Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 2006 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (729.95 KB, 49 trang )

Đề tài: Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 2006 - 2011
MỤC LỤC
Mục lục 1
Nhận xét của giảng viên 2
Danh sách nhóm 3
Lời mở đầu 4
Chương I: Tổng quan về ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 5
I. Hoàn cảnh ra đời và quá trình phát triển 5
II. Bộ Máy quản lý 5
III. Các công ty có liên quan 6
IV. Ngành nghề kinh doanh 6
V. Các mốc lịch sử và thành tựu 8
VI. Thay đổi vốn điều lệ 10
Chương II: Phân tích BCTC ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 12
A. Phân tích tình hình biến động Tài sản 12
B. Phân tích tình hình biến động Nguồn vốn 17
C. Phân tích tình hình kinh doanh tín dụng 23
D. Phân tích lợi nhuận và khả năng sinh lời 31
E. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ 36
Lời kết luận 40
Tài liệu tham khảo 41
GVHD: PGS-TS Trương Quang Thông Trang 1 Nhóm 5
Nhận xét của giảng viên
………………………………………………………
………………………………………………………
………………………………………………………
………………………………………………………
………………………………………………………
………………………………………………………
………………………………………………………
………………………………………………………


………………………………………………………
………………………………………………………
………………………………………………………
………………………………………………………
………………………………………………………
………………………………………………………
………………………………………………………
………………………………………………………
………………………………………………………
Đề tài: Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 2006 - 2011
GVHD: PGS-TS Trương Quang Thông Trang 2 Nhóm 5
Đề tài: Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 2006 - 2011
DANH SÁCH NHÓM
1. Bùi Thị Nhung
2. Lê Hoàng Bảo Ngọc
3. Trịnh Thế Phương
4. Đỗ Quốc Thịnh
5. Nguyễn Thị Mộng Tuyền
GVHD: PGS-TS Trương Quang Thông Trang 3 Nhóm 5
Đề tài: Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 2006 - 2011
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế hiện nay đang theo xu hướng hợp tác và hội nhập để có sự phân
công lao động và chuyên môn hóa nhằm khai thác tối ưu tiềm năng của mỗi quốc gia
trong sự phát triển đi lên của nền kinh tế toàn cầu. Nền kinh tế Việt Nam những năm
gần đây cũng được đánh giá là năng động và đang phát triển bền vững, dưới sự tác
động của xu thế kinh tế thế giới Việt Nam đã hội nhập vào tổ chức thương mại thế giới
WTO,đây cũng là cơ hội và thử thách cho nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng như
cho từng doanh nghiệp riêng lẻ hoạt động cho từng lĩnh vực khác nói riêng, trong đó
có lĩnh vực tài chính mà cụ thể là các ngân hàng thương mại không thể tránh khỏi xu
hướng chung đó. Việc phân tích báo cáo tài chính ngành ngân hàng đang ngày càng

đóng vai trò quan trọng và trở nên không thể thiếu đối với bất kỳ nhà quản trị ngân
hàng nào cũng như đối với các cổ đông của ngân hàng.
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam (VCB) chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963, với tổ chức tiền
thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Là ngân hàng
thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần
hoá, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức hoạt động với tư cách là một
Ngân hàng TMCP vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần
hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ
phiếu VCB (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng
khoán TPHCM.
Trải qua gần 50 năm xây dựng và phát triển, VCB đã có những đóng góp quan
trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một
ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng
thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.
Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, VCB ngày nay đã
trở thành một ngân hàng đa năng hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy
đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt
động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng
như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh,
dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…
Vì vậy, việc phân tích báo cáo tài chính của Ngân hàng này để thấy được những
thành tựu và nhược điểm mà ngân hàng đạt được sau khi cổ phần hóa là một vấn đề
nhóm rất quan tâm. Do đó, đề tài “Phân tích báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam” được thực hiện nhằm mục tiêu phân tích tình hình tài chính
và các đặc điểm phát triển của ngân hàng trong giai đoạn trước và sau cổ phần hóa,
góp phần vào việc quản trị ngân hàng cũng như các quyết định của các cổ đông vào
ngân hàng.
GVHD: PGS-TS Trương Quang Thông Trang 4 Nhóm 5
Đề tài: Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 2006 - 2011

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
I. Hoàn cảnh ra đời và quá trình phát triển:
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam (VCB) chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963, với tổ chức tiền
thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Là ngân hàng
thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần
hoá, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức hoạt động với tư cách là một
Ngân hàng TMCP vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần
hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ
phiếu VCB (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng
khoán TPHCM.
Trải qua gần 50 năm xây dựng và phát triển, VCB đã có những đóng góp quan
trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một
ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng
thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.
Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, VCB ngày nay đã
trở thành một ngân hàng đa năng hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy
đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt
động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng
như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh,
dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…
Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, VCB có lợi thế rõ nét trong việc
ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng, phát triển các
sản phẩm, dịch vụ điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao. Các dịch vụ: VCB Internet
Banking, VCB Money, SMS Banking, VCB Cyber Bill Payment,…đã, đang và sẽ tiếp
tục thu hút đông đảo khách hàng bằng sự tiện lợi, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, dần
tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt (qua ngân hàng) cho khách hàng.
Sau gần nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, VCB hiện có trên 12.500 cán bộ
nhân viên, với gần 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành

viên trong và ngoài nước, gồm Hội sở chính tại 198 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà
Nội, 1 Sở Giao dịch, 78 chi nhánh và hơn 300 phòng giao dịch trên toàn quốc, 3 công
ty con tại Việt Nam, 2 công ty con tại nước ngoài, 1 văn phòng đại diện tại Singapore,
3 công ty liên doanh, 2 công ty liên kết. Bên cạnh đó, VCB còn phát triển một hệ
thống Autobank với 1.700 ATM và 22.000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên
toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300 ngân hàng
đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.
GVHD: PGS-TS Trương Quang Thông Trang 5 Nhóm 5
Đề tài: Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 2006 - 2011
II. Bộ máy quản lý:
Hội đồng quản trị Chức danh
Nguyễn Hòa Bình Chủ tịch
Nguyễn Phước Thanh Thành viên
Lê Thị Hoa Thành viên
Lê Thị Kim Nga Thành viên
Phạm Huyền Anh Thành viên
Ban điều hành
Nguyễn Phước Thanh Phó tổng Giám đốc
Nguyễn Thu Hà Phó tổng Giám đốc
Nguyễn Văn Tuân Phó tổng Giám đốc
Đào Minh Tuấn Phó tổng Giám đốc
Phạm Quang Dũng Phó tổng Giám đốc
Nguyễn Danh Lương Phó tổng Giám đốc
Đào Hảo Phó tổng Giám đốc
Phạm Thanh Hà Phó tổng Giám đốc
III. Các công ty có liên quan:
Danh sách công ty con, liên doanh, liên kết đến 31/12/2011
CÔNG TY CON Vốn điều lệ Vốn góp Tỉ lệ
Giấy phép
thành lập

Công ty TNHH MTV Cho thuê tài chính VCB 300 300 100% 25/05/1998
Công ty TNHH Chứng khoán VCB 700 700 100% 23/05/2002
Công ty TNHH Cao Ốc 198 VCB 181 126.6 70% 18/04/2006
Công ty TNHH Tài Chính VN-Hồng Kông 24.05 24.05 100% 10/02/2011
Công ty chuyển tiền VCB 14.3 10.74 75% 15/06/2009
CÔNG TY LIÊN DOANH
Công ty Liên doanh Quản lý quỹ VCB 55 28.05 51% 02/12/2005
Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ VCB -Cardiff 600 270 45% 30/01/2007
Công ty Liên doanh TNHH VCB-Bonday-Ben
Thanh
530.9 276.07 52% 17/09/2004
CÔNG TY LIÊN KẾT
Công ty TNHH VCB - Bonday 193 30.93 16.03%
Quỹ VCB Partners 1 150 16.5 11%
GVHD: PGS-TS Trương Quang Thông Trang 6 Nhóm 5
Đề tài: Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 2006 - 2011
IV. Ngành nghề kinh doanh:
1. Huy động vốn:
- Nhận tiền gửi;
- Phát hành giấy tờ có giá;
- Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác và của tổ chức tín dụng nước ngoài;
- Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dưới hình thức tái cấp
vốn.
2. Hoạt động tín dụng:
- Cho vay;
- Chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác;
- Bảo lãnh;
- Cấp tín dụng dưới các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam.
3. Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ:

- Mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt nam, tại các tổ chức tín
dụng khác;
- Mở tài khoản cho khách hàng trong nước và ngoài nước;
- Cung ứng các phương tiện thanh toán;
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế;
- Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ;
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy
định;
- Thực hiện các dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng;
- Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân
hàng trong nước. Việc tham gia các hệ thống thanh toán quốc tế phải được
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép.
4. Các hoạt động khác:
- Góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp và của các tổ chức tín dụng khác theo
quy định của pháp luật;
- Tham gia thị trường tiền tệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức;
- Trực tiếp thực hiện kinh doanh hoặc thành lập công ty trực thuộc có tư cách
pháp nhân, hạch toán độc lập bằng vốn tự có để kinh doanh ngoại hối và vàng
trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế theo quy định của pháp luật;
GVHD: PGS-TS Trương Quang Thông Trang 7 Nhóm 5
Đề tài: Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 2006 - 2011
- Ủy thác, nhận ủy thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động
ngân hàng thương mại, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của tổ chức, cá
nhân theo hợp đồng;
- Cung ứng các dịch vụ bảo hiểm theo quy định của pháp luật;
- Cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ, tư vấn đầu tư phù hợp với chức
năng hoạt động của một ngân hàng thương mại; Cung ứng dịch vụ bảo quản
hiện vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác theo
quy định của pháp luật
V. Các mốc lịch sử và thành tựu:

GVHD: PGS-TS Trương Quang Thông Trang 8 Nhóm 5
Đề tài: Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 2006 - 2011
Năm Sự kiện
1962
Ngày 30/10/1962, Ngân hàng Ngoại Thương (NHNT - VCB) được thành lập theo Quyết định số
115/CP của Hội đồng Chính phủ trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân
hàng Trung ương (nay là NHNN)
1963
Ngày 01/04/1963, chính thức khai trương hoạt động NHNT như là một ngân hàng đối ngoại độc
quyền
1978 Thành lập Công ty Tài chính ở Hồng Kông - Vinafico Hong Kong
1990
Ngày 14/11/1990, NHNT chính thức chuyển từ một ngân hàng chuyên doanh, độc quyền trong
hoạt động kinh tế đối ngoại sang một NHTM nhà nước hoạt động đa năng theo Quyết định số
403-CT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
1993 NHNT được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Hai.
NHNT thành lập ngân hàng liên doanh với đối tác Hàn Quốc - First Vina Bank, nay là
ShinhanVina Bank.
1994
Thành lập Công ty Thuê mua và Đầu tư trực thuộc NHNT (Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài
sản).
1995
NHNT được Tạp chí Asia Money - Tạp chí Tiền tệ uy tín của Châu Á - bình chọn là Ngân hàng
hạng nhất tại Việt Nam.
1996
Ngày 21/09/1996, Thống đốc NHNN ra Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHNT
trên cơ sở Quyết định số 68/QĐ-NH5 ngày 27 tháng 3 năm 1993 của Thống đốc NHNN. Theo
đó, NHNT được hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90, 91 quy định tại Quyết định số 90/QĐ-
TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ với tên giao dịch quốc tế: Bank for Foreign
Trade of Viet Nam, tên viết tắt là VCB.

Thành lập VPĐD tại Paris (Pháp) và tại Moscow (Cộng hòa Liên bang Nga)
Khai trương Công ty liên doanh VCB Tower 198 với đối tác Singapore.
1997 Thành lập VPĐD tại Singapore.
NHNT đăng ký nhãn hiệu kinh doanh độc quyền tại Cục sở hữu Công Nghiệp, Bộ Khoa học
Công nghệ và Môi trường
1998 Thành lập Công ty cho thuê tài chính NHNT - VCB Leasing
2002 Thành lập Công ty TNHH Chứng khoán NHNT - VCBS
2003 VCB được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Ba.
Được tạp chí EUROMONEY bình chọn là ngân hàng tốt nhất tại Việt Nam
Sản phẩm thẻ Connect 24 của VCB là sản phẩm ngân hàng duy nhất được trao giải thưởng "Sao
vàng Đất Việt".
2004 VCB được tạp chí The Banker bình chọn là "Ngân hàng tốt nhất Việt Nam" năm thứ 5 liên tiếp.
2005 VCB là ngân hàng duy nhất được trao giải thưởng Sao Khuê (Giải thưởng do Hiệp hội doanh
nghiệp phần mềm Việt Nam (VINASA) tổ chức dưới sự bảo trợ của Ban chỉ đạo quốc gia về
công nghệ thông tin và Bộ Bưu chính Viễn thông.
VCB chi nhánh Đồng Nai vinh dự là chi nhánh đầu tiên của hệ thống NHNT được Chủ tịch nước
phong tặng danh hiệu cao quý "Anh hùng lao động" vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong
thời kỳ đổi mới từ năm 1995-2004, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ
Tổ quốc.
Góp vốn thành lập Công ty liên doanh quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán - VCBF.
Tổng Giám đốc VCB nhận giải thưởng "Nhà lãnh đạo ngân hàng châu Á tiêu biểu".
VCB vinh dự là 1 trong 4 đơn vị được trao danh hiệu "Điển hình sáng tạo" trong Hội nghị quốc
gia về thúc đẩy sáng tạo cho Việt Nam.
Tổng Giám đốc VCB được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Châu Á.
VCB - lần thứ 3 liên tiếp - được trao tặng giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam. Đặc biệt,
thương hiệu VCB lọt vào Top Ten thương hiệu mạnh nhất trong số 98 thương hiệu đạt giải.
GVHD: PGS-TS Trương Quang Thông Trang 9 Nhóm 5
Đề tài: Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 2006 - 2011
Tháng 1/2007, VCB và NHTMCP Sea Bank ký kết Hợp đồng với đối tác Cardif thành lập Công
ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ VCB - Cardif (VCLI).

Vietcom,bank được bầu chọn là "Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối cho doanh nghiệp tốt
nhất năm 2007" do tạp chí Asia Money bình chọn
01/2008, VCB được trao Giải thưởng Ngôi sao kinh doanh năm 2007 và là 1 trong 10 doanh
nghiệp tiêu biểu lớn nhất VN
4/2008 VCB là đơn vị duy nhất thuộc lĩnh vực tài chính ngân hàng được lựa chọn tham gia
chương trình Thương hiệu Quốc gia
02/06/2008, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam theo Giấy phép thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Ngoại thương
VN số 138/GP-NHNN ngày 23/05/2008 của Thống đốc NHNN VN và Giấy Chứng nhận đăng ký
kinh doanh công ty cổ phần số 0103024468 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.Hà Nội cấp ngày
02/06/2008.
07/2008, VCB nhận danh hiệu Ngân hàng trong nước tốt nhất tại Việt Nam năm 2008. Đây là
Giải thưởng thường niên được bình chọn bởi Asiamoney và năm 2008 là năm đầu tiên Việt Nam
được tạp chí đưa vào danh sách bình chọn với 01 giải thưởng duy nhất cho danh hiệu này
8/2008, VCB nhận giải thưởng “Ngân hàng Quản lý tiền mặt tốt nhất tại Việt Nam năm 2008” do
các doanh nghiệp bình chọn thông qua tạp chí Asiamoney.
10/2008, ông Nguyễn Phước Thanh - Tổng Giám đốc VCB - được trao tặng Danh hiệu Doanh
nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2008 và Giải thưởng Nhà lãnh đạo xuất sắc trong lĩnh vực bán lẻ
năm 2008.
10/2008, VCB được trao tặng Giải thưởng - Cúp vàng “Công ty cổ phần hàng đầu Việt Nam”.
12/2008, Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
theo Quyết định số 1697/QĐ-TTg vì đã có thành tích trong việc thực hiện các biện pháp kiềm chế
lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển sản xuất, xuất khẩu, đảm bảo
an sinh xã hội.
2009
11/06/2009, chính thức khai trương hoạt động công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ VCB - Cardif.
30/6/2009, cổ phiếu VCB (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở giao dịch
Chứng khoán TPHCM.
7/2009, VCB đạt Giải thưởng Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam về Tài trợ thương mại năm
2009 do độc giả tạp chí Trade Finance Magazine (TFM) bình chọn. VCB là ngân hàng duy nhất

tại Việt Nam lần thứ hai liên tiếp nhận giải thưởng này.
9/2009, VCB được tạp chí Asiamoney trao 06 giải thưởng quan trọng trên các lĩnh vực kinh
doanh ngoại tệ, quản lý tiền mặt và giao dịch điện tử.
10/2009, ông Nguyễn Hoà Bình - Chủ tịch HĐQT VCB - nhận danh hiệu Doanh nhân việt Nam
tiêu biểu năm 2009.
10/2009, VCB đạt Giải thưởng “Thương hiệu Chứng khoán uy tín 2009” và “Top 20 Doanh
nghiệp niêm yết hàng đầu Việt Nam”.
10/2009, VCB nhận giải thưởng Thành viên đấu thầu trái phiếu Chính phủ tiêu biểu. Đây là hoạt
động nằm trong khuôn khổ Lễ tôn vinh Doanh nghiệp và thành viên tiêu biểu trên Sở giao dịch
Chứng kháon hà Nội (HNX) năm 2009 do HNX và báo Đầu tư tổ chức.
11/2009, VCB là đơn vị đồng tổ chức Hội nghị thường niên các nhà lãnh đạo tài chính khu vực
châu Á
01/2010, VCB nhận Giải thưởng “Thương hiệu Kinh tế đối ngoại uy tín năm 2009” và ông
Nguyễn Hoà Bình - Chủ tịch HĐQT VCB - được trao giải thưởng “Nhà hoạt động kinh tế đối
ngoại tiêu biểu năm 2009”.
4/2010, VCB lần thứ 2 liên tiếp được lựa chọn tham gia chương trình Thương hiệu Quốc gia.
7/2010, VCB nhận giải thưởng “Ngân hàng nội địa cung cấp cung cấp dịch vụ tài trợ thương mại
tốt nhất Việt Nam năm 2010” do tạp chí Trade Finance trao tặng. Đây là năm thứ 3 liên tiếp,
VCB (đại diện duy nhất của Việt Nam) nhận được giải thưởng này.
GVHD: PGS-TS Trương Quang Thông Trang 10 Nhóm 5
Đề tài: Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 2006 - 2011
29/7/2010, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã có quyết định số 1148/QĐ-CTN tặng thưởng
Huân chương Lao động cho nhiều tập thể và cá nhân VCB.
8/2010, VCB được trao danh hiệu “Thương hiệu bền vững toàn quốc”
9/2010, VCB nhận danh hiệu “Thương hiệu Chứng khoán uy tín”.
10/2010, bà Nguyễn Thị Tâm - Uỷ viên HĐQT, nguyên Phó Tổng Giám đốc và bà Nguyễn Thu
Hà – Phó Tổng Giám đốc VCB được trao tặng giải thưởng “Bông hồng vàng thủ đô”.
10/2010, VCB là 1 trong 4 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và
cũng là ngân hàng nộp thuế lớn nhất Việt Nam thuộc khối tài chính, ngân hàng
7/4/2011, VCB được The Asian Banker - Tạp chí hàng đầu thế giới về cung cấp thông tin chiến

lược trong lĩnh vực dịch vụ tài chính - trao tặng giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt
Nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại năm 2011” (The Best Domestic Trade Finance Bank,
VietNam) và giải thưởng “Phát triển tài năng và lãnh đạo” (The Asian Banker Talent and
Leadership Development Award). Ông Phạm Quang Dũng - Phó Tổng giám đốc VCB - cũng đã
vinh dự nhận giải thưởng “Nhà Lãnh đạo Ngân hàng trẻ và triển vọng năm 2011” khu vực Châu
Á - Thái Bình Dương (The Asian Banker Promising Young Banker Award, 2011) .
10/4/2011, VCB được trao biểu trưng Top Ten “Thương hiệu mạnh Việt Nam 2011”. Đây là năm
thứ 9 liên tiếp VCB nhận danh hiệu này.
Ngày 30/9/2011, VCB đã ký kết thành công thoả thuận hợp tác chiến lược với Ngân hàng TNHH
Mizuho (MHCB) - một thành viên của Tập đoàn tài chính Mizuho (Nhật Bản) - thông qua việc
bán cho đối tác 15% vốn cổ phần.
GVHD: PGS-TS Trương Quang Thông Trang 11 Nhóm 5
Đề tài: Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 2006 - 2011
VI. Thay đổi vốn điều lệ
• Theo Giấy phép số 138/GP-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết
định cấp ngày 23/5 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) chính thức
chuyển sang hoạt động theo cơ chế và mô hình của một ngân hàng thương mại
cổ phần. Với vốn điều lệ là 12,100,860,260,000 đồng.
• Ngày 31/12/2008, Sở giao dịch chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh đã có thông báo
về việc nhận hồ sơ đăng ký niêm yết lần đầu của Ngân hàng TMCP Ngoại
Thương Việt Nam với số lượng cổ phiếu đăng ký niêm yết 112,285,426 cổ
phiếu
• Tháng 8 năm 2010, VCB đã tiếp tục tăng vốn điều lệ thêm 9,28% (theo phương
án được ĐHĐCĐ thông qua năm 2009 và ủy quyền cho HĐQT tiếp tục triển
khai thực hiện trong năm 2010). Vốn điều lệ sau đợt tăng này là
13,223,714,520,000 đồng.
• Trong năm 2011 VCB có thêm 2 lần tăng vốn là theo công văn 7086/NHNN
-TTGSNH ngày 20 tháng 9 năm 2010 và được các cổ đông thông qua cuộc họp
ĐHĐCĐ bất thường vào ngày 9/11/2010 ngân hàng đã hoàn tất việc tăng vốn
điều lệ từ 13,223,714,520,000 đồng lên 17,587,540,310,000 đồng vào ngày 21

tháng 2 năm 2011.
• Cũng trong năm 2011, vào ngày 17/8/2011, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã
có công văn số 6469/NHNN-TTGSNH thông báo ý kiến của Ngân hàng Nhà
nước về việc thay đổi mức vốn điều lệ năm 2011 của Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam. Cụ thể, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
chấp thuận thay đổi mức vốn điều lệ của VCB từ 17,587,540,310,000 đồng lên
19,698,045,140,000 đồng theo kết quả phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm
2010 cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 12%.
Chỉ tiêu 31/12/2008 Tỷ lệ 31/12/2011 Tỷ lệ
Số cổ phần của nhà nước 1,097,800,600 90.72% 1,787,023,116 90.72%
Số cổ phần các chủ sở hữu khác 112,285,426 9.28% 182,781,398 9.28%
Tổng số cổ phần 1,210,086,026 1,969,804,514
GVHD: PGS-TS Trương Quang Thông Trang 12 Nhóm 5
Đề tài: Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 2006 - 2011
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
A. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN:
ĐVT: Triệu đồng.
31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011
I. Tiền mặt , vàng bạc, đá quý 2,418,207 3,204,247 3,482,209 4,485,150 5,232,743 5,393,766
II. Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
(NHNN)
11,848,460 11,662,669 30,561,417 25,174,674 8,239,851 10,616,759
III. Tiền gửi thanh toán và vốn chuyên dùng
tại các tổ chức tín dụng (TCTD) khác
52,234,769 39,180,461 30,367,772 47,456,662 79,653,830 105,005,059
1. Tiền gửi không kỳ hạn tại các TCTD khác 1,804,381 2,267,931 29,345,297 46,480,842 79,499,786 71,822,547
2. Tiền gửi có kỳ hạn và cho vay các TCTD khác 50,430,388 36,931,525 1,031,844 982,218 159,666 33,197,058
3. Dự phòng rủi ro cho vay các TCTD khác (18,995) (9,369) (6,398) (5,622) (14,546)
IV. Chứng khóan kinh doanh 568,599 1,575,290 309,043 5,768 7,181 817,631

1. Chứng khóan kinh doanh 569,140 1,588,035 403,698 6,001 10,830 825,372
2. Dự phòng giảm giá chứng khóan kinh doanh (541) (12,745) (94,655) (233) (3,649) (7,741)
V. Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản
tài chính khác
34,686
VI. Cho vay khách hàng 66,250,888 95,528,548 108,617,623 136,996,006 171,241,318 204,089,479
1. Cho vay khách hàng 67,742,519 97,631,494 112,792,965 141,621,126 176,813,906 209,417,633
2. Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng (1,491,631) (2,102,946) (4,175,342) (4,625,120) (5,572,588) (5,328,154)
VII. Chứng khóan đầu tư 30,394,468 41,158,733 41,567,126 32,634,887 32,811,215 29,456,514
1. Chứng khóan đầu tư sẵn sàng để bán 25,912,830 36,138,203 30,261,562 21,020,349 22,780,947 26,027,134
2. Chứng khóan đầu tư giữ lại đến ngày đáo hạn 4,481,638 5,020,530 11,643,476 12,040,643 10,329,560 3,750,522
3. Dự phòng giảm giá chứng khóan đầu tư (337,912) (426,105) (299,292) (321,142)
VIII. Góp vốn đầu tư dài hạn 964,687 1,899,703 3,048,870 3,637,730 3,955,000 2,618,418
1. Góp vốn liên doanh 1,148,757 1,270,718 1,563,346 646,292
2. Đầu tư góp vốn vào công ty liên doanh và liên kết 487,717 586,572 27,489 22,850 22,965 18,693
3. Đầu tư góp vốn dài hạn khác 476,970 1,313,131 1,975,600 2,447,542 2,524,588 2,161,359
4. Dự phòng giảm giá góp vốn đầu tư dài hạn (102,976) (103,380) (155,899) (207,926)
IX. Tài sản cố định 1,109,918 1,049,157 1,361,086 1,505,260 1,586,093 2,605,744
1. Tài sản cố định hữu hình 956,007 851,991 1,043,437 1,181,841 1,178,813 1,460,829
a. Nguyên giá tài sản cố định 1,964,027 2,144,857 2,641,280 3,152,487 3,539,302 4,190,184
b. Hao mòn tài sản cố định (1,008,020) (1,292,866) (1,597,843) (1,970,646) (2,360,489) (2,729,355)
2. Tài sản cố định vô hình 153,911 197,166 317,649 323,419 407,280 1,144,915
a. Nguyên giá tài sản cố định 260,565 316,706 465,819 500,504 606,920 1,386,884
b.Hao mòn tài sản cố định (106,654) (119,540) (148,170) (177,085) (199,640) (241,969)
X. Các tài sản có khác 1,337,836 2,104,597 2,774,374 3,599,746 4,859,421 6,118,909
1. Các khỏan phải thu 768,731 1,565,526 1,920,236 2,318,052
2. Các khỏan lãi, phí phải thu 1,685,831 1,616,209 2,358,165 3,378,930
3. Tài sản có khác 319,812 418,011 581,020 421,927
TỔNG TÀI SẢN 167,127,832 197,363,405 222,089,520 255,495,883 307,621,338 366,722,279
GVHD: PGS-TS Trương Quang Thông Trang 13 Nhóm 5

Đề tài: Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 2006 - 2011
Bảng: Cơ Cấu Tài sản của Ngân hàng VCB từ năm 2006 đến năm 2011.

Đồ thị: Cơ cấu Tài sản của Ngân hàng VCB từ năm 2006 đến năm 2011.
Qua bảng số liệu thống kê và đồ thị về tình hình tài sản của ngân hàng VCB có
thể thấy tổng tài sản tăng đều qua các năm từ 2006 đến 2011. Tỷ lệ tăng trung bình
vào khoảng 15%. Về tỷ lệ tăng tổng tài sản không thể hiện sự đột phá nào trong chính
sách tài sản của ngân hàng VCB nhưng những nội dung chi tiết diễn giải trong mục tài
sản lại thể hiện nhiều sự biến động.
I. Các khoản tiền gửi:
1. Tiền gửi và dự trữ tại ngân hàng nhà nước Việt Nam:
Ngân hàng VCB là một trong những ngân hàng thương mại nhà nước lớn, vừa
giữ vai trò như một ngân hàng thương mại vừa có vai trò điều tiết các chính sách vĩ
mô của Nhà Nước. Tiền gửi tại ngân hàng nhà nước việt nam cũng là một công cụ
giúp nhà nước điều tiết lượng tiền lưu thong ngoài thị trường. Vì vậy, có thể thấy
khoản tiền gửi tại ngân hàng nhà nước của VCB biến động rất lớn theo từng giai đoạn
trong đó dao động mạnh vào năm 2008 tăng 62% so với năm 2007 và năm 2010 giảm
206% so với năm 2009 và năm 2011 quay đầu tăng 22% so với năm 2010.
GVHD: PGS-TS Trương Quang Thông Trang 14 Nhóm 5
Đề tài: Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 2006 - 2011
2. Tiền gửi và cho vay tại các tổ chức tín dụng khác:
Khoản tiền gửi và cho vay tại các tổ chức tín dụng khác có nhiều thay đổi
không ổn định qua các năm như năm 2007 và 2008 có tỷ lệ giảm nhưng lại tăng lên từ
năm 2009. Trong khi khoản tiền gửi không kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng khác tăng
nhanh qua các năm đặc biệt năm 2008 tăng 92% thì tiền gửi có kỳ hạn và cho vay lại
giảm đáng kể. Tiền gửi có kỳ hạn và cho vay tại các tổ chức tín dụng khác có sự biến
động lớn đặc biệt là năm 2008 tỷ lệ này giảm 3479% so với năm 2007 và năm 2010
giảm 515% so với năm 2009. Tình hình giảm trong năm 2008 chủ yếu do VCB có kế
hoạch đưa cổ phiếu VCB giao dịch trên sàn chứng khoán Tp.HCM do vậy VCB thu lại
các khoản gửi và cho vay này để nâng mức dự trữ tiền mặt và tiền gửi tại ngân hàng

nhà nước. Việc làm này giúp các nhà đầu tư đánh giá tốt hơn về giá trị cổ phiếu VCB
khi lên sàn.
II. Cho vay khách hàng:
Cho vay khách hàng là hoạt động chính của ngân hàng VCB chiếm tỷ trọng
khoảng 40% đến 55% trên tổng tài sản và tăng dần qua các năm. Trong đó, tỷ lệ cho
vay đối với doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất. nhưng xu hướng cho vay
đối với các doanh nghiệp nhà nước từ năm 2007 có xu hướng giảm và thay vào đó là
sự gia tăng trong dư nợ cho vay đối với các đối tượng khách hàng khác. Điều này
chứng tỏ VCB đang dần xóa bỏ tính nhà nước trong đối tượng cho vay mà chuyển
sang các đối tượng khách hàng khác tiềm năng có tỷ suất sinh lợi cao.
ĐVT: Triệu đồng.
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số liệu % Số liệu % Số liệu % Số liệu % Số liệu % Số liệu %
DNNN 26,346,515 39 47,123,489 48 52,919,287 47 56,228,609 40 61,249,054 35 55,775,069 27
Công ty TNHH 14,402,055 21 14,132,512 15 15,780,959 14 21,992,871 16 32,851,968 19 38,452,780 18
HTX&Cty Tư Nhân 2,235,136 3 2,715,917 3 9,640,296 9 11,495,821 8 9,744,238 6 12,892,737 6
DN có vốn ĐTNN 9,380,333 14 11,675,679 12 3,673,869 3 6,190,863 4 6,510,681 4 4,411,825 2
Cá nhân 5,785,046 9 9,246,674 9 10,859,365 10 13,676,950 10 18,709,093 11 20,872,890 10
Các đối tượng khác 9,593,434 14 12,637,623 13 19,919,189 18 32,036,012 23 47,748,872 27 77,012,332 37
Tổng cộng 67,742,519 100 97,531,894 100 112,792,965 100 141,621,126 100 176,813,906 100 209,417,633 100
GVHD: PGS-TS Trương Quang Thông Trang 15 Nhóm 5
Đề tài: Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 2006 - 2011
Mặt khác tính theo thời gian đáo hạn cho vay, VCB chú trọng vào các khoản
cho vay ngắn hạn, thường chiếm trên 50% tổng dư nợ cho vay, đến các khoản cho vay
dài hạn trên 30% và cuối cùng là trung hạn chiếm từ 10% đến 12% tổng dư nợ cho
vay.
Với cơ cấu cho vay trên đối ứng với các khoản tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ
hạn và các khoản dự trữ, dự phòng lớn tại ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng
khác ( ngoài tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo yêu cầu của ngân hàng nhà nước, VCB còn có
khoảng dự trữ hơn 5500 tỷ đồng để dự phòng cho những khoản nợ xấu) VCB đã

chứng tỏ là nơi an toàn cho các khoản tiền gửi của khách hàng và khó có khả năng rơi
vào tình trạng khủng hoảng thanh khoản.
GVHD: PGS-TS Trương Quang Thông Trang 16 Nhóm 5
Đề tài: Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 2006 - 2011
III. Chứng khoán:
Việc đầu tư chứng khoán của VCB cũng bị ảnh hưởng rất lớn bởi tình hình
chung của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Giai đoạn 2006-2007 là giai đoạn đột phá và bùng nổ phát triển của thị trường
chứng khoán Việt Nam. Với mức tăng trưởng 60% vào giữa năm 2006, thị trường
chứng khoán việt nam trở thành điểm có tốc độ tăng nhanh thứ hai trên thế giới, chỉ số
VN-Index tại sàn HOSE tăng 144% năm 2006. Năm 2007 là giai đoạn bùng nổ của thị
trường chứng khoán, VN-Index đạt đỉnh 1.170 điểm. Có thể nói, đây là giai đoạn thị
trường đạt mức tăng trưởng với tốc độ lớn nhất khi đạt mức tăng 126% chỉ trong vòng
3 tháng giao dịch. Bắt kịp xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường chứng khoán
hoạt động kinh doanh chứng khoán tại VCB cũng có mức tăng trưởng lớn gấp 2.5 lần
so với năm 2006 tăng từ 569 tỷ lên 1588 tỷ đồng.
Sau giai đoạn tăng trưởng mạnh là giai đoạn sụt giảm của thị trường từ năm
2008 đến nay. Với nỗi lo sợ về một “thị trường bong bóng”, các cơ quan quản lý nhà
nước cũng như Chính phủ đã vào cuộc để giảm nhiệt thị trường bằng các biện pháp
kiểm soát thị trường chặt chẽ, ban hành những thiết chế để kiềm chế sự tăng trưởng
quá nóng của thị trường. Cùng với xu thế chung của việc khủng hoảng tài chính thế
giới, thị trường chứng khoán việt nam khép lại năm 2008 với sự sụt giảm mạnh. Nhiều
mã cổ phiếu rơi xuống dưới mệnh giá. Đà sụt giảm này kéo dài đến hết năm 2010. Đến
cuối năm 2011 đầu năm 2012 thị trường bắt đầu có sự khởi sắc. Trong giai đoạn này,
tình hình kinh doanh đầu tư chứng khoán tại VCB giảm đột biến từ 1.588 tỷ đồng năm
2007 xuống còn 403 tỷ năm 2008, 6 tỷ năm 2009 và 10,8 tỷ năm 2010, và có sự khởi
sắc tăng lên 825 tỷ năm 2011.
IV. Góp vốn đầu tư dài hạn:
Từ năm 2008 VCB giảm tỷ lệ góp vốn trong các công ty liên kết thay vào đó
tăng vốn góp liên doanh.

Công ty có trên 50% vốn cổ phần/Vốn góp do VCB nắm giữ:
GVHD: PGS-TS Trương Quang Thông Trang 17 Nhóm 5
Công ty có liên quan của VCB Lĩnh vực kinh doanh
% Đầu tư trực tiếp
bởi VCB
Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân Thọ VCB - Cardif Bảo hiểm 45%
Công ty Liên doanh VCB - Bonday Cho thuê văn phòng 16%
Đề tài: Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 2006 - 2011
Từ năm 2008 nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, VCB đã chủ động cơ cấu danh
mục thông qua việc bán một số khoản góp vốn để hiện thực hóa lợi nhuận, đồng thời
đầu tư tăng vào một số doanh nghiệp, giữ lại những khoản đầu tư có hiệu quả. Tính
đến cuối năm 2010, tổng vốn đầu tư của VCB vào 33 đơn vị là 4,9 nghìn tỷ đồng,
chiếm 36% Vốn Điều lệ và Quỹ Dự trữ BS VĐL - đảm bảo tỷ lệ an toàn theo quy
định. Năm 2011 VCB đã chủ động rà soát và tái cơ cấu cơ cấu lại danh mục đầu tư
thông qua việc tập trung thoái vốn tại 2 đơn vị là Shinhanvina và Ngân hàng Gia Định.
Bên cạnh đó, VCB cũng tăng đầu tư vào một số công ty con và các khoản đầu tư khác.
Năm 2011 cơ cấu đầu tư của VCB đa dạng bao gồm các lĩnh vực: lĩnh vực tài
chính ngân hàng và dịch vụ hỗ trợ chiếm tỷ trọng 67,5%, bảo hiểm 12,88%, cho thuê
văn phòng bất động sản 12,11%, đầu tư khác 7,51%.
V. Tài sản cố định:
Về tài sản cố định, tính đến năm 2011, VCB có khoảng 110 mặt bằng ở những
vị trí quan trọng tại các thành phố lớn được sử dụng làm chi nhánh và phòng giao dịch,
trong đó có 35% có giấy chứng nhận quyền sở hữu, 45% là quyền sử dụng đất trên 50
năm, và còn lại là 19% thuê với quyền sử dụng đất dưới 50 năm. Tất cả các quyền sử
dụng đất có giá trị sổ sách khá thấp so với giá trị thị trường trong khi phần lớn các tài
sản này đều nằm ở những khu vực chính của các tỉnh thành phố lớn. Đây là một nguồn
tài sản khổng lồ của VCB nhưng chưa được thể hiện rõ trên báo cáo tài chính.
Như vậy cho thấy, với lợi thế là ngân hàng quốc doanh, cơ cấu tài sản của VCB
khá an toàn, có tính thanh khoản cao và có thể làm cho thu nhập của VCB ổn định về
lâu dài, tuy nhiên, điều này có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của VCB sẽ không cao vì

lãi suất của các tài sản này thường khá thấp. Và nếu các khoản cho vay đối với các dự
án của các doanh nghiệp nhà nước và các tập đoàn nhà nước không được cải thiện
hiệu quả và chất lượng, với cơ cấu tài sản này, tỷ lệ nợ xấu và chất lượng tín dụng của
VCB có thể bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, điều này có thể chưa đáng lo đối với VCB vì
hiện nay, thực tế đang cho thấy Nhà nước đang có động thái thực hiện các biện pháp
mạnh tay hơn đối với các dự án kém hiệu quả thông qua Nghị quyết số 11, đồng thời,
tỷ lệ trích dự phòng của VCB cũng tương đối cao, cao hơn mức trung bình ngành.
Năm 2010, VCB trích lập 5,500 tỷ đồng vào quỹ dự phòng, tương đương 100% lợi
nhuận trước thuế của cả năm. Quỹ dự phòng hiện tại của VCB có thể bù đắp các
khoản nợ xấu.
B. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG NGUỒN VỐN:
ĐVT: Triệu đồng.
GVHD: PGS-TS Trương Quang Thông Trang 18 Nhóm 5
Công ty Lĩnh vực kinh doanh
% Đầu tư trực tiếp
bởi VCB
Công ty cho thuê Tài chính VCB Cho thuê Tài chính 100%
Công ty TNHH Chứng khoán VCB Chứng khoán 100%
Công ty Tài chính Việt Nam - Hồng Kông Dịch vụ Tài chính 100%
Công ty Chuyển tiền VCB Dịch vụ Chuyển tiền 75%
Công ty TNHH Cao ốc VCB 198 Cho thuê Văn phòng 70%
Công ty Liên doanh VCB - Bonday - Bến Thành Cho thuê Văn phòng 52%
Công ty liên doanh Quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán VCB Quản lỹ Quỹ Đầu tư 51%
Đề tài: Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 2006 - 2011
Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011
I. Nợ CP và NHNN 22,346,396 12,685,256
9,515,633
22,578,400 10,076,936 38,866,234
II. Tiền gửi các TCTD 6,615,605 17,939,810
26,447,065

38,835,516 59,535,634 47,962,375
III. Tiền gửi của KH 119,778,871 141,589,093
157,067,019
169,071,562 204,755,949 227,016,854
IV. TP và chứng chỉ tiền gửi 3,840,742 5,692,222
3,477,259
467,920 3,564,005 2,082,857
V. Các công nợ khác 7,008,806 5,865,769
11,533,320
7,722,844 8,774,055 22,012,029
VI. Vốn điều lệ 4,356,737 4,429,337
12,100,860
12,100,860 13,223,715 19,698,045
VII. Thặng dư vốn CP - -
-
- 987,000 995,952
VIII. Vốn khác 1,180,827 1,258,266
63,615
45,160 45,160 45,160
IX. Các quỹ 5,331,561 7,459,596
766,899
1,460,250 1,761,620 2,378,073
X. LN chưa phân phối 258,123 404,347
1,014,455
3,104,063 4,651,984 5,521,466
TỔNG NỢ VÀ VỐN CSH 166,876,926 197,323,696 221,986,125 255,386,575 307,376,058 366,579,045
Bảng: Tình hình Nguồn vốn của Ngân hàng VCB từ năm 2006 đến năm 2011
Bảng: Biến động tình hình Nợ phải trả và Vốn chủ sỡ hữu giai đoạn 2006 - 2011
GVHD: PGS-TS Trương Quang Thông Trang 19 Nhóm 5
Đề tài: Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 2006 - 2011

Bảng: Khái quát tình hình nguồn vốn.
Trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng Vietcombank thì Tiền gửi của khách
hàng: chiếm 62% tổng nguồn vốn tại thời điểm 31/12/2011, có xu hướng tăng qua các
năm với tỷ lệ tăng ở các năm 2010 và 2011 lần lượt là: 21% và 11%.
I. Tình hình vốn huy động từ Nợ Chính phủ và NHNN:
Bảng: Tình hình vốn huy động từ Nợ Chính phủ và NHNN.
ĐVT: Triệu đồng.
GVHD: PGS-TS Trương Quang Thông Trang 20 Nhóm 5
Đề tài: Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 2006 - 2011
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Nợ Chính phủ và NHNN 22,346,396 12,685,256 9,515,633 22,578,400 10,076,936 38,866,234
Mức tăng (9,661,140) (3,169,623) 13,062,767 (12,501,464) 28,789,298
GVHD: PGS-TS Trương Quang Thông Trang 21 Nhóm 5
Đề tài: Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 2006 - 2011
Tỷ lệ tăng -43% -25% 137% -55% 286%
GVHD: PGS-TS Trương Quang Thông Trang 22 Nhóm 5
Đề tài: Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 2006 - 2011
Khoản Nợ chính phủ và ngân hàng Nhà nước bao gồm khoản tiền vay cầm cố
chứng từ có giá và khoản tiền gửi của NH nhà nước và kho bạc Nhà nước (chiếm tỷ
trọng lớn). Biến động tăng giảm của Khoản Nợ chính phủ và ngân hàng Nhà nước chủ
yếu là do biến động lượng tiền gửi của khoản tiền gửi của NH nhà nước và kho bạc
Nhà nước.
II. Vốn huy động từ tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác
Bảng: Tình hình vốn huy động từ tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác.
Vốn huy động từ tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác tăng qua các năm. Tuy
nhiên về tốc độ tăng trưởng thì lại không đều qua các năm. Và dường như tỷ lệ tăng có
xu hướng giảm dần trên cả giai đoạn phân tích.
Năm 2008 là một năm đầy thách thức và khó khăn đối với hoạt động ngân
hàng. Đây cũng là năm đầu tiên Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam hoạt động
với tư cách là ngân hàng TMCP. Để đối phó với tình hình lạm phát tăng cao, Ngân

hàng Nhà nước đã áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, kiểm soát tốc độ tăng tổng
phương tiện thanh toán. Mặt bằng lãi suất chung tăng cao làm cho hoạt động huy động
vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Ảnh hưởng của điều này nên chúng ta
thấy tốc độ tăng trưởng của 2008 và 2009 chỉ là 47%. Và lại giảm xuống vào 2011.
Đến năm 2011 thì tỷ tăng trưởng vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng là âm 19%.
Trong năm 2011 thì công tác huy động vốn lại tiếp tục khó khăn do tác động của chính
sách tiền tệ thắt chặt và chính sách kiểm soát thị trường ngoại hối nghiêm ngặt. Bên
cạnh đó, hoạt động huy động vốn còn phải đối mặt với nhiều thách thức hơn do sự
cạnh tranh không lành mạnh của các tổ chức tín dụng khác.
III. Vốn huy động từ Tiền gửi của khách hàng:
ĐVT: Triệu đồng.
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tiền gửi của KH 119,778,871 141,589,093 157,067,019 169,071,562 204,755,949 227,016,854
Tỷ lệ tăng trưởng 18% 11% 8% 21% 11%
GVHD: PGS-TS Trương Quang Thông Trang 23 Nhóm 5
Đề tài: Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 2006 - 2011
Bảng: Tình hình vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng.
Trong cơ cấu vốn của ngân hàng thì vốn từ tiền gửi của khách hàng là nguồn
chiếm tỷ trọng cao nhất. Tiền gửi của khách hàng qua các năm đều có sự tăng trưởng.
Tuy nhiên, tỷ lệ tăng trưởng lại không đồng đều. Trong năm 2008 và 2009 thì tỷ lệ
tăng trưởng sụt giảm đáng kể. Đây là tình trạng chung của nhiều ngân hàng thương
mại không chỉ riêng VCB. Nguyên nhân là do năm 2008 có thể do ảnh hưởng của
cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên nguồn huy động vốn của Ngân hàng bị cạnh
tranh nhiều hơn.
Đến năm 2011, kinh tế toàn cầu suy giảm, lạm phát tăng cao, giá cả biến động
khó lường, khủng hoảng nợ công lan rộng ở khu vực Châu Âu. Do đó, công tác huy
động vốn đặc biệt khó khăn do tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt và chính sách
kiểm soát thị trường ngoại hối nghiêm ngặt. Bên cạnh đó, hoạt động huy động vốn còn
phải đối mặt với nhiều thách thức hơn do sự cạnh tranh không lành mạnh của các tổ
chức tín dụng khác.

Ảnh hưởng từ bối cảnh kinh tế khó khăn như thế nên huy động vốn từ tiền gửi
khách hàng đạt 227,016,854, tăng trưởng 11%, thấp hơn tỷ lệ tăng trưởng của năm
2010.
III. Tình hình Vốn điều lệ:
1. Tổng quan:
ĐVT: Triệu đồng.
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Vốn điều lệ 4,356,737 4,429,337 12,100,860 12,100,860 13,223,715 19,698,045
GVHD: PGS-TS Trương Quang Thông Trang 24 Nhóm 5
Đề tài: Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 2006 - 2011
Tỷ lệ tăng trưởng - 2% 173% 0% 9% 49%
GVHD: PGS-TS Trương Quang Thông Trang 25 Nhóm 5

×