Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Thiên tính nữ trong thơ nôm truyền bản của hồ xuân hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (657.9 KB, 91 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHAM







TRẦN THỊ LỆ



THIÊN TÍNH NỮ TRONG THƠ NÔM TRUYỀN BẢN
CỦA HỒ XUÂN HƢƠNG





LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN











Thái Nguyên - Năm 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHAM







TRẦN THỊ LỆ



THIÊN TÍNH NỮ TRONG THƠ NÔM TRUYỀN BẢN
CỦA HỒ XUÂN HƢƠNG

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.34



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Lã Nhâm Thìn







Thái Nguyên - Năm 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS.TS Lã
Nhâm Thìn, người thầy nhiệt tình chỉ bảo, trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá
trình thực hiện luận văn.
Đồng thời tôi cũng chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Sau Đại học
- Khoa Ngữ Văn trường Đại học sư phạm Thái Nguyên, Trung tâm học liệu Đại
học Thái Nguyên, Trường THPT Lạng Giang số 3 - Bắc Giang đã chỉ bảo tận
tình, động viên khích lệ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2012
Tác giả



Trần Thị Lệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả



Trần Thị Lệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i

MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục i
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1. THIÊN TÍNH NỮ QUA CHỦ ĐỀ NGƢỜI PHỤ NỮ 11
1.1. Khái niệm tính nữ và thiên tính nữ 11
1.1.1. Tính nữ 11
1.1.2 Thiên tính nữ 12
1.3. Thiên tính nữ qua bi kịch của người phụ nữ 15
1.3.1. Bi kịch về tinh thần, tình cảm 15
1.3.2. Những bi kịch về thể chất. 23
1.4. Thiên tính nữ qua vẻ đẹp và khát vọng người phụ nữ 25
1.4.1. Vẻ đẹp người phụ nữ 25
Tiểu kết 43
Chƣơng 2. THIÊN TÍNH NỮ QUA THƠ THIÊN NHIÊN 45
2.1. Cảm nhận thiên nhiên mang thiên tính nữ 45
2.2. Hình tượng thiên nhiên mang thiên tính nữ 47
2.2.1. Hình tượng thiên nhiên mang vẻ đẹp hình thể, trần thế của người

phụ nữ 47
2.2.2. Hình tượng thiên nhiên mang vẻ đẹp phồn thực, đầy nữ tính. 54
Tiểu kết 64
Chƣơng 3. THIÊN TÍNH NỮ QUA NGHỆ THUẬT THƠ 65
3.1. Hệ thống từ ngữ thể hiện thiên tính nữ 65
3.1.1.Cách xưng hô 65
3.1.2.Sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao 69
3.1.3. Chơi chữ 73

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii
3.1.4. Nói lái, nói vòng 74
3.2. Giọng điệu mang thiên tính nữ 76
Tiểu kết 79
PHẦN KẾT LUẬN 80
1. Khái quát những vấn đề đã nghiên cứu 80
2. Hướng phát triển của đề tài: 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1

MỞ ĐẦU

1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
1.1. Về khoa học cơ bản
1.1.1. Giới tính là một vấn đề mang tính khoa học. Từ xưa đến nay, loài
người đã ý thức được giới tính và quan hệ giới tính có tính xã hội và cả tính
thẩm mỹ trong cuộc sống và trong nghệ thuật. Giới tính và quan hệ giới tính là
hiện tượng tự nhiên. Gần như với tất cả mọi người, giới tính và quan hệ giới

tính là cần thiết cho cuộc sống và liên quan đến mọi khía cạnh của cuộc sống.
Hơn thế nữa, giới tính và quan hệ giới tính còn là một trong những vấn đề
quyết định sự sinh tồn của xã hội loài người. Nhưng giới tính và quan hệ giới
tính lại là vấn đề tế nhị, riêng tư, nên thật khó mà bày tỏ cùng người khác và
khó mà có thể nói lên một cách trực tiếp để mọi người cùng biết – nhất là giới
tính nữ. Do đó từ trước đến giờ người ta nhiều khi coi đó là một thứ “cấm kị”,
tránh nói đến, nhất là ở các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam.
1.1.2. Thiên tính nữ được thể hiện ở nhiều mặt trong các loại hình nghệ
thuật, nhưng có lẽ không có loại hình nghệ thuật nào thể hiện được tính nữ một
cách đầy đủ, trọn vẹn, có chiều sâu như trong văn chương. Ở văn học trung đại,
thiên tính nữ cũng đã được thể hiện khá rõ trong một số sáng tác của các nữ sĩ
như Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, hoặc qua một số tác phẩm viết
về người phụ nữ như Chinh phụ ngâm khúc, Cung oán ngâm khúc. Nữ sĩ họ Hồ
có được vị trí đặc biệt trên văn đàn là bởi những tư tưởng, những vấn đề mà bà
đã đề cập được soi sáng ở mọi thời điểm và vào lúc nào vấn đề đó cũng mới,
cũng lạ, cũng gây hứng thú cho người đọc. Những điều đó không nằm ngoài
khát vọng của con người về hạnh phúc, về tình yêu… nhằm thỏa mãn mọi nhu
cầu “tự nhiên”, rất “bản chất” của con người.
1.1.3. Ở một nhà thơ nữ viết nhiều và viết hay về người phụ nữ như Hồ
Xuân Hương thì thiên tính nữ càng được thể hiện một cách sắc nét. Dường như
bất cứ ai khi tiếp nhận thơ Hồ Xuân Hương cũng thấy vấn đề thiên tính nữ là
điểm mạnh, khía cạnh độc đáo nhất, nổi bật nhất trong các vấn đề bà đề cập.
Đặt vấn đề nghiên cứu thiên tính nữ trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương chắc hẳn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
người viết sẽ tìm được những điều mới mẻ, thú vị, bổ ích. Ở đề tài này, cùng
với những người nghiên cứu đi trước, người viết hy vọng sẽ góp thêm ý kiến
nhỏ làm rõ hơn diện mạo vấn đề thiên tính trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương.
Nghiên cứu thiên tính nữ trong thơ Nôm truyền bản của Hồ Xuân

Hương là một hướng tiếp cận mới, có thể chỉ ra những biểu hiện độc đáo cả về
nội dung và nghệ thuật của "Bà chúa thơ Nôm".
1.2. Về thực tiễn
1.2.1. Thơ Hồ Xuân Hương được giảng dạy trong nhà trường các cấp, từ
phổ thông đến đại học. Ở chương trình phổ thông, nhiều bài thơ của Hồ Xuân
Hương có liên quan tới vấn đề thiên tính nữ như Bánh trôi nước, Đề đền Sầm
Nghi Đống, Mời trầu, Tự tình Đề tài này giúp cho việc giảng dạy Ngữ văn
trong nhà trường được tốt hơn.
1.2.2. Đề tài còn mang ý nghĩa xã hội. Hiện nay vấn đề bình đẳng giới,
công bằng giới đang được xã hội rất quan tâm. Đề tài này, từ góc độ văn học đã
góp thêm một tiếng nói vào vào vấn đề vừa mang tính chất thời sự vừa có ý
nghĩa lâu dài đó của cả cộng đồng.
2. Lịch sử vấn đề
Hồ Xuân Hương với tài thơ độc đáo đã trở thành một “trung tâm” thu
hút biết bao nhiêu thế hệ nhà nghiên cứu và các độc giả yêu quý Xuân Hương
cũng như thơ bà vào cuộc kiếm tìm, vì vậy mà thân thế và thi tài của bà liên tục
được định giá lại. Nghiên cứu về con người và thơ Hồ Xuân Hương đã như một
vấn đề thời sự văn học. Thơ Nôm Hồ Xuân Hương đã được giới nghiên cứu
tiếp nhận ở nhiều góc độ như phê bình văn học, tiếp nhận văn học, nhiều
khuynh hướng như phân tâm học, văn bản học, xã hội học, văn hóa học… Qua
các công trình nghiên cứu về Hồ Xuân Hương, từ trước đến nay, chúng ta nhận
thấy, việc đánh giá về thơ Hồ Xuân Hương đã diễn ra rất phức tạp. Riêng việc
tiếp cận thơ Nôm Hồ Xuân Hương dưới góc độ thiên tính nữ thì chưa thật
nhiều, các ý kiến chủ yếu xoay quanh vấn đề dâm, tục trong thơ bà.
Nhìn chung có ba hướng nghiên cứu chủ yếu có liên quan tới đề tài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
2.1. Nghiên cứu thơ Hồ Xuân Hương
Tìm hiểu thơ Hồ Xuân Hương nói chung, một số công trình nghiên cứu

đã ít nhiều đề cập tới những biểu hiện mang đặc điểm riêng của người phụ nữ
trong thơ Hồ Xuân Hương, có thể xem là đã đề cập tới khía cạnh "giới" có liên
quan tới đề tài.
Hướng nghiên cứu này gồm các giáo trình đại học và các chuyên luận về
thơ Hồ Xuân Hương. Các giáo trình đại học như giáo trình Đại học Tổng hợp
Hà Nội (nay là Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn) với phần viết của PGS
Nguyễn Lộc; giáo trình Đại học Sư phạm Hà Nội qua các thời kì với các phần
viết của PGS Lê Hoài Nam, PGS Hoàng Hữu Yên, PGS.TS Lã Nhâm Thìn.
Các chuyên luận về Hồ Xuân Hương như chuyên luận của GS Lê Trí Viễn,
PGS.TS Đỗ Lai Thuý, PGS.TS Đào Thái Tôn, Luận án tiến sĩ của Ngô Gia

Trong Lời giới thiệu in trong tập Thơ Nôm Hồ Xuân Hương (1982), bài
viết này của Nguyễn Lộc đã xem hình tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân
Hương như là hình tượng đại diện cho toàn thể người phụ nữ bị áp bức trong xã
hội phong kiến Việt Nam. Vì vậy, đối với ông, những nội dung trữ tình trong
thơ Hồ Xuân Hương cũng phản ánh nội dung tình cảm của những người phụ nữ
bị áp bức. Tuy nhiên, Nguyễn Lộc không xem vấn đề nghĩa ngầm, dâm và tục
là phương tiện chính đả kích sự dâm đãng. Mặt khác, ông luôn đặt hiện tượng
thơ Hồ Xuân Hương trong tiến trình lịch sử văn học, bên cạnh trào lưu nhân
văn chủ nghĩa trong văn học thế kỉ XVIII –XIX. Điều này soi sáng được mối
liên hệ giữa thơ Hồ Xuân Hương và các sáng tác khác, góp phần cho thấy hiện
tượng thơ Hồ Xuân Hương không phải là hiện tượng lạ lẫm, bất thường.
Những công trình nghiên cứu thơ Nôm Hồ Xuân Hương theo hướng tiếp
cận văn hoá cũng có đề cập đến vấn đề giới tính như công trình Hồ Xuân Hương
– Hoài niệm phồn thực của Đỗ Lai Thuý. Ông vận dụng hai khái niệm chủ chốt
của nhân học văn hoá là “biểu tượng phồn thực” – âm vật và dương vật, “vô thức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
tập thể” để soi chiếu và giải mã hiện tượng thơ Hồ Xuân Hương. Theo ông “tín

ngưỡng phồn thực” là cơ sở chính tạo nên hiện tượng thơ Nôm Hồ Xuân Hương.
Ở công trình này, Đỗ Lai Thuý cũng đã lý giải hiện tượng tục dâm trong thơ Hồ
Xuân Hương bắt nguồn từ điểm nhìn văn hoá. Ý kiến này giải thích phần nào sức
hấp dẫn của thơ Hồ Xuân Hương trong đời sống dân gian.
Cùng quan niệm trên phải kể đến Lê Hoài Nam viết về phần Hồ Xuân
Hương trong cuốn Lịch sử văn học Việt Nam, tập 3, thời kì I (Gs Lê Trí Viễn
chủ biên). Về vấn đề tục dâm ông cho rằng muốn nhận định một tác phẩm nghệ
thuật dâm hay không dâm, trước hết phải căn cứ vào thái độ, mục đích của tác
giả khi sáng tạo ra hình tượng nghệ thuật, phải tìm bắt cho được cái nỗi niềm
kín, cái rung động sâu xa mà người nghệ sĩ muốn thổ lộ với người đời. Ông cho
rằng những đòi hỏi hạnh phúc ái ân trong thơ Hồ Xuân Hương là chính đáng
khi đặt nó trong hoàn cảnh xã hội nhất định, trong những điều kiện nhất định
của một cá nhân . Điều đáng chú ý là trong công trình này, ông là một trong
những người đầu tiên nhấn mạnh rằng thơ Hồ Xuân Hương thể hiện một khía
cạnh đầy cá tính, đó là ý thức về giá trị của mình.
Giáo sư Lê Trí Viễn trong bài Nghĩ về thơ Hồ Xuân Hương có một số
nhận xét về thơ Nôm Hồ Xuân Hương khi viết về người phụ nữ: “Nó chính là
sự sống gốc nguồn và cuộc sống trần tục. Nhìn thân thể người phụ nữ mà thành
“Đèo Ba Dội”, nhìn cái riêng của phụ nữ thành “cái quạt”, “cái giếng”,
“hang Cắc Cớ” thì đó là “vật chất xác thịt được khuyếch đại đến mức khổng
lồ” tựa thần thoại về nòi giống như Ông Đùng Bà Đà, Tứ Tượng, Nữ Oa mà
thôi, bởi đó là hình ảnh của tập thể nhân dân luôn luôn phát triển và luôn luôn
đổi mới”. [39, tr.31]
Trong cuốn Phân tích tác phẩm văn học trung đại Việt Nam từ góc nhìn
thể loại, PGS – TS Lã Nhâm Thìn, có viết những lời nhận xét thật chân xác về
cuộc đời và thơ bà từ góc độ thiên tính nữ: “Cuộc đời Hồ Xuân Hương chưa đến
mức là một “tấm gương oan khổ” cho bi kịch của người phụ nữ trong xã hội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5

xưa. Nhưng cuộc đời nữ sĩ đã điển hình cho những đau khổ riêng của người phụ
nữ: tình duyên trắc trở, thân phận lẽ mọn,…Chính vì vậy Hồ Xuân Hương viết về
mình mà tiếng nói của bà lại trở thành phát ngôn chung cho giới phụ nữ và
ngược lại, khi Hồ Xuân Hương nói về nỗi khổ đau chung của giới mình thì người
đọc nhận ra ngay những dấu án riêng của chính cuộc đời nhà thơ”. [30, tr.87]
Ngô Gia Võ trong bài " Nghệ thuật với ý nghĩa khẳng định khát vọng
nhân văn trong thơ nôm Hồ Xuân Hương" in trong cuốn Hồ Xuân Hương tác
gia và tác phẩm đã khẳng định: " Thơ Hồ Xuân Hương là khúc hát bay bổng
và rạo rực ngợi ca, khẳng định hạnh phúc trần tục của con người. Thơ bà xoay
đi, xoay lại cuối cùng chủ yếu để nhằm xoáy vào việc khẳng định khát vọng tự
nhiên, ngợi ca hạnh phúc trần tục, đòi giải phóng bản năng con người khỏi mọi
trói buộc khổ hạnh của cường quyền và thần quyền ". [42]
2.2. Nghiên cứu chủ đề người phụ nữ
Nghiên cứu chủ đề người phụ nữ trong văn học, các tác giả ít nhiều có
đề cập tới những vấn đề người phụ nữ có liên quan tới đề tài như nghiên cứu về
chủ đề người phụ nữ trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ với các bài viết
của PGS Bùi Duy Tân, PGS.TS Lã Nhâm Thìn, PGS.TS Vũ Thanh ; chủ đề
người phụ nữ trong các khúc ngâm như Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm, với
các bài viết của GS Đặng Thai Mai, PGS Nguyễn Lộc, GS Đặng Thanh Lê ;
chủ đề người phụ nữ trong các truyện thơ Nôm với các bài viết của GS.TS
Kiều Thu Hoạch, GS Đặng Thanh Lê, PGS.TS Đinh Thị Khang Đặc biệt là
chủ đề người phụ nữ qua Truyện Kiều với nhiều công trình nghiên cứu của
nhiều nhà khoa học.
GS Lê Trí Viễn trong cuốn Nghĩ về thơ Hồ Xuân Hương,đã ca ngợi vẻ
đẹp tâm hồn của người phụ nữ: "Đức hạnh với lòng kiên trinh, sức chịu đựng
và nghị lực của người phụ nữ trong cuộc sống, từ lâu đã thành truyền thống.
Cuộc đời đầy ắp những bất công, giăng giăng những trói buộc. Tất cả điều đó
chỉ để nhằm tô điểm thêm cho đức hạnh của người phụ nữ được rèn luyện
trong lao động và đau thương". [39, tr.22]


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Trong Giáo trình Văn học trung đại Việt Nam tập I (PSG.TS. Lã Nhâm
Thìn chủ biên) PGS.TS. Vũ Thanh có viết “Nhà văn đề cao những phẩm chất
tốt đẹp của người phụ nữ, thậm chí là những người phụ nữ có thân phận hèn
kém trong xã hội Túy Tiêu, một con hát, thực chất là nô lệ trong dinh thự một vị
quan nhà Trần trong Chuyện nàng Túy Tiêu, hay “ả kĩ nữ” tên Hàn Than trong
Chuyện nghiệp oan của Đào Thị…Họ là những người mang trong mình những
phẩm chất mẫu mực của người phụ nữ Việt Nam truyền thống, như nàng Vũ
Thị Thiết “thùy mị, nết na”, chung thủy chờ chồng, hiếu nghĩa nhất mực với mẹ
chồng (Chuyện người con gái Lam Xương), hoặc như nàng Nhị Khanh tiết
nghĩa, khuyên chồng chịu theo cha đến nhậm chức ở nơi “tử địa…lam chướng
nghìn trùng”, rồi ở nhà một mực thủ tiết chờ chồng, “quyết không mặc áo siêm
của chồng để đi làm đẹp với người khác” khi bị ép gả cho kẻ giầu có…nhưng
những con người với những đức tính cao đẹp đáng được ca ngợi và trân trọng
đó dường như không phải sinh ra để hưởng hạnh phúc mà để chịu đau khổ. Tất
cả họ đều rơi vào bi kịch không lối thoát và đều phải tìm đên cái chết đôi khi
đầy oan khốc dành cho những người như Vũ Thị Thiết, Nhị Khanh…”. [31,
tr.214 - 215]. Nhận định trên đã ca ngợi những đức tính tốt đẹp của người phụ
nữ trong Truyền kì mạn lục cũng như của người phụ nữ nói chung. Thế nhưng
sống trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ họ “dường như không phải sinh ra để
hưởng hạnh phúc mà để chịu đau khổ”.
Viết về Truyện Kiều của Nguyễn Du trong bài Quan niệm của Nguyễn
Du về cuộc đời và thân phận con người, TS. Lê Thị Lan (Viện Triết học, Viện
KHXHVN) có viết: “Trong Truyện Kiều, ông đã gửi gắm tất cả niềm yêu
thương, xót xa và kỳ vọng vào người phụ nữ khi xây dựng hình tượng nàng
Kiều, một phụ nữ đa tài, đa sắc, lại thánh thiện và nhân ái. Trọn vẹn những lý
tưởng thẩm mỹ, đạo đức và con người lý tưởng của Nguyễn Du được ông gửi
gắm vào nàng Kiều. Đó là hình tượng người phụ nữ đẹp nhất mà văn học Việt
Nam thời phong kiến đã đạt được. Nhân vật “nàng Kiều” là sự hình tượng hoá

các phẩm chất cao quý của người phụ nữ: tài năng, giàu đức hy sinh, biết dũng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
cảm đương đầu với số phận, thách thức số phận, chiến thắng số phận bằng
chính sự tôi luyện theo lẽ thiện, vì thế cải biến được số phận” .[42]
Như vậy, với những nghiên cứu về chủ đề người phụ nữ trong văn học
trung đại, các nhà nghiên cứu đã khẳng định và ca ngợi vẻ đẹp hình thức, vẻ
đẹp tâm hồn, nghị lực phi thường của họ. Đồng thời các nhà nghiên cứu cũng
chỉ ra được những bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ.
2.3. Nghiên cứu giới trong văn học
Đây là hướng nghiên cứu mới nên các bài viết theo hướng này ở mảng
văn học trung đại Việt Nam chưa nhiều. Phần lớn các bài viết nghiên cứu giới
trong văn học là ở mảng văn học hiện đại. Tuy nhiên có một số bài viết về Hồ
Xuân Hương ít nhiều có liên quan tới vấn đề giới như các bài viết của của Tản
Đà Nguyễn Khắc Hiếu, Nguyễn Bách Khoa (Trương Tửu), Văn Tân, Trần
Thanh Mại
Trước hết phải kể đến Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu, đầu những năm hai
mươi của thế kỉ XX, đã viết về thơ Hồ Xuân Hương: “Thơ Hồ Xuân Hương
thật tinh quái, những câu thơ hay đọc lên đến ghê người. Người ta thường có
câu: “Thi trung hữu hoạ”. Nghĩa là trong thơ có vẽ. Nhưng thơ Hồ Xuân
Hương thì lại là: “Thi trung hữu quỷ”. Nghĩa là trong thơ có ma! Song mà
nhận ra thời tục”. [24]. Như thế, Tản Đà đã khẳng định có yếu tố “tục” trong
thơ Xuân Hương.
Đến năm 1961, Trần Thanh Mại trong bài: “Thử bàn lại vấn đề tục và
dâm trong thơ Hồ Xuân Hương” đã khiến cho văn đàn bàn về thơ Hồ Xuân
Hương lại có dịp trở nên sôi động. Từ đó thêm nhiều ý kiến về góc nhìn này
trong nội dung thơ Nôm Hồ Xuân Hương.
Đến Trương Tửu, dường như người ta thấy trong thơ Hồ Xuân Hương chỉ
có thuần tục và dâm. Trương Tửu còn gọi Xuân Hương là “thiên tài hiếu dâm”.

Trương Tửu cho rằng trong thơ Hồ Xuân Hương có những “khát vọng tiềm thức”
và những “ám ảnh”, bệnh thần kinh vì dục tình không được thoả mãn. [36]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
Sau đó, Nguyễn Văn Hanh đã phát triển quan điểm của Trương Tửu dựa
trên quan điểm của học thuyết phân tâm học. Trong công trình Hồ Xuân
Hương, tác phẩm, thân thế và văn tài, Nguyễn Văn Hanh viết: “Dục tình ngày
càng tăng, càng nén lại càng bồng bột. Ngày qua tháng qua, sức ép tình dục
càng tăng vì sự cần kia càng khẩn cấp. Kết quả: Hồ Xuân Hương khủng hoảng
tình dục. Khủng hoảng nặng sẽ kết bệnh thần kinh”. [36]. Nguyễn Văn Hanh đã
thông qua thơ ca để tái hiện lại cuộc đời, con người Hồ Xuân Hương, từ đó ông
rút ra kết luận là Hồ Xuân Hương bị khủng hoảng tình dục. Nhà nghiên cứu
này đã đi sâu, lí giải cội nguồn hiện tượng thơ Hồ Xuân Hương từ bên trong,
qua sự uẩn ức tâm lý.
Tiếp cận thơ Nôm Hồ Xuân Hương theo hướng này còn có Văn Tân,
trong bài Ý nghĩa và giá trị thơ Hồ Xuân Hương (trích quyển: Hồ Xuân Hương
với các giới phụ nữ, văn học và giáo dục đặt vấn đề tục dâm, nhưng khi phân
tích, ông lại bị lôi cuốn theo bởi ám ảnh của vấn đề thiếu thốn cái sinh lí: “Ở
Xuân Hương, dâm và tục gặp một khu đất màu mỡ thuận tiện cho sự phát triển:
sự khủng hoảng tính dục luôn luôn sôi sục và trầm trọng của con người rất
mực đa tình là Xuân Hương. Dâm và tục đã ăn sâu vào ý thức tư tưởng Xuân
Hương, chi phối hầu hết thi phẩm của Xuân Hương”.
Như vậy có thể thấy, mặc dù không trực tiếp đề cập tới vấn đề giới
nhưng khi các nhà nghiên cứu bàn về vấn đề tính dục, vấn đề dâm và tục trong
thơ của nữ sĩ họ Hồ thì cũng đã ít nhiều có sự nhìn nhận từ góc độ giới.
Kế thừa những thành tựu của các nhà nghiên cứu trước, luận văn của
chúng tôi trực tiếp nghiên cứu thơ Nôm truyền bản của Hồ Xuân Hương từ góc
độ thiên tính nữ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng
Những bài thơ Nôm truyền bản của Hồ Xuân Hương. Những bài thơ nữ
sĩ được lấy từ cuốn Thơ Nôm Hồ Xuân Hương của GS.TS Kiều Thu Hoạch,
NXB Văn học, Hà Nội, 2008. Ngoài ra chúng tôi có tham khảo một số văn bản
khác về thơ Hồ Xuân Hương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung vào một số phạm vi nghiên cứu chủ yếu sau:
a. Thiên tính nữ qua chủ đề người phụ nữ
b. Thiên tính nữ qua thơ thiên nhiên
c. Thiên tính nữ qua nghệ thuật thơ
d. Ngoài ra luận văn còn mở rộng, so sánh thiên tính nữ trong thơ Hồ
Xuân Hương với một số sáng tác của tác giả cùng thời như: Bà Huyện Thanh
Quan, Nguyễn Du, Nguyễn Gia Thiều, Đoàn Thị Điểm…
Trong những phạm vi nghiên cứu nói trên thì ba phạm vi nghiên cứu đầu
là trọng tâm.
4. Phương pháp nghiên cứu
Những phương pháp chủ yếu được sử dụng khi làm luận văn:
4.1.Phương pháp thống kê, phân loại:
Thống kê, phân loại những bài thơ Nôm của Hồ Xuân hương theo tiêu
chí và nội dung nghiên cứu của đề tài. Phương pháp này giúp cho quá trình
nghiên cứu có cơ sở dữ liệu về văn bản, tránh những khái quát mang tính võ
đoán, tư biện.
4.2.Phương pháp phân tích - tổng hợp:
Phương pháp này giúp chúng tôi tiếp cận và khảo sát trực tiếp văn bản,
phân tích trực tiếp những bài thơ của Hồ Xuân Hương, từ đó khái quát, tổng
hợp những kết luận mang ý nghĩa khoa học.
4.3. Phương pháp cấu trúc - hệ thống:

Xem xét các yếu tố tạo nên cấu trúc tác phẩm, tìm ra nguyên tắc chi phối
sự hình thành của chúng. Đặt các tác phẩm trong toàn bộ hệ thống thơ Hồ Xuân
Hương để tìm hiểu vấn đề
4.4. Phương pháp liên ngành:
Vấn đề thiên tính nữ có liên quan tới vấn đề giới, vì vậy đề tài sử dụng
phương pháp nghiên cứu liên ngành văn học - xã hội học, văn học – tâm lí học…
Ngoài ra trong quá trình làm luận văn, người viết còn sử dụng kết hợp các
phương pháp nghiên cứu khác như phương pháp so sánh, phương pháp lịch sử

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Thiên tính nữ qua chủ đề người phụ nữ
Chương 2: Thiên tính nữ qua thơ thiên nhiên
Chương 3: Thiên tính nữ qua nghệ thuật thơ
6. Đóng góp của luận văn
Kế thừa những thành tựu của các nhà nghiên cứu trứơc, luận văn của chúng tôi
nghiên cứu thơ Nôm Hồ Xuân Hương từ góc độ thiên tính nữ. Qua luận văn
này đóng góp cho việc giảng dạy thơ Nôm Hồ Xuân Hương trong nhà trường
từ THCS đến THPT. Đồng thời luận văn còn mang ý nghĩa về vấn đề bình đẳng
giới trong xã hộ hiện nay.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
Chƣơng 1
THIÊN TÍNH NỮ QUA CHỦ ĐỀ NGƢỜI PHỤ NỮ

1.1. Khái niệm tính nữ và thiên tính nữ

1.1.1. Tính nữ
Nữ giới là một khái niệm chung để chỉ một người, một nhóm người hay
toàn bộ những người trong xã hội mà một cách tự nhiên, mang những đặc điểm
giới tính được xã hội thừa nhận về khả năng mang thai và sinh nở khi cơ thể họ
hoàn thiện và chức năng giới tính hoạt động bình thường.
Nữ giới trong sự phân biệt với nam giới về thể chất, sinh lí, là một trong
hai giới tính truyền thống, cơ bản và đặc trưng của loài người.
Nhìn theo khía cạnh sinh học, nữ giới chỉ những người thuộc giống cái.
Trong ngôn ngữ Việt Nam, có nhiều từ gần nghĩa với "nữ giới", đều chỉ
một nhóm đối tượng thuộc giới nữ nhưng mang tính phân loại cao hơn. Một số
từ tiêu biểu hay gặp là đàn bà, phụ nữ, con gái Cách hiểu những từ này còn
rất khác nhau, do đó, cần phải chuẩn hóa chúng để tránh những thành kiến,
những hiểu lầm hay những sai sót trong việc sử dụng.
"Phụ nữ" là để chỉ một, một nhóm hay tất cả nữ giới đã trưởng thành,
hoặc được cho là đã trưởng thành về mặt xã hội. Nó cho thấy một cái nhìn ít
nhất là trung lập, hoặc thể hiện thiện cảm, sự trân trọng nhất định từ phía người
sử dụng. Nó đề cập đến, hoặc hướng người ta đến những mặt tốt, hoặc ít nhất là
không xấu, đến những giá trị, những đóng góp, những ảnh hưởng tích cực từ
những nữ giới này. Ngoài ra nữ giới còn có thể gọi là đàn bà, con gái, mụ, thị…
Khó để đưa ra những định nghĩa chính xác, và cũng không nên đưa ra những
định nghĩa chính xác một cách quá máy móc. Chúng ta sử dụng các từ này
thường dựa trên đánh giá của xã hội và đánh giá của bản thân về một hay nhiều
đối tượng nữ giới cụ thể. Trong mỗi trường hợp nhất định, nên cân nhắc chọn
cái nhìn nào thích hợp, từ phía xã hội hay từ phía bản thân, hay kết hợp cả hai
cái nhìn đó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
1.1.2 Thiên tính nữ
Thiên tính nữ có thể hiểu với hai nghĩa nội hàm, đó là xu hướng nghiêng

về tính nữ ("thiên" với nghĩa là nghiêng về) và những thiên bẩm riêng, thiên
chức riêng của nữ.
Người phụ nữ được thiên nhiên ban phát cho thiên chức tự nhiên trong
mỗi con người là làm vợ, làm mẹ, là người chuyển dịch suối nguồn yêu thương
vào trong nguồn sống. Thiên chức làm vợ, làm mẹ là chức năng thiên bẩm của
tạo hóa ban cho người phụ nữ vượt qua mọi không gian, thời gian, quan niệm và
hoàn cảnh sống. Bởi vậy cho nên trong việc duy trì nòi giống và đảm bảo cho sự
sinh tồn của loài người phụ nữ có một vai trò quan trọng không gì có thể thay thế
được. Người ta vẫn nói “Một nửa thế gới là phụ nữ”. Nhà văn Macxim Goocki
đã nói: “Không có mặt trời thì hoa không nở/ Không có mẹ hiền, anh hùng, thi sĩ
hỏi còn đâu?”nên người phụ nữ có quyền tự hào về những gì tạo hóa ban cho họ
mà chỉ có ở giới nữ.
Thiên tính nữ bao gồm những nét rất riêng của nữ giới, qua đó mà người
phụ nữ biểu hiện giới tính của mình một cách trọn vẹn và đẹp đẽ nhất. Quan
niệm về thiên tính nữ cũng có nhiều thay đổi qua các thời đại. Trong xã hội
phong kiến, vẻ đẹp nữ tính của người phụ nữ bị giới hạn bởi khuôn phép của lễ
giáo, với những cấm đoán khe khắt xâm phạm đến nhân cách của nữ giới. Ngày
nay, nữ giới bước ra ngoài phạm vi gia đình và công việc nội trợ, tham gia vào
các họat động xã hội và bình quyền với nam giới trên mọi lĩnh vực. Từ
đó, những tính cách mới của người phụ nữ được hình thành trong xã hội hiện
đại.Tuy nhiên, như thế không có nghĩa là “giới tính đang bị xóa nhòa” mà người
phụ nữ luôn mang trong mình nét riêng thuộc về thiên tính nữ:
Sự dịu dàng thể hiện qua cách đi đứng nhẹ nhàng; lời ăn tiếng nói hòa
nhã; cách ăn mặc làm toát lên được những đường nét mềm mại, thanh tao mà
thiên nhiên đã phú cho nữ giới (nhưng vẫn kín đáo và đoan trang).
Đức tính hy sinh, vị tha là một trong những đức tính truyền thống tiêu
biểu nhất của phụ nữ Việt Nam. Biểu hiện của phẩm chất này là biết quan tâm,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13

chu đáo với mọi người, sự hy sinh một cách tự nguyện, không so đo tính toán
giữa “cho và nhận”.
Lòng thương người: Đặc điểm của nữ giới là sống thiên về tình cảm hơn
là lý trí, dễ xúc động trước nỗi khổ của người khác và sẵn lòng tương trợ, giúp
đỡ. Họ cũng thường dễ cảm thông, tha thứ, bao dung với lỗi lầm của người khác,
nên thường là “bóng mát cho tâm hồn”, là chỗ dựa tinh thần cho người khác khi
phạm sai lầm khuyết điểm, là nơi được bày tỏ, cảm thông, tha thứ và thương yêu,
chia sẻ. Đó là một biểu hiện đẹp của thiên tính nữ.
Tính đảm đang, quán xuyến: Với thiên chức làm mẹ, phụ nữ phải biết lo
toan, quán xuyến trong gia đình, biết nữ công, gia chánh, siêng năng, cần mẫn,
chịu khó.
Tính chung thủy: Bản chất của người phụ nữ Việt Nam là có tình yêu thủy
chung, son sắt. Đã yêu ai là một lòng một dạ, không dời đổi, không so sánh
người mình yêu với người khác (dù cho “người khác ấy” có cao sang hơn, danh
vọng hơn), không bị tiền tài, vật chất cám dỗ.
Song, có lẽ thiên tính nữ nổi bật lên trong mỗi người phụ nữ là đức hi sinh
vì chồng, vì con. Đức hi sinh ấy luôn gắn bó cùng với những bản năng rất con
người- mà ở mỗi người phụ nữ cái bản năng ấy luôn gắn liền với thiên chức của
giới mình. Nhìn lại cuộc sống cơ cực, tủi nhục của phụ nữ trong xã hội cũ đã
ghìm nén khát khao sống hạnh phúc, tỏa chiết khát vọng bản năng của họ chúng
ta mới thấy được rằng hoàn cảnh xã hội chẳng qua chỉ là bức rào cản tạm thời
che khuất đi bản năng của họ chứ không bao giờ có thể làm lụi tàn và mất hẳn.
Cùng với sự thay đổi đi lên của lịch sử, xã hội cũng ngày càng phát triền hơn
người phụ nữ ngày nay đã được sống trong một xã hội hiên đại mà chính họ là
người làm chủ cuộc sống. Nhờ đó mà người phụ nữ có nhiều điều kiện và cơ hội
để phát huy và hoàn thiện thiên tính nữ.
Như trên đã nói, thiên tính nữ có thể hiểu với hai nghĩa nội hàm, đó là xu
hướng nghiêng về tính nữ ("thiên" với nghĩa là nghiêng về) và những thiên bẩm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
riêng, thiên chức riêng của nữ. Ở luận văn này, chúng tôi dùng khái niệm "thiên
tính nữ" nghiêng về hàm nghĩa thứ nhất.
1.2. Thiên tính nữ qua đối tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương
Trong thơ mình, Xuân Hương không nói đến toàn bộ nổi khổ của phụ nữ.
Xuân Hương hình như chỉ muốn nói đến nỗi đau khổ riêng có tính chất giới tính
của mình. Viết về đề tài phụ nữ, nhà thơ thường xoáy sâu vào các ngóc ngách éo
le của cuộc đời để nêu lên những bi kịch riêng của người phụ nữ - bi kịch mang
thiên tính nữ.
Hồ Xuân Hương là nhà thơ phụ nữ, và nhà thơ của phụ nữ, bằng kinh
nghiệm của cuộc đời chung và kinh nghiệm của cuộc đời riêng chẳng ra gì của
mình, nhà thơ đứng về phía những người phụ nữ bị áp bức. Trong cuộc đời cũ,
đau khổ chẳng phải là phận riêng dành cho phụ nữ. Nhưng cái đau khổ của phụ
nữ bao giờ cũng có khía cạnh chua xót, tái tê riêng của nó. Phụ nữ cũng là người
làm lụng đầu tắt mặt tối, cũng đói cơm rách áo, cũng bị trăm nghìn thứ chà đạp
như bất cử một người bị áp bức nào khác. Nhưng xã hội phong kiến còn dành
cho họ nhiều sự bạc đãi.
Nghiên cứu, thống kê 45 bài thơ viết về phụ nữ trong tác phẩm Thơ Nôm
Hồ Xuân Hương của tác giả Kiều Thu Hoạch, cho thấy:
- Nói về bi kịch của người phụ nữ: 10 bài – Tỉ lệ 22,2%
- Miêu tả vẻ đẹp thân thể của người phụ nữ: 15 bài – Tỷ lệ: 31,11%
- Cảnh sinh hoạt phòng the: 7 bài – Tỷ lệ: 15,55%
- Nỗi niềm khao khát bản năng: 20 bài – Tỷ lệ: 44,44%
Như vậy, qua thống kê trên cho thấy thơ Nôm Hồ Xuân Hương chiếm tỉ lệ
cao những bài thơ viết về người phụ nữ. Đối tượng người phụ nữ trong thơ Hồ
Xuân Hương: tình duyên muộn mằn, éo le, "cả nể" nên "dở dang"; hôn nhân gia
đình bi kịch: lấy chồng chung, chồng chết ; cuộc sống vất vả, phụ
thuộc nhưng họ luôn là những người phụ nữ tràn đầy khát vọng được sống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
hạnh phúc, được yêu thương hết mình. Những người phụ nữ trong thơ bà với
những bi kịch, những vẻ đẹp, những khát vọng mang thiên tính nữ.
1.3. Thiên tính nữ qua bi kịch của ngƣời phụ nữ
1.3.1. Bi kịch về tinh thần, tình cảm
Có thể nói, thơ Xuân Hương là tiếng nói tâm tình của người phụ nữ.
Không phải là những “cung tần” như trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn
Gia Thiều hay những người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm của Đặng Trần
Côn mà là những người phụ nữ bình dân, lam lũ; những số phận bất hạnh.
Ngoài văn học dân gian, Hồ Xuân Hương thuộc số những nhà thơ đầu tiên
trong lịch sử văn học dân tộc đã đem đến cho thơ văn tiếng nói của những
người phụ nữ ấy.
1.3.1.1.Bi kịch tình yêu, gia đình
*Bi kịch duyên phận
Thơ Nôm Hồ Xuân Hương là tiếng nói đầy xót xa của những thân phận
lỡ dở, nỗi đau của tình duyên không toại nguyện. Nếu như trong bài thơ Mời
trầu, Xuân Hương dự cảm về con đường tình duyên bấp bênh, không bền vững
“xanh như lá, bạc như vôi” đã trở thành hiện thực thì khi viết chùm thơ Tự tình
nữ sĩ trực tiếp thể hiện nỗi lòng, suy nghĩ và khát vọng về cuộc đời và thân
phận mình.
Bài thơ Tự tình I là nỗi niềm buồn thảm của Hồ Xuân Hương trước
duyên phận hẩm hiu, trước cuộc đời đầy nghịch cảnh, éo le:
Tiếng gà văng vảng gáy trên bom
Oán hận trông ra khắp mọi chòm.
Mõ thảm không khua mà cũng cốc,
Chuông sầu không đánh có sao om.
Trước nghe những tiếng thêm rền rĩ,
Sau giận vì duyên để mõn mòn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
Giữa không gian mênh mông đêm tối nổi lên tiếng gà văng vẳng gáy
trêm bom từ xa vọng lại. Nhà thơ lấy động để tả tĩnh, mượn tiếng gà gáy trong
đêm để nói lên sự vắng lặng của đêm khuya thanh vắng.Qua đó làm nổi bật lên
tâm trạng của con người. Đó là hình ảnh một người đàn bà trong đêm khuya
một mình không ngủ, não nuột cái thân đơn côi lẻ bóng, thiếu thốn yêu thương.
Trước thời gian, không gian ấy làm cho cái sầu, cái thảm cứ ngùn ngụt dâng lên
trong lòng mặc dù không có duyên cớ nào “Mõ thảm không khua mà cũng cốc/
Chuông sầu không đánh cớ sao om”. Có lẽ sâu xa hơn của nỗi sầu, nỗi thảm
dường như là không duyên cớ kia là có nguyên nhân “duyên để mõn mòn”.
“Duyên để mõn mòn” là duyên đã già, người phụ nữ trong bài thơ đã qua lứa,
lỡ thì. Và ngay chính cuộc đời Hồ Xuân Hương cũng đầy những éo le, cay đắng
mà bà phải gánh chịu: tình duyên lỡ dở khi còn trẻ, đến khi già thì phận hẩm,
duyên ôi. Xuân Hương muộn màng mới lấy chồng nhưng cả hai lần lấy chồng
đều làm lẽ và cả hai lần đều trở thành góa bụa.
Nỗi niềm buồn tủi vì phận hẩm, duyên ôi một lần nữa được Hồ Xuân
Hương bộc lộ trong xót xa qua bài thơ Tự tình II:
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn
(…)
Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con
(Tự tình II)
Thơ Nôm Hồ Xuân Hương luôn ý thức về nữ tính, về tuổi trẻ, về tình yêu
và thường đi liền với cảm thức về thời gian. Bài thơ nêu lên một nghịch đối:
duyên phận muộn màng, lỡ dở của người phụ nữ trong khi thời gian cứ lạnh
lùng lặng lẽ trôi qua. Bởi thế cho nên người phụ nữ trong bài thơ mang một


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất, xót xa lại thêm cả nỗi bẽ bàng. Thời gian
thì dồn dập bước qua, không gian mênh mông rợn ngợp khiến con người càng
thấy mình nhỏ bé, cô đơn. Cái thời gian và không gian ấy như đang bào mòn,
đang phá hủy đi tuổi xuân của con người. Trong đêm khuya với tận cùng là nỗi
buồn bà tìm đến với rượu nhưng “say lại tỉnh” còn lại là sự rã rời, đắng chát. Bi
kịch tình duyên không trọn vẹn thật xót xa khi trăng sắp tàn mà vẫn “khuyết
chưa tròn”. Sự sống của đất trời cứ vận hành như muôn thưở vậy, còn riêng
mình thì vẫn cứ bất hạnh, hẩm hiu trong số phận, trong tình duyên.
Mỗi người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương có một số phận khác nhau
những họ đều rơi vào bi kịch. Bi kịch chung nhất của họ là hạnh phúc lứa đôi
bị dang dở. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự dang dở ấy có một phần là do chế
độ phong kiến. Đó là chế độ năm thê bảy thiếp, là chiến tranh phi nghĩa, là
mộng công hầu. Các thi nhân xưa với niềm cảm thông sâu sắc đã cất lên tiếng
nói đòi quyền sống, quyền được hạnh phúc cho những người phụ nữ. Niềm
khao khát hạnh phúc lứa đôi là niềm khát khao chính đáng của người phụ nữ
nói riêng và của con người nói chung.
Thiên tính nữ trong thơ Xuân Hương còn biểu hiện qua nỗi lòng của
những người con gái nhẹ dạ. Rất tự biết cái thế thua sẵn mà xã hội cũ dành cho
mình,là“khôn ba năm, dại một giờ”, người phụ nữ vẫn cầm lòng chẳng đậu
trước tình yêu, rồi chẳng mấy chốc bị kẻ Sở Khanh bỏ lại mình bụng mang dạ
chửa trước xã hội cũ ác nghiệt, tàn khốc:
“Cả nể cho nên hoá dở dang
Nỗi niềm chàng có biết chăng chàng”
(Không chồng mà chửa)
Thật không có sự lệ thuộc nào bằng sự lệ thuộc của người phụ nữ trong
xã hội phong kiến. Pháp luật, lễ giáo, tập tục, những tam cương ngũ thường,
tam tòng tứ đức đã nhiều khi biến phụ nữ thành một thứ sở hữu của người gia
trưởng, của người đàn ông. Họ biết tước hết mọi quyền lợi, kể cả quyền được

yêu, và quyền đối với con cái của họ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
*Bi kịch người phụ nữ trong hoàn cảnh đa thê
Phụ nữ vốn là những người nhạy cảm. Chỉ riêng điều ấy thôi cũng đủ để
họ phải chịu nhiều bất hạnh hơn đàn ông. Mềm yếu, đa sầu, đa cảm và cả đa
đoan đã khiến người phụ nữ luôn rất nhạy cảm với những bất hạnh của mình dù
họ sống trong xã hội nào. Trong xã hội cũ, khi người đàn ông có quyền được
lấy “năm thê bảy thiếp”, thì những bất hạnh mà người phụ nữ phải gánh chịu
lại càng lớn hơn. Người phụ nữ phải sống trong cảnh “Chồng chung đâu dễ ai
nhường cho ai”, họ phải chịu những nỗi niềm cay đắng xót xa. Những khao
khát hạnh phúc lứa đôi trọn vẹn luôn day dứt họ. Nữ sĩ Hồ Xuân Hương -
người phụ nữ đầy bản lĩnh đã phải thốt lên đầy uất ức khi phải sống trong nỗi
tủi hờn ấy:
Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng
Câu thơ được ngắt làm hai theo biện pháp đối ngẫu của thơ Ðường luật,
nhằm đối lập hai cảnh sống trái ngược nhau, một bên thì ấm áp, một bên thì
lạnh lẽo. Tiếp tục ý của câu phá đề, tác giả ném ngay cái bực bội, cái căm uất
của mình lên cảnh sống bất công đó bằng những lời, ý thơ rất mạnh bởi động từ
“chém” mang thanh trắc rất gọn, sắc:
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Từ thái độ căm giận đó, Hồ Xuân Hương đã chuyển sang miêu tả mối
quan hệ vợ chồng của cảnh sống đa thê. Bà đã cho chúng ta thấy sự thiệt thòi
của người vợ "lấy chồng chung" một cách cụ thể mà chua xót biết nhường nào.
Quan hệ ái ân giữa người chồng và người vợ diễn ra trong tình trạng:
Năm thì mười họa hay chăng chớ
Một tháng đôi lần có cũng không
Cảnh chồng chung, nhà thơ vạch ra làm lẽ chẳng qua chỉ là một thứ làm
mướn, thậm chí còn tệ hơn làm mướn nữa: đó là thứ làm mướn không công, Hồ

Xuân Hương nêu lên được một nét điển hình nổi bật của chế độ hôn nhân phong
kiến. Xã hội phong kiến bắt người phụ nữ phải chính chuyên một chồng trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
khi cho phép đàn ông có quyền năm thê bảy thiếp. Lời người phụ nữ trong bài
thơ gợi ta nhớ tới người phụ nữ trong ca dao. Nhưng cái khác nhau giữa ca dao
và thơ Hồ Xuân Hương là ở chỗ: “Lời người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương
là muối sát lòng, là ớt trên miệng lưỡi. Trong hai nỗi khổ của người phụ nữ ca
dao đưa nỗi khổ về vật chất, về lao động lên trước (“Lấy chồng làm lẽ khổ thay
– Đi cấy, đi cày, chị chẳng kể công – Tối tối chị giữ mất chồng – Chị cho manh
chiếu nằm không nhà ngoài”), thơ Xuân Hương lại đưa lên vị trí đầu tiên nỗi
khổ về tinh thần, tình cảm. Điều đó chững tỏ tác giả thấu hiểu sâu sắc người phụ
nữ, thấu hiểu nỗi đau khổ riêng của người phụ nữ”. [30, tr.89]
Đau xót, cay đắng đến tột cùng để rồi người phụ nữ vừa như buông xuôi
cho số phận và thốt lên một cách bất lực với bản thân trước cuộc đời, vừa
ngang ngạnh trước số phận:
Thân này ví biết nhường này nhỉ
Thà trước thôi đành ở vậy xong.
Ðây là lời tâm sự của người vợ "lấy chồng chung", tự lòng mình nói với
mình. Hai tiếng “thân này” cùng với những từ biểu thị ý hối hận buông xuôi đi
liền nhau:”Ví biết”, “thà”, “thôi đành”,” vậy”, “xong” nghe như một tiếng thở
dài não ruột mà ngẫm kĩ lại là lời hờn trách phẫn uất. Con người ta sợ nhất là
sự cô đơn khi phải sống cảnh “chăn đơn gối chiếc” nhưng người phụ nữ trong
thơ Hồ Xuân Hương nếu cho chọn lựa lại thì thà chấp nhận sống một mình còn
hơn cảnh làm vợ "lấy chồng chung". Tiếng thở dài trong bài thơ còn chứa đựng
một sự phản ứng, một lời tố cáo đối với chế độ đa thê.
1.3.1.2. Bi kịch không được làm chủ cuộc đời
Từ khía cạnh thiên tính nữ, Hồ Xuân Hương nhận ra thân phận phụ
thuộc của người phụ nữ. Bà đã nói lên bi kịch không được làm chủ cuộc đời

của họ.
Dưới chế độ phong kiến, người phụ nữ phải chịu nhiều thiệt thòi, họ là
nạn nhân của một số tư tưởng phong kiến. Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” là

×