Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

tổng hợp những loại bánh kẹo có hại cho sức khỏe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.24 KB, 9 trang )

Kẹo cao su (4 bài)
Bài 1. Khả năng gây bệnh của kẹo cao su
Kẹo cao su – loại kẹo chỉ để nhai là chính – thường được nhiều người ưa thích để
đỡ “buồn mồm” khi làm một việc gì đó mà không đến nỗi mất tập trung. Người ta
đã nói nhiều đến lợi ích của kẹo cao su, ví dụ khi nhai, nước bọt tiết ra làm sach
miệng, sự chuyển động của hàm khi nhai củng cố các cơ, làm răng chắc khoẻ…
Người ta còn lợi dụng kẹo, đưa vào một vài thuốc sát khuẩn, bạc hà làm giãn khí
quản, thơm miệng…
Tuy nhiên kẹo cao su cũng có thể mang lại những điều có hại.
Chất bạc hà trong loại kẹo – nếu nhai quá nhiều kẹo trong ngày có thể làm xáo trộn
đường ruột, bất lợi cho người có bệnh dạ dày và đường tiêu hóa. Chất ngọt của kẹo
nếu dùng đường thực vật (sacarôz) mà không dùng đường hoá học hoặc xilytol có
thể làm vi khuẩn phát triển, phá hỏng men răng.
Kẹo cao su có thể gây nhiễm trùng răng, lợi, khi mảng thực phẩm còn sót lại bám ở
chân răng phát triển, vi khuẩn gây kích ứng và làm lợi bị sưng. Ban đầu, là viêm
lợi, tiếp theo một loại bệnh đặc hiệu tiến triển, gọi là bệnh nha chu. Các vi khuẩn đi
theo đường viền lợi, tấn công các mô xung quanh răng dẫn đến răng lung lay.
Khi bệnh còn nhẹ người thường không để ý đến, nhưng các triệu chứng cứ tiến
triển, như đỏ, sưng, đau lợi, chảy máu chân răng thì đã muộn, rồi bệnh ngày càng
trầm trọng như tụt lợi, hơi thở hôi, lâu ngày răng bị sâu, lung lay.
Việc vệ sinh răng miệng kém làm tăng nguy cơ của bệnh nha chu, nhất là ở người
hút thuốc lá, bị stress, sử dụng thuốc như steroid, bệnh tiểu đường, hay nghiến
răng. Dùng kẹo cao su càng phải chú ý khi đang hàn răng. Kẹo cao su có thể làm
hỏng (bong) chất liệu hàn và khi đó thủy ngân (trong vật liệu hàn) giải phóng vào
đường máu, đường tiết niệu, gây nguy hiểm cho thận, trung khu thần kinh và não.
Khi bị bệnh nha chu, vi khuẩn phân hủy các mô của lợi. Nếu không điều trị kịp
thời, vi khuẩn sẽ đi vào đường máu và có thể gây ra viêm các bộ phận khác trong
cơ thể. Nghiên cứu cho thấy người bị bệnh nha chu gần như tăng gấp hai lần bệnh
động mạch vành so với người có răng lợi khỏe mạnh.
Bệnh nha chu có thể phức tạp hơn khi mang thai, làm tăng nguy cơ đẻ non, trẻ sơ
sinh thiếu cân. Viêm và độ độc vi khuẩn có thể gây ra các cơn co thắt tử cung dẫn


đến đẻ non. Các chuyên gia nghi ngờ rằng nguy cơ có thể lớn hơn nếu bệnh nặng
hơn do ăn kẹo cao su khi mang thai.
Bài 2. Kẹo cao su
Đa số trẻ đều thích ăn kẹo cao su vì hương vị hấp dẫn, lại có thể vừa ăn vừa chơi
được. Tuy nhiên, thành phần của kẹo chủ yếu là nhựa cao su và các chất hóa dẻo
khác. Những chất tẩy trắng có trong kẹo cao su đều chứa độc tính nhất định cùng
một lượng lớn thuốc tạo hình (để thổ thành hình tròn, quả bóng nhỏ). Nếu một
ngày, trẻ ăn tới 2 phong kẹo cao su thì sẽ cho vào cơ thể 700mg thuốc hóa dẻo, tạo
hình nên rất có hại, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi. Ngoài ra, kẹo cao su nhiều đường có
thể gây sâu răng, những loại kẹo cao su được làm ngọt nhờ sóc-bi-tol lại có thể gây
ỉa chảy và dù là loại nào thì cũng có thể gây nhiệt miệng. Hơn nữa khi ăn loại kẹo
này, trẻ thường dùng tay dàn mỏng rồi lại cho vào miệng thổi. Những chất bẩn ở
tay sẽ dính vào kẹo, qua miệng vào cơ thể gây nên các bệnh ký sinh trùng và bệnh
lây nhiễm đường ruột ở trẻ.
Bài 3. Nuốt kẹo cao su có thể tắc ruột
“Đừng có nuốt kẹo cao su, nó dính ruột con lại đấy”, một số bà mẹ thường dặn con
mình như vậy. Theo họ, bã kẹo cao su tích tụ dần trong dạ dày, đến ngày sẽ gây tắc
ruột, phải vào phòng cấp cứu. Liệu có khả năng như vậy không? Có thể, mặc dù rất
hiếm khi xảy ra, bác sỹ Nitin Gupta, chuyên gia về ruột và dạ dày trẻ em tại Bệnh
viện Nhi Sydney, Australia khẳng định.
Để hiểu thêm về nguy cơ có thể gặp nếu nuốt nhiều bã kẹo cao su, chúng ta nên
biết về chất liệu làm ra nó. Ban đầu khi mới xuất hiện, kẹo cao su được làm từ
nhựa cây, nhưng hiện nay, nó thường là hóa chất tổng hợp. Kẹo cao su được tạo
bởi thành phần chất béo, chất nhũ hoá, sáp, chất chống oxy hóa, chất độn, chất tạo
màu, hương liệu, chất bảo quản và chất ngọt.
Khi bắt đầu nhai kẹo cao su, cơ thể chúng ta bị lừa bởi nghĩ rằng đó là thực phẩm,
nên sẵn sàng cho việc tiêu hóa. Các tuyến nước bọt bị kích thích, giải phóng nước
bọt vào miệng, trong khi enzyme bắt đầu tiêu hóa thành phần hòa tan của kẹo cao
su (giống như đường). Thông thường, động tác nhai sẽ kích thích nhu động ruột,
tuy nhiên, nếu nuốt phải kẹo cao su, nó sẽ xuống thực quản, vào dạ dày, ở đó một

vài giờ, nó tiếp tục đi theo ruột, vào trực tràng và ra nhà vệ sinh. Quá trình vận
chuyển này tương đối dễ dàng vì kẹo cao su đi cùng với các chất lỏng khác.
Tuy nhiên, có một số người nuốt rất nhiều kẹo cao su, trong một thời gian dài, kết
quả là kết tụ thành một khối cục dị vật cứng không tiêu hóa được gọi là bezoar.
Nếu họ tiếp tục nuốt kẹo cao su thì từ một cục nhỏ, bã kẹo có thể dính vào, to dần
lên. Trường hợp một cô gái Israel 18 tuổi đúng như vậy. Tạp chí Nội soi tiêu hóa
mới đây cho biết, các bác sĩ đã phát hiện dạ dày của cô này có một viên tròn là bã
kẹo cao su không tiêu hóa được. Cô gái đã nuốt ít nhất 5 chiếc kẹo cao su mỗi ngày
trong nhiều năm, vì thế không có gì ngạc nhiên khi cô gái bị đau dạ dày, các bác sỹ
phải chia nhỏ viên bã kẹo đó rồi gắp ra từng chút một.
Cẩn trọng với trẻ em
Với trẻ em, biến chứng này hiếm khi xảy ra nhưng nguy hiểm hơn. Lý do là trẻ có
thể vô tình nuốt những vật nhỏ xíu khác như cúc áo, đồng xu, nên nếu nuốt phải
kẹo cao su, chúng cuộn vào nhau tạo nên cục bezoar lớn hơn. Trong khi ruột của
trẻ con hẹp hơn người lớn, nên bezoar đó có khả năng bị mắc kẹt. Tạp chí Nhi
khoa đã phản ánh một số trường hợp như vậy. Tất cả đều là trẻ dưới 5 tuổi, chúng
đòi ăn kẹo cao su vài lần mỗi ngày và thường quên nhả bã. 2 trong số này phải xử
trí bằng cách dùng dụng cụ móc khối bezoar qua đường hậu môn.
Vì vậy, nếu trẻ nuốt phải kẹo cao su, khi nào cha mẹ cần lo lắng? Chuyên gia Nitin
Gupta khuyên rằng, nếu bé bị táo bón và bố mẹ biết con mình đã nuốt kẹo cao su,
có thể đề cập chuyện này với bác sĩ. Nhưng nếu trẻ nuốt kẹo cao su, xảy ra trường
hợp chảy nhiều nước dãi, khó chịu hoặc nôn không kiểm soát được (mật xanh mật
vàng), hãy đưa trẻ đến ngay phòng cấp cứu vì có thể đã bị tắc ruột.
Theo bác sỹ Gupta, tốt hơn hết vẫn là làm cho con luôn nhớ: Không được nuốt kẹo
cao su.
Bài 4. Tác hại khôn lường do nhai kẹo cao su
Thói quen nhai kẹo cao su để làm sạch răng, thơm miệng và tập trung hơn khi làm
việc có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa.
Gây đầy hơi
Một trong những mặt trái phổ biến nhất của thói quen nhai kẹo cao su mọi lúc mọi

nơi là chứng đầy hơi khó tiêu. Có thể bạn không nhận ra nhưng suốt quá trình nhai
và nuốt nước bọt, bạn đã vô tình nuốt một lượng lớn không khí không cần thiết,
dẫn đến tình trạng đầy bụng, ợ hơi.
Đau dạ dày
Hầu hết những chị em có kinh nghiệm tham khảo các bài viết về giảm cân trên các
diễn đàn đều chia sẻ với nhau bí quyết nhai kẹo cao su để hạn chế cảm giác thèm
ăn.
Đúng là việc nhai kẹo cao su giúp bạn đẩy lùi cơn thèm ăn trong một khoảng thời
gian nhất định, nhưng đồng thời nó cũng khiến dịch vị và nước bọt tiết ra nhiều
hơn. Nếu nhai kẹo để nhịn ăn trong thời gian dài, bạn dễ bị viêm loét dạ dày do
tình trạng thừa axit.
Tác hại đối với xương hàm và men răng
Các hãng kẹo vẫn không ngừng quảng cáo rằng kẹo cao su có khả năng giúp bạn
tập trung trí não cho công việc, làm sạch răng và cho hơi thở thơm mát quyến rũ.
Quả thật, kẹo cao su giúp làm sạch bề mặt răng, nhưng nếu bạn nhai kẹo 4-5
lần/ngày, kết quả sẽ đi ngược lại những gì bạn mong đợi.
Cụ thể là, răng của bạn sẽ nhanh chóng bị xói mòn, lớp men bảo vệ bên ngoài răng
bị tổn hại khiến sớm hình thành sâu răng. Một tác hại nữa là khi nhai kẹo, xương
hàm sẽ phát triển, do đó, đối với người chưa dậy thì, thói quen này có thể làm cho
khung xương hàm bạnh và thô.
Tiêu chảy, béo phì
Cũng giống như các loại nước ngọt dành cho người ăn kiêng, kẹo cao su mặc dù
không chứa đường nhưng cũng không phải vô hại như bạn vẫn tưởng. Đừng tưởng
rằng xylitol (chất ngọt thay thế đường) không ảnh hưởng đến cân nặng và số đo 3
vòng của bạn.
Chính việc lạm dụng các chất làm ngọt thay thế đường đã gây ra nhiều phản ứng
phụ không mong muốn, trong đó có tiêu chảy. Đây cũng là nguyên nhân gây tăng
cân tiềm ẩn mà ít người biết đến.
Bánh Trung thu có thể gây bệnh tim
Sử dụng bánh trung thu không đúng cách có thể dẫn đến nguy cơ bệnh béo phì, tim

mạch và tiểu đường.
Sử dụng bánh trung thu không đúng cách có thể dẫn đến nguy cơ bệnh béo phì, tim
mạch và tiểu đường, do bánh Trung thu có hàm lượng năng lượng rất cao, lượng
cholesterol trong một chiếc bánh truyền thống cao gấp ba ngưỡng cho phép cho
một người một ngày – Chuyên gia Viện Dinh dưỡng quốc gia khuyến cáo.
Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm, sử dụng bánh Trung thu một cách khoa học làm
giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì.
Ít khoáng chất và vitamin, thừa cholesterol
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia (NIN),
bánh Trung thu truyền thống được làm từ các nguyên liệu giàu chất béo như thịt
mỡ, lạp xường, đậu xanh, đường kính, bột nếp. Một chiếc bánh dẻo nhân đậu xanh
một trứng có 11g đạm, 11,5g chất béo, 158 g đường, cung cấp 807 kcal. Còn một
chiếc bánh nướng thập cẩm 2 trứng cung cấp 1.095 kcal. Tính trung bình, 100 gam
bánh chứa 400-550 kcal. Một chiếc nặng 200g chứa 800 – 1.100 kcal. Như vậy, chỉ
cần ăn hai chiếc là đủ năng lượng cho một người trưởng thành lao động nhẹ trong
một ngày.
Đáng chú ý, lượng đường trong bánh chủ yếu ở dạng hấp thu nhanh nên rất dễ gây
tăng đường máu. Bên cạnh đó, nguyên liệu chế biến bánh phần lớn đã qua chế biến
hoặc sơ chế nên hàm lượng các khoáng chất, vitamin rất thấp. Trong điều kiện hàm
lượng năng lượng cao, hàm lượng khoáng chất và vitamin lại thấp, sử dụng bánh
quá nhiều sẽ dẫn đến nguy cơ thừa cân, béo phì. Nhóm nguy cơ cao nhất là những
người có thói quen ăn bánh Trung thu liên tục, cả trước, trong và sau dịp Tết Trung
thu. Nếu mỗi ngày ăn thừa 500 kcal so với nhu cầu, thì chỉ một tuần sau, thể trọng
có thể tăng nửa kg.
Ngoài ra, đối với bánh chứa lòng đỏ trứng gà, hàm lượng cholesterol rất cao. Hai
lòng đỏ trứng gà sẽ chứa khoảng 600 mg cholesterol. Cộng thêm lượng cholesterol
từ mỡ và thịt là khoảng 800-900 mg, gấp ba lần ngưỡng cho phép trong ngày. Hàm
lượng cholesterol quá nhiều gây tác động xấu đến bệnh tăng lipid máu, tim mạch
và tiểu đường.
Có bánh Trung thu dinh dưỡng

Để sử dụng bánh không gây nguy hại đến sức khỏe, theo TS.Lâm, phải tính đến
tổng năng lượng nạp vào cơ thể một ngày. Nếu sử dụng bánh Trung thu, nên hạn
chế khẩu phần ăn từ cơm, chất béo, hoặc thức ăn khác để tổng lượng năng lượng
nạp vào cơ thể không tăng đột biến.
Ngoài ra, do bánh Trung thu là sản phẩm tươi nên sử dụng càng sớm sau khi chế
biến càng tốt. Khi lựa chọn sản phẩm nên chú ý đến thời gian sản xuất, hạn sử
dụng. Và vẫn là câu nhắc nhở cũ mà vẫn mới của nhà khoa học, nên sử dụng sản
phẩm của các thương hiệu có uy tín hơn các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ. Đối với các
bệnh nhân mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, mỡ máu cao không nên sử dụng
các loại bánh chứa nhiều năng lượng, nhiều béo
Từ năm 2006, Viện Dinh dưỡng tư vấn lựa chọn nguyên liệu và nghiên cứu cho
một doanh nghiệp bánh kẹo sản xuất sản phẩm bánh Trung thu dinh dưỡng dành
cho các đối tượng mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, máu nhiễm mỡ. Các sản
phẩm này sử dụng đường chức năng Isomalt thay cho đường kính, giúp làm giảm
một nửa năng lượng và độ ngọt. Sản phẩm cũng được tư vấn sử dụng dầu thực vật
thay cho mỡ động vật, bổ sung các hoạt chất sinh học chống lão hóa, tăng cường
miễn dịch như lycopen, tinh chất trà xanh EGCG và chất xơ thực phẩm FOS.
Tóm lại, “Sử dụng bánh trung thu một cách khoa học sẽ làm giảm nguy cơ mắc các
bệnh béo phì, tiểu đường, tim mạch”, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm chia sẻ.
Chất tạo màu sặc sỡ trong kẹo gây hại cho trẻ
Hóa chất tạo màu trong đậu Jelly Belly, Ferrara, kẹo Pan Fire Blast Atomic và một
số loại kẹo hình xoáy nhiều màu… được các nhà khoa học Anh khuyến cáo gây ra
chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ.
Hai loại chất phụ gia nhân tạo đã được tìm thấy trong các sản phẩm này là
tartrazine-E102 (màu vàng) và cochineal (màu đỏ).
Tartrazine là chất nhuộm màu vàng tổng hợp, dùng trong thực phẩm, đã bị cấm sử
dụng ở nhiều nước (như Áo, Nauy) do nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, như gây
phản ứng hen, phát ban, phá hủy ADN, tăng động giảm chú ý… Còn cochineal
cũng được biết đến là một trong những chất nhuộm gây dị ứng.
Qua phân tích dữ liệu đo lượng chất phụ gia và theo dõi hành vi cũng như sự chú ý

của nhóm trẻ từ 3 đến 9 tuổi, các nhà khoa học Đại học Southampton (Anh) cảnh
báo rằng, chỉ cần cơ thể hấp thụ một trong các loại chất phụ gia tạo màu trên sẽ
khiến trẻ có những biểu hiện hành vi lệch lạc và chứng tăng động giảm chú ý. Ảnh
hưởng tiêu cực này được ví như tác hại của thuốc lá đến sức khỏe con người.
Bên cạnh đó, các sáng lập viên của nhóm hỗ trợ trẻ bị tăng động (Sally Bunday)
cũng cung cấp bằng chứng khẳng định, chất phụ gia nhân tạo có thể khiến trẻ bị
hoảng loạn, mất ngủ, khóc ròng hay la hét. Thậm chí có thể gây ra những phản ứng
thể chất như khó thở, sốt phát ban ở trẻ em, ngay cả với người lớn nhạy cảm.
Không những vậy, trong khảo sát được công bố trên tạp chí tâm thần Anh, các nhà
khoa học Đại học Cardiff còn cảnh báo, trẻ em ăn kẹo ngọt hàng ngày từ năm 10
tuổi cho thấy có nhiều biểu hiện gia tăng sự bốc đồng và hành vi bạo lực khi bước
vào tuổi 30.
Đây là một cuộc nghiên cứu dài hạn trên gần 17.200 người bao gồm trẻ một tuần
tuổi sinh ra tại Anh vào năm 1970 và người nhà của các em. Mục đích của nghiên
cứu là để thu thập thông tin về sức khỏe, giáo dục, xã hội và hoàn cảnh kinh tế. Kết
quả vừa được công bố.
Trong khi xem xét hồ sơ của những người tham gia, các nhà khoa học còn ghi nhận
một kết quả ngẫu nhiên có đến 69% phạm nhân ở độ tuổi 34 bị tù vì hành vi bạo
lực đều có thói quen ăn đồ ngọt hàng ngày khi còn nhỏ. Kết quả này đúng với các
trường hợp ngay cả khi đặt trong mối tương quan với các yếu tố như: hoàn cảnh
sống, môi trường nuôi dưỡng và giáo dục.
Từ những kết quả nghiên cứu trên, Liên minh châu Âu (EU) đã lên tiếng kêu gọi
các nhà sản xuất tự nguyện bỏ các phụ gia độc hại dùng cho việc tạo màu và bảo
quản. Đồng thời yêu cầu các công ty phải in dòng chữ cảnh báo rủi ro do chất tạo
màu gây ra trên các dòng sản phẩm của mình.
Tờ The Sun cho hay, ngay từ tháng 7/2008 khi mà các cuộc nghiên cứu về chất
phụ gia độc hại được tiến hành và ghi nhận kết quả bước đầu, Cơ quan Tiêu chuẩn
Thực phẩm Anh (FSA) đã phát đi lời kêu gọi không sử dụng chất tạo màu nhân tạo
trong các loại thực phẩm phổ biến như: kem, nước giải khát, cocktail, kẹo…
Ngoài ra các nhà khoa học nước này vẫn đang tiếp tục tiến hành đo hàm lượng chất

sodium benzoate, một loại hóa chất bảo quản độc hại trong thức uống có gas. Chất
này cũng được khuyến cáo là gây ra tăng động giảm chú ý ở trẻ.
Bim-bim không tốt cho sức khỏe
Nhiều người thưởng thức các loại snack (“bim bim”, chip khoai tây chiên) như một
thói quen và không biết tác hại của nó đối với sức khỏe.
Ở nhiều nước trên thế giới, snack là đồ ăn vặt số một của trẻ em và cả người lớn
đặc biệt là khi xem phim, đi chơi, cắm trại ngoài trời… Theo kết quả khảo sát của
Quỹ Tim mạch Anh quốc (BHF) trên 1.153 trẻ em ở nước này tuổi từ 8-15 cho
thấy: Trung bình 49% trẻ ăn ít nhất một gói khoai tây chiên mỗi ngày. Cứ 5 đứa trẻ
được hỏi thì có một đứa trẻ nói rằng chúng ăn khoai tây chiên từ 2 đến nhiều hơn 2
lần/ngày.
Tại Việt Nam, hiện có đến hàng trăm loại snack (hay còn gọi là bim bim), khác
nhau trên thị trường. Theo Anh N. chủ cửa hàng kinh doanh bánh kẹo trên phố
Kim Mã (Hà Nội), nếu nhập đủ tất cả các loại snack phải có đến cả trăm loại, nếu
ghi tên từng loại ra quyển sổ khổ giấy A4 phải được khoảng 5 trang giấy.
Chị Nguyễn Kiều Trang, khu tập thể Nghĩa Tân cho biết: “Tôi thích snack, chip.
Các con tôi cũng thích món này nên trong nhà tôi lúc nào cũng có sẵn một vài loại
snack. Mỗi khi có khách đến chơi, hoặc đi xem phim, đi chơi xa… tôi đều mua vài
loại snack với số lượng khoảng hai, ba chục gói mang theo ăn cho vui miệng”.
Tác hại của snack đến đâu?
Ngày càng có nhiều lời cảnh báo của các nhà khoa học ở nhiều nước trên thế giới
về nguy cơ mắc bệnh từ các loại snack. Theo GS Peter Weissberg, giám đốc Y tế
của (BHF), nếu mỗi ngày ăn một gói khoai tây chiên thì một năm, cơ thể của trẻ đã
hấp thu khoảng 5 lít dầu. Một gói khoai tây chiên 35gr chứa 2,5 thìa dầu. Một túi
lớn hơn sẽ tăng lượng dầu lên 3,5 thìa. Bên cạnh dầu ăn, trong thành phần của
snack còn chứa nhiều muối và đường. Do đó, việc ăn hằng ngày các loại snack là
một thói quen xấu dễ gây ra bệnh béo phì và tiểu đường tuýp 2.
Còn theo TS Janneke Hogervorst, Hà Lan: Acrylamide là một chất hóa học được
tìm thấy nhiều trong khoai tây chiên, snack. Việc hấp thu một lượng lớn chất
acrylamide sẽ làm gia tăng nguy cơ bị ung thư thận, đặc biệt là ở những người

nghiện thuốc lá. Mới đây, các nhà khoa học Ba Lan cũng khuyến cáo chất
acrylamide từ các loại thực phẩm như chip khoai tây và snack có thể làm tăng nguy
cơ mắc bệnh tim.
Do đó, để có một trái tim khỏe mạnh, nên giảm lượng acrylamide vào cơ thể bằng
cách hạn chế ăn các loại chip khoai tây chiên và snack, nên chọn ăn nhiều loại hoa
quả, rau, ngũ cốc, các sản phẩm từ sữa ít béo và bỏ thuốc lá.
TS Nguyễn Thị Lâm cũng khẳng định snack, chip khoai tây được chế biến ở nhiệt
độ cao sinh ra chất béo thể đồng phân. Nếu tỷ lệ chất béo này chiếm từ 5-10% trở
lên tổng lượng chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày của một người thì dẫn đến
các vấn đề về sức khỏe tim mạch, huyết áp cao. Lượng muối có chứa trong snack
ảnh hưởng đến chức năng thận còn lượng đường trong đó lại có nguy cơ gây bệnh
tiểu đường. Trẻ em ăn nhiều snack, chip khoai tây và uống nhiều nước dẫn đến đầy
bụng, chán ăn.

×