Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Công Nghệ Thi Công Cầu Đúc Hẫng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.11 KB, 26 trang )

THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ ĐÚC HẪNG
CÔNG NGHỆ THI CÔNG DẦM HỘP BTCT DƯL 40,5x59x40,5 m
CH ƯƠNG I NH ỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Điều kiện và phạm vi áp dụng :
- Thuyết minh công nghệ này dùng để chế tạo dầm hộp BTCT DƯL liên tục
L=40,5x59x40,5 (m) cho cầu An Nghĩa-Huyện Cần GIờ-Tp Hồ Chí Minh.
- Việc chế tạo dầm được thực hiện theo dây chuyền công nghệ sản xuất bê tông tại
hiện trường có các thiết bị cơ giới liên hoàn đồng bộ.
1.2 Một số đặc điểm về cấu tạo của dầm:
Dầm hộp BTCT DUL liên tục bố trí theo sơ đồ 40,5x59x40,5(m),thi công
theo phương pháp phân đoạn đổ bê tông tại chỗ trên đà giáo(khối Ko),khối 10m
và đúc hẫng cân bằng đối xứng qua tim trụ bằng xe đúc hẫng chuyên dụng(khối
K1÷ K8,khối hợp long).Mặt cầu dốc theo đường cong tròn R=2500m,i
d
=4%,dốc
ngang i
n
=2%).
Bảng 1
+ Chiều dài toàn bộ dầm L
TB
= 40.5x59x40.5=140m
+ Chiều cao hộp dầm H
1
= 3.40m ÷ 1.65m
+ Chiều rộng bản MC B = 13.25m
+ Chiều rộng bản dưới(bề rộng hộp) B
1
= 7.42m
+ Chiều dày bản mặt cầu(phần vút) b = 0.2m
+ Chiều dày bản mặt cầu(giữa dầm) b = 0.27m


+ Bề dày thành dầm D = 0.4m ÷ 0.6m
+ Bề dày bản đáy H
2
= 0.85m ÷ 0.25m
+ Mác Bê Tông 40Mpa
+ Mác vữa bơm ống gen 40Mpa
+ Quy cách bó cáp cường độ cao 22T 12.7 ; 12T 12.7
+ Quy cách ống gen thép cuộn Ф95/102;Ф65/72
+ Quy cách neo EC-5-22;EC-5-12
CH ƯƠNG II VẬT LIỆU
2.1 Yêu cầu kỹ thuật :
2.1.1 Thép cường độ cao:
- Dùng thép cường độ cao sản xuất theo tiêu chuẩn “ ASTM A 416-85 Grade 270”
được bện thành tao 7 sợi.
- Chỉ tiêu của 1 tao thép 7 sợi:
Bảng 2
+ Đường kính danh định 12.7m
+ Diện tích danh định 98.7mm
2
+ Khối lượng danh định 0.775Kg/m
+ Cường độ chảy (khi độ dãn dài 1%) 1670Mpa=17020Kg/cm
2
+ Cường độ kéo đứt 1860Mpa=18950Kg/cm
2
+ Môdun đàn hồi 195000Mpa
+Độ tự chùng sau 1000h ở 20
oC
với lực căng 0.7P
N
2.5%

- Mặt ngoài sợi thép không được có các vẩy rỉ sùi,không mỡ phủ,không bị bẩn
do các chất ngoại lai khác làm ảnh hưởng tới tính dính bám.Không được để thép
CĐC chịu ảnh hưởng của phun nhiệt từ mỏ hàn hơi hoặc hàn điện.Các bó cáp
không được để tiếp xúc với bụi bẩn(phải được giữ trên mặt bằng sạch đã được
chuẩn bị đặc biệt).
Các bó cáp CĐC được cung cấp từ nhà máy theo các cuộn có đường kính
đủ lớn để có thể tự duỗi thẳng.Các bó cáp bị xoắn,gấp hoặc hư hại,bị rổ nặng
không được phép dùng.
2.1.3 Cốt thép thường:
- Loại tròn trơn dùng loại CI có giới hạn chảy 240(Mpa);giới hạn bền 380(Mpa).
- Loại có gờ dùng loại CIII có giới hạn chảy 400(Mpa);giới hạn bền 600(Mpa).
2.1.4 Neo và các phụ kiện:
- Neo cáp DƯL dọc và các phụ kiện dùn loại 5-22 và 5-12 của hãng OVM Trung
Quốc sản xuất hoặc tương đương.
2.1.5 Ống gen:
- Ống gen cho cáp DƯL dọc dùng ống gen thép tiêu chuẩn ống thép có gân
xoắn,mạ chống gỉ đường kính ống Ф95/102;Ф65/72 được sản xuất trong nước.
Chú ý:
+ Nếu trong bản vẽ thiết kế không có dự tính hay chưa có sự thỏa thuận của
cơ quan thiết kế tuyệt đối không được thay đổi bất kỳ nhóm và mác thép nào.
+ Việc bảo quản,vận chuyểnvthí nghiệm thép phải tuân thủ các quy trình hiện
hành và được sự giám sát chặc chẽ của TVGS hiện trường.
+ Thép CĐC phải có chứng chỉ của nhà máy sản xuất đảm bảo phù hợp của
thép CĐC với chỉ dẩn công nghệ này.Trong các chứng chỉ phải có đường cong
quan hệ giữa tải trọng và độ giãn dài,diện tích mặt cắt ngang của tao thép,modun
đàn hồi của thép cho mỗi lô hàng.Các chứng chỉ này phải được đóng dấu và xác
nhận của cơ quan có thẩm quyền.
2.1.6 Xi măng:
+Loại xi măng sử dụng cho việc đúc dầm là ximăng lấy tại thành phố HCM.
+Tính chất cơ lý của xi măng phải phù hợp với TCVN 2682-1992.

2.1.7 Cốt liệu thô –đá dăm:
Cốt liệu thô dùng để đúc dầm là loại đá vôi hay đá cuội nghiền nhỏ từ đá gốc
có nguồn gốc phun trào tiêu chuẩn kỹ thuật dược dựa trên TCVN-1771-1987 và
TCVN 4453-1995.
2.1.8 Cốt liệu nhỏ cát:
Cát dùng để đúc dầm là cát có nguồn gốc của các loại đá rắn như thạch
anh,không dùng các loại có nguồn gốc là đá biến chất,tuân thủ theo TCVN 7570-
2006 và TCVN 4453-95.
2.1.9 Nước trộn bê tông:
Nước trộn bê tông là nước sinh hoạt.Nước không có tạp chất làm ảnh hưởng
đến chất lượng bê tông.Tuyệt đối không được dùng các loại nước thải có lẩn bùn đất
hay hay dầu mỡ,tuân thủ theo TCVN 4506-87,TCVN 2655-78.
2.1.10 Chất phụ gia :
Để tăng cường độ linh động của hỗn hộp bê tông cho phép dung phụ gia,tuan
thủ theo TCXDVN 325-2004.
2.1.11 Vật liệu bôi trơn ván khuôn:
- Nhằm tránh cho ván khuôn dính bám vào bêtông cần bôi trơn các bề mặt có tiếp
xúc với bê tông,chất bôi trơn cần đảm bảo các yêu cầu.
+Tháo dỡ ván khuôn dễ dàng.
+Không làm giảm chất lượng bê tông ở chỗ tiếp xúc với ván khuôn
+Không gẫy nứtnẻ,co ngót ạo thành vết ở bề mặt bê tông.
+Không làm gỉ hay ăn mòn ván khuôn.
+Thích hợp với các biện pháp phun hay quét.
- Có thể dùng các loại phụ gia sau:
Phụ gia Separol_R,1 lít sử dụng cho 42m
2
ván khuôn thép.
2.2 Kiểm tra chất lượng và bảo quản:
2.1.1 Thép cường độ cao:
Trước khi đưa vào sử dụng thép CĐC phải được kiểm tra đầy đủ các nội dung

theo quy định của quy trình cụ thể có một số điểm như sau:
2.1.2 Kiểm tra theo các tài liệu chứng chỉ của thép.
2.2.1.2 Kiểm tra bề mặt bên ngoài của tao thép :
- Kiểm tra sự nguyên đai ,nguyên kiện của cuộn cáp
- Dùng mắt kiểm tra xem xét thép có rỉ hay không,có dính bẩn hay không,có xây
xước dập nát hay không .
- Dùng thước kẹp có độ chính xác nhỏ hơn 0.02mm kiểm tra kích thước hình
học của tao cáp :Độ ô van,đường kính v v
- Xem xét độ xoắn,vặn của các sợi thép trong tao cáp.
2.2.1.3 Thí nghiệm kiểm tra các chỉ tiêu cơ lý của tao cáp theo quy định riêng,cụ thể
có một số điểm sau đây :
- Đo đường kính tao thép,diện tích tao thép.
- Xác định ứng xuất kéo chảy tương ứng với độ giãn dài 1%.
- Xác định modun đàn hồi E.
2.2.1.4 Việc chọn mẫu thí nghiệm được tuân thủ theo quy trình.Khi đưa từng cuộn
cáp vào sử dụng phải được sự đồng ý của các bên hữu quan.
2.2.1.5 Bảo quản thép cường độ cao:
- Thép cường độ cao đã được đóng gói cẩn thận tránh bị ẩm dẫn đến han
rỉ.Trong vận chuyển,bảo quản không để va đập mạnh ,không làm hỏng bao bì ,không
để dây bẩn mỡ,phân bón hóa học,muối và các tạp chất khác.
- Khi xếp dỡ vận chuyển không để dập xoắn,xây xác,không kéo lê.
- Kho chứa thép cường độ cao phải có mái che,đảm bảo khô ráo không ẩm
ướt.Thép nhập phải để riêng từng đợt,kê bó cáp cách sàn lớn hơn 30cm.
- Khi giao nhận thép phải có đầy đủ các chứng chỉ(vận đơn,phiếu nghiệm thu)
2.2.2 Thép thường :
- Cốt thép thường theo TCVN 1651-85 hoặc tương đương:
Loại thép Kí hiệu Giới hạn chảy
(Mpa)
Giới hạn bền (Mpa)
Thép tròn trơn CI 240 380

Thép có gờ CIII 400 600
- Cốt thép thường phải có chứng chỉ xuất xưởng hoặc phiếu thí nghiệm để chứng
tỏ thép có đầy đủ các tiêu chuẩn giới hạn chảy,cường độ cực hạn,độ giãn
dài,thí nghiệm uốn nguội,thí nghiẹm tính hàn(nếu bản vẽ thiết kế cho phép nối
hàn).
- Thép nhập về cũng phải để riêng theo từng đợt tránh nhầm lẫn khi sử
dụng.Phải bảo quản cẩn thận tránh rỉ,khongi để dính các tạp chất có hại như
hóa học,dầu mỡ,muối.
- Đối với thép không có giấy chứng nhận đầy đủ theo các đợt nhận hàng về phải
tiến hành thí nghiệm theo các đề cương riêng nếu đạt mới đem vào sử dụng.
- Trong mọi trường hợp không được duỗi thẳng cốt thép có gờ sau khi đã uốn.
2.2.3 Neo bó thép cường độ cao:
- Trên mỗi dầm chỉ phải sư dụng một loại neo được nhập về một đợt.
- Neo phải đạt các yêu cầu kỹ thuật mới đưa vào sử dụng.
- Cần kiểm tra chứng chỉ của neo mỗi khối khi nhập về và khi đưa vào sử dụng.
- Kiểm tra sơ bộ neo theo các yêu cầu sau:
+ Dùng mắt kiểm hình dạng neo .
+ Xem neo có bị gỉ hay không.
+ Dùng thước đo đạc các kích thước,thông số của neo và sự phù hợp với
thiết kế.
+ Đo độ vuông góc giữa bản neo và đường trục neo.
+ Kiểm tra độ thông thoáng của lỗ để bơm vữa Ximăng.
- Nếu cảm thấy nghi ngờ hay không đầy đủ các chứng chỉ,cần cho thí nghiệm
neo với đề cương riêng được sự thống nhất của các cơ quan thiết kế.
- Các phụ kiện của neo gồm:thớt neo,đầu neo,nêm và cút nối ống bơm vữa phải
đồng bộ,có chế độ kiểm tra bảo quản tương tự như bảo quản thép cường độ
cao.
2.2.4 Kiểm tra ống gen:
- Ống gen,ống nối ống gen phải được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi đưa vào sử
dụng.

- Ống gen,ống nối gen nhập về phải bảo quản cẩn thận tránh rỉ,không để dính
các chất bẩn hay dầu mỡ,không làm dạp vỡ ống gen.
2.2.5 Xi măng:
- Xi măng chở về công trường phải tiến hành nghiệm thu đánh dấu và xếp kho
theo mác và biểu ghi tương ứng.Chiều cao của đống xi măng không cao quá
10bao/1chồng.
- Thòi gian bảo quan xi măng không được quá 3 tháng.
- Phải tiến hành lấy mẫu kiểm tra chất lượng xi măng ngay tại hiện trường theo
các hạng mục sau:
+ Thời gian bắt đầu ninh kết ≥ 1 giờ kết thúc ninh kết ≤ 10 giờ.
+ Tính độ ổn định của các chỉ tiêu
+ Cường độ xi măng
+ Độ mịn
- Xi măng chưa qua các thí nghiệm hay chưa có các chứng chỉ kỹ thuật thì chưa
được sử dụng.
- Trong cùng một khối đổ phải dùng một loại xi măng được nhập kho về cùng 1
đợt.
2.2.6 Đá dăm và cát:
- Đá dăm và cát phải được tiến hành kiểm tra đánh giá thí nghiệm theo từng đợt
từng loại và định kỳ.Các chỉ tiêu cơ lý về cường độ,thành phần,tạp chất,modun độ
lớn v.v… phải đảm bảo theo 2.1.7;2.1.8
2.2.7 Các nguyên vật liệu khác:
Tất cả các nguyên vật liệu dùng chế tạo dầm đều phải đảm bảo các chỉ tiêu kỹ
thuật hiện hành nếu ngi ngờ cần phải thí nghiệm,nếu đạt mới được cho phép sử
dụng.
CH ƯƠNG III CÔNG NGHỆ THI CÔNG
Trình tự thi công các khối của dầm hộp liên tục bằng xe đúc hẫng đối xứng qua tim
trụ bao gồm các bước sau:
+ Thi công khôi đỉnh trụ
+ Thi công các khối của dầm hẫng

+ Thi công khối dầm đúc trên đà giáo
+ Thi công khôi hợp long
3.1 Thi công khối đỉnh trụ:
Sau khi xây dựng xong trụ,tiến hành xây dựng khối đầu tiên trên đỉnh trụ (gọi là
khối đỉnh trụ,được kí hiệu la khối Ko).
Khối đỉnh trụ được đúc trên đà giáo.Đà giáo để thi công các khối này cấu tạo từ
thép hình và được lắp đặt sau khi thi công trụ.Cấu tạo của đà giáo có thiêt kế riêng.
(Cấu tạo hệ thống đà giáo mở rộng trụ khối Ko)
Công tác đổ bê tông :
Tùy thuộc công tác đổ bê tông và năng lực thiết bị mà đơn vị thi công tiến hành
đổ thành hai đợi:
+ Đợi 1: Đổ bê tông bản đáy;tường ngăn và thành cao 1.5m
+ Đợi 2:Đổ bê tông phần còn lại
Công việc đổ bê tông nên tiến hành theo trình tự từ tim ngang cua khối đỉnh trụ
ra hai phía.Tùy thuộc vào tính chất của bê tông,loại phụ gia sử dụng,nhiệt độ thi
công mà tính toán khả năng cung cấp bê tông cho phù hợp,tránh tình trạng thời gian
đổ giữa các lớp quá dài.Nói chung thời gian cho một lần đổ bê tông không vượt quá
thời gian theo quy định trong TCVN 4453-1995.
3.2 Thi công các khối dầm hẫng:
Trừ khối đỉnh trụ Ko,khối 10m được đúc trên đà giáo,các khối còn lại của
dầm được đúc hẫng đối xứng trên xe đúc theo các phương pháp cơ bản sau
đây(phương pháp lắp chi tiết có bản hướng dẫn riêng).
3.2.1 Lắp ráp xe đúc :
Trước khi lắp ráp xe đúc,toàn bộ việc gia công ván khuôn của xe đã được hoàn
thiện.Chỉ được lắp ráp xe đúc trên khối đỉnh trụ sau khi đã căng kéo cáp neo đỉnh
trụ.
3.2.2 Lắp ván khuôn
Ván khuôn xe đúc là loại định hình,được tổ hợp bằng mảng để thuận tiện trong
quá trình tháo lắp.
3.2.3 Cân chỉnh xe đúc :

- Tim dọc của xe phải trùng với tim dọc của hộp dầm.
- Cao độ của dàn chính xe đúc đo tại 4 điểm:2 điểm tại chân trước và 2 điểm tại
chân sau.
Có thể lấy một điểm chia đôi dầm treo ván khuôn đáy tại dàn ngang phía trước
của xe đúc làm mốc chỉnh tim dọc xe.Cao độ của dầm chính được chỉnh bằng hai
kích chính đặt ở chân trước của xe đúc và các nêm gỗ đặt ở chân chống của hai dầm
ngang phía sau.
Khi công việc chỉnh xe đúc đã hoàn thành,dùng kích căng 6 thang ứng suất neo
dầm ngang phía sau xuống mặt cầu với lực ngang tính toán.
Các điểm cần chú ý khi cân chỉnh xe đúc:
+ Xe đúc phải hoàn toàn tách khỏi dầm ray,chân trước ngồi trên kích chính phía
trước,chân sau ngồi lên các chân chống của dầm ngang phía sau ở trạng thái tự
do (không tỳ vào dầm ray).
+ Khi điều chỉnh cao độ bằng kích trước,sau khi đạt cao độ yêu cầu,piston của
kích trước được khóa lại bằng vành khóa an toàn.Kích trước đặt trên một đệm gỗ
tứ thiết hoặc bằng thép hình tổ hợp.
+ Tim xe đúc phải trùng với tim dầm,việc này có thể chỉnh bằng Palăng xích
hoặc Palăng cáp.
3.2.4 Chỉnh cao độ ván khuôn:
Cao độ ván khuôn tại mỗi mặt cắt của mỗi khúc phải tính trước và được ghi vào
một biểu mẫu.Cao độ tính toán phải tính đến cao độ của cầu ,biến dạng của dàn
chính xe đúc và độ giãn dài của thanh ứng suất.Chi tiết về biểu mẫu tính cao độ xem
phụ lục số 02.
Các điểm cần chú ý khi điều chỉnh cao độ ván khuôn:
+ Các dầm thi công theo công nghệ này trong lúc thi công chúng là dầm
hẫng.Do ảnh hưởng của nhiệt độ,đặt biệt là vào mùa hè,đầu hẫng bị võng xuống,khi
khi chỉnh cao độ ván khuôn có thể vào bất kì thời điểm nào trong ngày nhưng khi
nghiệm thu phải tiến hành vào sáng sớm,trước khi có ánh mặt trời(nhiệt độ môi
trường ≤ 25
oC

),điều đó sẽ loại bỏ được sai số cao độ nhiệt độ.
+ Tránh mất vữa bê tông do ván khuôn không kín,tại bề mặt tiếp xúc giữa ván
khuôn và khối bê tông đã đỗ nên đặt một dải xốp ép chặt giữa chúng.
3.2.5 Đặt ván khuôn đầu đốc(ván khuôn đầu các khối)
Ván khuôn đầu đốc nên làm bằng gỗ dày 1.5cm với các sương bằng gỗ dày 3cm
được chế táo sẵn thành từng mảng được lắp đặt vào vị trí.
3.2.6 Buộc cốt thép và ống gen tạo lỗ
- Cốt thép của khối được đặt vào vị trí theo bản vẽ thiết kế theo trình tự:Bản
đáy,hai bên thành,bản mặt.Đặt biệt chú ý cốt thép tăng cường cục bộ tại các đầu neo.
- Ống gen tạo lỗ được đặt vào vị trí theo bản vẽ thiêt kế và được nối vơi đầu chờ
của các ống gen đã đặt trong khối đỉnh trụ (hoặc khối đã đúc) bằng ống nối .Hai đầu
ống nối được cuốn kín xung quanh bằng băng dính rộng bản.Các đoạn Ф6 được
dùng để cố định ống gen vào cốt thép thường,chung được bố trí dọc theo các ống
gen theo khoảng cách 1m/cái.
- Các ống nhựa PVC Ф50được dùng để tạo lỗ chờ cho các thanh ứng suất của
các khối tiếp theo.Chân các ống nhựa này được cố định bằng được cố định bằng các
thanh Ф6 hàn thành ô vuông buột vào lưới cốt thép thường.Trong lòng ống nhựa đổ
đầy cát,trên đỉnh ống buộc vào lưới cốt thép thường.Trong lòng ống nhựa đổ đầy
cát,trên đỉnh ống buộc kín bằng giấy xi măng chống vữa bê tông rơi vào lòng ống.
- Các bản đệm neo được đặt vào vị trí theo bản thiết kế.Trục của đệm neo phải
trùng với trục của ống gen và mặt của nó phải vuông góc với trục ống gen ở 1.5m
đầu tiên của ống gen.Các lỗ thoát vữa (hoặc bơm vữa)phải đặt ở điểm cao nhất của
ống gen.
3.2.7 Đổ bê tông
- Độ sụt của bê tông phải đảm bảo là 10±2,muốn vậy ,trước mỗi lần đổ bê tông
phải xác định độ ẩm của vật liệu.từ đó tính được lượng nước phù hợp cho cấp phối
bê tông.Độ của bê tông có thể điều chỉnh bằng phụ gia Glenium
SM
SP8S (hoặc loại
tương đương) với tỷ lệ 0.6-1% trọng xi măng.

- Chiều cao của bê tông rơi không được quá 1.5m để tránh hiện tượng phân tầng
và sụt chân,bê tông thành không giữ được sụt vào bản đáy hộp.
- Khi đổ bê tông cho đáy và thành không được đổ lệch tải quá lớn,tốt nhất chênh
cao giữa hai bên thành tối đa là 0.5m.
- Trong lúc đầm bê tông,tại những vị trí gần ống gen phải chú ý tránh va chạm
vào ống gen làm cho ống gen có thể bị vỡ.Không được dùng dùi đầm để đẩy bê
tông.
- Cần đặc biệt quan tâm đến chất lượng bê tông ở các đầu neo.
- Trong quá trình đổ bê tông cần dùng con chuột để thông tất cả các ống gen
tránh tắc ống.
3.2.8 Luồn cáp
- Cáp phải có chứng chỉ của nhà máy sản xuất.Các chứng chỉ đó thể hiện đường
cong quan hệ giữa tải trọng và độ giãn dài,diện tích đo được,modun đàn hồi của cáp
cho mỗi lô hàng.Người kỹ thuật hiện trường phải có chứng chỉ để tính toán sự khác
biệt giữa độ giãn dài lý thuyết và thực tế của bó cáp.
- Trong bất cứ trường hợp nào,lực kích đối với mỗi tao cáp cũng không được
phép vượt quá 0.85 cường độ cực hạn tối thiểu của cáp.
- Trước khi đưa cáp vào sử dụng phải kiểm tra.Tao cáp phải không có vảy
sùi,không bị phủ mỡ,không bị bẩn,bị xước.Lớp rỉ xước phải được tẩy sạch trước khi
dùng cáp.Các tao cáp không được tiếp xúc với bụi bẩn và được giữ ở nơi sạch đã
chuẩn cẩn thận.
3.2.8.1 Lắp ráp thiết bị đẩy và bơm thủy lực:
Máy đẩy cáp thuộc loại máy chuyên dụng EMK dùng để đẩy cáp vào trong ống
gen.Việc lắp ráp máy đẩy cáp phải thõa mãn các yêu cầu sau:
- Máy đẩy nên bố trí cách đầu neo 1.2m
- Hướng máy đẩy phải trùng với hướng của bó cáp và được cố định cứng ở vị
trí này.
- Khoảng cách giữa máy đẩy và ru lô cáp (giá tách cáp) càng ngắn càng tốt.
- Một ống dẫn bằng thép có đường kính trong Ф 20 sẽ được dùng để dẩn hướng
tao cáp từ đầu này máy đẩy tới đầu kia.

Bơm thủy lực khi lắp đặt phải thõa mãn các yêu cầu sau:
- Bơm phải được đặt ở vị trí nằm ngang
- Bơm dầu thủy lực trong bơm phải đạt yêu cầu
- Đèn kiểm tra bơm để gần máy đẩy cáp
- Đèn điều khiển từ xa năm ở cuối cáp (đầu phía bên kia của bó cáp)
3.2.8.2 Luồn cáp vào máy đẩy:
Trước khi luồn cáp vào máy đẩy,đầu cáp phải có đầu chụp bảo vệ để sợi cáp
không bị sổ đầu trong lúc lao cáp.
Trình tự luồn cáp vào máy đẩy :
- Nâng tay kéo lên
- Dùng tay đẩy cáp qua máy và ống dẫn
- Đóng tay kéo xuống và xoay tăng đơ vặn nhẹ nhàng xuống dưới để đạt được
sự tỳ sát của con lăn của xích lên trên cáp.
Đẩy cáp vào trong ống gen:
- Khởi động máy bơm
- Đẩy cáp bằng máy với tốc độ chậm cho đến khi cáp nằm trong ống gen
khoảng 2m.
Trong khi đầy lực căng phải được điều chỉnh ngay khi xảy ra hiện tượng cáp
trượt trên xích.Chú ý tay kéo không được vặn quá chặt để tránh tổn thất nhiều
lực.Sau khi đã đạt lực căng đúng,tay vặn phải được cố định lại bằng đai ốc.
Chú ý trong khi đẩy cáp:
- Nên dùng con chuốt thông ống gen trước khi đẩy cáp vào ống
- Để tránh tác động của áp suất cao ,phải luôn nhớ dừng máy bằng cách tắt
bơm.
- Thường xuyên kiểm tra áp lực của máy bơm.
- Dừng bơm ngay khi cáp đã luồn sang bên kia của bó cáp.Việc này được thực
hiện bằng điều khiển từ xa đặt ở đầu ra của bó cáp.
- Không đứng chính diện đầu ra của bó cáp.
3.2.8.3 Căng kéo bó cáp CĐC dọc đỉnh hộp:
3.2.8.3.1 Căng kéo bó cáp thép CĐC 22T 12.7 dọc (các bản nắp hộp)

a) Lắp đầu neo:vị trí đúng của neo theo hình
- Đầu neo phải được vệ sinh sạch sẽ trước khi lắp đặt
- Khi căng kéo một đầu thì chiều dài của đầu bó cáp tính từ bản đệm neo là
1.15m cho đầu căng kéo và 0.5m cho đầu không căng kéo.Khi căng kéo 2 đầu
thì chiều dài của mỗi đu bó cáp tính từ mặt bản đệm neo là 1.15m.Sau đó
chúng được cắt so le thành bậc,mài vát xung quanh và lắp các mũi dẫn để dễ
dàng cho việc lắp đầu neo.Việc cắt cáp phải dùng loại máy cắt cơ học,nghiêm
cấm biện pháp cắt cáp bằng phương pháp gia nhiệt.
- Dùng chạc dẩn xỏ chéo nhau định vị các tao cáp thành từng hàng tương ứng
với các hàng lỗ của đầu neo,sau đó đầu neo được luồn vào các tao cáp.
( Cắt cáp trước khi lắp neo)
b) Đặt nêm ( chốt neo)
- Trước khi đặt nêm phải kiểm tra chủng loại của nêm đang sử dụng.Nêm phải
cùng nhóm với neo,đệm neo và phải phù hợp với đường kính của tao cáp.Nêm phải
được vệ sinh sạch sẽ trước khi lắp đặt.
- Đầu neo phải được tỳ sát vào bản đệm .
- Các nêm được cấu tạo từ hai mảnh giống hệt nhau và được lắp riêng từng
chiếc vào lỗ neo.Dùng một ống thép có đường kính trong lớn hơn đường kính của
tao thép khoảng 3mm,dài khoảng 2m luồn qua từng tao cáp đóng chặt nêm vào lỗ
sao cho đầu của 2 mảnh nêm của một bộ nêm phải phẳng,không so le.
c) Lắp bản đệm đầu kích
Dùng hai chạc dẫn luồn chéo nhau định vị các tao cáp thành hàng tương ứng với
các lỗ bản đệm đầu kích sau đó bản lỗ đệm đầu kích được luồn qua.
d) Lắp kích
- Kích và đồng hồ áp lực phải được kiểm tra trước khi sử dụng.
- Kích phải được neo vào giá bằng một pa lăng xích 0.5T để dễ dàng điều chỉnh
cao độ của kích trong lúc căng kéo.
e) Trình tự căng các bó cáp thép CĐC:
- Trước khi căng cáp phải chắc chắn trục của từng kích trùng với trục của bó
cáp tại đầu neo và đầu kích tỳ sát vào bản đệm.

- Việc căng kéo cáp chỉ được tiến hành khi bê tông đủ cường độ (R bê tông lúc
căng ≥ 90% R bê tông thiết kế).Phải có đầy đủ các biên bản nghiệm thu từ
quá trình trộn bê tông,đổ bê tông đến chứng chỉ ép mẫu bê tông.Ngoài ra công
tác kiểm tra an toàn ở khu vực căng kéo cáp cũng phải tiến hành nghiêm ngặt.
Quá trình căng kéo bó cáp được chia thành 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Căng so dây
- Kéo bó cáp với lực 0.1Pk (Pk là lực kéo thực tế có xét đến ma sát neo,ma sát
kích).
- Hạ kích về không rồi tháo nêm so dây lại.
Giai đoạn này có tác dụng khắc phục độ xoắn chùng của tao cáp trong quá
trình luồn bó cáp.
Giai đoạn 2 : Căng chính thức bó cáp
- Kéo bó cáp đến lực 0.2Pk(cấp so dây) để cáp làm việc đồng nhất .Đánh dấu 2
đầu bó cáp bằng nét mảnh để đo độ dãn dài.
- Tiếp tục căng kéo theo các giá trị áp lực:
0.4Pk→0.6Pk→0.8Pk→1Pk→1.05Pk (tương ứng số đọc trên đồng hồ áp lực)
- Trong trường hợp kéo vượt từ 1.0Pk đến 1.05Pk phải căn cứ vào độ dãn dài
của bó thép so với thiết kế và quyết định tại hiện trường.
Các chú ý trong quá trình căng cáp
- Thông thường tại mỗi khối đúc của dầm hẫng có 2 bó cáp phải căng,chúng
được căng đồng thời và đối xứng .Nếu có sự chênh lệch về áp lực thì chỉ
được chênh lệch 1 cấp.
- Khi kích căng kéo bắt đầu chịu lực các pa lăng xích phải thả lỏng.
- Hành trình của píttông là 200m nên phải luôn chú ý đến độ giãn dài của cáp
ứng với từng cấp lực,tránh tình trạng vượt quá hành trình cùa píttông.
- Việc tăng áp lực kích phải đều.Khi hạ áp lực phải đều và chậm (hiện tượng
nêm không neo giữ được hay xảy ra trong lúc hạ áp lực kích do hạ áp lực kích
quá nhanh,cáp co lại nhưng không kéo được nêm vào theo)
- Không được đứng chính diện với bó cáp (phía sau kích hoặc neo) khi đang
căng.

- Các điều kiện khống chế với bó cáp CĐC xẩy ra khi căng kéo.
+ Lượng sợi đứt :dịch trượt của các sợi mỗi bó không vượt quá một sợi (trên
tổng số sợi)
+ Tổng số sợi đứt,trượt trong một mặt cắt không quá 1% tổng số sợi trong
một mặt cắt .
• Khi vượt quá số khống chế trên thì phải thay bó cáp.
f) Độ dãn dài của các bó cáp:
- Trước khi tiến hành căng cáp,độ dãn dài của các bó cáp cần phải hiệu chỉnh
lại căn cứ vào diện tích và môdun đàn hồi thực tế của tao cáp lấy từ chứng chỉ
của cuộn cáp hoăc kết quả thí nghiệm.
- Vị trí đánh dấu để đo dãn dài trên cáp cách đều neo công cụ khoảng 2cm để
tránh hiện tượng khi sợi cáp bị tuột thì mất điểm đánh dấu.
- Đánh dấu bằng bút sơn nét mảnh trên nhiều sợi cáp(cùng một vị trí) để tránh
hiện tượng đứt cáp thì mất điểm đo.
Cách đo độ dãn dài: Một đầu thước đặt tại thân kích (phần cố định) và một đầu đo
tại điểm được dánh dấu trên cáp(phần di động).
- Chênh lệch độ dãn dài theo tính toán so thực tế căng kéo thép ngoài hiện
trường cho phép là ± 5%. Nếu sai khác nằm ngoài phạm vi này phải tạm thời
ngừng căng kéo chờ làm rõ nguyên nhân,có biện pháp xử lý và sau khi điều
chỉnh mới tiếp tục căng kéo.
- Chi tiết về đo đạc độ giãn dài của cáp xem hình
(Hình độ dãn dài của cáp)
Các chú ý khi đo độ giãn dài:
- Dụng cụ đo độ giãn dài phải song song với trục của kích (vuông góc với đáy
kích trong lúc đo).
- Độ tụt của nêm ở đầu không căng (hoặc chưa căng) cũng được xác định bằng
cách dùng 1 bản lỗ bằng gỗ luồn qua các tao cáp đến 1 khoảng cách nhất định
tính từ mặt nêm (khoảng 10cm),dùng sơn phun vào các tao cáp để lấy dấu
khoảng cách .Công việc này chỉ được tiến hành sau khi bó cáp đã được kéo
“so dây”.

- Đối với các bó cáp căng 2 đầu,đầu kia đã được căng sau khi đã căng ra 1 đoạn
tối thiểu 30mm để đảm bảo an toàn cho kích.
- Tương ứng với các cấp áp lực,độ dãn dài cũng được đo tại các cấp lực đó.
g) Tháo kích : Xem hình
3.2.9 Bơm vữa :
- Sau khi tháo kích ,các đoạn thừa của bó cáp phải được căt bỏ.Vị trí cắt cách
đầu neo 3cm và phải cắt bằng máy cắt (Không dùng hơi hoặc hồ quang).
- Đầu neo hở ra được bịt kín bằng bê tông cùng cấp với bêtông dầm.Ống bơm
vữa phải được đặt vào vị trí trước khi đổ bê tông bịt đầu neo đã đủ cường độ (sau khi
đổ bê tông bịt đầu neo trong khoảng 1.5 ngày).
Phun vữa lấp lỗ DƯL từ đầu neo thấp hơn,vữa bao gồm có xi măng,phụ gia,nước.
- Cường độ : R ≥ 45 N/mm
2
- Trình tự trộn vữa:Nước - phụ gia - xi măng.
- Vữa phải được trộn bằng máy thùng chứa phải có mô tơ quay trong suốt quá
trình trộn vữa .
- Nhiệt độ khi trộn vữa < 30
0C
,nếu cao hơn phải có biện pháp làm lạnh.
Trình tự bơm vữa:
- Rửa ống gen và bó cáp đã căng:Bơm nước sạch vào từng ống gen sau đó thổi
hết nước ra bằng máy bơm hơi ép.Công việc này còn có ý nghĩa làm trơn ống
và chỉ làm trước khi bơm vữa.
- Bơm vữa vào ống:Vữa sau khi trộn đạt yêu cầu được bơm vào ống thông qua
một ống bơm.Trong quá trình bơm phải luôn luôn theo dõi đồng hồ áp lực
bơm.việc bơm vữa phải diển ra liên tục,không gián đoạn.Nếu xảy ra sự cố
phải ngừng bơm,phải thổi sạch vữa ra khỏi ống gen ngay lập tức và tiến hành
bơm vữa lại sau khi đã khắc phục sự cố.
- Khóa van:Khi vữa đã chảy từ đầu đến phía bên kia của ống,quan sát bằng mắt
nếu thấy vữa có chất lượng (màu sắc,độ linh động) tương ứng với vữa trộn thì

ngừng bơm và khóa van lại.Nếu ống có bố trí ống thăm vữa thì khóa van tại
ống này.Cuối cùng tăng áp lực bơm tiếp đến khi đạt áp lực yêu cầu,duy trì áp
lực đó trong thời gian vài giây rồi mới khóa van ở đầu bơm.
Các điểm cần chú ý trong quá trình bơm vữa:
- Đồng hồ áp lực phải được được kiểm định trước khi sử dụng.
- Tốc độ bơm vữa 16÷20m/phút.
- Không được bơm vào ống những mẻ vữa không đạt yêu cầu.
- Người phụ trách đóng khóa van phải đeo kiếng phòng hộ đề phòng áp lực cao
bắn vào mắt.
- Phải kiểm tra chất lượng vữa ở đầu ra bằng cách đo độ linh động tại đó.
- Sau khi căng kéo,công tác bơm vữa tiến hành càng sớm càng tốt.Việc gia tải
hoặc thay đổi điều kiện chịu lực của dầm chỉ được làm sau 48 giờ kề từ lúc
bơm
- Không nên bơm vữa lúc trời nóng,nhiệt độ ngoài trời quá 32
0C
3.2.10 Di chuyển xe đúc:
Việc di chuyển xe đúc có bản hướng hẩn riêng cơ bản theo trình tự sau:
- Căng các thanh ứng suất gông dầm ray xuống mặt cầu với 1 lực 20T cho mỗi
thanh.
- Tách tất cả ván khuôn rời khỏi bề mặt bê tông.
- Hạ kích trước tại chân trước sao cho các bệ trượt gắn ở dầm ngang phía trước
gối hoàn toàn xuống bề mặt bê tông sao cho các guốc hãm gắn ở dầm ngang
phía sau tiếp xúc với mặt dưới của cánh trên của dầm ray.
- Bôi mỡ vào mặt tiếp xúc giữa dầm ray với các ổ trược để giảm ma sát.
- Đảm bảo chắc chắn rằng không có bất cứ một vật nào cản trở sự di chuyển
của xe đúc về phía trước trong khi di chuyển xe đúc (ví dụ thanh xuyên táo
giữa ván khuôn thành).
- Nối kích với bơm,hoạt động bơm đẩy xe đúc về phía trước đến vị trí thiết kế
để xe đúc đổ khối mới.Vì hành trình của kích có hạn nên quá trình đẩy lặp đi
lặp lại nhiều lần ,mỗi lần được một chiều dài tương ứng với hành trình max

của kích.
Các chú ý khi di chuyển xe đúc:
- Dầm ray phải kê chắc chắn,không nghiêm lệch,không gãy khúc,độ dốc không
quá 1%.
- Nếu có hiện tượng bơm và kích vẫn hoạt động mà xe đúc không di chuyển,thì
phải ngừng bơm,kiểm tra tìm rõ nguyên nhân.
- Phải gông dầm ray chắc chắn xuống dầm hộp bê tông.Việc này phải làm
trước tiên trong quá trình di chuyển xe đúc.
- Các khung trượt đỡ dầm trượt ngoài của ván khuôn thành ngoài và đỡ dầm
trượt trong của ván khuôn nắp phải ở vị trí thẳng đứng,không được nghiêng
lệch.Muốn vậy phải dùng các nêm gỗ để đệm giữa các bản đệm của thanh
ứng suất với bản mặt cầu.Các thanh ứng suất treo khung trượt được căng với
1 lực 10T cho mỗi thanh.
3.2.11 Thi công các đốt tiếp theo của dầm hẫng:
Việc thi công các khối tiếp theo của dầm hẫng lặp lại các bước đã được trình bày
trong phần 3.2 các mục 3.2.2 đến 3.2.10 tương ứng với kích thước hình học của dầm
theo thiết kế.
3.3 Thi công khối 10m trên đà giáo
Theo công nghệ thi công,đoạn dầm này được đúc tại chỗ trên đà giáo.Về tiến
độ doạn dầm này nên hoàn thành trước khi khối cuối cùng của dầm hẫng tương ứng
được bắt đầu đúc.
3.3.1 Lăp đặt đà giáo thi công và thử tải:
- Đà giáo để thi công đoạn dầm làm bằng thép hình.Đà giáo phải được thứ
tải để khử lún tại gối cũng như xác định độ võng của nó khi chịu lực.
- Thời gian thử tải diển ra cho dến khi tắt lún hoặc tốc độ lún ≤ 1mm/ngày
tại gối.Tải trọng thử với hệ số an toàn tối thiểu là 1.5.
Hình 17-Đà giáo thi công khối 10m đúc trên đà giáo
3.3.2 Phân đợt đổ bê tông:
Đoạn dầm 10m được đổ bê tông làm hai đợt
- Đợt 1:Đổ bê tông bản đáy và 2 bên thành hộp đến hết chiều cao hốc neo của

bó cáp đáy.
- Đợt 2:Đổ phần còn lại.
3.3.3 Đặt gối:
- Gối là bộ phận quan trọng của cầu làm nhiệm vụ truyền tải trọng từ kết cấu
nhịp xuống trụ.Lắp đặt các loại gối này trên trụ và mố cầu tuân thủ theo công nghệ
của nhà cung cấp.Cấu tạo của gối gồm có 2 bộ phận chính thớt trên,thớt dưới.Ngoài
ra còn các chân neo(socket) làm nhiệm vụ neo các thớt gối vào đỉnh trụ và đáy dầm.
- Gối di động:Thớt trên của gối có thể chuyển động ( trượt) theo một hoặc cả
hai hướng.
Trình tự lắp đặt gối qua các bước sau:
Bước 1: Vệ sinh,đục nhám bề mặt trụ và các lỗ khoan neo trong trụ.
Trong bước này,bề mặt trụ và các lỗ chân neo của thớt dưới trong trụ phải được
tạo nhám,dùng bàn chải cọ rửa dể loại bỏ hết bùn đất,các chất bẩn trên bề mặt
và trong các lỗ chân neo.Công việc tạo nhám phải lam trên 100% diện tích bề
mặt,sau đó phải làm sạch bề mặt.
Bước 2:Lắp đặt gối
Việc lắp đặt gối phải tuân theo bản vẽ thiết kế
Các chú ý khi lắp đặt gối:
- Các lỗ chờ của chân neo thớt dưới khi thi công nên đặt các ống bơm vữa để
tiện lợi cho công tác vệ sinh lỗ và bơm vữa sau này.
- Các bu lông liên kết giữa chân neo với các thớt gối phải xiếc chặt đủ lực yêu
cầu .
- Trước khi lắp gối phải xem xét kỹ với sự có mặt của kỹ sư tư vấn giám sát tại
hiện trường.
- Cao độ tim hai gối trên trụ không nghiêng lệch trong phạm vi cho phép.Gối
không được nghiêng lệch,theo mỗi phương độ nghiêng không được quá phạm
vi cho phép của quy trình ,khi đặt gối phải đặt đúng chủng loại và phải đặt đúng
hướng chuyển vị của gối.
Bước 3: Đổ lớp vữa đệm thớt gối
- Lắp đặt ván khuôn cho phần bệ gối.

- Chuẩn bị phụ gia Sika 214-11 và trộn vữa bằng mô tơ với tốc độ 500
vòng/phút
- Rót vữa Sika 214-11 vòa lỗ neo bu lông gối.
- Khi vữa dâng cao hơn 5mm so với mép dưới của thớt dưới gối thì dừng lại.
- Bảo dưỡng vữa sau 1 giờ,liên tục tưới nước lên bề mặt và kéo dài trong 3
ngày.
Hình 19 Lắp đặt gối
3.3.4 Lắp đặt ván khuôn đáy,ván khuôn thành,ván khuôn đầu đốc,ván khuôn
hộc neo buộc cốt thép và đổ bê tông đợt 1.
- Các loại ván khuôn trên được phân mảnh để dễ dàng lắp ghép và chỉnh cao
độ.Vị trí phân mảnh ván khuôn nên bố trí vào các mặt cắt có giá trị độ vồng sẽ
thuận tiện cho việc kiểm tra cao độ.
- Các giá trị cao độ ván khuôn phải bao gồm giá trị độ vồng của dầm và giá trị
biến dạng (độ võng) của đà giáo tương ứng với tải trọng từng đợt đổ bê
tông.Giá trị độ võng của đà giáo được xác định thông qua tính toán hoắc thử tải
thực tế.
- Do ván khuôn thành ngoài và ván khuôn cánh có hình khung xương,đối với bê
tông đợt 1 không nhất thiết phải chỉnh cao độ ván khuôn thành ngoài.Việc này
nên làm khi đổ bê tông đợt 1 lúc đó đà giáo đã có biến dạng tương ứng với tải
trọng bê tông đổ cho đợt này.
- Công việc đổ bê tông được tiến hành sau khi nghiệm thu ván khuôn,cốt thép
với những quy định của công tác bê tông.
3.3.5 Lắp ván khuôn nắp,ván khuôn nắp thành ngoài,buộc cốt thép và đổ bê
tông đợt 2:
- Ván khuôn nắp phân chia thành 4 mảnh tương tự như ván khuôn đáy và được
gia công sẵn.
- Ván khuôn nắp thành ngoài được gia công tại chỗ.
- Tính toán và điều chỉnh cao độ cho ván khuôn làm tương tự như đã làm cho
ván khuôn đáy tại những mặt cắt tương ứng.
- Các bó cáp đỉnh thi công theo trình tự sau:

+ Gia công đầu neo chết (đầu cố định) kiểu OVM
+Cắt và luồn qua đầu neo chết.
+ Đặt nút gỗ,vòng khuyên thép,ống thoát vữa.
+Đặt ống gen.Chú ý tạo đầu neo chết,giữa nút gỗ,ống gen và vòng
khuyên thép đảm bảo kín không cho vữa lọt vào trong ống gen trong lúc đổ bê
tông.
+Đánh dấu đầu của từng tao cáp theo từng cặp đối xứng qua trục thẳng
đứng.Số liệu này phải được lưu giữ cho đến lúc lắp đầu neo để căng kéo bó cáp
tranh nhầm đầu,dẫn đến hiện tượng chéo cáp.
+Dùng đòn gánh cẩu bó cáp đưa vào vị trí.Cố định ống gen giống như cố
định ống gen của khối đúc hẫng.
+ Các công việc trên nên làm ở ngoài và chỉ đặt bó cáp vào vị trí sau khi
đã buộc xong cốt thép lưới dưới của bản mặt dầm.
-Khi các công việc đã hoàn thành,bê tông được đổ theo trình tự từ vị trí thấp đến
vị trí cao từng vệt ngang cầu.
3.4 Thi công khối hợp long:
Khối hợp long là khối cuối cùng để nối các đoạn dầm hẫng với đoạn dầm đúc
trên đà giáo hoặc nối các dầm hẫng với nhau tạo thành dầm liên tục.Có thể chia ra 2
loại khối hợp long.
3.4.1 Thi công khối hợp long nối khối dầm hẫng với khối dầm L=10m.
Trình tự thi công khối hợp long loại này trải qua các bước sau:
a) Điều chỉnh cao độ tại khối hợp long:
- Trong quá trình thi công,do nhiều yếu tố ảnh hưởng,đặt biệt là ảnh hưởng của
yếu tố co ngót và từ biến của bê tông đến độ võng của dầm hẫng theo thời
gian mà cao độ và độ võng của dầm hẫng có sai số.Hơn nữa khối dầm L=10m
thi công trên đà giáo cũng có thể sai số về cao độ do độ lún đất nền tại gối của
đà giáo cũng vẫn diển ra.Vì những lí do đó phải điều chỉnh cao độ tại hai đầu
của khối hợp long.Việc điều chỉnh này được thực hiện bằng xe đúc hoặc chất
tải trọng tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Trường hợp 1: Sai số về độ cao và độ vồng của dầm hẫng nằm trong sai số cho phép

± 5mm,cao độ và độ vồng của khối dầm L = 10m thấp hơn cao độ thiết kế và sai số
vượt quá sai số cho phép.Trường hợp hợp này đơn giản nhất,việc điều chỉnh cao độ
được làm theo các trình tự sau:
- Xe đúc được di chuyển đến vị trí thiết kế.
- Chỉnh xe đúc theo các bước đã trình bày ở mục 3.2.2
- Đặt thanh chống trước thẳng đứng và thanh ứng suất tại nút phía trước của
dàn chính.Lưu ý chân của thanh chống trước phải ở trạng thái tự do,không
được tiếp xúc với mặt bê tông dầm .
- Đặt các kích đủ năng lực,kích đà giáo và khối dầm L = 10m đến cao độ yêu
cầu.Dùng các nêm thép để chêm vào khe hở trong quá trình kích.
- Đặt các thanh ứng suất giằng chéo để chỉnh tim ngang cầu và căng chúng với
1 lực 10T cho mỗi thanh.
- Dùng nêm thép nêm chặt chân của thanh chống trước với mặt cầu.Căng thanh
ứng suầt phía trước với 1 lực bằng 10T cho mỗi thanh.Đổ vữa không co ngót
có cường độ cao vào chân thanh chống.Loại vữa này có thể là Sikagrout
21411 hoặc tương đương.
Trường hợp 2: Đầu dầm hẫng cao hơn cao độ thiết kế,đầu dầm 10m có sai số về cao
độ nằm trong sai số cho phép.
Trình tự điều chỉnh như sau:
- Di chuyển và cố định xe đúc,đặt thanh chống trước thanh ứng suất tại nút
trước của dàn chính giống như trường hợp 1.Chú ý rằng chân thanh chống
cũng ở trạng thái tự do.
- Đặt kích thông tâm loại nhỏ ( năng lực kích tối đa 53,4T) lên đỉnh của thanh
ứng suất trước và kích đối xứng với 1 lực tối đa là 25T cho từng cấp 5T để vít
đầu dầm hẫng xuống đến cao độ yêu cầu.Kiểm tra lại cao độ của đầu hẫng
phía bên kia của dầm hẫng để có phương án thi công cho dầm hẫng trên trụ
kế tiếp.
- Đặt và căng các thanh ứng suất giằng chéo giữ ổn định ngang,nêm chân thanh
chống trước và đổ vữa giống trường hợp 1.
b) Đặt và chỉnh cao độ ván khuôn cho khối hợp long theo cao độ dầm đã dược điều

chỉnh.Buộc cốt thép.
c) Đặt các thanh chống tạm.Đổ lớp vữa dày tối thiểu 3cm vào các khe hở giữa đầu
thanh chống và mặt bêtông ( loại vữa cường độ cao không co ngót)
d) Căng kéo các bó cáp 12T12,7 trước khi đổ bê tông
- Chỉ căng kéo cáp đáy khi cường độ vữa ở gối và ở đầu các thanh chống đã đạt
cường độ yêu cầu 30Mpa .
- Trước khi căng kéo cáp đáy,các bu lông liên kết 2 thớt gối phải được tháo ra.
- Trình tự căng kéo các bó cáp đáy trước khi đổ bê tông sẽ được kỹ sư tư vấn
giám sát quy định.
- Trong lúc căng kéo 2 đồng hồ đo chuyển vị được gắn vào 2 thanh chống dưới
để đo chuyển vị thanh chống.Giá trị chuyển vị sẽ được theo dõi tại hai thời
điểm trước và sau khi căng với mục đích không để xuất hiện ứng kéo tại thớ
dưới của khối hợp long trong lúc đổ bê tông.
- Đổ bê tông cho bản đáy và thành.Thường xuyên theo dõi đồng hồ chuyển
vị.Nếu khi đổ bê tông thành xong mà kim đồng hồ vẫn xa vị trí ban đầu,nghĩa
là thớ dưới vẫn chỉ có ứng suất nén thì tiếp tục đổ bê tông cho bản mặt.Nếu
kim đồng hồ đã trở về vị trí ban đầu,nghĩa là gần xuất hiện ứng suất kéo trong
bê tông thớ dưới thì tiếp tục căng bó cáp lên 75% lực căng thiết kế,trong khi
đổ bê tông cho bản mặt.
e) Cắt thanh chống dưới khi bê tông đạt cường độ 30 Mpa
f) Căng kéo các bó cáp đáy còn lại: Trước khi căng kéo phải tách các ván khuôn rời
khỏi bề mặt bê tông,trừ ván khuôn đáy.
g) Tháo xe đúc ngược với trình tự lắp.
h) Bơm vữa lấp lỗ ống gen của thanh ứng suất trong,khối đỉnh trụ và thân trụ bằng
máy bơm chuyên dụng.
3.4.2 Thi công khối hợp long giữa hai đầu dầm hẫng (nhịp 59m)
Về cơ bản thi công cho khối hợp long này tương tự như khi thi công khối hợp
long cho nhịp 40,5m.
Cần phải chú ý các điểm sau đây:
- Do điều chỉnh cao độ tại khối hợp long của nhịp 40,5m nên cao độ của cánh

hẫng còn lại(sẽ hợp long với cánh hẫng của trụ kế tiếp) sẽ có sai số.Sai số này
sẽ được tính đến khi thi công cánh hẫng tương ứng của trụ kế tiếp theo
nguyên tắc đảm bảo độ chênh cao giữa hai đầu của khối hợp long theo thiết
kế.sai số sẽ được chia dần vào độ vồng của từng khối thi công khi thi công
chúng.
- Trong quá trình thi công,dầm hẫng trên trụ kế tiếp vẫn thường xuyên theo dõi
ảnh hưởng của co ngót,từ biến của bê tông theo thời gian đến độ vồng của
dầm hẫng khi đã thi công xong.
- Vị trí của xe đúc khi thi công khối hợp long này phải thể hiện rõ trong khi
tính toán độ vòng của dầm.
- Nếu dùng tải trọng để điều chỉnh cao độ thì tải trọng đó không vượt quá 25T.
- Trình tự căng cáp đáy trước,trong và sau khi đổ bê tông theo quy định của kỹ
sư giám sát.Việc đo độ giãn dài của các bó cáp giống như đã trình bày ở mục
3.2.8 phần (f).
3.5 Đo đạc
Công tác khảo sát,đo đạc trong khi thi công là một công việc hết sức quan trọng
nên phải làm thường xuyên và đòi hỏi độ chính xác cao.
a) Đặt mốc cao độ:
Khi thi công các cặp khối của dầm hẫng,bê tông được đổ cho từng khối riêng
biệt nên dầm hẫng có khả năng bị võng khác nhau do đó mốc cao độ phải đặt vào
tim ngang trụ và thường xuyên kiểm tra so với mốc cao độ thiết kế để phát hiện
xem có bất kỳ sự sai khác nào không.
b) Thời điểm đo đạc :
- Chênh lệch về nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến độ võng của dầm hẫng nên cao
độ chỉ được nghiệm thu vào lúc nhiệt độ không khí ≤ 25
oC.
- Dầm hẫng có khả năng tự “bập bênh” nếu có lệch tải giữa hai đầu nên phải
nghiệm thu cao độ ván khuôn của hai khối của một cặp khối xong mới tiến
hành đổ bê tông.
- Tại mỗi mặt cắt của dầm hẫng,các giá trị cao độ lấy ở các thời điểm:

• Trước khi đổ bê tông
• Sau khi đổ bê tông
• Sau khi căng kéo
• Sau khi lao xe đúc và buộc xong cốt thép cho cặp khối mới.
c) Đo đạc độ vòng của dầm theo các giai đoạn thi công:
Kết thúc xong một cặp khối dầm,trước khi đổ bê tông cho cặp khối
mới,phải đo đạc lại các số liệu về độ vồng để kiểm tra mức sai số đó phải nằm
trong sai số cho phép.
Việc đo đạc phải tiến hành vào các thời điểm mà nhiệt độ không thay đổi
trong ngày và có nhiệt độ ≤ 25
oC
.
- Bó cáp của cặp khối trước đã được căng xong
- Xe đúc đã được lao đến vị trí sẵn sàng cho việc đúc khối mới
- Cốt thép của khối mới đã được đặt.
Vị trí đo đạc: Dọc theo chiều dài dầm tại 3 vị trí
- Tim cầu
- Mép thượng lưu cầu
- Mép hạ lưu cầu
Riêng đo đạc độ vồng của dầm khi thi công khối hợp long được đo đạc tại thời điểm
sau:
- Sau khi thi công xong khối cuối cùng của dầm hẫng.
- Sau khi lao xe đến vị trí thi công khối hợp long.
- Trước khi điều chỉnh độ cao.
- Sau khi điều chỉnh độ cao.
- Sau khi thi công xong khối hợp long.
Độ vồng toàn cầu sẽ được đo đạc sau khi khối hợp long cuối cùng của cầu hoàn
thành.Nói chung,việc đo đạc độ vồng phải gắn liền với sơ đồ đặt tải đã được người
thiết kế tính đến tương ứng với giai đoạn thi công.
CH ƯƠNG IV

KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG VÀ NGHIỆM THU
4.1 Sau mỗi công đoạn nhất thiết phải được nghiệm thu với sự có mặt của các
bên hữu quan và phải có biên bản nghiệm thu cụ thể.
1.Việc lắp dựng trụ tạm,xe đúc hẫng.
2. Lắp đặt ván khuôn và cốt thép các loại
3. Cường độ bê tông qua các giai đoạn :
- Tháo ván khuôn
- Ngừng bảo dưỡng
- Căng kéo bó thép cường độ cao
- Cường độ R3,R7,R28 ngày.
4. Kiểm tra hiệu chỉnh tất cả các thiết bị đo lường dùng cho việc chế tạo dầm.
5. Kiểm tra chất lượng dầm bê tông trước khi tạo DƯL.
6.Kiểm tra việc lắp đặt bó thép cường độ cao và neo.
7. Quá trình tạo ứng suất trước gồm:
- Trình tự căng kéo bó cáp
- Lực kéo của bó cáp,số đọc trên đồng hồ áp lực.
- Độ dãn dài tương ứng của từng bó cáp.
- Độ biến dạng của dầm tương ứng.
- Ứng suất trong bê tông dầm tương ứng.
8. Trạng thái dầm sau khi tạo DƯL,độ vồng,độ võng,độ lệch tim dọc của dầm.
9. Kiểm tra công tác phun vữa.
10. Kiểm tra công việc đổ bê tông bịt đầu dầm.
11. Trạng thái dầm sau khi hoàn thiện bao gồm:
- Kích thước hình học
- Độ chính xác về vị trí
- Độ vồng cấu tạo theo dường cong
- Các khuyết tật nếu có
4.2 Sau khi tạo DƯL cần hoàn thiện dầm và đo đạc một số thông số sau:
- Độ lệch tim của dầm so với tim cầu
- Độ vồng của dầm

- Kích thước mặt cắt ngang dầm
4.3 Việc kiểm tra cường độ bê tông phải tiến hành qua mẫu thử để phục vụ cho
việc tháo ván khuôn,ngừng bảo dưỡng,căng kéo bó thép…
Số mẫu thử quy định như sau:
- 3 mẫu để xác định cường độ khi tháo ván khuôn (tại các thời điểm dự định
tháo 3 ngày sau khi đổ bê tôngbản trên)
- 3 mẫu để xác định cường độ khi ngừng bảo dưỡng
- 3 mẫu để xác định cường độ khi tạo dự ứng lực
- 3 mẫu thử o R28 ngày
4.4 Dầm sau khi chế tạo xong đạt các yêu cầu ở bảng sau:
STT HẠNG MỤC TIÊU CHUẨN
1 Cường độ bê tông dầm ép mẫu ≥ R
TK
40Mpa
2 Mặt ngoài bê tông dầm Phẳng nhẵn,không
rỗ,không nứt.
3 Kích thước ngoài:
- Sai số chiều dài dầm
- Sai số chiều cao
- Sai số độ vồng cấu tạo
- Độ cong vênh
±5 mm
±2 mm
±5 mm
≤10 mm
4 Các văn bản pháp quy:
- Giấy chứng nhận kỹ thuật các vật liệu chế
tạo dầm.
- Các tài liệu ghi chép
CH ƯƠNG V

AN TOÀN LAO ĐỘNG
Trước khi bước vào công việc sử dụng xe đúc.Ban chỉ huy công trường phải tổ chức
cho các bộ,công nhân trong công trường nắm bắt được nguyên tắc làm việc của xe
đúc,từ đó các an toàn viên của cty có các hướng dẩn cụ thể cho các bộ và công nhân
công trường thực hiện được an toàn lao động trong quá trình sử dụng xe đúc.
Ngoài ra quy định về an toàn lao động đã được nêu trong bộ luật lao
động,việc thi công dầm cầu theo công nghêj này cần chú ý các điểm sau đây.
5.1 An toàn lao động trong khi lắp,vận hành và tháo xe đúc:
Vì xe đúc được lắp,vận hành và tháo trên mặt cầu,chiều cao thi công
lớn,thường là 6m nên phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Công nhân phải đeo dây an toàn.
- Phía dưới vị trí xe phải có lưới an toàn.
5.2An toàn lao động trong khi đổ bê tông:
Nếu đổ bằng máy bơm cần chú ý:
- Khoảng cách từ máy đến vị trí góc chuyển ống thẳng đứng ≥ 20m.Điều nay
sẽ triệt tiêu áp lực thẳng đứng của cột bê tông tác dụng trở lại máy.
- Đường ống càng ít góc chuyển hướng càng tốt và phải được cố định thật chắc
chắn.
- Thường xuyên kiểm tra độ mài mòn của ống,lập sổ theo dõi.Không được
dùng ống có độ mài mòn lớn.
- Tuyệt đối không được đứng chính diện với ống bơm(đầu bê tông ra)
- Sau khi cấp bê tông xong,trước khi thông ống (để đẩy phần bê tông còn lại
trong ống ra),nếu thông ống bằng máy nén khí có áp lực cao(50-80bar) phải
kiểm tra cẩn thận hệ thống an toàn,các đầu nối ống dẫn khí.Không được tự
động điều chỉnh van an toàn của máy nén khí.
5.3An toàn lao động trong khi căng kéo DƯL
- Trước khi bắt đầu căng kéo dự ứng lực phải lắp các biển báo,baie tại những vị
trí dẫn tới khu vực làm việc.
- Khu vực căng kéo phải đảm bảo thuận tiện,dễ thao tác.
- Tuyệt đối không đứng phía sau kích hoặc neo trong khi căng.


Chương VI

×