Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

đề thi học sinh giỏi sử 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.21 KB, 4 trang )

PHÒNG GD&ĐT VIỆT YÊN
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Đề thi có 01 trang
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2012-2013
MÔN THI: LỊCH SỬ; LỚP: 8 PHỔ THÔNG
Thời gian làm bài 120 phút
Câu 1. (4,0 điểm)
Bằng những sự kiện lịch sử, hãy làm rõ vai trò của nhân dân trong Cách
mạng tư sản Pháp (1789-1794)?
Câu 2. (4,5 điểm)
Nêu những thành tựu nổi bật của khoa học-kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỉ
XX. Hãy cho biết tác động của những thành tựu đó?
Câu 3. (5,0 điểm)
Trình bày nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Tại sao kế
hoạch đánh nhanh, thắng nhanh ở Đà Nẵng của thực dân Pháp bị thất bại?
Câu 4. (6,5 điểm)
a. Từ năm 1858 đến năm 1884, triều đình nhà Nguyễn đã kí với chính phủ
Pháp những hiệp ước nào? Nêu nội dung chủ yếu của các hiệp ước đó.
b. Nhân dân ta có thái độ như thế nào khi triều đình nhà Nguyễn kí những
hiệp ước trên?
Hết
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh Số báo danh:
Giám thị 1 (Họ tên và ký)
Giám thị 2 (Họ tên và ký)
PHÒNG GD&ĐT VIỆT YÊN
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM
chÊm ®Ò thi CHỌN HỌC SINH giái
N¨m häc 2012-2013


M«n: LÞch sö 8
(Gồm 03 trang)
Câu
1
Bằng những sự kiện lịch sử, hãy làm rõ vai trò của nhân dân trong
Cách mạng tư sản Pháp (1789-1794)?
4,0đ
- Quần chúng nhân dân đóng vai trò quyết định trong quá trình phát
triển của cách mạng,
0,5
- Ngày 14/7/1789, quần chúng tấn công chiếm pháo đài-nhà tù Ba-
xti, mở đầu cho thắng lợi của cách mạng
1,0
- Trước tình hình "Tổ quốc lâm nguy", ngày 10/8/1792, quần chúng 1,25
đứng lên lật đổ sự thống trị của phái lập hiến, đồng thời xoá bỏ chế độ
phong kiến
- Ngày 2/6/1793, nhân dân Pa-ri, dưới sự lãnh đạo của Rô-be-spie, đã
khởi nghĩa thắng lợi, lật đổ phái Gi-rông-đanh đưa phái Gia-cô-banh
lên cầm quyền. Cách mạng Pháp đạt đến đỉnh cao
1,25
Câu
2
Nêu những thành tựu nổi bật của khoa học-kĩ thuật thế giới nửa
đầu thế kỉ XX. Hãy cho biết tác động của những thành tựu đó?
4,5
- Bước vào thế kỷ XX, nhân loại đạt được những thành tựu rực rỡ về
khoa học-kỹ thuật
0,5
- Các ngành khoa học cơ bản như Hoá học, Sinh học, các khoa học về
Trái đất đều đạt được những tiến bộ phi thường

1,0
- Trong lĩnh vực Vật lí, sự ra đời của lí thuyết nguyên tử hiện đại, đặc
biệt là lí thuyết tương đối của nhà bác học Đức An-be Anh-xtanh, đã
mang lại một dấu ấn sâu sắc cho khoa học hiện đại
0,5
- Các phát minh như điện tín, điện thoại, rađa, hàng không, điện ảnh
với phim có tiếng nói và phim màu được đưa vào sử dụng
1,0
- Tác động tích cực: Sự phát triển của khoa học-kĩ thuật đã mang lại
cuộc sống vật chất và tinh thần tốt đẹp hơn cho con người
0,75
- Tác động tiêu cực: Những thành tựu khoa học cũng được sử dụng để
trở thành phương tiện chiến tranh gây thảm hoạ cho nhân loại qua hai
cuộc chiến tranh thế giới
0,75
Câu
3
Trình bày nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Tại
sao kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh ở Đà Nẵng của thực dân
Pháp bị thất bại?
5,0
- Nguyên nhân
3,0
+ Từ giữa thế kỷ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm
lược các nước phương Đông để mở rộng thị trường, vơ vét tài nguyên
1,25
+ Việt Nam có vị trí thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên
0,75
+ Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng, suy yếu
1,0

- Kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh ở Đà Nẵng của thực dân Pháp
bị thất bại, vì
2,0
+ Nhân dân đấu tranh quyết liệt
0,75
+ Thái độ, hành động tích cực phối hợp của nhà Nguyễn với nhân
dân
0,75
+ Nguyễn Tri Phương thực hiện kế hoạch lập phòng tuyến
0,5
Câu
5
a. Từ năm 1858 đến năm 1884, triều đình nhà Nguyễn đã kí với
6,5 đ
chính phủ Pháp những hiệp ước nào? Nêu nội dung chủ yếu của
các hiệp ước đó.
Tên Hiệp ước Nội dung chủ yếu
Hiệp ước Nhâm
Tuất (1862)
Triều đình nhà Nguyễn thừa nhận quyền cai quản
của nước Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia
Định, Định Tường, Biên Hoà) và đảo Côn Lôn; mở
ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho
Pháp vào buôn bán; cho phép người Pháp và Tây
Ban Nha tự do truyền đạo ; bồi thường cho Pháp
288 vạn lạng bạc; Pháp sẽ "trả lại" thành Vĩnh
Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc
được dân chúng ngừng kháng chiến.
Hiệp ước Giáp
Tuất (1874)

Pháp sẽ rút quân khỏi Bắc Kì, còn triều đình chính
thức thừa nhận sáu tính Nam Kì hoàn toàn thuộc
Pháp.
Hiệp ước Hác-
măng (1883)
Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ
của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình
Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì
thuộc Pháp. Ba tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh được sáp
nhập vào Bắc Kì. Triều đình chỉ được cai quản
vùng đất Trung Kì, nhưng mọi việc đều phải thông
qua viên khâm sứ Pháp ở Huế. Công sứ Pháp ở các
tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công
việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an
và nội vụ. Mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể
cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm. Triều đình
Huế phải rút quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì.
Hiệp ước Pa-tơ-
nôt (1884)
Nội dung cơ bản giống với Hiệp ước Hác-măng,
chỉ sửa đổi đôi chút về ranh giới khu vực Trung Kì
nhằm xoa dịu dư luận và lấy lòng vua quan phong
kiến bù nhìn.
1,5
0,75
1,5
0,75
b. Nhân dân ta có thái độ như thế nào khi triều đình nhà Nguyễn
kí những hiệp ước trên?
2,0

- Nhân dân ta đã phản đối mạnh mẽ việc triều đình nhà Nguyễn kí các
hiệp ước đầu hàng, "quyết đánh cả Triều lẫn Tây"
1,0
- Nhân dân không tuân thủ lệnh của triều đình, tiếp tục đẩy mạnh
kháng chiến chống thực dân Pháp
1,0
Tng im ton bi
20,0
Lu ý khi chm bi:
- Tổng điểm toàn bài là 20 điểm (không làm tròn số).
- Bài làm thiếu, sai kiến thức và t tởng chính trị, vận dụng các kỹ năng, phơng pháp
hạn chế thì tuỳ mức độ trừ điểm thích hợp.
- HT -

×