi dẫn tới
ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm.
5. Trả lời câu hỏi
Câu1.Ý nghĩa của tỷ trọng:
- Đặc trưng cho độ nặng nhẹ của nhiên liệu, thể hiện mối quan hệ giữa thể tích và khối
lượng, được sử dụng trong tồn trữ, vận chuyển, buôn bán, là con sốđơn giản
nhưng có thể đánh giá khái quát sản phẩm.

- Nếu 2 nhiên liệu có cùng giới hạn nhiệt độ sôi thì nhiên liệu nào có tỷ trọng cao hơn
thì thường có hàm lượng hydrocacbon thơm và napthenic cao hơn, tỷtrọng thấp
thường chứa nhiều parafins.
- Nhiệt trị (trên 1 đơn vị khối lượng) của nhiên liệu có xu hướng giảm khi
tỷtrọng tăng.
Câu 2.Tại sao phải qui đổi tỷ trọng về điều kiện tiêu chuẩn:Do tỷ trọng là thông số
ban đầu để đánh giá chất lượng sản phẩm phục vụ cho quátrình tồn trữ, vận chuyển,
mua bán. Tỷ trọng phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt độ, vì vậy phải chuyển về điều kiện
tiêu chuẩn để có thể đánh giá chất lượng sản phẩm, giaodịch, mua bán được thuận
lợi hơn
Câu 3.Tại sao khi thao tác tránh để mẫu thấm ướt phần không chìm của tỷ
trọng kế:
Vì nếu điều đó xảy ra sẽ làm tăng khối lượng của tỷ trọng kế (do phần
dính ướtnày ở ngoài phần chất lỏng nên không chịu sức đẩy Archimede), dẫn đến tỷ
trọng kếsẽ chìm sâu hơn và gây sai biệt trong thí nghiệm.
Bài 3: XÁC ĐỊNH ĐỘ NHỚT ĐỘNG HỌC
1. Mục đích của bài thí nghiệm.
Xác định độ nhớt động học của sản phẩm dầu nhờn từ đó ta có thể đánh giá khả
năng chịu nhiệt trong ổ bi, trong bánh răng, xi lanh… và cũng đánh giá khả năng làm
kín của dầu cũng như mức độ tiêu hao thất thoát nhiên liệu, từ đó lựa chọn loại dầu
bôi trơn có độ nhớt phù hợp với mục đích sử dụng.
2. Tóm tắc các bước tiến hành thí nghiệm.
2.1 Chuẩn bị mẫu thử và điều kiện thử
Chuẩn bị mẫu thử: Mẫu được lắc đều trước khi thí nghiệm. Nếu trong mẫu có
các hạt lơ lửng phải lọc qua rây 75μm để tránh làm nghẽn mao quản nhớt kế.
Xử lý nhiệt với mẫu sẫm màu, đặc: sấy mẫu ở 60
o
C trong 1 giờ, lắc đều và rót vào
chai thủy tinh khoảng 40ml đậy nắp ngâm vào nước sôi 30 phút, lắc và lọc qua rây
75μm, lấy mẫu lọc qua rây để đo.

Mẫu dùng là dầu bôi trơn.
Chuẩn bị điều kiện thử: Điều chỉnh bộ ổn nhiệt của bể đo độ nhớt để duy trì
nhiệt độ cần thử nghiệm ở 40
0
C, đảm bảo nhiệt độ bể dao động trong điều kiện thử
nghiệm ± 0,02
o
C.
2.2 Tiến hành thí nghiệm
Giữ nhiệt độ bể điều nhiệt ổn định ở 40
o
C.
Nhớt kế sử dụng phải sạch, khô và thích hợp với chất lỏng cần xác định độ nhớt
(loại có mao quản rộng dùng cho chất lỏng rất nhớt và loại có mao quản hẹp hơn dùng
cho chất lỏng ít nhớt hơn). Nhớt kếthích hợp phải có thời gian chảy ≥ 200 giây.
Nạp chất lỏng vào nhớt kế với thể tích thích hợp tùy theo thiết kế của mỗi nhớt kế.
Nhớt kế đã được nạp mẫu giữ trong bể điều nhiệt khoảng 30 phút để đảm bảo đạt đến
nhiệt độ cần xác định độ nhớt. Chỉnh lại lượng chất lỏng trong nhớt kế nếu cần thiết.
Dùng bóp hút cao su hút hay đẩy cho mực chất lỏng trong mao quản lên cao hơn
mực đánh dấu thứ nhất khoảng 5mm. Để chất lỏng chảy tự do và dùng đồng hồ bấm
giây xác định thời gian chất lỏng chảy từ mực đánh dấu thứ nhất đến mực đánh dấu
thứ hai.Ghi khoảng thời gian chảy giữa hai vạch này để tính độ nhớt. Ghi các số liệu
để đưa vào tính toán.
Nếu thời gian chảy nhỏ hơn thời gian tối thiểu 200 giây thì phải chọn một nhớt kế
khác có đường kính mao quản nhỏ hơn và lặp lại phép đo.
3. Xử lý kết quả.
Tính độ nhớt động học υ theo công thức:
υ = C.t
Trong đó:
 Độ nhớt động học: υ(sCt hay mm

2
/s)
 Thời gian chảy: t (s)
- Lần 1: (1) 545 (s) (2) 650 (s)
- Lần 2: (1) 552 (s) (2) 661 (s)
 Trung bình: (1) 548,5 (s) (2) 655,5 (s)
 Hằng số của nhớt kế: C (mm
2
/s
2
)
- C
1
= 0,1366
- C
2
= 0,1204
Vậy độ nhớt động học υ của dầu DO là:
υ = (C
1
.t
1
+ C
2
.t
2
)/2
 υ = (0,1366.548,5 + 0,1204.655,5)/2 = 77 (sCt)
4. Đánh giá chất lượng mẫu thí nghiệm
Mẫu dầu nhờn đem đi làm thí nghiệm đạt độ nhớt tương đương với tiêu chuẩn.

5. Trả lời câu hỏi
Câu 1.Ý nghĩa của độ nhớt:
- Đặc trưng cho khả năng bôi trơn của sản phẩm.
- Đặc trưng cho khả năng lưu chuyển của sản phẩm. Sản phẩm có độ nhớt càng cao thì
khả nănglưu chuyển càng kém.
- Liên quan đến khả năng tạo sương của nhiên liệu. Độ nhớt càng cao, khả
năng tạo sương càngkhó.
Câu 2.Giải thích sự khác nhau khi đo độ nhớt các sản phẩm trong và đục
Tùy theo sản phẩm là trong hay đục mà người ta lựa chọn loại nhớt kế mao quản
thủy tinh cho phùhợp. Cụ thể:
- Đối với sản phẩm trong, các sản phẩm sáng màu ta sử dụng nhớt kế chảy thuận vì ta
cóthể quan sát được dễ dàng mức chất lỏng khi cho sản phẩm chảy từ mực đánh dấu
thứ nhất đếnmực đánh dấu thứ hai.
- Đối với các sản phẩm đục hay sậm màu, ta phải sử dụng nhớt kế chảy ngược
để có thểquan sát được mức chất lỏng khi cho sản phẩm chảy từ mực
đánh dấu thứ nhất đến mực đánhdấu thứ hai. Nếu sử dụng nhớt kế chảy thuận cho
loại sản phẩm này, do hiện tượng dính ướt takhông thể quan sát được mực chất
lỏng trong nhớt kế để đo thời gian chảy chính xác. Vì thếkết quả thí nghiệm sẽ
sai lệch rất nhiều
Bài 4:ÁP SUẤT HƠI BÃO HOÀ
1. Mục đích thí nghiệm
Đánh giá khả năng bay hơi của xăng A92. Đại lượng này càng lớn, độ bay
hơi càng cao. Đối với xăng ô tô, áp suất hơi bảo hoàn càng lớn thì động cơ dễ
khởi động. Tuy nhiên áp suất hơi bảo hòa của xăng quá lớn vượt giới hạn cho
phép thì xăng dễ tạo nút hơi trong đường ống dẫn nhiên liệu khi gặp nhiệt độ
cao.
Áp suất hơi bảo hòa càng lớn, điều đó cho thấy trong thành phần nhiên liệu
chứa nhiều các hợp chất hydrocacbon nhẹ. Giá trị áp suất hơi liên hệ trực tiếp
với lượng cấu tử chứa trong sản phẩm bị hóa hơi.
2. Tóm tắt các bước tiến hành thí nghiệm

2.1-Chuẩn bị mẫu
- Chuẩn bị bể điều nhiệt
- Chuẩn bị khoang lỏng
- Chuẩn bị khoang hơi
- Chuẩn bị mẫu
2.2- Tiến hành thí nghiệm
1. đổ mẫu vào khoang lỏng đến tràn .
2. Lắp khoang hơi và khoang lỏng lại với nhau .
3. Lật úp cụm thiết bị đã lắp ráp để cho mẫu chảy từ khoang lỏng vào
khoang hơi. Nhúng toàn bộ thiết bị đã lắp ráp ngập toàn bộ vào bể điều nhiệt ở
nhiệt độ 37,8 ±
o
C.
4. Theo dõi sự rò hơi của thiết bị .
5. Sau khi thiết bị đã được đặt vào bể điều nhiệt ít nhất 5 phút ghi lại giá trị
đọc được trên áp kế.
6. Nhất thiết bị ra khỏi bể điều nhiệt và lặp lại thao tác ở mục 3.
7.Tháo và làm sạch thiết bị bằng acetone.
3. Xử lý kết quả
Sau 2 lần tiến hành thí nghiệm ta được kết quả như sau:
Lần đo 1 6,9 7,1 7,2 7,25 7,3 7.3
Lần đo 2 6,5 7,0 7,1 7,2 7,4 7,4
Kết quả trung bình ta tính được là: 7,35.
4. Đánh giá chất lượng mẫu
Mẫu có áp suất hơi bão hoà là 73,5 là tương đối đạt tiêu chuẩn của xăng A92
(43 - 75)
5. Trả lời câu hỏi
1. Áp suất hơi: có ý nghĩa trong việc xác định khả năng bay hơi của nhiên
liệu. đại lượng này càng lớn thì khả năng bay hơi càng cao. Áp suất hơi đăc
trưng cho thành phần hydrocacbon nhẹ trong nhiên liệu.

2. Áp suất hơi của một sản phẩm lỏng phụ thuộc vào thành phần
hydrocacbon nhẹ trong nhiên liệu, điều kiện nhiệt độ trong quá trình vận
chuyển, bảo quản và làm việc của động cơ.
3. Sản phẩm thử nghiệm có những sai khác so với thực tế, nguyên nhân là do
quá trình thực hiện chưa đảm bảo đúng nhiệt độ gia nhiệt trong bể điều nhiệt,
xăng qua nhiều lần thí nghiệm nên thành phần hydrocacbon nhẹ có phần bị thay
đổi.
Bài 5: XÁC ĐỊNH ĐIẺM CHỚP CHÁY CỐC HỞ
1. Mục đích của bài thí nghiệm.
Xác định điểm chớp cháy cốc hở của dầu DO.
Điểm chớp lửa cốc hở trong một mức độ nào đó đặc trưng cho tính dễ cháy của
sản phẩm dầu mỏ. Dựa vào nhiệt độ chớp lửa có thể biết được đặc tính của
hydrocacbon có trong thành phần của nó cũng như sự có mặt của các cấu tử nhẹ.
2. Tóm tắc các bước tiến hành thí nghiệm.
2.1 Chuẩn bị mẫu thử và điều kiện thử
Chuẩn bị mẫu: Bảo quản mẫu trong các dụng cụ chứa đựng kín, không rò rỉ, tránh
làm bay hơi các phần nhẹ. Mẫu của các chất có độ nhớt cao, có thể hâm nóng cho đến
khi thành chất lỏng dễ rót vào cốc thử nghiệm. Nhưng mẫu chỉ được đun nóng đến
nhiệt độ thấp hơn điểm chớp lửa dự đoán là 56
o
C.
Chuẩn bị thiết bị:Thử nghiệm được tiến hành ở nơi kín gió. Không tiến hành thí
nghiệm trong tủ hút đang làm việc. Cẩn thận làm sạch cốc loại bỏ hết các vết dầu bẩn
của lần thử trước, nếu có cặn cacbon loại bỏ bằng bùi nhùi thép loại mảnh. Sấy khô
cốc, để nguội cốc đến ít nhất dưới nhiệt độ chớp cháy dự kiến là 56
o
C.
2.2 Tiến hành thí nghiệm
Đổ mẫu vào cốc thử đến vạch chuẩn. Gắn nhiệt kế ở vị trí thẳng đứng sao cho đáy
của bầu thủy ngân cách đáy cốc 6,4mm.

Châm ngọn lửa và điều chỉnh nó có đường kính 4,2 ÷ 4,8 mm.
Tốc độ gia nhiệt cho cốc thử được điều chỉnh bằng núm điều chỉnh nhiệt độ trên
thiết bị. Tốc độ đốt nóng mẫu ban đầu là 14 ÷ 17
o
C / phút. Khi nhiệt độ xấp xỉ 56
o
C
dưới điểm chớp cháy dự đoán, giảm tốc độ đốt nóng xuống 5 ÷ 6
o
C / phút.
Khi mẫu đạt đến dưới 28
o
C nhiệt độ chớp cháy dự đoán, bắt đầu thử bằng cách
cho ngọn lửa di chuyển nhanh qua tâm cốc thử ( khoảng 1 giây). Lặp lại việc thử
nghiệm này sau mỗi 2
o
C.
Ghi nhận điểm chớp cháy khi sự bắt lửa xuất hiện tại bất cứ điểm nào trên bề mặt
mẫu. Tránh nhầm lẫn với vầng sáng xanh đôi khi xuất hiện quanh ngọn lửa thử.
Tiếp tục nâng nhiệt độ mẫu thử với tốc độ 5 ÷ 6
o
C / phút. Tiếp tục thử ngọn lửa
sau mỗi 2
o
C cho đến khi mẫu bắt cháy và sự cháy duy trì ít nhất 5 giây. Ghi nhận
nhiệt độ này - điểm bắt cháy.
3. Xử lý kết quả.
 Kết quả thí nghiệm
Điểm chớp cháy Điểm bắt cháy
Lần 1 69

o
C 88
o
C
Lần 2 70
o
C 90
o
C
TB 69,5
o
C 89
o
C
4. Đánh giá chất lượng mẫu thí nghiệm
Mẫu thí nghiêm có nhiệt độ chớp cháy tương đối cao vì trong quá trình thí
nghiêm một lượng cấu tử nhẹ đã bị bay hơi làm tăng nhiệt đọ chớp cháy.
5. Trả lời câu hỏi
Câu 1.Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thu được :
- Quá trình điều chỉnh tốc độ gia nhiệt.
- Điều kiện thí nghiệm chưa kín gió (có quạt, gần cửa sổ)
- Khoảng cách giữa bầu nhiệt kế và miệng cốc.
- Lắc đều mẫu trước khi làm thí nghiệm.
Câu 2.Phân biệt điểm chớp cháy và điểm bốc cháy :
- Điểm chớp cháy là nhiệt độ mà tại đó sản phẩm được gia nhiệt trong các
điềukiện chuẩn tạo ra một lượng hơi đủ chớp cháy khi có ngọn lửa thử.
- Điểm bốc cháy là nhiệt độ tại đó sản phẩm bắt đầu bốc cháy và duy trì sự cháyở khoảng
thời gian lớn hơn 5s khi sản phẩm được gia nhiệt với sự hiện diệncủa ngọn lửa thử.
- Điểm bốc cháy lớn hơn điểm chớp cháy.
Câu 3.Đánh giá mẫu thí nghiệm :Mẫu thí nghiệm có điểm chớp cháy khá cao

BÀI 7. ĐIỂM ANILIN
1. Mục đích của bài thí nghiệm
Điểm aniline là điểm thấp nhất mà tại đó đồng thể tích của aniline và sản
phẩm dầu mỏ hoà tan hoàn toàn .
Bài thí nghiệm này nhằm xác định điểm aniline của dầu DO. Thông qua đó
có thể tính được chỉ số Cetan cho dầu DO.
2. Tóm tắt quá trình thí nghiệm.
- Lấy mẫu
- Cắm nhiệt kế thuỷ ngân
- Lắp vào ống nghiệm, đặt vào cốc đựng nước, đặt cốc đựng nước lên thiết bị gia
nhiệt.
- Vừa đun vừa khuấy.
- Quan sát hiện tượng trong ống nghiệm, khi hệ vẫn đục trở nên trong suốt thì tắt
bếp, vẫn tiếp tục khuấy cho đến khi hệ đục trở lại. đọc nhiệt độ lúc bắt đầu đục.
3. Xử lý kết quả
Sau 2 lần đo ta được kết quả như sau:
Lần 1: điểm hoà tan hoàn toàn:75
0
C
Điểm aniline : 74
0
C.
Lần 2: điểm hoà tan hoàn toàn: 76
0
C
Điểm aniline: 75
0
C.
Kết quả trung bình của 2 lần đo là: 74,5
0

C=166,1
0
F.
Chỉ số Diesel =(điểm aniline . tỷ trọng)/100=(166,1.0,85)/100=1,412
Chỉ số Cetan = 0,77.Chỉ số Dielsel +10=11,087.
4. Đánh giá mẫu thử nghiệm
Mẫu dầu DO có chỉ số Cetan rất thấp, do một số sinh viên trong quá trình
lấy mẫu đã để lẫn lộn các hoá chất với nhau, một số mẫu sau khi thử nghiệm đổ
ngược lại vào bình mẫu nên chất lượng mẫu không còn như tiêu chuẩn.
5. Trả lời câu hỏi
1. Ý nghĩa điểm aniline là chỉ thị về thành phần chất thơm có trong dầu. biểu thị
lượng C chưa no trong dầu .
2. Điểm chuyển pha giao động trong khoảng nhiệt độ nhỏ, và chuyển pha nhanh.
3. Chỉ số Cetan là chỉ số đặc trưng cho khả năng tự bốc cháy của nhiên liệu
Diesel.
Bài 8: XÁC ĐỊNH ĐỘ ĂN MÒN TẤM ĐỒNG
1. Mục đích của bài thí nghiệm.
Xác định tính chất ăn mòn của miếng đồng ở điều kiện thử cho trước để đánh giá
mức độ ăn món kim loại của sản phẩm dầu mỏ.
2. Tóm tắc các bước tiến hành thí nghiệm.
2.1 Chuẩn bị mẫu thử và điều kiện thử
Chuẩn bị miếng đồng:
Loại tất cả các vết bẩn trên cả 6 mặt của miếng đồng bằng giấy nhám carbua silic.
Rồi nhúng miếng đồng vào trong dung môi rửa.
Lấy miếng đồng ra khỏi dung môi, dùng giấy lọc không tro lót tay để cầm miếng
đồng khi đánh bóng. Dùng giấy nhám carbua silic 150, trước tiên đánh bóng các đầu
nút rồi đến các cạnh. Chùi sạch mạnh bằng bông gòn và sau đó chỉ được cầm bằng
kẹp thép không rỉ, không được cầm bằng tay. Sau đó giữ chặt miếng đồng bằng mâm
kẹp để đánh bóng các bề mặt còn lại. Chà mạnh lên bề mặt theo chiều dọc của miếng
đồng khi đánh bóng (chà theo một chiều).

Sau khi đánh bóng dùng các miếng bông gòn chùi thất mạnh để làm sạch bụi kim
loại từ miếng đồng cho đến khi thay miếng bông gòn mới mà không bị bẩn.
Chuẩn bị mẫu:
Mẫu cần được đựng trong chai thủy tinh sạch, tối màu, chai plastic hay các bình
đựng phù hợp khác mà không ảnh hưởng đến tính chất ăn mòn của mẫu. Tránh sử
dụng các bình có phủ thiết.
Nạp mẫu đầy vào ống thử nghiệm đã có sẵn miếng đống đến mức tối đa có thể
được, đóng nắp sau khi lấy mẫu và tránh để mẫu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Mẫu dùng là dầu nhờn
Chuẩn bị bể ổn nhiệt:
Cài đặt nhiệt độ theo qui định khi thử nghiệm đối với từng loại sản phẩm riêng
biệt. Mực nước trong bể ổn nhiệt sao cho khi đặt bom vào mực nước phải ngập bom.
Theo dõi sự cạn nước trong bể ổn nhiệt do sự bay hơi của nước. Nếu nước cạn thì
phải thêm nước vào cho đúng mức qui định.
Có thể thay nước bằng chất tải nhiệt như glyxerin hay dầu silicon.
2.2 Tiến hành thử nghiệm
Ứng với các nhóm sản phẩm khác nhau có các điều kiện tiến hành khác nhau.
Đối với dầu nhờn: Cho 30ml mẫu vào trong ống thử nghiệm sạch và khô. Trong
vòng 1 phút sau khi đánh bóng, thả nhẹ miếng đồng vào trong ống thử nghiệm có
chứa mẫu. Đặt cẩn thận ống nghiệm vào trong bom và vặn chặt nắp lại. Nhúng hoàn
toàn bom vào trong bể điều nhiệt ở nhiệt độ 100±1
o
C. Sau 2 giờ ± 5 phút, lấy bom ra
ngoài làm nguội trong vài phút bằng nước vòi. Mở nắp bom, lấy ống thử nghiệm ra và
khảo sát miếng đồng
Cũng có thể tiến hành thử với thời gian khác nhau và nhiệt độ cao hơn 100
o
C, để
tạo thống nhất nên tăng nhiệt độ đều đặn 5
o

C bắt đầu từ 100
o
C.
3. Xử lý kết quả.
- Thời gian: 2 giờ ± 5 phút
- Nhiệt độ: 100
o
C
- Mức độ ăn mòn: 1b
4. Trả
lời câu hỏi
Câu 1 : Mẫu phải chứa trong chai nhựa hay chai thủy tinh, được nạp đầy và
tránh tiếp xúc với ánh sang tại vì :
- Mẫu có chưa các cấu tử nhẹ dễ bay hơi , chứa trong các chai nhựa hoặc
chai thủy tinh để tránh ăn mòn , nạp đầy tránh tiếp xúc với ánh sang để tránh
tăng áp suất trong bình ngòa ra đậy kín còn tránh hiện tượng rò rỉ.
Câu 2 : Các yếu tố ảnh hưởng tới tấm đồng
- Áp suất hơi bảo hòa không lớn hơn 124kpa
- Chất lượng của các sản phẩm dầu mỏ như xăng, nhiên liệu phản lực dầu
diesel
- Chất
lượng làm sạch trên tấm đồng
- Khi bỏ
tấm đồng vào mẫu thì tránh tiếp xúc với ánh sang
- Tiến
hành thí nghiệm với nhiệt độ cao hơn 100
0
C
BÀI 9: CẶN CARBON CONRADSON
(CẶN CARBON, ĐỘ CỐC HOÁ)

1. Mục đích bài thí nghiệm:
Xác định một cách định tính hàm lượng nhựa và asphanten có trong sản
phẩm dầu mỏ. Đánh giá chất lượng nhiên liệu , tác hại mà nhiên liệu có thể gây
ra cho động cơ hay lò đốt.
Xác định hàm lượng cặn của dầu thô.
2. Tóm tắt các bước tiến hành thí nghiệm.
- Chuẩn bị mẫu
- Cho mẫu vào chén sứ, đặt lên kiềng
- Dùng đèn khí cấp nhiệt với ngọn lửa lớn , gia nhiệt đến khi không còn thấy khói
xuất hiện ở phía trên ống chụp.
- Tắt lửa, để nguội, đem chén sứ đi cân.
3. Xử lý kết quả.
Sau khi thử nghiệm kết quả thu được như sau:
Khối lượng chén sứ trước khi nung : 16,0466g.
Khối lượng chén sứ sau khi cho mẫu vào và đem nung: 16,3446g.
Vậy hàm lượng cặn cacbon thu được là 0,298g.
Hàm lượng =0,298.100/5 = 5,96 %.
4. Đánh giá chất lượng mẫu:
Mẫu dầu thô trong phòng thí nghiệm có hàm lượng cặn cacbon không cao
lắm, đạt mức tiêu chuẩn.
5. Trả lời câu hỏi
1. Ý nghĩa cặn cacbon cho biết hàm lượng nhựa và asphanten trong sản phẩm dầu
mỏ. giúp đánh giá được chất lượng sản phẩm.
Đặc trưng cho khả năng tạo cốc của phần cặn dầu mỏ.
2. Phân biệt tro và cặn cacbon
- Ngoài thành phần hữu cơ là chính còn có một lương rất nhỏ là các tạp chất vô
cơ và những chất cơ-kim của phụ gia mà khi cháy tạo ra các oxit kim loại Trong
dầu nhờn thông thường , ngoài thành phần hữu cơ là chính còn có một lương rất
nhỏ là các tạp chất vô cơ và những chất cơ-kim của phụ gia mà khi cháy tạo ra
các oxit kim loại Tro là sản phẩm vô cơ , là các oxit kim loại ; là phần của dầu

nhờn không thể bị đốt thêm hoặc nung cháy
- Nếu quá trình cháy diễn ra chưa tới mức hoàn toàn thì sản phẩm nhận được là
một hỗn hợp khá phức tạp gồm phần dầu chưa cháy hết , tro ,than , phần dầu bị
crăking,v.v tất cả gọi là cặn cácbon mà theo những tài liệu của Liên xô trước
đậy vẫn gọi là Cốc .
3. Các phụ gia có trong sản phẩm , trong quá trình đốt cũng sẽ bị ngưng tụ và tạo
cốc cùng với các hàm lượng cacbon trong sản phẩm. do vậy , giá trị của cặn các
bon thu được sẽ có giá trị không chính xác.
4. Đánh giá mẫu dầu thô dùng trong phòng thí nghiệm có hàm lượng cặn cacbon
là 5,96%. Đạt mức trung bình.
Bài 10: XÁC ĐỊNH ĐỘ HÀM LƯỢNG NƯỚC
1. Mục đích của bài thí nghiệm.
Xác định làm lượng nước có trong các sản phẩm dầu mỏ có ý nghĩa quan trọng
cho việc đánh giá chất lượng các sản phẩm dầu mỏ cũng như các tác hại mà các sản
phẩm dầu mỏ gây ra trong việc sử dụng.
2. Tóm tắc các bước tiến hành thí nghiệm.
2.1 Chuẩn bị mẫu thử và điều kiện thử
Dụng cụ thí nghiệm gồm ống đong, bình cầu, bộ tách nước phải được tráng rửa
bằng axeton, sấy khô để nguội trước khi lấy mẫu.
Lấy 100ml mẫu dầu DO với độ chính xác 0,1% cho vào bình cầu, rồi thêm 100ml
dung môi xylem và 2ml nước
Thêm vào mảnh thủy tinh hoặc đá bọt làm tâm sôi tránh hiện tượng sôi sục mạnh.
2.2 Tiến hành thí nghiệm.
Lắp bình cầu chứa mẫu, bộ phận tách nước, ống sinh hàn. Bật bộ phận đun, tăng
nhiệt độ và sau đó điều chỉnh tốc độ sôi phần cất ngưng tụ chảy xuống ống hứng với
tốc độ 2 ÷ 3 giọt/ giây. Tiến hành thí nghiệm cho đến khi lượng nước trong ống hứng
không thay đổi trong 5 phút.
Tắt bếp, để hệ thống nguội đến nhiệt độ phòng. Đọc chính xác thể tích nước trong
ống hứng.
Nếu lượng nước thoát ra khỏi mẫu trong quá trình chưng cất tạo với dung môi một

dung dịch nhũ tương thì chưng cho đến khi phần dung môi ngưng tụ trong ống hứng
phần trên cùng trong suốt thì ngừng lại và tắt bếp để nguội đến nhiệt độ phòng. Đem
ống hứng gia nhiệt trong nước nóng cho đến khi hệ nhũ tương bị phá vỡ và tách ra
thành hai lớp riêng biệt ( lớp nước và lớp dung môi). Đọc chính xác thể tích nước
trong ống hứng.
Nếu lượng dung môi thu được trong ống ngưng đầy nhưng vẫn chưa trong suốt
( dạng nhũ tương) thì tắt bếp. Phá vỡ hệ nhũ tương theo phương pháp gia nhiệt. Dùng
pipet hút phần dung môi trong ống hứng ra để lại phần nước. Tiếp tục quá trình chưng
tiếp theo cho đến khi hết nước trong mẫu.
3. Xử lý kết quả.
Hàm lượng nước trong dầu DO là rất nhỏ nên ta chỉ quan sát được hệ nhũ
tương của dung môi và lượng nước ta them vào
4. Trả lời câu hỏi
Câu 1 : Nêu ảnh hưởng của hàm lượng nước lẫn trong một số sản phẩm dầu mỏ :
- Nước có mặt trong sản phẩm dầu mỏ làm ảnh hưởng đến tính năng của
sản phẩm dầu mỏ. Đối với các sản phẩm dầu mỏ làm nhiên liệu đốt thì sự có
mặt của nước vượt quá giới hạn cho phép sẽ làm giảm khả năng bắt cháy và
nhiệt lượng của nhiên liệu. Trong sản phẩm dầu bôi trơn, sự có mặt của nước
sẽ làm giảm khả năng bôi trơn trơn của dầu.
- Nước có mặt trong sản phẩm dầu mỏ còn thúc dẩy quá trình ăn mòn
thiết bị diễn ra nhanh hơn, đồng thời phá hủy các phụ gia trong sản phẩm dầu
mỏ làm giảm chất lượng chất lượng sản phẩm dầu mỏ.
Câu 2 Có thể dùng phân đoạn xăng 80 ÷ 120
o
C để thay thế cho dung môi xylen tại

Phân đoạn xăng ở 80-120
o
C thành phần chủ yếu là các hydro cacbon thơm chủ
yếu là xyen ngoài ra còn có tuluen . Ngoài ra xylen có nhiệt độ sôi của xylen

nằm trong khoảng 100-120
o
C trong khoảng phân đoạn của xăng nên có thể
thay thế được.
Câu 3. Hàm lượng nước trong mẫu dầu có hàm lượng nước ít
BÀI 11: XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG TẠP CHẤT CƠ HỌC
1. Ý nghĩa bài thí nghiệm.
Xác định hàm lượng tạp chất cơ học trong dầu DO để đảm bảo cho quá trình
tồn trữ, bơm chuyển và sử dụng cho động cơ.
Biết được hàm lượng tạp chất có trong dầu ta sẽ có phương án bảo quản,
tách lọc thích hợp để đảm bảo cho quá trình làm việc của động cơ.
2. Tóm tắt các bước tiến hành thí nghiệm
- Chuẩn bị mẫu và dụng cụ
- Lấy mẫu vào ống sứ, đem đi cân
- Đặt ống lót sứ chứa mẫu vào bộ trích ly có chứa 200ml toluene, cho nước chảy
qua ống sinh hàn. Bật bếp gia nhiệt.
- Trích ly cho đến khi dung môi nhỏ xuống từ ống sứ không còn màu thì tiếp tục
trích ly thêm 30 phút.
- Sau khi trích ly, đem sấy khô ống sứ rồi đem cân. Ghi kết quả cân được.
3. Xử lý kết quả
ống xốp chưa có mẫu :m= 15,9357g
ống xốp sau khi trích ly cân được: m= 15,9935g
Từ các kết quả cân được ta tính được lượng cặn cơ học trong dầu thô là
0,0578g.
Suy ra hàm lượng cặn là :(0,0578/5,2613).100=1,09%.
4. Trả lời câu hỏi
1. Tạp chất cơ học là các thành phần rắn, cơ kim, thành phần vô cơ lẫn trong dầu
mỏ và không phân huỷ trong sản phẩm dầu mỏ.
2. Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả đo:
- quá trình cân chưa chính xác

- Quan sát sự thay đổi màu của dung dịch chưa đạt
- ống sứ chưa được làm sạch, chưa được sấy khô sẽ còn lẫn các mẫu thử nghiệm
của các nhóm thí nghiệm trước đó.
3. Phải làm nguội ống lót sứ trong bình hút ẩm không có chất hút ẩm vì nếu có
chất hút ẩm thì sẽ bám lên thành ống sứ, khi ta trích ly se bị ảnh hưởng, quá
trình trích ly sẽ không hoàn toàn, không tách được hết hàm lượng chất cơ học ra
khỏi hỗn hợp dầu.
4. Đánh giá: mẫu dầu thô đem đi thử nghiệm có hàm lượng cặn cacbon rất thấp.
BÀI 12: XÁC ĐỊNH ĐIỂM NHỎ GIỌT CỦA MỠ BÔI TRƠN
1. Ý nghĩa bài thì nghiệm
Xác định điểm nhỏ giọt của mẫu mỡ trong phòng thí nghiệm.
Việc xác định được điểm nhỏ giọt giúp ta biết được cho khả năng sử dụng
của dầu mỡ để làm việc ở nhiệt độ cao và phản ánh trong một chừng mực nào
đó thành phần, bản chất của chất làm đặc.
2. Tóm tắt quy trình thí nghiệm
- Chuẩn bị dụng cụ
- Chuẩn bị hoá chất
- Lấy hoá chất vào chén, kéo que để tạo phiễu nón trong chén.
- Cho chén vào ống thử
- Lắp thiết bị, gia nhiệt, bật motơ khuấy.
- Điều chỉnh tốc độ gia nhiệt thật chậm, khi giọt mỡ đầu tiên rơi xuống thì ta ghi
lại nhiệt độ lúc đó.
3. Xử lý kết quả
Sau 2 lần làm thí nghiệm với mẫu mỡ, ta thu được kết quả của nhiệt độ điểm
nhỏ giọt như sau:
Nhiệt độ điểm chảy quan sát được từ nhiệt kế của ống thử: 85
0
C
Nhiệt độ của nhiệt kế quan sát được khi đo dung dịch glyxerin: 86
0

C.
Ta tính được điểm nhỏ giọt:
DP= ODP + [(BT – ODP)/3]
= 85 + [(86 – 85 )/3]= 85,33
0
C.
4. Đánh giá mẫu thử nghiệm.
Mẫu mỡ có điểm nhỏ giọt tương đối giống vơi điểm nhỏ giọt chuẫn của mỡ
bôi trơn.
5. Trả lời câu hỏi.
1. Xác định điểm nhỏ giọt của mỡ để biết được đặc tính của mỡ khi làm việc ở các
điều kiện nhiệt độ khác nhau. Biết được tính bền nhiệt của mỡ. từ đó có thể
chọn mỡ bôi trơn cho từng loại động cơ để sử dụng vào những mục đích khác
nhau.
2. Mẫu thử nghiệm trong phòng thí nghiệm không có sự sai khác nhiều so với các
mẫu mỡ chuẩn. nhiệt độ điểm nhỏ giọt của mẫu mỡ không cao lắm.

×