Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Chuyên đề nghiên cứu số liệu thủy văn, khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.39 KB, 17 trang )

Nghiên cứu số liệu, hiện tượng nhiều năm về khí tượng thủy hải văn, diễn biến xâm nhập mặn
và đánh giá tình hình BĐKH và nước biển dâng tại tỉnh Sóc Trăng
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG I 2
TỔNG QUAN VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐỊA HÌNH ĐỊA MẠO TỈNH SÓC
TRĂNG 2
I.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ 2
I.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH, ĐỊA MẠO TỈNH SÓC TRĂNG 2
CHƯƠNG II 4
ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG THỦY HẢI VĂN, DIỄN BIẾN XÂM NHẬP MẶN
VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG
TẠI TỈNH SÓC TRĂNG 4
II.1. ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN 4
II.1.1. Nhiệt độ không khí 4
II.1.2. Độ ẩm không khí 6
II.1.3. Chế độ nắng 7
II.1.4. Chế độ gió 8
II.1.5. Chế độ mưa 8
II.1.6. Bão và áp thấp nhiệt đới 10
II.2. ĐẶC ĐIỂM HẢI VĂN VÀ DIỄN BIẾN XÂM NHẬP MẶN 11
II.2.1. Chế độ thủy triều và dòng chảy 11
II.2.2. Mực nước 12
II.2.3. Diễn biến xâm nhập mặn 13
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
Nghiên cứu số liệu, hiện tượng nhiều năm về khí tượng thủy hải văn, diễn biến xâm nhập mặn
và đánh giá tình hình BĐKH và nước biển dâng tại tỉnh Sóc Trăng
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐỊA HÌNH ĐỊA
MẠO TỈNH SÓC TRĂNG
I.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ


Sóc Trăng là tỉnh ven biển nằm ở phía Nam cửa sông Hậu của khu vực Đồng
bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Diện tích tự nhiên 3.311,76 km
2
xấp xỉ 1% diện tích
của cả nước và 8,3% diện tích của khu vực ĐBSCL. Dân số trung bình năm 2009 có
1.292.796 người.
Tỉnh hiện có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thành phố Sóc Trăng và các
huyện Châu Thành, Kế Sách, Mỹ Tú, Cù Lao Dung, Long Phú, Mỹ Xuyên, Ngã Năm,
Thạnh Trị, Vĩnh Châu, Trần Đề (mới có quyết định thành lập từ cuối năm 2009), trong
đó thành phố Sóc Trăng là trung tâm chính trị – kinh tế – văn hóa xã hội của tỉnh.
Sóc Trăng có địa giới hành chính tiếp giáp 4 tỉnh trong vùng ĐBSCL:
- Phía Tây – Bắc giáp tỉnh Hậu Giang.
- Phía Đông – Bắc giáp tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long qua sông Hậu.
- Phía Tây – Nam giáp tỉnh Bạc Liêu.
- Phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông với chiều dài bờ biển 72 km.
Đường bờ biển Sóc trăng được giới hạn bởi 3 cửa sông lớn là: Định An, Trần
Đề và Mỹ Thanh, hình thành lưu vực sông lớn thuận lợi cho giao thông, nuôi trồng
thủy hải sản và làm muối. Nhờ vào địa thế đặc biệt, nơi dòng sông Hậu đổ ra biển
Đông Nam Bộ, Sóc Trăng có đủ điều kiện để phát triển kinh tế biển tổng hợp. Với cấu
tạo địa chất trẻ hình thành trong quá trình lấn biển của châu thổ sông Cửu Long, tính
chất địa hình nơi đây thể hiện rõ nét bằng những giồng cát hình cánh cung đồng
phương với bờ biển từ Sóc Trăng đến Vĩnh Châu.
I.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH, ĐỊA MẠO TỈNH SÓC TRĂNG
Sóc Trăng có địa hình tương đối thấp và bằng phẳng, địa hình bao gồm phần
đất bằng, xen kẽ những vùng trũng và các giồng cát. Toàn bộ tỉnh Sóc Trăng nằm ở
phía Nam của vùng cửa sông Hậu, cao độ biến thiên không lớn, chỉ từ 0,2 – 2m so với
mực nước biển, vùng nội đồng cao độ trung bình từ 0,5 – 1,0m. Địa hình của tỉnh có
dạng hình lòng chảo thoải, hướng dốc chính từ sông Hậu thấp dần vào phía trong, từ
biển Đông và kênh Quản lộ thấp dần vào đất liền với những giồng đất ven sông, biển.
Dựa vào địa hình có thể chia tỉnh Sóc Trăng thành 3 vùng như sau:

- Vùng địa hình thấp, vùng trũng: Tập trung ở huyện Mỹ Tú, Châu Thành,
Thạnh Trị, Ngã Năm và một phần phía Bắc huyện Mỹ Xuyên, thường bị ngập dài vào
mùa mưa.
- Vùng địa hình cao ven sông Hậu và ven biển, gồm các huyện Vĩnh Châu, Trần
Đề, Long Phú, Cù Lao Dung, cao trình từ 1,2 – 2 m, giồng cát cao đến 2m.
- Vùng địa hình trung bình: gồm có thành phố Sóc Trăng và huyện Kế Sách.
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
2
Nghiên cứu số liệu, hiện tượng nhiều năm về khí tượng thủy hải văn, diễn biến xâm nhập mặn
và đánh giá tình hình BĐKH và nước biển dâng tại tỉnh Sóc Trăng
Với địa hình thấp, bị phân cắt nhiều bởi hệ thống các sông rạch và kênh mương
thủy lợi, lại tiếp giáp với biển cho nên dễ bị nước biển xâm nhập (nhiễm mặn), nhất là
vào mùa khô.
Địa hình vùng biển ven bờ tỉnh Sóc Trăng có sự phân bậc rõ rệt ở 3 mức độ
sâu:
- Độ sâu từ 0 – 10m nước: nhìn chung địa hình khá thoải và bằng phẳng. Khu
vực cửa sông có địa hình khá phức tạp, thay đổi theo mùa do tương tác động lực sông
biển, có nhiều cồn và doi cát ngầm đan xen với các luồng lạch.
- Độ sâu từ 10 – 20m nước: địa hình có dạng sườn dốc. Địa hình khu vực cửa
sông (phía Đông Bắc) dốc hơn phía Tây Nam. Đây là giới hạn ngoài của khu vực lắng
đọng trầm tích hiện đại và vì thế địa hình thường thay đổi theo thời gian.
- Độ sâu 20 – 30m nước: địa hình khá thoải và rộng, có nhiều sóng cát, một số
khu vực phân bố các cồn ngầm thoải.
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
3
Nghiên cứu số liệu, hiện tượng nhiều năm về khí tượng thủy hải văn, diễn biến xâm nhập mặn
và đánh giá tình hình BĐKH và nước biển dâng tại tỉnh Sóc Trăng
CHƯƠNG II
ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG THỦY HẢI VĂN, DIỄN BIẾN
XÂM NHẬP MẶN VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH BIẾN

ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG TẠI TỈNH
SÓC TRĂNG
II.1. ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
Tại khu vực nghiên cứu có một số trạm quan trắc về các yếu tố khí tượng thủy
văn, chúng tôi đã xác định các đặc trưng thống kê trên cơ sở khoa học để lựa chọn một
số trạm quan trắc mang tính chất tương tự như khu vực nghiên cứu và gần khu vực
nghiên cứu nhất nhằm mô phỏng được các đặc điểm khí tượng thủy văn, hải văn nổi
bật nhất cho khu vực nghiên cứu.
II.1.1. Nhiệt độ không khí
Tỉnh Sóc Trăng thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có 2 mùa rõ
rệt: mùa mưa từ tháng 5 - 11 với gió mùa Tây Nam và mùa khô từ tháng 12 đến tháng
4 với gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình của tỉnh trong giai đoạn 25 năm (1985 -
2009) dao động trong khoảng 26,5 - 27
0
C, và đỉnh điểm là vào năm 2009 (đạt 27
0
C),
nhiệt độ thay đổi thất thường không diễn ra theo bất kỳ quy luật nhất định và có xu
hướng khắc nghiệt hơn như “nóng thì càng nóng hơn và lạnh thì càng lạnh hơn”.
Ảnh hưởng chung của biến đổi khí hậu trên toàn cầu và biến đổi khí hậu đã thể
hiện ở tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 1985 - 2009 trên cả 3 giá trị: nhiệt độ trung bình, nhiệt
độ tối thấp và nhiệt độ tối cao. Nhiệt độ cao nhất qua các năm dao động trong khoảng
từ 35,1 - 37,1
0
C (chênh lệch 2,0
0
C) và nhiệt độ thấp nhất dao động trong khoảng 16,7 -
20,7
0
C (chênh lệch 4,0

0
C), nhiệt độ với sự chênh lệch mức nóng nhất và lạnh nhất qua
các năm 14,4 - 19,5
0
C. Biểu hiện sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng
lạnh nhất trong cùng một năm tại Sóc Trăng có sự khắc nghiệt và có chiều hướng ngày
càng gia tăng qua các năm. Tuy nhiên đến năm 2000, sự chênh lệch này là 14,4
0
C,
năm 2006, 2008 là 15,1
0
C do ảnh hưởng của hiện tượng La Nina nên thời tiết dịu hơn.
Nhiệt độ cao nhất thường vào tháng 4 trong năm, do tháng 4 là thời kỳ chuyển
tiếp từ gió mùa Đông Bắc sang gió mùa Tây Nam, đây cũng là thời kỳ nắng nóng nhất
trong mùa khô. Do trong giai đoạn này nước ta chịu ảnh hưởng xu thế hiện tượng thời
tiết nóng trên toàn cầu đó là hiện tượng El Nino, nên nhiệt độ trung bình của năm sau
so với năm trước chênh lệch đến 0,2 - 0,4
0
C (giai đoạn 1987, 1988, 2000, 2002, 2005,
2006, 2007, 2009 nhiệt độ ở mức 26,9 - 27
0
C). Tuy nhiên đến năm 2008 do ảnh hưởng
của hiện tượng La Nina (giảm nhiệt độ bề mặt đại dương – trái ngược với hiện tượng
El Nino) nên nhiệt độ trung bình của năm tại tỉnh đã giảm xuống còn 26,6
0
C (là một
trong những năm thấp nhất trong giai đoạn 1985 - 2009) và đây cũng là năm mà viện
nghiên cứu không gian NASA cho là lạnh nhất kể từ đầu thập kỷ đến nay. Tuy nhiên
tổ chức khí tượng thế giới (WMO) sau khi tổng hợp dữ liệu từ hai cơ quan giám sát
khí hậu của Anh và Mỹ lại kết luận, năm 2008 vẫn nằm trong số 10 năm nóng nhất

lịch sử. Nhiệt độ trung bình năm 2008 là 15,1 độ C, cao hơn nhiệt độ trung bình năm
1961-1990, mức tham chiếu chuẩn.
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
4
Nghiên cứu số liệu, hiện tượng nhiều năm về khí tượng thủy hải văn, diễn biến xâm nhập mặn
và đánh giá tình hình BĐKH và nước biển dâng tại tỉnh Sóc Trăng
Bảng 1: Biểu hiện nhiệt độ không khí đặc trưng năm tại trạm Sóc Trăng
(Số liệu thống kê từ năm 1985 – 2009)
Đơn vị:
0
C
STT
(No.)
Năm
(Year)
Nhiệt độ
trung bình
(Average
Nhiệt độ cao nhất
(Maximum temperature)
Nhiệt độ thấp nhất
(Minimum temperature)
Trị số
(Value)
Ngày
(Date)
Trị số
(Value)
Ngày
(Date)

1 1985
26.7 36.0 11/04/1985 19.1 17/12/1985
2 1986
26.5 35.1 21/4/1986 18.3 4/3/1986
3 1987
26.9 35.6 12/4/1987 19.8 8/12/1987
4 1988
26.9 35.9 22/4/1988 19.2 15/12/1988
5 1989
26.5 36.9 22/4/1989 18.8 15/2/1989
6 1990
26.9 37.1 23/4/1990 19.6 29/1/1990
7 1991
26.7 36.0 8/5/1991 20.0 10/2/1991
8 1992
26.6 36.9 13/4/1992 17.4 19/1/1992
9 1993
26.5 36.6 9/5/1993 18.3 30/1/1993
10 1994
26.6 36.1 8/4/1994 19.5 16,25/1/1994
11 1995
26.8 35.3 6/5/1995 18.9 7/2/1995
12 1996
26.5 35.4 1/4/1996 18.4 2/1/1996
13 1997
26.8 35.3 04,13/5/1997 19 13/1/1997
14 1998
26.6 35.2 21/3/1998 16.7 25/12/1998
15 1999
26.6 35.2 21/3/1999 16.7 25/12/1999

16 2000
26.9 35.1 3/4/2000 20.7 22/1/2000
17 2001
26.8 35.3 20/4/2001 19.7 3/1/2001
18 2002
26.9 36.4 9/4/2002 19.4 9/1/2002
19 2003
26.6 36.5 4/4/2003 19.4 14/1/2003
20 2004
26.6 36.5 10/5/2004 19.5 27/12/2004
21 2005
26.8 36.6 5/5/2005 18.9 19/1/2005
22 2006
26.9 35.2 14/4/2006 20.1 23/12/2006
23 2007
26.8 36.1 25/4/2007 17.9 31/1/2007
24 2008
26.6 35.5 20/4/2008 20.4 20/2/2008
25 2009
27 36.1 25/3/2009 18.6 11/1/2009
Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ
Biểu đồ 1: Diễn biến nhiệt độ qua các năm 1985 - 2009
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
5
Nghiên cứu số liệu, hiện tượng nhiều năm về khí tượng thủy hải văn, diễn biến xâm nhập mặn
và đánh giá tình hình BĐKH và nước biển dâng tại tỉnh Sóc Trăng
Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ
II.1.2. Độ ẩm không khí
Tỉnh Sóc Trăng nằm trong khu vực gió mùa kiểu xích đạo nên chịu ảnh hưởng
trực tiếp của khí hậu biển nên tỉnh thường có độ ẩm cao. Độ ẩm dao động trong

khoảng 75 – 89%. Tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 7 và tháng 8, ngược lại tháng có
độ ẩm thấp nhất là tháng 2 và tháng 3.
Bảng 2: Diễn biến độ ẩm không khí trung bình tại tỉnh Sóc Trăng qua các
năm 2000 – 2009
Đơn vị: %
Tháng
Năm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
TB
năm
2000 80 82 80 85 87 88 88 88 87 87 86 85 85
2005 81 79 79 80 84 86 89 87 88 86 85 85 84
2006 83 76 80 82 85 88 89 89 89 85 85 83 85
2007 82 80 80 78 87 86 88 89 89 88 84 81 84
2008 82 75 76 79 87 87 88 88 88 89 87 84 84
2009 83 83 80 82 87 86 89 86 88 88 83 81 85
Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường năm và Niên giám thống kê tỉnh Sóc
Trăng và năm 2009.
Nhìn chung độ ẩm trung bình trong giai đoạn 2000 - 2009 ít có thay đổi nhiều,
tuy nhiên do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trên toàn cầu làm cho khí hậu trở nên
khắc nghiệt “vào mùa nóng thì nóng hơn và mùa lạnh thì càng lạnh hơn”. Vì nguyên
nhân vừa nêu đã làm cho biên độ dao động giữa tháng có độ ẩm cao và tháng có độ ẩm
thấp chênh lệch ngày càng nhiều, cụ thể trong năm 2000 biên độ dao động này là 8%
đến năm 2008 đã tăng lên 13%; năm 2009 tăng lên là 9%. Ngoài ra, biên độ dao động
giữa các tháng trong năm 2000 nhìn chung là đều hơn so với các năm về sau, đặc biệt
là năm 2008 được thể hiện ở biểu đồ sau:
Biểu đồ 2: Biểu diễn độ ẩm trong năm 2000 và năm 2009
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
6
Nghiên cứu số liệu, hiện tượng nhiều năm về khí tượng thủy hải văn, diễn biến xâm nhập mặn

và đánh giá tình hình BĐKH và nước biển dâng tại tỉnh Sóc Trăng
II.1.3. Chế độ nắng
Bảng 3: Diễn biến số giờ nắng các tháng trong năm tại tỉnh Sóc Trăng
Đơn vị: Giờ
Tháng
Năm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
TB
năm
2000 250,8 192,8 216,3 218,2 176,3 152,5 160,6 139,1 177,2 101,5 177,6 186,5 2.419,4
2005 253,1 278,0 290,1 272,6 203,6 200,1 141,6 201,6 150,7 187,1 192,7 117,2 2.488,4
2006 213,6 240,5 249,8 234,8 196,4 156,5 171,4 163,6 166,1 199,3 262,1 217,8 2.471,8
2007 198,3 268,2 253,6 260,7 180,1 172,1 137,1 141,8 142,5 175,6 180,7
149,
9
2.322,5
2008 193,7 211,4 282,3 234,0 177,1 184,3 197,9 190,3 141,5 178,1
149,
9
152,2 2.292,7
2009 182,4 199,3 274,1 219,5 188,3 198,1 160,1 199,8 123,1 187,5
186,
3
255,2 2.373,7
Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường năm và Niên giám thống kê tỉnh Sóc
Trăng và năm 2009.
Khu vực nghiên cứu có số giờ nắng trong năm khá cao, số giờ nắng trung bình
trong năm giao động trong khoảng 2.292,7 – 2.488,4 giờ, cao nhất thường vào tháng 3
và thấp nhất thường tháng 9 hàng năm. Bình quân cả năm 6,8 – 7,5 giờ/ngày. Tháng II
– IV, số giờ nắng cao nhất (8 – 10 giờ/ngày). Tháng VII – IX, số giờ nắng thấp nhất (5

– 6 giờ/ngày). Trong 2 năm 2005 – 2006 do ảnh hưởng hiện tượng El Nino nên số giờ
nắng trung bình tại Sóc Trăng khá cao đạt 2.471,8 – 2.488,4 giờ, ngược lại trong năm
2008 do ảnh hưởng của hiện tượng La Nina nên số giờ nắng trung bình trong năm
giảm xuống còn 2.292,7 giờ.
Hạn hán Sóc Trăng đều tập trung vào những tháng mùa khô trong năm, mùa
khô trên địa bàn tỉnh thường bắt đầu vào cuối tháng 10 hoặc giữa tháng 11 hàng năm
và kết thúc vào cuối tháng 4 hoặc giữa tháng 5 năm sau hàng năm. Tuy nhiên, theo số
liệu thống kê tình hình hạn hán tại tỉnh Sóc Trăng trong giai đoạn 2006 - 2010 với diễn
biến phức tạp hơn cả về thời gian, mức độ và có xu hướng tăng đợt hạn hán vào những
năm sau kế tiếp. Cụ thể, theo nguồn Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng vào
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
7
Nghiên cứu số liệu, hiện tượng nhiều năm về khí tượng thủy hải văn, diễn biến xâm nhập mặn
và đánh giá tình hình BĐKH và nước biển dâng tại tỉnh Sóc Trăng
năm 2006 xuất hiện 2 đợt hạn hán (đợt 1 từ ngày 18/8 - 24/8, đợt 2 vào đầu tháng 9);
năm 2007 xuất hiện 3 đợt hạn hán (đợt 1 từ ngày 5/6 - 9/6, đợt 2 từ 17/7 - 27/7, đợt 3
từ 5/9 - 10/9); năm 2008 xuất hiện 3 đợt hạn hán (đợt 1 từ ngày 2/6 - 8/6, đợt 2 từ 10/7
- 21/7, đợt 3 từ 22/8 - 31/8).
II.1.4. Chế độ gió
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, tỉnh Sóc Trăng có các hướng gió
chính như sau: Tây, Tây Nam, Đông Bắc, Đông Nam và gió được chia làm hai mùa rõ
rệt là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam. Mùa mưa chịu ảnh hưởng của gió mùa
Tây Nam là chủ yếu; còn mùa khô chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc là chủ yếu
với tốc độ gió trung bình là 1,77m/s.
Gió Đông Bắc xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, với hướng gió Đông
xen kẽ hướng gió Đông Bắc. Chính hướng gió Đông đã góp phần đưa nước mặn từ
biển Đông xâm nhập mặn sâu vào các sông rạch trong các tháng mùa khô cũng như tác
động thẳng vào bờ biển Đông Nam Bộ làm vùng này bị xói lở mạnh.
Gió Tây Nam xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10, sự đến sớm hay muộn của gió
Tây - Tây Nam góp phần quan trọng trong việc đến sớm hay muộn của những cơn

mưa đầu mùa.
II.1.5. Chế độ mưa
Đặc điểm của khí hậu Sóc Trăng là khí hậu gió mùa cận xích đạo, mỗi năm
hình thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Tại tỉnh Sóc Trăng cả số ngày mưa
và tổng lượng mưa đều tập trung vào các tháng mùa mưa, từ tháng 5 đến hết tháng 11.
Mưa ở Sóc Trăng thường không kéo dài liên tục nhiều ngày mà phổ biến là mưa trận
cách quãng nhau số ngày mưa bình quân khoảng 130 ngày/năm, lượng mưa trong thời
kỳ này chiếm từ 90 - 95% lượng mưa cả năm với tổng lượng mưa đạt khoảng
1,176mm (1,970). Tuy nhiên vào những tháng mùa khô trùng với thời kỳ gió mùa
Đông Bắc, xuất hiện những đợt mưa trái mùa với tổng lượng mưa chỉ đạt khoảng
171mm, Lượng mưa trung bình trong các tháng dao động từ 30 - 50mm, Lượng mưa
thấp hoặc không mưa thường xảy ra vào tháng 1 - 2.
Qua bảng thống kê diễn biến lượng mưa từ năm 1985 - 2009 tại tỉnh Sóc Trăng
cho thấy lượng mưa giai đoạn 1990 - 1993 và các năm 2004, 2006, 2009 là khá thấp,
thời kỳ ảnh hưởng đỉnh điểm của hiện tượng El Nino làm cho mùa khô năm 2006 -
2007 trở nên gay gắt hơn và khô hạn hơn so với thông thường. Hiện tượng “mưa nắng
thất thường” do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trên toàn cầu là vào mùa mưa, tần suất
mưa và chu kỳ mưa đã có sự thay đổi đáng kể, trong những năm qua mưa thường đến
sớm hơn, kéo dài và kết thúc muộn, chứ không còn theo quy luật của mấy chục năm
trước. Cụ thể trong năm 2007, 2008, mùa mưa kéo dài mãi đến tháng 12 và tháng 1
năm sau, muộn hơn mấy năm trước hơn 1 tháng. Mùa lũ cũng có độ trễ, đỉnh lũ
thường xuất hiện muộn. Tình trạng mưa kéo dài, lũ về đạt đỉnh muộn và trùng vào lúc
triều cường hàng tháng khiến cho vùng hạ lưu nhiều nơi bị ngập, Tuy nhiên, đến năm
2009 thì mùa mưa lại đến muộn hơn (bắt đầu vào khoảng giữa tháng 5) khoảng 10 - 15
ngày và kết thúc sớm hơn (cuối tháng 10).
Bảng 4: Biểu hiện lượng mưa đặc trưng năm tại trạm Sóc Trăng (1985 –
2009)
Đơn vị:mm
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
8

Nghiên cứu số liệu, hiện tượng nhiều năm về khí tượng thủy hải văn, diễn biến xâm nhập mặn
và đánh giá tình hình BĐKH và nước biển dâng tại tỉnh Sóc Trăng
Yếu tố
1985 1986 1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993
Ngày xuất
hiện
(15/5) (27/10) (23/7) (3/8) (4/7) (2/6) (10/7) (7/10) (26/9)
Tổng lượng
mưa năm 2084.5 2278.2 1918.4 1984.7 1779.9 1377.9 1536.0 1555.4 1750.6
Số ngày mưa
156 173 168 157 161 155 150 151 159
Lượng mưa
ngày lớn nhất
95.2 103.8 69.0 123.3 74.8 89.1 57.6 119.1 90.5
Bảng 5: Biểu hiện lượng mưa đặc trưng năm tại trạm Sóc Trăng (1985 – 2009)
(Tiếp theo)
Đơn vị:mm
Yếu tố
1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002
Ngày xuất
hiện
(29/9) (14/5) (30/10) (3/11) (4/4) (4/4) (3/8) (15/11) (1/6)
Tổng lượng
mưa năm
2033.
1
1962.
8
2135.0
2156.

3
2753.1 2753.1
2193.
0
2043.3 1803.0
Số ngày mưa
173 157 176 153 196 196 185 180 157
Lượng mưa
ngày lớn nhất
88.1 75.5 73.9 93.6 155.2 155.2 104.0 74.2 72.8
Bảng 6: Biểu hiện lượng mưa đặc trưng năm tại trạm Sóc Trăng (1985 –
2009)
(Tiếp theo)
Đơn vị:mm
Yếu tố
2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Ngày xuất
hiện
(16/7) (17/5) (25/5) (22/4) (27/8) (9/11) (30/9)
Tổng lượng
mưa năm 2100.2 1424.4 2105.2 1660.1 1938.2 2230.1 1670.5
Số ngày mưa
153 156 160 154 164 191 171
Lượng mưa
ngày lớn nhất
66.6 53.0 108.4 84.0 94.5 100.9 85.9
Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ
Biểu đồ 3: Diễn biến lượng mưa ngày lớn nhất trong năm (1985 – 2009)
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
9

Nghiên cứu số liệu, hiện tượng nhiều năm về khí tượng thủy hải văn, diễn biến xâm nhập mặn
và đánh giá tình hình BĐKH và nước biển dâng tại tỉnh Sóc Trăng
Biểu đồ 4: Diễn biến tổng lượng mưa năm (1985 – 2009)
Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ
II.1.6. Bão và áp thấp nhiệt đới
Trong những năm trước đây trên thế giới cũng như Việt Nam bão, áp thấp nhiệt
đới là một hiện tượng tự nhiên theo quy luật. Đối với bão trước đây tại nước ta thường
xảy ra theo quy luật, khoảng tháng 5, 6, 7 xảy ra ở vùng các tỉnh ven biển Bắc bộ;
tháng 8, 9 bão xảy ra ở ven biển Trung bộ; tháng 10, 11, 12 xảy ra ở Nam bộ. Theo số
liệu thống kê 50 năm trở lại đây (1949 - 1998) ở khu vực phía Nam Việt Nam đã xuất
hiện 33 cơn bão trong đó chỉ có 8 cơn bão đổ bộ vào khu vực biển Sóc Trăng. Tuy ít
bão nhưng cơn bão số 5 – cơn bão Linda (1997) là những trận bão lịch sử đã ghi nhận
bởi hậu quả nặng nề mà chúng gây ra cho các tỉnh vùng ĐBSCL (trong đó có tỉnh Sóc
Trăng).
Những năm gần đây quy luật đó không còn nữa mà nó đã trở nên bất thường,
số lượng cơn bão, tần suất và cường độ của các cơn bão đổ bộ vào nước ta tăng nhanh
rõ rệt, các cơn bão thường lệch theo quỹ đạo phía Nam và thường kết thúc muộn.
Nguy hiểm hơn, số lượng các cơn bão hướng vào vùng ĐBSCL, khu vực mà trong quá
khứ rất ít khi hứng chịu bão, ngày càng nhiều với cường độ khá lớn. Sự biến đổi khí
hậu còn được thể hiện rõ rệt qua hai hiện tượng El Nino và La Nina dẫn đến hạn hán
và mưa không theo quy luật. Theo kinh nghiệm của những năm trước, khi xuất hiện El
Nino đã xảy ra nhiều cơn bão trái quy luật, kết hợp với tần số không khí lạnh (gió mùa
đông bắc) ít hơn và kết thúc sớm hơn mọi năm, dẫn đến mùa đông ấm hơn bình
thường ở các tỉnh phía Bắc. Thường xảy ra sau hiện tượng El Nino là hiện tượng La
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
10
Nghiên cứu số liệu, hiện tượng nhiều năm về khí tượng thủy hải văn, diễn biến xâm nhập mặn
và đánh giá tình hình BĐKH và nước biển dâng tại tỉnh Sóc Trăng
Nina với biểu hiện là những cơn bão và ấp thấp nhiệt đới với cường độ mạnh gây mưa
nhiều trên diện rộng kèm theo giông lốc. Các cơn bão và áp thấp nhiệt đới thường xuất

hiện từ tháng 5 đến tháng 12 hàng năm tại các tỉnh phía Nam Bộ nói chung và tỉnh Sóc
Trăng nói riêng.
Số lượng các cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh Sóc
Trăng không nhiều. Tuy nhiên, những hiện tượng bất thường của thời tiết như sự hình
thành của áp thấp nhiệt đới ngay trên khu vực biển Đông, một số cơn bão có cường độ
rất mạnh (cấp 12, trên cấp 12) đã xảy ra; lốc xoáy cục bộ xuất hiện nhiều. Ảnh hưởng
về tai biến thiên tai nặng nhất trong những năm gần đây là cơn bão số 9 năm 2006 và
trong năm 2007 là cơn bão số 7 gây thiệt hại nặng nề và người và của. Riêng trong
năm 2008 tuy là ảnh hưởng của hiện tượng La Nina gây mưa nhiều trên diện rộng cả
nước nhưng riêng tỉnh Sóc Trăng trong năm này lại không ảnh hưởng trực tiếp nhiều.
Thống kê các trận bão đổ bộ vào khu vực từ Nam Trung Bộ (Khánh Hòa) đến Cà Mau
(từ vĩ độ 7
o
N đến 12
o
N) thời kỳ 18 năm gần đây (1991 - 2008).
Bảng 7: Thống kê các trận bão đổ bộ vào khu vực (1991 - 2008)
Năm Tên cơn bão
Ngày
hình
thành
Ngày đổ
bộ
Khu vực đổ bộ
Cấp gió
mạnh
(Beaufort)
1991
THELMA 6/XI 9/XI Suy yếu gần Côn Đảo 11
FORREST 13/XI 14/XI Côn Đảo 10

MANNY 11/XII 14/XI đảo Phú Qúy 10
1997 LINDA 31/X 4/XI Cà Mau 11/12
1998 Td
9/XII 12/XII Cà Mau 10
23/X 24/X Cà Mau 7
1999
RUMBIA 3/XII 8/XII suy yếu gần Cà Mau 11
LINGLING 6/XI 12/XI suy yếu gần bờ 11
2001
Td 18/XI 20/XI Cà Mau 7
MUIFA 20/XI 25/XI Cà Mau 11
DURIAN 28/XI 5/XII Vũng Tàu -Bến Tre 10
Td 2/XII 3/XII Suy yếu gần Cà Mau 6
2007 MAYSAK 7/XI 11/XI Cam Ranh 8
II.2. ĐẶC ĐIỂM HẢI VĂN VÀ DIỄN BIẾN XÂM NHẬP MẶN
II.2.1. Chế độ thủy triều và dòng chảy
Chế độ thuỷ văn vùng nghiên cứu có liên quan mật thiết với chế độ thuỷ văn
sông Mekong, thuỷ triều biển Đông và mưa nội đồng. Ngoài ra, chế độ thuỷ văn trong
vùng còn chịu ảnh hưởng của hệ thống công trình kiểm soát mặn biển Đông, công
trình thuỷ lợi nội đồng. Hệ thống thủy văn tại các huyện ven biển chịu ảnh hưởng trực
tiếp của triều biển Đông với chế độ nước bán nhật triều, mặn quanh năm, truyền vào
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
11
Nghiên cứu số liệu, hiện tượng nhiều năm về khí tượng thủy hải văn, diễn biến xâm nhập mặn
và đánh giá tình hình BĐKH và nước biển dâng tại tỉnh Sóc Trăng
trong nội đồng theo cửa Định An và cửa Trần Đề. Kết hợp với dòng chảy sông Hậu,
đặc biệt vào mùa lũ, khi lũ cao tràn về kết hợp triều cường mực nước dâng cao có khả
năng tràn vào nội đồng (mực nước lớn nhất đo được tại trạm Đại Ngãi năm 1997 là
2,19 m), nhờ có hệ thống đê bờ bao chống lũ bảo vệ sản xuất và dân cư sinh sống
trong vùng.

Chế độ thủy văn về mùa khô: Chế độ thủy văn nội đồng bị chi phối bởi các yếu
tố:
+ Chế độ nước của nguồn sông Hậu qua Châu Đốc;
+ Chế độ thủy triều biển Đông qua cửa Trần Đề và cửa Định An;
+ Hệ thống kênh rạch, công trình nội đồng thuộc vùng Cù Lao.
Chế độ thủy văn mùa lũ: Mùa lũ hàng năm bắt đầu từ trung tuần tháng 7, mực
nước trên sông MeKong tăng nhanh và dòng lũ chảy về phía hạ lưu kết hợp với triều
cường, gió chướng mực thủy triều dâng cao, nếu không có đê bao thì toàn bộ diện tích
nhiều vùng trong tỉnh bị ngập sâu dưới mực nước triều trung bình từ 0,3 – 0,5m đặc
biệt có nơi đến 1,0 – 2,0m.
Thủy triều nằm ở cửa sông Hậu với hệ thống sông rạch chằng chịt nên toàn vùng
chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông, với
những diễn biến thủy văn khá phức tạp. Theo số liệu quan trắc tại trạm Vũng Tàu,
đỉnh triều bình quân cao nhất là 443 cm (vào các tháng 10, 11), thấp nhất là 58 cm vào
tháng 5, 8. Chân triều cao nhất – 24 cm (tháng 11), chân triều thấp nhất – 300 cm
(tháng 6).
II.2.2. Mực nước
Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long và các sông rạch trong tỉnh Sóc Trăng
diễn biến khá phức tạp, mực nước đạt đỉnh cao nhất vào những tháng mùa mưa cuối
năm và đầu năm sau (khoảng từ tháng 9 đến hết cuối tháng 2 hoặc nửa tháng 3 năm
sau hàng năm), hầu hết mực nước các tháng mùa mưa những năm sau xấp xỉ hoặc cao
hơn những năm trước.
Bảng 8: Biểu hiện mực nước đặc trưng năm tại trạm đo Đại Ngãi - sông
Hậu
Đơn vị:mm
STT
Năm
(Year)
Mực nước trung bình
(Average water level)

(cm)
Mực nước cao nhất
(Maximum water level)
(cm)
Mực nước thấp nhất
(Minimum water level)
(cm)
Trị số
(Value)
(cm)
Ngày xuất
hiện
(Date)
Trị số
(Value)
(cm)
Ngày xuất
hiện
(Date)
1 1985 3 173 13/11/1985 -202 05/06/1985
2 1986 6 178 06/10/1986 -202 23/06/1986
3 1987 0 181 22/12/1987 -211 15/06/1987
4 1988 1 167 19/02/1988 -221 14/06/1988
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
12
Nghiên cứu số liệu, hiện tượng nhiều năm về khí tượng thủy hải văn, diễn biến xâm nhập mặn
và đánh giá tình hình BĐKH và nước biển dâng tại tỉnh Sóc Trăng
5 1989 3 186 17/10/1989 -202 21/06/1989
6 1990 3 162 03/12/1990 -202 25/05/1990
7 1991 6 177 24/10/1991 -206 13/06/1991

8 1992 7 187 26/10/1992 -195 03/06/1992
9 1993 8 183 16/10/1993 -195 22/06/1993
10 1994 10 193 07/10/1994 -192 25/06/1994
11 1995 13 185 25/10/1995 -189 26/06/1995
12 1996 14 192 27/10/1996 -186 18/06/1996
13 1997 12 203 02/11/1997 -193 24/05/1997
14 1998 9 189 07/10/1998 -195 26/06/1998
15 1999 16 190 27/10/1999 -181 17/06/1999
16 2000 20 185 30/09/2000 -179 05/06/2000
17 2001 19 198 17/10/2001 -188 26/05/2001
18 2002 15 208 09/10/2002 -178 26/06/2002
19 2003 14 194 27/10/2003 -197 16/06/2003
20 2004 14 195 16/10/2004 -196 03/07/2004
21 2005 13 200 19/10/2005 -196 22/07/2005
22 2006 17 200 06/11/2006 -194 13/06/2006
23 2007 15 201 27/10/2007 -198 01/07/2007
24 2008 22 196 16/10/2008 -186 05/06/2008
25 2009 22 193 11/4/2009 -178 5/26/2009
Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ
Biểu đồ 5: Diễn biến mực nước tại trạm Đại Ngãi qua các năm 1985 – 2009
Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ
II.2.3. Diễn biến xâm nhập mặn
Biểu hiện xâm nhập mặn tại tỉnh Sóc Trăng trong giai đoạn (năm 1985 - 2009)
được đo tại các trạm trên sông Mỹ Thanh, Sông Hậu, kênh Nhu Gia và kênh Maspero
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
13
Nghiên cứu số liệu, hiện tượng nhiều năm về khí tượng thủy hải văn, diễn biến xâm nhập mặn
và đánh giá tình hình BĐKH và nước biển dâng tại tỉnh Sóc Trăng
cho thấy: mặn chủ yếu trong các tháng đầu năm từ (tháng 1 đến nửa đầu tháng 5) xâm
nhập chủ yếu vào vùng cửa sông và đi sâu vào nội đồng. Độ xâm nhập mặn vào hệ

thống sông ngòi, kênh rạch ở tỉnh Sóc Trăng đang có diễn biến bất thường và phức tạp
từ năm này qua năm khác, có cả sự thay đổi về thời gian, phạm vi và nồng độ mặn. Có
những năm do mùa mưa kết thúc sớm hơn và xâm nhập mặn đã nhập quá sâu vào
trong cửa sông và nội đồng. Nồng độ mặn thay đổi theo đặc thù từng năm phụ thuộc
vào lượng nước sông Mekong chảy vào cũng như các yếu tố khí tượng, thủy văn, thủy
triều trên toàn vùng theo thời gian và tổng lượng.
Sóc Trăng thuộc tiểu vùng cửa sông Cửu Long theo sông Hậu thì vào mùa kiệt,
lượng nước ngọt từ thượng nguồn chảy về rất hạn chế. Mặt khác, do độ dốc lòng sông
nhỏ, địa hình thấp tạo điều kiện nước mặn tiến sâu vào nội đồng. Trong mùa khô
lượng dòng chảy nhỏ hơn, cộng với gió chướng thổi mạnh, liên tục nên tốc độ xâm
nhập mặn vào nội đồng nhanh hơn dự báo. Những dòng chảy trên toàn hệ thống sông
Mekong đang ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm 10 - 20cm nên dòng chảy đổ ra
cửa biển rất thấp, làm mặn xâm nhập sớm và lấn sâu vào đất liền gần 40km. Những
ngày triều cường kết hợp với gió chướng thổi mạnh, mặn xâm nhập sâu đến 80km.
Biểu đồ 6: So sánh độ mặn cao nhất năm qua từng năm tại các vị trí đo
Biểu đồ 7: So sánh độ mặn thấp nhất năm qua từng năm tại các vị trí đo
Biểu đồ 8: Độ mặn trung bình năm qua từng năm tại các vị trí đo
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
14
Nghiên cứu số liệu, hiện tượng nhiều năm về khí tượng thủy hải văn, diễn biến xâm nhập mặn
và đánh giá tình hình BĐKH và nước biển dâng tại tỉnh Sóc Trăng
Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ
Tại vị trí đo qua từng năm cho thấy độ mặn cao nhất tại các trạm đo tăng, cao
nhất vào năm 2005 do trong giai đoạn này nước ta chịu ảnh hưởng xu thế hiện tượng
thời tiết nóng trên toàn cầu đó là hiện tượng El Nino, thời điểm nắng nóng và khô hạn
kéo dài. Độ mặn cao nhất của các năm 2006, 2007, 2008 và năm 2009 có diễn biến
thất thường và thấp hơn cùng kỳ 2005. Đến năm 2010 do mùa mưa kết thúc sớm (cuối
tháng 10) năm 2009, mực nước đầu nguồn sông Hậu tại Châu Đốc xuống nhanh và ở
mức thấp hơn cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó gió Đông Bắc hoạt động khá mạnh và
thủy triều vùng ven biển Đông ở mức cao nên từ đầu tháng 1/2010 đến nay mặn đã

xâm nhập khá mạnh vào vùng cửa sông và đi sâu dần vào nội đồng, do ảnh hưởng của
hiện tượng El-nino nên trong các tháng 2, 3, 4 và những ngày đầu tháng 5 thời tiết các
nơi trong tỉnh tiếp tục khô hạn, mặn tiếp tục xâm nhập mạnh vào các sông rạch trong
tỉnh và đạt mức cao nhất năm 2010 là: tại Đại Ngãi độ mặn cao nhất 11,6‰; tại Trần
Đề 26,6‰; tại Thạnh Phú 16‰; và tại TP,Sóc Trăng 5,2‰.
Bảng 9: Biểu hiện độ mặn mùa khô đặc trưng năm
(Tại trạm Đại Ngãi – sông Hậu năm 1995, 2000, 2005 - 2009)
STT
(No.
)
Năm
(Year)
Độ mặn
trung
bình năm
(Yearly
average
salinity)
Độ mặn cao nhất năm
(Yearly maximum
salinity)
Độ mặn thấp nhất
năm
(Yearly minimum
salinity)
Thời gian đo
(Time)
Trị số
(Value)
Ngày xuất

hiện
(Date)
Trị số
(Value)
Ngày
xuất hiện
(Date)
1 1995 1.3 8.8 4/18/1995 0.0 2/2/1995 Tháng 2 đến tháng 7
2 2000 0.7 7.4 4/7/2000 0.0 2/7/2000 Tháng 2 đến tháng 5
3 2005 2.1 10.6 3/29/2005 0.0 2/2/2005 Tháng 2 đến tháng 7
4 2006 1.0 9.6 3/2/2006 0.0 2/1/2006 Tháng 2 đến tháng 6
5 2007 1.3 11.2 4/20/2007 0.0 1/4/2007 Tháng 2 đến tháng 6
6 2008 1.3 8.1 3/10/2008 0.0 2/1/2008 Tháng 2 đến tháng 7
7 2009 0.7 11.5 4/26/2009 0.0 7/3/2009 Tháng 2 đến tháng 7
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
15
Nghiên cứu số liệu, hiện tượng nhiều năm về khí tượng thủy hải văn, diễn biến xâm nhập mặn
và đánh giá tình hình BĐKH và nước biển dâng tại tỉnh Sóc Trăng
Bảng 10: Biểu hiện độ mặn mùa khô đặc trưng năm
(Tại trạm Sóc Trăng – kênh Maspero 1995, 2000, 2005 - 2009)
STT
(No.
)
Năm
(Year)
Độ mặn
trung
bình năm
(Yearly
Độ mặn cao nhất

năm
(Yearly maximum
salinity)
Độ mặn thấp nhất
năm
(Yearly minimum
salinity)
Thời gian đo
(Time)
Trị số
(Value)
Ngày xuất
hiện
(Date)
Trị số
(Value)
Ngày
xuất hiện
(Date)
1 1995 Không đo
2 2000 1.1 4.4 4/9/2000 0.2 6/11/2000 Tháng 2 đến tháng 6
3 2005 1.8 4.9 4/5/2005 0.2 7/29/2005 Tháng 2 đến tháng 7
4 2006 0.7 2.2 2/28/2006 0.2 4/22/2006 Tháng 2 đến tháng 7
5 2007 0.9 2.1 4/21/2007 0.1 1/12/2007 Tháng 2 đến tháng 7
6 2008 0.7 2.3 4/28/2008 0.1 6/21/2008 Tháng 2 đến tháng 7
7 2009 0.6 3.0 4/4/2009 0.0 3/11/2009 Tháng 2 đến tháng 7
Bảng 11: Biểu hiện độ mặn mùa khô đặc trưng năm
(Tại trạm Thạnh Phú – kênh Như Gia năm 1995, 2000, 2005 - 2009)
STT
(No.

)
Năm
(Year)
Độ mặn
trung
bình năm
(Yearly
average
salinity)
Độ mặn cao nhất năm
(Yearly maximum
salinity)
Độ mặn thấp nhất
năm
(Yearly minimum
salinity)
Thời gian đo
(Time)
Trị số
(Value)
Ngày xuất
hiện
(Date)
Trị số
(Value)
Ngày xuất
hiện
(Date)
1 1995 2.6 8.1 4/8/1995 0.3 7/31/1995 Tháng 2 đến tháng 7
2 2000 2.9 8.0 4/9/2000 0.4 6/26/2000 Tháng 2 đến tháng 6

3 2005 7.9 17.5 4/28/2005 0.3 7/31/2005 Tháng 2 đến tháng 7
4 2006 4.3 9.8 4/30/2006 0.3 6/6/2006 Tháng 2 đến tháng 7
5 2007 3.9 12.2 4/21/2007 0.2 1/4/2007 Tháng 2 đến tháng 7
6 2008 4.0 11.6 4/23/2008 0.3 7/25/2008 Tháng 2 đến tháng 7
7 2009 2.1 9.0 4/12/2009 0.2 7/21/2009 Tháng 2 đến tháng 7
Bảng 12: Biểu hiện độ mặn mùa khô đặc trưng năm
(Tại trạm Mỹ Thanh – sông Mỹ Thanh năm 1995, 2000, 2005 - 2009)
STT
(No.
)
Năm
(Year)
Độ mặn
trung
bình năm
(Yearly
average
salinity)
Độ mặn cao nhất năm
(Yearly maximum
salinity)
Độ mặn thấp nhất
năm
(Yearly minimum
salinity)
Thời gian đo
(Time)
Trị số
(Value)
Ngày xuất

hiện
(Date)
Trị số
(Value)
Ngày xuất
hiện
(Date)
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
16
Nghiên cứu số liệu, hiện tượng nhiều năm về khí tượng thủy hải văn, diễn biến xâm nhập mặn
và đánh giá tình hình BĐKH và nước biển dâng tại tỉnh Sóc Trăng
1 1995 19.4 29.8 5/23/1995 10.0 2/9/1995 Tháng 2 đến tháng 7
2 2000 14.8 27.9 5/13/2000 3.9 7/19/2000 Tháng 2 đến tháng 7
3 2005 24.3 36.8 6/23/2005 6.1 7/15/2005 Tháng 2 đến tháng 7
4 2006 16.0 30.3 6/12/2006 3.0 7/25/2006 Tháng 2 đến tháng 7
5 2007 16.6 28.0 4/19/2007 6.0 1/12/2007 Tháng 2 đến tháng 7
6 2008 9.2 23.5 3/10/2008 0.7 7/12/2008
Tháng 2 đến tháng 7
đo tại trạm Trần Đề
7 2009 7.3 25.3 4/27/2009 0.3 7/22/2009
Tháng 2 đến tháng 7
đo tại trạm Trần Đề
Ghi chú: Từ năm 2008 trạm Mỹ Thanh dời qua vị trí mới trên sông Hậu và có tên mới
là trạm Trần Đề
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)
17

×