ĐỀ THI CÔNG CHỨC THUẾ NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH
Ngạch chuyên viên và kiểm soát viên thuế (Tháng 10/2012)
Câu 1: Thế nào là cá nhân cư trú theo luật thuế TNCN ?
Theo Luật thuế TNCN số 04/2007/QH12 đã được Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007 thì cá nhân cư
trú phải là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
+) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính
theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
+) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú
hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
Câu 2: Phương pháp tính thuế TNCN đối với thu nhập từ hoạt động SXKD đối với
cá nhân cư trú và không cư trú khác nhau như thế nào?
Để thấy được sự khác nhau về phương pháp xác định thuế thu nhập cá nhân phải
nộp từ sản xuất kinh doanh đối với cá nhân cư trú và không cư trú theo Luật thuế TNCN
số 04/2007/QH12 đã được Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 2
thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007 thì trước hết cần tìm hiểu phương pháp xác định
thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với từng đối tượng. Cụ thể như sau:
- Đối với cá nhân cư trú: Để xác định thuế thu nhập cá nhân phải nộp phải thực
hiện 3 bước tính thuế: Bước 1 “Xác định thu nhập chịu thuế”’; bước 2 “xác định thu
nhập tính thuế”; Bước 3 “xác định số thuế phải nộp theo biểu thuế lũy tiến từng phần”.
Cụ thể là:
Bước 1: Thu nhập chịu thuế từ kinh doanh được xác định bằng doanh thu trừ các
khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế từ kinh doanh trong kỳ
tính thuế. Việc xác định doanh thu, chi phí dựa trên cơ sở định mức, tiêu chuẩn, chế độ
và chứng từ, sổ kế toán theo quy định của pháp luật. Đối với cá nhân kinh doanh chưa
tuân thủ đúng chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ mà không xác định được doanh thu, chi
phí và thu nhập chịu thuế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu, tỷ lệ thu
nhập chịu thuế để xác định thu nhập chịu thuế phù hợp với từng ngành, nghề sản xuất,
kinh doanh theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Bước 2: Xác định thu nhập tính thuế.
Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ sản xuất, kinh doanh = Thu nhập chịu thuế
- (trừ đi) Giảm trừ gia cảnh - (trừ đi) Các khoản đóng góp nhân đạo, từ thiện, khuyến
học theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp theo biểu thuế lũy tiến từng
phần. Theo đó:
+ Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Tổng số thuế của các bậc thu nhập
+ Số thuế của mỗi bậc = Thu nhập tính thuế của bậc đó nhân với thuế suất tương
ứng của bậc đó. Thuế suất tăng lên chỉ áp dụng cho phần thu nhập tăng thêm, không áp
dụng cho phần thu nhập ở bậc thấp hơn.
- Đối với cá nhân không cư trú:
Thuế đối với thu nhập từ kinh doanh của cá nhân không cư trú được xác định
bằng doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều 25 (Luật
thuế TNCN) nhân với thuế suất quy định tại khoản 3 Điều 25 (Luật thuế TNCN).
Doanh thu là toàn bộ số tiền phát sinh từ việc cung ứng hàng hoá, dịch vụ bao
gồm cả chi phí do bên mua hàng hoá, dịch vụ trả thay cho cá nhân không cư trú mà
không được hoàn trả.
Trường hợp thoả thuận hợp đồng không bao gồm thuế thu nhập cá nhân thì
doanh thu tính thuế phải quy đổi là toàn bộ số tiền mà cá nhân không cư trú nhận
được dưới bất kỳ hình thức nào từ việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ tại Việt Nam
không phụ thuộc vào địa điểm tiến hành các hoạt động kinh doanh.
Từ phương pháp xác định thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với cá nhân cư trú và
không cư trú như trên, có thể thấy những điểm khác biệt trong phương pháp tính thuế thu
nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú và không cư trú như sau:
Cá nhân cư trú Cá nhân không cư trú
Xác định thuế phải nộp trên cơ sở xác định
thu nhập tính thuế, tức là sau khi xác định
thu nhập chịu thuế còn giảm trừ gia cảnh
và giảm trừ đóng góp nhân đạo, từ thiện
theo quy định của pháp luật
Xác định thuế phải nộp trên cơ sở doanh
thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh
Áp dụng biểu thuế lũy tiến từng phần (từ
5% đến 35%) để tính thuế trên cơ sở thu
nhập tính thuế cho tất cả các hoạt động sản
xuất, kinh doanh
Áp dụng một mức thuế suất toàn phần
tính trên doanh thu (Tùy theo lĩnh vực
ngành nghề mà có thuế suất khác nhau:
1%, 2% hoặc 5%)
Xác định thuế phải nộp trên Việc xác định
doanh thu, chi phí dựa trên cơ sở định
mức, tiêu chuẩn, chế độ và chứng từ, sổ kế
toán theo quy định của pháp luật hoặc trên
cơ sở ấn định TNCT.
Xác định số thuế phải nộp chỉ trên cơ sở
doanh thu, không xác định theo thu nhập
chịu thuế.
Câu 3: Đối tượng hoàn thuế giá trị gia tăng theo Luật thuế giá trị gia tăng? Ý
nghĩa của hoàn thuế giá trị gia tăng?
Theo Điều 13 Luật thuế GTGT số 14/2008/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 03 tháng 6 năm 2008
thì đối tượng được hoàn thuế GTGT bao gồm các trường hợp sau:
- Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được
hoàn thuế giá trị gia tăng nếu trong ba tháng liên tục trở lên có số thuế giá trị gia tăng
đầu vào chưa được khấu trừ hết.
Trường hợp cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương
pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế giá trị gia
tăng của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ hết và
có số thuế còn lại từ hai trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng.
- Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế giá
trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ hai trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế
giá trị gia tăng theo tháng.
- Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được
hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập,
hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế giá trị gia tăng nộp
thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết.
- Cơ sở kinh doanh có quyết định hoàn thuế giá trị gia tăng của cơ quan có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng theo điều ước
quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Ý nghĩa của việc hoàn thuế GTGT: Xuất phát từ bản chất của Thuế GTGT là loại
thuế gián thu, người tiêu dùng cuối cùng là người phải chịu thuế, do vậy việc hoàn thuế
GTGT có ý nghĩa như sau:
- Hoàn thuế GTGT là việc nhà nước trả lại cho người nộp thuế số thuế mà người
nộp thuế đã ứng ra trả trong giá mua hàng hóa, dịch vụ nhưng chưa thu lại được hoặc
không thu lại được ở khâu tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.
- Tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn về vốn giúp doanh nghiệp chủ động trong phát
triển hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường.
- Góp phần khuyến khích xuất khẩu và thúc đẩy hoạt động xuất khấu HHDV, từ
đó thúc đấy hoạt động SXKD trong nước, tạo công ăn việc làm, tăng thu ngoại tệ và cân
bằng cán cân thanh toán, giảm nhập siêu.
- Xuất phát từ yêu cầu để được hoàn thuế giá trị gia tăng, cơ sở kinh doanh phải
thực hiện tốt chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ và phải thanh toán qua ngân hàng. Do
vậy, việc hoàn thuế giá trị gia tăng góp phần thúc đẩy việc chấp hành chế độ sổ sách kế
toán, sử dụng hóa đơn chứng từ, thúc đẩy việc thanh toán không dùng tiền mặt.
- Góp phần thực hiện các chính sách xã hội, thực hiện các thông lệ quốc tế, thúc
đẩy hội nhập quốc tế và tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế để giúp đỡ những
đối tượng khó khăn.
- Thể hiện sự công khai, minh bạch giữa quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế
với Ngân sách Nhà nước.
Câu 4: Theo luật QLT, trường hợp người nộp thuế theo phương pháp kê khai
bị ấn định thuế khi nào?
Bài làm:
Theo điều 37 Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 được Quốc hội nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29 tháng 11 năm
2006 thì người nộp thuế theo phương pháp kê khai bị Ấn định thuế trong trường hợp vi
phạm pháp luật về thuế. Cụ thể như sau:
a) Không đăng ký thuế;
b) Không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau mười ngày, kể từ ngày hết
thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế;
c) Không khai thuế, không nộp bổ sung hồ sơ thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế
hoặc khai thuế không chính xác, trung thực, đầy đủ về căn cứ tính thuế;
d) Không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu
trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế;
đ) Không xuất trình sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ và các tài liệu cần thiết liên
quan đến việc xác định số thuế phải nộp trong thời hạn quy định;
e) Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hoá, dịch vụ không theo giá trị
giao dịch thông thường trên thị trường;
g) Có dấu hiệu bỏ trốn hoặc phát tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thuế.
Bài tập: Một doanh nghiệp kinh doanh thương mại trong năm 2011 có số liệu kê khai
tính thuế TNDN như sau (Đơn vị tiền: triệu đồng):
1) Doanh thu tính thuế: 36.000
2) Tổng chi phí doanh nghiệp kê khai: 25.000, trong đó:
- Giá vốn hàng bán ra: 15.000
- Chi trả lãi vay vốn tương ứng với vốn điều lệ còn thiếu: 200
- Chi phí quảng có, khuyến mại, tiếp thị: 2.000
Các khoản chi phí của doanh nghiệp đều có hóa đơn, chứng từ hợp pháp và các khoản
chi còn lại đủ điều kiện được trừ.
3) Thu nhập chịu thuế khác: 300
4) Doanh nghiệp đã hoạt động được 6 năm
5) Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định là năm dương lịch.
Yêu cầu: 1) Xác định chi phí quảng cáo, tiếp thị khuyến mại được trừ khi tính thu nhập
chịu thuế? Giải thích cách tính?
2) Xác định thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm tính thuế (thuế suất 25% và
trong năm không được miễn, giảm).
Lời giải: (đơn vị tiền: triệu đồng)
1) Xác định chi phí quảng cáo khuyến mại, tiếp thị được trừ
- Chi phí trả lãi vay tương ứng với vốn điều lệ còn thiếu không được trừ loại khỏi chi
phí doanh nghiệp kê khai: 200 tr
- Tổng chi phí được trừ chưa kể chi phí quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị và giá vốn hàng
bán: 25.000 – 15.000 – 200 – 2.000 = 7.800 tr
- Chi phí quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị được trừ: 7.800 x 10% = 780 tr
Giải thích cách tính:
- Chi phí quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị được trừ tối đa 10% trên tổng chi phí được trừ
chưa kể khoản chi phí quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị áp dụng đối với doanh nghiệp
hoạt động từ năm thứ 3 trở đi kể từ ngày thành lập. Doanh nghiệp này đã hoạt động
được 6 năm nên tỷ lệ khống chế là 10%.
- Vì đây là doanh nghiệp kinh doanh thương mại nên trong tổng chi phí được trừ để xác
định mức khống chế không bao gồm giá vốn của hàng bán ra.
- Chi phí trả lãi vay tương ứng với vốn điều lệ còn thiếu là một trong số các khoản chi
không được trừ theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp nên phải loại ra khi
xác định tổng chi phí được trừ.
2) Xác định thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm tính thuế (Đơn vị tiền:
triệu đồng)
a) Doanh thu tính thuế: 36.000 tr
b) Chi phí được trừ:
- Tổng chi phí được trừ chưa kể chi phí quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị và giá vốn hàng
bán (đã xác định trên): 7.800 tr
- Chi phí quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị (đã xác định trên): 780 tr
- Giá vốn hàng bán: 15.000
Tổng chi phí được trừ: 7.800 + 780 + 15.000 = 23.580 tr
c) Thu nhập chịu thuế khác: 300 tr
d) Thu nhập chịu thuế: 36.000 – 23.580 + 300 = 12.720 tr
e) Do không có thu nhập miễn thuế nên thu nhập chịu thuế bằng thu nhập tính thuế.
f) Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm tính thuế: 12.720 x 25% = 3.180 tr
ĐỀ THI THUẾ 2012 MÔN NGHIỆP VỤ NGÀNH
Ngạch Cán sự và tương đương
Câu 1: Trình bày quyền của người nộp thuế theo luật quản lý thuế
Câu 2: Trong tháng 7/2012 Công ty A dùng 50 bộ quần áo đổi lấy vải công ty B , giá
thành 1 bộ quần áo là: 200.000 đ. Giá bán chưa thuế GTGT tại thời điểm phát sinh hoạt
động trao đổi là: 220.000đ/bộ. Đối với số quần áo dùng để trao đổi cty A có tính thuế
GTGT ko? Nếu có giá tính thuế GTGT là bao nhiêu? giải thích tại sao?
Câu 3: Một doanh nghiệp trong năm 2011 có số liệu kê khai thuế như sau (đvt: triệu
đồng)
Doanh thu: 40.000
Tổng chi phí: 40.000
giá mua hàng hóa: 20.000
Thuế GTGT đầu vào dc khấu trừ: 150
Chi phí quảng cáo tiếp thị: 1.500
Thu nhập chịu thuế khác: 400
Lỗ từ HĐ thu nhập năm 2010: 50
Doanh Nghiệp hoạt động 6 năm
Xác Định thuế TNDN biết rằng thuế suât 25%